Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/10/2022

Đại hội 20 : Tập Cận Bình củng cố thêm quyền lực

Alice Ekman, Trọng Thành, Minh Anh , Ngô Nhân Dụng

Ưu tiên của Tập Cận Bình không còn là tăng trưởng kinh tế

Alice Ekman, Trọng Thành, RFI, 17/10/2022

Đại hội XX của Đảng cộng sản Trung Quốc khai mạc hôm 16/10/2022. Phát biểu của lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình - người được coi là sẽ tiếp tục đứng đầu Trung Quốc thêm tiếp một nhiệm kỳ 5 năm – đang được soi xét kỹ. Theo tiến sĩ Alice Ekman, Viện Nghiên cứu An ninh của Liên Âu (EUISS), ông Tập Cận Bình chủ trương đưa Trung Quốc trở thành một siêu cường, áp đặt các quy tắc đối với phần còn lại của thế giới, bất chấp "các trả giá về kinh tế".

tangtruong1

Ông Tập Cận Bình chủ trương đưa Trung Quốc trở thành một siêu cường, áp đặt các quy tắc đối với phần còn lại của thế giới, bất chấp "các trả giá về kinh tế"

Trái ngược với quan điểm khá phổ biến trong giới quan sát, cho rằng Trung Quốc đang mất đi thế mạnh của mình là tốc độ tăng trưởng cao, điều được coi là tạo nên tính chính đáng của Đảng cộng sản Trung Quốc trong con mắt của đông đảo dân chúng, chuyên gia Alice Ekman nhấn mạnh : "Tại Trung Quốc, ưu tiên của Tập Cận Bình không còn là tăng trưởng kinh tế". Lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng cho nhiều hy sinh về kinh tế cũng như "quyền lực mềm" nếu cần, để đạt được mục tiêu tăng cường quyền lực của Đảng cộng sản, và ý thức hệ của Đảng. Chế độ Tập Cận Bình cũng sẵn sàng từng bước giảm bớt các hợp tác với phương Tây.

Mục Theo dòng thời sự của RFI giới thiệu một số nét chính trong cuộc trả lời phỏng vấn của chuyên gia Alice Ekman (*) với tuần báo Pháp L’Express (đăng tải ngày 16/10/2022).

***

Bất chấp các thiệt hại nặng nề về kinh tế do các chính sách cứng rắn, chế độ Tập Cận Bình quyết định không vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà sao lãng việc siết chặt sự kiểm soát của Đảng với toàn xã hội. L’Express đặt câu hỏi :

Liệu chế độ Tập Cận Bình có lo ngại tăng trưởng kinh tế bị hãm lại đe dọa quyền lực của Đảng hay không ?

Tiến sĩ Alice Ekman nhấn mạnh : Bắc Kinh đã "sẵn sàng trả giá về kinh tế cho việc bảo đảm một số mục tiêu chính trị và ý thức hệ". Các ví dụ không thiếu. Cụ thể là : sau khi Bắc Kinh áp đặt luật An ninh Quốc gia mới khiến đặc khu Hồng Kông mất hẳn vị thế trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, thu hút đầu tư. Nhiều chi nhánh của các tập đoàn quốc tế đã quyết định rời Hồng Kông để chuyển sang Singapore, kể từ khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh nói trên từ tháng 6/2020. Tuy nhiên điều này không làm cho chính quyền Tập Cận Bình thay đổi chính sách.

Một ví dụ khác là : Bắc Kinh đã quyết định trừng phạt các nghị sĩ Liên Âu, để đáp trả việc Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt bốn quan chức địa phương Trung Quốc, thuộc tỉnh Tân Cương, bị cáo buộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Hệ quả của việc này là việc phê chuẩn Thỏa thuận khung về đầu tư giữa Liên Âu và Trung Quốc đã bị đình chỉ. Bắc Kinh dự kiến sẽ được hưởng nhiều lợi ích lớn nhờ Thỏa thuận này, nhưng trong mắt của Bắc Kinh, cần phải duy trì lập trường (chính trị) hiện nay cho dù phải mất các hợp đồng dự kiến với "các thế lực thù địch phương Tây".

