Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

12/12/2023

Thấy gì trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Tập Cận Bình ?

Minh Anh - Lê Quốc Quân - Hà Hoàng Hợp

Đến thăm Việt Nam, Tập Cận Bình tìm cách chống lại ảnh hưởng của Mỹ

Minh Anh, RFI, 12/12/2023

Ngày 12/12/2023, chủ tịch, tổng bí thư Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước Việt Nam lần đầu tiên trong sáu năm. Theo nhiều nhà quan sát, lãnh đạo Trung Quốc tìm cách đảm bảo rằng đối tác Châu Á quan trọng về mặt chiến lược này không tiến quá gần đến Mỹ. 

dontiep0

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đón lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình theo nghi lễ cao nhất tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam, ngày 12/12/2023. AP - Nhac Nguyen

Chuyến công du Hà Nội lần này diễn ra trong một bối cảnh đặc biệt : Việt Nam vừa nâng cấp quan hệ với Mỹ và Nhật Bản lên mức "đối tác chiến lược toàn diện", cấp cao nhất trong bậc thang quan hệ ngoại giao ở Việt Nam. Nhân những sự kiện này, Việt Nam đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với Mỹ và Nhật trong nhiều lĩnh vực từ chất bán dẫn đến an ninh quốc phòng.   

Theo đánh giá từ Lye Liang Fook, nhà nghiên cứu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS – Yusoft Ishak, Singapore, được tạp chí Time của Anh trích dẫn, "Trung Quốc muốn gây áp lực để Việt Nam không đi quá xa với các nước khác".  

Một mặt, Bắc Kinh sẽ giương "củ cà rốt kinh tế" khi đề xuất sẵn sàng cung cấp "viện trợ không hoàn lại" cho các dự án nâng cấp tuyến đường sắt Côn Minh – Hải Phòng cùng nhiều tuyến giao thông khác từ miền nam Trung Quốc đến Hà Nội.  

Nếu được xác nhận, đây sẽ là một nhượng bộ lớn từ phía Việt Nam, vốn dĩ hay do dự trước những khoản vay lớn từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, Reuters lưu ý là vẫn chưa rõ các khoản viện trợ này có đi kèm với các khoản vay hay không. Hãng tin Anh cũng cho rằng đây có thể còn là một đòn giáng mạnh vào Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây khác, cũng ủng hộ các dự án cơ sở hạ tầng giảm sử dụng than ở Việt Nam, nhưng bằng các khoản vay theo giá thị trường. 

Điều đáng chú ý là dự án đường sắt Côn Minh – Hải Phòng sẽ đi qua khu vực có mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam và được ước tính có trữ lượng chiếm hàng thứ hai thế giới, nhưng chưa thể được khai thác do thiếu công nghệ.  

Liệu Trung Quốc – quốc gia sản xuất và tinh chế đất hiếm lớn nhất thế giới – có thông qua thỏa thuận hợp tác nào với Việt Nam hay không ? Đây vẫn còn là câu hỏi lớn, do việc Trung Quốc thường miễn cưỡng chia sẻ công nghệ tinh chế, trong khi Việt Nam vẫn ngăn cản xuất khẩu đất hiếm chưa qua chế biến. 

Mặt khác, theo tạp chí Time, Bắc Kinh có thể lôi kéo Hà Nội về phía mình bằng cách gây áp lực buộc Việt Nam phải ủng hộ tầm nhìn chính sách đối ngoại khi đưa cụm từ "cộng đồng chung vận mệnh" trong tuyên bố chung để mô tả mối quan hệ giữa hai nước.  

Theo nhiều cơ quan truyền thông, dường như giới chức Trung Quốc đang thúc bách Việt Nam tán thành khẩu hiệu này, thể hiện "mức độ quan hệ song phương cao nhất đối với chính quyền Tập Cận Bình". Đây cũng là phản ứng đối với việc Hà Nội nâng cấp quan hệ gần đây với Washington.  

Trang mạng The Diplomat nhắc lại, Trung Quốc đã thành lập một "cộng đồng chung vận mệnh" với Lào, Cam Bốt và Miến Điện, nhưng Việt Nam vẫn phản đối vì sợ bị xem như là một thành viên trong chính sách của Trung Quốc liên minh chống Mỹ. Giới quan sát chờ xem Việt Nam có chấp nhận yêu cầu này của Trung Quốc hay không. 

