Vụ chuyến bay giải cứu : Công lý cũng khuyến mãi
Trân Văn, VOA, 28/07/2023
"Vụ nộp lại tiền ăn hối lộ, nói văn hoa là "khắc phục" để được giảm án, làm nhớ câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến (1835-1909) : Có tiền việc ấy mà xong nhỉ / Đời trước làm quan cũng thế a ? Hai chữ "đời trước" hoàn toàn có thể đổi thành "đời sau"
Cựu quan chức Hà Nội Chử Xuân Dũng trong phiên tòa hôm 18/7/2023 ở Hà Nội.
Tuần này, tuy Hội đồng xét xử vụ án "giải cứu" rút vào hậu trường để nghị án nhưng những hoạt động "giải cứu" hàng trăm ngàn người Việt ở ngoại quốc lúc Covid 19 trở thành đại dịch toàn cầu vẫn là một trong những chủ đề chính trên mạng xã hội.
Những thông tin như các bị cáo và thân nhân của họ đang hối hả trả lại khoản tiền đã nhận hối lộ(1) hay 71 cán bộ - giáo viên trường Trung học phổ thông Lê Lợi ở Hà Đông gửi "tâm thư" xin Hội đồng xét xử khoan hồng cho ông Chử Xuân Dũng - cựu Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, sau này là Phó Chủ tịch Hà Nội nhận hối lộ hơn hai tỉ đồng(2) đã khiến công chúng buộc phải chú ý và thảo luận nhiều hơn về loại công lý có tính chất khuyến mãi ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
***
Khó mà đếm xuể số người đã bày tỏ sự bất bình, thậm chí phẫn nộ với "tâm thư" của 71 nhà giáo xin Hội đồng xét xử vụ án "giải cứu" giảm nhẹ hình phạt cho ông Dũng. Có người như ông Chu Mộng Long nêu thắc mắc :Nhận hối lộ tiền tỉ, Viện Kiểm sát chỉ đề nghị phạttừ ba đến bốn năm tù mà còn đòi giảm án nữa thì giảm bao nhiêu so với tội trộm vịt của anh nông dân nghèo khổ với bản án 30 năm tù ? Ông Long nhấn mạnh : Tôi, theo cách của nhà giáo Chu Văn An, đối lập với "tâm thư" trên, viết bài này như là "trảm sớ", đề nghị Tòa xử bị cáo Chử Xuân Dũngthật nặng. Nguyên nhà giáo mà để tâm hồn, nhân cách bẩn thỉu thì phải phạt nặng gấp mười lần các bị cáo khác để làm gương cho những nhà giáo khác và đặc biệt làm gương cho trẻ em.Nếu "tâm thư" đó khiến Tòa phải cân nhắc thì Tòacũng nên quan tâm đến "trảm sớ" viết bằng máu của 40.000 nạn nhân và nước mắt của người viết bài này. Tôi đang chờ xem Tòa vì ông Dũng và 71 nhà giáo kia hay vì 40.000 nạn nhân và đồng bào cả nước (3)...
Có người như ông Võ Đức Phúc bình :Cảm động thiệt. Chỉ không hiểu tạisao các cán bộ, giáo viên này lại im lặng trong vụ cô giáo Lê Thị Dung ở Nghệ An bị cáo buộc chiếm đoạt 45 triệu đồng, bị tòa cấp sơ thẩm phạtnăm năm tù và chodù cô giáo Dung một mực kêu oan nhưngkhông thấy cáccán bộ giáo viên thương xót viết tâm thư.Chẳng lẽ trước sựnghiệt ngã của số phận, chuyệnmột đồng nghiệp đối mặt với lao lý, các giáo viên này không có cảm xúc bằng một ngườitừng là giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo ?Cũng không hiểu 71 cán bộ, giáo viên này có mối quan hệ gì với bị cáo Chử Xuân Dũng mà động lòng trắc ẩn viết "tâm thư" trong khi lẽ ra nếu cựu cán bộ nàycó nhiều đóng góp thì chính ngành giáo dục phải là nơi đầu tiên mới là đúng nghĩa tình chứ(4) ? Xin lưu ý thêm là mới đây, theo một số nguồn thạo tin,một số giáo viên của trường Trung học phổ thông Lê Lợi khẳng định họ không ký "tâm thư", một số bảo rằng họ ký nhưng do lãnh đạo trường bảo ký chứ không rõ nội dung, một số thì tiết lộ BanGiám hiệuvừa ra lệnh thực thi "luật im lặ ng" (5).
***
Tuy nhiên nhìn một cách tổng quát, "tâm thư" vẫn chưa đáng bận tâm bằng quan điểm của đại diện Viện Kiểm sát – cơ quan đại diện nhà nước, nhân danh lợi ích công cộng để thực hiện quyền công tố.
