Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

18/12/2023

Thế nào là "chung vận mệnh" và "chia sẻ tương lai với Trung Quốc" ?

Hoàng Việt, Thanh Phương, Trân Văn

Việt Nam : Không "chung vận mệnh", nhưng phải "chia sẻ tương lai" với Trung Quốc

Hoàng Việt, Thanh Phương, RFI, 18/12/2023

Trong hai ngày 12 và 13/12/2023, chủ tịch kiêm tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã mở chuyến viếng thăm cấp nhà nước ở Việt Nam, chỉ vài tháng sau chuyến đi của tổng thống Mỹ Joe Biden. 

chung1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong buổi lễ đón tiếp tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam, ngày 12/12/2023. AP - Nhac Nguyen

Khác với tổng thống Biden, ông Tập Cận Bình đã được đón tiếp rất long trọng, với những nghi thức cao nhất dành cho một lãnh đạo nước ngoài, thậm chí thủ tướng Phạm Minh Chính đã ra tận sân bay để đón chủ tịch Trung Quốc ngay tại chân cầu thang của máy bay.

Chuyến thăm Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc diễn ra sau khi Hà Nội vừa nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ lên thành "Đối tác chiến lược toàn diện", cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp quan hệ ngoại giao của Việt Nam, và như vậy đặt Mỹ ngang tầm với Trung Quốc. Cho nên, ông Tập Cận Bình đã cố thúc ép Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ với Trung Quốc, để Hà Nội không xích lại quá gần Washington, trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung vẫn gay gắt. 

Theo Tân Hoa Xã, phát biểu tại Hà Nội ngày 13/12, chính ông Tập Cận Bình cùng đã kêu gọi Việt Nam cùng với Trung Quốc "chống mọi mưu toan nhằm làm xáo trộn vùng Châu Á-Thái Bình Dương", áp chỉ sự can dự ngày càng mạnh của Hoa Kỳ vào khu vực này.

Trong bản tuyên bố chung được công bố sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, hai bên nhắc lại Việt Nam và Trung Quốc là "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản lãnh đạo, chế độ chính trị tương đồng".

Từ "chung vận mệnh" thành "chia sẽ tương lai"

Chính là dựa trên sự tương đồng này mà hai nước "nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược". Thật ra thì ban đầu Trung Quốc đã muốn ép Việt Nam chấp nhận xây dựng cái gọi là "Cộng đồng chung vận mệnh" như đối với Lào, Cam Bốt và Miến Điện. Nhưng sang đến Việt Nam thì cụm từ này được sửa đổi thành "Cộng đồng chia sẻ tương lai" cho có vẻ ít mang tính ràng buộc hơn. Thật ra thì dường như đây là kết quả của nhiều cuộc đàm phán kéo dài nhiều tháng nhằm tìm ra một khái niệm phù hợp nhất để mô tả mối quan hệ mới giữa hai quốc gia "vừa là đồng chí, vừa là anh em".

Trả lời RFI Việt ngữ ngày 13/12/2023, nhà nghiên cứu Hoàng Việt, thuộc Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, nhận định :

"Ở đây chúng ta thấy ít nhất nổi lên hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là Việt Nam đã không chọn cụm từ "cộng đồng chung vận mệnh". Cho đến nay, Việt Nam là quốc gia thứ 8 tham gia vào "cộng đồng chung vận mệnh" với Trung Quốc. Trong khối ASEAN, trừ Đông Timor, chỉ có 2 quốc gia là Singapore và Philippines chưa tham gia.

Thế thì vì sao khi đến Việt Nam thì Trung Quốc đổi lại thành là "cộng đồng chia sẻ tương lai" ? Một là, phía Việt Nam cho rằng "chung vận mệnh" có nghĩa là "anh sống thì tôi sống, anh chết thì tôi chết", như vậy vô hình chung nó xác định Việt Nam đã chọn bên, dù Việt Nam đã chính thức tuyên bố là không chọn bên nào cả. Chính vì vậy, Việt Nam muốn đổi tên thì mới chấp nhận tham gia "cộng đồng" này.