Có đường biên giới dài gần 1.300 km với nước láng giềng khổng lồ, quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc chưa bao giờ dễ dàng được cân bằng. Tuy có cùng hệ tư tưởng và sự tương đồng về hệ thống chính trị, những tranh chấp lãnh thổ ở biên giới trên bộ và nhất là ở Biển Đông luôn là chiếc gai trong quan hệ Việt – Trung.  

Việt Nam sử dụng chính sách "ngoại giao cây tre" để giữ cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc. Vào lúc thế giới đang tái định hình các chuỗi cung ứng, Hà Nội xích lại gần Mỹ, nhưng vẫn cố gắng dàn xếp với Trung Quốc, một người láng giềng cồng kềnh nhưng không thể thiếu. 

Tờ South China Morning Post dẫn lời ông Lê Thế Mỹ, nguyên vụ trưởng Vụ Chính sách Đối ngoại, Viện Nghiên cứu Trung Quốc ở Hà Nội, kết luận rằng, chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình gởi đi một thông điệp rất rõ ràng : "Trung Quốc muốn duy trì mối quan hệ hữu hảo với Việt Nam miễn là Việt Nam không vượt qua lằn ranh đỏ bằng cách ngả theo Mỹ quá nhiều hay đi theo Mỹ !".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 12/12/2023

***************************

Tp Cn Bình mun gì và s được gì trong chuyến thăm Vit Nam ?

Lê Quốc Quân, VOA, 11/12/2023

Trung Quc đang tn dng v thế cường quc ca mình đ gây sc ép rt ln lên h thng chính tr Vit Nam, đc bit trong chuyến đi ln này ca ông Tp Cn Bình.

tcb1

Ông Tp trong chuyến thăm Vit Nam hi năm 2017.

Vào ngày th 3, chuyên cơ ca Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình s h cánh ti sân bay Ni Bài trong mt chuyến thăm Vit Nam 2 ngày.

Vi mt thi gian ch dài hơn chút đnh so vi tng thng Biden Hà Ni 3 tháng trước, ông Tp có tham vng ty xóa nhng "di sn" mà tng thng M va mi đ li, hu giành ưu thế tuyt đi trong quan h vi Vit Nam. Mt tuyên b v mt "Vn mnh tương quan" có th xut hin sau15 năm là Đi tác Chiến lược Toàn din (CSP).

Nhưng mi chuyn cũng không đơn gin. Tên gi là quan trng, ni hàm quan trng hơn nhưng quan trng nht là hành đng trong thc tế. "Cây tre" Vit Nam đ sc lt léo đ biết khi nào đng thng, khi nào cong, và k thut lp ngôn ca h đã thành thn, đ có th làm hài lòng tt c.

Nhng đng thái p sát" ca Trung Quc

Trung Quc đang tn dng v thế cường quc ca mình đ gây sc ép rt ln lên h thng chính tr Vit Nam, đc bit trong chuyến đi ln này :

V kinh tế Trung Quc đang là đi tác thương mi ln nht ca Vit Nam. Báo Công thương, dn ngun t Tng cc Hi quan cho biếtến hết tháng 9/2023, xut khu sang Trung Quc đt 42,86 t USD, trong đó có 10 nhóm hàng đt kim ngch t 1 t USD tr lên. chiu ngược li, nhp khu t Trung Quc trong 9 tháng đt 79,2 t USD".

Đu tư nước ngoài t Trung Quc vào Vit Nam cũng tăng vt, theoReuters "trong 11 tháng đu năm nay vn FDI đăng ký t Trung Quc và Hng Kông kết hp đã tăng lên 8,2 t USD, gp đôi so vi cùng k năm ngoái và đã tr thành nhà đu tư nước ngoài ln nht ti Vit Nam".

Mt tuyến đường st t Côn Minh (Trung Quc) đến thành ph cng Hi phòng ca Vit Nam s được nâng cp, đi qua huyn Tam Đường (Tnh Lai Châu) nơi có m đt hiếm Đông Pao vi tr lượng ln nht ca Vit Nam. Đây là kết qu ca Ngoi trưởng Vương Ngh trongchuyến đi tin trm ch mi cách đây mt tun.

Quan trng nht là câu chuyn chính tr vi khái nim"Cng đng chung vn mnh - CCD". Nó đã được Tp Cn Bình nhc đến hơn 100 ln k t năm 2012, và ít nht 3 ln vi lãnh đo Vit Nam. Mc dù đây ch là mt khái nim chung chung chưa rõ ni hàm nhưng đã thu hút được nhiu quc gia trong khu vc tham gia và Vit Nam mt mc tiêu ti hu cn thu phc trong chuyến đi này ca ông Tp.