Một ví dụ thứ ba được chuyên gia Viện Nghiên cứu An ninh của Liên Hiệp Châu Âu đưa ra là Trung Quốc tiếp tục chính sách ủng hộ Nga, "không lên án cuộc xâm lăng" Ukraine, tiếp tục duy trì nhiều quan hệ kinh tế với Nga, bất chấp uy tín của Trung Quốc sụt giảm trong con mắt của các nước Đông Âu và Baltic. Tại thượng đỉnh Liên Âu – Trung Quốc tháng 4/2022, Liên Âu đã kêu Bắc Kinh làm sáng tỏ lập trường về chiến tranh tại Ukraine, và nhấn mạnh tầm quan trọng của các quan hệ thương mại Âu – Trung, nhưng Bắc Kinh không thay đổi quan điểm.

Vì sao chế độ Tập Cận Bình lại quyết định chuyển sang lập trường hoàn toàn khác trước ?

Kể từ thời Đặng Tiểu Bình đến thời gian cách đây mươi năm, nhà cầm quyền Trung Quốc coi việc phát triển kinh tế để đưa dân chúng thoát nghèo, xây dựng xã hội thịnh vượng, khá giả là mục tiêu chính. Các tham vọng lãnh thổ trên biển và trên đất liền vẫn tồn tại nhưng chỉ đóng vai trò thứ yếu trong chính sách của Bắc Kinh trong giai đoạn này. Thời Giang Trạch Dân, mục tiêu tăng trưởng kinh tế vẫn còn là chủ đạo. Nhưng tình hình giờ đây là ngược lại.

Theo tiến sĩ Alice Ekman, Trung Quốc "sau khi đã củng cố được vị thế của nền kinh tế thứ hai thế giới, và ưu tiên giờ đây của Bắc Kinh là củng cố hệ thống chính trị và mở rộng sức ảnh hưởng của hệ thống chính trị Trung Quốc ở nước ngoài".

Chống lại phương Tây giờ đây là chính sách xuyên suốt của chính quyền Tập Cận Bình. Nếu như cách đây khoảng 10 hay 15 năm, thái độ thù địch với phương Tây có thể được bày tỏ trong một số cuộc họp kín của giới ngoại giao, hay nghiên cứu Trung Quốc, thì giờ đây, thái độ này được bày tỏ công khai và liên tục. Chính quyền Trung Quốc thường xuyên cáo buộc Hoa Kỳ và các đồng minh gieo rắc rối loạn khắp thế giới, giật dây cho "các cuộc cách mạng màu" khắp nơi. Bắc Kinh cũng đặc biệt phát triển các tuyên truyền "chống thực dân", tỏ ra rất hiệu quả trong việc chinh phục công luận "các nước phía nam" (tức các nước đang phát triển hoặc đang trỗi dậy).

Chính quyền Nga cũng có một quan điểm tương tự. Bắc Kinh đã tìm thấy ở Moskva "sự đồng điệu về ý thức hệ" trong lập trường thù địch với phương Tây. Giống như Nga, Bắc Kinh khẳng định cuộc chiến tranh tại Ukraine hiện nay trước hết là do các khiêu khích của NATO và Mỹ. Đứng từ quan điểm của Trung Quốc, tội lỗi hoàn toàn thuộc về phương Tây. Chuyên gia Alice Akman nhấn mạnh : nếu tin theo các lời lẽ tuyên truyền của Nhà nước Trung Quốc, "tất cả các cuộc chiến tranh trên thế giới, khu vực hay nội chiến, đều là tội của các nhà nước thực dân phương Tây".

Chính quyền Tập Cận Bình mạo hiểm khi theo đuổi bước ngoặt chiến lược như vậy, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm hẳn, chính sách "Zero Covid" khiến đất nước nhiều phần bị tê liệt ?