Tuan Ngo – một luật sư chuyên về hình sự - phân tích :21/54 bị cáo trong vụ án bị truy tố về tội "nhận hối lộ" theo Điều 354 Luật hình sự với số tiền nhận hối lộ thấp nhất là 437 triệu đồng (bị cáo Lý Tiến Hùng), cao nhất là 42,6 tỷ đồng (bị cáo Phạm Trung Kiên). Căn cứ vào số tiền họ nhận hối lộ để áp dụng vào Điều 354 một cách cơ học, tôi tự liệt kê và nhận thấy :Khôngcó bị cáo nàobị truy tố theo Khoản 1 (số tiền nhận hối lộ từ 2 triệu tới dưới 100 triệu đồng, mức án từ 2năm đến 7 năm tù). Có một bị cáo bị truy tố theo Khoản 2 (số tiền nhận hối lộ từ 100 triệu đồng tới dưới 500 triệu đồng, mức án từ 7năm đến 15 năm tù). Có hai bị cáo bị truy tố theo Khoản 3 (số tiền nhận hối lộ từ 500 triệu đồng tới dưới 1 tỷ đồng, mức án từ 15 năm đến 20 năm tù). Có 18 bị cáo bị truy tố theo Khoản 4 (số tiền nhận hối lộ từ trên 1 tỷ đồng, mức án từ 20 năm tù tới chung thân, tử hình).Thế nhưng, thật bất ngờ khi đại diện Việnkiểm sát đề xuất mức án gây ngạcnhiên cho nhiều người, cụ thể :Có mộtbị cáo phải chịu tr áchnhiệm ở mức hình phạt trong khung truy tố (Khoản 4). Có hai bị cáo được đề nghị mức án ở Khoản 3. Có bảy bị cáo được đề nghị mức án ở Khoản 2. Có 11 bị cáo được đề nghị mức án ở Khoản 1.
Tuan Ngo lưu ý :Như vậy, chỉ duy nhất 1/21 bịcáo bị đềnghị hình phạt giống mức truy tố, còn 20/21 bị cáo khác đều được giảm ít nhất là một khung hình phạt, cụ thể :Hạ một khunglà ba người (từKhoản 4 xuống Khoản 3là một người, từ Khoản 2 xuống Khoản 1là hai người). Hạ hai khunglà chín người (từKhoản 4 xuống Khoản 2là bảy người, từ Khoản 3 xuống Khoản 1là hai người). Hạ ba khunglà tám người (tất cả đều từ Khoản 4 xuống Khoản 1).Con số tính toán cho thấy rõ : Hành vi phạm tội bị truy tố là ở khung cao chót vót nhưng khi đề nghị mức hình phạt thì thấp lè tè. Tại sao lại thế ?Tại sao mức án của các bị cáo lại được đề nghị giảm sâu tới vậy ?Trong vụ án, các bị cáo có khá nhiều tình tiết giảm nhẹ nên theoLuật Hình sự (Điều 54 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), nhiều người được giảm tới một, hai khung là điều dễ hiểunhưng có tới 8/21 bị cáo được giảm ba khung hình phạt thì quả là điều hiếm thấy.
Theo Tuan Ngo, điều ông băn khoăn là : Ngoài các tình tiết giảm nhẹ, không biết các cơ quan điều tra, kiểm sát đã xem xét kỹ các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo khi cá thể hoá hành vi của từng người một cách triệt để hay chưa vì theo tôi, có vài tình tiết sau đây có thể áp dụng cho khá nhiều bị cáo : Phạm tội hai lần trở lên (nhận hối lộ nhiều lần). Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội (lợi dụng tình hình dịch bệnh).Nếu đã xem xét kỹ các tình tiết tặng nặng và "đối trừ" nó khi xem xét, đề xuất mức hình phạt thì hẳn rằng, mức hình phạt của các bị cáo sẽ được neo ở mức cao vời vợi hoặc ở mức chơi vơi chứ không tà tà dưới mặt đất.Có một số người hay nhắc tới việc khắc phục trên 3/4 hậu quả, tôi xin giải thích thêm : Việc khắc phục hậu quả chỉ là một tình tiết giảm nhẹ chứ không phải là bảo bối trong mọi hoàn cảnh. Việc khắc phục hậu quả này chỉ là "kim bài miễn tử" cho người phải chịu mức hình phạt cao nhất (tử hình) mà không cần phải chờ đặc ân mang tí nh may rủi từ Chủ tịch Nhà nước. Như vậy, dù lý giải theo cách nào đi chăng nữa, thì việc đề nghị các mức án nhẹ tênh như trên đều "có vấn đề" và cần xem xét lại một cách cẩn trọng và khách quan hơn.