Trước đây Tp Cn Bình nhc nh lãnh đo Vit Nam không được quên "ci ngun ban đu" ca tình hu ngh truyn thng gia hai nước, gi đây, trước ng kính, Ông mun cho thế gii thy rng quan h Trung Quc và Vit Nam luôn luôn đc bit nht. Tt c là dưới "phân" dù có cùng là i tác chiến lược toàn din".

Cách phn ng ca Vit Nam

Vit Nam đang n lc kháng c li mt cách khôn ngoan nhng nh hưởng đến t Trung Quc, nhưng h phi tha nhn s vô cùng bt li nếu như không làm va lòng người anh khng l đến t Phương Bc.

Nhìn vào bn đ trên xung, ta thy rng c mt ngn núi khng l đè đt nước hình ch S nh nhoi, nhưng nếu lt ngược qu đa cu li và nhìn li, chúng ta thy Vit Nam như mm cây được mc lên t mt mnh đt Trung Hoa khng l. "Nguy" hay "cơ" là cách Vit Nam biết ng biến như thế nào trong quan h vi Trung Quc.

V kinh tế Vit Nam n lc thu hút vn nước ngoài trên mi phương din và tăng cường xut khu ra thế gii, đc bit đến Hoa K. Dù đu tư nước ngoài ca Hoa K vào Vit Nam st gim so vi năm trước nhưng Hoa K hin đang là đi tác thương mi ln th hai và là th trườngxut khu ln nht ca Vit Nam vi kim ngch trong 11 tháng ca năm 2023 đt 88 t USD.

Ngoài ra CSP vi Nht Bn va mi được ký kết s cho phép Vit Nam tăng cường quan h mt cường quc Châu Á, đng minh ca Hoa K và đang có nhngtranh chp ch quyn nht đnh vi Trung Quc. Nht Bn là một thành viên ca T giác kim cương và đang ng h Vit Nam trên hu hết các phương din.

Vit Nam cũng biết dùng nhng ln nâng cp quan h gn đây vi n Đ hay Hàn Quc góp phn "pha loãng" s thân thiết vi Hoa K, nhm gim áp lc vi người láng ging "núi lin núi, sông lin sông".

V quân s, mt mt Vit Nam kiên đnh chính sách quc phòng 4 không, mt khác n lc tham gia các din đàn quc tế, các đnh chế song và đa phương. Dù luôn luôn xác đnh Nga và Trung Quc là ngun h tr quân s ln, Vit Nam cũng đã đa dng hóa ngun cung bng vic mua ca Israel và đang ráo riết tiếp cn ngun cung vũ khí ngày càng nhiu t Hoa K.

Mc dù Cng đng chung vn mnh - CCD là mi bn tâm ln ca Ch tch Tp trong chuyến đi nhưng Vit Nam đang t ra h hng vi khái nim này, đc bit nó đã không được nhc đến trong chuyến thăm ca ch tch nước Võ Văn Thưởng ti Bc Kinh cách đây 2 tháng, tuy đã một ln "ghi nhn" trong tuyên b chung vi lãnh đo Trung Quc ti chuyến đi trước đó ca th tướng Phm Minh Chính ch cách đây chưa đy 3 tháng. Dù vy, nay đã đến lúc cũng phi có "mt cái gì đó".

Vn là vn mnh tương quan

Còn nhiu điu chc chn Vit Nam phi hết sc đau đu và đ phòng vi nước láng ging, mà đã tng xut hin trong li nói đu ca Hiến Pháp năm 1980, là "k thù". Nhưng vn đ an ninh ca Đng và chế đ vn là điu mà người cng sn đt lên ưu tiên cao nht.

Trong mt Audio do Th trưởng Hà Kim Ngc phát biu ti Câu lạc bộ Thăng Long được "leak" ra gn đây có đ cp 3 vn đ an ninh quan trng ca Vit Nam" : 1. An ninh ca đng và chế đ ; 2. An ninh ch quyn lãnh th quc gia và 3. An ninh ni b trong nước".

Đu tiên và quan trng nht vn là đm bo s lãnh đo ca đng và an toàn ca chế đ, điu mà người anh c Trung Quc luôn ng h, dù h cũng là k thù tim tàng nguy him nht cho mc an ninh th hai là "Ch quyn quc gia".

