Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Giữa lúc hiểm nguy bủa vây, Chủ tịch Phúc lại "đi gặp" cố Thủ tướng Shinzo Abe. Điềm !

Lưu Ly, Thoibao.de, 27/09/2022

Chiếc ghế cho ông Thủ tướng ngày càng căng, phe Tổng thì cứ thúc ép, chồng tài liệu về sự sai phạm của người nhà ông Chủ tịch Phúc thì cứ ngày một dày thêm. Phe ông Tổng đang tổng tấn công ghế ông Chủ Tịch với cường độ rất mạnh. Ông Tô Lâm chịu trách nhiệm cấp đạn cho ông Tổng bắn phá.

tangle1

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặt hoa tưởng niệm cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tại Lễ Quốc tang ở thủ đô Tokyo, ngày 27/9/2022. (Nguồn : TTXVN)

Người ta là nhóm, có ban bệ hẳn hoi, còn ông Chủ tịch Phúc thì chơ vơ một mình. Tình cảnh của ông Chủ tịch Phúc hiện nay còn khó hơn tình cảnh của ông Cố Chủ tịch Trần Đại Quang trước đây 5 năm. Khi đấy, ông Quang cũng chịu sức ép rất lớn từ phía ông Tổng nhưng ông Quang ỉ lại Bộ Công an là hậu phương vững chắc, cuối cùng ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang không giữ được ghế.

Có nhiều sự tương đồng giữa cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đương kim Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Ông Quang cũng lên chiếc ghế Chủ tịch nước khoảng gần 2 năm là gặp sóng gió thì ông Chủ tịch Phúc cũng thế. Tuy nhiên, có điều khác là ông Chủ tịch Phúc hoàn toàn có thể rút ra bài học từ Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Đã thời gian khá lâu ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chưa có chuyến đi công cán ở nước ngoài làm trong nước rộ lên tin đồn rằng, ông Chủ tịch nước "bại quản thúc". Đến đám tang nữ hoàng Anh Quốc mới đây ông Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc cũng không đi mà cứ Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Bùi Thanh Sơn đi thay. Có lẽ lần này ông Chủ tịch Phúc đi Nhật là để chứng minh cho dư luận rằng, lời đồn về việc bị quản thúc là sai.

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 22 Tháng Chín, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự lễ quốc tang cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tại Nhật Bản từ ngày 25 đến 28 Tháng Chín.

Lần này ông Nguyễn Xuân Phúc ra nước ngoài là chuyến đi công vụ, khác với ông Trần Đại Quang trước đây, ông Quang ra nước ngoài là đi chữa bệnh vì hậu quả của vết thương chí tử mà ông tham gia đấu đá tại Việt Nam vì cố bám ghế không chịu cáo bệnh về vườn theo yêu cầu của đối thủ. Chuyến đi nhật của ông Quang là tìm kiếm sự sống nhưng rồi ông cũng không thể sống nổi và ông mất tất cả.

Chuyến thăm của ông Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ là nghi lễ, sẽ khó có cuộc gặp gỡ bàn bạc nào về vấn đề quốc gia đại sự cho Việt Nam bởi vì trong quốc tang, ít ai bàn đến vấn đề làm ăn giữa các quốc gia, vả lại, vai trò của Chủ tịch nước Việt Nam cũng chỉ là bù nhìn, bàn vấn đề làm ăn giữa các quốc gia, ông Thủ tướng đóng vai trò lớn hơn.

Đi thăm đám tang thì rồi ông Chủ tịch Phúc lại về nước và phải chống chọi với những cơn sóng ngầm đang nhắm vào ông để truất phế. Có ý kiến cho rằng, phe ông Tổng đã áp lực ông Chủ tịch nước phải đi ra nước ngoài trong những ngày quan trọng trước hội nghị để ông Chủ tịch nước không thể lo liệu chống đỡ những ương cách đối phó với những tấn công nhắm vào ông.

Không biết có áp lực buộc ông đi hay không, tuy nhiên trong lúc ông cần phải ở Việt Nam để chuẩn bị cho công cuộc đối phó thì ông lại đi. Thật là bất lợi cho ông. Hiện tại ông Chủ tịch nước đang yếu thế trước thế lực liên minh giữa ông Tổng và Tô Lâm mà phía kia lạm tìm mọi cách thì e số phận của ông sẽ cũng lại giống Trần Đại Quang trước đây.

Nhật Bản là nơi có duyên với khá nhiều quan chức cấp cao Việt Nam muốn đến đấy chữa bệnh. Ông Trần Đại Quang, ông Võ Văn Thưởng và ông Đinh Thế Huynh cũng đã từng đến Nhật chữa trị, đã có người mất mạng, có người mất trí và cũng có người được chữa khỏi. Có lẽ ông Chủ Tịch Phúc khi về Việt Nam cần khấn vái thần linh để đừng phải trở lại đất nước đó một lần nữa, nếu ông Chủ tịch Phúc trở lại đó lần nữa thì e đó không phải là chuyến đi công vụ mà là chuyến đi để giành lấy sự sống.

Lưu Ly (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 27/09/2022

Published in Diễn đàn

Mt đóng góp quan trng ca Shinzo Abe là ông đã xóa b được óc hoài nghi và bi quan ca dân Nht v vai trò ca h trên bàn c quc tế.

abe1

Dân Nht và c thế gii s cm thy ni mt mát mt nhà lãnh đo như Shinzo Abe, như li Đi s John R. Bolton.

Cu Th tướng Shinzo Abe qua đi là mt mt mát ln cho nước M và đng minh, Đi s John R. Bolton, cu c vn ninh quc gia M mi nhn đnh. Ông Abe đã phc hot chính sách ngoi giao Nht Bn, thúc đy mt liên minh các quc gia t do dân ch, nâng cao vai trò ca nước Nht Châu Á và thế gii, nhiu ln báo đng v tham vng bành trướng ca Trung Quc.

Trong thi gian các tng thng M Bush và Obama còn ch đi Trung Quốc s thay đi nh kinh tế phát trin, Shinzo Abe đã báo trước cuc chy đua gia Trung Quốc và các nước dân ch t do s quyết đnh tương lai thế gii.

Ông là chính khách Á Đông đu tiên nói đến mt vùng "Thái Bình Dương-n Đ Dương T Do và M Ca", t đó mt thế chiến lược căn bn đã thành hình. Tng thng Barack Obama tuyên b nước M "Chuyn trc qua Châu Á". Abe cng c quan h vi n Đ và Australia, liên kết vi các nước trong khi NATO, thân hu vi Anh quc sau khi nước Anh rút khi Liên hip Châu Âu. Khi Tng thng Donald Trump rút M ra khi tha hip Hp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Shinzo Abe là người đã cu sng liên minh này, gi được nhng cam kết gia 11 quc gia còn li nhân đó cũng xóa b mt s điu khon chính ph M trước đó vn yêu cu.

Shinzo Abe vn đng, M, Nht, n Đ và Australia hp thành nhóm Bn nước Đi thoi v An ninh, viết tt là Quad. Nhưng ông gii thích rng liên minh này thành hình ch vì bn quc gia cùng chia s nhng giá tr căn bn, ch không nhm chng Trung Quc. Singapore năm 2014, ông Abe nhn mnh đến các giá tr t do, dân ch, và tinh thn tôn trng pháp lut : "Thượng tôn lut pháp là mt ct tr vng chc nht đ bo v nhân quyn".

Abe đ cao mt trt t thế gii da trên lut pháp ; coi đó là nn tng giúp các nước Á Đông sng trong hòa bình, thnh vượng t sau Đi Chiến Th Hai. Ông cũng cnh báo rng nn trt t này đang b Trung Quốc đe da. Trong chính sách bành trướng, Bc Kinh ch quen mua chuc, hi l, d d hoc đe da các nước khác, không quan tâm đến lut l quc tế.

Vì vy, Abe mun bo v mi quan h cht ch vi M. Ông ngoi ca Abe, Nobusuke Kishi đã tng b M cm tù ba năm sau năm 1945, như mt trong nhng ti phm chiến tranh. Ông Kishi làm th tướng Nht Bn t 1957 đến 1960, là người đã thúc đy M ký kết bn hip ước an ninh, cam kết bo v Nht Bn nếu b nước khác tn công.

Trong mt bài nói chuyn Washington tháng Ba năm 2013, Abe tuyên b, "Kính thưa quý v, Nht Bn đã tr li. Nước Nht không phi là, và không bao gi chp nhn mình là mt quc gia hng nhì !". Đu năm 2016, ông đã dn Tng thng Barack Obama ti thăm Hiroshima, v tng thng M đu tiên ti thăm đài k nim các nn nhân chết vì bom nguyên t.

Tháng Tư năm 2015, nói chuyn vi các nhà lp pháp M, ông Abe nhc nh, "Chúng ta phi coi đây là mt phép l lch s. Hai nước thù đch tng đánh nhau đến chết nay đã liên kết trong mt tình thân". My tháng sau, ông yêu cu Quc hi thông qua mt ngh quyết cho quân đi Nht h tr quân M ngoài lãnh th Nht, mt điu mà bn hiến pháp do M son tho sau năm 1945 không cho phép.

Năm 2016, Abe là v th tướng Nht đu tiên đến Pearl Harbor, hi cng Hawaii đã b hi quân Nht tn công bt ng năm 1941, lý do khiến Quc hi M tuyên chiến vi Nht. Ông cũng là người đu tiên đc din văn trước hai vin Quc hi M, tuyên b hai nước thù đch đã tr thành bn thân.

Nhân danh vai trò "bn thân" đó, Abe mi thúc đy chính ph M chuyn hướng trong vn đ Đài Loan. Nước Nht lo Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan hơn M. Vì Nht có th b bao vây và cô lp nếu Bc Kinh kim soát c vùng eo bin ni Nht Bn, Nam Hàn vi vùng Đông Nam Á, n Đ Dương, các nước Trung Đông và Châu Âu. Năm 1941 các nước Anh, M đã ngăn chn các thương thuyn Nht trong vùng bin Đông Nam Á cho nên Nht tn công Pearl Harbor ri đánh chiếm Phi Lut Tân, cùng bán đo Mã Lai.

Shinzo Abe đã chính thc kêu gi chính ph M xóa b ch trương "hoài nghi chiến lược" đi vi Đài Loan, mà nên công khai cam kết s bo v Đài Loan nếu b Trung Quốc đánh. Tháng Tư va qua, ông nói, "Nhng thm kch din ra Ukraine là mt bài hc cay đng cho chúng ta" vì ông Vladimir Putin nghĩ rng Tây phương không quan tâm giúp Ukraine. "Cn phi xóa b tt c mi nghi ng v quyết tâm bo v Đài Loan cùng vi chế đ t do dân ch, quyn sng làm người và thượng tôn pháp lut".

Abe là v th tướng Nht đu tiên công khai ng h Đài Loan, mà nước Nht đã cai tr trước năm 1945. Ông đã thành công, chính sách ca M đi vi Đài Loan đã thay đi, t thi ông Trump đến ông Biden, cùng vi chiến lược căn bn ca M ti Châu Á.

Khi Tng thng Trump lên năm 2017, ông đã ch trương "Nước M Trước Hết", mun rút quân khi Nam Hàn, Nht Bn, và Châu Âu. Shinzo Abe đã tìm cách nh nhàng thay đi ch trương đó. Abe s dng nhng k thut khéo léo chinh phc cm tình. Ông là chính khách ngoi quc đu tiên đến tòa nhà Trump Tower New York gp ông Trump khi còn chưa nhm chc, ri sau đó còn đin thoi hàng chc ln. Ông là chính khách quc tế đu tiên đến thăm Mar-a-Lago Florida, chơi golf vi ông Trump năm ln. Hai người ngi cùng coi nhng bc hình Bc Hàn th bom nguyên t trong khi các khách kha trong khu ngh mát đng nhìn t xa.

Ông Donald Trump đã b qua ch trương rút quân M khi Nht. Ngược li, liên minh quân s gia M và Nht được tăng cường, vi các cuc thao din liên tiếp b Trung Quốc phn đi. Ông Abe nói chuyn vi nht báoThe Wall Street Journal, v ra mt vin tượng, "Nếu chúng ta đt sc mnh Hi quân M bên cnh Lc lượng Phòng v Duyên hi ca Nht, thì lúc đó mt cng mt thành hai ! Khi M và Nht kết hp, cán cân lc lượng trong c vùng s gi được cân bng".

Abe tìm cách gia tăng sc mnh cũng như tm hot đng ca quân đi Nht Bn. Nhiu chính khách Nht t cáo Shinzo Abe vi pham bn hiến pháp hòa bình. Ông không ch trương tái lp Quân đi Thiên hoàng, vì hin nay "Lc lương Phòng v" ca nước Nht đã đ mnh ri. Ông ch lun lách qua các k h trong hiến pháp, khi đưa quân Nht ra nước ngoài bo v hòa bình" và xác đnh nước Nht có th tham d các cuc chiến "phòng v chung" vi các quc gia khác.

Abe gia tăng ngân sách quc phòng lên trên gii hn 1% Tổng sản lượng nội địa, đt mua các máy bay chiến đu F-35 ca M. Ông cho sa cha hai dit lôi hm đ các máy bay có th đu và ct cánh lên thng, sa các chiến thuyn ch trc thăng, có th d dàng biến thành "hàng không mu hm". Nước Nht cũng phóng các v tinh có kh năng điu khin nhng ha tin bn thng c nh mà nước Nht mi sn xut. Ông cho phép xut cng vũ khí ca Nht cho nước ngoài. Ông còn nói có th cho M đem vũ khí ht nhân vào nước Nht, thêm mt ý kiến b nhiu người Nht phn đi.

Dân Nht Bn thc tình thương tiếc và xúc đng khi ông Shinzo Abe b bn. Nước Nht không nhiu súng ng như M. Ln cui cùng mt chính khách Nht b giết vào năm 1960, nn nhân là ch tch đng Xã Hi, th phm là mt thanh niên theo ch nghĩa dân tc cc đoan. Ông Abe ni bt so vi các v th tướng khác t thi 1950, gi chc th tướng lâu nht, c hai ln đã t chc vì bnh. Nước Nht đã bước vào mt triu đi mi khi Thiên Hoàng Naruhito, niên hiu Linh Hòa, Reiwa, năm 2019 lên thay Akihito, thiên hoàng đu tiên đã thoái v trong 200 năm lch s.

Mt đóng góp quan trng ca Shinzo Abe là ông đã xóa b được óc hoài nghi và bi quan ca dân Nht v vai trò ca h trên bàn c quc tế. Trong vai trò th tướng, ông đã đi thăm 80 quc gia.

Ông đã thúc đy các nhà chính tr và dân chúng phi đi din vi nhng câu hi quan trng v vn mnh quc gia và vai trò ca nước Nht trong thế gii. Trong nước, các chương trình ci t kinh tế ca ông không thay đi được tình trng đi xung vì s dân chúng càng ngày càng già hơn, gim bt khi người làm vic. Kinh tế Nht không có nhng công ty tr đy sáng kiến như M. Nhưng ông đã s dng các hip ước thương mi buc các đi công ty và ngành nông nghip phi thay đi. Bên ngoài, ông nâng cao vai trò lãnh đo kinh tế ca Nht khi gi li tha ước Hp tác Thái Bình Dương, đi tên thành CPTPP. Ông coi vic phc hi đa v kinh tế ca Nht là mt ct tr trong chính sách ngăn chn Trung Quốc bành trướng.

Năm 2020, ông nói trước Quc hi rng "Nht Bn không còn là Nht Bn ca thi quá kh. Chúng ta đã thành công vượt qua bc tường nhn nhc. Chúng ta s kiến to mt nước Nht sáng chói trên din đàn thế gii". Ước mơ đó s được người Nht tiếp tc hay không ?

Dân Nht và c thế gii s cm thy ni mt mát mt nhà lãnh đo như Shinzo Abe, như li Đi s John R. Bolton.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 16/07/2022

Published in Diễn đàn

Nhật Bản thời hậu Abe : Liệu ổn định chính trị có bị đe dọa ?

Naoya Yoshino, Nguyễn Thị Kim Phụng, Nghiên cứu quốc tế, 21/07/2022

Hệ quả là phe bảo thủ thiếu vắng lãnh đạo, thách thức kinh tế nổi lên, và tương lai bất định dành cho Thủ tướng Kishida.

abe1

Cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Ảnh minh họa

Ngày 08/07, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến vận động tranh cử ở phía tây thành phố Nara, trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện sẽ diễn ra hai ngày sau đó. Đó là một buổi diễn thuyết của một chính khách lão luyện : Abe vui vẻ giao tiếp với khán giả và phát biểu ủng hộ ứng viên của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền.

Trong lúc ông còn đang phát biểu, hai tiếng nổ lớn vang lên, và Abe ngã xuống đất, trọng thương vì khẩu súng tự chế của tên sát thủ.

Trong thế kỷ 21, Abe có lẽ là nhân vật chính trị đáng gờm nhất mà Nhật Bản từng chứng kiến cho đến nay. Ông là người giữ chức thủ tướng Nhật Bản lâu nhất trong lịch sử, với 3.188 ngày tại nhiệm, và sở hữu danh sách dài những thành tích, từ chính sách kinh tế "Abenomics" đến việc chuẩn bị cho Nhật Bản đăng cai Thế vận hội Tokyo 2020.

Nhưng trong bối cảnh tội phạm về súng là cực kỳ hiếm ở Nhật Bản, cái chết của vị cựu Thủ tướng trở thành một sự kiện lớn đến mức nó có thể làm lu mờ cả di sản của ông. Vụ việc không chỉ gây choáng váng cho một nước Nhật theo chủ nghĩa hòa bình, mà còn tạo ra dợn sóng lan tỏa khắp nơi trong thời điểm bất ổn toàn cầu sau đại dịch Covid-19 và cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Xuất thân từ một gia đình chính khách đầy quyền thế, ông ngoại của Abe từng là Thủ tướng, còn cha ông thì giữ chức Ngoại trưởng ; ông đến từ đỉnh cao trong xã hội phân cấp của Nhật Bản.

abe2

Shinzo Abe (trái) và cha của ông, Shintaro, người từng là Ngoại trưởng Nhật Bản giai đoạn 1982-1986. Hình chụp năm 1987. © Kyodo

Nghi phạm Yamagami, 41 tuổi, một cựu công nhân nhà máy, tuyên bố mình đã bắn cựu Thủ tướng vì lý do hận thù : Hắn tin rằng Abe có liên hệ với Liên đoàn Gia đình vì Hòa bình và Thống nhất Thế giới, thường được biết đến với tên gọi Giáo phái Thống nhất, một nhóm tôn giáo từng được mẹ hắn quyên góp một số tiền lớn, dẫn đến việc gia đình hắn phá sản. Hôm thứ Hai, giáo phái đã xác nhận rằng mẹ của Yamagami là một thành viên của họ, nhưng phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào với Abe.

