Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

26/05/2023

Bắc Kinh ra mặt ức hiếp Việt Nam trên Biển Đông

Nhiều nguồn tin

Biển Đông : Tàu Trung Quốc vẫn không rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Trọng Nghĩa, RFI, 26/05/2023

Chỉ 24 tiếng đồng hồ sau khi Hà Nội lên tiếng đòi Bắc Kinh rút tàu của Trung Quốc khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, Bắc Kinh hôm 26/05/2023, đã bác bỏ yêu cầu của phía Việt Nam, cho rằng tàu Trung Quốc chỉ hoạt động "bình thường" trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.

nangluc1

Ảnh tư liệu chụp ngày 15/05/2014 : Tàu Hải cảnh Trung Quốc (trắng) và tàu cảnh sát biển Việt Nam (xanh lơ) đối đầu nhau tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông. AP - Hau Dinh

Theo hãng tin Anh Reuters, trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, khi trả lời câu hỏi về việc Hà Nội yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển của Việt Nam, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh khẳng định : "Các tàu liên quan của Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động bình thường trong phạm vi quyền tài phán" của Trung Quốc. Phát ngôn viên này không ngần ngại đe dọa Việt Nam, khi cho biết là Bắc Kinh đã duy trì liên lạc với các bên liên quan và sẽ bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình.

Theo ghi nhận của Reuters, vào hôm qua, 25/05, Hà Nội đã có một tuyên bố công khai hiếm hoi tố cáo tàu khảo sát Trung Quốc Hướng Dương Hồng 10, cùng các tàu hộ tống bao gồm tàu Hải Cảnh và tàu cá, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh rút các tàu này ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Phạm Thu Hằng, Trung Quốc phải tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.

Reuters trích dẫn ông Ray Powell, người đứng đầu Dự Án Myoushu của Đại Học Mỹ Stanford về Biển Đông, cho biết là tàu Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 07/05 vừa qua gần các lô dầu khí mà Việt Nam cùng với Nga khai thác.

Theo ông Powell, hôm qua, ngay khi bị Việt Nam yêu cầu rời đi, tàu Trung Quốc đang ở khu vực lô 129, do Vietgazprom điều hành. Hôm nay, Trung Quốc vẫn phớt lờ yêu cầu của Việt Nam, tàu Hướng Dương Hồng và 5 tàu hộ tống lại đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, gần các lô khí đốt mà các công ty Nga khai thác. Đội tàu Trung Quốc đã bị 2 tàu kiểm ngư của Việt Nam theo sát ở khoảng cách 200-300 mét.

Cũng theo Reuters, dữ liệu của nhóm Dự Án Đại Ký Sự Biển Đông, một tổ chức phi lợi nhuận độc lập, cho thấy là kể từ ngày 07/05, tàu nghiên cứu của Trung Quốc, đôi khi được hàng chục tàu hộ tống, đã di chuyển phần lớn qua lô khí đốt 04-03, do Vietsopetro, một liên doanh giữa Zarubezhneft và PetroVietnam, vận hành.

Tàu Trung Quốc cũng thường xuyên đi qua các lô 132 và 131 mà Việt Nam đã cấp phép cho Vietgazprom, một liên doanh giữa tập đoàn Nga Gazprom và PetroVietnam. Đây là hai lô mà Trung Quốc cho là nằm trong vùng biển của họ và đã cho đấu thầu để cấp phép khai thác.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, bao gồm cả các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trọng Nghĩa

************************

Việt Nam phản đối Trung Quốc cho lắp đặt phao đèn báo hiệu tại quần đảo Trường Sa

RFA, 26/05/2023

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 25/5 lên tiếng phản đối việc Trung Quốc cho lắp đặt ba phao đèn báo hiệu tại khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước, gọi đây là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

tau2

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.