T năm 1999, Hai tng bí thư là Giang Trch Dân và Lê Kh Phiêu đã tng tuyên b v16 ch vàng "Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn Hóa tương đng, Vn mnh tương quan". Dch cách nào ra tiếng Vit thì cũng là "chung vn mnh", ít nht là gia Hai đng cng sn và hai chế đ đc tài toàn tr, cùng đi theo mô hình Xã Hi ch nghĩa và lý tưởng Mác Lênin.

Đó là bn cht và chưa tng và s không thay đi. Cho nên gia hai bên s có mt tuyên b như th trưởng ngoi giao Phm Minh Vũ đã đ cp trêntrang thông tin đi ngoi. Theo ông Vũ thì chuyến thăm s mang đến nh v mi" và "tm mc mi" ca quan h song phương. Thc s chưa biết ngôn ng din đt s như thế nào, nhưng chc chn là ni hàm v mt "vn mnh chung" gia hai đng cng sn s được khng đnh.

Ông Vũ cũng khng đnh"Mt lượng ln văn kin trên nhiu lĩnh vc có th s được ký, to cơ s quan trng đ các cơ quan, đa phương, người dân và doanh nghip trin khai hp tác hiu qu". Điu này có th hiu là t lĩnh vc giáo dc tiếng Trung cp 1 đến đào to cán b ngun chuyên trách chính tr cp Huyn s được cam kết trin khai sâu rng.

Va hp tác va cnh giác cao đ

Chuyến thăm s kết thúc tt đp. Mt văn bn hp tác vi tm vóc "lch s" s ra đi nhưng Vit Nam cũng cnh giác cao đ.

H s theo Trung Quc đ din đt mt th ngôn ng làm hài lòng lãnh đo và không xúc phm tâm lý ca nhân dân. Đng thi có th "thòng" nhng câu, nhng tính t phi đnh lượng hoc "ch t" không có tính xác quyết.

Ông Tp đã đến Hà Ni gii thiu bước v mt "phe" đ đi đu vi Phương Tây bng nhng ngôn t vô cùng đp đ và hp thi. Thế nhưngsách trng quc phòng Vit Nam đã công b 4 không và cũng đã có hàng ngàn năm kinh nghim tr giá bng máu ca tin nhân.

Đc bit, k xo ngôn ng ca Vit Nam cũng bc thượng tha, cho nên s có mt tuyên b mà các bên đu có th mm cười, cùng ghi đim, cng c cho s chính danh và mc đ tín nhim ca lãnh đo nhưng cũng d dàng "quên" đi khi cn thiết.

Đó là th ông Tp có được khi ra v, trước khi khép li mt năm ngoi giao vô cùng sôi đng ca Vit Nam vi các nước ln.

Lê Quốc Quân

Nguồn : VOA, 11/12/2023

****************************

Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thấy Việt Nam trong 'bức tranh' của trật tự Trung Hoa

Hà Hoàng Hợp, BBC, 11/12/2023

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện sẽ đến thăm Việt Nam từ ngày 12-13/12, chuyến thăm được đánh giá là nhằm thúc đẩy mối quan hệ 'mật thiết' giữa hai quốc gia do đảng cộng sản lãnh đạo.

tcb2

Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng

Chuyến thăm cấp nhà nước này đánh dấu lần thứ ba ông Tập đến Hà Nội trong cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc, sau chuyến đi năm 2017 và 2015.

Nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp từ Hà Nội nhận định với BBC News tiếng Việt rằng, chuyến thăm của Chủ tịch Tập lần này đến Việt Nam được coi là đáp lễ chuyến thăm Trung Quốc cuối tháng 10/2022 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo đó, ông Tập mong muốn thúc đẩy quan hệ hai đảng cầm quyền.

Bên cạnh đó, người đứng đầu nước Trung Quốc cũng muốn đưa Việt Nam vào những "bức tranh" như Sáng kiến Vành đai & Con đường ; Cộng đồng chung vận mệnh.

Báo Nhật Bản Nikkei Asia viết rằng hàng loạt dự án nhiều tỷ USD đã và đang được ký kết, liên quan tới nguồn đất hiếm. Các hoạt động nâng cấp cả tuyến đường sắt Hải Phòng-Côn Minh cũng được quan chức hai phía gián tiếp xác nhận.

Vậy hiện tại, mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc đang trong tình trạng thế nào ?

Về chính trị, an ninh

Năm 2023 đánh dấu 15 năm quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Như vậy, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ký mức ngoại giao cao nhất với Việt Nam.

Tuy nhiên, với sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc, Việt Nam cũng đã cân bằng các chân kiềng ngoại giao của mình bằng việc nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với các nước khác như Nga (2012), Ấn Độ (2016).

