Tỷ phú sở hữu hãng hàng không ‘Bikini’ dính vào vụ kiện 155 triệu bảng Anh
Tỷ phú tổng giám đốc "Hãng hàng không Bikini" đã cam kết quyên tặng một khoản tiền lớn nhất từ trước đến nay cho một trường đại học Oxford hiện đang ra hầu Tòa Thượng thẩm ở Anh vì khoản tiền 155 triệu bảng.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo cam kết quyên tặng một khoản tiền lớn nhất từ trước đến nay cho trường đại học nhưng hiện là đang phải ra hầu tòa tại Tòa Thượng Thẩm Anh
Linacre College thông báo hơn một năm trước rằng để đổi lấy một món quà mang tính bước ngoặt từ Tập đoàn Sovico, họ sẽ đổi tên trường thành Thảo College.
Tập đoàn này là công ty mẹ của VietJet mà bà Thảo đã cho ra mắt vào năm 2007 và là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên do tư nhân điều hành tại Việt Nam. Hãng bay được gọi là "hãng hàng không bikini" sau khi cho nữ tiếp viên mặc bikini tham gia quảng cáo.
Một thập niên sau, bà đã đưa công ty ra niêm yết và khi làm như vậy, bà trở thành nữ tỷ phú duy nhất ở Đông Nam Á. Bà Thảo hiện là tổng giám đốc của VietJet và là chủ tịch của Sovico Holdings, công ty mẹ của VietJet Air đã đầu tư vào một số dự án bất động sản và năng lượng.
Nhưng hồ sơ được nộp tại bộ phận thương mại của Tòa án Thượng Thẩm cho thấy VietJet đang bị kiện với cùng một khoản tiền 155 triệu bảng cùng lãi suất đang tích lũy ở mức ít nhất 31.000 bảng mỗi ngày.
Đơn kiện do FW Aviation Holdings Limited đệ lên tòa án, cáo buộc VietJet thuê bốn chiếc máy bay nhưng rơi vào tình trạng nợ đọng sau khi không thể thanh toán nhiều đợt tiền thuê trong năm 2021.
VietJet đã nộp đơn bào chữa vào đầu tháng này, trong đó thừa nhận rằng họ nợ tiền thuê nhưng đổ lỗi cho "trục trặc dòng tiền" vì đại dịch và lệnh phong tỏa của Việt Nam khiến họ phải tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên, VietJet phủ nhận việc vi phạm hợp đồng thuê, và bác bỏ việc nợ "bất kỳ khoản nào nêu trong đơn kiện".
Vào tháng 11/2021, Linacre College trân trọng tuyên bố rằng bà Thảo đã cam kết thông qua công ty của bà sẽ quyên góp 155 triệu bảng Anh cho trường đại học.
Nhưng đợt chuyển 50 triệu bảng đầu tiên hiện đã quá hạn gần sáu tháng, và các nguồn tin biết về thỏa thuận cho biết khoản quyên góp này được coi là "đã chết", họ cho rằng vì chính phủ Việt Nam tạm thời không cho phép chuyển tiền ra nước ngoài.
Linacre College được thành lập vào năm 1962 và được đặt theo tên của nhà nhân văn và bác sĩ nổi tiếng Thomas Linacre. Ông sinh ra ở Canterbury vào giữa thế kỷ 15.
Bà Thảo sinh năm 1970 tại Hà Nội, miền Bắc Việt Nam. Bà bắt đầu tích luỹ tài sản ở tuổi 21 trong khi theo học tại Đại học Kinh tế Plekhanov của Nga ở Moscow. Tại đó bà nhập khẩu máy fax, nhựa và cao su vào Liên Xô thời đó.
Bà Thảo nói hồi tháng 11 năm ngoái rằng Oxford là "nơi thích hợp để biến mong muốn lâu dài của tôi để đóng góp cho nhân loại thông qua giáo dục, đào tạo và nghiên cứu thành hiện thực".
Một nguồn tin tuyên bố rằng chính phủ Việt Nam cấm chuyển tiền, nói thêm rằng "lý do có thể là do những phàn nàn về đưa số tiền đó ra khỏi Việt Nam, từ một nước nghèo chuyển sang một quốc gia phương Tây giàu có".