Xác định vụ án "giải cứu" thu hút sự chú ý cao độ của công chúng, đồng thời còn là vụ án thể hiện quyết tâm, nỗ lực mạnh mẽ của chính quyền trong công cuộc chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước nhưng Tuan Ngo cho rằng :Dù bản án chính thức chưa được côngbố nhưng đa số đều thấy rõ, bản án không đủ sức răn đe. Gần như chắc chắn 100% sẽ không có ai bị tử hình vì chỉ có mộtngười bị đề nghị mức án đó và cũng đã khắc phục hậu quả (còn thêm một điều kiện nữa là tích cực phối hợp với cơ quan thẩm quyền... vốn chỉ mang tính chất cảm tính và dễ xử lý, hợp thức), những người còn lại được đề xuất mức án tương đối nhẹ.Không biết vô tình hay hữu ý mà tại tòa, một bị cáo kểlà đã bảo vợ chuẩn bị tiền và ông ấy đi nghỉ dưỡng một thời gian(6).
Cho dù không phân tích cặn kẽ như Tuan Ngo nhưng qua mạng xã hội, rất nhiều người chứng tỏ họ cũng đủ khả năng nhận ra bản chất hoạt động xét xử vụ án "giải cứu". Chẳng hạn Doan Khac Xuyen nhận định thế này :Vụ nộp lại tiền ăn hối lộ, nói văn hoa là "khắc phục" để được giảm án, làm nhớ câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến (1835-1909) :
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
Đời trước làm quan cũng thế a ?
Hai chữ "đời trước" hoàn toàn có thể đổi thành "đời sau" (7) !
Hay Trinh Phuc Nguyen viết thế này :CỤ TỔNG NÓI "Tiền nhiều để làm gì". Thì để chạy án và khắc phục hậu quả (8). Hoặc cảnh báo như Nguyễn Hồng Lam :Công lý buộc kẻ phạm tội phải trả giá nhưng không chấp nhận mặc cả. Không làm như thế, giảm án, xử dưới khung, giảm sâu mức án so với luật chỉ vì bị cáo đã nộp lại một phần nhỏ số tiền phạm tội mà có, phiên tòa sẽ bị biến thành phiên đấu giá công lý. Luật pháp đang bị bỡn cợt. Đó là cách dung dưỡng những mầm tội phạm khác của tương lai. Luật pháp đang tự giảm quyền năng răn đe và làm suy yếu tính chất, rời xa trách nhiệm ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ công lý của mình(9).
***
Trần Trung Đạo – một người Việt tuy đã rời Việt Nam khoảng năm thập niên nhưng vẫn dõi theo các diễn biến tại Việt Nam - vừa bày tỏ suy nghĩ của ông về phiên xử những cá nhân lợi dụng hoạt động "giải cứu" để trục lợi :Các nhà sinh vật học rất khó tìm những con thú không có tình đồng loại nhưng nếu muốn tìm những con người không có tình đồng bào thì rất dễ, chỉ cần đến Việt Nam theo dõi phiên tòa "chuyến bay giải cứu".Người viết đã viết nhiều lần, những hiện tượng bất nhân, độc ác đang thấy tại Việt Nam chỉ là quả, chứ không phải là cây và do đó hái dăm trái thối hay thậm chí hái hết trái trên cây đi nữa, sang mùa khác chúng sẽ được sinh ra. Tội ác sẽ không bao giờ xóa được khi các nguyên nhân gây ra tội ác vẫn còn tồn tại(10).
Trân Văn
Nguồn : VOA, 28/07/2023
Chú thích
(5) https://www.facebook.com/footballvshqm/videos/297875486078810/
(10) https://www.facebook.com/trantrungdao/posts/6554279701274891:6554279701274891
*************************
Cựu Phó Chủ tịch Hà Nội được giáo viên xin giảm án, đừng tưởng chuyện tào lao !
Gió Bấc, RFA, 27/07/2023
Người vô can, không liên quan, xin giảm án cho bị cáo là chuyện hiếm trên thế giới. Nhưng xứ thiên đường thì đó là chuyện bình thường. Quan phó tổng đốc Hà Thành nhận hối lộ trên 2 tỉ đồng trong vụ chuyến bay giải cứu, lại được tập thể giáo viên của một trường xin giảm án vì ngưỡng mộ thành tích quan khi còn làm giám đốc Sở Giáo Dục, cứ tưởng chuyện tào lao, hoang đường, nhưng hóa ra bên trong có nhiều dích dắc.