Đáng chú ý, chỉ trong vòng năm 2022 và 2023, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Hàn Quốc (cuối năm 2022), Hoa Kỳ (tháng 9/2023), và Nhật Bản (tháng 11/2023).

Việc nâng cấp này, theo chuyên gia Hà Hoàng Hợp, có hàm ý thúc đẩy hợp tác an ninh sâu rộng hơn với Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... nhằm giảm rủi ro an ninh từ Trung Quốc.

Vì lẽ đó, dù cùng chung ý thức hệ nhưng Việt Nam và Trung Quốc vẫn tồn tại những bất đồng sâu sắc về chủ quyền biển đảo, tiêu biểu là việc Trung Quốc vẫn tiếp tục có những động thái gây hấn ở Biển Đông, bất chấp tuyên bố chung của hai nước sau chuyến thăm năm 2022 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh.

Trong Tuyên bố Chung của chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vẫn có câu "Trung Quốc cam kết sẽ xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại liên quan đến Biển Đông".

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, ông Tập đến Hà Nội với mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước sao cho có lợi hơn đối với Trung Quốc, nhất là về các vấn đề Biển Đông.

"Thỏa đáng có nghĩa là chủ quyền ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc, không nhân nhượng, không thỏa hiệp, không công nhận luật pháp quốc tế về biển và lãnh thổ. Trung Quốc nói rằng sẽ không để mất lãnh thổ ở Biển Đông, dù chỉ một li", Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp phân tích.

Chuyến công du của ông Tập đến Hà Nội được đánh giá là chuẩn bị tỉ mỉ, với các đoàn cấp cao Bộ Ngoại giao Trung Quốc sang Việt Nam trong vòng hai tháng trước đó, tiêu biểu như trợ lý Ngoại trưởng Nông Dung, Thứ trưởng Tôn Vệ Đông và kế tiếp là Ngoại trưởng Vương Nghị.

Tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Phủ Chủ tịch ngày 1/12, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng gần gũi, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, cùng kiên trì đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Ông Thưởng nói rằng Việt Nam luôn coi quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa.

Trong bài phân tích về Việt Nam trong quan hệ Trung-Mỹ, Tiến sĩ Bích Trần của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (cộng sảnIS) viết rằng, sau sự sụp đổ của Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Trung Quốc và Việt Nam nằm trong số năm quốc gia vẫn duy trì độ cộng sản còn lại trên thế giới.

Đối với Việt Nam hay Trung Quốc, sự tồn vong của chế độ đi liền với lợi ích an ninh quốc gia và thời điểm này, Hà Nội coi Bắc Kinh là đồng minh, cùng bảo vệ "chủ nghĩa xã hội".

Từ năm 2003, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong hình hình mới", áp dụng một khái niệm mới được gọi là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" và chiến lược này đã được quán triệt trong mười năm kế tiếp. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã phải xác định rõ "đối tượng" và "đối tác" để đưa ra hành động tối ưu hơn đối với từng quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Mỹ.

Nhìn chung, hiện quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sẽ tiếp tục là mối quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh, theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp.

Cộng đồng chung vận mệnh

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, mười năm nay, ngôn ngữ ngoại giao của Trung Quốc đối với Việt Nam không thay đổi.

"So với thời Giang Trạch Dân, Trung Quốc không dùng "16 chữ vàng, 4 tốt" nữa, mà áp dụng lý luận "Trung Quốc trỗi dậy" và "giấc mơ Trung Quốc", trong đó có "cộng đồng chung vận mệnh".

"Cộng đồng chung vận mệnh" là thuật ngữ được cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sử dụng đầu tiên trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 17 của ông vào năm 2007, nhằm nói đến vấn đề Đài Loan, ý chỉ rằng hai thực thể chính trị khác nhau có thể có quan hệ tương đối tốt đẹp bất chấp những sự khác biệt.

Lần đầu tiên ông Tập Cận Bình sử dụng khái niệm này là vào cuối năm 2012, và nó đã tiếp tục định hình cách tiếp cận của Trung Quốc đối với quản trị toàn cầu, đưa ra các đề xuất và biện pháp hỗ trợ tăng trưởng cho tất cả mọi người.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng, ý đồ của Trung Quốc là phác họa một bức tranh về thế giới, thách thức trật tự quốc tế đã có từ sau Thế Chiến II, kết thúc năm 1945.

