Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

12/12/2023

Tập Cận Bình dẫn một phái đoàn hùng hậu đến Việt Nam ký kết văn kiện hợp tác

Minh Anh, Jonahan Head, VOA

Việt Nam trải thảm đỏ đón tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Minh Anh, RFI, 12/12/2023

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân và đông đảo quan chức cao cấp chính phủ Trung Quốc hôm nay, 12/12/2023, đến Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước hai ngày theo lời mời của tổng bí thư Đảng cộng sản và chủ tịch nước của Việt Nam. 

tqvn1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viên tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam ngày 12/12/2023. AP - Luong Thai Linh

Lãnh đạo Đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc được các đồng nhiệm Việt Nam chào đón theo những nghi lễ long trọng nhất : Đích thân thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhiều quan chức cao cấp chính phủ đến đón chủ tịch Tập Cận Bình cùng phu nhân Bành Lệ Viên tại sân bay trên nền thảm đỏ, với cờ hoa chào đón dọc theo đường từ sân bay vào trung tâm Hà Nội. Lễ đón tiếp lãnh đạo Trung Quốc theo nghi thức nhà nước cao nhất do tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chủ trì diễn ra chiều hôm nay tại phủ chủ tịch. 

Thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong hai ngày thăm Việt Nam, ông Tập Cận Bình sẽ lần lượt có các cuộc hội đàm với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, thủ tướng Phạm Minh Chính và chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. 

Theo dự kiến, nhân chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình, Việt Nam và Trung Quốc sẽ ký kết nhiều thỏa thuận nhằm thắt chặt hơn nữa hợp tác trong nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, công nghệ… và nhất là có nhiều khả năng trong lĩnh vực khai thác và chế biến đất hiếm.

Chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba của lãnh đạo Trung Quốc còn nhằm đánh dấu 15 năm quan hệ "đối tác chiến lược toàn diện" giữa hai nước, cấp cao nhất trong bậc thang quan hệ ngoại giao ở Việt Nam.

Chuyến công du này của ông Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh Việt Nam cũng vừa nâng cấp quan hệ với Mỹ lên thành "đối tác chiến lược toàn diện" nhân chuyến thăm cấp nhà nước của tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 9/2023, và gần đây nhất là nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất với Nhật Bản trong tháng 11 vừa qua.

Minh Anh

**************************

Chủ tịch Tập Cận Bình sang thăm để cải thiện quan hệ Trung-Việt 'vừa yêu vừa ghét'

Jonahan Head, BBC, 12/12/2023

Dự kiến cuộc gặp giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng vào hôm nay 12/12, trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Hà Nội, sẽ được chào đón với những tràng bình luận đầy hoa mỹ giữa hai quốc gia láng giềng theo chủ nghĩa cộng sản.

tqvn2

Chuyến thăm cấp nhà nước này đánh dấu lần thứ ba ông Tập đến Hà Nội trong cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc, sau chuyến đi năm 2017 và 2015

Tổng bí thư Trọng đã có chuyến công du đến Bắc Kinh cách đây một năm và được trao tặng Huân chương Hữu nghị, tấm huy chương cao quý bậc nhất của CHND Trung Hoa tặng cho người nước ngoài. Khi đó ông Tập đã mô tả mối quan hệ với họ là "vừa là đồng chí, vừa là anh em", hai quốc gia "núi liền núi, sông liền sông, như môi với răng".

Việt Nam được cho sẽ công bố tham gia "Cộng đồng Chung Vận mệnh" do ông Tập khởi xướng, một khái niệm phần lớn mang tính biểu tượng, với Trung Quốc giữ vai trò trọng tâm, được xem là một thách thức trước trật tự thế giới hiện do Hoa Kỳ dẫn đầu và thống lĩnh.

Một cách khéo léo, động thái này sẽ khiến Trung Quốc đi trước Mỹ một bước trong việc làm nồng ấm hơn mối quan hệ với Việt Nam, sau khi Mỹ, trong một bước đi gây ngạc nhiên, đã nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên mức "Đối tác Chiến lược Toàn diện" trong chuyến thăm của của Tổng thống Biden đến Hà Nội hồi tháng 9 vừa qua. Bước nâng cấp này đã đưa Washington lên mức ngang mức với Bắc Kinh trong thang bậc ngoại giao được Việt Nam cẩn trọng xem xét.

