Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

10/04/2023

Vụ bán vé vào phố cổ Hội An : việc nhỏ xé thành to

Trân Văn-Tạ Duy Anh-Khánh Nguyên-Thới Bình

Chng l nhiu triu người cùng thiếu kh năng đc – hiu ?

Trân Văn, VOA, 10/04/2023

Theo các viên chc hu trách, vic bán vé tham quan "Khu ph c Hi An" đã được thc hin trong 11 năm va qua và s tin thu được không phi là nh.

hoian1

Nhn nhp ph c Hi An. (Hình : Đinh Ngc Trung)

Ông Nguyn Văn Sơn Ch tch thành ph Hi An va trách :Công chúng nhìn chuyn du khách phi mua vé khi tham quan ph c Hi An mt cách nng n nên hiu không đúng(1). Báo đin t VnExpress gii thiu ý kiến này hôm 7/4/2023. Trước đó, hai ngày - hôm 5/4/2023, trò chuyn vi t Tui Tr, ông Nguyn S - cu Bí thư Hi An cho rng :Chính quyn Hi An ch t chc li hot đng bán vé đ tránh tht thu nhưng anh emgii thích không rõ ràng dn đến hiu sai và ng nhn(2).

Nói cách khác, chuyn công chúng nói chung và báo gii nói riêng bàn tán, thm chí ch trích vic phi mua vé khi mun vào khu vc được xác đnh là "ph c" ti Hi An đu do s hn chế v nhn thc (hiu sai, ng nhn) nhưng có th thông cm bi đó có mt phn là li ca "anh em" hu trách (gii thích không rõ ràng).

***

Nhng ngày qua, Hi An tr thành ch đ nóng c trên mng xã hi ln h thng truyn thng chính thc sau khi có tin :Chính quyn Hi An đã ban hành phương án "Tăng cường công tác qun lý hot đng hướng dn tham quan Khu ph c Hi An".Theo phương án này, du khách ctrong nước ln quc tế tham quan Khu ph c Hi An phi mua vé đ vào Khu ph cHi An. Giá vé tham quan vn mc như t 2012 đến nay : 120.000 đng/vé/khách quc tế, 80.000 đng/vé/khách ni đa.

Theo các viên chc hu trách, vic bán vé tham quan "Khu ph c Hi An" đã được thc hin trong 11 năm va qua và s tin thu được không phi là nh. Chng hn năm 2019, riêng tin bán vé đã mang v cho chính quyn thành ph Hi An 295 t. Ba năm gn đây, do đi dch, s lượng du khách gim, khon này cũng gim theo (năm 2020 ch còn 44,3 t, năm 2021 tiếp tc gim na ch còn 1,45 t, năm 2022 tuy có tăng lên so vi 2021 nhưng cũng ch thu được 32,1 t).

Tht thu t ngun bán vé tham quan là lý do chính quyn Hi An son ban hành...Phương án "Tăng cường công tác qun lý hot đng hướng dn tham quan Khu ph c Hi An". Lúc đu, ông Nguyn Văn Sơn nhn mnh :Tt c du khách vào "khu ph c Hi An" phi có trách nhim mua vé tham quan. Chính quyn thành ph này làm như th "đ bo đm công bng đi vi đa phương và du khách" vì "nhn thc v mc đích ca vic bán vé tham quan ca mt vài cá nhân, đơn v vn chưa đy đ".

Ông Sơn không quên trn an rng,dân chúng đa phương và du khách li Hi An lâu ngày thì s có cáchnhn din riêng, có li đi riêng, nếu vào "khu ph c" làm vic cũngs được min phí nhưng s b pht nếu bphát hin vào tham quan mà trn vé (3).

Ông Sơn - Ch tch thành ph Hi An tuyên b như va dn vi báo gii hôm 3/4/2023 nhưng hai ngày sau, vi hiu biết và kinh nghim cá nhân, ông Nguyn S - mt cu Ch tch thành ph Hi An nhn đnh :Chuyn phân lung ra vào cho dân chúng đa phương và du khách như "anh em" nói chưa n, làm sao có th phân lung đi vi c khu ph c như vy ? Ông S ng h vic bán vé tham quan "khu ph c" đi vi các hãng cung cp dch v l hành nhưng cho rng, bi "lãnh đo Hi An nói chưa đy đ" nên công chúng mi "hiu sai, ng nhn" rng... "tt c du khách mun vào khu ph tham quan đu phi mua vé". Gn đây, Ch tch thành ph Hi An nói thêm và ln này khác hn ln trước :Không phiai vào Hi An cũng b thu phí ! Dù khăng khăng khng đnh :Vn tiếp tc thc hin ch trương thu phí nhưng các viên chc lãnh đo thành ph Hi An đã đi ging :Vn đ là cn thc hin mm do, linh hotvà s không đ xy ra tình trng ai ng h thì mua c òn không thì thôi(4).

***

K viết bài này không có ý đnh bàn v chuyn có nên cưỡng bc thu phí tham quan "khu ph c" hay không mà ch mun bày ra nhng tuyên b, nhn đnh ca mt s viên chc hu trách thành ph Hi An đ đc gi t đi chiếu nhn đnh xem có phi công chúng nói chung và báo gii nói riêng b hn chế v kh năng đc hiu hay không ? Có khong cách rt ln gia thông báo ban đu ca chính quyn thành ph Hi An v Phương án "Tăng cường công tác qun lý hot đng hướng dn tham quan Khu ph c Hi An" vi nhng tuyên b gn đây. Xét v bn cht, thông báo ban đu là mt loi... "đinh đóng ct" đ công chúng... "biết và thi hành". Nay – sau khi b phn đi, ch trích kch lit c trên mng xã hi ln h thng truyn thông chính thc bng nhiênPhương án "Tăng cường công tác qun lý hot đng hướng dn tham quan Khu ph c Hi An" mc thêm ý tưởng "s làm tng bước, shp, slng nghe ý kiến"... Đó ch thun túy là trch thượng, h đ hay còn phi b túc thêm nhng tính t khác ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 10/04/2023

