Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/02/2024

Chùa Ba Vàng ngày Tết : vắng lặng hay đông nghẹt người ?

Tuấn Khanh, Thụy My, Phạm Lưu Vũ

Ba Vàng vắng khách

Tuấn Khanh, thuymyrfi.blogspot, 19/02/2024

Bức ảnh mới, đang lan truyền trên mạng cho thấy sân Chùa Ba Vàng vắng lặng khác thường trong những ngày đầu năm mới Giáp Thìn. Điều chưa thấy bao giờ trước đây, cho đến khi ngọn cỏ Pili ngọ nguậy và được bái lạy.

bavang1

Bức ảnh mới, đang lan truyền trên mạng cho thấy sân Chùa Ba Vàng vắng lặng khác thường trong những ngày đầu năm mới Giáp Thìn.

Hệ thống công nghiệp cúng dường với những nhà lãnh đạo quốc doanh Phật được đắp tô, có lẽ ắt đã vấp phải sự tức giận và từ chối của người dân, đặc biệt là các tín đồ phía Bắc, vốn hồn nhiên và dễ tin đã quy tụ về đây suốt một thời gian dài. Sự trống trải, lạnh tanh khác thường lệ như loạt hình cho thấy, là một lời đáp trả im lặng nhưng có sức mạnh gấp ngàn lần những bài hoằng pháp ồn ào giả tạo, hối thúc con tin tín ngưỡng dâng nộp tiền.

Một người bạn ở miền Bắc kể rằng trước đây, bà của cô ta thức dậy là chỉ muốn lên chùa ngay, rồi có bao nhiêu tiền gom góp được là cũng để dành đem cúng dường.

Cô nói cả nhà rất khổ tâm nhưng không thể nào cản được, vì bà cứ khư khư nói thầy dạy rằng cúng dường là có phúc cho cả nhà.

Sau sự kiện chuyện lừa siêu cấp quốc dân về ngọn cỏ Pili - mặc dù có đánh tiếng là sẽ điều tra đến tận gốc, và Giáo hội Quốc Doanh Phật cũng nói lu loa mơ hồ để giúp chạy chữa trong văn bản kỷ luật ông Thích Trúc Thái Minh - người bà của cô đã không còn đến chùa Ba Vàng như thường lệ. Mà bắt đầu tìm đến những ngôi chùa nhỏ, như một cách để chữa vết thương của lòng tin bị xúc phạm.

Trên các trang mạng cũng có những bài hùng hồn, như seeding quảng cáo phim Việt Nam, đăng lại hình ảnh huy hoàng của chùa Ba Vàng vào năm 2023 với sân chùa ngập kín người, mập mờ mô tả sự nô nức của tín hữu với chùa Ba Vàng năm 2024 luôn vẫn như ngày nào.

Những hình ảnh vắng lặng của chùa Ba Vàng xuất hiện trên cách trang mạng năm nay, kể cả lối đi dài dằng dặc vào chùa không có bóng người, được nói là hình ảnh từ trước mùng 8 Tết. Nhưng đây cũng là một điều cũng chưa có tiền lệ, theo nhận định trên trang Facebook của nhà văn Phạm Lưu Vũ "hỏi chuyện các hàng quán, thì họ cho biết sự thật hoàn toàn ngược lại. Không có chuyện "biển người", không có việc "chen chúc"…

Nhưng riêng câu chuyện mùng 8 Tết Giáp Thìn, mà báo Tuổi Trẻ chạy bài "biển người" phải sử dụng ảnh cũ năm 2023, là câu hỏi được nhiều người đặt ra.

bavang00

Có khó gì cho một bức ảnh đông đúc người dự hội ngày mùng 8, như chùa Ba Vàng cho phát livestream, mà báo phải làm ảnh giả ? Phân tích về điều này, cũng dễ nhận ra : đây chính là bài ca ngợi được đặt hàng viết trước, để quảng bá cho Ba Vàng trước giờ G. Nhưng có thể vì đỏ mắt không kiếm được hình ảnh "biển người" nào khả dĩ để minh họa, nên đành phải dùng ảnh cũ.