Hôm 24/5, Trung tâm Bảo đảm an toàn hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc lắp đặt ba phao đèn báo hiệu tại một số thực thể ở quần đảo Trường Sa bao gồm Đá Cá Nhám, Đá Ba Đầu và Đá Gaven.

thông báo của Bộ Giao thông Trung Quốc cho biết, các thiết bị này để đảm bảo sự an toàn đi lại của tàu thuyền.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh : "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa, cũng như quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việc lắp đặt phao đèn báo hiệu tại các thực thể ở quần đảo Trường Sa mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, vì vậy không có giá trị pháp lý.

Người đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu các bên liên quan không có hành động làm phức tạp tình hình, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biến Đông (DOC), giữ gìn môi trường hòa bình, ốn định và hợp tác ở Biển Đông".

Trước đó, vào hồi đầu tháng này, Philippines cũng đã thả các phao định vị mang cờ của nước này trong khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines.

Tuần duyên Philippines hôm 14/5 cho biết nước này đã thả năm phao định vị hàng hải tại năm khu vực ở Biển Đông bao gồm Đá Ba Đầu và cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam cũng đòi chủ quyền.

Việt Nam sau đó cũng đã lên tiếng phản đối hành động này của Philippines.

***************************

Tàu Trung Quốc phớt lờ yêu cầu của Việt Nam về việc rời khỏi khu vực gần mỏ khí đốt của liên doanh Việt - Nga

Reuters, VOA, 26/05/2023

Một tàu nghiên cứu của Trung Quốc và năm tàu hộ tống vẫn còn ở trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hôm thứ Sáu (26/5) gần các lô khí đốt do các công ty Nga khai thác ở Biển Đông, một ngày sau khi Việt Nam yêu cầu các tàu này rời đi, theo Reuters.

bd1

Tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10), với sự hộ tống của hai tàu hải cảnh 4303 và 5303 cùng một số tàu dân quân biển đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Tàu Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10) của Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 7/5, đánh dấu sự xâm phạm đáng kể nhất kể từ năm 2019, theo ông Ray Powell, người đứng đầu Dự án Myoushu trên Biển Đông của Đại học Stanford, Mỹ.

Ông Powell nói hành vi của Trung Quốc và phản ứng của Việt Nam là một "sự leo thang đáng lo ngại".

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết các vùng biển giàu năng lượng ở Biển Đông, bao gồm cả các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Cuộc đối đầu năm 2019 kéo dài hơn ba tháng và chủ yếu nhắm vào một lô do công ty dầu mỏ nhà nước Nga Rosneft điều hành. Chưa đầy hai năm sau đó, Rosneft đã bán lô này của mình ở Biển Đông cho công ty Zarubezhneft do nhà nước Nga sở hữu, công ty vận hành một số mỏ khí đốt đang diễn ra tranh chấp.

Trong những tuần qua kể từ ngày 7/5, tàu nghiên cứu Trung Quốc, đôi khi có hàng chục tàu hộ tống, đã di chuyển phần lớn qua lô khí đốt 04-03, do Vietsovpetr, một liên doanh giữa Zarubezhneft và PetroVietnam, theo dữ liệu của Sáng kiến Biên niên sử Biển Đông (SCSCI), một tổ chức phi lợi nhuận độc lập theo dõi sự vận hành của tàu thuyền, cung cấp cho Reuters.

Tàu nghiên cứu này cũng thường xuyên đi qua các lô 132 và 131 mà Việt Nam đã cấp phép cho Vietgazprom, một liên doanh giữa tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga và PetroVietnam.

Ba công ty nêu trên và đại sứ quán Nga tại Hà Nội không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của Reuters.

Trả lời câu hỏi về sự phản đối này [của Việt Nam], bà Mao Ninh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và các vùng biển lân cận, cũng như quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan.

"Các tàu liên quan của Trung Quốc thực hiện các hoạt động bình thường dưới quyền tài phán của Trung Quốc. Điều đó phù hợp và hợp pháp, và không có chuyện đi vào vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác", bà nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.

Bà Mao cho biết Trung Quốc đã duy trì liên lạc với các bên liên quan về vấn đề này và muốn hợp tác với họ để "cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định của Biển Đông", đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc "chắc chắn sẽ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình".