Chú thích

(1) https://vnexpress.net/vi-sao-hoi-an-quyet-thu-phi-tat-ca-du-khach-vao-pho-co-4590237.html

(2) https://tuoitre.vn/nguyen-bi-thu-thanh-uy-hoi-an-nguyen-su-nguoi-ta-phan-ung-la-vi-chinh-quyen-noi-khong-ro/20230405115158848.htm

(3) https://nld.com.vn/thoi-su/di-vao-pho-co-hoi-an-bat-buoc-phai-mua-ve-nguoi-dia-phuong-co-loi-di-rieng/20230403151104979.htm

(4) https://tuoitre.vn/hoi-an-khang-dinh-van-thu-phi-tham-quan-nhung-khong-phai-ai-vao-cung-thu/20230405093703825.htm

Vit Nam, đã ‘Hi’ thì không được ‘An’

Trân Văn, VOA, 07/04/2023

"Có thng bn nhà trong ph c Hi An. Nó bnh nh mua dùm cháo, thuc. Chy ti đu ph gp cht bán vé… Mt bn !"

hoian1

Quyết đnh ca chính quyn thành ph Hi An : T 15/5/2023, tt c du khách đến tham quan "khu vc ph c" Hi An phi mua "vé tham quan".

Tun này, quyết đnh ca chính quyn thành ph Hi An : T 15/5/2023, tt c du khách đến tham quan "khu vc ph c" Hi An phi mua "vé tham quan" (1) đã tr thành ch đ nóng nht c trên mng xã hi ln h thng truyn thông chính thc.

***

Không th k hết nhng phân tích thit - hơn t phía công chúng đi vi quyết đnh va k. Bên cnh nhng phân tích nghiêm túc, thu đáo có không ít nhng gi đnh tưởng như đùa nhưng không th không ngm, chng hn Nguyn Thu Dương góp vào như vy :Có thng bn nhà trong ph c HiAn. Nó bnh nh mua dùm cháo, thuc. Chy ti đu ph gp cht bán vé Mt bn ! Nhà bn ph c HiAn cúng mâm cơm cho ông bà. Mi bn bè bà con ti dùng cơm. Chy ti đu ph gp cht bán vé Mt bà con ! Cha m g con gái ti ph c HiAn, nghe tin con b bo hành. Chy ti đu ph gp cht bán vé ch trình báo chú côngan xong, con b quánh ngm Mt con (2) !

Cũng có người như Phan Thi Vang Anh t s :T hôm qua ti nay, quyết đnh thu phí vào ph c, k c vi người ch đi do khiến H. ri tung trong lòng. H. đã hăm h hn đi Hi An mt tun vi sáu người bn cũ t nước ngoài vàotháng By này. H. bo chúng ta s homestay bên vùng Cm Châu va nhiu cây, gn sông li va gn ph c. Bui sáng ai mun vào ph c cà phê và làm vic c vào, ai đi ch giếng trong ph đ mua tôm cá v nu ăn c đi. Bui chiu mát ra Ca Đi tm bin, ti ai thích đi do ph c li đi Mi người mt xe đp. Mc tiêu H. đt ra là sau mt tun mi người phi thuc được các trc ngang và trc dc ca ph c Hi An, nm được đc đim buôn bán, nhà ca ca tng trc. Có thuc mi có thân, ri mi người s thy Hi An như "nhà", năm nào cũng mun ghé v đây, có khi dn thêm bn bè, v con Gi thì kế hoch đó coi như đ b. C 6 người bn ca H. chc chn s phi nghĩ có nên rút ra 80 ngàn MT LƯỢT ch đ vào đi ch mua rau, hoc ch đ ăn vài xâu tht nướng quán gánh nho nh bên đường. Chc chn s không ai mun nói di anh bo v cht chn rng tôi đi thăm bà con đ được min vé - nó không đáng đ mình t thy mình xu xí. T lúc đc báo ti nay, H. không biết phi nói vi bn bè mình thế nào. Cũng có th h s bo, không sao, đáng gì đâu, mt ngày vào ph c hai ln là cùng ch gì, mi người thêm 160 ngàn không sao c. Nhưng cái trò khi phi tr tin thì s săm xoi bt vui, s phi đòi hi cho xng vi đng tin b ra mua vé. Cái rào cn tưởng bé mà cui cùng li rt to. Nó làm mt đi s m cúng ca ph. Nó cũng làm gim bt s hp dn ca nhng nhà lưu trú ven ven, đó ta biết mi chiu sp lên đèn là ăn cơm cho nhanh nhanh đ cùng vào ph c. Ri cái s náo nc y s bt hn khi nghĩ ti cnh phi xếp hàng mua vé, hoc phi nói di đ được min vé. Các anh dân phòng s li được huy đng, nhìn người theo mt con mt "tinh tường" hơn. Nhng ai trót nói di mình là người đa phương s ngi ngn khi ăn mc và hành x như du khách Như mt công dân "căn bn", H. đăng mt cái nh ca ph c Hi An và bn bè sà vào bình lun. Mi người đưa ra cái lý ca mình, v à tùy theo mc sng đ thy 80.000 là ít hay là nhiu. H. không nói ai đúng ai sai. H. ch nhn thy trên đt nước này, nhng người phi băn khoăn khi rút 80 ngàn mt lượt đ vào ph đi do như mình là nhiu, nhiu lm (3).

