Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

23/05/2023

Việt Nam bối rối giữa Nga và thế giới phương Tây

Quốc Phương, Nguyễn Nam

Quan hệ Việt – Nga : "Đối tác chiến lược" nhưng không phải "đồng minh"

Hà Hoàng Hợp, Quốc Phương, RFA, 23/05/2023

Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống Nhất, đảng cầm quyền tại Cộng hòa Liên bang Nga, ông Dmitri Medvedev có chuyến thăm ba ngày từ 21-23/5/2023 tới Hà Nội và có các cuộc họp, gặp gỡ với giới chức cao cấp Ban lãnh đạo Đảng cộng sản, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, trong đó ông đã được Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thường trực Ban bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Trương Thị Mai tiếp.

vietnga1

Ông Medvedev gặp Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng tại Hà Nội ngày 22/5/2023 - Sputnik/Yekaterina Shtukina/Pool via Reuters

"Hai bên đã ra tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Đảng Nước Nga thống nhất Medvedev với mục tiêu tăng cường hợp tác trên các vấn đề khu vực và quốc tế nhằm củng cố hòa bình, an ninh, vì lợi ích của nhân dân hai nước ; bảo vệ và tăng cường các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc ; tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương trên tinh thần các văn kiện, thỏa thuận đã ký giữa lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước", báo Tuổi Trẻ online đưa tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Chủ tịch Đảng nước Nga Thống nhất, cho hay.

Hôm 23/5/2023, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - Iseas (Singapore) chia sẻ với Đài Á Châu tự Do góc nhìn trên quan điểm riêng của mình về diễn biến này trong quan hệ song phương Việt – Nga :

"Hai bên cam kết củng cố quan hệ chiến lược toàn diện Việt-Nga, trong tình hình rắc rối là Nga đang đưa quân vào Ukraine.

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện không phải là quan hệ đồng minh, từ năm 2016 Việt Nam đã giảm mạnh việc mua sắm vũ khí từ Nga, hợp tác kinh tế - thương mại cũng giảm đáng kể, chỉ còn các hợp tác về giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học - công nghệ vẫn ổn định.

Chuyến thăm của ông Medvedev là chuyến thăm của chủ tịch Đảng nước Nga Thống Nhất, bên hội đàm chính thức và phù hợp nhất là Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Hợp tác hai đảng cầm quyền ở hai nước chắc chắn không vượt qua được lợi ích quốc gia của từng nước, và cũng không vượt qua các nền tảng pháp lý quốc tế.

Đầu tháng 12/2021, Chủ tịch Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc đã mời Tổng thống Putin thăm Việt Nam, ông Putin đã nhận lời, chắc rằng ông ấy sẽ thăm Việt Nam vào một dịp thuận lợi cho cả hai bên. Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Putin.

Qua chuyến thăm này của ông Medvedev, Việt Nam tái khẳng định lập trường thượng tôn luật pháp quốc tế, mong muốn hòa bình được vãn hồi ở Ukraine. Việt Nam đến nay phản đối gián tiếp Nga xâm lược Ukraine, và Việt Nam không ủng hộ việc trừng phạt Nga. Việt Nam tái khẳng định quan hệ tích cực với cả Nga và Ukraine."

vietnga2

Chủ tịch Đảng Nước Nga thống nhất Medvedev gặp Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam hôm 22/5/2023. Ảnh : Sputnik/Yekaterina Shtukina/Pool via Reuters

Coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Hôm 22/5, đưa tin về cuộc gặp giữa ông Dmitry Medvedev với Chủ tịch nước Việt Nam, ông Võ Văn Thưởng cùng ngày, báo mạng VnExpress cho hay :

"Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất Medvedev nhấn mạnh phát triển quan hệ với Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nga, khi gặp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng…

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân Liên Xô trước đây, coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga, mong muốn cùng Nga tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện…".

Ông Medvedev khẳng định Nga rất coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Lãnh đạo cấp cao của Nga, trong đó có đảng Nước Nga Thống nhất, cho rằng phát triển quan hệ với Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu và Việt Nam là đối tác quan trọng của Nga tại khu vực.