Lý do thứ hai, nói thẳng là người dân Việt Nam không thích "chung vận mệnh" với Trung Quốc, cho nên phía Trung Quốc phải chiều lòng Việt Nam, chuyển sang cụm từ khác là "chia sẻ tương lai". Hai bên đều có sự nhượng bộ nhau.

Tôi được biết là trước chuyến viếng thăm của ngoại trưởng Vương Nghị, đã có rất nhiều trao đổi giữa hai bên, kể cả đến chuyến thăm của ông Vương Nghị để chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, hai bên vẫn tiếp tục bàn luận. Có rất nhiều vấn đề hai bên chưa thống nhất được và có lẽ sau đó mới thống nhất được. Một trong những vấn đề gai góc nhất chính là "cộng đồng chung vận mệnh" hay "cộng đồng chia sẻ tương lai".

Được tiếp đón long trọng hơn Biden

Như đã nói ở trên, khi sang thăm Việt Nam vào tuần trước, chủ tịch Trung Quốc đã được giới lãnh đạo Hà Nội đón tiếp long trọng hơn nhiều so với khi tiếp tổng thống Mỹ Biden. Vì sao có sự khác biệt này, nhà nghiên cứu Hoàng Việt giải thích : 

"Chuyện này là đương nhiên. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên mà Việt Nam thiết lập quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện". Cho đến bây giờ thì đã có 6 quốc gia đã trở thành "đối tác chiến lược toàn diện" của Việt Nam, nhưng Trung Quốc là nước đầu tiên. Trong các phát biểu, các lãnh đạo Việt Nam luôn khẳng định trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Trung Quốc luôn là ưu tiên hàng đầu. 

Điều này cũng hợp lý, bởi vì thứ nhất Trung Quốc là một cường quốc lớn nhất ở Châu Á và nhất nhì thế giới. Trung Quốc lại là láng giềng của Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Việt Nam hiểu được cái giá của việc ở bên cạnh một người khổng lồ như thế nào.

Ngay cả giới nghiên cứu ở Việt Nam cũng nói rằng, nếu Việt Nam muốn phát triển thì phải có hòa bình, mà muốn có hòa bình thì Việt Nam phải có quan hệ tốt với Trung Quốc. Đó là lý do vì sao mà Việt Nam luôn đặt vị trí của Trung Quốc lên hàng đầu trong chính sách đối ngoại.

Đương nhiên là trong buổi đón tiếp ông Tập Cận Bình có những sự khác biệt so với khi đón tiếp ông Biden. Sự khác biệt này không phải là do phía Việt Nam đặt ra. Qua một số tiết lộ, đặc biệt là của thứ trưởng Hà Kim Ngọc, bản thân Hoa Kỳ và ông Biden cũng không đòi hỏi những chi tiết như trải thảm đỏ đón ông Biden từ sân bay, nghi thức bắn 21 phát đại bác, cho nên Việt Nam không sử dụng nghi thức đó.

Còn phía Trung Quốc thì khác. Điều này cũng cho thấy cái tư duy của Trung Quốc và tư duy của Hoa Kỳ có khác nhau. Đối với Hoa Kỳ thì làm được việc mới là quan trọng, chứ không phải là các nghi thức. Nhưng đối với Trung Quốc thì đây là một gặp mang tính biểu tượng rất lớn, vừa là hai nước xã hội chủ nghĩa, vừa là hai nước láng giềng. Và trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung quyết liệt cả về vị thế và ảnh hưởng, phía Trung Quốc phải thể hiện vai trò của mình. Trung Quốc rất coi trọng những nghi thức, mà theo luật về lễ tân của Việt Nam, trong một chuyến thăm cấp nhà nước cao nhất thì các nghi thức được quy định như là khi đón tiếp ông Tập Cận Bình. Cái này là do hai bên thỏa thuận với nhau".

Trong chuyến thăm của Tập Cận Bình ở Việt Nam, Hà Nội và Bắc Kinh đã đồng ý sẽ gia tăng hợp tác về các vấn đề an ninh, đẩy mạnh quan hệ giữa ngành công nghiệp quốc phòng của hai nước, đồng thời ký hàng chục hiệp định hợp tác. 

