Vụ án Việt Á là vụ án mà Đảng và Nhà nước muốn cho dân chúng biết rằng, trùm cuối của đường dây này là cựu Bộ trưởng Bộ Y tế và cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh. Tuy nhiên, với thông tin nội bộ tuồn ra, thì trùm cuối cao hơn hai nhân vật này, đó là hai trong 4 chân của Tứ Trụ. Ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được cho là có vợ tham gia vào vụ Việt Á ; Thủ tướng Phạm Minh Chính thì bị dính với vai trò là người có quyền cao nhất, chỉ đạo chiến dịch phòng chống Covid.
Nguyễn Xuân Hiếu, con trai ông Nguyễn Xuân Phúc
Hội nghị Trung ương 6 diễn ra hồi tháng 10 vừa qua là thời kỳ khó khăn nhất đối với ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Vụ Việt Á có thể được xem như là một cơn "bạo bệnh" đối với sự nghiệp chính trị của ông Chủ tịch nước và trước Hội nghị Trung ương 6 diễn ra, đã có sức ép rất mạnh buộc ông phải từ chức. Tuy nhiên, đến ngày Hội nghị thì ông Chủ tịch "tai qua nạn khỏi" và mọi vấn đề được tháo gỡ.
Trước Hội nghị Trung ương 6, ông Nguyễn Xuân Phúc đi đâu cũng có ông Phan Đình Trạc đi theo, như là một cái đuôi giám sát. Vào thời điểm ông Chủ tịch nước đi dự đám tang cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đó là lúc ông đang gặp khó khăn. Phe đối nghịch không cho ông đi bằng máy bay công vụ, nên ông phải đi bằng máy bay thương mại. Chưa bao giờ ông Chủ tịch Phúc gặp khó khăn như lúc đó. Tuy nhiên, sau Hội nghị Trung ương 6, ông Chủ tịch Phúc đường hoàng đi Hàn Quốc mà không bị ép phải đi máy thương mại nữa.
Sau chuyến đi Hàn Quốc, một số người đánh giá rằng, sức khỏe chính trị của ông Chủ tịch Phúc đã hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, qua kỳ ăn chia ở Trung ương Đoàn lần này tại Hà Nội, Nguyễn Xuân Hiếu – con trai của ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, không tham gia đoàn đại biểu Tỉnh Đoàn Bắc Giang để tham dự Đại hội. Điều đó cho thấy, mâm quyền lực tại Trung ương Đoàn lần này không có phần cho Nguyễn Xuân Hiếu.
Câu hỏi đặt ra là, năm 2021, ông Nguyễn Xuân Phúc đã đem Nguyễn Xuân Hiếu đặt vào ghế Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Bắc Giang một cách dễ dàng, thì tại sao lúc này ông Chủ tịch Phúc không thể mang quý tử của ông đặt vào mâm quyền lực của Trung ương Đoàn kia chứ ? Đây là dấu hiệu cho thấy, sức khỏe chính trị của ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn sau "bạo bệnh" vụ án Việt Á.
Theo như tin chúng tôi nhận được từ những người trong bộ máy chính quyền cho biết, Nguyễn Xuân Hiếu không có thực lực, cho dù đã từng đi du học Mỹ trở về. Cho nên, việc tiến thân của cậu con trai ông Chủ tịch nước hoàn toàn dựa vào sự sắp xếp của người cha. Nếu so với ông Nguyễn Tấn Dũng thì ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn còn quyền lực, nhưng lại không thể can thiệp vào Trung ương Đoàn để dọn cho Nguyễn Xuân Hiếu một chỗ, thì cho thấy, sức mạnh chính trị của ông Chủ tịch Phúc không còn như trước đây.
Lãnh đạo Trung ương Đoàn và Tỉnh ủy Bắc Giang trao quyết định và chúc mừng Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Giang Nguyễn Xuân Hiếu.
Ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hiện nay vẫn được đánh giá là một trong bộ đua tam mã đang hướng tới chức Tổng Bí thư. Tuy nhiên, với quyền lực chính trị vẫn chưa thể hồi phục như cũ, thì có thể nói, ông Phúc thiết kế và dẫn dắt sự nghiệp chính trị cho con trai vẫn không hề dễ dàng gì.
Thông thường, khi sự nghiệp chính trị đã qua bên kia sườn dốc, thì rất khó để leo trở lại thời kỳ đỉnh phong. Việc để vuột mất chiếc ghế Thủ tướng vào tay ông Phạm Minh Chính ở Đại hội 13 vào đầu năm 2021 cho thấy, sự nghiệp chính trị của ông Chủ tịch nước đã ở bên kia sườn dốc. Càng về sau, sự nghiệp của ông càng trượt dốc chứ khó mà trở lại thời kỳ đỉnh cao.
Khi ông Nguyễn Tấn Dũng còn đang làm Thủ tướng, ông đã đem con trai út ký gửi vào Tỉnh Đoàn Bình Định và Nguyễn Minh Triết lên chức rất nhanh. Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Phúc đem Nguyễn Xuân Hiếu ký gửi vào Tỉnh Đoàn Bắc Giang khi mà ông đã không còn giữ chức Thủ tướng. Nếu ông Phúc đi sớm một nước cờ thì giờ đây thế và lực của Nguyễn Xuân Hiếu ắt cũng đã khác.
Trân Anh (Tổng hợp)