Làm gian không chịu thừa nhận, chính quyền giúp sư tà rồi chối bay chối biến
Mai Hạnh, Thoibao.de, 28/08/2022
Như Thoibao.de đã có bài phân tích trước đây, việc làm của ông Thích Trúc Thái Minh không chỉ hành hành nghề mê tín dị đoan mà còn có dấu hiệu lừa đảo dựa vào sự mê tín, lẽ ra ông Minh phải chịu sự trừng trị của Pháp Luật thì ông lại được chính quyền nâng đỡ bằng cách thuyên chuyển đi nơi khác và trao chức mới.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh (giữa) tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV - Ảnh : chuabavang.com
Cũng theo Thoibao.de thì cách thuyên chuyển ông Thích Trúc Thái Minh là cách làm đặc trưng của Chính quyền cộng sản. Cứ ông quan chức nào dính tai tiếng thì được thuyên chuyển sang chức vụ khác và thậm chí còn cho lên chức thách thức dư luận xã hội.
Ngày 23/8, báo Tuổi Trẻ có bài viết "Đại đức Thích Trúc Thái Minh làm phó Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình" trong đó dẫ lời ông ông Trần Đức Thủy – trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình – xác nhận đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), đã được chấp thuận đảm trách phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027, kiêm trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV vừa qua.
Sau bài báo, mạng xã hội dấy lên phản ứng mạnh mẽ về việc Chính quyền đã thọc tay quá sâu vào tôn giáo và nhiều người cho biết, đây là chỉ dấu tôn giáo phục vụ chính trị. Có người thì cho biết, Phật Giáo Việt Nam đang bị xấu hình ảnh bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tôn giáo lẽ ra không phải là công cụ của chính trị nhưng trong trường hợp này Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không phục vụ cho những giá trị cao cả mà Phật đã dạy mà lại phục vụ những thủ đoạn đầy màu sắc thủ đoạn của Chính quyền muốn biến cả dân tộc Việt Nam thành một xã hội mê muội và ngu dân.
Điều đáng nói là trong bài viết của báo Tuổi Trẻ có tiết lộ là "Sở nội vụ Quảng Bình" duyệt cho Thích Trúc Thái Minh chuyển công tác. Vậy thì đây là gì không phải hành động Đảng cộng sản dùng phật giáo là công cụ? Quá lộ liễu và không thể giấu được nữa.
Tranh cãi quanh chuyện Thích Trúc Thái Minh được bổ nhiệm làm chức sắc Quảng Bình
RFA, 27/08/2022
Sự việc bổ nhiệm Đại đức Thích Trúc Thái Minh về làm Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Bình gây ra nhiều tranh cãi trên cộng đồng mạng thời gian qua bởi thông tin sự luân chuyển này ban đầu được công bố là do Ủy ban tỉnh này quyết định.
Phật tử dâng hoa cho sư thầy Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh - hôm 7/8/2022 nhân lễ Vu Lan. Hình : FB Chùa Ba Vàng
Dù sau đó, cán bộ Ban tôn giáo tỉnh này đã lên tiếng đính chính rằng việc suy cử chức sắc là vấn đề nội bộ của Giáo hội. Tuy nhiên, một số sư thầy mà đài RFA phỏng vấn cho biết sự sắp đặt nhân sự trong Ban trị sự Giáo hội đều phải bàn bạc và được chính quyền thông qua.
Chức sắc hay công chức ?
Vào chiều 23/8, trao đổi với mạng báo trong nước, ông Trần Đức Thủy, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình, xác nhận đại đức Thích Trúc Thái Minh đã được chấp thuận để giữ chức Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027, kiêm trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV vừa qua.
Lúc này, ông Thủy nói "Việc bổ nhiệm người ở địa phương khác vào Ban trị sự Giáo hội Phật giáo của tỉnh là rất bình thường. Thẩm quyền luân chuyển bổ nhiệm do Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định và đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt".
Một số ý kiến trên mạng xã hội cho rằng như vậy có phải ông Thích Trúc Thái Minh là một công chức Nhà nước khi chịu sự quản lý, thuyên chuyển của chính quyền tỉnh Quảng Bình.
Facebooker Mai Bá Kiếm, một người thường xuyên theo dõi, bình luận tình hình chính trị, xã hội Việt Nam viết trên trang cá nhân như sau :
"Cán bộ Thích Trúc Thái Minh được "luân chuyển" về Quảng Bình giữ chức vụ Phó Ban Trị sự GHPG tỉnh, kiêm "trưởng Ban Phật giáo quốc tế" tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV vừa qua.