Vẫn còn nguy cơ căng thẳng vì Biển Đông

Tuy quan hệ Việt- Trung đang trong giai đoạn hữu hảo như vậy, nhưng cũng không nên quên rằng giữa hai nước căng thẳng có thể bùng nổ trở lại do vấn đề tranh chấp Biển Đông, nhất là do những hành động ngày càng hung hăng của Bắc Kinh ở vùng biển mà họ khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ. 

Bản tuyên bố chung được công bố trong chuyến đi Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có ghi : "Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực". Nhưng theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, vấn đề là Trung Quốc có thực hiện đúng lời hứa giải quyết tranh chấp "bằng biện pháp hòa bình" hay không : 

"Có hai vấn đề lớn, thứ nhất là tranh chấp Biển Đông, thứ hai xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nhiều lúc gặp khó khăn do những rào cản đặc biệt mà phía Trung Quốc đưa ra.

Tranh chấp Biển Đông là tranh chấp cực kỳ phức tạp và khó khăn. Nhưng quan điểm của Việt Nam là không phải vì tranh chấp Biển Đông mà không thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc. Chúng ta chỉ nhìn quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines thì sẽ thấy, mặc dù hai nước cho tới nay vẫn căng thẳng hàng ngày trên khu vực Biển Đông, cụ thể là ở Bãi Cỏ Mây và bãi cạn Scarborough, nhưng quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Philippines vẫn không ngừng tăng trưởng. 

Báo chí Việt Nam có chụp hình ông Tập Cận Bình và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng ngồi dự tiệc trà, xung quanh có mấy cây tre, đó cũng là hàm ý nêu bật chính sách "ngoại giao cây tre" ( giữ thế cân bằng trong quan hệ với các cường quốc ) của Việt Nam. 

Trong vấn đề Biển Đông, thứ nhất là Việt Nam vẫn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, toàn vẹn lãnh thổ, cũng như những quyền mà Việt Nam được hưởng theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, đồng thời tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc trong việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng muốn có những biện pháp để nếu Trung Quốc và Việt Nam có những bất đồng, căng thẳng thì hai bên có thể tìm ra những kênh đối thoại để giảm bớt căng thẳng, ví dụ như kênh chính phủ, hoặc là kênh ngoại giao nhân dân, hoặc là kênh giữa hai Đảng cộng sản. Đó cũng cho thấy Việt Nam muốn giải quyết tranh chấp hòa bình và muốn hòa hoãn với Trung Quốc.

Tranh chấp Biển Đông là vấn đề phức tạp và khó khăn, nhưng không vì thế mà không thúc đẩy những quan hệ khác, đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại, mà hiện còn rất nhiều "dư địa" để phát triển, tại sao hai nước lại không tận dụng. 

Có lẽ vấn đề Biển Đông sẽ còn tồn tại trong tương lai. Đương nhiên phía Việt Nam cố gắng giải quyết bằng bằng những biện pháp hòa bình và qua đối thoại, nhưng điều này còn phụ thuộc vào phía Trung Quốc. Mặc dù phía Trung Quốc cũng đã có những tuyên bố tương tự, tức là giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển và hướng tới một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC, nhưng chúng ta cũng không chắc là Trung Quốc có giữ được lời hứa của họ không. Nếu xảy ra thì chúng ta sẽ xem Việt Nam ứng xử trong trường hợp này như thế nào". 

Thật ra, một trong những lý do khiến Việt Nam và Trung Quốc thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương, đó chính là cả hai nước đều quan ngại về các thế lực "thù địch" bên ngoài và sự cần thiết phải bảo vệ sự ổn định trong nước, thể hiện qua thỏa thuận mới về an ninh, được ký kết nhân chuyến viếng thăm của chủ tịch Tập Cận Bình. 

Theo một nhà phân tích Trung Quốc, được nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn ngày 14/12/2023, Bắc Kinh và Hà Nội đã đồng ý tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, đặc biệt là về "an ninh chế độ và an ninh thể chế". Đây là lần đầu tiên hai nước đề cập đến an ninh của chế độ trong một tuyên bố chung như vậy. Cụ thể, hai bên sẽ "tăng cường giao lưu tình báo và phối hợp chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong các vấn đề chống can thiệp, chống ly khai, phòng chống "diễn biến hòa bình", "cách mạng màu" của các thế lực thù địch, phản động".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 18/12/2023

***********************

Cách Trung Quc nhìn Vit Nam ‘không thay đi’

Trân Văn, VOA, 18/12/2023

Rt nhiu người Vit không nhng không mn mà, mà còn thiếu thin cm vi ý tưởng "chia s vn mnh chung" hay "chia s tương lai" mà Trung Quc đ xut.

chung2

Ch tch Trung Quc, Tp Cn Bình, đt vòng hoa viếng ti lăng ch tch H Chí Minh ca Vit Nam.

