Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

06/12/2023

Cấm treo tranh : Việt Nam đang trở lại thời kỳ Nhân Văn – Giai Phẩm

Trần Hiếu Chân - Trân Văn - Diễm Thi

Hồng vệ binh hay thảm họa văn hóa từ Hà Nội ?

Trần Hiếu Chân, RFA, 06/12/2023

Tại Kinh thành Thăng Long, một cơn "địa chấn" về văn hóa lại một lần nữa rung lắc dữ dội. 31 bức tranh gò đồng bị cấm treo mà không có bất cứ một lời giải thích nào từ chính quyền cộng sản. Dư luận đang rộ lên về một vụ đấu tố "Văn nhân giai phẩm Bis" (lần thứ hai) ở thế kỷ 21.

tranh1

Triển lãm chân dung gò đồng của tác giả Phạm Xuân Trường ở Hà Nội - Văn Việt/Tạ Duy Anh

---------------------------------

Thật ra cho đến nay, nhiều thế hệ cả trẻ lẫn già ở Việt Nam, vẫn chưa biết được sự thật phũ phàng : Chính Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đứng đằng sau vụ đấu tố "Văn nhân giai phẩm" lần thứ nhất. Chính ông Hồ là người đã chủ trương đàn áp phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc có tầm vóc lớn lao, khởi xướng từ đầu năm 1955 và bị dập tắt tháng 6/1958. Cám ơn nhà phê bình văn học Thụy Khuê (Pháp quốc) đã có tác phẩm để đời hơn 900 trang về sự dối trá và công cuộc triệt tiêu hết mọi dấu vết của sự dối trá ấy trong lịch sử văn hóa Việt (1). Và giờ đây, chúng ta cũng "nên có nhời" với đội Hồng vệ binh từ Sở Văn hóa – Thể dục thể thao Hà Nội đã cử hai "nữ quái" đến săm soi suốt cả một buổi sáng, rồi lấy quyết định ngay tại "hiện trường" (như trong một vụ án mạng), để "khai tử" 31 bức tranh gò đồng trân quý. Nhờ sự độc đoán đó, không cần đến thuyết âm mưu, một lần nữa, công chúng trong và ngoài nước có dịp hiểu thêm về đường lối văn hóa và chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam đối với giới văn nghệ sĩ trí thức, tại thời điểm vẫn được tuyên truyền là Việt Nam đang hội nhập với thế giới văn minh.

Mọi sự so sánh đều khập khiễng, đương nhiên ! Ngay trong 31 vị có "tranh treo không phải tranh treo nhưng mà tranh treo" ấy, tôi nghĩ, chẳng có ai tự ý đem so mình với các bậc tiền bối từng bị cộng sản đầy ải từ thế kỷ trước. Bởi vì, chính ông Phạm Xuân Nguyên, cựu Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội đã viết trên Facebook rằng, các ông chỉ là "những con người tự do ở một đất nước luôn hô hào độc lập – tự do". Các ông "không ai muốn bị tai nạn để được nổi tiếng" ! Nhưng các ông "cần được biết ai và vì lý do gì đã khiến các ông bị ‘tai nạn’ để thành ra ‘nổi tiếng’ một cách bất đắc dĩ thế này" (2) ? Tác giả bài viết này chia sẻ với nguyện vọng hoàn toàn chính đáng của vị cựu Chủ tịch Hội, nhưng đồng thời cũng lo ngại, nếu ông Phạm Xuân Nguyên đòi truy tận gốc cái lệnh oái oăm do hai nữ "Hồng vệ binh" mang đến buổi duyệt tranh, thì e rằng ông sẽ đụng chạm lớn. Bời vì, giống như trong 900 trang sách, bà Thụy Khuê đã dày công đi tìm "trùm cuối" của vụ "Văn nhân giai phẩm" lần thứ nhất, thì trong vụ "Tranh treo" này (được cho là một vụ đấu tố "Văn nhân giai phẩm lần thứ hai" ở thế kỷ 21), ít nhất, ông Nguyên cũng sẽ đụng chạm đến Trưởng ban Tuyên giáo trung ương.