Ý đồ này gồm hai phần : Trung Quốc muốn bỏ trật tự quốc tế sau 1945, thay bằng viễn tượng của Trung Quốc, và Trung Quốc muốn dẫn dắt, lãnh đạo một trật tự mới được dựng lên từ bức tranh này.

"Chữ nghĩa ở đây không rõ ràng, lãnh đạo Trung Quốc rất biết, nhưng họ coi đây là khẩu hiệu có lợi cho họ, nên đi đâu cũng tác động đối tác công nhận. Từ năm 2015 đến nay, Trung Quốc đã sáu lần đề nghị Việt Nam "tham gia" "Cộng đồng chung vận mệnh", ba lần do Vương Nghị tác động, ba lần do ông Tập đề nghị", theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa tham gia "cộng đồng chung vận mệnh của Trung Quốc" dù Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan, đã gia nhập trong vòng vài năm qua.

Cuối tháng 6, trong thông cáo chung sau chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tới Bắc Kinh, Hà Nội nói rằng họ "đánh giá cao" sáng kiến "Cộng đồng chung vận mệnh" và một số sáng kiến khác của Trung Quốc, nhưng không khẳng định sẽ ủng hộ hoặc sẽ tham gia mà chỉ nói thêm rằng "hai bên sẽ đi sâu trao đổi về các biện pháp cụ thể hơn".

Hồi cuối tháng 10, Chủ tịch Võ Văn Thưởng thăm Bắc Kinh hồi tháng 10 để dự Diễn đàn cấp cao Vành đai và Con đường lần thứ 3 và khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Hà Nội vào ngày đầu tháng 12, hãng thông tấn Tân Hoa của Trung Quốc đều trích đăng lời các lãnh đạo nước này nói Việt Nam cần hợp tác với họ để xây dựng "cộng đồng chung vận mệnh".

Tuy nhiên, đối lập với sự rầm rộ của báo chí Trung Quốc thì báo chí nhà nước Việt Nam hoàn toàn không đề cập đến điều này.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp chỉ ra rằng, trong toàn bộ Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc dài hơn 6.000 từ nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc năm ngoái, hoàn toàn không có lời nào đề cập đến sáng kiến "cộng đồng chung vận mệnh".

Sáng kiến Vành đai & Con đường

Ngày 12/11/2017, nhân dịp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường".

Dù Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến Bắc Kinh tham gia Diễn đàn BRI nhưng ông Thưởng chỉ nói rằng tiếp tục thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường", như đã thể hiện trong Biên bản Ghi nhớ năm 2017.

Hai hành lang và một vành đai kinh tế là thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đáng chú ý, phía Việt Nam chỉ nói rằng sẽ kết nối dự án này với BRI, chứ chưa ký tham gia BRI.

Việt Nam nhận được 670 triệu USD vốn vay của Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị lớn ở Hà Nội. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn chưa chính thức xếp bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng mới nào trong khuôn khổ BRI.

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông tại Việt Nam bắt đầu vào năm 2011 nhưng phải đối mặt với sự chậm trễ và chi phí đội lên nhiều lần. Cuối cùng nó đã đi vào hoạt động vào tháng 11 năm 2021.

Phóng viên Sylvia Chang thuộc BBC tiếng Trung viết rằng, thời gian xây dựng tuyến metro này là ví dụ tiêu cực cho các dự án cơ sở hạ tầng khác trong nước và làm suy giảm niềm tin của công chúng - mặc dù cần lưu ý rằng thời gian xây dựng các dự án tương tự ở các nước phương Tây có thể chậm như vậy hoặc thậm chí lâu hơn.

Vì lẽ đó, trong tương lai, Sáng kiến Vành đai và Con đường có vẻ sẽ phải đối mặt với những thách thức khó khăn tương tự.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng, sẽ là sự thất bại, nếu Trung Quốc muốn có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam vì ít nhất, chưa ai quên dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông với chi phí đội lên hơn hai lần.

Nguồn : BBC, 11/12/2023

****************************

Chủ tịch Tập sang thăm : Tiền đầu tư, tình đồng chí và các khẩu hiệu

BBC, 11/12/2023

Trước ngày Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện thăm Việt Nam (12-13/12), truyền thông nước chủ nhà đồng loạt đăng các bài ca ngợi sự kiện này, chuẩn bị dư luận cho quyết định "nâng cấp quan hệ" lên trên mức hiện có.

tcb3

Chủ tịch Tập Cận Bình bước ra từ chuyên cơ Trung Quốc trong một chuyến thăm quốc tế - hình minh họa

Tuy thế, truyền thông nước ngoài cho rằng Việt Nam đã cố gắng "đón tiếp với nhiều nghi lễ cao nhất" khi bị Trung Quốc bắt phải chấp nhận khái niệm "cộng đồng chung vận mệnh".

