Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/03/2024

Lùng tùng xèn chuyện đấu đá trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam

Nhiều tác giả

Qua mặt Tổng Trọng, tại sao Tô Đại phải "đập" Võ Văn Thưởng vào lúc này ?

Trà My, Thoibao.de, 19/03/2024

Các diễn biến dồn dập những ngày qua cho thấy, việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng "ngã ngựa" là sự thật.

vvt1

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị Trung ương Đảng miễn nhiệm, bị Quốc hội bãi nhiệm, và buộc phải về hưu sớm

Chỉ trong vòng mấy ngày ngắn ngủi, ông Thưởng, từ một chính khách trẻ được đào tạo bài bản, được đích thân Tổng Trọng "dìu dắt", và có tiền đồ rộng lớn, đã trở thành kẻ bị Trung ương Đảng miễn nhiệm, bị Quốc hội bãi nhiệm, và buộc phải về hưu sớm.

Bài viết "Hội nghị Trung ương bất thường để truất phế Võ Văn Thưởng", của nhà báo Lê Văn Đoành tiết lộ, ngày 16/3, Bộ Chính trị đã nhóm họp, để giải quyết một số vấn đề cấp bách trong nội bộ Đảng.

Nội dung cụ thể như sau :

1. Xem xét đơn xin thôi tất cả các chức vụ trong Đảng của Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng.

2. Thảo luận, giới thiệu nhân sự tạm thời nắm chức quyền Chủ tịch nước.

Theo đó, Bộ Chính trị đã thống nhất, quyết định triệu tập kỳ họp "bất thường" của Ban Chấp hành Trung ương khóa 13, để thống nhất việc kết thúc sự nghiệp chính trị của ông Võ Văn Thưởng.

Theo quy trình, sau khi Trung ương khóa 13 quyết định số phận chính trị của ông Thưởng, hồ sơ sẽ được chuyển sang Quốc hội. Lúc đó, Quốc hội cũng triệu tập phiên họp bất thường, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 21/3 tới đây, để bỏ phiếu bãi nhiệm đối với ông Thưởng.

Điều đó có nghĩa, ông Thưởng sẽ phải từ bỏ tất cả các chức vụ trong Đảng cũng như nhà nước, để nghỉ hưu ở độ tuổi 54 – độ tuổi được đánh giá là trẻ và có độ chín tốt nhất của các chính trị gia.

Theo tác giả Lê Văn Đoành, phiên họp "bất thường" của Ban Chấp hành Trung ương sẽ diễn ra vào ngày 20/3 tại Hà Nội. Bộ Chính trị sẽ có tờ trình đề nghị :

– Xem xét và đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi tất cả các chức vụ trong Đảng và nhà nước. Đồng ý để ông Võ Văn Thưởng ngưng công tác và nghỉ hưu kể, từ ngày 1/12/2024.

– Chỉ đạo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội triệu tập phiên họp Quốc hội bất thường vào ngày 21/3/2023, để bỏ phiếu và ra nghị quyết miễn nhiệm chức Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng.

– Bà Võ Thị Ánh Xuân, Uỷ viên Trung ương khóa 13, một lần nữa sẽ giữ chức Quyền Chủ tịch nước, cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới.

Câu hỏi, "Ai sẽ là người thay Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ?", được công luận hết sức quan tâm.

Dù rằng, chiếc ghế Chủ tịch nước bị đánh giá là "hữu danh vô thực", song, trong cuộc đua giành ghế Tổng bí thư tại Đại hội 14, ghế Chủ tịch nước – 1 trong "Tứ trụ", cho phép chủ nhân được hưởng "suất đặc biệt", được phép ở lại nhiệm kỳ sau, dù đã quá tuổi theo quy định.

Đối chiếu với Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 2/1/2020 của Bộ Chính trị, cho thấy, hiện nay chỉ có 2 ứng viên đủ tiêu chuẩn ngồi vào ghế Chủ tịch nước. Đó là bà Trương Thị Mai và ông Tô Lâm.

Theo giới phân tích, khả năng cao, ông Tô Lâm sẽ giành được chiếc ghế Chủ tịch nước sau Hội nghị Trung ương 9, sẽ diễn ra vào tháng 10/2024.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hiện là nhân vật số 2 trong bộ máy lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng. Ông Thưởng được đánh giá là một nhân vật trẻ tuổi và thân cận với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, ông đã trở thành nạn nhân của kế hoạch "giành ngôi, đoạt vị" của Bộ trưởng Tô Lâm, đối với ông Trọng, người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam.