Cũng t góc đ du khách, Hà Phan than phin v vin kiến :Hô hào, hi tho ri chém gió mãi ch ch cn so vi Thái là thy mình làm du lch kiu "bóc ngn, cn dài", thu ít lm nhiu, không biết đến khi nào mi thôi. H liên kết vi nhau, giá tour hay dch v tht r "lùa" hết vô đã ri kiếm tin sau, khéo léo đ cách gì khách cũng phi vui v xìa tin ra. Còn mìnhthì mnh tnh, thành nàotnh, thành đó nghĩ ra cách thu, vé máy bay ni đa đt có khi gp rưỡi – gp đôi cùng chng quc tế, khách sn chăm chăm tăng giá, sn phm du lch vòng vo đâu đó vn vy ri li đòi tn thu thì bao gi khá ni ? Đy là chưa k my ông kiếm gii lm thêm vài chc tmi năm đ hàng quán ph c Hi An vng khách, tht thu thuế, bù vô ni không ? Người ta th con tép bt con tôm, mình c chăm chăm mò tép đsng hết tôm cá cua gh Chuyn Hi An thuphí đi vi khách tham quan ph c đã có t lâu, thường là vi khách đi theo đoàn nhưng gi mi ch trương thu quyết lit, trit đ và thu c người đi do, khách l nên mi b phn ng như vy. Không ai đòi minphí mà ch mun thu sao cho hp lý, xng vi đng tin b ra và nht là khuyến khích th con tép bt con tôm ch khôngphi ngược li (4).

Tương t, Ngo Minh Hien góp thêm : Mình đã thăm thú nhiu nơi trên thế gii nhưng chưa thy nơi nào có qui đnh giá c riêng vi "người nước ngoài" và "người trong nước" dù đó là Bo tàng Lourve, Nhà hát giao hưởng San Francisco hay Ch đêm Chiangmai Vy mà Hi An, không nhng có qui đnh này mà còn có c s phân bit thêm gia "người đa phương" và "du khách trong nước" na ! Tht là… chán không bun nói(5) !

Khác vi s đông, Xuan Son Võ bin bch cho quyết đnh thu phí tham quan "ph c" ca chính quyn thành ph Hi An theo kiu đ thêm du vào la :Nghe tin Hi An quyết đnh, tt c khách du lch mun vô Hi An phi mua vé, tôi thy cũng hp lý. Cách bt khách mun vô phi mua vé s giúp Hi An gim được lượng khách du lch, gim s chen chúc nhau. Hi An s tr thành đim đến cho nhng khách du lch có đ tin đ mua vé. Cái gì tt thì đu phi có giá. Ch c m ca t do, người ta li cho Hi An là r tin. M ra vic bán vé, Hi An s loi ra được nhng khách du lch ch thích min phí, dành ch cho nhng khách du lch nhìn thy giá tr ca Hi An.Mà theo tôi, giá 80.000 đng hay 120.000 đng chưa phn ánh hết giá tr ca Hi An. C nâng lên 800.000 đng đến 1.200.000 đng cho nó có giá tr. Ngoài ra, giá các dch v bên trong Hi An cũng nên nâng lên khong mười ln. Vy là Hi An s ch có nhng du khách giàu có và sn sàng chi tin. K t đó Hi An nghim nhiên tr thành nơi du lch lý tưởng cho gii giàu có, xng đáng vi danh tiếng ca nó.Có người bo, nếu không bán vé, Hi An thu hút được nhiu du khách ti hơn và h s tiêu xài nhi u hơn s tin bán vé có được. Đây là lun đim hết sc sai trái. Nếu không bán vé thì dù cho du khách tăng mua hàng bán trong ph c Hi An nhưng vic biến nhng đng tin đó thành tin riêng s nhiêu khê và khó khăn hơn vic bán vé rt nhiu. Không nên như vy, vì như thế s không ai nhit tình làm vic na, ri khi y ly ai làm lãnh đo ?Thế cho nên, tôi thy, vic hc tp và làm theo các trm BOT giao thông ca Hi An là hoàn toàn đúng đn. Tuy nhiên Hi An cn phi kiên quyết thc hin đ gim bt lượng du khách ch không nên ngp ngng như Hà Ni hay Thành phố Hồ Chí Minh trong vic đt trm thu phí cho xe vào ni thành (6).

***

Sau khi xem, nghe đ loi ý kiến v quyết đnh cưỡng bc mua vé tham quan "khu vc ph c" ca chính quyn thành ph Hi An, Thiêm Võ mt người Vit sng bên ngoài Vit Nam nêu thc mc :Người dân VitNam đóng thuế đ làm gì khi không h hưởng phúc li công cng ?..và phng đoán :C cái gì thu hút chút xíu thì chánh qun rào li bán vé ! Chu trn vy mãi có ngày phi mua c không khí đ th (7) !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 07/04/2023

Chú thích

(1) https://nld.com.vn/thoi-su/di-vao-pho-co-hoi-an-bat-buoc-phai-mua-ve-nguoi-dia-phuong-co-loi-di-rieng-20230403151104979.htm

(2) https://www.facebook.com/DuongDiuDang2018/posts/pfbid0YeWqoomPn3AD68PdDV76ZAWfdRnGtHEsAdHAaf3eTqKo5mrbqQGGHZk5VY5BMx5Pl

(3) https://www.facebook.com/phan.t.anh.58/posts/pfbid0326aYs5Pk7pU1eAgaQv5327EFmbWLBezpCaQbT5snbqLp7QSkzSyzdS7PRGKTz5Hsl

(4) https://www.facebook.com/phan.ha.2023/posts/pfbid035VV4dFYJ8L1qUwyix7QwjE5stM1CYi5DSkmLHs7Mr6RUyTg1oL7AK179GKB7gaAWl

(5) https://www.facebook.com/ngo.m.hien.7/posts/pfbid02qBNwN1STRsH6QotZPUFx7F6J7jFVB6bEDjmfrHKhG5ruuRVQMeogKCZ9qLzfyH5Ul