Hôm thứ Năm (25/5), khi Việt Nam đưa ra một tuyên bố công khai hiếm hoi yêu cầu các tàu Trung Quốc rời đi khi các tàu này đang ở lô 129, cũng do Vietgazprom điều hành, theo ông Powell.

"Việt Nam yêu cầu các cơ quan liên quan phía Trung Quốc tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, chấm dứt ngay hoạt động xâm phạm, rút tàu Hướng Dương Hồng 10 và các tàu hải cảnh, tàu cá ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam", phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ trong tuyên bố của chính phủ.

Tuyên bố này được đưa ra sau chuyến thăm Hà Nội hôm thứ Hai (22/5) của cựu Tổng thống Nga và Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev.

Nhận định về động thái mới nhất này, nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc ở Tp. Hồ Chí Minh, chia sẻ với VOA hôm 26/5:

"Đây là một phép thử của Trung Quốc xem Nga có đồng ý rút ra khỏi khu vực khai thác này hay không, hay là vẫn tiếp tục khai thác bất chấp sự đe dọa của Trung Quốc, và Trung Quốc cũng đang chờ Nga lên tiếng về việc này".

"Chúng ta cũng thấy rõ rằng chuyến thăm của ông Medvedev đến Hà Nội, tôi nghĩ rằng cũng có khả năng hai bên Việt Nam và Nga đã có những ý kiến về vấn đề này!", ông Phúc nêu nhận định cá nhân.

Ông Powell cho biết hai tàu kiểm ngư Việt Nam hôm thứ Sáu (26/5) đã theo dõi các tàu Trung Quốc ở khoảng cách 200-300 mét, đồng thời lưu ý rằng các tàu Trung Quốc đã di chuyển đến một khu vực liền kề với các tàu do các công ty Nga điều hành, theo Reuters.

Theo quy tắc quốc tế, các tàu thuyền được phép đi qua vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, nhưng các hoạt động này của Trung Quốc từ lâu đã bị Việt Nam và các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm cả Philippines và Malaysia, coi là hoạt động manh tính thù địch.

(Bài viết sử dụng bản tin của Reuters)

***************************

Các tàu Trung Quốc phớt lờ yêu cầu rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

RFA, 26/05/2023

Một tàu nghiên cứu của Trung Quốc và năm tàu hộ tống vẫn còn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hôm 26/5 gần các lô khí đốt do các công ty Nga khai thác ở Biển Đông, một ngày sau khi Hà Nội thúc giục các tàu này rời đi.

bd2

Đường đi của tàu Hướng Dương Hồng của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 7 đến 26/5/2023 - MarineTraffic/RFA

Tàu Xiang Yang Hong 10 (Hướng Dương Hồng 10) của Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 7/5, đánh dấu sự xâm phạm đáng kể nhất kể từ năm 2019, theo Ray Powell, người đứng đầu Dự án Myoushu của Đại học Stanford về Biển Đông.

Ông nói hành vi của Trung Quốc và phản ứng của Việt Nam là một "sự leo thang đáng lo ngại".

Cuộc đối đầu năm 2019 kéo dài hơn ba tháng và phần lớn nhắm vào một lô do công ty dầu mỏ Rosneft của nhà nước Nga vận hành. Chưa đầy hai năm sau đó, Rosneft đã bán tài sản của mình ở Biển Đông cho công ty nhà nước Zarubezhneft cũng của Nga, công ty vận hành một số mỏ khí đốt đang diễn ra tranh chấp.

Trong những tuần qua kể từ ngày 7/5, tàu nghiên cứu Trung Quốc, đôi khi có hàng chục tàu hộ tống, đã di chuyển phần lớn qua lô khí đốt 04-03, do Vietsovpetro, một liên doanh giữa Zarubezhneft và PetroVietnam, vận hành, theo dữ liệu theo dõi tàu biển được chia sẻ với Reuters bởi Dự án Đại Sự Ký Biển Đông (SCSCI), một tổ chức phi lợi nhuận độc lập.