Trong chuyến công du đến Việt Nam vào tuần này, lãnh đạo Trung Quốc sẽ mang đến công nghệ đường sắt cao cấp để trợ giúp Việt Nam nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông. Điều này bao gồm một tuyến đường sắt từ miền nam Trung Quốc để cảng Hải Phòng, qua một trong những khu vực có nguồn đất hiếm dồi dào nhất của Việt Nam - Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới và đây là một thành phần rất cần thiết để sản xuất xe điện và nguồn năng lượng tái tạo.

tqvn3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội vào năm 2015

Điều mà họ sẽ chắc chắn không nói đến, ít nhất là công khai, đó là tranh chấp lãnh thổ gây gắt giữa hai quốc gia này, liên quan đến các quần đảo trên Biển Đông, hay mối quan hệ song phương khá lạnh lẽo trong các thập niên 1970 và 1980, gồm Chiến tranh Biên giới bùng phát hồi năm 1979, khiến hàng ngàn binh lính hai nước thiệt mạng.

Hai bên chắc chắn sẽ không đề cập đến thời gian Trung Quốc đô hộ Việt Nam, thời kỳ "nghìn năm bắc thuộc", hay lời chỉ trích từ Việt Nam liên quan đến những tác động từ các đập thủy điện của Trung Quốc xây dựng ở sông Mekong.

Nhưng những điểm bất đồng này đang được thảo luận trên mạng tại Việt Nam, nơi internet ít bị siết chặt hơn Trung Quốc.

"Chúng tôi chỉ muốn hòa bình, vì thế Chủ tịch Tập làm ơn, đừng đến,' một người dùng Facebook ở Việt Nam viết.

"Nếu Tập Cận Bình xóa đường 'chín đoạn', thì hai quốc gia có thể ngay lập tức trở thành anh em," một người khác viết, đề cập đến tuyên bố của Trung Quốc khi tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ khu vực trên Biển Đông.

tqvn4

Những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông đã làm nổ ra một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam. Hình ảnh cuộc biểu tình vào 14/3/2016 ở Hà Nội, nhân kỷ niệm cuộc hải chiến Hoàng Sa vào năm 1988

Tâm lý công chúng tại Việt Nam có thể được xem là chống Trung Quốc gay gắt hơn bất kỳ nơi nào khác tại Đông Nam Á. Thái độ này được khuấy động từ chủ nghĩa dân tộc đầy kiêu hãnh sau khi Việt Nam đánh thắng cả người Pháp và người Mỹ, và từ nỗi sợ hãi về láng giềng khổng lồ phương bắc. Tâm lý quần chúng này luôn được ban lãnh đạo cộng sản của Việt Nam giải quyết cẩn trọng.

Trong những năm qua, đôi khi xảy ra các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Thậm chí có các cuộc biểu tình phản đối năm 2014, khiến vài người chết và phá hủy hàng chục nhà máy nước ngoài, sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan [HD-981] trên khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Vài năm trước, các cửa hàng bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội, hứa hẹn chỉ bán hàng hóa do Việt Nam sản xuất, không bán hàng từ Trung Quốc.

Nhưng vào thời gian gần đây, cả hai nước đã tránh xảy ra những vụ gây khiêu khích như đặt giàn khoan hồi năm 2014, khiến tâm lý người dân được cải thiện hơn liên quan đến những vấn đề này, nhưng không bao giờ có thể lắng dịu hoàn toàn. Các cảm xúc liên quan đến 'Đường chín đoạn' – mà ở Việt Nam bị gọi căm ghét là đường "lưỡi bò" - dâng cao trong năm nay, đến nỗi chính quyền đã cấm phim Barbie, bởi vì dường như có cảnh một bản đồ có "Đường chín đoạn" trên đó.

Việt Nam cũng dường như chần chừ trong việc chấp thuận đầu tư từ Trung Quốc theo Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của ông Tập, một phần bởi vì rủi ro những nguồn đầu tư này có thể làm dấy lên tâm lý chống đầu tư từ Trung Quốc.

Và tỷ trọng đầu tư này vô cùng lớn - quá lớn để bất kỳ nhà lãnh đạo Việt Nam nào có thể dám liều lĩnh gây tổn hại, bất chấp người dân suy nghĩ ra sao về Trung Quốc.

Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việr Nam với thương mại song phương đạt mức 200 tỷ USD một năm. Trung Quốc còn là một nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, vượt qua Mỹ. Điều này xảy ra cho dù có câu chuyện được nói tới rằng Việt Nam có thể trở thành một trung tâm sản xuất cho các công ty Mỹ dọn sang khi họ tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Một số khoản đầu tư của Trung Quốc lại được thúc đẩy từ chính sách chia tách [decoupling] khỏi Trung Quốc của Mỹ, khi mà các công ty Trung Quốc chuyển việc sản xuất sang Việt Nam để xoay sở trước các lệnh hạn chế mới từ Hoa Kỳ.