Nhóm điều tra vụ ám sát hiện vẫn khẳng định rằng Yamagami hành động một mình và không vì động cơ chính trị, nhưng hình ảnh nhà lãnh đạo quốc gia nằm thoi thóp bên vũng máu trên đường phố gợi nhớ về một thời kỳ sóng gió trong lịch sử chính trị Nhật Bản. Suốt thập niên 1930, nước này đã chứng kiến một loạt các cuộc tấn công nhắm vào Thủ tướng Tsuyoshi Inukai cùng nhiều chính trị gia khác. Bạo lực đã làm xói mòn nền dân chủ, và sau cùng đã mở đường cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt dẫn đến chiến tranh.

abe3

Shinzo Abe phát biểu tại một buổi vận động tranh cử ở Nara, Nhật Bản, vào ngày 08/07, người đàn ông bị tình nghi là thủ phạm bắn chết cựu Thủ tướng, Tetsuya Yamagami, mặc áo polo và quần cargo, đứng thứ hai từ phải sang. © Kyodo

Cuộc bầu cử Thượng viện được tổ chức ngay sau khi Abe qua đời đã kết thúc với chiến thắng nghiêng về Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, hiện do Thủ tướng Fumio Kishida đứng đầu. Trong thời kỳ hậu Abe, Kishida có trách nhiệm lớn hơn bao giờ hết là phải đảm bảo rằng các quyền tự do ngôn luận và dân chủ của Nhật Bản không bị đàn áp bởi bạo lực.

Nhân vật mang đến sự thay đổi

Thi hài của Abe đã được đưa về nhà riêng của ông ở Tomigaya, Tokyo, vào thứ Bảy. Sang thứ Ba, một đám tang riêng tư đã được tổ chức, người tham dự chỉ có gia đình và bạn bè thân thiết của Abe, trong đó có Thủ tướng Kishida.

Tuy nhiên, hàng loạt người đã xuất hiện bên ngoài địa điểm tổ chức tang lễ, Đền Zojoji ở Tokyo, để bày tỏ lòng tiếc thương. Thi hài của Abe được đưa đến nhà tang lễ trong một chiếc xe tang màu đen, trên xe cũng có góa phụ Akie, ngồi cúi đầu. Công chúng đã đặt hoa và cầu nguyện tại một khu tưởng niệm được lập bên trong ngôi đền.

Bất kỳ ai từng dùng bữa với Abe đều có thể cảm nhận rằng ông rất nhiệt tình trò chuyện và rất có khả năng xây dựng quan hệ. Tại các cuộc họp lớn, ông sẽ di chuyển từ bàn này sang bàn khác, nói chuyện riêng với từng người tham gia.

abe4

Đám đông người đưa tang chứng kiến cảnh xe tang chở thi hài của cựu Thủ tướng Abe rời khỏi Đền Zojoji, Tokyo sau lễ tang của ông. © Yo Inoue

Vụ ám sát Abe đã trở thành tin tức trang nhất của báo giới toàn cầu. Một tuyên bố chung của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Anthony Albanese, và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi được công bố vào ngày Abe qua đời đã gọi ông là "một nhà lãnh đạo có khả năng thay đổi của Nhật Bản". Thông điệp mà Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi tới gia đình Thủ tướng Abe mô tả ông là "một người tuyệt vời" và "một chính khách xuất chúng".

"Tôi nghĩ rằng chỉ có một số ít các nhà lãnh đạo có thể vượt ra khỏi đất nước của họ. Và Thủ tướng Abe là một trong những người đã làm được điều đó, và trở thành một nhà lãnh đạo thế giới", John Roos, cựu Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản, nói với Nikkei Asia.

Abe đã có thể tạo ra các tác động toàn cầu nhờ thời gian cầm quyền kéo dài. Những nhà lãnh đạo lâu năm là điều hiếm thấy nơi chính trường Nhật Bản. Suốt 30 năm qua, có nhiều vị thủ tướng chỉ nắm quyền trong vòng chưa đầy hai năm. Sự nổi tiếng của Abe ở nước ngoài một phần xuất phát từ khả năng thiết lập quan hệ với một số nhân vật nổi tiếng là khó gần, chẳng hạn như Putin và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhờ tính cách chu đáo của cựu Thủ tướng Nhật.

Tuy nhiên, danh tiếng của ông ở nước ngoài cũng đã bị lu mờ sau chuyến thăm năm 2013 đến Đền Yasukuni ở Tokyo, nơi tôn vinh những người Nhật tử trận trong Thế chiến II, bao gồm cả những tội phạm chiến tranh đã bị kết án. Chuyến thăm đã vấp phải sự chỉ trích từ phía Trung Quốc và Hàn Quốc, thậm chí cả từ Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo.

abe5

Ngay trong năm đầu của nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai, vào tháng 12/2013, Abe đã đến thăm Đền Yasukuni nhiều tranh cãi ở Tokyo, nơi tưởng niệm một số tội phạm chiến tranh Thế chiến II của Nhật Bản. © Koji Uema

Mục tiêu đưa Nhật Bản thoát khỏi chủ nghĩa hòa bình thời hậu chiến của Abe cũng làm nổ ra tranh cãi. Ông đã tìm cách đưa đất nước trở nên bình đẳng hơn với Mỹ bằng cách tăng chi tiêu quốc phòng và thông qua một đạo luật an ninh mang tính bước ngoặt vào năm 2015, cho phép quân đội Nhật Bản đảm nhận trách nhiệm "phòng thủ tập thể".

Dưới thời Abe, "Nhật Bản chuyển từ trọng tâm hướng nội thuần túy sang quan hệ đối tác với Mỹ, nhằm đảm bảo an ninh và ngăn chặn các hành động mang tính cưỡng bức hoặc quân sự trong khu vực", trích lời Daniel Russel, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, hiện là Phó Giám đốc phụ trách An ninh và Ngoại giao Quốc tế tại Viện Chính sách Xã hội Châu Á.

Cân bằng Abenomics

Bắt đầu vào năm 2006, nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của Abe rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài khoảng một năm. Ở tuổi 52, ông là Thủ tướng Nhật trẻ nhất trong thời hậu chiến, nhưng đã từ chức chưa đầy một năm sau đó, vì thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử Thượng viện năm 2007 và những lo ngại về sức khỏe.

Tuy nhiên, nhiệm kỳ thứ hai của Abe, bắt đầu vào tháng 12/2012, đã chứng kiến việc ông dẫn dắt Đảng Dân chủ Tự do đến chiến thắng trong sáu cuộc bầu cử liên tiếp ở cả Hạ viện và Thượng viện của Quốc hội Nhật Bản. Chính sách Abenomics của ông, nhằm chấm dứt tình trạng giảm phát kinh niên của Nhật Bản, đã giúp Chỉ số Chứng khoán Nikkei tăng gấp đôi trong ba năm, và giảm gần một nửa tỷ lệ thất nghiệp của đất nước.

Dù vậy, Abe vẫn phải đối mặt với những lời chỉ trích vì đã nuôi dưỡng bầu không khí thiếu khoan dung, phá vỡ phong cách kiến tạo sự đồng thuận thường thấy trong chính trị Nhật Bản, vì ông rất hay ngắt lời và chế giễu các đối thủ của mình trong Quốc hội.

Phong cách chính trị của Abe được đặc trưng bởi sự cân bằng khéo léo giữa niềm tin vào chủ nghĩa bảo thủ chính trị và chủ nghĩa thực dụng. Abenomics là xương sống của chủ nghĩa thực dụng đó, và hiệu quả của nó được minh chứng bằng những chiến thắng bầu cử của vị thủ tướng.

Đóng góp quan trọng nhất của Abenomics đối với nền kinh tế Nhật Bản là tạo ra việc làm. Trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai của Abe, từ năm 2012 đến năm 2020, số lượng việc làm sẵn có ở Nhật Bản đã tăng thêm 4,3 triệu, tương đương 7%, giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 4,3% xuống còn 2,2%.

abe6

Chỉ số Nikkei dưới thời Abe

Do dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản đã suy giảm kể từ năm 1995, và tình trạng nhập cư vẫn cực kỳ hạn chế, lao động nữ giới và cao tuổi là nhóm lao động sẵn có duy nhất mà Abe có thể tiếp cận để đối phó với tình trạng thiếu lao động kinh niên và việc lao động rời khỏi lĩnh vực sản xuất.

Để thu hút nhiều phụ nữ hơn tham gia vào lực lượng lao động, Abe đã khởi động chương trình "womenomics" vào năm 2013. Mục đích của nó là khuyến khích phụ nữ đi làm, bằng cách tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em và mở ra nhiều vị trí cấp cao cho các nhân viên nữ.

Khả năng tiếp cận việc làm của phụ nữ đã được cải thiện đáng kể dưới thời Abe – 3 triệu trong số 4,3 triệu việc làm mới đã thuộc về phụ nữ. Trong giai đoạn 2012-2021, tỷ lệ nữ giới tham gia thị trường lao động Nhật Bản đã tăng từ 63% lên 73%, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), vượt qua mức trung bình toàn cầu là 65%.

Tuy nhiên, hơn một nửa số việc làm được tạo ra dưới thời Abenomics là những công việc được trả lương tương đối thấp, không an toàn, và không thường xuyên. Tiền lương có tăng, nhưng chỉ tăng nhẹ, thua xa so với mức tăng của chi phí sinh hoạt và thuế.

Abenomics hầu như cũng thất bại trong việc đảo ngược khoảng cách thu nhập đang tăng đều ở Nhật Bản. Trọng tâm của chính sách này luôn là đem về nhiều tiền hơn cho các tập đoàn, với hy vọng rằng họ sẽ chia sẻ số tiền đó cho các nhân viên/công nhân của mình. Thay vào đó, các doanh nghiệp lựa chọn giữ lại lợi nhuận và tích trữ nguồn tiền mặt khổng lồ.

Kết quả là, tỷ lệ nghèo đói ở Nhật Bản hầu như không thay đổi, ở mức 15,7% vào năm 2018 so với 16,0% của năm 2007, và tệ hơn so với mức trung bình năm 2018 của OECD là 11,2%.

abe7

Abenomics tạo ra việc làm, nhưng không giúp tăng lương

"[Dưới thời Abe] người ta hy vọng rằng tiền lương sẽ tăng. Đó là một phần trong chu kỳ tốt đẹp sẽ diễn ra sau khi phá giá tiền tệ – mang lại lợi nhuận lớn hơn cho các công ty, trả lương cao hơn cho mọi người, và khơi dậy niềm tin của người tiêu dùng", Michael Cucek, giáo sư Nghiên cứu Châu Á tại Cơ sở Nhật Bản của Đại học Temple, cho biết. Nhưng "điều đó đã không bao giờ xảy ra".

Khoảng cách tiền lương theo giới tính của Nhật Bản cũng vẫn ở một trong những mức cao nhất trong số các nước phát triển, với thu nhập trung bình của phụ nữ thấp hơn nam giới khoảng 26% vào năm 2020, theo dữ liệu từ chính phủ. Nhật Bản chỉ xếp thứ 116 trong số 146 quốc gia về bình đẳng giới, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Sự gia tăng giá hàng hóa toàn cầu hiện nay đã khiến nhiều người phải đánh giá lại Abenomics. Chương trình này dựa trên việc nới lỏng tiền tệ bất thường, dẫn đến chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản, đẩy nhanh sự mất giá của đồng yên. Một số người hiện coi Abenomics như một di sản gánh nặng. Các chính sách khác được phe bảo thủ ủng hộ, chẳng hạn như cải cách cơ cấu, dường như đã không còn được ưa chuộng kể từ khi Abe từ chức Thủ tướng.

Bất chấp thâm hụt chi tiêu không ngừng, cũng như việc để ngân hàng trung ương thu mua các khoản trái phiếu khổng lồ của chính phủ và tiến hành cải cách cơ cấu nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân, ông Abe đã không bao giờ có thể thúc đẩy tiêu dùng nhiều như ông mong muốn. Ngày nay, Nhật Bản không còn trải qua tình trạng giảm phát, nhưng lạm phát tiêu dùng vẫn chỉ ở mức trên 2%, ngay cả khi phần còn lại của thế giới đang phải vật lộn với tình trạng lạm phát cao do đại dịch Covid-19 và chiến tranh Nga-Ukraine gây ra.

Giờ đây, đến lượt Kishida định hướng nền kinh tế Nhật với tầm nhìn "chủ nghĩa tư bản mới" của mình. Trong bài phát biểu sau chiến thắng trong cuộc bầu cử vào ngày 11/07, ông thề sẽ dựa trên di sản của Abenomics để "xây dựng một nền kinh tế bền vững và bao trùm", bằng cách tăng cường đầu tư công và tư vào khoa học và đổi mới.

Thống nhất Đảng Dân chủ Tự do

Ngoài di sản Abenomics, dấu ấn lớn nhất của Abe đối với chính trị Nhật Bản là vai trò chủ chốt của ông trong Đảng Dân chủ Tự do (LDP). Ông đã học được tầm quan trọng của các động lực phe phái trong LDP khi làm thư ký cho cha mình, cựu Ngoại trưởng Shintaro Abe, và luôn hiểu rằng bất kỳ thủ tướng Nhật Bản nào cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi quan điểm của phe lớn nhất trong đảng.

Chưa đầy một năm sau khi từ chức thủ tướng vì bệnh mãn tính vào tháng 09/2020, Abe đã tiếp quản vị trí lãnh đạo của phe lớn nhất trong LDP, Seiwa Seisaku Kenkyukai, và tiếp tục lên tiếng về cả tình hình chính trị và chính sách của đất nước.

abe8

Thủ tướng Fumio Kishida (giữa) tưởng niệm cựu Thủ tướng Shinzo Abe tại trụ sở LDP ở Tokyo vào ngày 10/07. © Uichiro Kasai

Khi LDP phải tiến hành bỏ phiếu bầu ra lãnh đạo mới sau khi thủ tướng không được lòng nhiều người Yoshihide Suga từ chức vào tháng 10/2021, Abe đã lên tiếng về lựa chọn của mình.

Ông ủng hộ Sanae Takaichi, một nữ nghị sĩ diều hâu, người ủng hộ Abe lâu năm và chia sẻ nhiều niềm tin với ông. Takaichi không thuộc bất kỳ phe phái nào, nhưng mục tiêu của Abe là thống nhất những người bảo thủ mà chính ông đã lãnh đạo cho đến lúc bấy giờ, cả trong và ngoài đảng, dưới quyền của bà.

Với sự hậu thuẫn của Abe, Takaichi đã vượt qua Taro Kono, một ứng viên khác trong cuộc đua giành ghế lãnh đạo, người được công chúng yêu thích rộng rãi, để về nhì trong cuộc bỏ phiếu giữa các nhà lập pháp đương nhiệm của LDP. Nhưng sau cùng, bà đã bị đánh bại bởi Kishida, thủ tướng đương nhiệm, người đứng đầu phe lớn thứ tư trong LDP.

Tuy nhiên, Takaichi, người đã trở thành chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Chính sách của đảng, nhận thấy việc lấp đầy khoảng trống mà Abe để lại và đảm nhận vai trò lãnh đạo của phong trào bảo thủ là chuyện rất khó. Dần dần, Abe hiểu rằng ông cần phải có mặt trên chiến tuyến của LDP, và phải thẳng thắn hơn, đặc biệt là về vấn đề chi tiêu quốc phòng. Khi Abe trở lại vị trí hàng đầu, ảnh hưởng của Takaichi đối với những người bảo thủ cũng dần suy yếu.

abe9

Shinzo Abe và Sanae Takaichi (ngoài cùng bên phải) tham dự một bữa tiệc ở Tokyo vào tháng 12/2021. Abe đã ủng hộ Takaichi trong cuộc đua lãnh đạo LDP vào năm ngoái, nhưng bà đã bị Fumio Kishida đánh bại. © Rie Ishii

Abe cũng gặp phải thách thức trong việc đề bạt Takaichi lên làm người kế nhiệm. Phe của Abe trong LDP bao gồm các nhà lập pháp có ảnh hưởng, chẳng hạn như Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại, và Công nghiệp Koichi Hagiuda, và Abe chẳng thể nâng đỡ cho Takaichi, người không thuộc phe của mình, hơn tất cả những người khác. Vì vậy, trên thực tế, Abe vẫn là nhà lãnh đạo nhóm bảo thủ.

Tuy nhiên, giờ đây khi Abe đã ra đi, không còn nhà lãnh đạo nào có thể tập hợp sự đoàn kết giữa những người bảo thủ. Với việc Takaichi chùn bước và chưa thấy có ai đủ sức kế vị Abe, ngay cả trong phe của ông, không rõ liệu một nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn tương tự như vậy sẽ xuất hiện hay không.

"Người đứng đầu phe quan trọng nhất trong LDP không có người kế nhiệm được đề cử. Phe có sự hiện diện còn lớn hơn cả Kishida giờ không có lãnh đạo", Cucek của Đại học Temple nhận định. "Điều đó sẽ thay đổi hệ thống chính trị của LDP".

Những thách thức thời hậu Abe đối với Kishida

Abe có ảnh hưởng đến mức ngay cả sau khi từ chức thủ tướng, ông vẫn là một nhân vật được coi trọng và là một sự hiện diện không thể thiếu trong Quốc hội Nhật Bản.

Nhiều người coi các quyết định bổ nhiệm của Thủ tướng Kishida là một nỗ lực để giữ Abe và phe của ông ở bên cạnh. Kishida đề nghị trao cho Takaichi, một đồng minh thân cận của Abe, và Nobuo Kishi, em trai Abe, các vị trí trong đảng và trong nội các. Không thể phớt lờ Abe, Kishida chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa ra các đề nghị như vậy.

Khi vắng mặt Abe, Kishida sẽ có thể tự do hơn trong việc điều hành chính phủ của mình. Cucek nói với Nikkei rằng việc Abe qua đời "sẽ loại bỏ gánh nặng lớn trên vai Kishida. Không còn Abe và một [phe] thống nhất gây rắc rối … [Vì vậy] sẽ có nhiều không gian hơn" để Kishida ra quyết định.

abe10

Những người đưa tang cầu nguyện vào ngày 09/07 tại địa điểm Abe bị bắn chết trong khi vận động cho cuộc bầu cử Thượng viện một ngày trước đó. © Kosaku Mimura

Tuy nhiên, việc Abe mất đi cũng khiến Kishida phải gánh vác những trách nhiệm chính trị đáng kể. Kishida sẽ không còn có thể sử dụng Abe, người có ảnh hưởng to lớn trong đảng, làm "cái cớ" để theo đuổi các chính sách gây chia rẽ, không chỉ trong LDP mà còn trong toàn xã hội. Đứng đầu trong số này là sửa đổi hiến pháp của Nhật Bản.

Thế giới đã thay đổi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 và cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Nhiều người lo ngại rằng hiến pháp và khuôn khổ pháp lý hiện hành của Nhật Bản không còn đủ mạnh để chống lại các cuộc tấn công trên không gian mạng và các lĩnh vực chiến tranh phi truyền thống khác. Điều 9 của hiến pháp từ bỏ việc sử dụng vũ lực và nói rằng lực lượng quân sự sẽ "không bao giờ được duy trì".