Quy trình luân chuyển cán bộ Thích Trúc Thái Minh rất giống luân chuyển cán bộ Nhà nước : Sở Nội vụ và UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định luân chuyển, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ phê duyệt…
Giống như cán bộ Nhà nước được luân chuyển, cán bộ Thích Trúc Thái Minh có thể lên chức cao hơn sau năm 2027 !"
Chỉ một ngày sau, ngày 24/8, ông Thuỷ - đại diện cho Ban tôn giáo thuộc Sở Nội vụ Quảng Bình - ký một công văn thanh minh cho lời mà ông đã nói trước đó với truyền thông trong nước.
Công văn này ghi rằng việc thuyên chuyển, bầu cử, suy cử, bổ nhiệm và chuẩn y nhân sự tham gia Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027 là công việc nội bộ của Giáo hội, do Giáo hội lựa chọn và thực hiện. Các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình cũng như Ban Tôn giáo tỉnh không thực hiện việc thuyên chuyển, phê chuẩn, bổ nhiệm".
Phóng viên RFA gọi điện cho ông Trần Đức Thủy theo số điện thoại được cung cấp trong công văn này, nhưng không có ai nghe máy.
Chúng tôi tiếp tục gọi điện đến Văn phòng Ban tôn giáo tỉnh Quảng Bình để hỏi về vụ việc, thì được một cán bộ cho biết :
"Bây giờ các thông tin liên quan đến thầy Thích Trúc Thái Minh thì lãnh đạo đang bàn bạc, xử lý, giải quyết. Lãnh đạo có chỉ đạo là vụ việc đang còn đợi giải quyết nên không được thông tin ra ngoài".
Luật quy định thế nào ?
Quy định về việc bổ nhiệm, suy cử chức sắc của giáo hội Phật giáo được quy định ở Hiến chương mới nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sửa đổi tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ (2017 - 2022).
Tại Chương VI, Điều 31 quy định về "Nhân sự Ban Trị sự cấp tỉnh" nói rằng danh sách nhân sự phải trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự cấp tỉnh thẩm định, trước khi trao đổi với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cùng cấp.
Về phía Nhà nước, trên trang web của Bộ nội vụ cũng có nêu rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban tôn giáo thuộc Sở nội vụ các tỉnh - thành. Một trong các nhiệm vụ được nêu ra là "nhập tu, bổ nhiệm, phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển các chức sắc, chức việc, nhà tu hành trên phạm vị tỉnh".
Ngoài ra, Ban tôn giáo cấp tỉnh - thành còn có một số chức năng khác như "Làm đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương và các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh" và "Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động quốc tế của chức sắc, nhà tu hành, nhân sỹ tôn giáo theo quy định pháp luật".
Thực tế ra sao ?
Sư thầy có pháp danh là Minh Trí, hiện đang tu tập tại một ngôi chùa ở tỉnh Bình Phước, cho biết, trước mỗi kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo, Ban trị sự cấp xã, huyện sẽ chọn người đang tu học ở địa phương, có năng lực đề cử cho các vị trí trong Ban trị sự cấp tỉnh. Sư thầy cũng khẳng định rằng các chức sắc muốn được bổ nhiệm thì phải có sự chấp thuận của chính quyền :
"Ví dụ như thầy tổ chức tu học, làm các công việc từ thiện… mà Ban trị sự Giáo hội thấy thầy có năng lực thì sẽ đề cử thầy vào thành viên Ban trị sự ở xã, rồi lên huyện, rồi lên tỉnh, nếu thấy mình đủ khả năng.
Nếu chức sắc càng cao thì càng phải có sự đồng thuận của bên Nhà nước thì mới được".
Vị đại đức này từ chối bình luận khi được hỏi về quá trình bổ nhiệm thầy Thích Trúc Thái Minh làm Phó ban tôn giáo Quảng Bình.
Một đại đức khác có pháp danh viết tắt là P.T (không muốn nêu rõ danh tính), thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói với RFA rằng, trên nguyên tắc, các Tăng Ni tại địa phương sẽ chọn ra danh sách những người có năng lực, uy tín trong địa phương để trình cho ban trị sự cấp tỉnh, rồi gởi cho Ban tôn giáo tỉnh đó kiểm duyệt. Nếu không ai có "vướng mắc" gì thì những người có tên trong danh sách đó sẽ được bầu tại Đại hội đại biểu Phật giáo.