Một câu hỏi đặt ra, tại sao, ông Tô Lâm lại buộc ông Thưởng ra đi, ngay trước cuộc đua vào ghế Tổng bí thư tại Đại hội 14 ?

Được biết, Hội nghị Trung ương 9 sẽ giải quyết nhiều việc quan trọng, như : Giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước ; bầu bổ sung các ghế Ủy viên Bộ Chính trị bị khuyết ; kể cả chọn nhân sự cho chức vụ Trưởng ban Kinh tế Trung ương…

Theo giới phân tích, đây được xem là cơ hội duy nhất và cuối cùng, để Bộ trưởng Tô Lâm có thể trở thành "nhân sự đặc biệt" ở lại Đại hội 14 hay không. Ông Tô Lâm sinh tháng 7/1957, sẽ 68 tuổi, ông sẽ quá tuổi theo quy định. Vì vậy, nếu không trở thành Chủ tịch nước trong thời điểm này, thì Tô Lâm sẽ bắt buộc phải từ giã chính trường, để nghỉ hưu sau Đại hội Đảng lần thứ 14 (tháng 1/2026).

Giới phân tích chính trị Việt Nam dự báo, từ nay đến Hội nghị Trung ương 9, sẽ có những thay đổi lớn và bất ngờ trong thượng tầng chính trị Việt Nam. Đặc biệt là vai trò của Bộ trưởng Công an Tô Lâm, một nhân vật siêu quyền lực sẽ tiếp tục tỏa sáng và bao trùm lên thượng tầng chính trị Việt Nam.

Thông qua chiến dịch bắt giữ các sân sau của các đối thủ chính trị, Tô Lâm uy hiếp các đối thủ chính trị của mình.

Riêng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nguồn thạo tin cho hay, việc triệt hạ Võ Văn Thưởng vào lúc này, đã cho thấy "Tô Lâm coi Tổng Trọng như kẻ đã chết rồi", và không còn vai trò gì trong chính trường Việt Nam nữa ?"

Trà My

Nguồn : Thoibao.de, 19/03/2024

******************************

Võ Chủ tịch ra đi bởi đòn của Tô Đại tướng, Tổng Trọng đang có vấn đề sức khỏe ?

Trà My, Thoibao.de, 19/03/2024 |

Ông Võ Văn Thưởng – một chính khách trẻ tuổi của Đảng cộng sản Việt Nam, người được bầu làm Chủ tịch nước vào tháng 3/2023, sau 13 tháng tại vị, đang có nguy cơ lại "rớt đài".

vvt2

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu trước hội nghị Đảng ủy Công an trung ương ngày 15/06/2023, sau khi được Bộ Chính trị chỉ định tham gia Đảng ủy Công an trung ương và Ban Thường vụ Đảng ủy Công an trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tin đồn vừa kể cho thấy, chính trường Việt Nam đang có các biểu hiện hết sức bất thường, đáng lo ngại. Sau Đại hội 13 của Đảng, mới diễn ra hơn 3 năm, mà đã có đến 2 lần thay đổi nhân sự cho chiếc ghế Chủ tịch nước.

Một hãng tin quốc tế ngày 17/3 loan tin bằng tiếng Anh, tạm dịch "Quốc hội Việt Nam gửi thông báo đến các đại biểu, họp về vấn đề nhân sự". Bản tin cho biết, một thông báo về cuộc họp bất thường được gửi cho các đại biểu quốc hội, trong bối cảnh có những đồn đoán về một cuộc cải tổ trong Ban lãnh đạo cao nhất của đất nước cộng sản này.

Nhiều quan chức, nhà ngoại giao Việt Nam, cho hãng tin trên biết, chỉ có khả năng Võ Văn Thưởng từ chức, thì mới cần thảo luận và bỏ phiếu một trong những vấn đề nhân sự, mà Quốc hội sẽ thảo luận.

Trước đó, trên mạng xã hội và các Diễn đàn Chính trị của người Việt, đã loan truyền tin đồn, khẳng định rằng, trong các ngày từ 21 đến 23/3, Trung ương Đảng và Quốc hội khóa 15 sẽ tổ chức các phiên họp bất thường, để miễn nhiệm tất cả các chức vụ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Đáng chú ý, trong ngày 17/3, trang Facebook Truyền hình Quốc hội Việt Nam xuất hiện một status ngắn : "Thông báo triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội Khóa 15".

Tuy nhiên, tin này đã biến mất sau đó.