Theo chuyên gia Viện Nghiên cứu An ninh của Liên Hiệp Châu Âu, Trung Quốc không đến mức bị cô lập, cho dù có thể có ấn tượng là như vậy từ Bruxelles hay Washington. Hình ảnh đất nước Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình bị xuống cấp trong ngày càng nhiều quốc gia, trong đó có Châu Âu. Thế nhưng, tại nhiều nơi khác trên thế giới, Trung Quốc vẫn tiếp tục là một nhà đầu tư lớn, cung cấp các cơ sở hạ tầng về giao thông, mạng lưới viễn thông, công nghệ. Các dự án của kế hoạch Con Đường Tơ Lụa mới "còn xa mới bị chôn vùi". Cho dù tại Sri Lanka hay một số quốc gia khác, kế hoạch này của Tập Cận Bình bị khựng lại, thì tại nhiều nơi khác Con Đường Tơ Lụa mới vẫn là một nội dung chủ đạo trong các vận động ngoại giao của Trung Quốc.

Bện cạnh sức mạnh gia tăng của Quân đội Trung Quốc, cũng là quân đội thứ hai có ngân sách đứng thứ hai trên thế giới, tiếp tục tăng 7% trong năm nay, nhà Trung Quốc học Alice Ekman cũng báo động về quy mô lớn của mạng lưới ngoại giao trên thế giới của Trung Quốc, được đánh giá là đứng đầu về số lượng các đại sứ và lãnh sự, vượt Hoa Kỳ và Pháp.

Các vận động ngoại giao của Bắc Kinh giúp cho Trung Quốc giảm bớt các áp lực từ phương Tây, và khối các nền dân chủ nói chung. Bà Alice Ekman nhấn mạnh đến việc mới đây, đầu tháng 10, Bắc Kinh đã huy động được đa số các nước trong Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu chống lại việc tổ chức một cuộc thảo luận tại Hội đồng về tình hình xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Tân Cương. Trung Quốc cũng đã thành công trong việc đạt được một thỏa thuận trao đổi mậu dịch tự do giữa 15 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương (RECEP), đi vào hoạt động từ đầu năm 2022. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, với Trung Quốc là thành viên sáng lập, vừa tổ chức thượng đỉnh tại Kazakhstan, với sự tham gia của lãnh đạo Trung Quốc, lần đầu tiên ra nước ngoài, kể từ đầu đại dịch.

Chuyên gia Viện Nghiên cứu An ninh của Liên Hiệp Châu Âu cũng lưu ý là, về mặt công nghệ kỹ thuật số, chính quyền Tập Cận Bình đã có một chiến lược mới, nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, không chỉ trong lĩnh vực sản xuất các linh kiện bán dẫn, mà toàn bộ các công đoạn trong dây chuyền nghiên cứu, chế tạo linh kiện bán dẫn nói chung. Nỗ lực của Trung Quốc có khả năng thành công hay không trong lĩnh vực công nghệ đỉnh cao này, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng cô lập hơn với các nền công nghiệp phát triển ?

Câu trả lời của tác giả là khó có thể đoán định, tuy nhiên, điều chắc chắn là "sẽ là sai lầm khi đánh giá thấp nỗ lực rượt đuổi của Trung Quốc". Alice Ekman dự báo, chính quyền Tập Cận Bình sẽ theo đuổi chính sách tách dần khỏi các nước phương Tây, về nhiều mặt, từ kinh tế, đến khoa học, truyền thông… "Nhiều cộng đồng riêng rẽ" - trong đó có các cộng đồng Trung Quốc là thành viên trụ cột - đang dần dần hình thành, dựa trên những tiêu chuẩn rất khác nhau, đối thoại ngày càng khó khăn.