Nói "ít nhất" là vì ông Trưởng ban Tuyên giáo trung ương cũng chưa thể là "trùm cuối". Ở một xứ đảng cộng sản lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện mọi việc, mọi nơi và mọi lúc, thì chính ông Trưởng ban (tướng quân đội ba sao Nguyễn Trọng Nghĩa) cũng chỉ là tay sai của đấng "Quân vương". Ông Nguyên đã cảm thán khá chính xác, khi ông thấy rất đau cho vụ này, và "càng đau hơn khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thay mặt Ban chấp hành trung ương ký ban hành Nghị quyết số 45 của Hội nghị Trung ương 8 về phát triển đội ngũ trí thức cả số lượng và chất lượng". Cám thán như thế, ông Nguyên có nghĩ rằng, nếu Tổng bí thư ra cái lệnh trên, thì quả thật, ông Trọng đã tự "lấy đá ghè chân mình" ? Và cảm thán như thế, mà các ông vẫn chưa hết hy vọng ? Nhà văn Tạ Duy Anh (Lão Tạ) đặt câu hỏi : "Việc làm đầy tinh thần ‘hồng vệ binh’… đã xảy ra liệu có phải là quan điểm của lãnh đạo Hà Nội hay chỉ là do sự kém cỏi, muốn thể hiện quyền lực của cấp dưới ? Với trường hợp thứ nhất thì không còn gì để nói, ngoài từ "thảm họa"… Và Lão Tạ mách nước, nếu tôi là Đinh Tiến Dũng hoặc Trần Sỹ Thanh (Bí thư và Chủ tịch Hà Nội), tôi sẽ đích thân đến thăm triển lãm, nằn nì xin phép tác giả được tự tay treo những bức chân dung bị cấp dưới cấm (3). Một sự ngây thơ đẹp tuyệt vời… thưa Lão Tạ. Nếu "Quân vương" Nguyễn Phú Trọng không bật đèn xanh, thì ông Dũng và ông Thanh không đời nào dám manh động ! Không tin, các vị cứ chờ xem !

Để lần theo dấu vết "trùm cuối" của vụ "Tranh treo", xin trích dẫn một "tuýt" bạn tôi vừa gửi. Anh là sĩ quan quân đội, từng lấy bằng bác sĩ ở trời Tây, tự tuyên bố bỏ Đảng cộng sản Việt Nam. Anh viết, có gì đâu mà bạn phải băn khoăn là "Hồng vệ binh" làm theo lệnh của ai ? Lê-nin từng dạy, bọn trí thức giá trị không bằng cục phân. Phân còn giá trị hơn chúng, vì nó còn dùng được vào việc bón ruộng. Còn bọn này… Đảng cộng sản Việt Nam tuân theo huấn dụ của Lê-nin, của Mao Chủ tịch, và biết đâu nay mai sẽ "cùng chung vận mệnh" với hậu duệ của Mao là Tập Đa Đa, thì tất nhiên "phải tống (cái lũ ấy) vào hũ mà đậy lại" theo như Hồi ký của Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường tiết lộ. Còn dưới con mắt của "Quân vương" Nguyễn Phú Trọng hiện nay, thì trí thức, văn nghệ sĩ là tầng lớp dễ "diễn biến" và "tự chuyển hóa" nhất. Một Facebook khác, viết trên "Tiếng Dân", "giá ông Phạm Xuân Trường cứ gò đồng tranh chân dung lợn gà chó má, thì Hà Nội chả ai cấm làm gì. Đằng này, ông Trường lại đi gò đồng chân dung các nhân vật có nhiều đóng góp đặc sắc cho Văn hóa, Văn chương Việt, thế thì tất nhiên cần phải cấm là đúng rồi (4) !