Cựu Phó Chủ tịch Thành phố Hà Nội : Rất đau xót khi là tội đồ của thành phố
Trong thời gian Hội Đồng Xét Xử đang nghị án, cân nhắc "cò kè bớt một thêm hai" tội, tiền đã nộp, xem xét mức án thì báo chí đồng loạt rộ lên thông tin 71 cán bộ, giáo viên thuộc Trường Trung học phổ thông Lê Lợi (Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội) đã viết đơn, tâm thư xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho ông Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. Báo chí lề phải đồng loạt dẫn lời ông Lê Xuân Trung, hiệu trưởng trường này, cho rằng giáo viên tự nguyện làm đơn vì ngưỡng mộ tài đức công lao của ông Dũng trong thời gian làm Giám đốc Sở Giáo Dục Đào Tạo, mà không thấy có ý kiến phản biện.
Giáo viên giải cứu quan tham vì thương tài mến đức ?
Ngược lại, mạng xã hội lại sôi sục phản ứng với tâm thư xin xỏ này. Nhà giáo Chu Mông Long phê phán trên Facebook cá nhân là "Theo tôi, việc trả ơn thầy, lãnh đạo của mình là điều tốt trong đạo lý truyền thống. Tôi cũng đánh giá cao lời nhận tội và xin lỗi chân thành, có văn hoá của ông Chử Xuân Dũng so với đám cẩu quan khác. Nhưng nhận hối lộ tiền tỉ, Viện Kiểm sát chỉ đề nghị 3 đến 4 năm tù mà còn đòi giảm án nữa thì giảm bao nhiêu so với tội trộm vịt của anh nông dân nghèo khổ với bản án 30 năm tù ?" (1).
Nhà báo Thái Hạo, một Facebooker có 55.000 người theo dõi cũng bức xúc, phê phán việc xin xỏ, thương mây khóc gió lãng nhách này là : "Hàm hồ, cảm tính, thương vay khóc mướn cho một kẻ vì tiền mà đẩy mấy chục nghìn người vào cảnh đau thương khốn cùng, cái ‘tình’ của các vị là thứ tình ích kỷ, độc ác và cũng táng tận lương tâm không khác gì ông Chử Xuân Dũng này.
Qua cái "tâm thư" này, lộ rõ 71 cán bộ, giáo viên này cũng là những người vô pháp, vị thân bất nghĩa. Trong công vụ và giảng dạy, họ sẽ hành xử và truyền đạt thứ đạo lý nào, nếu không phải là vun vén, bao che, dung túng cho cái ác ?" (2).
Trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập có bài viết với tựa đề thú vị là "Giải cứu tham quan : nhiệm vụ chính trị mới của giáo viên".
Trong bài dẫn ý kiến một nhà hoạt động xã hội giấu tên, nêu quan điểm, "trước đây đã có nhiều bê bối liên quan tới việc lạm dụng giáo viên để làm công tác chính trị như phân công nữ giáo viên đi "tiếp khách" phục vụ bia rượu và hát hò cho các quan chức : hoặc chỉ đạo giáo viên làm "dư luận viên" để định hướng dư luận trên mạng xã hội. Và bây giờ không khó để suy luận rằng 71 cán bộ giáo viên này cũng đang làm công tác chính trị khi ký đơn giải cứu cựu phó chủ tịch Hà Nội" (3).
Dư luận mạnh mẽ đến mức, cơ quan truyền thông quốc tế là đài VOA đã đăng tin thời sự "Xin giảm án cho cán bộ tham nhũng, hàng chục giáo viên bị ‘búa rìu dư luận’" (4).
Sao chỉ có một trường ?
Điều quái lạ là cái đức độ tài năng, ơn mưa móc của ông cựu Giám đốc Sở, cựu Phó Chủ tịch này sao không rải đều cho nhuần khắp các trường, các ngành các giới. Lòng ngưỡng mộ yêu thương của giáo viên chỉ xảy ra ở mỗi một trường Lê Lợi ?
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người từng khuấy động dư luận vì trót tin lời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, nói không với tiêu cực thi cử, đã giải đáp câu hỏi này trên Facebook và được nhiều người dẫn lại rằng, "71 giáo viên trường Trung học phổ thông Lê Lợi khẳng định không hề ký tá đơn xin giảm án cho nguyên Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng. Đơn đó đó hiệu trưởng Lê Xuân Trung mạo danh.
Lê Xuân Trung được điều về làm hiệu trưởng trường Vân Tảo của tôi từ 2000 Ninh Bắc sau vụ tôi tố cáo tiêu cực thi cử Phú Xuyên A.
Tôi tố cáo rất nhiều tội của ông này như quan hệ bất chính có con riêng ngoài giá thú, đuổi học mỗi năm hàng trăm học sinh trái quy định, cưỡng ép 100% học sinh học thêm, cưỡng ép cả giáo viên học thêm mức phí những 180.000₫/ buổi học. Lừa đảo học sinh thu tiền và thu tiền bất chính rất nhiều khoản" (5).