Theo Cyrille Pluyette

Nguyên tác : Alice Ekman : "En Chine, la priorité de Xi Jinping n'est plus la croissance économique", L'express, 16/10/2022

Trọng Thành tóm lược 

Nguồn : RFI, 17/10/2022

Ghi chú

(*) Chuyên gia Alice Ekman là tác giả của nhiều khảo cứu về Trung Quốc. Tác phẩm mới nhất của bà là "Dernier vol pour Pékin - Essai sur la dissociation des mondes" (Nhà xuất bản Editions de l'Observateur) ra mắt ngày 16/10/2022.

*********************

Đảng cộng sản Trung Quốc siết chặt kiểm soát kinh tế

Minh Anh, RFI, 17/10/2022

Trong suốt 10 năm cầm quyền, Tập Cận Bình đã trao cho các doanh nghiệp nhà nước vai trò cột trụ trong chiến lược kinh tế, đồng thời gia tăng tầm kiểm soát của Đảng cộng sản Trung Quốc trong lãnh vực tư nhân. Phải chăng giai đoạn mở cửa và cải cách thời Đặng Tiểu Bình đã bị khép lại ?

tangtruong2

Người dân xem truyền hình cảnh chủ tịch Tập Cận Bình tham dự lễ khai mạc Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 20, Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 16/10/2022. Reuters – Aly Song

Khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền cách nay 10 năm, giới quan sát nghĩ rằng Trung Quốc sẽ có một nhà lãnh đạo cấp tiến. Ngay những tháng đầu tiên đầu nhiệm kỳ, thủ tướng của ông là Lý Khắc Cường liên tiếp tuyên bố ủng hộ giảm bớt vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế.

Nhưng 10 năm sau, "không những vai trò của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế chưa bao giờ ngừng được củng cố từ ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa năm 1949, mà còn được tăng cường mạnh mẽ hơn kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền", theo như nhận định của nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Alice Ekman trên nhật báo kinh tế Les Echos (14/10/2022).

Sau nhiều năm tăng trưởng ngoạn mục, khu vực tư nhân đang bị thu hẹp, trong khi đó, khối doanh nghiệp nhà nước dần dần chiếm vị trí trọng tâm cho chính sách kinh tế của Tập Cận Bình. Theo Les Echos, khu vực này giờ cung cấp đến 12% thị trường lao động và chiếm từ 25. 30% GDP của Trung Quốc.

Nhà Trung Quốc học, cựu thủ tướng Úc, Kevin Rudd, trong một bài viết có tựa đề "Thế giới theo nhãn quan của Tập Cận Bình", đăng trên Foreign Affairs, giải thích rằng đó là do nền kinh tế Trung Quốc trong một thập niên qua đã chuyển hướng theo chủ nghĩa Marx, tăng cường vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế.

Sự chuyển hướng này cũng một phần bắt nguồn từ việc ông Tập Cận Bình mất niềm tin vào nền kinh tế thị trường sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khủng hoảng tài chính Trung Quốc năm 2015 do bùng nổ bong bóng thị trường chứng khoán, khiến giá cổ phiếu Trung Quốc bị giảm mất đến 50%.

Cũng theo ông Tập, thời kỳ cải cách và mở cửa do Đặng Tiểu Bình đề xướng đã tạo ra một sự phát triển "không cân đối và không phù hợp" Và do vậy ông bác bỏ quan điểm của Đặng Tiểu Bình cho rằng "Trung Quốc cần phải chịu đựng sự bất bình đẳng trong hàng trăm năm trước khi đạt được sự thịnh vượng cho tất cả mọi người". Theo Tập Cận Bình, Trung Quốc có thể trở nên vĩ đại và đạt được sự bình đẳng về kinh tế nếu nước này tuân thủ nghiêm ngặt hơn các nguyên tắc của chủ nghĩa Marx.

Kết quả của tư tưởng này là các doanh nghiệp nhà nước, tuy mức sản xuất thấp hơn của khối tư nhân gần 20%, được trao nhiệm vụ thực thi các chính sách công nghiệp chiến lược mũi nhọn của Trung Quốc như các lĩnh vực công nghệ cao, các chương trình chống biến đổi khí hậu. Cùng lúc, Tập Cận Bình cũng mở một cuộc chiến chống các "biến tướng" của chủ nghĩa tư bản, khi ông không ngừng nhấn mạnh đến lòng trung thành của các doanh nghiệp đối với Đảng, bất kể đó là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân.