Facbooker Thông Cào còn quyết liệt hơn trong việc truy vết "trùm cuối" : "Phải nói thẳng, đây là vụ ‘Nhân văn giai phẩm bis’, vụ đấu tố, hủy diệt văn nghệ mới. Nó là sự kết hợp của chính trị thô bạo với sự quản lý ngu dốt và thói nhỏ nhen, tiểu nhân tầm thường. Nó là sự xuống dốc thê thảm của văn hóa trong tay bọn hồng vệ binh thối nát. Phải vạch mặt, chỉ ra đích danh thủ phạm chứ không thể xuê xoa mãi được… Nếu như Bí thư thành ủy Đinh Tiến Dũng hoặc Trưởng ban tuyên giáo Thành ủy không đứng ra giải quyết thì trách nhiệm ‘scandal’ này thuộc về Trung ương, thậm chí thuộc về Tổng bí thư. Đây đâu phải là ‘chuyện thường ngày ở huyện’ nhỏ nhặt, không đáng kể của một cuộc triển lãm, hay của lĩnh vực văn nghệ…" (5). Hoàn toàn chính xác, đây là nơi thể hiện rõ nhất, quan điểm chính thống của thế lực cầm quyền đối với các nhân vật lịch sử, những người có công với dân với nước, những người mà ngay chính chế độ độc tài toàn trị này, chẳng đừng, đã buộc phải "che miệng thế gian" bằng cách ban phát các danh hiệu hão, từ giải thưởng Hồ Chí Minh đến giải thưởng Nhà nước…

Hãy kiên nhẫn chờ thêm mấy ngày nữa, thậm chí có thể mấy tuần, mấy tháng nữa, để xem vụ "án treo" này có động đến cửa của "Thiên đình" hay không, hay lại nói như nhà thơ họ Chế : "Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa".

Trần Hiếu Chân

Nguồn : RFA, 06/12/2023

Tham khảo :

1. https://www.voatiengviet.com/a/interview-thuy-khue-05-26-2012/1145623.html

2. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02xwZwPqhGkNkADFDWpDjDEtCeqm5FRdwG2LtPnbsde2TXawb1KyyeTm6e6BAdwcRpl&id=100001402346694

3. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0WodA9q7qUouNst13sDkKUfxJPByY6DmW1HgjpFdiTowgk6oSdQa7zTE4Q31Dmeojl&id=1160946631

4. https://baotiengdan.com/2023/12/02/vi-sao-so-van-hoa-ha-noi-cam/

5. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0DmvoW8wD9VsgauZ5XVVPMy5BrptmHQ18QAq1os2g3mowbj5X5Z4bR645amtAaiDjl&id=100024722048900

*************************

Qun lý văn hóa theo kiu ‘Tao không thích thì tao cm’ !

Trân Văn, VOA, 04/12/2023

Hiếm có minh ha nào cho dân ch xã hội chủ nghĩa, cho thin chí hòa hp hòa gii, cho mi gi góp ý xây dng chính quyn rõ như thế này.

tranh2

Khai mc trin lãm chân dung gò đng ca Phm Xuân Trường. Có 31 tác phm b cm. (Hình : T Duy Anh/Vanviet.info)

Ông Thái Kế Toi, 75 tui, Đi tá, cu Trưởng phòng An ninh văn hóa Cc A25 ca B Công an, cu Giám đc Đin nh Công an, cu Phó Ch tch Thường trc Hi Đin nh Hà Ni va công b thư khiếu ni mà ông mi gi ba người : Giám đc S Văn hóa Th thao Hà Ni, Giám đc Công an Hà Ni, Cc trưởng Cc A03 ca B Công an. Ni dung chính thế này :

My ngày qua tôi có đc được tin tc trên mng v vic S cm trin lãm ca ông Phm Xuân Trường ti Bo tàng M thut Vit Nam không được treo 31 bc tranh chân dung gò đng các trí thc, văn ngh sĩ trong đó có tranh chân dung tôi.Vy có phi danh sách đó do S Văn hóa - Th thao Hà Ni quyết đnh hay không ?Nếu đúng là quyết đnh ca S thì các ông da trên văn bn, quy đnh pháp lut nào liên quan đến 29 ông trí thc, văn ngh sĩ và cá nhân tôi ?Nếu các ông cm treo tranh chân dung tôi thì đó là s xâm phm nhân phm, quyn cá nhân ca tôi và vi phm pháp lut nhà nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam.Các ông s x lý s vic thế nào ?Xin đ ngh ông Giám đc Công an Hà Ni, ông Cc trưởng Cc A03 B Công an xem xét điu tra s vic, x lý nhng vi phm pháp lut theo mc đ nng nh.Mong các ông hi âm cho cá nhân tôi và công lun.Cám ơn s quan tâm và công tâm ca các ông (1).