Chưa thể kiểm chứng thông tin trên nhưng con người ngay thẳng, cả đời lên bờ xuống ruộng vì nói thật như thầy Đỗ Việt Khoa và sự phù hợp logic của nó ta có thể tạm tin là đúng.
Gia đình bị hại xin còn không được xét
Nhưng thực tế cho thấy, nhiều vụ án việc xin xỏ tào lao không được tòa xem xét như vụ án xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội). Nguyễn Nhật Cảm, cựu Giám đốc CDC Hà Nội cùng 9 người bị xét xử về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Trong đó, ông Cảm bị cấp sơ thẩm Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên phạt 10 năm tù.
Sau đó, ông Cảm được 42 Phó Giáo sư, Tiến sĩ và 430 bác sĩ ở một số bệnh viện trên toàn quốc gửi đơn xin giảm nhẹ. Tuy nhiên, cấp phúc thẩm vẫn giữ nguyên bản án 10 năm tù với Nguyễn Nhật Cảm.
Đặc biệt, vụ án bác sĩ Hoàng Công Lượng ở bệnh viện Hòa Bình bị buộc trách nhiệm về cái chết của các bệnh nhân lọc thận, dù chính gia đình các bị hại làm đơn xin giảm án, nhưng vẫn không được xem xét.
Vấn đề đặt ra là ông Hiệu trưởng mạo nhận hay vận động giáo viên làm đơn xin giảm án nhằm mục đích gì ?
Cái vi diệu ở đây là thực tế có vụ án khủng, tội bằng trời, đáng lẽ phải được cho tiêm thuốc nhưng nhờ có xin xỏ tào lao mà tòa cho hưởng mức án nhẹ như lông hồng. Đó là vụ án đình đám AVG, Phạm Nhật Vũ đã đầu trò thương vụ gian dối, gây thiệt hại hơn 6000 tỉ đồng, đưa hối lộ 6,2 triệu đô la. Vũ bị truy tố về tội "Đưa hối lộ" theo quy định tại Khoản 4, Điều 364, Bộ luật Hình sự, bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Nhờ cúng dường nhiều, án khủng, được giảm tối đa !
Nhưng nhờ có đơn xin giảm án của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Vũ đươc Viện Kiểm Sát đề nghị xem xét triệt để các tình tiết giảm nhẹ với tội danh Đưa hối lộ. Tòa sơ thẩm ghi nhận, bị cáo Vũ có thái độ thành khẩn, nhân thân tốt, chủ động tích cực đàm phán, trả toàn bộ số tiền mua bán cổ phần và chi phí chuyển nhượng. Là công dân có nhiều văn bản tuyên dương của Bộ ngành, các cấp. Gia đình bị cáo có công với cách mạng. Bị cáo là người thường xuyên làm công tác xã hội, tri ân, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhiều tổ chức cá nhân, đại sứ, doanh nhân trí thức khác, ngoài ra còn nhiều bị cáo khác đều xin giảm nhẹ cho Vũ.
Đó là các tình tiết để Hội đồng xét xử cân nhắc, giảm nhẹ cho bị cáo. Đặc biệt, Hội đồng xét xử còn xem xét việc bị cáo khắc phục toàn bộ thiệt hại của vụ án.
Điều đáng nói là, thông thường việc giảm nhẹ hình phạt không được thấp hơn mức thấp nhất trong tội danh bị truy tố. Phạm Nhật Vũ bị tuyên án ba năm tù, thấp hơn rất nhiều lần so với khung hình phạt bị truy tố nhờ Điều 51 Bộ Luật Hình Sự là : Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong đó, khoản 2 điều 51 quy định : 2. "Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án" (6).
Về trường hợp cựu Phó chủ tịch Hà Nội, đơn xin của 71 giáo viên có được xem xét theo điều 51 hay không ?
Luật sư Nguyễn Minh Long – Giám đốc Công ty Luật Dragon, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, phân tích việc 71 cán bộ, giáo viên trường Trung học phổ thông Lê Lợi, Hà Đông gửi đơn không nằm trong các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Khoản 1 Điều 51.
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 51 quy định về việc Tòa án có thể xem xét các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. "Vì vậy, những lá đơn của các cán bộ, giáo viên về việc xin giảm nhẹ hình phạt này có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ nếu Tòa án chấp thuận" (7).
Xin tào lao là "các tình tiết khác" !
Luật pháp Việt Nam rất vi diệu, đã mở ra khái niệm "các tình tiết khác", hoàn toàn tùy thuộc vào đánh giá của Hội Đồng Xét Xử. Phạm Nhật Vũ được hưởng thì tại sao Chử Xuân Dũng không được hưởng ?