(6) https://www.facebook.com/xuanson.vo.5/posts/pfbid0XreV2gn3s3gLvoPgxNWaZBrup3QS2zmNCwfUvB6V8c7YE1urtv5KAmf5f2Pj8kXPl

(7) https://www.facebook.com/Caubay/posts/pfbid02sJZuAcnEdjDADVQy2CYCrSJvUxneUp6eHkpJ3SdFemQhkAYQCheTNct8QurgmjYgl

****************************

Bán vé vào Hội An

Tạ Duy Anh, VNTB, 07/04/2023

Chẳng thứ gì thực sự có giá trị trên đời này được cho không (kể cả thứ nhiều vô tận là không khí), vì thế, bạn muốn hưởng một dịch vụ, thưởng thức một trò giải trí, thăm quan những di tích, nhà bảo tàng, bạn sẽ phải chi tiền (Rút thẳng từ túi ra, hoặc dưới dạng đóng thuế). Đó không chỉ là sự mua bán sòng phẳng, không chỉ công bằng, mà còn thể hiện trách nhiệm của bạn với môi trường, với lịch sử và với phát triển xã hội.

hoian2

Việc bán vé lợi chưa thấy đâu, nhưng gây hại thì rất lớn.

Nghe thì có vẻ đầy tính giáo huấn, nhưng đó luôn là sự thực.

Tuy nhiên, ngoài điều đã nói ở trên, mang tính khế ước ra, vẫn còn những thứ quan trọng khác, trong đó có trí khôn và lẽ phải.

Khoan hãy bàn đến trí khôn, là thứ không thể định lượng, mà hãy nói đến lẽ phải (là thứ luôn cao hơn pháp lý).

Hội An, từ trước đến nay, vẫn được biết dưới hai danh vị : "Di sản kiến trúc, lịch sử" và "Khu đô thị". Chính xác thì phải thêm chữ CỔ, nhưng vì KHU ĐÔ THỊ CỔ không bao gồm toàn bộ Hội An, vì thế tạm để nó sang một bên.

Tính di sản về kiến trúc và lịch sử (gắn với thương mại, di dân…), là điều không phải bàn. Nhưng tính chất là "Một khu đô thị", lại càng không có gì phải bàn. Chỉ có điều, với Hội An, hai danh vị này không thể tách ra, kiểu như Nhà hát lớn và quận Hoàn Kiếm, hay như Khu Văn miếu Quốc tử giám và quận Ba Đình…Mọi người vẫn buôn bán, làm ăn, tán gái thoải mái trên phố Tràng Tiền, hay đường Nguyễn Thái Học… mà chả ảnh hưởng gì tới Nhà hát lớn hay khu Văn Miếu. Người ta có vào Nhà hát lớn nghe nhạc, vào Văn Miếu tham quan hay không, chả chết bố con ai ở quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, hoặc nếu có ảnh hưởng thì cũng không đáng kể, hoặc chỉ với một số người nào đó.

Nhưng không thể nói thế với Hội An. Trước hết, đây là một vùng dân cư, sinh sống chủ yếu vào việc cung cấp dịch vụ cho khách tham quan Khu đô thị cổ. Bất kể họ đến từ đâu, cư trú lâu hay mới, thì họ không thể bị tách ra khỏi cái không gian sống ấy. Họ phải được "bảo tồn" đầu tiên ! Khách du lịch từ bốn phương trời là một nguồn cung cấp thu nhập rất lớn cho họ, để trước hết họ sinh tồn và sau đó, nhờ sự sinh tồn ấy, khiến Khu đô thị cổ không trở thành một KHU ĐÔ THỊ CHẾT và Di tích kiến trúc, lịch sử… không trở thành HOANG TÍCH.

Nếu xét từ thực tế này, thì việc bắt khách vào Khu đô thị, dù để tham quan Di tích kiến trúc, lịch sử phải mua vé, là tạo ra sự ngăn trở việc kiếm sống chính đáng và đương nhiên cho hàng vạn người. Quyền cư trú và kiếm sống chính đáng, rõ ràng là những thứ quyền Hiến định quan trọng nhất. Một quy định rất nhỏ, không bao giờ được trái hoặc làm giảm hiệu lực của Hiến pháp.

Tôi sẽ không vội bàn đến tính khả thi và công bằng, cũng như tính hiệu quả thực tế của quy định bán vé cho khách, bởi ngay cả ông Nguyễn Sự, một người được kính trọng ở Hội An về tài năng và đức độ, cũng thể hiện sự lúng túng khi nói về việc phân biệt giữa khách tham quan và người dân tại Khu phố, giữa người đến để ngắm cảnh, với người đến chỉ để ăn bát cao lầu hoặc uống ly cà phê ?. Nếu làm như ông Nguyễn Sự, thì số cán bộ soát vé ở Hội An sẽ phải ngang với số cư dân đang sinh sống, buôn bán tại đó. Nhưng hậu quả xã hội của giải pháp đó nếu nó được thực thi, thì thành thực là tôi không dám nhắc tới, bởi nó không chỉ kinh khủng mà còn thê thảm.

Nếu bàn về trí khôn trong câu chuyện này, thì chỉ xin nói ngắn gọn : Việc bán vé lợi chưa thấy đâu, nhưng gây hại thì rất lớn, đến chính cái mục tiêu cần phải bổ sung và tăng thu ngân sách, của chính quyền Hội An.

Tạ Duy Anh

Nguồn : VNTB, 07/04/2023

Nguồn :

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0Veenwvb5yTKuQApo1Rw9fgrZphxNa2nXHZN9c2CpVH5i1dQNxKrqpUd3prHBwoVrl&id=1160946631

***********************

Tư cách nào để gọi nhau là đồng bào ?