Lễ hội mùng 8 ở chùa Ba Vàng với quy mô tín đồ được hẹn trước để livestream, là chuyện cứu nguy danh dự vào phút 89 cho tờ báo. Nhưng cũng để lộ rằng những khoảng trống trong sân Ba Vàng trước đó, là điều có thật cần phải được che đi, nhường chỗ cho phông màn đỏ rực về sau.

Sự vĩ đại không có thật nó sẽ sớm trở thành trò hề. Giá trị giả chỉ bán thêm được đôi ba lá sớ, dăm bảy lời cầu siêu. Nhưng hãy cùng nghĩ xem, nếu không có "chỉ đạo" nào đó để cứu khổ cứu nạn truyền thông cho chùa Ba Vàng, ắt đã không có những bài báo giả tạo về sự rầm rộ lễ hội ở chùa Ba Vàng năm nay.

Hoang tin cứu chùa Ba Vàng như các trang báo điện tử lúc này, không hề để cứu ông Bụt hay nhà sư nào ở đó. Mà rõ là cưỡng tín để cứu dòng tiền của ngành công nghiệp cúng dường đang vào ngày tắc mạch.

Tuấn Khanh

(Tựa bài do Thụy My đặt lại)

Nguồn : thuymyrfi.blogspot, 19/02/2024

**************************

Ba Vàng mùa lễ hội

Phạm Lưu Vũ, 19/02/2024

Báo Tuổi Trẻ đã lộ mặt là công cụ truyền thông của Ba Vàng khi đăng ảnh "biển người" chen chúc đi chùa Ba Vàng vào ngày mồng Tám tháng Giêng vừa qua.

bavang4

Lấy ảnh chụp năm Quý Mão (2023), quảng cáo cho năm Giáp Thìn (2024) để đánh lừa dư luận, khiến không ít người buồn cho căn bệnh u mê của đám đông, đã không tỉnh ngộ trước sự lừa bịp trắng trợn của tên trọc Thích Trúc Thái Minh trong vụ "Xá lợi tóc", và những bài "thuyết pháp" sặc mùi quảng cáo, con buôn… để đánh lừa phật tử của gã.

Sự thật hoàn toàn không phải như thế. Rất nhiều người đã tỉnh ngộ. Một bạn vừa gửi cho tôi mấy clip, quay sáng hôm nay, mồng Mười tháng Giêng năm Giáp Thìn, vẫn đang mùa lễ hội, mà những con đường dẫn vào Ba Vàng, bãi xe Ba Vàng vắng như chùa… Bà Đanh.

Hỏi chuyện những bảo vệ, và những người làm trong chùa về sự thật ngày mồng Tám vừa qua, họ đều e ngại không dám nói. Mới hay Ba Vàng là lãnh địa riêng của tên trọc giả chúa tể kia. Nhưng hỏi chuyện các hàng quán, thì họ cho biết sự thật hoàn toàn ngược lại. Không có chuyện "biển người", không có việc "chen chúc"…

Nhân đây, có người khuyên, rằng không nên bêu xấu các ma tăng, vì họ làm thì họ chịu, mình nói ra, không những sẽ gây cái nhìn xấu về đạo Phật, mà còn tạo… "khẩu nghiệp".

Đây chính là luận điệu của lũ ma tăng, của những tên trọc như Thích Trúc Thái Minh, Thích Chân Quang… Họ luôn lôi "khẩu nghiệp" ra để dọa người khác. Thế còn chính họ, thuyết những bài "pháp" hủy báng đạo Phật, khiến phật tử ngày càng u mê… thì họ không sợ "khẩu nghiệp" chăng ?

Vạch mặt lũ ma tăng không hề "gây cái nhìn xấu" về đạo Phật. Bởi vì đạo Phật là con đường tiến hóa của mọi trí tuệ tới Vô Thượng Bồ Đề, vốn bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Dẫu lũ ma tăng phá Pháp kia có nhiều như cát sông Hằng, thì đạo Phật cũng không hề suy suyển mảy may.