Có điều, Phạm Nhật Vũ chi rất mạnh tay theo luật của Năm Cam : "Cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng nhiều tiền". Vũ từng dám chi hối lộ khi mua bán AVG lên đến 6,2 triệu đô la, lẽ nào Vũ không dám mạnh tay móc hầu bao mua tự do cho bản thân mình ?
Có lẽ Chử Xuân Dũng đã học bài học đó. Lá đơn, tâm thư hoàn toàn không phải chuyện tào lao nếu gửi theo kênh của "cơ chế cảm ơn" đúng giá. Tâm thư đã gửi đúng lúc, tình cảm trong thư đã dạt dào, chỉ còn lại là chuyện cảm ơn. Nếu Chử Xuân Dũng được tuyên án treo hoặc miễn phạt tù, đó cũng là chuyện tình thường !
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 27/07/2023
Chú thích :
3. https://vietnamthoibao.org/vntb-giai-cuu-tham-quan-nhiem-vu-chinh-tri-moi-cua-giao-vien/
4. https://www.voatiengviet.com/a/7199363.html
6. https://luathoangsa.vn/dieu-51-cac-tinh-tiet-giam-nhe-trach-nhiem-hinh-su-nd76812.html
7. https://laodong.vn/phap-luat/cuu-chu-tich-avg-pham-nhat-vu-bi-tuyen-phat-3-nam-tu-775115.ldo
****************************
Tâm thư có chữ ký 71 giáo viên trường Lê Lợi, Hà Nội là… dàn dựng ?
Nguyễn Nam, VNTB, 27/07/2023
Trên trang Việt Nam Thời Báo hôm 27/7/2023 có bài viết Đừng tiếp tục "ăn mày quá khứ". Một nguồn tin khả tín cho biết, khi báo chí đưa tin về "tâm thư" đó, nhiều giáo viên có tên trong tâm thư đã lên tiếng khẳng định họ không hề ký vào văn bản nào có nội dung như báo chí đăng khi tường thuật về vụ án "chuyến báy giải cứu".
Hãy xem hành vi tạo ra một bản "tâm thư" là một hành vi tiếp sức cho bị cáo Chử Xuân Dũng.
Nếu các tin tức mà báo chí Việt Nam và tác giả bài viết Đừng tiếp tục "ăn mày quá khứ" chuyển tải đều có căn cứ về "nguồn tin", vậy thì ở đây xem ra có dấu hiệu của gần với tội "Làm giấy tờ giả, mạo danh chữ ký" trong luật hình sự. Phía cơ quan cảnh sát điều tra cần nhanh chóng làm rõ bản chữ kiến nghị này có chi chít chữ ký ấy có phải "mượn" danh nghĩa giáo viên trường Lê Lợi, Hà Nội.
Các giáo viên bị hệ lụy vụ này có thể kiện hiệu trưởng vì hậu quả không nhỏ. Bởi rất có thể hàng ngàn phụ huynh học sinh đang rất hoang mang, bất bình khi họ trao gửi con em, họ cho những giáo viên đã ký vào văn bản bất lương, bất minh này nếu vụ việc không được làm sáng tỏ.
Tính đến cuối giờ chiều ngày 27/7/2023 thì mới có 1 người chính thức lên tiếng với báo chí về bản "tâm thư" trên. Theo lời kể của bà Đinh Thị Điệu – phó hiệu trưởng trường Lê Lợi : Hôm đó cán bộ, giáo viên của trường đi du lịch hè. Trong bữa ăn trưa thì một người có chuyền tay cho những người khác bức tâm thư.
"Tôi thấy mọi người đều ký. Bản thân tôi cũng ký. Tôi khẳng định tôi không hề bị ép, tôi ký vì tôi thương thầy Dũng", bà Điệu nói.
Trao đổi về nghi vấn trên, luật sư T.Th., một thân hữu trang Việt Nam Thời Báo nói rằng theo diễn giải pháp lý thì chữ ký là một biểu tượng viết tay của con người, có thể là tên, biệt danh hay một ký hiệu bất kỳ để thể hiện dấu ấn của một người. Do vậy, chữ ký của mỗi người sẽ do chính người ấy sáng tạo ra nên thường khó có sự trùng lặp.
Giả mạo chữ ký được hiểu là hành vi tạo ra biểu tượng viết tay không thực của người khác nhằm mục đích vụ lợi hoặc mục đích cá nhân khác. Chủ thể thực hiện hành vi này gồm cả những người có chức vụ, quyền hạn và những người không có chức vụ, quyền hạn.
Theo đánh giá của luật sư T.Th., giả dụ như tâm thư kể trên là giả chữ ký, có lẽ vị hiệu trưởng có "chủ mưu" đi nữa thì cũng khó có thể đối mặt tù tội, vì pháp luật cho rằng trường hợp này là đã thực hiện việc ký, nhưng việc làm này không nhằm mục đích vụ lợi vật chất, do vậy sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự, mà chỉ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại điều 359 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội giả mạo trong công tác :
"1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm :
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu :
b) Làm, cấp giấy tờ giả :
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm :
a) Có tổ chức :
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu :
c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
…
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng".