Do vậy, các chi bộ đảng hiện diện không chỉ trong doanh nghiệp nhà nước mà cả trong khối tư nhân, kể cả trong các doanh nghiệp nước ngoài, với nhiều quyền hạn đáng kể : Tổ chức các cuộc họp phê và tự phê, các buổi học "tư tưởng Tập Cận Bình" và thậm chí quyết định cả việc chọn lựa ban lãnh đạo, cũng như là các định hướng chiến lược của doanh nghiệp.

Mặt khác, khi tham gia vào vốn của các công ty tư nhân, Nhà nước khuyến khích các doanh nhân thành đạt đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước, hình thành nên một kiểu hệ thống hỗn hợp, trộn lẫn thị trường với Nhà nước ở một mức độ lớn hơn bao giờ hết. Và đó sẽ là một nền "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa theo đặc tính Trung Hoa", theo đúng như ngôn từ của Bắc Kinh. Tóm lại, theo kết luận của cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd, "kỷ nguyên cải cách và mở cửa" của Đặng Tiểu Bình đã kết thúc, thay vào đó là một nền kinh tế chính thống mới, một sự pha trộn giữa kế hoạch hóa và các vùng tự do mậu dịch, giữa Nhà nước và tư bản chủ nghĩa !

Minh Anh

Nguồn : RFI, 17/10/2022

***********************

Tp Cn Bình vi Đi hi 20

Ngô Nhân Dụng, VOA, 15/10/2022

Tht li ngoi giao ln nht ca Tp Cn Bình là biến nước M thành thù đch. Trước khi Tp lên ngôi, ch có 40% dân M không có cm tình vi Trung Quc, bây gi đã có ti 82% ghét nước Trung Quc.

xi2

Năm 2016, Tp Cn Bình được suy tôn lên làm "Lãnh t ct lõi" (Hch tâm lãnh đo), mt danh hiu không còn dùng t sau thi Mao Trch Đông.

Ngày Ch Nht ti, Đi hi th 20 Đảng cộng sản Trung Quc s tôn vinh Tp Cn Bình lên "ngôi cu ngũ". Quyn lc Đảng cộng sản đã được đnh chế hóa, s được thâu tóm li trong tay mt cá nhân. Dân Trung Quc đang tp sng li ging thi Mao Trch Đông.

Nói v Tp Cn Bình, tun báoEconomist trích dn li Machiavelli 5 thế k trước, nói rng các v quân vương được lên tha kế duy trì quyn lc d dàng hơn các chế đ mi lp, vì h ch cn không đi ra ngoài "khuôn kh đi trước" đ li. T báo thy đó là lý do Tp Cn Bình vn c đng cho ch nghĩa Mác, Lenin, đ đ bo v lòng trung thành ca 97 triu đng viên cng sn, mc dù trong thc tế kinh tế Trung Quc đã tư bn hóa t lâu.

Tp Cn Bình không cn đc Machiavelli hay Hàn Phi T, triết gia Trung Hoa trước đó by thế k, đ hc các thut chính tr. Tp thường nêu lên kinh nghim thc tế : Cng sn Liên Xô sp đ vì chính h t i ra ngoài khuôn kh ca đi trước". Khrushchev t cáo các ti ác ca Stalin ; Gorbachev cho đng viên b phiếu tht. Tp cũng noi gương Đng Tiu Bình : Đng không th t ra mình yếu, dù phi tàn sát sinh viên Thiên An Môn.

Tp Cn Bình tiến nhng bước chm chp nhưng chc chn nh ch dùng các kinh nghim thc tế như vy.