Dường như ông Toi là người đu tiên "có liên quan" đến scandalTranh ‘TREO’ khiếu ni chuyn S Văn hóa Th thao Hà Ni cm trưng bày tranh chân dung ca mt s cá nhân mà c đương s (ngh sĩ t chc trin lãm tác phm), người "có liên quan" (văn ngh sĩ được ngh sĩ chn - th hin chân dung và mang ra trưng bày) ln công chúng không ai biết vì sao li thế.

***

Phm Xuân Trường là mt nhà thơ ng ti Hi Phòng. Ông không ch ni tiếng v thơ mà còn ni tiếng vì dùng các lá đng đ to ra tranh tranh gò đng. Ngày 2/12/2023, Phm Xuân Trường t chc trin lãm ln th hai 184 tm tranh gò đng ca ông ti Bo tàng M thut Hà Ni. Đây là ln th hai Phm Xuân Trường t chc trin lãm nhng tm tranh gò đng ca ông (ln đu cách nay năm năm 11/2018 ti Hi Phòng).

Trong 184 tm tranh gò đng mà ông Phm Xuân Trường mang đến Hà Ni đ thc hin trin lãm"Chân dung các văn ngh sĩ" có 31 tm b S Văn hóa Th thao Hà Ni cm treo. Lnh cm được th hin trên Danh sách tác phm đính kèm Giy phép trin lãm, m thut s 563/GP-SVHTT mà S Văn hóa Th thao Hà Ni cp ngày 1/11/2023 bng dòng ch : Không cấp phép tác phẩm(2).

Nhng người mà S Văn hóa Th thao Hà Ni không cho ông Phm Xuân Trường gii thiu chân dung ca h ti trin lãm ca ông gm : Phan Khôi. Hoàng Cm. La Khc Hòa. T Duy Anh. Hoàng Quc Hi. Hoàng Minh Tường. Trn Đc Tho. Nguyn Duy. Lê Đt. Phùng Cung. Đ Hoàng. Phm Lưu Vũ. Thái Bá Tân. Nguyn Xuân Din. Thái Kế Toi. Trn Dn. Phùng Quán. Nguyn Quang Lp. Trn Huy Quang. Vũ Thư Hiên. Phm Viết Đào. Nguyên Ngc. Ý Nhi. Dương Tường. Bùi Chí Vinh. Hoàng Hưng. Đng Văn Sinh. Trương Tu. Phm Xuân Nguyênvà bn người cùng góp mt trong mt tm tranh gò đng là Nguyn Xuân Khánh, Phm Toàn, Bùi Ngc Tn, Dương Tường.

Mt s trong s nhng nhân vt va k đã tng b cáo buc là li dng văn hóa, văn ngh đ tuyên truyn chng phá nhà nước Vit Nam Dân ch Cng hòa hi cui thp niên 1950 min Bc Vit Nam "phong trào Nhân văn Giai phm". Mt s đã tng b nhà nước Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam tng giam. Mt s đã tng hoc vn còn đang lên tiếng ch trích v nhng điu trái tai, gai mt.

Tuy nhiên cn lưu ý là trong s nhng nhân vt mà S Văn hóa Th thao Hà Ni cm, ông Phm Xuân Trường trưng bày tác phm th hin chân dung ca h, có nhiu người đã được chiêu tuyết ri được trao các gii thưởng quc gia mà chính quyn Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam xác đnh là cao quý như Gii thưởng H Chí Minh (trường hp Triết gia Trn Đc Tho Gii thưởng H Chí Minh năm 2000), Gii thưởng Nhà nước v Văn hc Ngh thut (trường hp các ông Trn Dn, Lê Đt, Phùng Quán, Hoàng Cm...), hoc được tôn vinh bng nhng gii không kém phn quan trng như Gii Thành tu văn hc trn đi (trường hp ông Hoàng Quc Hi)...