Như vậy, nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên thì ai đó giả mạo chữ ký nếu là hiệu trưởng trường Lê Lợi, tức thỏa mãn yêu cầu "có chức vụ quyền hạn", song ở vụ việc này vẫn chưa rõ về hành vi được gọi là "lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện việc giả chữ ký của người khác trong khi thực hiện công việc" : bởi "tâm thư" không phải là "phận sự" của hiệu trưởng.
Tuy nhiên dù xét trên bất kỳ phương diện nào đi chăng nữa thì cũng cần làm rõ về các chữ ký ở "tâm thư giải cứu Chử Xuân Dũng" là có những toán tính lợi ích gì ?
Nguyễn Nam
Nguồn : VNTB, 27/07/2023
*****************************
Từ ‘chuyến bay giải cứu’, nhìn lại ‘chống phá’ và ‘thủ đoạn’
Trân Văn, VOA, 27/07/2023
Quyết định đóng không phận đã trao thẩm quyền xem xét – phê duyệt việc thực hiện các chuyến bay đến Việt Nam vào tay năm bộ (Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Y tế, Giao thông vận tải).
Cựu quan chức Hà Nội Chử Xuân Dũng được điệu tới phiên tòa hôm 18/7/2023 ở Hà Nội.
Tờ Công an Nhân dân vừa cảnh báo việc "lợi dụng việc xét xử vụ án ‘giải cứu’ để chống phá đảng, nhà nước" và "đòi hỏi mỗi người phải luôn nâng cao cảnh giác, đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn, xuyên tạc phá hoại công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, không để bị lôi kéo, kích động, biến thành những con rối". Có lẽ chỉ "báo chí cách mạng" ở Việt Nam mới dám "đòi hỏi" như vậy(1) !
Cứ như nhận định của tờ Công an Nhân dân thì bất kỳ ai nêu cảm nhận về những thông tin có liên quan đến việc tổ chức hoạt động "giải cứu" những người Việt bị mắc kẹt ở ngoại quốc khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu và những tình tiết đã cũng như đang diễn ra tại pháp đình – nơi xét xử 54 cá nhân dính líu đến vụ án "giải cứu" – đều là "lợi dụng" hoặc để bị... "lợi dụng" nhằm... "hạ uy tín, phủ định vị trí cầm quyền, vai trò lãnh đạo của đảng, làm lung lay quyết tâm của đảng, nhà nước và nhân dân ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng". Chưa kể đó còn là... "lợi dụng những hạn chế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng của ta để kích động, hỗ trợ các phần tử phản động trong và ngoài nước gia tăng hoạt động chống phá tinh vi, xảo quyệt hơn, từ đó tác động để cán bộ, đảng viên ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa, dẫn đến nguy cơ tự sụp đổ từ bên trong".
Nhận định của tờ Công an Nhân dân khiến kẻ viết bài này nhớ tới facebooker Nguyễn Viết Sơn... Ngày 9/2/2020, chính quyền Việt Nam tổ chức chuyến bay "giải cứu" đầu tiên – điều động một chiếc Airbus loại A321 của Vietnam Airlines sang Trung Quốc, đưa 30 người Việt đang kẹt tại Vũ Hán về nước(2). Ngay sau đó, ông Nguyễn Viết Sơn viết như thế này trên trang facebook của ông...
"Ngạo nghễ Việt Nam". Hãy nhìn trực diện chiếc máy bay Airbus 321 của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam để thấy được sự ngạo nghễ ấy ! Bay thẳng vào tâm dịch để đón 30 công dân của mình về nước chăm sóc ! Chỉ có thể là Việt Nam ! Trong tất cả các mối quan hệ, có lẽ chỉ có bậc làm cha, làm mẹ mới có thể lo lắng, cưu mang những đứa con đi làm ăn xa xứ của mình với tất cả tình cảm yêu thương, tinh thần trách nhiệm và sự hy sinh lớn lao đến như vậy. Tự hào chính phủ Việt Nam ! Tự hào dân tộc Việt Nam ! Tự hào tình người Việt Nam ! Lũ "dân chủ", phản động vẫn thường rao giảng rằng : Đừng nghe những gì cộng sản nói. Hãy nhìn những gì cộng sản làm... hãy tự lấy tay chọc nát lỗ tai mình và mở to mắt ra mà chứng kiến sự ngạo nghễ đầy nhân văn của cả một dân tộc được lãnh đạo bởi đảng cộng sản(3).