Tàu này cũng thường xuyên đi qua các lô 132 và 131 mà Việt Nam đã cấp phép cho Vietgazprom, một liên doanh giữa tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga và PetroVietnam. Trung Quốc đã đưa ra các hồ sơ dự thầu cạnh tranh để cấp phép cho hai lô đó.

Ba công ty và đại sứ quán Nga tại Hà Nội đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của Reuters.

Hôm thứ năm, khi Việt Nam đưa ra một tuyên bố công khai hiếm hoi yêu cầu các tàu này rời đi, thì các tàu này đang ở lô 129, cũng do Vietgazprom điều hành, theo ông Powell.

Tuyên bố này được đưa ra sau chuyến thăm Hà Nội hôm thứ hai của cựu Tổng thống Nga và Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev.

Ông Powell cho biết hai tàu kiểm ngư Việt Nam hôm 26/5 đã theo dõi các tàu Trung Quốc ở khoảng cách 200-300 mét, đồng thời lưu ý rằng các tàu Trung Quốc đã di chuyển đến một khu vực liền kề với các tàu do các công ty Nga điều hành.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 26/5 nói rằng họ đã duy trì liên lạc với các bên liên quan và sẽ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, sau khi Việt Nam cáo buộc một tàu khảo sát dầu khí của Trung Quốc và các tàu hộ tống vi phạm chủ quyền của họ.

Bà Mao Ning, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 26/5 khi trả lời câu hỏi về việc Việt Nam yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi Biển Đông :

"Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các vùng biển lân cận, đồng thời có quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan.

Các tàu liên quan của Trung Quốc thực hiện các hoạt động bình thường dưới quyền tài phán của Trung Quốc, điều đó hợp pháp và hợp lệ, đồng thời không có vấn đề gì khi đi vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác.

Chúng tôi đã duy trì liên lạc với các bên liên quan về vấn đề Biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng giải quyết thỏa đáng những khác biệt hiện có thông qua đối thoại và tham vấn. Chúng tôi muốn cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định ở Nam Hải (Biển Đông-PV). Trong khi chờ đợi, chúng tôi chắc chắn bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc".

*************************

Diễn biến nhanh của Trung Quốc ở Biển Đông và ứng phó của Việt Nam

RFA, 24/05/2023

Trung Quốc trong gần cả tháng nay tăng cường hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

bd3

Tàu Trung Quốc áp sát tàu Cảnh sát biển Việt Nam trên Biển Đông - Reuters

Lâu nay, Việt Nam đã có những ứng phó như tìm cách đa dạng hóa nguồn cung vũ khí để đối phó với sự quấy nhiễu ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, hành động của Hà Nội liệu có thể bắt kịp chuyển động của Bắc Kinh ?

Diễn biến mới nhất

Từ hôm 7/5 đến nay, Trung Quốc cho tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 vào hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong đợt khảo sát này, có thời điểm tàu Hướng Dương Hồng 10 cách đường cơ sở Việt Nam chỉ khoảng hơn 50 hải lý.

Hôm 13/5, con tàu này rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Hôm 15/5, tàu Hướng Dương Hồng 10 lại rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam một lần nữa và xuất hiện ở gần khu vực Đá Chữ Thập. Đến 17/5, nó bắt đầu quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Việt Nam, vào ngày 18/5, lên tiếng phản đối Trung Quốc về những hoạt động gần đây của nước này tại khu vực Biển Đông, nói rằng "Việt Nam đã và đang triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mình".

Cập nhật về tình hình hiện tại, một nhà nghiên cứu Biển Đông, yêu cầu giấu danh tính cho biết, đến ngày 25/5, Trung Quốc vẫn duy trì tàu nghiên cứu khoa học Hướng Dương Hồng 10 cùng một tàu cảnh sát biển của nước này và một số tàu dân binh có mặt trong vùng biển đặc quyền của Việt Nam :

"Hôm nay lại đưa thông tin thêm là một tàu hải tuần của Trung Quốc đã đi vào trong khu vực gần Bãi Tư Chính.