Trên hết ở đây vẫn là sự gắn kết ý thức hệ giữa lãnh đạo hai nước ; cả hai ông Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng đều là những người kiên định lập trường trong hệ tư tưởng chuyên chế trong đảng cộng sản, khó chịu trước những giá trị dân chủ Phương Tây và kiên quyết dùng bàn tay sắt để giữ quyền lực của đảng cộng sản trong đời sống chính trị ở nước họ.

Thế nhưng vẫn luôn luôn có sự khác biệt sâu sắc trong tầm nhìn chiến lược giữa hai nước.

Trung Quốc, một siêu cường đang trỗi dậy, quyết tâm thách thức trật tự đơn cực do Mỹ dẫn đầu thời hậu Chiến tranh Lạnh và sẽ có sức ảnh hưởng mang tầm ảnh hưởng trong khu vực. Việt Nam thì lại thuộc nhóm quốc gia quyền lực tầm trung, khai thác tối đa lợi ích và an ninh trong lúc vẫn cân bằng quan hệ Mỹ - Trung trong khi vẫn coi trọng giao hảo truyền thống lịch sử với Liên bang Nga.

Ông Trọng gọi đây là "ngoại giao cây tre", một chính sách ngoại giao linh hoạt, tuân theo chính sách "Bốn Không", định hình cách tiếp cận của Việt Nam, sau thời bị cô lập bởi chính sách thân Liên Xô, chấm dứt vào năm 1986 ; không tham gia liên minh quân sự ; không liên kết với nước này để chống nước kia ; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác ; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Ý tưởng này là làm bạn với tất cả và không là thù với bất kỳ ai. Nhưng Trung Quốc cũng thừa hiểu rằng mối quan hệ Mỹ - Việt được nâng cấp trong năm nay chỉ là bước đi hạn chế rủi ro trước ảnh hưởng và thái độ cứng rắn của Trung Quốc trong khu vực.

Đối với giới lãnh đạo Việt Nam, mặc dù không cần phải là người dân, Trung Quốc sẽ được đặt lên đầu tiên trong số các mối quan hệ hữu nghị khác mà Việt Nam đang tìm kiếm.

Thế nhưng mối quan hệ này sẽ luôn bị lung lay trước các sự kiện khó lường ; như căng thẳng nổ ra trên Biển Đông, hoặc các hành vi khác của Trung Quốc bị người Việt Nam xem là thói chơi nước lớn.

Jonathan Head

Nguồn : BBC, 12/12/2023

**************************

Tp Cn Bình nói nhng điu này trên báo Nhân Dân. Thc tế thì sao ?

VOA, 12/12/2023

Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình đang Vit Nam trong mt chuyến thăm cp nhà nước t ngày 12 ti 13 tháng 12.

tqvn5

Ch t ch Trung Qu c T p C n Bình, phu nhân Bành L Vi n (trái), Tổng bí thư Đảng cộng sản Vi t Nam Nguy n Phú Tr ng và phu nhân tham d l đón t i Ph Ch t ch Hà N i vào ngày 12/12/2023.

Trong mbài viết đăng trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn lun ca Đảng cộng sản Vit Nam, ông trình bày vin kiến ca mình cho vic xây dng "cng đng chia s tương lai Trung Quc-Vit Nam có ý nghĩa chiến lược."

VOA đi chiếu mt s phát biu gây chú ý ca ông trong bài viết này vi nhng hành đng trên thc tế ca Trung Quc trong thi gian gn đây :

"Hai bên ng h ln nhau trên các vn đ liên quan đến li ích ct lõi và mi quan tâm trng đi ca nhau, phi hp mt thiết trong các cơ chế hp tác quc tế và khu vc."

Thc tế : Trung Quc tuyên b ch quyn đi vi gn như toàn b vùng Bin Đông, nơi mà Vit Nam và các nước khác cũng có nhng tuyên b ch quyn chng ln. Tàu Trung Quc đã nhiu ln đi vào vùng bin ca Vit Nam. Vào tháng 5 và tháng 6 năm nay, mt tàu kho sát ca Trung Quc và các tàu h tng đi li trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam sut gn mt tháng bt chnhiều lần Vit Nam lên tiếng yêu cu ri đi. Mt phát ngôn viên ca b ngoi giao Trung Quc nói các tàu này thc hin "các hot đng nghiên cu bình thường trong vùng bin thuc quyn tài phán ca Trung Quc" và rng "không có chuyn đi vào vùng đc quyn kinh tế ca nước khác."

xây dng cng đng chia s tương lai nhân loi, trước hết phi bt đu t Châu Á […] Châu Á là ngôi nhà chung ca chúng ta, các nước láng ging không th tách ri nhau, giúp đ láng ging chính là giúp đ bn thân. Người thân mong người thân tt, láng ging mong láng ging tt."

