Giữa lúc hiểm nguy bủa vây, Chủ tịch Phúc lại "đi gặp" cố Thủ tướng Shinzo Abe. Điềm !
Lưu Ly, Thoibao.de, 27/09/2022
Chiếc ghế cho ông Thủ tướng ngày càng căng, phe Tổng thì cứ thúc ép, chồng tài liệu về sự sai phạm của người nhà ông Chủ tịch Phúc thì cứ ngày một dày thêm. Phe ông Tổng đang tổng tấn công ghế ông Chủ Tịch với cường độ rất mạnh. Ông Tô Lâm chịu trách nhiệm cấp đạn cho ông Tổng bắn phá.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặt hoa tưởng niệm cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tại Lễ Quốc tang ở thủ đô Tokyo, ngày 27/9/2022. (Nguồn : TTXVN)
Người ta là nhóm, có ban bệ hẳn hoi, còn ông Chủ tịch Phúc thì chơ vơ một mình. Tình cảnh của ông Chủ tịch Phúc hiện nay còn khó hơn tình cảnh của ông Cố Chủ tịch Trần Đại Quang trước đây 5 năm. Khi đấy, ông Quang cũng chịu sức ép rất lớn từ phía ông Tổng nhưng ông Quang ỉ lại Bộ Công an là hậu phương vững chắc, cuối cùng ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang không giữ được ghế.
Có nhiều sự tương đồng giữa cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đương kim Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Ông Quang cũng lên chiếc ghế Chủ tịch nước khoảng gần 2 năm là gặp sóng gió thì ông Chủ tịch Phúc cũng thế. Tuy nhiên, có điều khác là ông Chủ tịch Phúc hoàn toàn có thể rút ra bài học từ Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Đã thời gian khá lâu ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chưa có chuyến đi công cán ở nước ngoài làm trong nước rộ lên tin đồn rằng, ông Chủ tịch nước "bại quản thúc". Đến đám tang nữ hoàng Anh Quốc mới đây ông Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc cũng không đi mà cứ Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Bùi Thanh Sơn đi thay. Có lẽ lần này ông Chủ tịch Phúc đi Nhật là để chứng minh cho dư luận rằng, lời đồn về việc bị quản thúc là sai.
Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 22 Tháng Chín, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự lễ quốc tang cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tại Nhật Bản từ ngày 25 đến 28 Tháng Chín.
Lần này ông Nguyễn Xuân Phúc ra nước ngoài là chuyến đi công vụ, khác với ông Trần Đại Quang trước đây, ông Quang ra nước ngoài là đi chữa bệnh vì hậu quả của vết thương chí tử mà ông tham gia đấu đá tại Việt Nam vì cố bám ghế không chịu cáo bệnh về vườn theo yêu cầu của đối thủ. Chuyến đi nhật của ông Quang là tìm kiếm sự sống nhưng rồi ông cũng không thể sống nổi và ông mất tất cả.
Chuyến thăm của ông Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ là nghi lễ, sẽ khó có cuộc gặp gỡ bàn bạc nào về vấn đề quốc gia đại sự cho Việt Nam bởi vì trong quốc tang, ít ai bàn đến vấn đề làm ăn giữa các quốc gia, vả lại, vai trò của Chủ tịch nước Việt Nam cũng chỉ là bù nhìn, bàn vấn đề làm ăn giữa các quốc gia, ông Thủ tướng đóng vai trò lớn hơn.
Đi thăm đám tang thì rồi ông Chủ tịch Phúc lại về nước và phải chống chọi với những cơn sóng ngầm đang nhắm vào ông để truất phế. Có ý kiến cho rằng, phe ông Tổng đã áp lực ông Chủ tịch nước phải đi ra nước ngoài trong những ngày quan trọng trước hội nghị để ông Chủ tịch nước không thể lo liệu chống đỡ những ương cách đối phó với những tấn công nhắm vào ông.
Không biết có áp lực buộc ông đi hay không, tuy nhiên trong lúc ông cần phải ở Việt Nam để chuẩn bị cho công cuộc đối phó thì ông lại đi. Thật là bất lợi cho ông. Hiện tại ông Chủ tịch nước đang yếu thế trước thế lực liên minh giữa ông Tổng và Tô Lâm mà phía kia lạm tìm mọi cách thì e số phận của ông sẽ cũng lại giống Trần Đại Quang trước đây.
Nhật Bản là nơi có duyên với khá nhiều quan chức cấp cao Việt Nam muốn đến đấy chữa bệnh. Ông Trần Đại Quang, ông Võ Văn Thưởng và ông Đinh Thế Huynh cũng đã từng đến Nhật chữa trị, đã có người mất mạng, có người mất trí và cũng có người được chữa khỏi. Có lẽ ông Chủ Tịch Phúc khi về Việt Nam cần khấn vái thần linh để đừng phải trở lại đất nước đó một lần nữa, nếu ông Chủ tịch Phúc trở lại đó lần nữa thì e đó không phải là chuyến đi công vụ mà là chuyến đi để giành lấy sự sống.
Lưu Ly (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 27/09/2022