Thế thì ti sao S Văn hóa Th thao Hà Ni li x s như vy ? Quyết đnh ca S Văn hóa Th thao Hà Ni chính là minh ha cho chuyn : Nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa Vit Nam cho phép các viên chc hu trách s dng công quyn theo kiu "mày, tao", bt k ai cũng là "mày" nên các quyn hiến đnh dành cho công dân ch tn ti trên giy, "tao" không thích thì "tao" cm.

Chiêu tuyết bng các gii thưởng, bng vic dùng tên đ đt cho mt hay mt s con đường nào đó ch là... đng tác k thut. S nghi k, thm chí thù hn vô li vn còn nguyên và đó có th là lý do ông Thái Kế Toi người góp phn đáng k vào vic gii oan cho các thành viên "Nhân văn Giai phm" cũng tr thành k đc ti vi h thng nên không được phép góp mt.

Hiếm có minh ha nào cho dân ch xã hội chủ nghĩa, cho thin chí hòa hp hòa gii, cho mi gi góp ý xây dng chính quyn rõ như thế này. Đng nghĩ đó là li nhn thc ca S Văn hóa Th thao Hà Ni nói chung, Giám đc S Văn hóa Th thao Hà Ni nói riêng. S Văn hóa Th thao Hà Ni ch có th ngang nhiên biu din s thô bo như vy sau khi đã tham kho ý kiến ca nhng ngành khác như tuyên giáo, công an. ln trin lãm tranh gò đng đu tiên vào năm 2018 ti Hi Phòng, S Văn hóa Th thao Hi Phòng cũng cm ông Phm Xuân Trường treo 8 trong 108 tác phm ca ông(3). Không có ch trương, không ai dám làm và làm mt cách nht quán như thế.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 04/12/2023

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/thai.k.toai/posts/pfbid0Kj2qAZu2nyu3xvP3eRKqHyKYxaktwECPhEcYVeXmZqbWi2cMwyzVj7mu43UH66F9l

(2) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02aB7LmrUTWS2qWAUvXcBR8mYJ19SX1HVsGLjWbFskXGsZGrWU6Uw2PBTqT727VYNFl&id=1160946631

(3) http://trannhuong.net/tin-tuc-56602/tai-sao-ha-noi-khong-cho-treo-tranh-.vhtm

***************************

Cấm treo 31 bức chân dung gò đồng : Sự tùy tiện, cửa quyền hay chủ trương ?

Diễm Thi, RFA, 04/12/2023

Hôm 2/12/2023, Nhà thơ Phạm Xuân Trường tổ chức triển lãm "Chân dung các văn nghệ sĩ" tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Trong 184 tấm tranh do ông thực hiện từ các lá đồng, có 31 tấm bị Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội cấm treo. Trong 31 bức chân dung bị cấm treo này có cả những người từng nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật…

tranh3

Một trong những bức tranh gò đồng bị cấm treo. Chân dung nhà văn Xuân Khánh, Dương Tường, Bùi Ngọc Tấn và Phạm Toàn. Hình : facebook Nguyễn Xuân Diện

Nhà thơ Hoàng Hưng, một người từng bị tù ba năm vì tội "lưu truyền văn hóa phẩm phản động", chỉ vì mang theo trong người tập thơ của nhà thơ Hoàng Cầm. Nhà thơ này cũng là một người có tên trong danh sách chân dung bị cấm treo. Ông nói với RFA suy nghĩ của mình hôm 3/12/2023 :

"Thứ nhất, tôi không biết lệnh cấm này cụ thể là ai ở Sở Văn hóa Hà Nội. Tôi chỉ có thể nói là quá kém, không tưởng tượng được. Một người làm công tác văn hóa bậc thấp cũng không thể kém cỏi đến như thế. Trong danh sách những chân dung bị cấm treo lại có cả những nhân vật từng được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh như ông Trần Đức Thảo. Ông Trần Đức Thảo có tuyển tập do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật của Đảng cộng sản in một cách trân trọng. Ngoài ra, một số nhà văn đã được giải thưởng Nhà nước như Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Nguyễn Duy mà cũng bị cấm treo thì quả thực là không hiểu nổi.