Tu sĩ không thể đứng ngoài luật pháp thế gian, nhiều "đại đức" đã ra tòa, vào lò… thì cũng không thể đứng ngoài dư luận. Không có "vùng cấm" dư luận cho các tu sĩ. Vùng cấm ấy là do chính họ tự đặt ra, và ảo tưởng về nó, cho nên họ mới ngày càng càn rỡ như thế. Vạch mặt tà sư là công việc Hộ Pháp, là công đức vô lượng, là hạnh Bồ Tát, vì giúp cho nhiều người không bị tà sư lừa bịp... Và không chỉ có vậy, mà còn "độ" cho chính các tà sư, giúp cho họ cơ hội để tỉnh ngộ, đỡ nghiệp nặng cho chính họ.

Những người tin Phật, theo Phật chớ e ngại điều này. Phải coi việc "độ" cho chính các tu sĩ là việc cần thiết, là hạnh Bồ Tát của mình. Người phát tâm Bồ Đề, dẫu mình chưa thành đạo, thì cũng phải phát nguyện độ cho tất cả mọi chúng sinh, Kinh đã nói rõ ràng như thế. Người có hạnh kiểm cỡ trung bình khá ở thế tục còn biết : "lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ"… huống hồ người theo hạnh Bồ Tát ?

Tất cả mọi chúng sinh ở đây là bao gồm cả tam giới, trong đó có cả… Trời. Nghĩa là đối với hạnh Bồ Tát, thì đến Trời cũng còn không ra ngoài đối tượng cần phải "độ", huống hồ mấy tên trọc phàm tục không lo chuyện tu hành, mà chỉ lo xây chùa to, lo làm rõ nhiều "phật sự", lo kiếm càng nhiều càng ít tiền của "cúng dường" kia.

Phạm Lưu Vũ

Nguồn : thuymyrfi.blogspot, 19/02/2024

**************************

Thời chùa Ba Vàng vắng lặng

Tuấn Khanh, RFA, 19/02/2024

Bức ảnh mới, đang lan truyền từ trang facebook của nhà văn Phạm Lưu Vũ ở Hà Nội, cho thấy sân Chùa Ba Vàng vắng lặng khác thường trong những ngày đầu năm mới Giáp Thìn. Điều chưa thấy bao giờ trước đây, cho đến khi ngọn cỏ Pili ngọ nguậy và được bái lạy.

bavang2

Câu chuyện mùng 8 Tết Giáp Thìn, mà báo Tuổi Trẻ chạy bài "biển người" phải sử dụng ảnh cũ năm 2023, là câu hỏi được nhiều người đặt ra.

Hệ thống công nghiệp cúng dường với những nhà lãnh đạo quốc doanh Phật được đắp tô, có lẽ ắt đã vấp phải sự tức giận và từ chối của người dân, đặc biệt là các tín đồ phía Bắc, vốn hồn nhiên và dễ tin đã quy tụ về đây suốt một thời gian dài. Sự trống trải, lạnh tanh khác thường lệ như loạt hình cho thấy, là một lời đáp trả im lặng nhưng có sức mạnh gấp ngàn lần những bài hoằng pháp ồn ào giả tạo, hối thúc con tin tín ngưỡng dâng nộp tiền.

Một người bạn ở miền Bắc kể rằng trước đây, bà của cô ta thức dậy là chỉ muốn lên chùa ngay, rồi có bao nhiêu tiền gom góp được là cũng để dành đem cúng dường. 

Cô nói cả nhà rất khổ tâm nhưng không thể nào cản được, vì bà cứ khư khư nói thầy dạy rằng cúng dường là có phúc cho cả nhà. 