VietJet được gọi là "hãng hàng không bikini" sau khi cho nữ tiếp viên mặc bikini tham gia quảng cáo.
‘Gần gũi với chính quyền cộng sản’
Đầu năm nay, Chính phủ Anh đã tiến hành điều tra về khoản quyên góp, sau khi Julian Lewis, nghị sĩ cảnh báo tại Hạ viện rằng bà Thảo "cực kỳ gần gũi với chính phủ cộng sản Việt Nam".
Nhưng sau khi kết thúc điều tra, quan chức của Bộ Giáo dục ca ngợi mức độ thẩm định của Linacre College.
David Seale, giảng viên của Linacre College, cho biết : "Chúng tôi đang làm việc với Sovico và các cố vấn tài chính của họ để phát triển các quy trình chuyển tiền minh bạch, có thể kiểm chứng và đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý của cả chính phủ Anh và Việt Nam.
"Việc chuyển tiền bị chậm trễ do cần tìm ra một giải pháp tài khóa có hiệu quả. Sau các cuộc họp trực tiếp hiệu quả tại Việt Nam, chúng tôi hiện đang áp dụng tất cả các quy trình và thủ tục giấy tờ liên quan để chuyển tiền."
Tập đoàn Sovico và FitzWalter Capital Limited từ chối bình luận.
Camilla Turner
Nguyên tác : 'Bikini airline' tycoon due to have Oxford college named after her embroiled in £155m legal row, The Telegraph, 17/12/2022
Anh Khoa dịch
Nguồn : VNTB, 20/12/2022
***********************
VietJet Air vướng vào một vụ kiện tại Anh
RFA, 19/12/2022
VietJet Air, hãng máy bay Việt Nam được nhiều người biết đến với tên gọi ‘hãng hàng không bikini’, hiện bị dính vào một vụ kiện tại Tòa Thượng Thẩm Anh.
Hình đuôi hai chiếc máy bay Vietnam Airlines và Vietjet Aviation được chụp ngày 29/7/2018. AFP
Mạng báo The Telegraph của Anh loan tin ngày 17/12 loan tin vừa nêu. Theo đó hãng FW Aviation (Holding) 1 Limited vào ngày 26/8 năm nay đã đệ đơn kiện VietJet Air về việc ký thuê bốn máy bay nhưng nhiều lần trễ hạn thanh toán vào năm ngoái.
Phía VietJet vào ngày 7/12 vừa qua đã nộp giải trình nêu rằng việc chậm thanh toán tiền thuê là bình thường do lý do đại dịch Covid-19 nên các nước tiến hành lệnh phong tỏa và VietJet cũng phải tạm ngưng hoạt động.
Ngoài ra VietJet cũng nêu rằng việc các bên cho tuên đột ngột bán các máy bay và chấm dứt hợp đồng thuê dài hạn đang còn hiệu lực là không hợp lệ. Điều này tác động đến quyền lợi của hãng đang thuê máy bay dài hạn.
VietJet Air trong thời gian qua cũng gây chú ý cho công luận về việc nữ tỷ phú Phạm Phương Thảo vào cuối tháng 10/2021 ký Biên bản Ghi nhớ (MoU) tài trợ cho Linacre College thuộc Đại học Oxford 155 triệu bảng Anh.
Đến giữa tháng 6/2022, khoản cam kết 50 triệu theo MoU được nói vẫn chưa được gửi đến cho Linacre College.
RFA, 19/12/2022
****************************
Báo Anh nói VietJet "vướng vào vụ kiện 155 triệu bảng" thuê phi cơ
BBC, 18/12/2022
VietJet, còn được biết đến với tên gọi 'hãng hàng không bikini', đang bị kiện tại Tòa Thượng thẩm Anh, trong vụ kiện thương mại liên quan tới khoản nợ 155 triệu bảng Anh, cộng với tiền lãi phải trả ở mức ít nhất là 31 ngàn bảng một ngày.