Tuy nhiên, trên thực tế, vị đại đức P.T cho biết Ban trị sự cùng với Ban tôn giáo cấp tỉnh đã bàn bạc và tự ấn định luôn ai giữ chức gì trong nhiệm kỳ tới :
"Dĩ nhiên là bên Phật giáo sẽ đưa một cái danh sách lên gồm những người dự kiến sẽ được ứng cử vào vị trí này vị trí kia. Sở Nội vụ sẽ kiểm tra nhân thân, lý lịch, sự uy tín của người đó.
Nếu người đó sai bảo được thì sẽ duyệt. Nhưng nếu cảm thấy người đó ngang ngạnh quá hoặc là không theo đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo thì người ta sẽ loại ra.
Để được cắt cử về làm lãnh đạo chức sắc ở một địa phương thì cũng đã sự thỏa thuận ở phía trên, như là văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo hoặc Ban tôn giáo thuộc Bộ nội vụ rồi.
Những người tu thực sự họ không có ý kiến về những vấn đề đó đâu. Ai lên làm Ban trị sự họ cũng kệ. Bởi vì ý kiến cũng không được gì, càng ý kiến thì càng phiền não, nên chả có ai ý kiến gì đâu".
Giáo hội Phật giáo Việt Nam có giống các hội của Nhà nước ?
Đại đức P.T thừa nhận rằng về thực chất, chức năng, hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam giống như các hội đoàn Nhà nước. Nó có chức năng góp phần ổn định trật tự xã hội và tuyên truyền đường lối của nhà nước đến người dân là tín đồ Phật giáo :
"Giáo hội Phật giáo Việt Nam nếu nhìn bề ngoài nó hoàn toàn độc lập với Nhà nước nhưng về nội tình ở bên trong thì nó vẫn chịu sự chi phối rất nặng nề.
Bởi vì nó (tức Giáo hội Phật giáo Việt Nam - PV) gần như là một công cụ để cho chính phủ tuyên truyền về những hoạt động xã hội. Khi cần làm truyền thông về những chính sách cần thiết thì lực lượng tôn giáo này có thể làm rất mạnh mẽ và lôi kéo được quần chúng nhân dân và nó trở thành một công cụ của thế lực cầm quyền.
Có thể coi nó (tức Giáo hội Phật giáo Việt Nam - PV) là "cánh tay nối dài" của chính phủ để ổn định Phật giáo, văn hóa, chính trị xã hội tại địa phương".
Tuy nhiên, theo vị đại đức này thì điểm khác biệt giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các hội đoàn nhà nước là Giáo hội không dùng ngân sách nhà nước, mà thậm chí, các vị chức sắc phải lo lót cho chính quyền nếu muốn giữ chức cao trong Giáo hội.
Nguồn : RFA, 27/08/2022
************************
Tất cả đều từ ‘đạo pháp - dân tộc – chủ nghĩa xã hội’
Trân Văn, VOA, 26/08/2022
Chưa bao giờ Phật tử bày tỏ sự buồn nản trên mạng xã hội nhiều như thế. Chưa bao giờ trên mạng xã hội, những cụm từ "Phật giáo quốc doanh" và "sư quốc doanh" lại phổ biến như đang thấy.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh trong một buổi giảng pháp. (Hình : Trích xuất từ video trên YouTube của trang "Thầy Thích Trúc Thái Minh)
Tuần này, dư luận về "tăng nhân" và "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" tiếp tục được hun nóng sau khi hệ thống truyền thông chính thức loan báo : Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng ở tỉnh Quảng Ninh, trở thành Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027 (1).
Đại đức Thích Trúc Thái Minh, thế danh Vũ Minh Hiếu đã khuấy động dư luận vài lần vì là tác giả kịch bản kiêm đạo diễn một số hoạt động bị công chúng lên án là dùng Phật giáo để kinh doanh (tổ chức cúng vong – giải vong thu tiền, tổ chức lễ sớt bát để thu tiền trong dịp Vu Lan vừa qua).