Sau sự kiện chuyện lừa siêu cấp quốc dân về ngọn cỏ Pili - mặc dù có đánh tiếng là sẽ điều tra đến tận gốc, và Giáo hội Quốc Doanh Phật cũng nói lu loa mơ hồ để giúp chạy chữa trong văn bản kỷ luật ông Thích Trúc Thái Minh - người bà của cô đã không còn đến chùa Ba Vàng như thường lệ, mà bắt đầu tìm đến những ngôi chùa nhỏ, như một cách để chữa vết thương của lòng tin bị xúc phạm.

Trên các trang mạng cũng có những bài hùng hồn, như seeding quảng cáo phim Việt Nam, đăng lại hình ảnh huy hoàng của chùa Ba Vàng vào năm 2023 với sân chùa ngập kín người, mập mờ mô tả sự nô nức của tín hữu với chùa Ba Vàng năm 2024 luôn vẫn như ngày nào.

Những hình ảnh vắng lặng của chùa Ba Vàng xuất hiện trên các trang mạng năm nay, kể cả lối đi dài dằng dặc vào chùa không có bóng người, được nói là hình ảnh từ trước mùng 8 Tết, nhưng đây cũng là một điều cũng chưa có tiền lệ, theo nhận định trên trang facebook của nhà văn Phạm Lưu Vũ "hỏi chuyện các hàng quán, thì họ cho biết sự thật hoàn toàn ngược lại. Không có chuyện "biển người", không có việc "chen chúc"…

Nhưng riêng câu chuyện mùng 8 Tết Giáp Thìn, mà báo Tuổi Trẻ chạy bài "biển người" phải sử dụng ảnh cũ năm 2023, là câu hỏi được nhiều người đặt ra.

Có khó gì cho một bức ảnh đông đúc người dự hội ngày mùng 8, như chùa Ba Vàng cho phát livestream, mà báo phải làm ảnh giả ? Phân tích về điều này, cũng dễ nhận ra : đây chính là bài ca ngợi được đặt hàng viết trước, để quảng bá cho Ba Vàng trước giờ G. Nhưng có thể vì đỏ mắt không kiếm được hình ảnh "biển người" nào khả dĩ để minh hoạ, nên đành phải dùng ảnh cũ. 

Trên trang facebook có tên Nghiêm Sỹ Cường, anh ghé qua chùa Ba Vàng vào ngày mùng 10 Tết, mọi thứ im ỉm. Anh hỏi thử những người bàn hàng ven đường vào chùa "thế hôm mồng 8 Tết, mọi người đến có đông không các bác ?", những quán hàng quanh chùa đều trả lời "hôm đó thứ Bảy, chỉ hơn thế này chút thôi. Mấy năm trước, vào những ngày này còn tắc cả đường, năm nay giảm 80, 90%". 

Lễ hội mùng 8 ở chùa Ba Vàng với quy mô tín đồ được hẹn trước để livestream, là chuyện cứu nguy danh dự vào phút 89 cho tờ báo, nhưng cũng để lộ rằng những khoảng trống trong sân Ba Vàng trước đó, là điều có thật cần phải được che đi, nhường chỗ cho phông màn đỏ rực về sau.

Trên trang facebook có tên Nghiêm Sỹ Cường, anh ghé qua chùa Ba Vàng vào ngày mùng 10 Tết, mọi thứ im ỉm. Anh hỏi những người bàn hàng ven đường vào chùa "thế hôm mồng 8 Tết, mọi người đến có đông không các bác ?", những quán hàng quanh chùa đều trả lời "hôm đó thứ Bảy, chỉ hơn thế này chút thôi. Mấy năm trước, vào những ngày này còn tắc cả đường, năm nay giảm 80, 90%". 

Sự vĩ đại không có thật nó sẽ sớm trở thành trò hề. Giá trị giả chỉ bán thêm được đôi ba lá sớ, dăm bảy lời cầu siêu. Nhưng hãy cùng nghĩ xem, nếu không có "chỉ đạo" nào đó để cứu khổ cứu nạn truyền thông cho chùa Ba Vàng, ắt đã không có những bài báo giả tạo về sự rầm rộ lễ hội ở chùa Ba Vàng năm nay. 