Tun ri, chuyến thăm Vit Nam ln th ba ca ông Tp Cn Bình đã tr thành mt trong nhng s kin khuy đng mng xã hi. Người Vit li có thêm mt dp bàn lun v quan h Vit Trung, v "chia s vn mnh chung", v "chia s tương lai" vi láng ging phía Bc.

Nhìn mt cách tng quát, đây có l là ln đu tiên Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quc kiêm Ch tch Nhà nước Cng hòa Nhân dân Trung Hoa ch đng nhm đến dân chúng Vit Nam thông qua vic gi cho t Nhân Dân cơ quan ngôn lun ca Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam mt... "tâm thư" nhm dn đường dư lun trước khi ông ta đến nơi(1).

Trước na khong hai tháng hi tháng 10 va qua, ông Hùng Ba (Đi s Trung Quc ti Vit Nam) cũng công khai bày t s quan tâm đến dân chúng Vit Nam khi nhn mnh, mt trong nhng yếu t mà hai đng, hai nhà nước s y mnh kết ni" là "lòng dân"(2).

Đó cũng là lý do nên do mt vòng mng xã hi đ xem nhng người Vit đương đi nghĩ gì v Trung Quc và mun gì trong quan h gia Vit Nam vi Trung Quc.

***

Rt nhiu người Vit không nhng không mn mà, mà còn thiếu thin cm vi ý tưởng "chia s vn mnh chung" hay "chia s tương lai" mà Trung Quc đ xut.

Nhân Tun Trương cho rng :Cách Trung Quc nhìn Vit Nam không thay đi trong thi k "chiến tranh lnh" hay thi k hai bên "có vn mnh tương quan" như hin thi.Vit Nam là mô hình thu nh ca Trung Qucv mi mt, t ý thc h chính tr, đếncung cách xây dng và qun lý quc gia Vit Nam t nguyn rp khuôn Trung Quc. Trung Quc có sáng kiến gì thì Vit Nam c gng hc sáng kiến y. Đng viên được đào to ti Trung Quc, sĩ quan cũng vy. Rõ ràng Vit Nam là mt "chư hu" thi hin đi ca Trung Quc.Tc là Vit Nam có gia nhp hay không gia nhp "cng đng chung vn mnh" vi Trung Qucthì cũng không bao gi được Trung Quc đi x "bình đng" và li ích ca Vit Nam được Trung Quc tôn trng.Tình hình là Vit Nam l thuc vào Trung Quc như người đã b nướcngp ti c.Nguyn Vit friend ca Nhân Tun Trương tóm tt : "Chung vn mnh" ch có th là cùng sng- cùng chết, cùng vui- cùng kh, cùng yêu- cùng ghét và cùng mt đt nước. Ai thích thì c đâm đu lao vào(3) !

Vuong Tran Ngoc dn lch s Trung Quc đ nêu mt ví d khác v "cng đng chung vn mnh" - đó là chuyn Tn Thy Hoàng "di mnh", khi ông ta băng hà phi đem tt c cung tn, m n đã "lâm hnh" (tng được hoàng đế chn đ ân ái) chôn sng, không được b qua ai c - kèm kết lun :Đy, biết thế nào là "chung vn mnh" kiu Tàu chưa (4) ?

Cũng mượn đin tích Trung Hoa nhưng ph biến, nhiu người Vit biết hơn là Lưu B, Quan Vân Trường, Trương Phi kết nghĩa anh em, Nguyen Khoi dn li vic c ba cùng th :Tuy không cùng cha cùng m, không sinh cùng ngày cùng tháng nhưng nguyn cùng chung vn mnh, chết cùng tháng cùng ngày - và bình, c ba người "chết ba ngày khác nhau, theo ba cách khác nhau. Các anh hùng th tht đ câu like, ung thùng rượu to, ăn bát tht ln, ch chng bao gi h tin nhau" (5).