Abe vẫn luôn thể hiện rõ mong muốn thay đổi Điều 9 và củng cố an ninh của Nhật Bản ; vào năm 2015, ông đã thúc đẩy thông qua luật an ninh toàn diện mới tại Quốc hội, cho phép Nhật Bản có quyền "tự vệ tập thể".

Michael Green, CEO của Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Sydney và là cựu Giám đốc Cấp cao về Châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia, nói với Nikkei rằng, "[luật an ninh] là đạo luật tham vọng nhất kể từ năm 1954, khi Cơ quan Quốc phòng Nhật Bản (ngày nay là Bộ Quốc phòng) và Lực lượng Phòng vệ được thành lập".

Green cho rằng động lực chính của luật an ninh là logic chiến lược mạnh mẽ của Abe, chứ không phải là hệ tư tưởng về hiến pháp của ông. Ông nói, "Nhìn vào sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự gia tăng của các hành động cưỡng bức và gây hấn của nước này, Abe kết luận rằng Nhật Bản cần củng cố liên minh và tăng cường khả năng răn đe".

Trong suốt 9 tháng nắm quyền cho đến nay, Kishida đã nói rõ rằng ông đồng ý với Abe về nhu cầu tăng cường an ninh của Nhật Bản, thúc đẩy chính sách ngoại giao theo chủ nghĩa hiện thực, và cam kết tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản.

abe11

Thủ tướng Fumio Kishida đặt một bông hồng bằng giấy trên tên của một ứng viên LDP để biểu thị chiến thắng trong cuộc bầu cử Thượng viện vào ngày 10/07 tại trụ sở của đảng ở Tokyo. Liên minh cầm quyền của đảng này đã giành được hơn một nửa số ghế trong Thượng viện. © Uichiro Kasai

Nhưng cải cách hiến pháp là một vấn đề gây tranh cãi ở Nhật Bản, xét đến bản sắc hòa bình thời hậu chiến của đất nước. Nếu Abe còn sống, Kishida có thể tận dụng và dựa vào chủ trương cứng rắn của Abe đối với việc sửa đổi Điều 9. Abe là đại diện cho lực lượng thống nhất, và Kishida có thể sử dụng ông làm lá chắn mỗi khi vấp phải sự chỉ trích từ những người phản đối việc thay đổi hiến pháp.

Khi lựa chọn đó không còn, những lời chỉ trích đối với chính quyền Kishida sẽ đến từ mọi phía. Ngoài sự bất mãn của các đảng đối lập, hơn bao giờ hết, Kishida có thể đối mặt với sự bất mãn từ chính của những người bảo thủ mà chỉ Abe mới có thể dẹp yên.

Khi mất đi Abe, "cánh hữu đã mất đi nhà lãnh đạo", Cucek nói. Liệu điều này có mang lại lợi thế cho Kishida hay không ? Chúng ta sẽ phải chờ xem.

Naoya Yoshino

Nguyên tác : "Japan after Abe : Political stability under threat ?", Nikkei Asia, 13/07/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 21/07/2022

************************

Hồi kết đặc biệt cho quan hệ giữa Tập Cận Bình và Shinzo Abe

Katsuji Nakazawa, Nguyễn Thị Kim Phụng, Nghiên cứu quốc tế, 20/07/2022

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành sự tôn trọng khác thường cho kỳ phùng địch thủ suốt 10 năm qua của mình.

abe12

Định mệnh đã gắn kết cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình suốt cả một thập niên.

Tập được chọn làm người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 15/11/2012. Một tháng sau, Đảng Dân chủ Tự do của Abe giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ở Nhật Bản, quay trở lại nắm quyền và giúp Abe giữ chức Thủ tướng lần thứ hai.

Nhiệm kỳ thứ hai đã khiến Abe trở thành thủ tướng tại vị lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản. Ông tiếp tục có ảnh hưởng mạnh mẽ trong cả chính sách đối nội và đối ngoại ngay cả sau khi từ chức vì lý do sức khỏe vào năm 2020.

Abe và Tập đã lãnh đạo đất nước của mình trong thời kỳ hỗn loạn, xây dựng đại chiến lược trong tình trạng đối đầu với nhau. Cuộc cạnh tranh kéo dài hàng chục năm của họ đã đột ngột kết thúc bằng vụ ám sát Abe trong chiến dịch vận động tranh cử vào tuần trước.

abe13

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ sự tôn trọng lẫn nhau khi họ gặp nhau tại Bắc Kinh bên lề hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11/2014. © Reuters

Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng mạnh mẽ của Abe đối với Đài Loan, và Bắc Kinh đang chờ đợi một sự kiện cụ thể, ngày 30/07, tưởng niệm hai năm ngày mất của cựu Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy. Lý từng học tại Đại học Hoàng gia Kyoto (nay là Đại học Kyoto), ngưỡng mộ mọi điều về Nhật, và đặc biệt thành thạo tiếng Nhật.

Ngay từ đầu năm, đã có những tin đồn xôn xao sau phát biểu bị rò rỉ của Abe, về khả năng ông đến thăm Đài Loan sau cuộc bầu cử Thượng viện vào mùa hè này. Tưởng niệm ngày mất của Lý Đăng Huy có thể chính là cái cớ.

Một chuyến thăm của Abe chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc phản ứng dữ dội, trong bối cảnh sau tuyên bố chung của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hồi tháng 5, mô tả hòa bình và ổn định tại Eo biển Đài Loan là "một yếu tố không thể thiếu trong an ninh và thịnh vượng của cộng đồng thế giới".

Thay vào đó, cái chết của Abe đã dẫn đến một bước đi khác ở Đài Loan. Hôm thứ Hai, Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (William Lai) đã đến Nhật Bản để viếng ông Abe. Vị chính trị gia thân Nhật đã đến thăm nhà của Abe ở Shibuya và dự đám tang của ông vào thứ Ba.

Dù được mô tả là chuyến thăm riêng tư vì tình bạn cá nhân giữa Lại và Abe, việc quan chức số 2 của Đài Loan đến Nhật Bản là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong quan hệ song phương kể từ khi quan hệ ngoại giao bị cắt đứt vào năm 1972.

abe14

Trong chuyến thăm lịch sử của mình, Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức đã tham dự lễ tang của Shinzo Abe, cựu Thủ tướng Nhật Bản vừa bị ám sát, tại Đền Zojoji, Tokyo vào ngày 12/07. © Reuters

Sự kiện này được so sánh với chuyến dừng chân ở Nhật Bản vào năm 1985 của của Lý Đăng Huy, khi đó còn là Phó Tổng thống, đang trên đường về nước sau một chuyến công du nước ngoài.

Trong nội bộ Đảng Dân Tiến cầm quyền, Lại Thanh Đức được coi là một trong những ứng viên kế nhiệm Tổng thống Thái Anh Văn, thế nên đương nhiên là Trung Quốc sẽ quan tâm đến chuyến thăm của ông tới Nhật Bản.

Phản ứng chính thức của Trung Quốc đối với vụ ám sát Abe cũng đáng chú ý. Tập Cận Bình đã gửi một bức điện chia buồn tới Kishida vào ngày 09/07, buổi sáng ngày hôm sau khi Thủ tướng Abe qua đời. Tập nói rằng Abe "đã nỗ lực cải thiện quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản trong thời gian đương nhiệm, và đã đóng góp tích cực vào nỗ lực này".

Tập cho biết ông "đã đạt được đồng thuận quan trọng" với Abe về việc "xây dựng một quan hệ Trung-Nhật đáp ứng nhu cầu của kỷ nguyên mới", còn nói thêm rằng ông "vô cùng thương tiếc" trước sự ra đi đột ngột của Abe.

Chủ tịch Trung Quốc bày tỏ mình sẵn sàng "làm việc với Thủ tướng Kishida để tiếp tục phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, theo các nguyên tắc được thiết lập trong bốn văn kiện chính trị giữa hai nước".

Cùng với vợ là Bành Lệ Viên, Tập đã gửi một bức điện chia buồn riêng tới vợ của Abe, bà Akie, để bày tỏ sự cảm thông. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng gửi một bức điện riêng tới Kishida.

Việc các lãnh đạo Trung Quốc gửi đi nhiều bức điện chia buồn sau cái chết của một nhà lãnh đạo nước ngoài là điều rất bất thường, và đáng được lưu tâm. Trên thực tế, Tập từng thừa nhận rằng Abe, chính trị gia mà ông luôn có quan hệ căng thẳng trong 10 năm qua, là người mà Mỹ coi là "có vai trò thực sự quan trọng" (the real deal.)

Abe là một nhân vật gây chia rẽ ở Trung Quốc, nơi mọi người có ấn tượng mạnh mẽ rằng ông là một chính trị gia cánh hữu, kiên quyết ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp hòa bình của Nhật Bản.

Ý tưởng "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do" của Abe chắc chắn có nhắm đến Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Nhật Bản đã tận dụng mối quan hệ của mình với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump để thúc đẩy khái niệm này đi xa hơn nữa.

abe15

Nhiều điều đáng suy ngẫm tại hội nghị thượng đỉnh G-20 do Nhật Bản chủ trì, vào tháng 06/2019 : Từ trái sang, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. © Reuters

Chừng nào Tập còn là nhà lãnh đạo của Trung Quốc, giọng điệu tích cực được ghi trong các bức điện chia buồn sẽ được coi là đánh giá chính thức của nước này về cựu Thủ tướng Nhật Bản quá cố.

Ngày 08/07, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có mặt tại Indonesia. Khi báo đài công bố tin Abe bị bắn, Vương ngay lập tức bày tỏ sự lo lắng. Trả lời phóng viên Nikkei Asia bằng tiếng Nhật, ngôn ngữ mà ông thông thạo nhưng hiếm khi sử dụng trước công chúng, Vương cho biết ông đã nhận được sự hỗ trợ từ Abe trong thời gian làm Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản và họ đã hợp tác để cải thiện quan hệ giữa hai quốc gia.

Trong nửa sau thời kỳ cầm quyền của Abe, cơ hội để hai nhà lãnh đạo gặp gỡ cá nhân đã tăng lên, và đôi khi, Abe cũng thể hiện sự hóm hỉnh của mình.

Trong một lần gặp gỡ, hai người đã nói về sở thích cá nhân. "Tôi nghe nói ông là một tay chơi golf rất cừ", Tập nói với Abe.

Đến lượt mình, Abe hướng về phía Vương, người khi đó cũng đang ở trong phòng và nói : "Chà, tôi không giỏi bằng ông Vương đâu. Tôi nghe nói hồi ở Nhật, ông ấy chơi golf khá lắm".

Hơi giật mình, điều duy nhất Vương có thể làm là bảo rằng mình đã không hề chơi môn này kể từ khi trở về Trung Quốc. Thực tế thì chiến dịch chống tham nhũng khốc liệt của Tập đã cấm các quan chức cấp cao của Trung Quốc chơi golf, vì thế Vương đã rơi vào thế khó xử với sếp của mình.

Giai thoại này minh họa cho bầu không khí cởi mở, thoải mái giữa Tập và Abe. Có lẽ cuộc gặp gỡ đáng nhớ nhất của họ là khi gặp nhau lần đầu tiên vào tháng 11/2014, bên lề hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh. Đây là cơ hội đầu tiên để họ có thể trò chuyện kéo dài, gần hai năm sau khi cả hai nhậm chức, nhưng Tập vẫn giữ vẻ mặt cứng đờ khi bắt tay và chụp ảnh kỷ niệm.

Quan hệ Trung-Nhật tiếp tục băng giá sau khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo Senkaku vào tháng 09/2012, ngay trước khi Tập lên nắm quyền, khiến làn sóng biểu tình chống Nhật dữ dội nổ ra ở Trung Quốc.

Nhưng hội nghị thượng đỉnh APEC là một thời khắc quan trọng đối với chủ nhà Tập. Nếu người ta đánh giá rằng ông không thể hội đàm với nhà lãnh đạo của nước láng giềng Nhật Bản, thì uy tín ngoại giao của ông sẽ bị nghi ngờ.

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda là người có công trong việc tổ chức cuộc gặp đầu tiên này. Fukuda, một đảng viên lão thành trong Đảng Dân chủ Tự do của Abe, đã có chuyến đi lặng lẽ đến Bắc Kinh vào tháng 06/2014. Sau khi nhận được phản ứng thuận lợi từ phía Trung Quốc, Fukuda trở lại Tokyo để khuyên Abe không nên bỏ lỡ cơ hội gặp Tập Cận Bình.

Fukuda trở lại Bắc Kinh vào ngày 28/07 và bí mật đến gặp Tập để nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc đối thoại giữa hai nhà lãnh đạo.

abe16

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda (trái) đóng vai trò quan trọng trong hậu trường của sự kiện năm 2014, chuẩn bị cho các cuộc đàm phán thẳng thắn và cởi mở giữa Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải). © Kyodo / Reuters

Trọng tâm chính của Fukuda là tạo ra một cơ chế quản lý khủng hoảng cho Biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo Senkaku, và điều đó dẫn đến một "thỏa thuận song phương bốn điểm".

Tập đã gật đầu đồng ý khi Fukuda đưa ra thông điệp của mình. "Tôi hoàn toàn hiểu", Tập nói, cảm nhận được sự chân thành của cựu Thủ tướng Nhật. Trong số những người có mặt tại cuộc họp đột phá ấy, có nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị.

Ngày hôm sau, chính quyền Tập tuyên bố điều tra Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của Đảng Cộng sản. Đó là một cột mốc quan trọng trong chiến dịch chống tham nhũng do Tập phát động, nhằm loại bỏ những kẻ thù chính trị. Bằng cách giải quyết vấn đề lớn nhất còn chưa xử lý của chính trị trong nước, Tập đã củng cố quyền lực của mình và chuyển hướng sự tập trung sang lĩnh vực ngoại giao.

Kishida, người khi đó là Ngoại trưởng Nhật Bản, cũng đóng một vai trò quan trọng. Ông đã có buổi gặp không chính thức với Vương Nghị tại Myanmar, vào đêm muộn ngày 09/08 trong một hội nghị quốc tế.

Vì đã có mặt trong cuộc họp bí mật Tập-Fukuda, Vương biết được ý định của nhà lãnh đạo Trung Quốc và đã hồi tưởng bầu không khí tích cực trong phòng. Kishida và Vương nhất trí về sự cần thiết phải cải thiện quan hệ Trung-Nhật.

Sau cuộc gặp Tập-Abe, quan hệ Trung-Nhật bắt đầu được cải thiện. Mùa hè năm 2015, một bức ảnh chụp Tập và Abe bắt tay trong cuộc gặp đầu tiên của họ tại APEC đã xuất hiện tại Bảo tàng Kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc (Museum of the War of Chinese People’s Resistance Against Japanese Aggression). Bảo tàng nằm gần Lư Cầu Kiều ở Bắc Kinh, nơi lực lượng Trung Quốc và Nhật Bản đã đụng độ vào năm 1937, khơi đầu cho Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai.

abe17

Tháng 08/2014, với tư cách là ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida (trái) đã tham dự cuộc họp ngoại trưởng ASEAN + 3 cùng với người đồng cấp Hàn Quốc, Yun Byung-se (giữa) và Vương Nghị của Trung Quốc ở Naypyitaw, Myanmar. © Gaku Shimada

Dù cả Tập và Abe đều không cười trong bức ảnh, nhưng biểu cảm của họ không cho thấy sự giận dữ. Tuy nhiên, quan hệ Trung-Nhật vẫn còn gặp nhiều khó khăn, và chuyến thăm cấp nhà nước của Tập tới Nhật Bản dự kiến diễn ra vào tháng 04/2020 đã phải hoãn lại vì đại dịch Covid-19.

Dù bản thân Abe chưa bao giờ lên tiếng về việc bị xem là "diều hâu", nhưng đường lối ngoại giao của ông luôn mang tính hiện thực chủ nghĩa và thực dụng. Ngay sau khi chính quyền Abe đầu tiên nhậm chức vào năm 2006, Trung Quốc và Hàn Quốc đã được chọn làm điểm đến trong các chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông, bất chấp nhiều vấn đề nổi cộm với cả hai nước này. Tính cách ‘diều hâu’ bẩm sinh của Abe đã cho phép ông vượt qua các lực lượng bảo thủ trong nước vào những thời điểm như vậy.

Đảng Dân chủ Tự do của Kishida đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Hạ viện hôm Chủ nhật, diễn ra chỉ hai ngày sau khi Abe qua đời. Từng là Ngoại trưởng dưới thời Abe, hơn ai hết, Kishida hiểu rõ những bước đi cẩn trọng đã được thực hiện trong thời gian qua, để cải thiện quan hệ song phương với Trung Quốc.

Tuy nhiên, quan hệ Trung-Nhật vẫn đang bế tắc, dù năm nay đánh dấu cột mốc kỷ niệm 50 năm bình thường hóa quan hệ song phương. Chắc chắn sẽ có những dịp trong tương lai để Kishida tận dụng kinh nghiệm của mình với tư cách là ngoại trưởng của Abe.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "Dramatic final curtain on special Abe-Tập relationship", Nikkei Asia, 14/07/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 20/07/2022

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cao cấp của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Published in Diễn đàn

Shinzo Abe, vẻ đẹp hằng cửu giản dị

"Shinzo thương yêu !

Thế là Mình đã đột ngột bỏ Em ra đi không một lời trăn trối. Sáng ngày hôm đó, cũng như bình thường, Mình vẫn ăn những món ăn đơn giản, vài cục cơm nắm, vài miếng dưa món và chén miso quen thuộc mà Em hay làm. Mình ra khỏi nhà chào Em : "Ittekimasu" và Em vẫn đợi Mình về để nói : "Gokurosan, Okaerinasai".

111111111111111111

Mình đã không còn trách vụ gì trong chính phủ, Mình chỉ là một thành viên của Tổ Chức, nhưng Mình đã đi khắp mọi nơi để khích lệ cho những ứng cử viên cùng chí hướng.

Mình bận, Em cũng chả biết phải làm gì để phụ giúp Mình, Em biết là Mình vẫn đang tiếp tục theo đuổi những chủ trương dang dở mà Mình đã đặt ra, Em nhớ Mình nhất câu nói : "Cải cách, cúi đầu xin lỗi không chỉ là cách duy nhất, mà chúng ta phải cố gắng lấy lại sức mạnh của Nhật Bản, không phải bằng cách gây chiến tranh để "mở mang bờ cõi" như những lớp đi trước đã làm".

Nghe tin Mình bị bắn và tim đã ngừng đập, Em thu xếp đi ngay để mong gặp Mình. Em đã sửa soạn cho Mình một bộ quần áo đàng hoàng mà Mình thích để thay bộ quần áo vương đầy máu, nếu có chuyện chẳng lành, khi ra đi Mình vẫn là Mình : Tinh anh, Sâu sắc.

Trên con đường từ nhà đến chỗ Mình dài hơn 4 tiếng, Em cầu nguyện cho phép lạ xảy ra : Mình sẽ mở mắt, âu yếm nhìn Em và thủ thỉ : "Mình còn đây nè Em, chẳng có gì phải lo cả".