Ông Thưởng bày tỏ cảm ơn nước Nga tiếp tục dành học bổng hàng năm cho sinh viên Việt Nam sang du học tại các cơ sở giáo dục - đào tạo của Nga. Hai lãnh đạo nhất trí tiếp tục thúc đẩy giao lưu nhân dân, trong đó có thế hệ trẻ, phát huy vai trò của các hội hữu nghị giữa hai nước, theo báo mạng nhà nước cho biết. 

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 23/05/2023

************************

Thủ tướng Việt Nam công khai ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến vệ quốc

Nguyễn Nam, VNTB, 22/05/2023

"Việt Nam thấu hiểu các giá trị của hòa bình".

Tin tức về Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp nhanh Tổng thống Ukraine Volodymyr Oleksandrovych Zelensky đã ‘tràn ngập’ ở các bản tin trên báo chí Việt Nam vào cuối giờ chiều Chủ nhật 21/5/2023.

vietnga3

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Zelensky bên lề Hội nghị G7 tại Hiroshima ngày 21/5 - Ảnh : Tổng thốngXVN

Tại cuộc gặp, về cuộc chiến vệ quốc tại Ukraine hiện nay, Thủ tướng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, nhất là các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, mọi tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

Việt Nam mong các bên liên quan sớm chấm dứt xung đột, nối lại đối thoại, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Diễn nôm của loạt ý tứ ngôn từ ngoại giao ở trên, có thể hiểu là Việt Nam không chấp nhận một quốc gia sử dụng vũ lực để đưa ra các yêu cầu mang tính mặc cả, can thiệp vào quyền tự quyết của một quốc gia khác đang độc lập.

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Minh Chính đã nhìn nhận là đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nên Việt Nam thấu hiểu các giá trị của hòa bình. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã hỗ trợ nhân đạo cho nhân dân Ukraine và sẵn sàng hỗ trợ các bên tìm kiếm một giải pháp hòa bình lâu dài, trên cơ sở luật pháp quốc tế và tôn trọng lợi ích chính đáng của các bên.

"Lợi ích chính đáng của các bên" ở đây, rõ ràng là không thể có chuyện chấp nhận như ‘phiên bản chiến tranh biên giới’ ở hồi nào mà Trung Quốc đã xua đại quân sang tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam ở thập niên 80 của thế kỷ trước.

Vẫn theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, thì Tổng thống Zelensky chia sẻ các ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, bày tỏ cảm kích trước lập trường và sự hỗ trợ nhân đạo của Việt Nam, nhất trí sẽ có các biện pháp để tăng cường quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước.

Tổng thống Zelensky đến Nhật Bản để tham dự hội nghị G7 trên chuyên cơ của Pháp. Đây là tín hiệu mạnh mẽ nhắc lại sự ủng hộ của Pháp đối với Ukraine.

Ông Macron đã viết trên Twitter ngày 20/5 : "Một chiếc máy bay mang màu cờ của Cộng hòa Pháp đã hạ cánh xuống Hiroshima. Trên máy bay là phái đoàn Ukraine, họ đến G7 để làm việc với chúng ta và các đối tác của chúng ta. Vì chiến thắng của Ukraine. Vì việc tái lập hòa bình ở Châu Âu".

Tin tức cho biết nhật báo Le Figaro đã liên hệ với Điện Elysée và được biết Phủ Tổng thống Ukraine đã đề nghị trực tiếp với Phủ Tổng thống Pháp xin mượn máy bay. Pháp đã đồng ý.

Như vậy trong bối cảnh trên có thể hiểu khi tiếp xúc ngoại giao với Tổng thống Zelensky, dù muốn hay không thì về nguyên tắc Thủ tướng của Việt Nam không thể ‘đi hàng hai’ chung chung kiểu ‘lá phiếu trắng’ như trước đây về cuộc chiến tranh xâm lược quá rõ ràng mà Tổng thống Nga đang tiến hành với quốc gia từng là anh em trong khối Liên Xô cũ.

Có thể đánh giá về ‘sự đồng bộ’ ở hành xử của Thủ tướng Phạm Minh Chính, khi trong bài phát biểu tại phiên họp trong khuôn khổ G7 mở rộng, ông đã nêu ba thông điệp của Việt Nam về hòa bình, ổn định và phát triển.