Còn bên Việt Nam thì có một tàu cảnh sát biển và hai tàu kiểm ngư theo dõi, bám sát theo tàu này của Trung Quốc. Báo chí trong nước thì không được đưa tin về vấn đề này.

Có lẽ chính phủ Việt Nam một mặt muốn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc, thứ hai là chuyện Trung Quốc cho tàu vào quấy nhiễu vùng đặc quyền kinh tế từ lâu lắm rồi, cho nên họ cũng chấp nhận đó là một chuyện bình thường".

Tương quan lực lượng

Vị chuyên gia giấu tên đánh giá rằng về tương quan lực lượng trên biển hiện nay giữa hai nước thì đương nhiên là Trung Quốc mạnh hơn nhiều. Không chỉ đối với Việt Nam mà tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á cũng không thể so sánh được sức mạnh về lực lượng tàu so với Trung Quốc. Tuy nhiên :

"Trong lúc này, không ai muốn mang hải quân ra cả. Các nước chỉ sử dụng những tàu gọi là hành pháp mà thôi, chứ nếu mang hải quân ra thì chắc chắn là hành động gây chiến rồi".

Chuyên gia về quan hệ quốc tế, an ninh quốc phòng Nguyễn Thế Phương bình luận với RFA rằng hiện nay, trong quá trình hiện đại hóa quân đội, Việt Nam đang cố gắng phát triển đồng bộ vũ khí lục quân và hải quân, nhưng vẫn ưu tiên những vấn đề liên quan đến an ninh trên Biển Đông, vì đây là vấn đề lợi ích cốt lõi :

"Đối tượng tranh chấtrên Biển Đông của Việt Nam hiện nay rõ ràng nhất là Trung Quốc. Nếu nhìn vào nguồn lực thì rõ ràng là nguồn lực của Việt Nam không thể bằng của Trung Quốc, và Việt Nam hiện tại cố gắng biến năng lực của mình càng hiện đại càng tốt, chứ việc đuổi theo năng lực của Trung Quốc là điều không thể".

Ông Thế Phương cho biết, đơn thuần về mặt số lượng, vũ khí trên biển của Việt Nam chắc chỉ bằng một phần ba so với Trung Quốc, nhưng cũng cần phải tính tới hai yếu tố quan trọng khác. Thứ nhất là yếu tố con người và thứ hai là học thuyết.

Yếu tố con người là chuyện Việt Nam mua vũ khí rồi nhưng có đủ năng lực để sử dụng hay không. Còn học thuyết là những chỉ dẫn cách quân đội chiến đấu trong một cuộc chiến.

Hiện đại hóa quân sự chậm lại

Để đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam cần phải đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân sự. Tuy nhiên, theo ông Phương, quá trình này đang bị chậm lại.

Thứ nhất là do thiếu tiền ; thứ hai là do quốc gia cung cấp vũ khí lớn nhất là Việt Nam là Nga đang gặp khó khăn bởi cuộc chiến trang Nga - Ukraine.

Do đó, Việt Nam hiện buộc phải đi tìm các đối tác mới. Tức là, toàn bộ quá trình tương tác với đối tác mới phải làm lại từ đầu, phải đi xem người ta bán cái gì, các quy trình mua bán như thế nào, chưa kể là còn các yếu tố chính trị khác nữa…

"Mà trong khi tình hình trên biển đó lại diễn biến quá nhanh dẫn đến phản ứng chính sách Việt Nam chưa theo kịp. Nó khiến cho quá trình hiện đại hóa quân sự chậm lại khá nhiều".

Lý giải thêm về diễn biến quá nhanh trên Biển Đông, ông Thế Phương lấy ví dụ :

"Thứ nhất là cường độ hiện diện của Trung Quốc ngày càng nhiều, ngày càng dồn dập so với cách đây năm năm. Các tàu cá, hải cảnh, tập trận và các quốc gia khác cũng đưa tàu qua lại ở khu vực này rất nhiều.