Hình như là Mình đã cố gắng đợi Em đến để nói lời cuối cùng nhưng không thể, Mình đã mất sau khi Em đến khoảng 3 phút, bác sĩ đã thông báo cho Em trước khi chính thức tuyên bố ra ngoài. Em lặng người vì khoảng cách giữa Tin Vui và Tin Dữ sao quá mong manh. Cuối cùng Mình đã đi xa không về nữa.

Hôm nay Em đưa Mình trở về ngôi nhà của vợ chồng Mình đã từng có mấy chục năm chia bùi sẻ ngọt. Định tâm sự nhiều với Mình hơn, mà thôi đợi gặp lại nhau, ta tha hồ mà nói nhé.

Bây giờ nghe Em nói đây :

"Em sẽ yêu thương Mình cho đến cuối đời".

Nghe chưa !

Akie".

(Nguồn : facebooker Takenaga Hisahide)

22222222222222222

Ngài Shinzo Abe qua đời, bởi một kẻ ngu ngốc nào đó (hoặc là tôn thờ ngài một cách thái quá, bệnh hoạn hoặc là thù hận ngài đến mức bằng mọi giá phải bắn hạ ngài) đã bắn ngài. Trong lúc ngài đang cố gắng diễn thuyết và động viên những đồng nghiệp của mình trong công cuộc phục hồi kinh tế Nhật Bản và xem lại mọi chiến lược bảo vệ Nhật Bản khi các mối đe dọa hạt nhân từ các nước lớn, lân cận đang ngày càng nặng nề… Cái chết của ngài, vô hình trung trở thành bất tử, ngay lúc này, lúc mà mọi giá trị đều được xét lại và phá vỡ, đạp bỏ, ngài như một định giá mới về vẻ đẹp Hằng Cửu !

Bởi trước đây không lâu, thế giới đã phải đối mặt với một kiểu thần tượng mà ở đó, mọi giá trị đạo đức bị phá bỏ, tính nhân văn không được xem xét cũng như các thói quen trộm cắp, đe dọa, đánh phụ nữ mang bầu, ủng hộ phá thai và coi thường pháp luật, coi thường các giá trị đạo đức, đạp qua mọi giá trị văn hóa… đã nhanh chóng đẩy nhân loại đến chỗ rìa vực của hỗn loạn và ngu muội. Dường như thế giới của nhân loại tử tế đang ngày càng co cụm, lẻ loi và nhỏ bé trước những trận sóng cuồng nộ của bản năng và tội ác bất chấp.

Thêm nữa, dịch cúm Vũ Hán và chiến tranh Nga xâm chiếm Ukraine đã đẩy nhân loại đến chỗ hoang mang, không con tin tưởng vào tương lai tốt đẹp, không còn tin tưởng vào các trật tự mà nhân loại đã tự đặt ra, đã nỗ lực và trả giá cho nó trong thời gian rất lâu, dường như các giá trị nhân văn, nhân bản đã bị đánh tráo, đặc biệt ở một số quốc gia độc tài như Việt Nam, Trung Quốc, Sri Lanka, Cuba, Lào… Ngành y tế của họ đã chính thức bước vào một cuộc chiến mà ở đó, chiến tuyến là mạng sống của nhân dân và các phe tham chiến gồm kẻ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, những phe nhóm quyền lực nổi dậy, giới quan chức tham nhũng mất tính người… Các nhóm này đấu đá, tranh đoạt với nhau để thu lợi từ nỗi đói khổ, đau đớn, từ lầm than và chết chóc của nhân dân, mỗi xác người ngã xuống là nhịp cầu hưng phấn để họ mạnh tay và vững bước đi đến tương lai vô cảm, giàu có của họ. Hệ quả của nó là hàng loạt các quan chức y tế, giáo dục và một số ngành liên đới trong phòng chống dịch bệnh đã bị xộ khám với tội danh rất nặng… Thế nhưng mọi sự vẫn chỉ dừng ở mức tạm gọi là được, hay nói khác đi, nó chỉ mang tính chất trấn an nhân dân, cội rễ, u nọc của vấn đề vẫn chưa được chạm tới và có thể rất khó, mãi mãi không chạm tới được.

Trong lúc thế giới khủng hoảng, bế tắc vì các giá trị nhân văn, nhân bản bị che khuất, sự đạp đổ và phản trắc lên ngôi như một lời cáo chung của sự tử tế mà nhân loại tích cóp được hàng ngàn năm. Thực sự khủng hoảng, thực sự bế tắc, thực sự vô vọng, thực sự tan hoang trên mọi khía cạnh, lĩnh vực… các giá trị nhân văn, đạo đức, nhân bản… bị xếp vào góc lãng quên, cho đến khi… Một phát súng của kẻ thủ ác (mà cũng có thể kẻ hoang tưởng về một thứ siêu nhân đạo nào đó !) đã nhắm vào ngực ngài, máu của ngài đã đổ và tình yêu thương nhân loại bỗng chốc sống dậy, hồi sinh như chưa từng có gì xấu xa xảy ra trên mặt địa cầu này. Các quốc gia, các nghệ sĩ, các chính khách, các dân tộc, các tộc người, các thành phần xã hội, các thân phận… nhắc đến ngài với lời lẽ đầy thương tiếc và biết ơn ! Dường như, biểu mẫu của các giá trị nhân văn đã trở lại.

Hay nói khác đi, ngài trở thành biểu tượng, thần tượng chính trị, một biểu mẫu chính khách ước mơ của rất nhiều quốc gia, dân tộc. Thần tượng sống lại trong cách thế mới, không xun xoe, không xô bồ, không a dua… mà thần tượng đến và đi trong vẻ đẹp trường cửu của giản dị, chân thật, chân thành, biết cúi đầu và trí tuệ, tôn trọng độc lập, dân chủ và lòng yêu thương. Có thể nói rằng cái chết của ngài, mặc dù khiến rơi nước mắt rất nhiều nhưng điều ấy mới lớn lao và kì vĩ làm sao, điều ấy mang lại niềm hi vọng mới về một tương lai tử tế.

Hay nói khác đi, ngài tạ thế đã để lại một khoảng trống hụt hẫng, đồng thời để lại một khoảng bình yên trong tâm hồn nhân loại bởi từ cái chết của ngài, nhân loại, dù đứng trên biến kiến nào cũng sẽ suy nghĩ lại, sẽ hồi tâm để tìm đến các giá trị mộc mạc, tìm về căn cội yêu thương đã mất, đã hụt hẫng nơi con người ! Xin thành kính tiễn biệt ngài !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 10/07/2022 (VietTuSaiGon's blog)

**********************

Giấc mơ từ một cái chết

Tuấn Khanh, RFA, 09/07/2022

Suốt trong nhiều ngày, người ta nhìn thấy trên các trang mạng vô số những lời ai điếu dành cho cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Trong mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật, hình ảnh của ông Shinzo Abe không để lại nhiều ấn tượng cho người dân Việt như của các đời tổng thống Mỹ đến Việt Nam, hay cũng không được ủng hộ lạ kỳ như với Putin…

33333333333333333333

Về ông Shinzo Abe, dân Việt được nhìn thấy như là một người tận hiến cho quốc gia mình. Sự có mặt của vị Thủ tướng này trên chính trường Nhật để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong loạt các cải cách chính trị lớn mang tên ông, và thậm chí là thương hiệu kích thích kinh tế được công nhận trên toàn cầu của riêng ông, Abenomics.

Nhưng thời đại cầm quyền của ông Shinzo Abe không chỉ có tiếng thơm. Để bảo toàn cho công việc lãnh đạo của mình, ông Shinzo Abe đã thúc đẩy việc hình thành đạo luật Special state secrets : Những người tố cáo và báo giới ở Nhật Bản có thể sớm phải đối mặt với án tù dài hạn vì tiết lộ các báo cáo bí mật nhà nước, có thể bao gồm thông tin nhạy cảm về thảm họa hạt nhân Fukushima và mối quan hệ xấu đi của nước này với Trung Quốc. Nước Nhật đã rơi vào những cuộc tranh cãi khủng khiếp về việc đặt án tù cho các ngôn luận tự do. Theo luật này, các quan chức nhà nước và tư nhân làm rò rỉ ‘bí mật nhà nước đặc biệt’ sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 10 năm, trong khi các nhà báo tìm cách lấy thông tin tuyệt mật có thể chịu án tù lên đến 5 năm.

Ông Shinzo Abe cũng là người cổ xúy và giúp cho nhiều dự án điện than ở Việt Nam, theo yêu cầu của Hà Nội. Và nỗ lực này của ông cũng khiến vào tháng 9/2019, ông bị từ chối, không được đọc bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu của Liên Hợp Quốc.

Nhưng ông Shinzo Abe là người đã mang nước Nhật trở lại với nhiều điều khác. Thái độ cứng rắn với Trung Quốc và Hàn Quốc đã tạo cho nước Nhật một vị thế mới. Bất chấp sự phản đối rộng rãi của công chúng, ông đã mở rộng chi tiêu quân sự của Nhật Bản và viết lại hiến pháp, cho phép lực lượng Phòng vệ Quốc gia của Nhật Bản được hoạt động ngoài biên giới nước Nhật để giúp đỡ các đồng minh đang bị tấn công. Ông cũng cho khởi động lại năng lượng hạt nhân, vốn đã không hoạt động kể từ thảm họa Fukushima năm 2011.

Cần thấy, mối quan hệ ngoại giao của ông Shinzo Abe với các nước khác, là giữa chính phủ với chính phủ, ít chạm đến người dân. Mục tiêu rất rõ : Nước Nhật phải là một quốc gia mạnh và thiết lập đủ các đường dây đồng minh trong một thời đại đầy bất an với đất nước mình. Chủ trương quan hệ chính phủ với chính phủ được đặt trên mọi thứ, nên Nhật luôn dẫn đầu trong việc tài trợ và giúp đỡ Việt Nam trong công việc phát triển, thậm chí xem nhẹ những vấn đề về tham nhũng và bất cập của thể chế trong suốt một thời gian dài. Có lẽ vì vậy, nên thủ tướng Shinzo Abe dù được coi như là chính khách luôn vì con người, nhưng chưa bao giờ ông đá động gì về vấn đề nhân quyền hay tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Ngày ông mất, các trang mạng ở Trung Quốc và Hàn Quốc xuất hiện nhiều các ngôn luận reo mừng, vì cuối cùng, cái gai trong mắt họ đã mất. Ngược lại, nhiều nơi tiếc thương, trong đó có người dân Việt Nam. Và như đã nói ở trên, người dân Việt Nam thì không nhận được gì nhiều từ đường lối ngoại giao của thủ tướng Shinzo Abe, nhưng họ ủng hộ vì điều gì ?

Rõ là, làm chính trị, sẽ bị phán xét ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng ông Thủ tướng Shinzo Abe được kính trọng bởi vượt lên với tinh thần phục vụ quốc gia chứ không vì đảng của mình, hay vị thế của bản thân mình. Quyền lợi và phát triển của nước Nhật được ông Abe nhắm tới, dành cho tổ quốc và dân tộc chứ không nhằm giữ vững quyền lực chính trị của đảng hay tạo vây cánh, trục lợi cho một âm mưu cầm quyền lâu dài.

Nhiều người Việt trân trọng đưa lại các bức ảnh của ông Abe quỳ gối lắng nghe dân nói, hình ảnh ông cúi chào một cách khiêm cung, và cả cuộc đời giản dị của ông. Đến Việt Nam nhiều lần, nhưng chưa bao giờ ông Abe tổ chức đi xuống đường bắt tay dân chúng như các lãnh tụ khác, nên sự kính trọng lan rộng với ông Abe lúc này, có thể được diễn giải như một giấc mơ thầm kín của người Việt Nam về một lãnh tụ thật sự vì dân, vì đất nước.

So với các quan chức Việt Nam xuất hiện và luôn được hệ thống tuyên truyền và báo chí một chiều rầm rộ ca ngợi, bất chấp hậu quả về sau, ông Shinzo Abe không được lực lượng đó yểm trợ truyền thông. Nhưng ngược lại, rất nhiều người Việt biết và đứng lên tưởng niệm ông, như để bày tỏ về một giấc mơ về một Việt Nam khác, về những quan chức chân chính, và một chế độ sẽ phục vụ, sống và chết cho quê hương mình, chứ không nhân danh vì bất kỳ một lý tưởng nào khác.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 09/07/2022 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn

Shinzo Abe, người có chiến lược ngăn chặn bành trướng Trung Quốc

Trọng Nghĩa, RFI, 08/07/2022

Năm nay 68 tuổi, cựu thủ tướng Shinzo Abe, bị sát hại hôm 08/07/2022, có lẽ sẽ đi vào lịch sử trong tư cách là người đã phá vỡ kỷ lục tại nhiệm trong cương vị thủ tướng Nhật Bản.

   abe1

   Ông Shinzo Abe, khi đương chức thủ tướng Nhật Bản, tham dự Diễn đàn Kinh tế APEC, tại Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 11/11/2017. Reuters - Jorge Silva

Di sản đối nội của ông là chính sách kinh tế mang tên ông là "Abenomics", góp phần duy trì vị trí cường quốc kinh tế của đất nước. Còn trong lãnh vực đối ngoại, ông nổi tiếng là người có tinh thần dân tộc chủ nghĩa cao độ, biết đề ra chiến lược nâng cao vai trò của Tokyo, hạn chế đà bành trướng của Trung Quốc.

Sinh năm 1954 trong một gia đình danh giá Nhật Bản theo xu hướng bảo thủ về chính trị, ngay từ đầu, ông Shinzo Abe đã gia nhập hàng ngũ đảng Dân Chủ Tự Do gần như cầm quyền liên tục tại Nhật Bản từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Đến năm 2006, vào tuổi 52, ông lần đầu tiên trở thành thủ tướng trong một nhiệm kỳ ngắn ngủi đúng 1 năm, nhưng là người đứng đầu chính phủ Nhật Bản trẻ nhất thời hậu chiến, người đầu tiên sinh sau Thế Chiến Thứ Hai.

Phải chờ đến năm 2012, sau chiến thắng áp đảo của đảng Dân Chủ Tự Do trong cuộc bầu cử Quốc Hội, ông được bầu làm thủ tướng lần thứ hai, rồi thêm hai nhiệm kỳ khác, kéo dài tổng cộng gần 8 năm, trở thành người nắm chức vụ thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, chỉ từ chức vào tháng 9 năm 2020 vì lý do sức khỏe.

Theo hãng tin Pháp AFP, chính trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai (2012-2020) mà ông Abe đã gây ấn tượng mạnh với chính sách khôi phục kinh tế táo bạo và những hoạt động ngoại giao mạnh mẽ.

Shinzo Abe được biết đến nhiều nhất ở nước ngoài với chính sách kinh tế được mệnh danh là "Abenomics" được đưa ra từ cuối năm 2012, kết hợp giữa nới lỏng tiền tệ, kích thích tài chánh và cải cách cơ cấu, một chính sách đã mang lại những thành công nhất định, dù không trọn vẹn.

Về đối ngoại, điểm nổi bật của ông Shinzo Abe là quan điểm không để nước Nhật ngày nay bị gánh nặng thời quân phiệt trong quá khứ chi phối, nỗ lực thúc đẩy việc sửa đổi Hiến Pháp chủ hòa của Nhật Bản để cho phép Quân Đội Nhật can thiệp ra ngoài nước.

Trên tinh thần đó, năm 2015, ông Abe đã thúc đẩy thông qua luật an ninh gây tranh cãi cho phép quân đội Nhật Bản tham gia các nhiệm vụ chiến đấu ở nước ngoài cùng với các lực lượng đồng minh, như một phần của "quyền tự vệ tập thể".

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng bành trướng thế lực lấn lướt các láng giềng, thủ tướng Abe đã đề ra một loạt chiến lược đối phó, từ sáng kiến kinh tế TPP, rồi CTTPP (sau khi Mỹ rút đi), cho đến việc hình thành khối Tứ Giác Kim Cương, còn gọi là Bộ Tứ QUAD tập hợp 4 nền dân chủ Châu Á-Thái Bình Dương (Nhật, Mỹ, Ấn, Úc).

Chính thủ tướng Abe là người đã thúc đẩy việc tăng cường hợp tác với các quốc gia Biển Đông bị Trung Quốc chèn ép, cụ thể là Philippines và Việt Nam, kể cả về mặt Quốc Phòng.

Quan điểm đối kháng Trung Quốc của ông Shinzo Abe dĩ nhiên đã bị Bắc Kinh đả kích. Trong một bài xã luận ngày 15/12/2021 về việc ông Abe từ chức thủ tướng Nhật Bản, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã không ngần ngại gọi ông Abe là "chính khách bài Trung Quốc "đầu sỏ" tại Nhật Bản".

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 08/07/2022

********************

Thế giới bàng hoàng trước tin cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe bị ám sát

Trọng Nghĩa, RFI, 08/07/2022

Thông tin về vụ cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị sát hại bằng súng tại Nara rồi từ trần ít lâu sau đó đã gây chấn động trên toàn thế giới. Từ Pháp, Mỹ đến Nga, từ Châu Á đến Châu Âu, giới lãnh đạo khắp nơi đều bày tỏ nỗi xúc động.

abe2

Ông Shinzo Abe bị ám sát khi đang phát biểu. Ảnh : Asahi

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng bày tỏ thái độ "hết sức chấn động" trước vụ "tấn công ghê rợn" nhắm vào ông Abe. Trên mạng Twitter, nguyên thủ Nhà Nước Pháp đã gởi lời chia buồn đến gia đình và thân nhân của cựu thủ tướng Nhật, đồng thời cho biết nước Pháp luôn "sát cánh cùng người dân Nhật Bản".

Trước đó, phát biểu từ Hội Nghị G20 ở Bali (Indonesia), ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, ông "vô cùng đau buồn" trước thông tin cựu thủ tướng Nhật bị bắn. Các thủ tướng Úc Anthony Albanese, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng gởi đi lời chia buồn…

Tại Châu Âu, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel cũng bày tỏ nỗi xúc động và xác định rằng "ông Abe là người bạn thực sự của chúng tôi. Ông ấy đã bảo vệ quyết liệt cho các giá trị dân chủ. Liên Hiệp Châu Âu luôn sát cánh cùng người dân Nhật Bản và thủ tướng Nhật Kishida trong thời điểm khó khăn này". Về phần mình, bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, cũng ca ngợi một "nhà dân chủ vĩ đại", nạn nhân của một vụ "ám sát hèn hạ và tàn bạo".

Ông Shinzo Abe, khi đương chức thủ tướng Nhật Bản, tham dự Diễn đàn Kinh tế APEC, tại Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 11/11/2017. Reuters - Jorge Silva

Rất đáng chú ý là phản ứng của Nga và Trung Quốc.

Từ Hội Nghị G20 ở Indonesia, ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov phát biểu trước báo giới rằng ông "chia buồn với người dân Nhật Bản về những gì xảy ra. Vụ việc cần được điều tra kỹ lưỡng". Đại sứ Nga tại Nhật Bản cũng tuyên bố "cực lực lên án hành động dã man" nhắm vào ông Abe.

Trung Quốc cũng cho biết thái độ "chấn động" trước vụ ám sát và bày tỏ sự "thông cảm" với gia đình của cựu thủ tướng Nhật.