Khánh Nguyên, VNTB, 06/04/2023

Thật ra chuyện Hội An thu phí vào phố cổ, vốn đã manh nha từ lâu chứ không phải hôm nay. Có lẽ trong bối cảnh cái gì cũng có thể nghĩ ra cách làm tiền, Hội An đã mạnh dạn đi đầu, quyết làm gương cho một chủ trương lớn. Còn nhớ vài năm trước, trong một chuyến đi đến Hội An, lúc đó, quầy bán vé thu phí đã xuất hiện rồi và cũng làm không ít khách ngần ngại. Một người bạn ở Hội An dẫn đường đi dạo ở phố cổ, ngoắc nhóm bạn chúng tôi đi vào một ngõ khác, băng qua một lối mòn và vào thẳng. Vài người hơi ngơ ngác, hỏi, "Làm vầy có vi phạm gì không ? Vì thấy có chỗ thu tiền vé…", anh bạn Hội An cười "phải hỏi bên thu tiền có vi phạm gì không, gì nơi này từ lúc sơ khai hình thành đến bây giờ, có cái gì của họ đâu mà thu tiền ?".

hoian3

Có cái đau nào hơn cho người Hội An không, khi ngăn người Việt vào nhìn văn minh Việt.

Nghĩ lại, cũng thật đáng cười, mà buồn. Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVI, thời nhà Lê. Từ sau 1570, chúa Nguyễn Hoàng trong việc xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài và Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó. Nơi đây là thương cảng và là hội tụ các dòng văn hóa Nhật, Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Phi Luật Tân, Xiêm, Nam Dương… Sau năm 1975, Hội An bị bỏ quên, trong cái nhìn như là tàn tích của chế độ phong kiến.

Mãi đến thập niên 1980, Hội An bắt đầu nhận được sự chú ý của các học giả Việt Nam, Nhật Bản và phương Tây. Tại kỳ họp lần thứ 23 từ 29 Tháng Mười một đến 4 Tháng Mười Hai 1999 ở Marrakech, Morocco, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đã ghi tên Hội An vào danh sách các di sản thế giới. Nhờ đó, đô thị cổ Hội An sống lại nhờ những hoạt động du lịch tự nhiên, bên cạnh đó, phải kể đến là tâm huyết của ông Nguyễn Sự (bí thư từ 1995-2015), người lãnh đạo hiếm hoi biết tôn trọng quá khứ và ra sức ngăn trở mọi can thiệp thô bạo của hiện tại. Phát biểu ở buổi từ chức 13/06/2015, ông Sự nhấn mạnh "Quá khứ tôi chịu trách nhiệm nhưng tương lai các anh phải chịu trách nhiệm".

Mọi thứ ở Hội An, cho thấy, đó là tài sản của một nền văn minh quần tụ dân cư từ tổ chức của nhà Nguyễn – một triều đại để lại nhiều dấu ấn thống nhất và xây dựng, mở mang đất nước – nhưng luôn bị nền giáo dục và tuyên truyền hiện nay bẻ cong sự thật, bị phỉ báng vô tội vạ và phủ nhận mọi công sức tạo dựng. Trong các ngõ phố cổ của Hội An, những ngã đường, then cửa, phố chợ, góc lầu… hầu hết thuộc về sở hữu dân cư và ý thức gìn giữ mang tính tập thể phối hợp đến đáng kinh ngạc. Những người có quyền ở Hội An lấy tư cách gì bắt người Việt hay thế giới phải trả tiền cho chính quyền, để được đến nhìn, thăm hỏi các căn nhà riêng ấy, để đến thăm những khu phố tự mỗi gia đình tận tụy gìn giữ ấy ?

Không nghe nói số tiền bán vé trong kế hoạch "quản lý bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản của Hội An" sẽ sử dụng chính xác như thế nào ? Mỗi gia đình ở Hội An với giá trị di sản rất riêng, sẽ làm gì để nhận được tiền yểm trợ giữ gìn di sản từ tiền bán vé của cơ quan nhà nước, nếu có ?

Suốt nhiều năm liền, Hội An liên tiếp đón các trận bão, lụt. Theo thống kê vào năm 2020 của Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An, thì trong khoảng 8000 căn nhà cổ, có khoảng 1000 ngôi nhà được liệt vào hàng di tích phải bảo tồn. Những trận lụt lâu ngày, kéo theo cả bùn đất tràn nhà, tràn phố. Người dân ở Hội An đã chung tay làm lại tất cả để gìn giữ cho mình, và cho cả Việt Nam, mà không ai hối thúc chính quyền phải bù đắp. Kết quả kiểm tra tạm thời từ năm 2020, có 34 di tích xuống cấp, trong đó 9 di tích xuống cấp nghiêm trọng, cần được tiến hành gia cố, tu sửa hàng năm. Nhưng khi hỏi về chi tiết bảo tồn, và giúp đỡ, gìn giữ, báo chí trong nước chỉ nhận được một câu nói lơ lửng "công tác bảo tồn đối với một số di tích còn có những khó khăn".

Chùa Cầu, trái tim của Hội An, được xây dựng cách đây hơn 400 năm. Đến nay, phần đê móng xây bằng đá xếp chồng lên nhau đã xuất hiện nhiều vết nứt. Ở bên trong những thanh xà gồ, mái ngói bị nứt nẻ, cong vênh. Phần nền móng chùa Cầu đã nghiêng 45 độ về phía Bắc so với kết cấu ban đầu. Báo Pháp Luật Việt Nam trong một ghi nhận, ngậm ngùi nói "năm nào cũng vậy, vào mùa mưa bão, người dân lại phải chằng chống khắp nơi để giữ cho ngôi chùa đứng vững". Cụm từ "người dân" xuất hiện rất khép nép, như sợ không vừa lòng giới lãnh đạo Hội An, như sợ nói thẳng là không có ai có quyền thu tiền, đã ra sức làm gì cho xứng đáng.