"Thứ hai là quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc rất nhanh, không chỉ về mặt công nghệ mà còn về mặt tổ chức và cách triển khai lực lượng ở trên thực địa quá nhanh và nó khiến cho các nước nhỏ như Việt Nam, với nguồn lực như hiện nay không thể theo kịp".

bd4

Một gian hàng vũ khí của công ty an ninh Czech, tại Triển lãm Quốc phòng Việt Nam 2022 ở Hà Nội. Ảnh : Reuters

Đa dạng hóa nguồn cung

Do Nga đang bị các nước phương Tây bao vây, cô lập cho nên Việt Nam buộc phải đa dạng hóa nguồn cung vũ khí. Theo chuyên gia Biển Đông giấu tên cho biết :

"Nguồn cung vũ khí cho Việt Nam đang gặp khó khăn thì Việt Nam phải tìm nguồn khác mà nó phải tương thích với hệ thống vũ khí đó, và Ấn Độ và Czech chính là hai nước mà Việt Nam đang nhắm tới".

Theo ông Nguyễn Thế Phương, với nhu cầu cấp bách ở Biển Đông như hiện nay thì Việt Nam không thể nào không chỉ dựa vào vũ khí từ Nga. Cho nên gần đây, Việt Nam đã có động thái đàm phàn với Czech hay đi sang Hàn Quốc để các nước này bán vũ khí cho Việt Nam.

Hồi tháng tư vừa qua, Việt Nam đàm phán mua thêm khí tài từ Cộng hòa Czech. Nước này được xem có thể đáứng nhu cầu an ninh ngày càng tăng của Việt Nam, khi mà các hãng quân sự Czech có khả năng vượt trội trong cung cấp những khí tài cho vũ khí của Nga ; cũng như sản xuất được những trang thiết bị mới tương thích với các loại vũ khí thời Sô viết. Hiện kho vũ khí của Việt Nam có đến 80% là do Nga cung cấp.

Vào tháng 12/2022, lãnh đạo Việt Nam đến thăm Hàn Quốc để nâng cấp quan hệ hai nước. Bước tiến về ngoại giao này có thể và thúc đẩy đầu tư và bán vũ khí của Hàn Quốc cho Việt Nam, cam kết gia tăng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh hàng hải, trật tự - trị an và công nghệ.

Phòng tránh chiến tranh từ xa

Ngoài chuyện đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, Việt Nam còn thực hiện một số biện pháp khác để đối phó với Trung Quốc.

Về mặt quân sự, ông Thế Phương cho biết Việt Nam đang tự chế vũ khí ở trong nước, đặc biệt là các loại vũ khí dễ làm để hạn chế nhập khẩu, để dành nguồn lực cho chuyện khác. Thứ hai là gia hạn các loại vũ khí đã cũ :

"Ví dụ như cái máy bay mới bị rớt. Đáng lẽ cái máy bay đó đã về hưu rồi, nhưng mà Việt Nam tăng hạn để dùng, nhưng khi tăng hạn đồ cũ thì rơi là một điều có thể kể dự tính trước, không có gì ngạc nhiên cả".

Ngoài ra, từ năm năm trở lại đây, Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động giao lưu quốc phòng. Nó cũng tạo ra một cái thế giúp tăng cường kết nối, nâng cao năng lực của Việt Nam.

Về mặt ngoại giao, Việt Nam thực hiện chiến lược "ngăn chặn chiến tranh từ sớm từ xa". Theo ông Thế Phương, đây là một vấn đề về mặt ngoại giao, Việt Nam phải làm sao cân bằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ.

"Với một nước nhỏ như Việt Nam thì Việt Nam kỳ vọng những việc làm về mặt đối ngoại sẽ ngăn chặn một cuộc xung đột có thể xảy ra ở Biển Đông, để không phải dùng tới lực lượng quân sự, vốn nói trắng ra là nếu đánh nhau là sẽ thua".