***********************

Cựu thủ tướng Shinzo Abe bị sát hại

Thanh Hà, RFI, 08/07/2022

Theo các nguồn tin bệnh viện, cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã từ trần vào sáng 08/07/2022 sau khi ông bị bắn vào ngực tại Nara, miền tây Nhật Bản. Hung thủ đã bị bắt. Thế giới bàng hoàng về vụ sát hại một chính khách hàng đầu của Nhật hai ngày trước bầu cử Thượng Viện.

abe3

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo phát biểu tại thành phố Nara, ngày 8/7/2022. (Ảnh : asahi.com/TTXVN)

Bệnh viện Nara cho biết cựu thủ tướng Abe đã được đưa vào khoa cấp cứu vào lúc 12 giờ 20 trưa nay trong tình trạng "tim đã ngừng đập". Ông Shinzo Abe, 67 tuổi đã "qua đời vào lúc 5 giờ 03 phút chiều ngày 08/07/2022"

Sáng nay, ông đã bị bắn lúc 11 giờ 30 khi đang thuyết trình vận động tranh cử ở thành phố Nara.

Thông tín viên Frédéric Charles từ Tokyo cho biết thêm : 

"Ông Shinzo Abe đã được đưa vào một bệnh viện thành phố Nara. Theo đài truyền hình NHK, cựu thủ tướng Nhật trong tình trạng "tim đã ngừng đập". Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ tình trạng một đối tượng đã qua đời nhưng còn phải đợi bác sĩ xác nhận.

Cựu thủ tướng Nhật, một chính trị gia cứng rắn, đã ngã gục trên khán đài trong lúc ông đang thuyết trình gần Kyoto. Người ta đã nghe thấy tiếng súng nổ. Một phóng viên của đài truyền hình NHK cho biết là đã nghe thấy hai tiếng súng liên tiếp. Nghi can là một người đàn ông 42 tuổi đã bị bắt". 

Ông Abe hai lần giữ chức thủ tướng, lần thứ nhất là từ 2006-2007 và lần thứ nhì là trong hơn 8 năm từ 2012 đến 2020.

Đây là vụ ám sát chính trị tại Nhật đầu tiên từ những thập niên 1930. 

Thanh Hà

**********************

V ám sát cu Th tướng Abe : Thế gii chia bun cùng người dân Nht

Reuters, VOA, 08/07/2022

Cu Th tướng Shinzo Abe, nhà lãnh đo nm quyn lâu nht ca Nht Bn, qua đi hôm th Sáu 8/7, vài gi sau khi ông b bn trong lúc đang vn đng tranh c vào quc hi. S kin này gây chn đng mt đt nước vn hiếm khi có bo lc chính tr và súng đn được kim soát cht ch.

abe4

Cu Th tướng Nht Shinzo Abe ngã xung sau khi b mt k bn t phía sau trong lúc ông đang tranh c Nara, 8/7/2022.

Truyn thông Nht Bn cho hay mt người đàn ông đã bn hai phát súng vào ông Abe, 67 tui, t phía sau bng mt khu súng t chế khi ông Abe đang phát biu bên ngoài mt ga tàu vào khong 11h30 sáng (tc 02h30 gi GMT) thành ph Nara, min tây Nht Bn.

Đây là ln đu tiên xy ra v ám sát mt người hoc là th tướng đương nhim hoc là cu th tướng Nht Bn k t thi ch nghĩa quân phit trước chiến tranh vào nhng năm 1930.

Bnh vin nơi đã c gng cu ông Abe cho biết rng ông qua đi lúc 05h03 chiu (08h03 gi GMT), khong 5 tiếng rưỡi sau khi ông b bn. Mt bác sĩ cho hay ông Abe chết vì mt máu do hai vết thương sâu, mt vết thương bên phi c. Ông không có các du hiu sinh tn khi được đưa vào vin.

Cnh sát nói mt người đàn ông 41 tui, k b tình nghi đã n súng, đã b bt. Đài NHK dn li nghi phm, được xác đnh danh tính là Tetsuya Yamagami, nói vi cnh sát rng hn ta không hài lòng v ông Abe và mun giết ông.

Cnh sát cho biết nghi phm trong v n súng là mt cư dân ca Nara. Truyn thông cho hay hn đã phc v trong quân đi Nht Bn trong 3 năm cho đến năm 2005.

Airo Hino, giáo sư khoa hc chính tr ti Đi hc Waseda, nói rng mt v n súng như vy là điu chưa tng có Nht Bn.

Các chính tr gia cp cao ca Nht Bn có các nhân viên an ninh vũ trang tháp tùng, nhưng h thường tiếp xúc gn vi công chúng, đc bit là trong các chiến dch chính tr khi h phát biu bên đường và bt tay người qua đường.

Ông Abe đã làm th tướng trong hai nhim k và t chc vào năm 2020 vi lý do sc khe kém. Tuy nhiên, ông vn có nhiu nh hưởng trong Đng Dân ch T do (LDP) cm quyn và ông kim soát mt trong nhng phe phái chính trong đng này.

Phát biu trước khi ông Abe được chng t, Th tướng Fumio Kishida lên án v n súng " mc đ mnh m nht" trong khi người dân Nht Bn và các nhà lãnh đo thế gii bàng hoàng v v vic.

"Cuc tn công này là mt hành đng tàn bo đã xy ra trong cuc bu c - nn tng ca nn dân ch ca chúng ta - và hoàn toàn không th tha th được", ông Kishida nói, c gng kim chế cm xúc.

Ông Kishida, người được ông Abe ng h, đã hy vng s dng cuc bu c đ vượt ra khi cái bóng ca ông Abe và làm rõ nét v nhim k th tướng ca ông, các nhà phân tích nhn xét. Ông Kishida đã đình ch chiến dch tranh c ca mình sau v n súng. Tt c các đng phái chính tr ln đu lên án v ám sát.

Phn ng ca các nước :

HOA KỲ - Ngoi trưởng M Antony Blinken nói v ám sát ông Abe "gây sc" và "đáng lo ngi sâu sc", đng thi mô t ông Abe là mt nhà lãnh đo có tm nhìn vĩ đi.

TRUNG QUC - Người phát ngôn ca Đi s quán Trung Quc ti Nht Bn : "Cu Th tướng Abe đã có nhng đóng góp trong vic ci thin quan h Trung Quc-Nht Bn trong nhim k ca mình. Chúng tôi xin chia bun vì ông qua đi và bày t lòng cm thông vi gia đình ông".

TNG THNG PHÁP EMMANUEL MACRON - "Nht Bn đã mt mt v th tướng vĩ đi, người đã cng hiến c cuc đi mình cho đt nước và đã làm vic đ đm bo trt t trên thế gii".

TH TƯỚNG ANH BORIS JOHNSON - Ông Johnson viết trên Twitter : "Tin cc k bun v ông Shinzo Abe. Vai trò lãnh đo toàn cu ca ông trong nhng giai đon khó khăn s được nhiu người ghi nh. Tôi xin bày t s cm thông vi gia đình, bn bè ông và người dân Nht Bn. Vương quc Anh sát cánh cùng quý v trong thi đim u bun này".

TH TƯỚNG ĐC OLAF SCHOLZ - Ông Scholz nói ông "choáng váng và vô cùng đau bun". "Chúng tôi sát cánh vi Nht Bn ngay c trong nhng gi phút khó khăn này", ông Scholz viết trên Twitter, bày t s cm thông sâu sc nht ti gia đình ông Abe.

TH TƯỚNG Ý MARIO DRAGHI - "Nước Ý b sc vì cuc tn công khng khiếp này, là cuc tn công vào Nht Bn và cuc tranh lun dân ch t do. Ông Abe là mt vĩ nhân trong đi sng chính tr Nht Bn và quc tế trong nhng thp k gn đây, vì ông có tinh thn đi mi và tm nhìn ci cách. Ý xin gi li chia bun ti gia đình ông, cũng như ti chính ph và toàn th nhân dân Nht Bn".

TNG THNG ĐÀI LOAN THÁI ANH VĂN - "Không ch là cng đng quc tế mt đi mt nhà lãnh đo quan trng, mà Đài Loan cũng mt đi mt người bn thân thiết và quan trng. Đài Loan và Nht Bn đu là nhng quc gia dân ch có nn pháp quyn, và chính ph chúng tôi cc lc lên án các hành vi bo lc và bt hp pháp", bà Thái nói trong mt tuyên b được văn phòng ca bà công b.

TNG THNG HÀN QUC YOON SUK-YEOL - "Tôi xin gi li chia bun ti tang quyến và người dân Nht Bn, nhng người đã mt v th tướng ti v lâu nht và chính tr gia được kính trng trong lch s lp hiến ca Nht Bn", mt đon trích trong tuyên b ca Tng thng Yoon viết, do văn phòng ca tng thng công b.

Tng thng Yoon nói thêm rng v n súng là "mt hành đng ti ác không th tha th".

TH TƯỚNG BA LAN MATEUSZ MORAWIECKI - "Tôi vô cùng sc vì tin tc v v ám sát ông Shinzo Abe. Tôi cm thông vi gia đình ca người bn Nht Bn ca chúng tôi, người luôn rt tt vi Ba Lan. Cu mong ông yên ngh", th tướng Ba Lan viết trên Twitter.

GIÁM ĐC CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TƯ QUC T RAFAEL GROSSI -

V giám đc viết trên Twitter : "Vô cùng đau bun vì Cu Th tướng Nht Bn Shinzo Abe chết rt thương tâm. Tôi vinh hnh đã gp ông và làm vic vi ông v nhng vn đ quan trng đi vi Nht Bn. Xin gi li chia bun đến gia đình ông, cu mong ông yên ngh".

TH TƯỚNG AUSTRALIA ANTHONY ALBANESE - "Cu Th tướng Nht Bn Abe Shinzo chết tht bi thm là mt tin đau bun ... Ông Abe là mt trong nhng người bn thân thiết nht ca Australia trên trường thế gii ... Dưới s lãnh đo ca ông, Nht Bn ni lên như mt trong nhng đi tác cùng chí hướng nht ca Australia Châu Á - mt di sn tn ti cho đến ngày nay".

"Ông Abe là nhà lãnh đo n Đ Dương - Thái Bình Dương, ng h tm nhìn v mt khu vc t do và rng m. B t và Hip đnh Đi tác xuyên Thái Bình Dương Toàn din và Tiến b, v nhiu mt, là kết qu ca vai trò lãnh đo ngoi giao ca ông".

"Ông Abe cũng là mt người khng l trên trường thế gii - mt nhà lãnh đo trong G7, G20 và Liên Hip Quc. Di sn ca ông là mt trong nhng điu có tác đng toàn cu, và là mt di sn tích cc và sâu sc đi vi Australia".

(Reuters)

Nguồn : VOA, 08/07/2022

************************

Cu th tướng Nht Bn Shinzo Abe b bn, đã nhp vin

Reuters, VOA, 08/07/2022

Cu th tướng Nht Bn Shinzo Abe b bn hôm th Sáu khi đang vn đng tranh c thành ph Nara, mt phát ngôn viên ca chính ph cho biết. Đài truyn hình NHK đưa tin ông dường như b mt người đàn ông bn t phía sau bng súng ngn.

abe5

Cu th tướng Nht Bn Shinzo Abe nm trên mt đt sau mt v n súng trong khi ông đang đi vn đng tranh c cho cuc bu c thượng vin vào ngày 10 tháng 7 năm 2022, Nara, min tây Nht Bn, ngày 8 tháng 7 năm 2022. (nh do Kyodo chp và cung cp cho Reuters)

Chánh Văn phòng Ni các Hirokazu Matsuno nói ông không biết tình trng ca ông Abe ra sao. Hãng thông tn Kyodo và NHK cho biết ông Abe, 67 tui, dường như trong tình trng ngng tim khi được đưa đến bnh vin.

Nhng phát súng được nghe thy và mt làn khói trng bc lên khi ông Abe đang phát biu vn đng cho cuc bu c thượng vin vào Ch nht bên ngoài mt nhà ga xe la thành ph nm min tây, NHK cho biết.

Mt phóng viên NHK có mt ti hin trường nói có th nghe thy hai tiếng n liên tiếp trong khi ông Abe đang phát biu.

Ông Matsuno nói trong mt cuc hp báo rng ông Abe b bn vào khong 11 gi 30 phút sáng (0230 GMT). "Mt hành đng man r như vy không th dung th được", ông nói thêm.

Đài truyn hình TBS đưa tin ông Abe b bn vào phía bên trái ngc và có v như c c.

Ông Abe đã phc v hai nhim kì th tướng và là th tướng ti v lâu nht ca Nht Bn trước khi t chc vào năm 2020 vì lý do sc khe kém.

Nhưng ông vn là nhân vt có uy quyn trong Đng Dân ch T do (LDP) cm quyn, kim soát mt trong nhng phe phái chính ca đng này.

Th tướng Fumio Kishida, người được ông Abe dìu dt, đã đình ch chiến dch vn đng tranh c ca ông sau khi ông Abe b bn và đang tr v Tokyo, truyn thông đưa tin.

Đi s M Rahm Emanuel cho biết ông rt đau bun và bang hoàng v v n súng nhm vào "mt nhà lãnh đo xut sc và đng minh kiên đnh". Chính ph M và người dân đang cu nguyn cho sc khe ca ông Abe, ông nói.

Nguồn : VOA, 08/07/2022

Published in Diễn đàn

Cốc nước nửa đầy hay nửa vơi ? Tokyo khá thành công trong những mục tiêu chấm dứt giảm phát, thúc đẩy tăng trưởng, dùng tự do mậu dịch làm đòn bẩy. Nhưng tám năm cải tổ chưa đủ sức đưa Nhật Bản vĩnh viễn thoát khỏi khủng hoảng và những nỗ lực của Abenomics bị virus corona hủy hoại.

abomics1

Thành tích kinh tế trong tám năm thủ tướng Shinzo Abe cầm quyền : cốc nước nửa đầy hay nửa vơi ?  Pool/AFP/File

Từ 2013 kế hoạch Abenomics mang tên thủ tướng Shinzo Abe đi vào lịch sử kinh tế toàn cầu. Ngay từ năm đầu nhiệm kỳ thứ hai, vị thủ tướng thuộc cánh bảo thủ này đã xem nhiệm vụ đem lại một làn sinh khí mới cho kinh tế Nhật là ưu tiên.

Tạp chí của RFI mời giáo sư Brieuc Monfort giảng dậy tại đại học Sophia-Tokyo kiêm cộng tác viên quỹ nghiên cứu Fondation France-Japon thuộc trường Cao Đẳng Khoa Học Xã Hội EHESS của Pháp nhìn lại những thành công và thất bại của chính sách kinh tế mang tên thủ tướng Abe. Giáo sư Monfort là đồng tác giả cuốn sách được phát hành năm 2016 : Những bài học từ kinh nghiệm Nhật Bản hướng tới một chính sách kinh tế khác, tủ sách CEPREMAP.

Trong bảng xếp hạng của tạp chí Forbes cuối năm 1989, bốn nhà tỷ phú giàu nhất thế giới đều là người Nhật. Nhưng từ năm 1990 kinh tế Nhật liên tục đổ dốc và đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng từ vụ vỡ bong bóng địa ốc năm 1991 đến khủng hoảng tài chính Á Châu 1997, khủng hoảng 2008...

Năm 2012 lãnh đạo đảng Dân Chủ Tự Do thuộc cánh bảo thủ trở lại cầm quyền và bên cạnh dự án chính trị tham vọng nhất là cải tổ bản Hiến Pháp chủ hòa, Shinzo Abe đã bất ngờ công bố kế hoạch với "ba mũi tên" để ông khổng lồ kinh tế của Châu Á này thức dậy sau gần 20 năm "vùi đầu trong giấc ngủ đông", tê liệt vì nạn giảm phát.

Ngay trong báo cáo được công bố vào mùa xuân 2013, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế phấn khởi xem kế hoạch vực dậy kinh tế mang tên thủ tướng Abe là "cơ hội sang trang giai đoạn giảm phát với một tỷ lệ tăng trưởng èo uột" đã kéo dài.

Chiến lược "ba mũi tên" trong chương trình cải tổ kinh tế của thủ tướng Shinzo Abe gồm những gì ? Giáo sư Monfort nhắc lại :

Brieuc Monfort : Ngược thời gian nhìn lại 7 - 8 năm trước, chính sách kinh tế mang tên thủ tướng Abe bao gồm 3 mũi tên : một là đưa Nhật Bản thoát khỏi nạn giảm phát ; hai là tận dụng ngân sách để kích cầu và ba là đem lại những thay đổi về mặt cơ bản trong xã hội để cởi trói kinh tế. Về điểm thứ nhất Tokyo đề ra mục tiêu đẩy lạm phát lên thành 2%. Hiện tại, lạm phát ở Nhật là khoảng từ 0,5 đến 1%, tức là ở mức tương đương với Châu Âu. Có thể nói chính quyền Abe phần nào đạt được mục tiêu thứ nhất. Đây là một điểm hết sức quan trọng.

Mũi tên thứ nhất của thủ tướng Abe bắn vào nạn giảm phát và để đạt được mục tiêu này, ông đã trực tiếp can thiệp vào chính sách tiền tệ của Nhật. Thủ tướng Abe chỉ định một nhân vật thân tín vào chức vụ thống đốc Ngân Hàng Trung Ương. Haruhiko Kuroda không ngần ngại nới lỏng van tín dụng, mua vào công trái phiếu với mục đích đẩy chỉ số lên cao. Với lãi suất ngân hàng rất thấp, trong vài tháng đồng yen mất giá 20% tạo thuận lợi cho xuất khẩu của Nhật.

Gần như cùng lúc ban hành các biện pháp tiền tệ, chính phủ tung ra vế thứ nhì trong chính sách Abenomics : đó là huy động luôn ngân sách Nhà nước để kích cầu, bơm thêm nhựa sống cho các doanh nghiệp.

Cuối năm 2012 ông Shinzo Abe trở lại với chức vụ thủ tướng vào lúc Nhật Bản vừa thoát khỏi giai đoạn 3 năm đình đốn, nhưng tiêu thụ nội địa vẫn dậm chân tại chỗ và xuất khẩu vẫn chịu tác động dây chuyền từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Thế còn về mục tiêu thứ nhì là đẩy tỷ lệ tăng trưởng lên 2% ? Giáo sư Brieuc Monfort phân tích :

Brieuc Monfort : Về mục tiêu tăng trưởng, trung bình trong bảy năm qua GDP của Nhật tăng 1% hàng năm, tương đương với nhịp độ của Châu Âu. Trong bối cảnh dấn số đang bị lão hóa, tôi thấy đây là dấu hiệu chứng tỏ kinh tế Nhật rất năng động. Về tài chính công : trong tám năm cầm quyền ông Abe đã hai lần tăng thuế TVA, thâm hụt ngân sách chung của chính phủ Nhật ở đầu nhiệm kỳ của ông là 8% GDP. Đến năm 2019 đã giảm xuống còn 3%. Đây là một nỗ lực lớn của nội các Shinzo Abe. Có điều virus corona đã hủy hoại những cố gắng đó. Dịch Covid-19 bắt Nhật Bản phải bơm thêm hàng ngàn tỷ đô la để kích thích kinh tế. Tổng nợ công lên tới gần 240% GDP và đây thực sự là gánh nặng nho người kế nhiệm ông Abe. Có nhiều khả năng chính sách kinh tế mang tên thủ tướng Shinzo Abe sẽ được tiếp tục áp dụng. 