Nếu bây giờ – lúc công an nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân đã và đang cùng nhau vén tấm màn che hậu trường hoạt động "giải cứu" lên cho thiên hạ thưởng lãm - ông Nguyễn Viết Sơn mới đưa "Ngạo nghễ Việt Nam" lên mạng xã hội thì việc diễn đạt nội dung y hệt như thế để ca ngợi... "sự ngạo nghễ đầy nhân văn" có phải là "âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc phá hoại công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực" chăng ?
***
Chính quyền Việt Nam ra lệnh đóng không phận vào tháng 3/2020 và đến tháng 2/2022 mới mở lại không phận cho các chuyến bay thương mại đến và đi một cách bình thường. Quyết định đóng không phận đã trao thẩm quyền xem xét – phê duyệt việc thực hiện các chuyến bay đến Việt Nam vào tay năm bộ (Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Y tế, Giao thông vận tải). Đại diện của cả năm bộ cùng đem "quyền hạn" trong phạm vi trách nhiệm của mình ra bán nhưng chỉ mới có viên chức đại diện cho bốn bộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, riêng Bộ Quốc phòng vẫn "thủ khẩu như bình", chưa nói gì về việc điều tra – xử lý những viên chức "nhúng chàm". Ai lựa chọn những cá nhân nay là bị cáo và trao quyền lực vào tay những cá nhân ấy ? Tại sao tất cả cùng lấy công quyền làm phương tiện cưỡng đoạt tài sản của đồng loại đang trong thảm nạn ?
Tờ Công an Nhân dân cho rằng không thể "đánh lận hiện tượng để quy kết bản chất", không nên "suy diễn thành lỗi hệ thống", không được "vẽlên một bức tranh xám xịt về thực trạng xã hội Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo" nhưng nếu không thể, không nên, không được như thế thì vì sao chẳng có cá nhân nào được Đảng cộng sản Việt Nam lựa chọn để tham gia lãnh đạo xứ sở này, dân tộc này khi tham gia vào việc tổ chức hoạt động "giải cứu" trong sạch ? Vì sao bên cạnh "giải cứu" còn có "Việt Á" chưa kể vô số chuyện "kinh thiên, động địa" khác ? Ai vẩy bùn lên bức tranh màu hồng "Ngạo nghễ Việt Nam" mà facebooker Nguyễn Viết Sơn vừa vẽ, vừa tô ? "Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị" đâu có "tài tình, sáng suốt" đến mức "gây hoài nghi trong nhân dân vào các cấp lãnh đạo, hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở".
Theo tờ Công an Nhân dân, bất kể thế nào thì việc tổ chức hoạt động "giảicứu" vẫn "thể hiện tính nhân đạo của đảng, nhà nước ta luôn quan tâm tới công dân Việt Nam ở nước ngoài" và "được thế giới công nhận là ‘hình mẫu’ nhân văn, nhân ái, thể hiện bản chất chế độ xã hội mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có thể làm được trong bối cảnh đại dịch Covid19". Diện mạo của đảng nào, bản chất của nhà nước nào cũng do các thành viên của đảng đó, nhà nước đó phác họa và thể hiện. Vụ án "giải cứu" có... "nhân đạo" không ? Vì sao những người Việt mắc kẹt ở nước ngoài và thân nhân của họ liên tục kêu cứu về chuyện bị bắt chẹt khi muốn hồi hương suốt hai năm mà "đảng, nhà nước ta" không đáp ứng ? Nếu thật sự "quan tâm tới công dân Việt Nam ở nước ngoài", thật sự "nhân văn, nhân ái" thì "giải cứu" đâu có trở thành đại án.
Khi biện bạch cho "đảng, nhà nước ta", tờ Công an Nhân dân có vài điểm đúng nhưng theo hướng ngược lại. "Giải cứu" đúng là "hình mẫu" và "thể hiện bản chất chế độ xã hội mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có thể làm được trong bối cảnh đại dịch Covid19". Tuy cũng lúng túng và khốn khổ vì đại dịch Covid 19 nhưng sau đại dịch này, không quốc gia nào trên thế giới có những đại án như "giải cứu" và "Việt Á".
Công cuộc phòng chống tham nhũng đã được triển khai vài thập niên nhưng kết quả chỉ là những đại án mà sự táo tợn, mức độ càn rỡ càng ngày càng trầm trọng, tại sao không được "hoài nghi về quyết tâm chống tham nhũng của đảng và nhà nước ta hiện nay" ? Tại sao công dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được hoài nghi dù họ không phải là nô lệ ? Tại sao "quần chúng nhân dân" phải "đoàn kết vớicán bộ, đảng viên" phải "đồng thuận" với thể chế đã, đang góp phần tạo ra bị cáo của hàng loạt đại án tham nhũng ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 27/07/2023
Chú thích