Báo Việt Nam dùng nhiều 'khái niệm mới'

Trang VOV  trích lời một thứ trưởng ngoại giao Việt Nam nói hai bên sẽ "nâng cấp định vị mới cho quan hệ song phương".

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nói rằng trong chuyến thăm sắp tới của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ [có] kỳ vọng về một "định vị mới", "tầm mức mới" của quan hệ song phương Việt Nam – Trung Quốc.

Các bản tiếng Anh của VietnamPlus cũng đăng bài phỏng vấn với ông Nguyễn Minh Vũ gợi ý về việc đẩy lên cao hơn nữa quan hệ Trung Việt mà giới quan sát nước ngoài cho là sẽ đưa Việt Nam vào ‘cộng đồng chung vận mệnh’ với Trung Quốc. Tuy thế, ngôn từ chính thức, cụ thể của ‘tầm mức’ mới này ra sao thì còn phải chờ những công bố cụ thể.

Tiếng Hán cũng xâm nhập văn bản tiếng Việt với khái niệm ‘định vị’ mới vốn chưa thấy được dùng phổ biến cho tới nay.

Phong cách Trung Hoa điểm ra các con số khi nói về chính sách đang được đồng loạt đăng tải trên truyền thông nhà nước Việt Nam.

Ví dụ VOV dùng cụm từ "ba kỳ vọng", còn Thanh Niên trích Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba nói về "bốn mới" trong quan hệ mà ông cho là "hết sức đặc biệt và có thể nói là hiếm thấy trên thế giới".

Theo đại sứ Trung Quốc, bốn điều mới là "định vị mới, phương hướng mới, triển vọng mới và động lực mới".

Ông Hùng Ba còn nói tới quan hệ "nhớ nhau" của hai vị lãnh đạo hai đảng cộng sản, Tổng bí thư Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng :

""Đây là sự kiện mà hai tổng bí thư đều rất mong chờ, vì hai người đều rất nhớ nhau và mong được gặp nhau", ông Hùng Ba nói, tuy không nêu chi tiễt hai nhà lãnh đạo "nhớ nhau" thế nào.

Nhà ngoại giao Trung Quốc cho rằng "tình hữu nghị giữa hai nhà lãnh đạo cũng là tài sản chung quý báu của hai nước. Do đó hai bên đều rất mong chờ chuyến thăm lần này", theo trích dẫn của tờ Thanh Niên  ngày 11/12.

Quan hệ mật thiết của hai đảng cộng sản cầm quyền ở hai quốc gia châu Á được các báo Việt Nam nhấn mạnh.

Ông Tập Cận Bình quay trở lại Hà Nội sau gần sáu năm, tính từ 2017, ở cương vị Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc.

Các đoàn tiền trạm đông đảo của Trung Quốc đã tới thủ đô Việt Nam từ trước, thể hiện sự hùng hậu của sức mạnh Trung Hoa.

Trang báo mạng Tiền Phong phục vụ bạn đọc bằng bài và chùm ảnh ghi lại những thời điểm quan trọng trong hai chuyến thăm trước của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hà Nội, năm 2015 và 2017.

Tờ báo viết đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ ba của ông Tập với tư cách người đứng đầu Đảng cộng sản Trung Quốc và Nhà nước CHND Trung Hoa.

VietnamNet thì nhắc rằng cá nhân ông Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm Việt Nam lần thứ tư.

Hồi năm 2011, khi làm Phó Chủ tịch nước Trung Quốc, ông đã tới Việt Nam lần đầu.

tcb4

Chủ tịch Tập (phải) mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng uống trà ở Bắc Kinh năm 2017

Một số đánh giá từ bên ngoài và vấn đề kinh tế

Sự kiện Tổng bí thư Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam nhiều hơn một số quốc gia láng giềng được báo chí Việt Nam cho là điều thể hiện sự quan tâm đặc biệt coi trọng Việt Nam của ban lãnh đạo Trung Quốc thời ông Tập.

Nhưng ở một góc độ khác thì việc ông phải sang thăm Việt Nam liên tục cho thấy các động lực trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam có thể khiến nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể không chú ý.