Liên quan đến "mũi tên thứ ba" nhằm cải tổ sâu rộng cơ cấu xã hội Nhật Bản để tạo đà cho tăng trưởng, giáo sư Monfort sống và làm việc tại Tokyo từ hơn chục năm nay đơn cử một vài thí dụ : về mục tiêu huy động nữ giới tham gia thị trường lao động vào lúc dân số bị lão hóa, đúng là từ 2013 đã có nhiều phụ nữ đi làm, nhưng chưa thể nói là số này thực sự nhanh chóng thăng tiến trong xã hội và lại càng chưa có một sự thăng tiến có thể so sánh với nam giới. Ngược lại chuyên gia Pháp đánh giá tích cực về những cải cách hưu bổng, hay liên quan đến quy chế của các doanh nghiệp...

Tăng cường chiến lược quốc tế hóa kinh tế Nhật Bản

Nhưng thành công rõ rệt nhất của kinh tế Nhật Bản tám năm qua là vai trò đầu tàu của Tokyo trong các hiệp định tự do mậu dịch. Giáo sư Brieuc Monfort nhấn mạnh đến "những nỗ lực để kinh tế Nhật tiếp tục tỏa sáng trên bàn cờ quốc tế".

Từ năm 2019 hiệp định tự do mậu dịch giữa Nhật Bản và Liên Hiệp Châu Âu đã chính thức đi vào hoạt động, nhưng hơn thế nữa dưới chính quyền của thủ tướng Shinzo Abe Tokyo đã đóng vai trò đầu tầu cứu dự án xây dựng khu vực tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương, TPP và ở mỗi giai đoạn đàm phán, thủ tướng Abe đều đã phải vượt qua được những trở ngại phát sinh từ ngay trong nước, và thậm chí là ngay trong hàng ngũ nội bộ đảng bảo thủ Dân Chủ Tự Do do ông lãnh đạo. 

Brieuc Monfort : Chính quyền Abe thuộc cánh bảo thủ, mọi người chờ đợi chính quyền này có đường lối bảo hộ. Nhưng Shinzo Abe hoàn toàn tin tưởng rằng các hiệp định tự do mậu dịch là đòn bẩy kích thích kinh tế Nhật. Ông ý thức được rằng đất nước đang trên đà lão hóa và kinh tế cần các thị trường quốc tế để phát triển. Tokyo ban đầu đã chậm trễ trong dự án xây dựng khu vực tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương, nhưng rồi với chính phủ của ông Abe, Nhật đã tích cực tham gia vào dự án chung này để rồi đóng vai trò đầu tàu khi mà Mỹ, dưới chính quyền Trump, rút khỏi hiệp định TPP. Cần nói thêm để tham gia vào TPP Nhật Bản đã phải tiến hành nhiều cuộc cải tổ nội bộ, chẳng hạn như là cải cách chính sách trợ giá nông nghiệp … Đây là hồ sơ rất nhậy cảm với công luận. Vậy mà ông Abe đã vượt qua được những chống đối ở trong nước để đẩy mạnh vai trò của Nhật trên trường quốc tế. Một dấu hiệu khác cho thấy Nhật Bản cởi mở hơn với thế giới đó là trong bảy năm qua lượng du khách ngoại quốc tham quan Nhật Bản cao hơn gấp ba, gấp bốn lần so với trước đồng thời số người lao động nhập cư cũng đã tăng lên gấp đôi.

Ngày 28/08/2020 ông Abe thông báo từ chức vì lý do sức khỏe sau khi vừa phá kỷ lục ở chức vụ thủ tướng Nhật Bản lâu nhất. Giới phân tích đồng loạt cho rằng ông để lại cho người kế nhiệm nhiều "hồ sơ còn dang dở". Brian Kelly đồng giám đốc quỹ đầu tư Asian Century Quest trụ sở tại New York gay gắt cho rằng các biện pháp trong chính sách Abenomics "thất bại trong mục tiêu tạo cơ hội để Nhật Bản có được tỷ lệ tăng trưởng cao hơn và giảm bớt mức độ lệ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ của ngoại quốc". Kinh tế trưởng chi nhánh của tập đoàn bảo hiểm Daichi, Yoshiki Shinke được Reuters trích dẫn dè dặt hơn khi cho rằng : "Có thể là kinh tế Nhật khả quan hơn nhờ các biện pháp Abenomics nhưng điều đó chưa đủ để làm thay đổi hẳn quan điểm của công luận" trên xứ hoa anh đào.

Còn trong nhãn quan của giáo sư Monfort đại học Sophia, Tokyo ông trông thấy "nửa đầy" mà các biện pháp cải tổ mang tên thủ tướng Abe đem lại, nhất là trong điều kiện Nhật Bản đã liên tục trải qua nhiều khủng hoảng tài chính trong ba thập niên qua, nước Nhật phải đối mặt với hai trận động đất tai hại hồi năm 1995 và 2011 với thiệt hại ước tính hàng trăm tỷ đô la. Lần này đến lượt đại dịch Covid-19 làm tiêu tan những nỗ lực mà chính quyền Abe dày công xâp đắp ngày từ những ngày cuối 2012 :

Brieuc Monfort : Có ba điểm nổi bật khi nhìn lại chính sách kinh tế của ông Abe. Thứ nhất bản tổng kết hiện tại không hoàn toàn như thủ tướng Nhật mong muốn. Dự án chính ông theo đuổi là chương trình cải tổ về chính trị. Chẳng vậy mà khi thông báo từ chức, Shinzo Abe chỉ tập trung vào kế hoạch cải tổ Hiến Pháp. Tuy nhiên trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, vế kinh tế đã bắt buộc thủ tướng Nhật phải quan tâm và công luận đã khá ngạc nhiên về chương trình cải tổ kinh tế đầy tham vọng ông Abe đề xuất. Điểm thứ nhì là virus corona đang xóa nhòa phần nào những thành quả kinh tế chính sách Abenomics đem lại trong 7 năm vừa qua và sau cùng thì đây là một công trình còn dang dở.

Doanh thu trong ngành du lịch Nhật Bản sụt giảm hơn 90% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Trong hai tháng 3 và 4/2020 thu nhập của các cửa hàng trên toàn quốc giảm 60 và 80%. Cung thời kỳ chỉ số tiêu thụ của các hộ gia đình giảm hơn 11%.

Từ đầu mùa dịch, Tokyo đã liên tiếp ban hành hai gói hỗ trợ kinh tế, tổng trị giá tương đương với 2000 tỷ đô la tức là bằng 40% GDP của Nhật. Hơn một nửa trong số này là các khoản tín dụng được chính phủ bảo trợ.

Đến ngày 14/09/2020 đảng Dân Chủ Tự Do sẽ chỉ định thủ tướng mới. Cho dù là ai đi chăng nữa, thì người kế nhiệm Shinzo Abe cũng sẽ lên điều hành đất nước trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang ảm đạm, công nghiệp và công nghệ cao của Nhật ngày càng bị một số nước cạnh tranh. Ngoài Trung Quốc Hàn Quốc và trong một chừng mực nào đó là Ấn Độ là những đối thủ có nguy cơ soán ngôi của Nhật Bản.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 08/09/2020

Published in Diễn đàn

Nhật Bản : Di sản ngoại giao "chống" Trung Quốc của thủ tướng Shinzo Abe

Không hẹn mà gặp, hai tuần báo Courrier International (Pháp) và The Economist (Anh) phát hành đầu tháng 9/2020 này đều chú ý đến sự kiện thủ tướng Nhật Bản bất ngờ loan báo quyết định từ chức. Trang bìa Courrier International tuy nhiên được dành cho "văn hóa phá bỏ - cancel culture", còn The Economist nêu bật sắc thái xấu xí của cuộc bầu cử Mỹ đang có nguy cơ nặng nề thêm.

abe1

Hình ảnh buổi họp báo ngày 28/08/2020 của thủ tướng Nhật Bản để loan báo quyết định từ chức, được truyền qua màn hình rộng tại Tokyo (Nhật Bản).  Reuters – Kim Kyung-hoon

Các tuần báo còn lại tập trung vào các đề tài liên quan đến Pháp : Trong lúc L’Express trở lại vấn đề Hồi giáo cực đoan đe dọa quyền tự do ngôn luận, thì L’Obs chú ý đến tiếng nói của cựu thủ tướng Lionel Jospin. Riêng Le Point ra số đặc biệt về rượu vang Pháp.

Về quyết định từ chức của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, điểm lý thú là trong lúc Courrier International thở phào nhẹ nhõm khi thấy ông Shinzo Abe ra đi, thì The Economist lại hết sức ca ngợi một chính khách đã làm được rất nhiều điều tốt cho nước Nhật.

Shinzo Abe ra đi là "cơ may" cho Nhật Bản ?

Courrier International đã trích dịch một bài báo trên tờ Ashi Shimbun xuất bản tại Tokyo cho rằng việc "Ông Shinzo Abe rời bỏ chức vụ là một cơ may cho nền dân chủ Nhật Bản".

Đối với tờ báo trung tả Nhật Bản, người vừa loan báo từ chức hôm 28/08 vừa qua đã ngự trị trên sân khấu chính trị nước Nhật trong gần 8 năm. Với đa số áp đảo tại Nghị Viện, ông Shinzo Abe đã phạm phải nhiều sai lầm đáng lo ngại và gây chia rẽ trong nước.

Việc ông từ chức vì lý do sức khỏe, theo tờ báo, sẽ cho phép nền dân chủ Nhật bắt đầu một tiến trình hàn gắn những tổn thương mà nhiệm kỳ dài dằng dặc của ông Abe đã gây ra.

Di sản đầy ấn tượng của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Trái với đồng nghiệp Nhật Bản, tuần báo Anh The Economist đã hết lời ca ngợi vị thủ tướng vừa quyết định từ chức.

Trong bài viết mang tựa đề "Di sản của ông Shinzo để lại nhiều ấn tượng hơn là việc ông lẳng lặng ra đi", The Economist ghi nhận là nhiều người đã xem việc ông Abe từ chức là một sự thừa nhận thất bại.

Nền kinh tế mà ông đã ra sức vực dậy sau nhiều thập kỷ thiếu sinh khí, lại đang chới với vì đại dịch Covid-19. Cố gắng của ông nhằm sửa đổi Hiến pháp chủ hòa của Nhật Bản để cung cấp cho các lực lượng vũ trang một cơ sở pháp lý thích hợp đã không đi đến đâu. Đỉnh cao của sự nghiệp mà ông chờ mong là Thế Vận Hội Tokyo, lẽ ra phải được tổ chức vào mùa hè này, có thể sẽ không bao giờ diễn ra. Chỉ số được lòng dân của ông đã xuống rất thấp.

Người đặt nền móng cho các cải cách tương lai ở Nhật

Thế nhưng, theo The Economist, trong gần 8 năm lãnh đạo nước Nhật, ông Shinzo Abe không những đã thành công trong việc định hình lại nền kinh tế và ngoại giao của Nhật Bản, mà lại còn đặt được nền móng cho những cải cách trong tương lai.

Thành công ngoài mong đợi của ông chính là đường lối ngoại giao vừa năng động vừa cứng rắn. Là một người theo chủ nghĩa dân tộc, ông Shinzo Abe từng gây lo ngại là sẽ châm ngòi cho hàng loạt những vụ xung đột với Trung Quốc, và xa rời các đồng minh truyền thống của Nhật Bản.

Quả đúng là ông vẫn vướng vào một cuộc tranh chấp vô nghĩa với Hàn Quốc trên vấn đề lịch sử, tuy nhiên, về đại thể, ông đã tập hợp được các chính phủ có cùng chí hướng trong khu vực để chống lại sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc mà không kích động Bắc Kinh một cách thái quá.

Người khéo huy động lực lượng chống bành trướng Trung Quốc

Theo The Economist, một trong những điểm son của thủ tướng Shinzo Abe chính là cách đối phó khéo léo với Trung Quốc.

Khi ông nhậm chức, hai nước đã gần xảy ra xung đột về các đảo tranh chấp. Bất chấp việc Trung Quốc liên tục khiêu khích, ông vẫn kiên quyết trong vấn đề bảo vệ chủ quyền trên một số đảo nhỏ ở Biển Hoa Đông bị Bắc Kinh dòm ngó.

Sau khi Mỹ rút ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, một cơ chế được tạo ra để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc, chính ông Abe là người đã giữ cho dự án tồn tại.

Ông đồng thời tăng cường hợp tác quân sự với các nền dân chủ khác, khuyến khích các láng giềng đứng lên chống lại Trung Quốc. Dưới ngọn cờ "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở", Nhật Bản đã cố gắng duy trì quyền tự do hàng hải ở các vùng biển Châu Á và các nguyên tắc tự do giao thương ở Châu Á. Ông đã xây dựng mối quan hệ an ninh với Úc, Ấn Độ và các nước ở Đông Nam Á.

Âm thầm lập kế hoach chống Con đường tơ lụa Trung Quốc

Ông Shinzo Abe còn tạo ra một chiến lược để liên kết các dự án viện trợ vốn rất phân tán của Nhật Bản, âm thầm thúc đẩy đề án "cơ sở hạ tầng chất lượng" như một giải pháp thay thế cho Sáng kiến ​​Mt vành đai Mt con đường ca Trung Quc.

Ông cũng đã duy trì được quan hệ hữu hảo với tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng đồng thời cũng có quan hệ tốt với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vốn từng dự trù đến thăm Nhật Bản vào tháng 4 vừa qua, trước khi kế hoạch bị dịch Covid-19 phá hỏng.

Miyake Kunihiko, một nhà ngoại giao, cho biết : "Không có chính trị gia [Nhật Bản] nào khác có giác quan thứ sáu như vậy trong chính sách đối ngoại".

Hiến pháp Nhật Bản có thể sẽ không thay đổi như ông từng mong muốn, nhưng dù sao thì ông Abe cũng đã biến Nhật Bản trở thành một thế lực đáng tin cậy hơn trên trường quốc tế. Ông đã tăng chi tiêu cho các lực lượng vũ trang và thúc đẩy các thay đổi pháp lý cho phép họ tham gia vào các hiệp ước phòng thủ chung và các sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở nước ngoài.

Hồi giáo cực đoan vẫn đe dọa quyền tự do ngôn luận

Trở lại với trang bìa các tuần báo, như đã nói ở trên, L’Express đã chạy tựa lớn về nạn Hồi giáo cực đoan đang đe dọa quyền tự do ngôn luận tại Pháp và những nơi khác trên thế giới.

Ngay dưới tiểu tựa "Hồi giáo cực đoan", tạp chí Pháp trích nguyên văn câu nói "Chúng ta đang sống trong một thời kỳ khủng bố tinh thần". Tác giả là bà Zineb El Rhazoui, cựu phóng viên tờ Charlie Hebdo, sinh tại Morocco, nơi bà ở vào ngày tòa soạn tờ báo ở Paris bị tấn công khủng bố năm 2015.

Từ đó đến nay, nữ ký giả vẫn kiên quyết tố cáo các hành vi hù dọa của các thành phần Hồi giáo cực đoan, muốn bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận. Trong bài phỏng vấn dài 4 trang, bà kể lại việc đã bị hăm dọa như thế nào và được cảnh sát bảo vệ thường trực ra sao.

Bà đã lấy làm tiếc là tình hình không cải thiện gì hơn từ sau vụ khủng bố cách đây hơn 5 năm, ở Pháp cũng như trên thế giới. Ví dụ như tờ báo Mỹ New York Times chẳng hạn, đã không còn đăng biếm họa để khỏi làm mích lòng người Hồi giáo.

Zineb El Rhazoui còn lên án những người tiếp tục phát đi những lời tố cáo những người bài Hồi giáo, vì việc làm đó đã biến những người bị công kích thành bia nhắm cho các phần tử Hồi giáo cực đoan. Trong số những người bị Zineb El Rhazoui nêu tên có những nhân vật như Rokhaya Diallo, Rama Yade, Edwy Plenel, Daniel Obono, Virginie Despentes.

Jospin "tái xuất giang hồ"

Tạp chí L'Obs trên trang bìa thì tỏ vẻ thích thú trước việc cựu thủ tướng Pháp Lionel Jospin đã trở lại dưới ánh đèn thời sự với một quyển sách. Tờ báo chạy tựa rất giật gân "Jospin đánh giá Macron : ‘Phần mềm của ông ấy lỗi thời".

Trong phần giới thiệu bài phỏng vấn cựu thủ tướng Pháp dài 9 trang, tờ báo ghi nhận "Lionel Jospin đã rời chính trường tối 21/04/2002. Ở tuổi 83, ông không hề có ý định trở lại sân khấu chính trị". Phần mở đầu cho bài phóng vấn này như để trấn an những người đang lo âu trước việc vị cựu thủ tướng rất có uy tín tái xuất giang hồ.

Theo L’Obs, trong quyển sách mới của mình, Lionel Jospin không chỉ trích cựu tổng thống thuộc đảng Xã hội François Hollande mà lại nói : "Tôi rất khen ngợi cách thức mà François Hollande đối đầu với thách thức khủng bố trên đất nước của chúng ta cũng như trên lãnh thổ các bằng hữu Châu Phi. Tổng thống đã cho thấy là ông đã ứng xử tốt trước một thách thức đặc biệt". Nhưng ông Jospin cũng lấy làm tiếc là "bản sắc (của đảng) xã hội đã hòa tan trong xu hướng tự do".

Về đương kim tổng thống Macron, ông Jospin cho là ông không quen biết nhiều, nhưng vẫn nhìn đương kim tổng thống hành động. Ông Macron khiến ông chú ý, ngạc nhiên, lo ngại, nhưng Jospin cũng công nhận là trước nhân vật cực hữu Marine Le Pen, nếu tái ứng cử, thì chắc ông Macron lại sẽ thắng.

Bác sĩ Cuba đến "Pháp" làm việc

Cũng chọn chủ đề Pháp như nhiều đồng nghiệp khác, nhưng Le Point đã dành tựa trang bìa cho một đặc sản Pháp : "Hồ sơ đặc biệt : Rượu vang". Tuy nhiên tạp chí Pháp cũng dành một tựa nhỏ cho một đề tài quốc tế : "Màn bí ẩn bao quanh các bác sĩ Cuba" tại vùng quần đảo Martinique thuộc Pháp.

Trong một phóng sự dài bên trong, tuần báo Pháp nêu bật sự kiện gần đây nước Pháp đã nhận một đoàn gồm 14 bác sĩ Cuba, đến làm việc trên đảo Martinique, một vùng lãnh thổ hải ngoại Pháp.