Năm 1982, Lý Thy làm phó ban T chc, đã lp ra tiu ban "Ct Cán Tr", đi tìm hiu khp nước, lp ra mt danh sách nhng cán b khong 20, 30 tui có trin vng thăng tiến nht, nuôi dưỡng, đ theo dõi và đ bt. Năm đó Tp Cn Bình ch là phó bí thư huyn Chính Đnh, trước có tên là Chân Đnh, tnh Hà Bc (quê hương ca Triu Đà, hoàng đế nước Nam Vit trước thi Hán thuc). Bí thư huyn vn là tay chân ca ông b, Tp Trng Huân, nên nâng đ con trai sếp cũ. Nhưng trong danh sách 1.100 cán b tr ca Lý Thy, đã có tên Tp Cn Bình. Trong s 14 thành viên Thường v B Chính tr Đảng cộng sản Trung Quc hai khóa 2007 và 2012 thì ch 2 người ngoài được lt vào còn 12 người có sn tên trong đó.

Trong 17 năm làm vic các tnh, Tp Cn Bình nm quyn Phúc Kiến (1985 - 2002) hoc Triết Giang (2002 - 2007), không my người đoán có ngày ông s lên "ngôi hoàng đế". Mt phóng viên theo ông thường xuyên năm 2002 phi than rng công vic rt bun nn : ng y có v e thn, chng nói năng điu gì bao gi". Tp theo kế "Tàng Long Phc H" vì kinh nghim bn thân. Ông b t chi by ln trước khi được nhn vào Đoàn Thanh niên cộng sản ; và năm 1974 cũng ch được "vào Đng" sau 10 ln np đơn.

Nhưng khi đã được "lt mt xanh" nhng lãnh t cp cao nht, Tp Cn Bình cho thy bn lãnh ca mình. Ngày 1/9/2012, ông biến mt, tt c các cuc hp bãi b, k c cuc tiếp đón ngoi trưởng M Hillary Clinton. Ngày 15, ông phó ch tch nhà nước tái xut hin. Chuyn gì xy ra trong hai tun l đó ?

Theo mt cu nhân viên CIA thì Tp Cn Bình đã "làm reo" đ mc c vi "các c". H là các lãnh t cng sn đã được Đng Tiu Bình chn và phân công, nhng Giang Trch Dân, H Cm Đào, cùng nhóm "Bát Lão" (tám c). H cm thy dù đã v hưu nhưng vn phi đóng vai "dìu dt" tt c đng viên. Tp Cn Bình đã đt điu kin : Hoc các c đng ngoài, không xía vô vic ca tôi, hoc tìm người khác làm.

Cui cùng Tp Cn Bình được toi nguyn. Nm quyn trong tay, ông tiêu dit các đi th trong đng bng đòn Đánh Tham Nhũng, t giết rui lên ti giết trâu bò ! Bc Hy Lai, bí thư Trùng Khánh, b đưa ra tòa v âm mưu tiếm quyn. Chu Vĩnh Khang, mt đ t ca Giang Trch Dân quyn lc ngt tri trong c ngành an ninh ln gung máy kinh tế, b truy t, tch thu 14 t m kim cùng vi đàn em và h hàng. Cho đến nay đã có 4,7 triu cán b, đng viên b điu tra v tham nhũng. Nhng người chưa b đu nơm np s, vì trong chế đ cng sn nhng quan chc không đòi hi l cũng vn được "bôi trơn" ! Phi sng như mi người, không sao thoát khi !

Năm 2016, Tp Cn Bình được suy tôn lên làm "Lãnh t ct lõi" (Hch tâm lãnh đo), mt danh hiu không còn dùng t sau thi Mao Trch Đông. Năm sau, Trung ương Đng sa cương lĩnh ghi thêm "Tư tưởng Tp Cn Bình" làm mt kim ch nam. Trước đây, cương lĩnh ch nói đến Tư tưởng Mao Trch Đông, vi Lý thuyết Đng Tiu Bình, "lý thuyết" nghe thp hơn "tư tưởng" ! Tp Cn Bình nay được đt ngang hàng vi Mao Trch Đông.