Thứ hai, việc cấm những ai thì nằm trong tay một người nào đó ký quyết định. Nhưng nó nằm trong chủ trương của cả hệ thống là luôn luôn kỳ thị và không muốn cho xuất hiện trước công chúng những người đã từng làm Đảng không vừa lòng. Đây là một chủ trương từ thời Nhân Văn Giai Phẩm kéo dài đến nay chứ không mới mẻ gì.

Có thời kỳ đổi mới thì có cởi mở hơn, nhưng mấy năm gần đây tôi thấy có chiều hướng muốn trở lại thời kỳ khắt khe ngày xưa".

Nhà thơ Hoàng Hưng khẳng định, đây là chủ trương của cả một hệ thống chứ không phải một việc có tính chất ngẫu nhiên hay đơn lẻ của Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội.

Nhà văn Phạm Viết Đào, người có tên trong danh sách chân dung bị cấm treo, bày tỏ cảm xúc của ông với RFA :

"Đây là một sự tùy tiện cửa quyền quan phương, cảm tính và bất chấp luật pháp trong quản lý nghệ thuật.  Không thích thì cấm, ghét thì cấm, chẳng căn cứ một quy định luật pháp nào cả... Họ chẳng suy nghĩ gì cả, họ chỉ thấy họ có quyền ra lệnh vì họ là quan chức bắt người khác phải phục tùng cái quyền của họ, một thứ quyền không do luật pháp quy định mà tự họ cho họ cái quyền bắt nạt người khác. Xin lưu ý đây là bộ máy quản lý văn hóa của thủ đô một nước 100 triệu dân".

Nhà thơ Phạm Xuân Trường là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đây là lần thứ hai ông tổ chức triển lãm tranh gò đồng của mình. Hồi tháng 11/2018, ông đã tổ chức triển lãm 108 bức tranh gò đồng ở Hải Phòng và bị Sở Văn hóa - Thể thao Hải Phòng cấm treo tám tác phẩm trong số 108 bức ông đem đến.

Nhà thơ Liêu Thái nhận định với RFA về lệnh cấm của Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội hôm 2/12 vừa qua :

"Hành vi cấm treo 31 bức tranh gò đồng này cho thấy, các ông kêu gọi, vận động nhà văn Việt Nam vươn đến giải Nobel Văn học, nhưng thực tế việc các ông làm rất nghịch lý và mâu thuẫn. Mặc dù các ông đang cố gắng theo đuổi một cái gì đó ở thế kỷ 21 nhưng cách làm việc của các ông rõ ràng đang ở thập niên 50. Nhưng ngay cả thập niên 50, ví dụ như thời Chủ nghĩa Tượng trưng hình thành, họ cấm vì nó khác chủ đề, nó xa lạ với sinh quyển nghệ thuật lúc đó, chứ không phải đối tượng nó khác. Còn bây giờ, chủ thể trong những bức tranh đó là những đối tượng các ông không ưng ý nên các ông cấm. Hành vi này đi ngược với cái gọi là văn hóa. Rất tiếc nó là hành vi, là hành xử của một cơ quan quản lý văn hóa.

Ở các nước tiến bộ thì sẽ thấy việc đó quá ghê gớm, nhưng ở Việt Nam thì nó xảy ra nhiều lần rồi. Nó là bầu khí quyển chung của nghệ thuật Việt Nam rồi".

Việc cơ quan có thẩm quyền ban hành lệnh cấm, hủy những sự kiện văn hóa hay xử phạt những người tổ chức đã từng xảy ra.  