Le Point nhắc lại là sau đỉnh cao dịch virus corona, một đội 14 bác sĩ Cuba đã đến Martinique ngày 26/06 trên cơ sở một sắc lệnh, công bố ngày 01/04, cho phép các lãnh thổ hải ngoại Pháp như Guadeloupe, Martinique, Guyane, Saint-Martin, Saint-Barthélemy và Saint-Pierre-et-Miquelon, được tuyển dụng bác sĩ có bằng ngoài Châu Âu.

Tuy nhiên, như ghi nhận của Le Point, liên đoàn các bác sĩ ở Martinique đã chỉ trích rằng việc nhập các bác sĩ ngoài Châu Âu là "một giải pháp giả cho một vấn đề thực thụ" là vấn đề thiếu bác sĩ tại các vùng hải ngoại Pháp. Đối với họ, phái bộ bác sĩ Cuba chỉ làm việc trong 3 tháng sẽ không cứu vãn được đảo.

Một vấn đề được tạp chí Pháp nêu bật là các bác sĩ Cuba không nói được tiếng Pháp và phải có bác sĩ tại chỗ theo dõi. Jérôme Viguier, giám đốc cơ quan y tế địa phương ARS, không mấy hài lòng : "Tôi không cho phép họ hành nghề, họ chỉ có quy chế thực tập, không thể để họ một mình với bệnh nhân. Họ còn phải được một phiên dịch trợ giúp, điều đó đã vi phạm nguyên tắc bảo đảm bí mật nghề nghiệp".

Đông Địa Trung Hải : Pháp yếu thế trước Thổ Nhĩ Kỳ ?

Tình hình cẳng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp cũng được các tuần báo chú ý, với bài "Macron và Erdogan đã trở thành kẻ thù của nhau như thế nào" trên tờ L’Express.

Do việc Pháp bênh vực đồng minh Hy Lạp, khẩu chiến giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ càng lúc càng leo thang trong bối cảnh Paris tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực miền đông Địa Trung Hải đang căng thẳng.

Theo L’Express, căng thẳng giữa hai nước "trên nguyên tắc là đồng minh trong khối NATO, không dự báo điều gì tốt lành", nhất là khi tương quan lực lượng quân sự tại chỗ không có lợi cho Pháp.

Tạp chí Pháp trích dẫn nhà chiến lược Mỹ James Arnold ghi nhận : "Pháp gởi chiến đấu cơ Rafale đến Cyprus, nhưng ở phía đối diện, Ankara dàn ra gần 300 chiến đấu cơ F-16 với những phi công đào tạo tốt". Nhìn chung, theo chuyên gia này, Pháp không có yếu tố địa lợi vì phải can thiệp từ xa, ở xa căn cứ của mình, lại không đủ phương tiện để gây lo ngại cho Thổ Nhĩ Kỳ vốn "chơi" trên sân nhà của mình, ngay trước cửa nhà mình.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

28/8, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tuyên bố từ chức sớm một năm vì "không muốn sức khỏe đang xấu đi của ông làm ảnh hưởng đến các quyết sách quan trọng". Ông Abe có tiền sử viêm đường ruột từ lâu, năm 2007 đã đột ngột từ chức thủ tướng vì lý do sức khỏe, sau một năm cầm quyền. Trong khi nhiều người ca ngợi tư cách lãnh đạo của ông Abe, những người khác coi việc ông từ chức vào lúc này là đáng tiếc cho tầm nhìn Indo-Pacific.

abe0

Ngày 28/8, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe

Đảng cầm quyền LPD vẫn nắm đa số vững chắc trong Quốc Hội, nên ai được bầu làm chủ tịch đảng (dự kiến trong tháng 9) sẽ mặc nhiên trở thành Thủ tướng Nhật để kế nhiệm ông Abe. Vì vậy, bây giờ là lúc cần đánh giá lại trong tám năm cầm quyền, ông Abe đã làm được những gì cho nước Nhật và khu vực, và để lại gia tài gì cho người kế nhiệm.

Abenomics hay đối ngoại

Ông Abe là thủ tướng Nhật cầm quyền lâu nhất (tám năm). Tuy không được lòng dân Nhật, nhưng ông Abe có vai trò quốc tế nổi bật. Dù chưa thành công về kinh tế, nhưng ông đã làm cho nước Nhật mạnh hơn và độc lập hơn về quốc phòng và đối ngoại. Người kế nhiệm ông Abe chắc phải theo đường lối của ông vì hòa bình và ổn định ở Đông Á. (The Japan Shinzo Abe leaves behind, Bill Emmott, ASPI/Project Syndicate, August 31, 2020).

Kể từ khi Mỹ kết thúc chiếm đóng Nhật Bản (năm 1952) không có thủ tướng Nhật nào dám nghĩ đến việc hạ thấp quan hệ với Mỹ. Nhưng ông Abe đã nhìn nhận nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump không còn là một đồng minh đáng tin cậy và dễ hợp tác như trước, nên đã chuẩn bị cơ sở để Nhật Bản có tiếng nói độc lập hơn, trong khi xây dựng một mạng lưới các đối tác của Nhật trên thế giới, theo một chiến lược có tầm nhìn mới lâu dài hơn.

Năm 2017, khi tổng thống Trump rút khỏi TPP, ông Abe đã dẫn đầu nỗ lực của 11 nước nhằm cứu vãn hiệp định này. Chính phủ Abe còn đàm phán và ký hiệp định thương mại tự do với EU và một hiệp định tương tự với Anh. Trong khi quan hệ với Hàn Quốc xấu đi, Nhật Bản đã tăng cưởng quan hệ quốc phòng với Ấn Độ để đối phó với Trung Quốc. (Shinzo Abe and his struggle with Xi Jinping, Gideon Rachman, Financial Times, August 31, 2020).

Chính phủ Abe đã bị mất điểm vì tình trạng kinh tế và mức sống người dân giảm sút. Ông Abe bị chỉ trích vì đối phó không hiệu quả với đại dịch Covid-19, và các bê bối gần đây làm người dân Nhật thất vọng. Chính sách kinh tế của ông (Abenomics) là giải pháp để khắc phục "giảm phát" (deflation), kích thích tài khóa (fiscal stimulus) và cải cách cơ cấu để tăng trưởng (pro-growth structural reforms), nhưng kết quả hạn chế. Tuy giá cả không giảm sâu, nhưng kế hoạch cải cách sâu rộng để tăng cường cạnh tranh của ông không thành công.

Tham vọng cải cách hiến pháp của ông Abe cũng không thành công, vì mong muốn sửa đổi điều 9 của hiến pháp để "bình thường hóa" việc tăng cường năng lực quốc phòng của Nhật vẫn bị công chúng phản đối. Trong LDP, ông Abe cầm đầu nhóm "cánh hữu mới" (new conservatives), chủ trương "nhà nước mạnh" (strong state), "lãnh đạo tập trung" (central leadership), nhằm thiết lập các giá trị mới như một chính sách ngoại giao và quốc phòng độc lập. 

Người kế nhiệm ông Abe

Người kế nhiệm ông Abe không chỉ phải đối phó với dư luận đang bất bình với chính phủ Abe đã không kiểm soát được đại dịch, mà còn phải có đủ kỹ năng để duy trì quan hệ cá nhân với lãnh đạo các nước (nhất là với Mỹ). Dưới thời Trump, vai trò cá nhân của lãnh đạo càng quan trọng. Nhưng sau tám năm cầm quyền, ông Abe đã làm cho đối thủ chính trị "trở thành nhỏ bé". Người ta thường nói "dưới gốc cây bồ đề, không cây gì mọc được".

Theo khảo sát của Kyodo News (31/8/2020) ông Shigeru Ishiba (cựu bộ trưởng quốc phòng) dẫn đầu với 34% ủng hộ của dân chúng. Ông Yoshihide Suga (chánh văn phòng nội các) đứng thứ hai với 14,3% ủng hộ. Ông Taro Kono (bộ trưởng quốc phòng) đứng thứ ba với 13,6 ủng hộ. Ông Shinjiro Koizumi (bộ trưởng môi trường) đứng thứ tư với 10,1% ủng hộ. Ông Fumio Kishida (cựu ngoại trưởng) đứng thứ năm với 7,5% ủng hộ…

Tuy ông Shigeru Ishiba được dân chúng ủng hộ nhiều nhất, nhưng được ít nghị sỹ LDP ủng hộ, trong khi ông Yoshihide Suga được nhiều nghị sỹ LDP ủng hộ hơn, trong đó có ông Toshihiro Nikai, tổng bí thư LDP. (Shinzo Abe’s Resignation Prompts Speculation About His Successor, Hisako Ueno & Mike Ives, New York Times, August 29, 2020).

Ông Shigeru Ishiba đã từng cạnh tranh quyền lực với ông Shinzo Abe, và có thể muốn quan điểm đối ngoại của Nhật bớt cứng rắn. Nhưng trước mắt ông nào cũng phải tỏ ra cứng rắn về vấn đề an ninh, như tăng chi phí quốc phòng để tăng cường khả năng đánh chặn (pre-emptive strike) trước mối đe dọa của tên lửa từ Bắc Triều Tiên, hoặc hành động cứng rắn đối với các hoạt động xâm nhập trên biển của Trung Quốc tại biển Hoa Đông.

Ông Abe từ chức sẽ không làm thay đổi quan điểm của Nhật đối với Trung Quốc. Người kế nhiệm ông Abe sẽ phải tiếp tục chính sách đó. Tokyo muốn thoát khỏi thế bị kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh chiến lược. Theo giáo sư Michito Tsuruoka (Keio University) "Ưu tiên của Nhật là "Đồng minh với Mỹ, nhưng đồng thời duy trì quan hệ làm ăn với Trung Quốc. Điều đó sẽ không thay đổi" (South China Morning Post, 28/8/2020).

Ông Abe đã cố gắng tránh xung đột trực tiếp với Trung Quốc, mặc dù hai nước Trung-Nhật có tranh chấp lãnh hải ở Biển Hoa Đông, làm kích hoạt một làn sóng chống Nhật rộng khắp Trung Quốc vào năm 2012. Đồng thời quan hệ hai nước nay bị căng thẳng còn do đại dịch Covid-19 bùng phát và tình hình Hong Kong. Ông Abe đã kêu gợi các công ty Nhật di chuyển dây chuyền sản xuất để làm giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào Trung Quốc.

Đối phó với Trung Quốc

Về lâu dài, điều đáng lo ngại cho Tokyo là chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc tràn ngập tình cảm chống Nhật. Trung Quốc không chỉ đòi chủ quyền quần đảo Điếu Ngư, mà còn muốn đặt lại vấn đề chủ quyền của Nhật ở Okinawa. Dân số Trung Quốc lớn hơn dân số Nhật gấp 10 lần, và kinh tế Trung Quốc đã lớn hơn kinh tế Nhật từ năm 2010. Bắc Kinh cho rằng đã đến lúc họ cần phục thù mang tính biểu tượng lịch sử để rửa hận.

Ở Đông Á, Tokyo phải đối phó với bóng ma chủ nghĩa dân tộc không chỉ từ phía Trung Quốc, mà còn từ phía Triều Tiên (cả Miền Bắc và Miền Nam). Quá trình hòa giải Liên Triều và triển vọng thống nhất bán đảo Triều Tiên cũng là một vấn đề làm Tokyo đau đầu. Quan hệ giữa Nhật và Hàn Quốc gần đây xấu đi, một phần là do nguyên nhân lịch sử.

Ngay sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Trump đã rút khỏi TPP mà chính quyền Abe đã dành nhiều công sức để đàm phán. Thay vì bỏ cuộc, ông Abe đã ỏ công sức xây dựng lại quan hệ với chính quyền Trump, và đàm phán với các đối tác của TPP để hình thành CPTPP (tuy không có Mỹ). Ông Abe hy vọng một ngày nào đó Washington sẽ trở lại TPP.

Ông Abe là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến New York để chúc mừng ông Trump thắng cử, bỏ qua các quy ước lễ tân thông thường, vì lợi ích quốc gia. Vì vậy, ông Abe đã có quan hệ cá nhân thân mật với ông Trump (thường chơi golf mỗi khi gặp mặt) và quan hệ tốt với các quan chức chủ chốt của Nhà trắng, đặc biệt là với Bộ trưởng Quốc phòng. Nói cách khác, ông Abe đã có vai trò lãnh đạo cá nhân hiệu quả, tương xứng với vai trò của Nhật.

Ông Abe còn xây dựng quan hệ gắn bó với những đối tác quan trọng trong vùng Indo-Pacific, đặc biệt là với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ông Abe có tầm nhìn chiến lược đúng, vì lợi ích quốc gia khi thúc đẩy "Indo-Pacific Tự do và rộng mở" (FOIP). Người kế nhiệm ông Abe thừa hưởng gia tài này, tuy phải chèo chống cho một tương lai bất định.

Tứ giác kim cương

Phát biểu tại Quốc Hội Ấn Độ (8/2007), ông Abe tuyên bố "Thái bình Dương và Ấn Độ Dương đang đem lại một quan hệ tay đôi năng động, như đại dương của tự do và thịnh vượng". Nay khi tầm nhìn Indo-Pacific đang trở thành hiện thực, người ta không quên đó là do sáng kiến của ông Shinzo Abe. New Delhi khó mà tìm được một người bạn như ông Abe.

Ông Abe đã trở thành người bạn lớn của Ấn Độ, không chỉ vì đã tăng cường quan hệ Nhật-Ấn gần đây, mà còn vì truyền thống của gia đình trước đây. Ông nội của ông Abe là cố thủ tướng Nobusuke Kishi, đã quyết định viện trợ ODA cho Ấn Độ (năm 1958). Dưới thời ông Abe và Modi, hai nước đã trở thành đối tác chiến lược trong "Tứ giác Kim cương" (Quad) bao gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ, và Úc, là nòng cốt cho "tầm nhìn Indo-Pacific".

Dưới thời Abe, Nhật trở thành đối tác lớn của Ấn Độ, đứng thứ ba về đầu tư (US$32 tỷ năm 2000) và Ấn Độ là thị trường lớn của các công ty Nhật. Tokyo đã đưa ra gói kích cầu lớn (US$2 tỷ) để hỗ trợ các công ty di chuyển từ Trung Quốc về Nhật, và Y23,5 tỷ hỗ trợ các công ty di chuyển tới các nước khác. (With Shinzo Abe’s resignation, India loses its best friend and ally in Japan,  Rupakjyoti Borah, South China Morning Post,  Augusst 30, 2020). 

Nhật và Ấn Độ dự kiến họp cấp cao (trực tuyến) vào tháng 9/2020. Hai bên sẽ ký một hiệp định quan trọng về hậu cần cho quân đội (India-Japan Acquisition and Cross-Servicing Agreement). Thủ tướng Modi có quan hệ cá nhân tốt đẹp với cả ông Abe và ông Trump. Từ 2018, Nhật, Ấn Độ, và Mỹ có quan hệ đối tác tay ba gặp chính thức bên lề Cấp cao G20.

Trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy ở Đông Á, và chính quyền Trump giảm cam kết bảo vệ đồng minh, ông Abe mong muốn sửa đổi hiến pháp để quân đội Nhật có vai trò lớn hơn, có thể chiến đấu ở nước ngoài. Nhưng nguyện vọng hòa bình đã ăn sâu vào ký ức người Nhật, nên mong muốn của ông Abe vẫn còn là một điều bất khả thi về mặt chính trị.

Thay lời kết

Phát biểu tại Quốc Hội Ấn Độ (8/2007), ông Abe tuyên bố "Thái bình Dương và Ấn Độ Dương đang đem lại mối quan hệ tay đôi năng động như đại dương của tự do và thịnh vượng". (The Pacific and the Indian Oceans are now bringing about a dynamic coupling as seas of freedom and of prosperity). Nay tầm nhìn Indo-Pacific đang trở thành hiện thực, chúng ta không quên đó là do sáng kiến của ông Shinzo Abe, một người có tầm nhìn chiến lược.

Trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy và đe dọa đảo lộn trật tự thế giới, nước Mỹ dưới thời Trump đang tăng cường cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, nhưng lại giảm cam kết với đồng minh, thì vai trò của Nhật tại khu vực Indo-Pacific càng quan trọng hơn. Trong tám năm cầm quyền, ông Abe đã nổi lên như một lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược. Việc ông từ chức vào lúc này là một điều đáng tiếc khi tình hình thế giới đang biến động khó lường, khi nước Mỹ bị phân hóa sâu sắc do tranh cử, và đại dịch Covid-19 vẫn là mối hiểm họa lớn.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Viet-studies, 01/09/2020

Published in Diễn đàn

Sự "trường thọ" đáng ngạc nhiên của Shinzo Abe

Tờ Le Figaro ngày 21/09/2018 quan tâm sự "trường thọ" đáng ngạc nhiên của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, vừa tái đắc cử chức chủ tịch đảng Tự Do Dân Chủ hôm qua và như vậy sẽ tiếp tục nắm quyền cho đến năm 2021.

abe0

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, tái đắc cử lãnh đạo đảng Tự Do Dân Chủ sau cuộc bỏ phiếu ngày 20/09/2018. Reuters/Toru Hanai

Nếu không có gì trở ngại, đến tháng 10/2019, ông Abe sẽ phá kỷ lục về nắm giữ chức thủ tướng Nhật Bản. Đây là một kỳ công, bởi vì các vị tiền nhiệm của ông chỉ cầm quyền có một hoặc hai năm. Trở lại lãnh đạo chính phủ vào năm 2012, sau nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên 12 tháng vào năm 2006 với kết quả tồi tệ, ông Abe đã được cho là sẽ không tồn tại lâu.

Thế nhưng, để không bỏ lỡ cơ may thứ hai với lịch sử, ông Abe đã đề ra một kế hoạch chấn hưng kinh tế được mệnh danh Abenomics, bao gồm những cải cách theo đúng khuyến cáo của báo chí quốc tế (mở cửa cho nhập cư, cải tổ thị trường lao động, cải tổ quản trị doanh nghiệp). Sáu năm sau khi trở lại nắm quyền, hầu như chẳng có những cải cách nào mà ông hứa hẹn với các nhà đầu tư ngoại quốc được thực hiện tới nơi tới chốn. Nhưng cái chính là ông đã tránh cho giới doanh nghiệp quốc tế, cũng như cho người dân Nhật Bản những đảo lộn kinh tế và xã hội đang diễn ra tại các nước thành viên khác của nhóm G7.

Tuy tiền hưu ít đi, thuế tăng lên, lương chựng lại, trong bối cảnh dân số bị sụt giảm và lão hóa, người dân Nhật có thể cám ơn thủ tướng Abe là đã tránh cho họ những tai họa : tấn công khủng bố, bạo lực, nghèo đói, ma túy, thất nghiệp cao. Một dấu hiệu đáng chú ý đó là thủ tướng bảo thủ Shinzo Abe lại được lòng giới trẻ nhất.