Thứ nhất, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định cho hợp tác và phát triển vừa là nền tảng thiết yếu, vừa là đích đến cuối cùng vì sự phát triển bền vững, thịnh vượng trên toàn thế giới cũng như từng quốc gia, khu vực.

Hòa bình là mục tiêu tối thượng của hợp tác quốc tế, là giá trị chung của nhân loại ; hòa bình bền vững, thượng tôn pháp luật và phát triển bền vững có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam đề cao cách tiếp cận tổng thể về các vấn đề hòa bình, an ninh và phát triển ; hòa bình là nền tảng, đoàn kết, hợp tác là động lực, phát triển bền vững là mục tiêu…

Theo giới quan sát, các phát biểu của ông Phạm Minh Chính còn ngầm muốn nói đến về những ứng xử hiện tại lẫn tương lai mà ông đang hướng tới với ‘người bạn vàng’ của Đảng cộng sản Việt Nam.

Một tin tức hậu trường ngay trước chuyến sang Nhật dự phiên họp trong khuôn khổ G7 mở rộng, là phía người đứng đầu Trung ương Đảng ở Hà Nội rất muốn ‘ra roi’ ông Phạm Minh Chính qua chuyện lá phiếu tín nhiệm, nhưng nghe đâu cuối cùng đã bất thành, vì có lẽ ‘bài học đồng chí 3X’ đã được những chính khách về sau như ông Phạm Minh Chính ‘rút kinh nghiệm’.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 22/05/2023

***********************

Medvedev thăm Hà Ni : Vit Nam ‘khó x’ nhưng khéo léo vi Nga v chiến tranh Ukraine ?

VOA, 22/05/2023

Các nhà lãnh đo hàng đu ca Vit Nam tiếp ông Medvedev, Ch tch đng Nước Nga Thng nht cm quyn lâu năm Nga, hôm 22/5 Hà Ni. Hai nhà bình lun đánh giá vi VOA rng Vit Nam tuy có mt s khó khăn nhưng vn x lý khéo léo được vi Nga v cuc chiến Ukraine.

vietnga4

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, đón ông Dmitry Medvedev, Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga. Ảnh: Tổng thốngXVN

Các cơ quan báo chí ln ca Vit Nam, bao gm c Báo Chính Ph, đài Tiếng nói Vit Nam, đài Truyn hình Vit Nam, cho biết Tổng bí thư Đảng cộng sản Vit Nam Nguyn Phú Trng và Th tướng Phm Minh Chính hi đàm riêng r vi ông Dmitry Medvedev, người cũng gi chc Phó Ch tch Hi đng An ninh Liên bang Nga.

Hai ông Trng và Medvedev "đã trao đi v đánh giá ca mi bên v tình hình quc tế hin nay, các phương hướng ln thúc đy phát trin tích cc trên thế gii và quan đim v các vn đ hai bên cùng quan tâm", các bn tin viết và không nói rõ hai nhà lãnh đo có đ cp c th đến cuc chiến Ukraine hay không.

Vn báo chí Vit Nam cho hay hai bên đã ra tuyên b chung nói chuyến thăm ca ông Medvedev có mt s mc tiêu là "tăng cường hp tác trên các vn đ khu vc và quc tế nhm cng c hòa bình, an ninh, vì li ích ca nhân dân hai nước ; bo v và tăng cường các nguyên tc ca lut pháp quc tế, Hiến chương Liên Hip Quc".

Tường thut v cuc gp gia ông Chính và ông Medvedev, tin tc trên báo chí Vit Nam cũng không cho biết hai ông có bàn v Ukraine không.

Truyn thông chu s qun lý ca nhà nước viết rng th tướng ca Vit Nam khng đnh là quc gia này "luôn kiên trì đường li đi ngoi đc lp, t ch, hòa bình, hu ngh, hp tác và phát trin, đa dng hóa, đa phương hóa quan h ; tích cc hi nhp quc tế ; là bn, là đi tác tin cy, là thành viên tích cc, có trách nhim trong cng đng quc tế".