Sau khi phân tích nhiều yếu tố "chướng tai, gai mắt" : Ví dụ ngồi kiết già dưới gốc Bồ Đề, tay này cầm tràng hạt, tay kia cầm điện thoại loại Vertu có giá khoảng vài chục ngàn Mỹ kim. Chỉ mới xuất gia vài năm nhưng dám xoa đầu chúng sinh Ví dụ dùng nghi thức của hệ phái khác để thu tiền, bất kể việc sử dụng các nghi thức để ra giá thu tiền từng là nguyên nhân khiến ông Hiếu bị tước bỏ tất cả các chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tỉnh hội Quảng Ninh cách nay ba năm, Nguyễn Hồng Lam than :Quần chúng u mê còn có thể hiểunhưng cả luật pháp cũng không lên tiếng, cả Giáo hội Phật giáo vẫn điềm nhiên để cho vị trụ trì Ba Vàng được bổ nhiệm Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Bình ngay giữa ta bà thị phi chưa dứt thì thật không hiểu nổi.
Theo Nguyễn Hồng Lam,điều đó phản ánh thực trạng một thời mạt pháp, xúc phạm chân tu, làm bại hoại Phật giáo. Để điều đó diễnra công nhiên, phải chăng cả pháp luật nhà nước lẫn giới luật Phật giáo đều chưa thoát khỏi tình trạng u mê (1).
Chẳng riêng Nguyễn Hồng Lam, đa số người sử dụng mạng xã hội cũng không thể nào lý giải cặn kẽ vì sao lại thế, ngoài những phỏng đoán như Võ Đắc Dự :Chỉ có thể hiểu tay ni là "cán bộ nguồn" đặc biệt quan trọng của Giáohội Phật giáo Việt Nam (3).
Hoặc những phát giác như Nguyễn Thiện :Từ quy trình bổ nhiệm đăng trên TuổiTrẻ, có thể nói Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tương đương Phó Giám đốc Sở(4). Trên thực tế, các viên chức hữu trách ở Quảng Bình đã khẳng định với nhiều cơ quan truyền thông chính thức rằng "ngoài việc xin ý kiến các sở, ngành liên quan, quy trình giới thiệu thầy Thích Trúc Thái Minh đúng các qui định pháp luật và được Sở Nội vụ chấp thuận". Còn một Thượng tọa là ủy viên Thư ký Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Văn phòng Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì trấn an :Mỗi thành viên khi tham gia công tác phật sự đều đã được thẩm định tư cách công dân, tư cách tu sĩ và đặc biệt là có năng lực, tâm huyết cống hiến cho đạo pháp và dân tộc.
Tuy nhiên những tuyên bố nhằm biện giải, trấn an ấy chẳng khác gì "đổ dầu vào lửa". Vài ngàn người tán thành ý kiến của Trinh Thi :Gia đình chúng tôi từ trước đến nay đều nghe theo tiếng gọi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhưng từ khi biết chuyện đại đức Thích Trúc Thái Minh chuyển về Quảng Bình làm Phó Ban trị sự Phật giáo là do chính quyền điều chuyển thì gia đình chúng tôi xin thoát ly và từ chối tất cả mọi hoạt động liên quan đến tất cả các cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Một tổ chức tôn giáo nằm dưới sự điều khiển của chính quyền như vậy là không xứng đáng để tin theo mà tu tập. Chức sắc giáo hội lãnh đạo giáo dân lại do những bên không liên quan tôn giáo như Sở Nội vụ, ủy ban tiến cử, điều chuyển thì khó có thể hoạt động thuần tôn giáo, thậm chí trong ủy ban nhiều người còn không theo đạo Phật nhưng lại có quyền chỉ định lãnh đạo Phậtgiáo.Vì vậy, gia đình chúng tôi xin từ chối tất cả sự liên quan đến hoạt động của giáo hội các cấpvà sẽ tự tìm đường tu tập riêng cho mình (5).
Tương tự, Thái Hạo – một nhà giáo và cũng là một Phật tử bảo rằng, điều duy nhất khiến ông bận tâm trước việc sắp xếp cho Đại đức Thích Trúc Thái Minh làm Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027 là Không biết các Phật tử Ba Vàng và Phật tử cả nước (những người đang ra sức tung hô, bảo vệ, quỳ mọp và tin tưởng) có hiểu tin ấymang ý nghĩa gì không ? Chính quyền đã ngửa bài, công khai : Sư Minh là một công chức, một cán bộ, chịu sự phân công của Sở Nội vụ và ủy ban nhân dân tỉnh chứ không phải là một tu sĩ/tỳ kheo.Rằng Giáohội Phật giáo là một tổ chức đoàn thể chứ không phải là một tăng đoàn. Đến nước này, nếu họ vẫn còn quỳ mọp và mang tiền tới cúng thì thôi, vì hết thuốc, dù có xe tứ mã kéo lại thì cũng không thể ngăn nổi họ được. Đó là nghiệp của họ, họ đã tự nguyện hiến thân, chứ không đơn thuần là sự u mê nữa.Còn chúng ta, chúng ta cũng hãy thôi ngạc nhiên đi. Như không bao giờ ngạc nhiên vì đoàn thanh niên vẫn làm công việc của đoàn thanh niên vậy(6).