Hồi tháng 8/2022, Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định xử phạt hành chính và yêu cầu tiêu hủy 29 bức tranh đối với hoạ sĩ Bùi Quang Viễn (Bùi Chát) với lý do tổ chức triển lãm tranh trước đó mà không xin phép. Quyết định xử phạt được ký bởi ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nêu rõ, nếu vị hoạ sĩ không chấp hành việc tiêu hủy thì sẽ bị cưỡng chế, ngoài ra còn phải đóng tiền lời nếu chậm trễ nộp phạt hành chính.

tranh4

Họa sĩ Bùi Quang Viễn và thông báo về buổi triển lãm tranh. FB Bùi Quang Viễn

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh sau đó đã bỏ yêu cầu bắt buộc ông Bùi Quang Viễn tiêu hủy 29 bức tranh của mình với lý do được đưa ra là : "Qua thẩm định 29 bức tranh triển lãm không có biểu hiện nội dung vi phạm thuần phong mỹ tục, không có biểu hiện nội dung đi ngược lại với đường lối văn hóa, nghệ thuật của Đảng, Nhà nước và ông Bùi Quang Viễn đã nhận thức hành vi vi phạm, có nguyện vọng không tiêu hủy 29 bức tranh".

Tháng 11/2021, buổi giới thiệu cuốn sách của cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam- Ted Osius cũng bị hủy đột ngột mà lý do hủy không được thông báo. Trong sách, tác giả nhắc đến một số lãnh đạo Đảng và Chính phủ Việt Nam mà ông từng có dịp tiếp xúc trong thời gian làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2014- 2017.

Với một số văn nghệ sĩ, hành động của một số cơ quan mang danh ‘văn hóa’ là không phù hợp với cái tên của mình, cụ thể trong vụ mới nhất liên quan đến cuộc triển lãm tranh của nhà thơ Phạm Xuân Trường tại hà Nội. Nhạc sĩ Tuấn Khanh nói với RFA quan điểm của ông :

"Xã hội có pháp luật, nhưng người kiểm soát xã hội thích hành động bằng những ghi chú rừng rú trong sổ tay cá nhân của mình, và tệ hơn những ghi chú đó nó bộc lộ luôn sự thiếu hiểu biết và những định kiến cá nhân thấp kém, dẫn đến một thế giới sống đầy hoang mang vì không biết cái gì đúng, cái gì sai. Đến giờ, người ta vẫn không thể biết rằng Sở Văn hóa Thông tin đó đã dựa vào tiêu chí nào và quy chuẩn nào để loại bỏ 31 người ra khỏi bộ sáng tác chân dung gò đồng. Và tôi tin rằng nếu như ngay cả 31 người đó cùng làm đơn yêu cầu sở văn hóa giải thích, các quan chức cũng không đủ khả năng để nói là tại sao!"

Nhà văn, nhà báo Trần Ngọc Tuấn ở Cộng hòa Czech nhận định :

"Là một người viết văn, làm thơ, tôi thấy việc này nó phảng phất như một cuộc đấu tố ở thế kỷ 21 này. Như hồng vệ binh thời cách mạng văn hóa vô sản mà Mao Trạch Đông phát động ở Trung Quốc từ thập niên 60.

Tôi bức xúc và ngạc nhiên khi thấy đến bây giờ mà họ (Sở Văn hóa Hà Nội – NV) còn hành xử như vậy. Có thể người ra lệnh cấm họ rất cảm tính. Ở Việt Nam bây giờ như thập nhị sứ quân, mỗi địa phương họ làm việc theo ngẫu hứng của họ. Tôi không nghĩ cấp cao nhất họ ra chỉ thị như vậy đâu mà đó là một sự ngẫu hứng vô văn hóa của cấp thấp".

Nhà văn này nói vui, có lẽ sau sự việc này, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội sẽ xin kinh phí chấn hưng văn hóa cho chính họ.

Cách đây ba tháng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đề xuất Chính phủ Hà Nội chi 350.000 tỷ đồng cho mục tiêu gọi là "chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn 2025-2035". Theo đề xuất này, đến năm 2030 có 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ ba loại hình thiết chế văn hóa như trung tâm văn hóa hoặc trung tâm văn hóa nghệ thuật, bảo tàng, thư viện. 

Đến năm 2035, 100% thư viện bảo đảm điều kiện hoạt động, 100% công chức, viên chức lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, văn nghệ sĩ thuộc đơn vị công lập được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, có năm trường đại học trọng điểm và hai viện nghiên cứu được tập trung đầu tư trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu trọng điểm quốc gia trong các lĩnh vực âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, văn hóa ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 04/12/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trần Hiếu Chân, Trân Văn, Diễm Thi
Read 268 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)