Cứ nhân danh được UNESCO gọi tên là lịch sử, là di tích thì trở thành cơ hội để vin vào thu tiền, ngoài ngân sách chính đáng của quốc gia. Nếu các 8000 hộ dân cư ở Hội An lập ra Hội Bảo vệ Di tích, tự thu tiền và tự trùng tu, liệu chính quyền có đồng ý không ? Chắc chắn dân cư ở Hội An sẽ phải là những người hiểu, xót xa, và lo lắng nhất đến di sản của chính mình, và không bị điều tiếng như chính quyền tổ chức ra giá ?

Trong những ngôn luận lòng vòng để chạy chữa cho phát kiến chặn cửa thu tiền, mới đây trong một câu hỏi trên báo Tuổi trẻ về chuyện làm sao tránh được việc người sống ở phố cổ ra vào cũng bị thu tiền, bà Trương Thị Ngọc Cẩm – giám đốc Trung tâm Văn hóa, thể thao và truyền thanh, truyền hình Hội An nói sẽ áp dụng phương pháp dùng người ở Hội An nhận diện nhau. Thật kinh hãi, khi chỉ vì vài mươi ngàn đồng thu phí mà chính quyền Hội An biến người dân ở đó trở thành mật thám tập thể, và học cách chỉ điểm nhau. Người Hội An hiền lành dễ mến, giờ đây vì khát vọng tận thu – cùng với những lý luận không hề thuyết phục của chính quyền – sẽ công khai tố giác nhau hoặc kín đáo là chỉ điểm không lương cho chính quyền. Có cái đau nào hơn cho người Hội An không, khi ngăn người Việt vào nhìn văn minh Việt. Làm như vậy, tư cách nào để gọi nhau là đồng bào ?

Khánh Nguyên

Nguồn : VNTB, 07/04/2023

Nguồn : 

https://tuoitre.vn/tu-thang/5/toi-nguoi-viet-phai-mua-ve…

https://baophapluat.vn/pho-co-hoi-an-oan-minh-vi-bao-lu…

https://www.facebook.com/khanhtuanng/posts/pfbid025SKRzbYze2XHDhTue9uikExfmSvSUg92ooU9Y67dgLZCYXMtfH28g9shdCpEeZrAl

**********************

Chủ tịch thành phố Hội An đang vi phạm pháp luật

Thới Bình, VNTB, 06/04/2023

Quan chức Hội An thay nhau ‘trần tình’

Báo chí chủ yếu đang đăng các ý kiến luận bàn quanh chuyện ‘bán vé đại trà’ này để tạo nguồn thu ngân sách của thành phố Hội An. Phía chính quyền thì theo lời trần tình của bà Trương Thị Ngọc Cẩm – giám đốc Trung tâm Văn hóa, thể thao và truyền thanh, truyền hình Hội An – "Hội An vẫn đang lắng nghe những ý kiến góp ý từ người dân và du khách".

hoian4.1

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch thành phố Hội An : ‘Thu tiền vé là để đảm bảo công bằng cho tất cả du khách’

Cá nhân người viết bài này cho rằng vấn đề quan trọng nhất ở đây là vì sao một phó Chủ tịch thành phố Hội An lại ‘hồn nhiên’ vi phạm pháp luật khi ông tuyên bố với báo chí là việc thu phí tham quan đã được phố cổ Hội An làm từ lâu và qua nhiều lần điều chỉnh.

Ông Nguyễn Văn Lanh – phó chủ tịch UBND thành phố Hội An đưa ra biện luận như sau : "Lâu nay có hiện tượng nhiều hãng lữ hành mặc dù bán tour cho khách có tính phí tham quan trong tổng chi phí nhưng khi khách tới thì lại thả khách ‘đi lang thang’ mà không mua vé. Từ đây khách không được tham quan, thiệt thòi quyền lợi, tạo ra sự bất bình đẳng giữa người mua vé và người không bỏ tiền".

Ông Lanh cho rằng khi siết lại việc mua vé, Hội An sẽ làm tốt hơn khâu chăm sóc, làm đẹp hơn phố cổ để "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi", chứ không phải vì tấm vé mà đánh mất hình ảnh của mình. Từ trước đến nay, vẫn theo ông Lanh, thì Hội An đang áp dụng phí tham quan đối với khách đi vào khu vực 1, thuộc quần thể "đỏ" bảo vệ nghiêm ngặt với hơn 1.107 di tích cổ. Bình quân mỗi ngày có khoảng 15.000 lượt người ra vào phố cổ.

Tuy nhiên thống kê cho thấy chỉ 40% lượng người qua các chốt kiểm soát vào quầy mua vé, chủ yếu khách quốc tế.

"Chi phí trùng tu di tích là rất lớn. Rẻ nhất cho việc trùng tu một di tích hiện nay 5 tỷ đồng thì tiền trích lại từ bán vé mỗi năm chỉ đủ trùng tu 7 – 10 căn. Trong khi hiện Hội An có khoảng 155, chiếm 14% di tích xuống cấp đang phải chống đỡ, trong số này có hơn 20 di tích có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào, nhất là trong mùa mưa bão" – ông Lanh nói.

Ngân sách Hội An khốn khó vì… phố cổ (!?)