***

Dường như do rt thiếu thin cm và không có chút tin cy nào nên người dùng mng xã hi Vit ng "soi" đ th, t vic bày tre khi ông Nguyn Phú Trng Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tiếp ông Tp Cn Bình(6) đến vic c hai cùng thưởng trà... ti vic ký các "tha thun hp tác". Có không ít người nêu ra nhng thc mc kiu như Chanh Tam :Sp ti s có cán b ni chính, công an được đào to Trung Quc v, không biết nêngi là bên bn hay trên trn(7).

Đánh giá tng quát v chuyn ông Tp Cn Bình thăm Vit Nam, có người bày t như Nguyn Tiến Tường :Bn Tpsang đây chơi, chúng tôi mang cái lch thip ca người Vit ra mà đãi đng. y là nếu đi đãi không hu thì s chúng tôi bt đp, ch hng có phi vì yêu thương gì bn.Bn đng có hiu nhm ri bày đt ming lưỡi cú diu "cng đng chung vn mnh".Bn đi cướp bin, cướp đo người ta xong kêu chung vn mnh là chung sao ? Chúng tôi người văn hiến, sao li chung vn mnh vi cướp được(8) ? Có người nhn đnh như Lao Ta :Chng có tình hu ho, cùng chung h giá tr hay vn mnh gì hết. Ông đp xe xích lô, bà nht ve chai Hà Ni cũng biết rõ như vynhưng hòa bình là th mà chúng ta theo đui, cho đến khi hết cơ hi cu vãn mi buc phi cm súng. Đó là tư tưởng cũng như triết lý sinh tn ca người Vit, t khi thy cho đến ngày tn thế. Vì vy, tôi hoan nghênh ông Tp sang Hà Ni dùng trà. Trà Thái Nguyên ngon nht thế gii ông . Nhp đến ngm th by như cách ung ca L Tung t tiên ông, chc chn ông s nhn ra Trung Quc không có cơ hi nào chiế n thng khi hành binh v phương Nam.Chúc ông đi đến nơi, v đến chn bng chuyên cơ(9).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 18/12/2023

Chú thích

(1) https://nhandan.vn/xay-dung-cong-dong-chia-se-tuong-lai-trung-quoc-viet-nam-co-y-nghia-chien-luoc-mo-ra-trang-su-moi-chung-tay-huong-toi-hien-dai-hoa-post787021.html

(2) https://tienphong.vn/viet-trung-ket-noi-di-toi-thanh-cong-post1578043.tpo

(3) https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/pfbid0z6XFV4UthnXpnD58sX2AFoZpMjdapiyfc72brDaPeFTrhwebBxm4en81NGxik2CJl

(4) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02akXx1ANuLxjayL8uWY7spz4y8EbuvEuTTQnkvrYcHsJiqdbYHtucctXFSx1QSsHdl&id=100012163200431

(5) https://www.facebook.com/kaoruume123/posts/pfbid0217PMP4eKFcnj7FvDV7fy4wJUndDcEQF3SQR9ZWQDCgSQ6M9w8DAvroVgL5nGbQm7l

(6) https://www.facebook.com/VOATiengViet/posts/pfbid02NCsGNnaZcuirL9yk5o2PBJzcSKiBofvJJbduo4mo7vB5iy8mCZGP3Uu4dHL4YoTsl

(7) https://www.facebook.com/chanh.tam.33/posts/pfbid021kdJvB1Tpx3SBAYhcjD1vEgchDJpLr5bsGZMLecGYX8sKin7xRDAZTtBQCHrThdAl

(8) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0gyoUMaJRz5xFtdjDgk83piHtu3qmw2wMb4iNDa4tsT7fKP26r38ouB5nt3Fue89Pl&id=61550920701782

(9) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0uu6Kn5Y9XcsV8ZLCvTyC4wu36Fd8QN72oHRy5ETANN7tABA8YBzvscakpMHM4QNhl&id=1160946631

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hoàng Việt, Thanh Phương, Trân Văn
Read 401 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)