VietJet, còn được biết đến với tên gọi 'Hãng hàng không Bikini'
Theo báo Anh The Telegraph, đơn do hãng FW Aviation (Holdings) 1 Limited đệ trình, kiện VietJet ký thuê bốn phi cơ nhưng nhiều lần trễ hạn thanh toán trong năm 2021.
Đơn khởi kiện được nộp vào 26/8/2022, theo hồ sơ tòa án, và VietJet đã nộp giải trình vào hôm 7/12.
Trong đơn giải trình, VietJet cho rằng việc các bên cho thuê bán tàu bay cho công ty mới và chấm dứt hợp đồng thuê dài hạn, ổn định đang có là không hợp lệ.
VietJet nói việc chậm thanh toán tiền thuê là bình thường, do ảnh hưởng của đại dịch và của việc áp dụng phong tỏa các quốc gia, dẫn đến việc hãng phải tạm ngưng hoạt động.
VietJet bác bỏ việc họ vi phạm thỏa thuận thuê, và bác bỏ việc họ nợ "bất kỳ khoản nào nêu trong đơn kiện".
Hãng hàng không này cũng cho rằng việc việc các bên cho thuê đột ngột bán các tàu bay và chấm dứt hợp đồng thuê dài hạn đang có là không hợp lệ, ảnh hưởng tới quyền lợi hãng hàng không đang thuê tàu ổn định, dài hạn.
Đại diện cho VietJet tại tòa Anh là Herbert Smith Freehills, một hãng luật quốc tế có trụ sở tại London và Sydney, còn luật sư của nguyên đơn là hãng luật Quinn Emanuel Urquhart & Sullivan có trụ sở tại California.
Tranh chấp thương mại liên quan việc hãng hàng không không đồng ý việc bên cho thuê tàu đột ngột bán tàu bay cho đối tác mới và chấm dứt "không hợp lệ" hợp đồng thuê dài hạn đang có của hãng hàng không này.
Nhất là sự việc diễn ra trong điều kiện dịch bệnh Covid, các quốc gia phong toả, các hãng hàng không ngừng hoạt động.
Trước đó, cũng chính công ty FW Aviation (Holdings) 1 Limited đã đưa tranh chấp với Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, ra toà án Anh.
Hiện nay, liên quan tới dịch bệnh Covid, tranh chấp giữa bên cho thuê tàu và các hãng hàng không trở nên phổ biến và các bên đang xếp hàng khá dài tại các cơ quan tranh tụng thương mại quốc tế.
Câu chuyện về một khoản 155 triệu bảng khác
Tập đoàn Sovico, công ty mẹ của VietJet hồi cuối năm 2021 đã ký thỏa thuận với một trường thuộc Đại học Oxford để tài trợ cho trường này khoản tiền 155 triệu bảng.
Đổi lại, trường Linacre nói họ sẽ đổi tên trường thành Thao College, lấy theo tên của chủ tịch tập đoàn Nguyễn Thị Phương Thảo.
Linacre College được thành lập vào năm 1962 và được đặt theo tên của học giả thế kỷ 16 - Thomas Linacre
Trường Linacre đã được chính phủ Anh cho phép nhận khoản tài trợ 155 triệu bảng Anh sau khi chính phủ kết thúc việc xem xét.
Tuy nhiên, sau những ồn ã ban đầu, khoản tài trợ 50 triệu bảng đầu tiên nay vẫn chưa được chuyển dù đã quá hạn 6 tháng.
Telegraph dẫn nguồn nói có tin đồn chính phủ Việt Nam đặt lệnh tạm chặn các khoản quỹ trên, không cho chuyển ra nước ngoài.
"Lý do, nhiều khả năng là bởi có một số phản ứng từ Việt Nam, những người nói rằng số tiền đó đi ra khỏi Việt Nam, một nước nghèo, để tới một nước phương Tây giàu có," Telegraph dẫn lời một nguồn tin.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nhà sáng lập VietJet Air, hiện là Tổng Giám đốc của công ty.
Theo tiểu sử chính thức, bà Phương Thảo là nữ doanh nhân Việt Nam đầu tiên được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh.
BBC, 18/12/2022