"Cùng di sản như nhau nhưng lâu nay vé tham quan Hội An vẫn được cho là thấp hơn rất nhiều so với các điểm đến khác. Thậm chí một số ý kiến còn đánh giá rằng Hội An là nơi du lịch giá rẻ, chúng tôi không muốn mang ‘thương hiệu’ buồn này. Áp lực môi trường, quản lý lên phố cổ đang rất lớn nhưng số tiền thu lại chưa xứng tầm giá trị" – Trương Thị Ngọc Cẩm – giám đốc Trung tâm Văn hóa, thể thao và truyền thanh, truyền hình Hội An, nói.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An thì cho rằng dư luận đang có cách hiểu chưa đúng về việc Hội An lên kế hoạch tăng cường công tác quản lý hoạt động bán vé, hướng dẫn tham quan khu phố cổ.

Theo ông Sơn, lâu nay, không gian Hội An bị quá tải, khách nước ngoài khi mua vé vào tham quan bị ảnh hưởng rất lớn. "Họ nói không công bằng vì có nhiều người vào phố cổ nhưng không phải mua vé. Hơn nữa, lượng khách vào quá đông, họ không được xem đầy đủ các sản phẩm, cảnh quan của phố cổ dù Hội An rất đẹp.

Xuất phát cơ sở đó, Hội An muốn xây dựng lại đề án về việc kiểm soát hoạt động bán vé, hướng dẫn tham quan cho đúng quy định của nhà nước. Dư luận cho rằng Hội An làm như vậy để tận thu là không đúng" – ông Sơn khẳng định.

Chủ tịch UBND thành phố Hội An cho biết thêm lộ trình từ đây đến ngày 15/5/2023, thành phố sẽ tập hợp các nội dung để họp, lắng nghe ý kiến của các đơn vị lữ hành. Sau đó sẽ họp với người dân để tạo sự đồng thuận, lắng nghe họ tư vấn thêm vì họ chính là chủ nhân của di sản và sẽ tổ chức họp báo để dư luận được rõ.

hoian4

Có thật là Hội An đã quên luật quy định như thế nào ?

Vấn đề mang tính nguyên tắc trong chuyện thu phí du khách đại trà mà Hội An đang toan tính với đủ các kiểu trần tình khi vấp phản ứng của công luận, đó là đề xuất này nếu muốn thực thi cần phải được sự đồng ý tại một phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Thông tư 106/2021/TT-BTC có quy định liên quan đến chuyện thu phí ở Hội An, theo đó nếu Chủ tịch UBND thành phố Hội An muốn thực hiện việc thu phí đại trà như kể trên, thì bắt buộc phải tuân thủ Điều 2 của thông tư này là phải được sự đồng ý của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, với "Phí thăm quan danh lam thắng cảnh (đối với danh lam thắng cảnh thuộc địa phương quản lý). Phí thăm quan di tích lịch sử (đối với di tích thuộc địa phương quản lý). Phí thăm quan công trình văn hóa, bảo tàng (đối với công trình thuộc địa phương quản lý)".

Như vậy với những gì ‘lời qua tiếng lại’ trên báo chí trong chuyện thu phí này cho thấy nếu ngờ vực về một thuyết âm mưu, thì có lẽ phía cơ quan tuyên giáo đang muốn khỏa lấp cho tin tức nào đó, khi họ dùng hệ thống báo chí nhà nước để đẩy một sự việc nào đó mà trên thực tế không hẳn là như thế…

Thới Bình

Nguồn : VNTB, 06/04/2023

**************************

Quy định sẽ thu phí vào phố cổ Hội An gây "bão" trên mạng xã hội !

RFA, 05/04/2023

Mọi du khách trong nước và quốc tế đến khu phố cổ Hội An phải mua vé tham quan tại các quầy vé trước khi vào. Giá vé cho khách quốc tế là 120.000 đồng/vé, khách nội địa là 80.000 đồng/vé, bắt đầu từ ngày 15 tháng 5 năm 2023.

hoian5

Một du khách uống cà phê ở phố cổ Hội An. Ảnh chụp năm 2022 - AFP

Tờ VnEconomy hôm 5 tháng 4 dẫn lời ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An rằng : "Theo quyết định công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới thì toàn thể cảnh quan khu phố cổ là di sản chứ không phải chỉ riêng một di tích nào. Hơn nữa, nguồn thu từ việc bán vé tham quan phục vụ cho việc trùng tu di sản, cải tạo hạ tầng trong khu phố cổ, phục vụ tổ chức các sự kiện du lịch, cũng như hỗ trợ người dân trong việc trùng tu cải tạo nhà. Do đó, tất cả du khách khi đến tham quan Hội An phải có trách nhiệm mua vé"

Phó chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Văn Lanh thì cho rằng, việc thu phí tham quan là thích hợp, phù hợp với nguyên tắc bảo vệ di sản và được UNESCO ủng hộ.

Tuy các lãnh đạo thành phố Hội An đã lên tiếng lý giải, công luận vẫn chưa đồng tình, cho đây là một cách tận thu, tạo hình ảnh xấu cho du lịch Việt Nam, bởi không ai phải trả tiền vé khi vào một thành phố cả, dù đó là phố cổ.

Nhà thơ Liêu Thái ở Đà Nẵng nói với RFA quan điểm của ông sáng 5 tháng 4 năm 2023 :

"Theo tôi thì không nên thu phí cả người nước ngoài và người Việt, cả khách tour lẫn khách lẻ. Khi đi du lịch, du khách có thể bỏ ra cả chục, cả trăm triệu để tiêu xài. Họ đến để tiêu tiền, để xả stress, để tìm một cái không gian văn hóa, ẩm thực và trải nghiệm. 80 ngàn không phải là số tiền lớn, thậm chí rất nhỏ trong chuyến đi của họ, nhưng khi mình quyết định thu tiền vào cổng nó cho thấy một thói quen, một văn hóa rất tủn mủn.

Ngoài ra, doanh thu của Hội An rất là cao, chưa kể tiền từ UNESCO, từ các quỹ bảo tồn…tích lũy từ mấy chục năm qua. Không đến nỗi thiếu tiền để phải thu như vậy.