Hoang tin cứu chùa Ba Vàng như các trang báo điện tử lúc này, không hề để cứu ông Bụt hay nhà sư nào ở đó, mà rõ là cưỡng tín để cứu dòng tiền của ngành công nghiệp cúng dường đang vào ngày tắc mạch.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 19/02/2024

***********************

Người dân đổ về chùa Ba Vàng cầu bình an dịp Tết, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu nhà chùa không nhận linh vật lạ

RFA, 18/02/2024

Hàng vạn người dân đã đổ về chùa Ba Vàng ở tỉnh Quảng Ninh vào ngày 17/2 để chiêm bái cầu bình an nhân dịp Tết Nguyên đán nhưng vào ngày 18/2 chính quyền tỉnh đã yêu cầu nhà chùa không tiếp nhận công đức các linh vật lạ, ngoại lai. Trong khi đó, một số trang mạng xã hội tại Việt Nam ngày 18/9 lại loan truyền các hình ảnh cho thấy chùa Ba Vàng vắng bóng khách vào trước ngày mùng 8 Tết. Đài Á Châu Tự Do chưa thể kiểm chứng sự khác biệt này. 

bavang1

Người dân đổ về chùa Ba Vàng, Quảng Ninh vào dịp Tết - Thanh Niên via chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng nổi tiếng trong dân chúng Việt Nam là chùa lớn với nhiều hoạt động dành cho cả trẻ em lẫn người lớn. Nhưng điều khiến dư luận và báo chí thời gian qua chú ý nhiều hơn là hai vụ gồm cúng "oan gia trái chủ" và "xá lợi tóc Đức Phật".

Vụ "oan gia trái chủ bị báo chí trong nước phát giác năm 2019 khi nhà chùa thu tiền của hàng ngàn người dân để làm các lễ cũng này. Số tiền được báo trong nước điều tra ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Vụ "xá lợi tóc Đức Phật" xảy ra vào tháng 12 năm ngoái khi nhà chùa trưng bày cái mà chùa gọi là một sợi tóc của Đức Phật đang cử động thu hút hàng ngàn người đến xem. Nhà chùa cho biết cọng tóc này được mượn từ một chùa ở Myanmar nơi có "xá lợi tóc Đức Phật".

Trong cả hai vụ việc, trụ trì chùa là Đại đức Thích Trúc Thái Minh đều bị kỷ luật và phải sám hối.

Theo thông tin mới nhất từ truyền thông Nhà nước, Đoàn giám sát của Sở Văn hóa và thông tin Quảng Ninh đã đến kiểm tra, giám sát hoạt động tại chùa Ba Vàng trong dịp Tết và đã đề nghị chùa Ba Vàng tiếp tục thực hiện đúng quy định ; không tiếp nhận công đức các linh vật lạ, ngoại lai không phù hợp tại di tích.

Báo cáo của đoàn giám sát cho biết, trong dịp Tết vừa qua, chùa Ba Vàng đã đón khoảng 100.000 lượt khách đến tham quan, chiêm bái lễ Phật.

Cũng theo báo cáo, không có hiện tượng thu, đổi tiền lẻ để hưởng chênh lệch giá tại di tích, không có hiện tượng chèo kéo khách tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, sản phẩm tại đây, người dân đưa tiền vào các hòm công đức.

Hồi giữa năm ngoái, chùa Ba Vàng gửi báo cáo thu chi trong một tháng từ ngày 19/3 đến 30/4 tới UBND Thành phố Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh), cho biết số tiền thu hơn bốn tỷ đồng vừa đủ số tiền chi phí. Theo báo cáo này, tổng thu công đức, tài trợ cho di tích, hoạt động lễ hội trong đúng một tháng của chùa là 4.164.500.000 đồng, bằng đúng tổng số chi.

Nguồn : RFA, 18/02/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tuấn Khanh
Read 387 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)