***
Chưa bao giờ Phật tử bày tỏ sự buồn nản trên mạng xã hội nhiều như thế. Chưa bao giờ trên mạng xã hội, những cụm từ "Phật giáo quốc doanh" và "sư quốc doanh" lại phổ biến như đang thấy. Rất nhiều người than về "thời mạt pháp", có người như Nguyễn Hồng Lam gọi lúc này là "thời trụy lạc" và : Lạy Đức Thế Tôn, vậy thì chúng sinh ở xứ này còn trụy lạc trong bể khổ đến bao giờ ? Chính Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang tự lột trần diện mạo của phương châm "đạo pháp - dân tộc – chủ nghĩa xã hội".
Có những người như Ngô Hải Cồ đề nghị :Tín ngưỡng, đức tin cho người ta hướng thiện. Đạo nàocũng răn dạy người ta sống hiếunghĩa, đạo đức.Trong xã hội cường quyền, con dân yếu thế không đặt niềm tin tuyệt đối vào cán cân công lý, vào việc được luậtpháp bảo vệ nữa, họ đặt niềm tin vàotín ngưỡng.Đã phát lộ không thiếu sư thày có tiếng tăm nhưng ăn chơi sa đoạ, xe đẹp,gái đẹp, điện thoại đẹp thể hiện đẳng cấp của bề trên, tham sân si nhưng nhả giọng từ bi. Sư quốc doanh rao giảng những thứ hao hao giống đạo Phật, triệt tiêu tính phản kháng trước bất công của con dân yếu thế. Kiểu "mày cướp của tao cũng được, Trời- Phật có mắt, mày sẽ gặp quả báo". Nhân quả là có thật ! Tin vào Đức Phật không có nghĩa là tin vào sư. Sư không có nghĩa là Phật (7).
Trân Văn
Nguồn : VOA, 26/08/2022
Chú thích :
***********************
Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã nhận chức vụ mới tại Quảng Bình từ tháng 4
Bá Cường, Thanh Niên online, 24/08/2022
Thông tin Đại đức Thích Trúc Thái Minh được chấp thuận làm Phó ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027 đã được chùa Ba Vàng thông tin từ giữa tháng 4/2022.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh được bổ nhiệm làm Phó ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình. L.N.H
Ngày 23/8, thông tin Đại đức Thích Trúc Thái Minh , trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Ninh ) được chấp thuận làm Phó ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027 đã được Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình xác nhận.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, trước đó vào ngày 17/4/2022, trên website của chùa Ba Vàng đã đăng tải thông tin về việc chấp thuận chức vụ mới cho Đại đức Thích Trúc Thái Minh.
Theo đó, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022- 2027. Đại đức Thích Trúc Thái Minh được Ban Trị sự phân công đảm trách Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình, kiêm Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế.
Cùng với đó, Đại đức Thích Trúc Bảo Lực và Đại đức Thích Trúc Bảo Hội được phân công đảm trách Ủy viên Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Bình.
Ông Trần Đức Thủy, Trưởng ban Tôn giáo Quảng Bình cho biết, việc Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã được xem xét kĩ, không vi phạm pháp luật.
"Trước đó Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng đã đảm nhiệm vị trí này tại tỉnh Lai Châu. Việc bổ nhiệm một người từ địa phương khác về là chuyện bình thường, chúng tôi đã xem xét kỹ lưỡng về mặt pháp luật không có vấn đề gì", ông Thủy nói.
Về việc những câu chuyện lùm xùm trước đây về Đại đức Thích Trúc Thái Minh, ông Thủy cũng cho biết có nghe qua nhưng Đại đức Thích Trúc Thái Minh không có tiền án tiền sự. Dựa trên phương diện pháp luật là hoàn toàn hợp pháp.
Bá Cường
Nguồn : Thanh Niên online, 24/08/2022