Thc tế :Vào tháng 8 năm nay, các ngư dân t tnh Qung Ngãi b mt tàu mang c hiu Trung Qutấn công bng cách xt vòi rng sut t 5 gi sáng đến 3 gi chiu khi h đánh bt gn Qun đo Hoàng Sa mà Vit Nam tuyên b ch quyn. V tn công gây hư hng nng cho tàu cá trong khi mt thuyn viên b gãy tay và mt thuyn viên khác b chn thương vùng đu.

"Hai bên nên thc hin tt nhn thc chung ca lãnh đo cp cao hai Đng, hai nước, kim soát tha đáng bt đng trên bin, cùng tìm gii pháp hai bên đu có th chp nhn được."

Thc tế : Trong nhng năm qua, ASEAN và Trung Quc đã n lc to ra mt khuôn kh đ đàm phán v b quy tc ng x Bin Đông, mt kế hoch đã có t năm 2002, nhưng tiến đ vn chm chp. Trung Quc nói vic xây dng b quy tc ng x Bin Đông là nhim v quan trng đi vi nước này và các nước ASEAN. Mt s chuyên gia đã cáo buc Trung Quc c tình trì hoãn quy trình to ra b quy tc mang tính ràng buc, lưu ý rng nước này s dng các chiến thut vùng xám và s mơ h v chiến lược đ thúc đy các yêu sách lãnh th ca mình.

"Bt c thế gii có nhng thay đi như thế nào, Trung Quc luôn kiên trì đi theo con đường chính nghĩa."

Thc tế : Ông Tp vào tháng 9 năm 2015 ti Nhà Trng nói vi Tng thng M Barack Obama rng Trung Quc không có ý đnh quân s hóa các đo nhân to mà nước này kim soát vùng Bin Đông có tranh chp. Ngày nay, Trung Quc đã biến các bãi đá chìm thành các cơ s quân s được trang b radar, đường băng và h thng phi đn, mt s nm trong vùng đc quyn kinh tế ca Philippines, theo Reuters.

Vào tháng 5 năm nay, các cơ quan tình báo phương Tây và hãng Microsoft cho biết mt nhóm tin tc Trung Quc được nhà nước bo tr đã và đang do thám nhiu t chc nm cơ s h tng quan trng ca M, t vin thông cho đến các trung tâm vn ti. Đây được cho là mt trong nhng chiến dch gián đip trên mng ln nht ca Trung Quc tng được biết đến nhm vào cơ s h tng quan trng ca M.

Mt báo cáo ca cơ quan nhân quyn ca Liên Hp Quc vào năm 2022 kết lun người Uighur thiu s theo Hi giáo khu vc Tân Cương ho lánh ca Trung Quc chu "nhng vi phm nhân quyn nghiêm trng" có th cu thành ti ác chng li loài người. Các t chc nhân quyn cáo buc Bc Kinh có nhng hành vi ngược đãi, bao gm c vic s dng lao đng cưỡng bc hàng lot trong các tri giam gi. M cáo buc Trung Quc dit chng.

"Trung Quc s duy trì tính liên tc và tính n đnh ca chính sách ngoi giao láng ging, tc là kiên trì thân thin vi láng ging, làm bn vi láng ging, theo đui phương châm phát trin quan h tt đp, hài hòa, an toàn, cùng giàu có vi láng ging".

Thc tế : Philippines hôm 9 tháng 12 lên án "các hành đng bt hp pháp và hung hăng" ca Trung Quc Bin Đông, nói rng lc lượng hi cnh ca h đã xt vòi rng vào mt tàu ca cc ngư nghip Philippines đang thc hin nhim v tiếp tế thường xuyên. Lc lượng đc nhim Philippines cho biết tàu đang thc hin nhim v tiếp tế đ cung cp du và tp hóa cho hơn 30 tàu cá Philippines gn bãi cn Scarborough thì b vòi rng Trung Quc xt ít nht tám ln, làm hư hng thiết b liên lc và dn đường. Bãi cn Scarborough nm trong vùng đc quyn kinh tế 200 hi lý ca Philippines. Trung Quc chiếm gi bãi cn này vào năm 2012.

Nguồn : VOA, 12/12/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Minh Anh, Jonahan Head, VOA
Read 240 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)