Chẳng hạn theo đánh giá của Tiến sĩ Trương Đăng Hoa từ Đại học Quốc gia Australia trong một bài viết năm 2018 (sau hai lần ông Tập thăm Việt Nam) thì chính quan hệ Trung-Việt là vấn đề khó khăn cho Trung Quốc khi triển khai chiến lược ‘láng giềng tốt’ nhằm tạo vùng ảnh hưởng cận biên (zhoubian).

Trang France24 của Pháp đặt chuyến thăm của ông Tập sang Hà Nội vào bối cảnh quan hệ Mỹ-Việt được nâng cao và trích lời giới nghiên cứu nói Trung Quốc phải tỏ ra là họ "chưa mất Việt Nam cho phe đối thủ" (rival camp).

Một số báo tiếng Anh như The Diplomat (08/12) thì nói như vậy Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đón cả tổng thống Hoa Kỳ (Joe Biden) và chủ tịch Trung Quốc (Tập Cận Bình) sang thăm trong chỉ một năm 2023.

Trang web này, trong bài tuần qua của Sebastian Strangio cũng nói "giao tiếp dồn dập trong quan hệ Trung-Việt sẽ lên đỉnh điểm bằng nghi lễ cao cấp, hoành tráng" (ash of interactions between China and Vietnam will reach their culmination in the high pageantry) khi ông Tập tới Việt Nam.

Ông Strangio nói các tin tức cho tới nay nói "Trung Quốc ép Việt Nam chấp nhận khẩu hiệu (slogan) "cộng đồng chung vận mệnh" (CCD) từ lâu nay.

Đây là khái niệm rất quan trọng với cá nhân ông Tập nhưng với cộng đồng quốc tế thì nó bị cho là "mơ hồ", thậm chí "trống rỗng" (empty).

GS Carl Thayer, một nhà quan sát tình hình Việt Nam lâu năm, trong bài đăng trên trang tư vấn của ông -Thayer Consultancy – hôm 09/12 dự báo rằng cụm từ "cộng đồng chung vận mệnh" nhiều khả năng sẽ xuất hiện trong Tuyên bố chung Trung-Việt tuần này.

Bằng việc đó, "Trung Quốc muốn tỏ ra là quan hệ với Việt Nam có tính chất đặc biệt, khác quan hệ đối tác chiến lược mà Việt Nam đã ký với Hoa Kỳ", GS Thayer viết.

Tuy thế, bên cạnh vấn đề ngôn từ vốn có ý nghĩa trọng đại với Đảng cộng sản Trung Quốc thì phần chính vẫn là các dự án của Trung Quốc.

Báo Nhật Bản Nikkei Asia đã viết rằng hàng loạt dự án nhiều tỷ USD đã và đang được ký kết, liên quan tới nguồn đất hiếm.

Quan chức hai bên cũng gián tiếp xác nhận điều này, và nêu ra các hoạt động nâng cấp cả tuyến đường sắt Hải Phòng - Côn Minh và nhiều kết nối trên không, trên biển khác nữa.

Trung Quốc sẽ nhân chuyến thăm công bố việc mở cửa thị trường cho một số mặt hàng Việt Nam thêm nữa.

Việc mở cho hàng Việt Nam vào thị trường hơn 1 tỷ dân này, theo Tiến sĩ Vũ Minh Khương từ Singapore (trả lời báo Dân Trí), sẽ tạo cơ hội to lớn cho kinh tế Việt Nam.

Hiện Việt Nam đang nhập từ Trung Quốc 120 tỷ USD/năm, nhiều hơn xuất sang nước láng giềng đông dân (58 tỷ USD), theo các nguồn chính thống.

Mặt khác, với dự án Vành đai & Con đường (BRI) tiến triển mạnh, có thể nói toàn bộ khu vực kinh tế miền Bắc Việt Nam đang dần đóng vai trò thành bộ phận của khu vực kinh tế năng động phía Nam nước Trung Quốc.

Đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam đạt hơn 2,5 tỷ USD với 555 dự án, đưa Trung Quốc thành nhà đầu tư FDI lớn thứ 4 tại Việt Nam. Và chỉ từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt các doanh nghiệp có khả năng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu đã tăng cường khảo sát đầu tư tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam, theo trang Quân đội Nhân dân.

Trao đổi thương mại hai bên với kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 140 tỷ USD chỉ trong 10 tháng của năm 2023 – theo trang Dân Trí- cho thấy đây mới là động lực chính của mối giao thương.

Nguồn : BBC, 11/12/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Minh Anh, Lê Quốc Quân, Hà Hoàng Hợp, BBC tiếng Việt
Read 4917 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)