************************

Trung Quốc triển khai ba thiết bị cố định để định vị tại khu vực quần đảo Trường Sa

RFA, 24/05/2023

Trung Quốc vừa triển khai ba thiết bị định vị quanh khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng.

bd5

Tàu của Trung Quốc neo ở Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa hôm 22/4/2023 - AFP

Reuters dẫn thông báo của Bộ Giao thông Trung Quốc hôm 24/5 cho biết trung tâm an ninh biển Biển Đông của nước này đã đặt ba thiết bị gần Đá Cá Nhám, Đá Ba Đầu và Đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa.

Thông báo cho biết, các thiết bị này để đảm bảo sự an toàn đi lại của tàu thuyền.

Hồi đầu tháng này, Philippines cũng đã thả các phao định vị mang cờ của nước này trong khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines.

Tuần duyên Philippines hôm 14/5 cho biết nước này đã thả năm phao định vị hàng hải tại năm khu vực ở Biển Đông bao gồm Đá Ba Đầu và cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam cũng đòi chủ quyền.

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước động thái này của Philippines đã khẳng định: "Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, Tuyên bố chung về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), có đóng góp thiết thực và tích cực cho việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông cũng như tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC)".

***************************

Trung Quc đt ba đèn hiu đnh hướng Bin Đông

Reuters, VOA, 24/05/2023

Trung Quc đã đt ba đèn hiu đnh hướng xung quanh qun đo Trường Sa có tranh chp vi nhiu nước Bin Đông.

den01

Trung tâm an ninh hàng hi BiĐông ca Trung Quốc cho biếtđãđt ba đèn hiu gn Irving Reef (Đá Cá Nhám), Whitson Reef (Đá Ba Đu) và Gaven Reef (Đá Ga Ven) thuc quđo Trường Sa - Ảnh minh họa 

Bc Kinh có đng thái này sau khi Philippines đt các phao đnh hướng hi đu tháng này nhm tuyên b ch quyn ca mình đi vi khu vc.

B Giao thông vn ti Trung Quc hôm 24/5 cho biết rng trung tâm an ninh hàng hi Bin Đông ca nước này đã đt ba đèn hiu gn Irving Reef (Đá Cá Nhám), Whitson Reef (Đá Ba Đu) và Gaven Reef (Đá Ga Ven) thuc qun đo Trường Sa, vn bao gm nhiu đo nh, bãi đá ngm và bãi cn.

B này nói rng vic đt đèn hiu nhm "đm bo an toàn cho hot đng và điu hướng ca các tàu".

Đu tháng này, Philippines cũng đã đt các phao đnh hướng mang quc k ca nước này trong vùng đc quyn kinh tế ca mình, bao gm c ti Whitson Reef, nơi hàng trăm tàu Trung Quc neo đu vào năm 2021.

Khi được hi v vic Philippines đã đt các phao đnh hướng 5 khu vc trong vùng đc quyn kinh tế ca nước này đ khng đnh ch quyn đi vi qun đo Trường Sa mà Vit Nam cũng tuyên b có ch quyn, Phó Phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam Phm Thu Hng hôm 18/5 nói : "Vit Nam kiên quyết phn đi mi hành đng xâm phm ch quyn ca Vit Nam".

Vit Nam chưa lên tiếng v bước đi mi nht ca Trung Quc nhưng mi đây cũng đã ch trích hành đng Bin Đông ca mt tàu nghiên cu Trung Quc, nói rng rng tàu đó "xâm phm quyn ch quyn và quyn tài phán ca Vit Nam", và rng Vit Nam đang trin khai "các bin pháp phù hp" đ bo v các quyn ca mình.

Căng thng gn đây đã gia tăng ti các khu vc tranh chp Bin Đông, mt trong nhng tuyến hàng hi quan trng nht ca thế gii.

Trung Quc đã tuyên b ch quyn đi vi gn như toàn b Bin Đông, nơi Vit Nam, Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines cũng tuyên b ch quyn.

Reuters

Nguồn : VOA, 24/05/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trọng Nghĩa, Reuters, VOA, RFA
Read 186 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)