Nhật báo Les Echos thì ghi nhận : Từ cuối năm 2012, tức là kể từ khi ông Abe trở lại nắm quyền, tình hình thế giới thuận lợi, chính sách tiền tệ rất linh động của ngân hàng trung ương Nhật khiến đồng yen mất giá và qua đó làm tăng lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu. Mặc dù không có những cải tổ cơ cấu nghiêm túc, tăng trưởng kinh tế của Nhật đã tăng trung bình 1,3% trong nhiệm kỳ vừa qua của ông Abe. Nhưng theo Les Echos, mô hình này đang đối diện với hai nguy cơ : nạn sụt giảm dân số và đe dọa chiến tranh thương mại của Trump.

Cuộc họp thượng đỉnh liên Triều trong 3 ngày qua

Cũng tại khu vực Đông Bắc Á, tờ Libération hôm nay "giải mã" điều mà tờ báo này gọi là sự "dàn cảnh" trong các cuộc họp thượng đỉnh liên Triều trong 3 ngày qua.

Sau 3 ngày thảo luận và ký kết các hiệp định, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm qua 20/9 đã chia tay nhau trên đỉnh núi Paektu, cái nôi của triều đại nhà Kim. Sau cuộc hội ngộ lịch sử ở Bàn Môn Điếm ngày 27/04, biểu hiện mới của hòa giải giữa hai miền đã giúp khởi động lại các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa.

Ngay khi tới Bình Nhưỡng, ông Moon Jae-in đã được Kim Jong-un đón ngay tại chân cầu thang máy bay, cả hai ông đều có phu nhân đi theo, một cách để nhấn mạnh đến tính chất gia đình và thân thiết của thượng đỉnh này. Vài phút sau, tổng thống Hàn Quốc đã nghiêng mình 90 độ, trong một cái chào đầy lòng biết ơn đối với nhân dân Bắc Triều Tiên, theo như phân tích của nhật báo Kankyoreh.

Cũng theo Libération, trong số những nơi biểu tượng của chính quyền Bình Nhưỡng mà ông Moon Jae-in đến thăm, núi Paektu vẫn mang tính biểu tượng lớn nhất. Theo truyền thuyết về dòng họ Kim, ngọn núi lửa cao 2744 mét, nằm ở biên giới Trung – Triều là "ngọn núi thiêng của Cách mạng", vì đây là nơi mà Kim Jong Il, cha của lãnh đạo Bắc Triều Tiên hiện nay được sinh ra, vào lúc mà trên trời hiện ra một cầu vòng đôi. Mời ông Moon Jae-in đến một nơi mang đầy biểu tượng là một món quà đặc biệt mà ông Kim Jong-un dành cho lãnh đạo Hàn Quốc, vì ông này từ lâu vẫn ao ước được đặt chân lên núi thiêng đó.

Bắt giữ cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak

Cũng về thời sự Châu Á, tờ Le Monde trở lại vụ bắt giữ cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak ngày 19/09 vừa qua, với các cáo buộc rửa tiền và lạm quyền liên quan đến vụ biển thủ 583 triệu euro tiền từ quỹ đầu tư 1MDB.

Theo Le Monde, chính thất bại của đảng UMNO trong cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 09/05, đã đẩy nhanh những rắc rối pháp lý của ông Najib Razak. Chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử đó, cảnh sát Malaysia đã khám xét nhà riêng của cựu thủ tướng, phát hiện một số lượng tài sản khổng lồ, chủ yếu giấu trong tủ của vợ ông, bà Roshah Mansor : 12 ngàn đồ trang sức, 567 túi xách tay, trị giá tổng cộng hơn 200 triệu euro. Năm ngày trước đó, ông Razak đã toan trốn ra nước ngoài, nhưng khi bị chặn lại ở sân bay Kuala Lumpur, ông nói là chỉ muốn "đi nghỉ cuối tuần" cho dịu cơn xúc động. Bị tước hộ chiếu, cựu thủ tướng Malaysia kể từ hôm đó bị cấm xuất cảnh.

Le Monde nhắc lại rằng, khi Najib Razak còn làm thủ tướng, ngành tư pháp, lúc đó làm theo lệnh của chính quyền, đã kết luận rằng các khoản tiền được phát hiện trong tài khoản ngân hàng của ông là tiền do một thành viên hoàng gia Ả Rập Xê Út tặng gia đình ông. Najib Razak bị bắt giữ không chỉ vì ông đã phạm những tội nói trên, mà còn là do ông đang nằm trong tầm ngắm của tân thủ tướng Mahathir Mohamad.

Năm nay 93 tuổi, từng giữ chức thủ tướng liên tục từ năm 1981 đến 2003, Mahathir Mohamad nay trở lại nắm quyền tối cao tại một đất nước mà trong một thời gian dài ông là biểu tượng của phát triển kinh tế. Theo Le Monde, cựu thủ tướng Malaysia không thể trông chờ một sự xót thương từ "chế độ mới". Phiên xử sẽ bắt đầu vào tháng 02/2019. Ông Najib Razak có thể lãnh án nhiều năm tù.

Các giám mục Pháp chống kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Về thời sự xã hội của Pháp, nhật báo công giáo La Croix dành trang nhất để nói về bản tuyên bố các các giám mục Pháp chống lại kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, nêu lên 5 trở ngại của việc mở rộng áp dụng phương pháp này cho các cặp đồng tính nữ và phụ nữ độc thân.

Trở ngại thứ nhất, theo các giám mục, đó là sự thiếu vắng vai trò của người cha trong gia đình, một điều sẽ gây phương hại cho đứa trẻ, đồng thời sẽ làm suy yếu vai trò của người cha trong xã hội nói chung. Trở ngại thứ hai là nguy cơ "thương mại hóa", tức là có nguy cơ buồng trứng bị buôn bán, giống như tinh trùng, trong khi nguyên tắc cơ bản của đạo đức sinh học là tất cả đều phải miễn phí.

Trở ngại thứ ba là trái với chức năng y khoa, vì bác sĩ sẽ được yêu cầu sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để đáp ứng nhu cầu của những người muốn có con, thay vì chữa trị những người thật sự mắc chứng vô sinh. Trở ngại thứ tư, các giám mục lo ngại là con người sẽ áp đặt ý muốn của mình lên thực tế sinh học. Điểm cuối cùng, các giám mục cho rằng hoàn toàn không thể dùng lý do "bình đẳng giới" để biện minh cho việc sửa đổi luật về hỗ trợ sinh sản.

Kỹ thuật trữ đông trứng

Cũng về đạo đức sinh học, tờ Le Figaro đề cập đến kỹ thuật trữ đông trứng, một chủ đề gây tranh luận tại Pháp, không thua gì kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Kỹ thuật y khoa này giúp phụ nữ khi còn trẻ, khỏe có thể cho hút lấy trứng, đem đông lạnh để bảo tồn khả năng sinh sản - kỹ thuật trữ đông trứng. Sau này khi cần sinh con, họ cho "rã đông" trứng rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm. Hiện giờ, tại Pháp, kỹ thuật này được cho phép trong một số trường hợp : phụ nữ có nguy cơ mất khả năng sinh sản do hóa trị hoặc những người hiến buồng trứng.

Theo Le Figaro, đối với một số người, đây là một cuộc cách mạng quan trọng không thua gì thuốc ngừa thai, một quyền tự do sinh sản mới, một tiến bộ chấm dứt những âu lo của phụ nữ về đồng hồ sinh học của họ. Nhưng những người khác lên án đây là một hình thức gây áp lực mới lên phụ nữ về sinh sản, ấy là chưa kể phương pháp chưa chắc là mang lại hiệu quả mong muốn.

Báo động về nạn săn bắt loài voi Châu Á

Về thiên nhiên, Le Monde báo động về nạn săn bắt loài voi Châu Á, bởi vì ngoài ngà voi, người Trung Quốc nay còn tiêu thụ rất nhiều da voi. Số lượng voi bị lột da bỏ xác lại trong các khu rừng rậm ở Miến Điện đang gia tăng. Da voi dùng để bào chế thuốc đông y hoặc chế biến thành đồ trang sức, nên rất được dân Trung Quốc ưa chuộng.

Ngày 11 và 12/10 tới tại Luân Đôn sẽ diễn ra hội nghị quốc tế về buôn bán trái phép các loài hoang dã, tổ chức phi chính phủ của Anh Elephant Family báo động về nạn buôn lậu đang bùng nổ ở Đông Nam Á và đặc biệt là tại Miến Điện. Số lượng xác voi được tìm thấy tại quốc gia láng giềng của Trung Quốc cho thấy là loài voi, trong đó có khoảng 2000 con sống hoang dã, ngày càng là nạn nhân của nạn săn bắt lấy da cung cấp cho người Trung Quốc.

Theo Le Monde, da voi được dân Trung Quốc ưa chuộng vì hai lý do : thứ nhất, nó được cho là có tác dụng trị các bệnh về bao tử và da, nên được dùng trong việc bào chế thuốc đông y. Thứ hai, da voi được dùng để chế biến đồ trang sức như vòng đeo tay, mặt hàng thu hút ngày càng nhiều người vào lúc đang trở lại mốt sử dụng hàng thủ công truyền thống. Tại các chợ dọc theo biên giới Miến Điện – Trung Quốc, ta có thể tìm thấy da voi.

Nhật báo Myanmar Times gần đây đưa ra một con số thống kê đáng ngại : trong năm 2010, chỉ có 4 xác voi được phát hiện, con số này tăng lên thành 23 vào năm 2013 và đến năm 2016 cao gấp ba lần năm 2013. Điều đáng báo động nhất đó là nạn săn bắt voi để lấy da không chừa cả voi cái lẫn voi con. Trước đây, vì cần ngà voi, người ra chỉ giết voi đực vì voi đực có ngà lớn hơn.

Trang nhất báo Pháp

Hỗ trợ sinh sản (Procréation médicalement asssistée – PMA), đó là cụm từ nằm trên trang nhất hai nhật báo Le Figaro và và nhật báo công giáo La Croix số ra hôm nay, sau khi các giám mục Pháp vừa ra một tuyên bố long trọng chống lại điều mà họ gọi là việc "sản xuất" trẻ em, trong bối cảnh các dân biểu Quốc Hội Pháp đang tranh luận về việc sửa đổi luật về đạo đức sinh học (bioéthique).

Cũng về y khoa, tờ Libération dành trang bìa cho chứng bệnh Alzheimer với câu hỏi : "Alzheimer : Có nên gọi đó là bệnh ?". Theo Libération, bên cạnh những nỗi đau mà những bệnh nhân Alzheimer và thân nhân của họ gánh chịu, căn bệnh này gây chia rẽ giới y khoa : đối với một số người, đó chỉ là một cách chẩn đoán để xã hội không phải nhìn thẳng vào thực tế về sự lão hóa.

Trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos thì chú trọng đến "Sức mua : những lời hứa hẹn của năm 2019", với dự báo của Đài quan sát tình hình kinh tế Pháp (OFCE) là sức mua của dân Pháp sẽ tăng thêm 3,5 tỷ euro vào năm tới nhờ vào các biện pháp của chính phủ Macron. Riêng Le Monde thì đưa tựa trên trang nhất về tình hình Yemen, nơi mà nạn nghèo đói gây chết người nhiều hơn là chiến sự, với 8 triệu người dân đang bị nạn đói đe dọa.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Thắng cử lập pháp giúp thủ tướng Nhật đẩy nhanh sửa đổi Hiến Pháp chủ hòa (RFI, 23/10/2017)

Trong cuộc bầu cử được tổ chức ngày hôm qua, 22/10/2017, theo các thẩm định của truyền thông Nhật Bản, liên minh giữa đảng bảo thủ Tự Do Dân Chủ (PLD) của thủ tướng Shinzo Abe và đảng Komeito (trung hữu) đã dẫn đầu, giành được thắng lợi rõ nét, chiếm hai phần ba số ghế tại Hạ Viện, ít nhất là 310 dân biểu trong tổng số 465 ghế. Thắng lợi này cho phép thủ tướng Shinzo Abe đẩy nhanh tiến trình sửa đổi Hiến Pháp chủ hòa.

abe1

Thủ tướng Shinzo Abe trong buổi họp báo tại Tokyo, ngày 23/10/2017, sau chiến thắng lập pháp. Reuters/Toru Hanai

Từ Tokyo, thông tín viên Frederic Charles giải thích :

"Shinzo Abe muốn là bản Hiến Pháp chủ hòa, do Mỹ soạn thảo và áp đặt từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, thừa nhận sự tồn tại của quân đội Nhật Bản, một trong những quân đội hiện đại nhất thế giới và để cho nước này lại được quyền tham chiến. Ông thủ tướng muốn sửa lại điều 9 trong bản Hiến Pháp cấm Nhật Bản tiến hành chiến tranh để giải quyết các xung đột.

Shinzo Abe đã diễn giải lại Hiến Pháp để cho phép quân đội Nhật Bản được tham gia vào các chiến dịch ở nước ngoài, cùng với quân đội Mỹ. Một nửa dân Nhật vẫn muốn duy trì bản Hiến Pháp chủ hòa, vì theo họ, Hiến Pháp hiện nay giúp ngăn cản giới lãnh đạo tìm cách tiến hành chiến tranh.

Liên quan đến Bắc Triều Tiên, Shinzo Abe muốn củng cố liên minh với Hoa Kỳ, và cũng như Donald Trump, không loại trừ khả năng can thiệp quân sự, nếu cần. An ninh của Nhật Bản phụ thuộc vào ô hạt nhân của Mỹ".

RFI tiếng Việt

*******************

Thủ tướng Nhật Abe tái đắc cử, tiếp tục ‘cứng rắn’ với Triều Tiên (VOA, 23/10/2017)

Liên minh cầm quyn ca Th tướng Nht Bn Shinzo Abe đã giành chiến thng áp đo trong cuc bu c hôm Ch nht 22/10 đ m rng thi gian cm quyn và tiếp tc n lc tháo d nhng hn chế v quân s theo hiến pháp ch hòa.

abe2

Thủ tướng Nht Bn Shinzo Abe.

"Đây là một chiến thng rất ln được trao cho chúng tôi", Th tướng Abe nói ti mt cuc hp báo th đô Tokyo hôm th Hai 23/10. "Chúng tôi khiên tn nhn lãnh thng li này"

Ông Abe bày tỏ hy vng s s dng chính sách "ngoi giao mnh m và kiên quyết" đ gii quyết các vn đ liên quan đến các chương trình tên la và ht nhân ca Triu Tiên.

Ông Abe nói : "Chúng tôi sẽ tăng cường phi hp vi cng đng quc tế đ Triu Tiên thay đi l trình ca h".

Cuối tháng 9, khi công chúng gia tăng ng h lp trường cng rn ca ông đi với mi đe da ht nhân Triu Tiên, ông Abe đã gii tán H vin, đ ngh̉ chức bu c sm vào Ch nht va qua, thay vì ch cho đến khi quc hi mãn nhim vào tháng 12/2018.

Theo đài truyền hình Nht Bn NHK, Đng Dân ch T do ca ông Abe (LDP) và đi tác liên minh Đảng Komeito, giành được 312 ghế trong H ngh vin có tng cng 465 ghế, còn được gi là Vin Diet, đt hơn đa s 2/3, tc 310 ghế. Các đng đi lp ch giành được 143 ghế. Kết qu chung cuc s được công b hôm nay, th Hai 23/10.

Những người ng h đng bo th ca Th tướng Abe xem chiến thng này là mt cuc biu quyết tín nhim đi vi các chính sách ca ông nhm tăng cường kh năng quc phòng ca Nht Bn và tht cht quan h vi Hoa Kỳ.

An ninh quốc gia đã tr thành mt mi quan ngại trong công chúng khi Nht Bn đi mt vi mi đe da ca Triu Tiên – quc gia cng sn láng ging mi đây đã bn hai tên la tm trung bay ngang qua không phn Nht Bn và đe da s "nhn chìm" nước Nht xung bin.

Chính quyền Th tướng Abe ng h tăng chi tiêu quc phòng cho máy bay chiến đu, tên la tm xa và h thng phòng th tên la. Ông Abe cũng ng h chính sách ca Tng thng M Donald Trump tăng áp lc ti đa, s dng chế tài và đe da hành đng quân s đ buc chế đ Kim Jong-un t b chương trình ht nhân.

Các nhà phê bình nói rằng ni lng các hn chế đi vi quân đi s tách Nht Bn ra khi các mâu thun đang do M lãnh đo. Đe da ca Tng thng Trump s dùng vũ lc đ tiêu dit Triu Tiên hoàn toàn, nếu b tn công, càng làm tăng mi quan ngi này.

Ông Abe cho biết ông d đnh s sm triu tp mt phiên hp đc bit ca Vin Diet đ thành lp chính ph mi trước tháng 11, khi Tng thng Trump thăm Nht Bn và trước khi ông Abe đi d hi ngh kinh tế khu vc APEC ti Vit Nam và hi nghị thượng đnh v an ninh ASEAN ti Philippines.

*********************

Bình Nhưỡng có thể đang tiến hành sản xuất hàng loạt vũ khí sinh học (RFI, 3/10/2017)

Bắc Triều Tiên có thể đang tiến hành sản xuất hàng loạt nhiều loại vũ khí sinh học tại Viện Công nghệ sinh học Bình Nhưỡng, nơi chuyên nghiên cứu các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp.

abe3

Lãnh đạo Kim Jong-un đang đi thanh tra một nhà máy tại Bình Nhưỡng. Bức ảnh được hãng tin KCNA của Bắc Triều Tiên đăng tải vào ngày 10/08/2016. KCNA/via Reuters

Theo Đài Châu Á Tự Do RFA, hôm 21/10/2017, trích dẫn một báo cáo mới được xuất bản của Trung tâm Belfer, thuộc trường Kennedy (Kennedy School), Đại học Harvard, chính quyền Bình Nhưỡng đã có trong tay các vũ khí sinh học và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc sản xuất công nghiệp những loại vũ khí sinh học này. Báo cáo này cho rằng Bắc Triều Tiên hiện đang sở hữu khoảng 13 loại tác nhân gây bệnh, trong số đó có vi khuẩn gây ngộ độc thịt, bệnh tiêu chảy, và bệnh dịch hạch. Vi khuẩn gây bệnh than và đậu mùa rất có thể đã được sử dụng.

Theo nhóm tác giả của báo cáo, sự tiến triển chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng có thể được theo dõi dựa trên số vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa thành công, nhưng quá trình nuôi cấy các vi sinh vật gây bệnh là không thể kiểm soát được sau những cánh cửa phòng thí nghiệm đóng kín.

Về phía Washington, trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền thông Fox News hôm qua 22/10/2017, tổng thống Donald Trump bày tỏ sự tin tưởng tuyệt đối trước năng lực quốc phòng "gây sốc" của Hoa Kỳ, và tuyên bố, Washington đã "hoàn toàn sẵn sàng" để đối phó với những đe dọa từ Bình Nhưỡng. Ông chủ Nhà Trắng cũng lên tiếng đề cao hành động "giúp đỡ" của chính quyền Bắc Kinh trong việc gia tăng trừng phạt lên Bắc Triều Tiên.

Hồ sơ hạt nhân Bình Nhưỡng luôn là mối bận tâm lớn của Washington, đặc biệt trong vài tháng gần đây, tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un liên tục có những màn đấu khẩu căng thẳng xoay quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi này.

Duy Anh

Published in Châu Á