Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

24/11/2022

"Lễ xuất khẩu xe ô tô điện Vinfast"

Kim Ngọc

Chiêu trò đánh bóng mới của Vingroup trong bối cảnh kinh doanh rất ảm đạm

Trên mạng xã hội mới xuất hiện một tấm thiệp mời được cho là của Vinfast phân phát cho khách mời đến dự "Lễ xuất khẩu xe ô tô điện Vinfast".

Theo thông tin trên tấm thiệp này, "Lễ xuất khẩu xe ô tô điện Vinfast" dự kiến sẽ được tổ chức vào 10g sáng ngày 25/11, tại Cảng MPC Port – Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

vinfast1

Giấy mời dự "Lễ xuất khẩu xe ô tô điện Vinfast"

Truyền thông trong nước tuyên truyền rằng, đây được xem là sự kiện đánh dấu bước tiến lịch sử của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có sản phẩm xe điện thông minh xuất xưởng và sẵn sàng chinh phục thế giới… Nhưng cái nhìn của công chúng đối với sự kiện này lại không giống như Vingroup và truyền thông trong nước mong đợi. Đa số hoài nghi về thành công của Vinfast, một số nhạo báng sự làm màu quá lố của Vinfast. Bởi vì, qua một thời gian sử dụng, khách hàng của Vinfast không hài lòng về chất lượng của dòng xe này, và xã hội thì đã và đang chứng kiến quá nhiều những tai tiếng của Vingroup.

Một khách hàng sử dụng xe ô tô điện Vinfast VF e34 cho biết, dòng xe này có vấn đề liên quan đến việc sạc pin tại trụ sạc. Nhiều lúc các trụ sạc không cho khách vào sạc, súng sạc không nhận điện hoặc vấn đề sạc qua đêm. Khi sạc qua đêm, pin đầy thì sạc tự ngắt, nhưng màn hình chính lại không ngắt, dẫn đến pin chạy cho màn hình suốt đêm là hết, dù xe chưa sử dụng. Điều này tương tự như xe chạy xăng, đổ xăng đầy bình nhưng bình xăng bị rò rỉ, để qua đêm đến sáng là hết sạch. Ngoài ra, xe ô tô điện Vinfast VF e34 còn có một số lỗi gây khó chịu khác như : lốp xe mỏng dẫn đến khá ồn ; cách âm không tốt ; lỗi vặt phần mềm và khi cập nhật sửa lỗi này thì lại phát sinh lỗi khác…

Vingroup thì đang thất bại trong lĩnh vực bất động sản, cổ phiếu của Vin đang tuột dốc và Vingroup đang thua lỗ. Những dự án Vinpearl ở khắp nơi đang bị khách hàng, nhà đầu tư tố cáo lừa đảo. Chất lượng các công trình của Vinhome cũng có nhiều vấn đề…

Để cứu vãn tình trạng làm ăn bết bát, Vượng Vin đã tung ra nhiều chiêu thức "lùa gà" theo ngôn ngữ của cư dân mạng, như : Thành lập công ty mới và chuyển cổ phần đầu tư vào công ty mới ; chia nhỏ suất đầu tư ; cam kết tăng lãi suất…

Ngày 6/10/2022, ông Phạm Nhật Vượng – ông chủ của Vingroup – đã cho thành lập một công ty mới lấy tên là Công ty Cổ phần Quản lý và Đầu tư Bất động sản, viết tắt và VMI JSC, mà ông là cổ đông chính. Ông Vượng đầu tư vào VMI bằng cách chuyển nhượng 243 triệu cổ phiếu VIC ông đang nắm giữ, tương đương 16.200 tỷ đồng, cho Công ty VMI. Vậy, về bản chất vốn để hình thành nên VMI cũng là vốn từ Vingroup mà ra, và chuyện khôi hài là chính ông Vượng chuyển nhượng cổ phiếu cho ông.

vinfast2

Biểu đồ giá cổ phiếu VMH của Vingroup

Bình luận về việc này, facebooker Dương Quốc Chính cho rằng : "…bài của anh Vượng rất khôn, anh chơi chiêu lấy túi nọ bỏ vào túi kia, vì cả Vinhome lẫn VMI đều là của anh cả ! Anh lập cái VMI rồi dùng nó mua bất động sản đã và đang hình thành của Vinhome, rồi bán lẻ lại cho các nhà đầu tư nhỏ dưới hình thức hợp tác kinh doanh. Nhà đầu tư kiếm lời từ lợi nhuận gia tăng giá trị bất động sản trong thời gian đầu tư. Vấn đề là chắc gì nó đã tăng".

vinfast3

Chiến lược kinh doanh được VMI công bố

Facebooker này cũng dự đoán, trong thời gian đầu, ông Vượng sẽ để VMI có lợi nhuận cao khiến cho các nhà đầu tư "xuống tiền". Sau khi gom đủ tiền, ông này sẽ để VMI báo lỗ, lúc đó thì nhà đầu tư sập bẫy và mất trắng.

Chiêu "lùa gà" của ông Vượng càng lộ liễu khi mà chỉ trong một thời gian ngắn chính sách của VMI đã thay đổi mấy lần. Ban đầu, VMI dự định chia mỗi bất động sản ra làm 50 suất và kêu gọi đầu tư theo từng suất. Nhưng sau đó lại chia nhỏ hơn, mỗi bất động sản chia thành 200 suất, mỗi suất có giá tối thiểu là 38 triệu đồng. Như vậy, gói đầu tư nhỏ sẽ khiến các nhà đầu tư sẽ dễ dàng "xuống tiền" hơn. Rồi VMI ban đầu cam kết lợi nhuận 7,5%/năm, sau đó tăng lên 9,5%/năm cho nhà đầu tư tham gia trước 30/11 và 8,5%/năm cho các nhà đầu tư tham gia sau đó. Thời gian đầu tư từ 3 đến 5 năm. Nếu sau 18 tháng, nhà đầu tư muốn bán lại, VMI sẽ mua lại với lợi nhuận từ 6,5% đến 7,5%/năm. Tuy nhiên, những lời hứa hẹn về lãi suất chẳng có giá trị gì với hình thức "hợp tác kinh doanh". Vì thực tế, khi doanh nghiệp công bố lỗ, thì những người hợp tác kinh doanh chỉ đành ôm trái đắng, và không có gì đảm bảo về việc VMI sẽ mua lại suất đầu tư mà nhà đầu tư muốn bán trước kỳ hạn.

Như vậy, trong bối cảnh làm ăn thua lỗ và chưa biết làm thế nào để xoay chuyển dòng vốn, việc làm rùm beng một lô hàng xuất khẩu có phải là một chiêu trò mới để đánh bóng thương hiệu, để xây dựng niềm tin giả tạo, nhằm dễ dàng "lùa" thêm những con "" ngơ ngác mới lên sàn hay không ?

Kim Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 25/11/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Kim Ngọc
Read 254 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)