Quan sát nhng gì Vit Nam làm trong hơn 1 năm nay k t khi Nga xâm lược Ukraine, tiến sĩ Hà Hoàng Hp, thuc Vin ISEAS - Yusof Ishak có tr s Singapore, nói vi VOA rng Vit Nam có gp "khó khăn" nhưng "không khó x" vi Nga v cuc chiến :

"Vit Nam không đng v bên nào. H phn đi Nga xâm lược nhưng không ng h vic phi trng pht Nga. H ng h lut pháp quc tế đ ngng bn và tiến ti mt gii pháp hòa bình. Chính quyn Vit Nam ch thy có khó khăn ch cuc chiến đy nh hưởng đến Vit Nam".

Doanh nhân Trn Quc Quân, vi s am hiu v Đông Âu và Nga t vn sng hàng chc năm đó, nêu lên s tương phn rng trong khi Vit Nam mun duy trì mi quan h truyn thng "tt" vi Nga song nhng gn kết và kim ngch thương mi ca Vit Nam vi Liên hip Châu Âu và M "ln gp hàng chc ln" so vi Nga.

Vì vy, cuc xâm lược và s vi phm lut pháp quc tế ca Nga làm cho Vit Nam "khó x", ông Quân, người cũng thường bình lun v thi cuc, nói.

Đim li s kin Ngoi trưởng Nga Lavrov thăm Vit Nam hi tháng 7 năm ngoái, không lâu sau khi Nga đánh chiếm nhiu vùng ca Ukraine, ông Quân ch ra rng Hà Ni khi đó đã "né tránh" vic đưa ra quan đim ng h Nga, t đó, ông nhn đnh v chuyến thăm ca ông Medvedev hin nay :

"Bây gi Medvedev sang cũng đ c vn đng Vit Nam ng h cuc xâm lược ca Nga vào Ukraine. Chc Vit Nam cũng vn khéo léo né tránh đ không ra mt, không đáng ra mt đ ng h Nga. Chuyến thăm ca Medvedev không phi là phương din nhà nước mà ch là phương din đng cm quyn".

Nhà bình lun này, có hàng chc ngàn người theo dõi trên mng xã hi, lý gii thêm v s la chn ca Vit Nam, lưu ý đến các bin pháp trng pht ca M và phương Tây :

"Quyn li ca Vit Nam [gn bó] quá ln vi khi phương Tây và M. M đã cnh báo bt c nước nào ng h Nga xâm lược Ukraine, ngay c nn kinh tế ln th hai thế gii là Trung Quc còn chưa dám làm trái ngược ý mun ca M và phương Tây, thì Vit Nam càng không dám làm chuyn y".

vietnga5

Th tướng Vit Nam Phm Minh Chính gp Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskyy Hiroshima, Nht Bn, 21/5/2023.

Vit Nam đón tiếp người đng đu đng cm quyn Nga ch mt ngày sau khi Th tướng Phm Minh Chính gp g, trao đi quan đim vi Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskyy bên l hi ngh thượng đnh ca khi G-7 gm nhng nước giàu nht thế gii, din ra Nht Bn.

Theo tường thut ca truyn thông nhà nước Vit Nam, trong đó có báo Tui Tr, nói v cuc xung đt ti Ukraine hin nay, Th tướng Chính khng đnh lp trường nht quán ca Vit Nam là "tôn trng Hiến chương Liên Hip Quc và lut pháp quc tế, nht là các nguyên tc tôn trng đc lp, ch quyn, toàn vn lãnh th ca các quc gia, không can thip vào công vic ni b, không s dng vũ lc và đe da s dng vũ lc, mi tranh chp cn được gii quyết bng bin pháp hòa bình".

Bình lun v cuc gp gia hai ông Chính và Zelenskyy, nhà nghiên cu Hà Hoàng Hp nói vi VOA :

"Vic ông Chính gp ngn Tng thng Ukraine Zelenskyy Hiroshima tôi nghĩ nó rt bình thường vì nếu qua đy mà tránh mt nhau mi d, mi không bình thường. Vic ông Chính gp, bt tay ông Zelenskyy th hin nguyn vng quan trng, hp pháp ca Vit Nam là kiến to hòa bình".