Chc Tng bí thư không có gii hn ; hai ông Giang Trch Dân, H Cm Đào đu mi người t ý rút lui sau hai nhim k 5 năm. Tp Cn Bình không mun b ràng buc vi tp tc này ; năm 2018 đã cho sa cương lĩnh, nói rõ ràng v trí Tng bí thư có th được tái nhim không hn đnh. Năm nay, Bình chc chn được bu thêm 5 năm na, và s còn tiếp tc sut đi nếu mun. Mao Trch Đông cm quyn t 1949 đến khi chết 1976. Nếu mun tr vì được 27 năm như Mao, Tp s phi sng ti năm 2039 ! Lúc đó ông ta cũng mi 86 tui, ch già hơn vua Càn Long khi chết (1711 - 1796) chng mt tui !

Tp Cn Bình nm đ các quyn hành, không thua Càn Long hay Mao Trch Đông bao nhiêu : Tng bí thư đng, Ch tch Quân y Trung ương ; và chc ch tch nước sang năm s được quc hi bu li. H Tp c tình rp theo khuôn mu ca Mao. Trong các dp l đu mc áo kiu Mao, khác các Giang và H thường mc âu phc. Trong l Quc khánh ngày 1 tháng 10, Tp cũng đng đc din văn ti qung trường Thiên An Môn như Mao hi còn sng.

Tp Cn Bình chng t có tham vng không thua Mao v chính tr quc tế, nhưng dùng phương tin khác. Mao tuyên dương cách mng toàn cu bng bo lc, c đng các nước nghèo (nông thôn) cùng bao vây các nước giàu (thành th). Tp không kêu gi bo lc mà ch dùng tin. Tp "hi l" các nước nghèo đ xây dng Mt Vòng Đai, Mt Con Đường. Chương trình Nht Đi Nht L là mt phn ca Gic Mng Trung Hoa, khôi phc đa v Trung Quc trên thế gii, ít nht bng thi Minh Thành T, đu thế k 15. Nhưng cho đến nay, kế hoch này chưa thy du hiu thành công.

Trong khi đó, thế gii lên án các tri tp trung ci to người Uyghurs Tân Cương, các lut l mi hn chế t do ca dân Hng Kông, và nhng chuyến biu din máy bay và phi đn quanh đo Đài Loan. Dư lun các nước đu nghi ng tham vng ca Bc Kinh, ging như các nước thc dân các thế k trước.

Tht bi ngoi giao ln nht ca Tp Cn Bình là biến nước M thành thù đch. Trước khi Tp lên ngôi, ch có 40% dân M không có cm tình vi Trung Quc, bây gi đã có ti 82% ghét nước Trung Quc. Tp ng h Putin trong chiến tranh Ukraine, uy tín càng xung dc. Chính ph M đã đánh thuế nng trên hàng hóa t Trung Quc, tuy không gây thit hi nào đáng k nhưng vic ngăn cm bán các cht bán dn tân tiến nht đã khiến công nghip đin t và tin hc ca Trung Quc đình tr t 10 đến 20 năm.

Tp Cn Bình cũng t cht tay cht chân kinh tế Trung Quc vi nhng mi đe da trên các công ty tin hc và internet, ri đến chính sách quá khích "ngăn sông cm ch" đ ngăn chn Covid 19 khiến kinh tế suy yếu hơn.

Sau khi yên đa v lãnh đo trong 5 hay 10 năm na, liu Tp Cn Bình có thay đi hay không ? Ông ta có th nh tay hơn đ giúp phc hi kinh tế, sau khi chn mt th tướng mi d bo hơn Lý Khc Cường. Nhưng ông s không bao gi chia s quyn lc vi ai. Đây là điu bt hnh cho người Trung Hoa. Vì nn kinh tế da trên hiu biết và thông tin không th nào phát trin trong mt chế đ đc tài.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 15/10/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Alice Ekman, Trọng Thành, Minh Anh, Ngô Nhân Dụng
Read 327 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)