Thu như vậy nó tận thu, bởi vì một thành phố du lịch có văn hóa thì người ta luôn luôn mở cửa thu hút khách, hấp dẫn khách bằng nhiều cách để khách tự bỏ tiền ra tiêu xài, chứ không phải chận họ lại thu tiền từ cửa. Điều đó chứng tỏ sự thất bại".

hoian6

Một tiệm bán áo dài ở phố cổ Hội An. AFP

Báo cáo năm 2019 của Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết, mỗi năm đơn vị đã tiếp nhận, hợp tác với khá nhiều dự án, chương trình từ các chính phủ và tổ chức quốc tế như Quỹ Đại sứ Canada, Quỹ Đại sứ Hoa kỳ, Quỹ Công chúa Hà Lan, Quỹ JICA Nhật Bản, tổ chức DED và GIZ của Đức, Hội Châu Á Hoa Kỳ, UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội…

Năm 1981, kiến trúc sư người Ba Lan, Kazimierz Kwiatkowski, tức Kazik, đến Hội An. Ông đã nỗ lực vận động chính quyền địa phương tiến hành các biện pháp bảo tồn, trùng tu đô thị cổ Hội An, đồng thời cố gắng giới thiệu những nét riêng biệt của Hội An ra thế giới. Quá trình nghiên cứu, lập hồ sơ trình lên UNESCO cho đến khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới kéo dài gần 20 năm. Ông Kazik mất năm 1997. Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999.

Nhà thơ Liêu Thái nói thêm :

"Nói cho cùng, nếu như nhà lãnh đạo, nhà quản lý của thành phố họ có lòng tự trọng thì họ phải suy nghĩ, phải tự hỏi mình đã làm được gì cho thành phố. Bởi vì thực tế, Hội An là một khu đô thị, khu cảng thị của người Bồ Đào Nha, người Trung Hoa và người Nhật Bản, đặc biệt là người Nhật Bản, xây dựng lên ở đời nhà Nguyễn. Và người ta biến một khu đất vắng vẻ thành một thương cảng sầm uất nhất của Việt Nam thời đó.

Đến năm 1975, thị xã Hội An trở thành một nơi hoang vắng. Người dân thì đi buôn ve chai, trồng khoai trồng rau. Không ai làm du lịch cả. Mãi đến những năm 90, kiến trúc sư Kazik đã đến Hội An để tìm hiểu và bỏ thời gian trình hồ sơ lên UNESCO để được công nhận đây là một di sản văn hóa thế giới. Hội An khởi sắc từ đó.

Có nghĩa rằng, xây dựng Hội An là người nước ngoài. Phục chế Hội An, thổi hồn trở lại cho Hội An phục sinh cũng là người nước ngoài. Như vậy thì người trong nước mình làm được gì ngoài cái việc ngồi thu tiền ?"

Là một người dân Hội An, Nhà báo Minh Hải đồng tình với chuyện bán vé vào cửa, nhưng ông không đồng ý với cách xử lý của chính quyền nơi đây về mặt truyền thông. Ông nói với RFA sáng 5 tháng 4 :

"Tại vì ở Hội An sau ba năm dịch không có du khách, cho nên khi hoạt động lại họ giảm 50 % giá vé. Bây giờ người ta thu lại là chuyện bình thường. Vấn đề là chính quyền họ yếu về xử lý truyền thông. Mười năm nay họ đã thu phí rồi. Nếu không có tiền đó thì làm sao họ có tiền để bảo tồn di sản cho mọi người tham quan ?

Cái sai của chính quyền Hội An là đã không giải thích rõ. Không mời truyền thông cũng như các công ty du lịch, lữ hành đến làm việc để đưa ra một câu chuyện mới sau đại dịch Covid-19. Nếu có báo chí thì sẽ có những câu hỏi thì mọi chuyện sẽ được giải thích cặn kẽ. Chính quyền xử lý quá yếu kém".

Ông Ly, chủ công ty du lịch Hội An Daily Tour cho biết, chuyện du khách phải mua vé vào tham quan khu phố cổ không phải bây giờ mới có, chỉ có điều du khách không biết vì nó nằm trong giá tour. Ông nói với RFA :

"Từ xưa đến giờ đã thu rồi. Chẳng qua là mọi người không hiểu thôi, chứ vô tham quan phố cổ là phải mua vé. Bên tôi bán tour là đã bao gồm trong giá vé rồi. Nếu người trong nước đi bộ quanh quanh đó thì không phải mua vé, nhưng vào những điểm đến như chùa, nhà cổ hoặc bảo tàng thì phải mua vé.

Xưa giờ đã bán vé rồi. Các công ty lữ hành có trách nhiệm và nghĩa vụ mua vé. Mọi người không hiểu cho nên mọi người lên mạng xã hội nói nhiều thứ chứ nếu không mua vé thì tiền đâu để họ bảo tồn, duy tu, bảo dưỡng, vệ sinh phố cổ ?

Khách đoàn, khách lẻ gì muốn vào tham quan phố cổ, muốn hiểu các lịch sử của Hội An, muốn nghe được hết những di tích thì phải có hướng dẫn viên để họ giải thích. Muốn vậy phải mua vé thôi".

Cơ quan chức năng, phía đồng thuận và phía phản đối biện pháp thu vé tham quan phố cổ Hội An đều có lý lẽ của họ. Cách thực hiện sao cho khôn khéo, hiệu quả tùy thuộc vào năng lực và thực tâm của nhà quản lý, cả ở cấp địa phương và trung ương, trong ngành công nghiệp "không khói' này tại Việt Nam. 

Nguồn : RFA, 05/04/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trân Văn, Tạ Duy Anh, Khánh Nguyên, Thới Bình, RFA tiếng Việt
Read 312 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)