Cuc gp ca ông Chính vi ông Zelenskyy nói riêng và vic th tướng Vit Nam tham d hi ngh G-7 m rng nói chung là điu tích cc cho Vit Nam, nhà bình lun Trn Quc Quân đánh giá và nói thêm :

"Đây là cơ hi rt tt cho Vit Nam th hin vi thế gii quan đim ca mình đi vi cuc xâm lược ca Nga vào Ukraine và Vit Nam t trước đến nay vn nht quán v cuc chiến, các din đàn Liên Hiệp Quốc cũng như các din đàn ngoi giao khác".

Th tướng Chính nói vi Tng thng Zelenskyy Nht Bn rng Vit Nam mong các bên liên quan sm chm dt xung đt, ni li đi thoi, gii quyết tranh chp bng bin pháp hòa bình, báo chí Vit Nam cho biết.

Báo chí dn là thông tin t B Ngoi giao Vit Nam cho hay tng thng ca Ukraine "chia s các ý kiến" ca Th tướng Chính và "bày t cm kích trước lp trường và s h tr nhân đo ca Vit Nam".

Nguồn : VOA, 22/05/2023

***********************

Thủ tướng Việt Nam gặp Tổng thống Mỹ, Tổng thống Ukraine bên lề Hội nghị G7

RFA, 21/05/2023

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Phạm Minh Chính, trong chuyến làm việc theo lời mời tại Hiroshima đã gặp gỡ một số nguyên thủ các nước khác, trong đó có Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Zelensky.

vietnga6

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bên lề Hội nghị G7 mở rộng ở Hiroshima -  AFP

Theo Thông tấn xã Việt Nam, cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam với Tổng thống Hoa Kỳ diễn ra vào chiều ngày 20/5 tại Hiroshima. Nội dung chính cuộc gặp được cho biết hai phía đồng ý duy trì trao đổi đoàn ở các cấp, nhất là cấp cao.

Phía ông Phạm Minh Chính nhắc lại quan hệ Việt- Mỹ vừa qua phát triển tích cực, với trọng tâm là hợp tác trong lĩnh vực kinh tế- thương mại. Trong khi đó tin cho biết phía ông Biden đánh giá cao kết quả cuộc điện đàm giữa ông này và ông Nguyễn Phú Trọng- Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, hồi ngày 29/3 vừa qua.

vietnga7

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề Hội nghị G7 mở rộng ở Hiroshima. AFP

Thông tấn xã Việt Nam cũng loan tin vào ngày 21/5, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính có cuộc gặp ngắn với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Tại cuộc gặp, ông Chính nói với Tổng thống Zelensky rằng lập trường nhất quán của Việt Nam là tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, nhất là các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực, mọi tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hoà bình. Việt Nam mong các bên liên quan sớm chấm dứt xung đột, nối lại đối thoại, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

Ông Chính cũng bày tỏ cảm ơn Chính phủ Ukraine đã hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine.

Đối với cuộc tấn công của Nga vào Ukraine kể từ ngày 24/2/2022 đến nay, Việt Nam đã có sáu lần bỏ phiếu tại Hội đồng Liên Hiệp Quốc về những nghị quyết có liên quan đến cuộc xung đột vũ trang này. Trong đó, có bốn lần Việt Nam bỏ phiếu trắng, một lần bỏ phiếu chống và một lần bỏ phiếu thuận.

Cụ thể, ngày 1/3/3022, Việt Nam bỏ phiếu trắng nghị quyết lên án cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine. Ngày 24/3, Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về nghị quyết kêu gọi Nga chấm dứt chiến sự, bảo vệ dân thường và cộng đồng quốc tế, tăng cường viện trợ nhân đạo cho Ukraine ; Việt Nam bỏ phiếu trắng. Ngày 7/4, Việt Nam bỏ phiếu chống lại nghị quyết loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Ngày 12/10, nghị quyết kêu gọi các quốc gia trên thế giới không công nhận việc Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine được Việt Nam bỏ phiếu trắng. Ngày 23/2/2023, Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine, Việt Nam lại chọn phiếu trắng. Và mới nhất, vào ngày 26/4, Việt Nam bỏ phiếu thuận cho nghị quyết Hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Châu Âu.

Cả sáu lần bỏ phiếu nêu trên, Việt Nam và Trung Quốc có sự lựa chọn giống như nhau.

Nguồn : RFA, 21/05/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Quốc Phương, Nguyễn Nam, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Read 344 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)