Theo giới quan sát, khả năng cao, đây là việc "ném đá dò đường" có chủ ý, để thăm dò phản ứng của dư luận xã hội, trước một tin động trời "bãi nhiệm Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng" sắp xảy ra.

Trong nhiều năm qua, ông Thưởng vẫn được coi là thân cận với ông Nguyễn Phú Trọng – nhân vật quyền lực hàng đầu của Việt Nam hiện nay.

Theo quy trình và thông lệ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ mở Hội nghị bất thường, để quyết định việc cho ông Thưởng thôi các chức vụ trong Trung ương Đảng. Sau đó mới đến lượt Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm chức Chủ tịch nước của ông Thưởng.

Quy trình bãi nhiệm với ông Thưởng cũng sẽ diễn ra tương tự như đối với cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cách đây một năm.

Theo giới phân tích, cách đây chưa lâu, mới vào cuối năm 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng còn được đánh giá cao, trong cuộc đua giành ghế Tổng bí thư tại Đại hội Đảng khóa 14. Sự nổi lên của ông Thưởng cùng với sự ủng hộ của Tổng Trọng, đã làm lu mờ vai trò của các ứng viên khác, như : Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ và Tô Lâm.

Ông Thưởng bị buộc phải làm đơn xin thôi chức, sau 13 tháng ngồi chiếc "ghế nóng". Sự kiện này có liên quan đến khoảng thời gian ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, từ năm 2011 – 2014.

Theo đó, ông Đặng Trung Hoành, người thân của ông Thưởng, bị cáo buộc đã nhận 60 tỷ của Nguyễn Văn Hậu – Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, để xây nhà thờ tổ cho ông Võ Văn Thưởng ở quê nhà huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Đổi lại, Tập đoàn Phúc Sơn được nhận các công trình đầu tư với giá trị cả ngàn tỷ đồng.

Giới thạo tin cung đình Việt Nam cho rằng, sự cố ngã ngựa của ông Thưởng, nằm trong kế hoạch giành ngôi đoạt vị của Bộ trưởng Công an Tô Lâm, đối với người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam – ông Nguyễn Phú Trọng. Trong lúc, có những đồn đoán cho rằng, Tổng bí thư Trọng đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Cũng có tin đồn, mới đây, bà Trương Thị Mai – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đã phát biểu : "Tôi rất đau buồn cho đất nước. Tại sao gia tăng bắt bớ để tranh giành quyền lực, tống cán bộ và doanh nghiệp vào nhà tù". Lời phát biểu này được đưa ra trong một buổi họp mà bà Mai đưa đơn từ chức, nhưng chưa được chấp nhận. Thoibao.de không có điều kiện để kiểm chứng tin này.

Công luận thấy rằng, sự cố "ngã ngựa" bất ngờ của ông Võ Văn Thưởng, đã cho thấy, với cơ chế chọn lựa nhân sự lãnh đạo cấp cao độc đoán như hiện nay của Tổng Trọng, thiếu sự giám sát trong nội bộ Đảng, thì tất cả các lãnh đạo cấp cao của Đảng chắc chắn sẽ không trong sạch. Họ cũng chỉ là những kẻ tham nhũng nhưng chưa bị lộ mà thôi.

Trà My

Nguồn : Thoibao.de, 19/03/2024

***************************

Tô ra tay, cánh miền Nam sạch bóng Tứ trụ, hai cậu ấm nhà Ba Dũng sẽ ra sao ?

Trà My, Thoibao.de, 19/03/2024

Ông Nguyễn Tấn Dũng đang dùng quan hệ để xây dựng sự nghiệp chính trị cho hai con trai của ông. Số phận của Nguyễn Thanh Nghị phụ thuộc vào sức mạnh chính trị của Phạm Minh Chính. Vậy thì, ai là người đỡ đầu cho người con út của ông Ba Dũng ?

vvt6

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028. Nguyễn Minh Triết con trai út của ông Nguyễn Tấn Dũng đi bên phải Võ Văn Thưởng . Ảnh : BTC

Thông thường, dư luận chỉ chú ý đến Nguyễn Thanh Nghị mà ít ai để ý đến Nguyễn Minh Triết. Bởi cho đến nay, Nguyễn Minh Triết chưa vào được Trung ương Đảng, sự nghiệp chính trị của Nguyễn Minh Triết còn xa mới đạt được như Nguyễn Thanh Nghị.

Ngày 12/12/2022, ông Võ Văn Thưởng – khi đó là Thường trực Ban Bí thư, đã dẫn Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, vào thành phố Hồ Chí Minh làm việc. Trong đoàn này, có một nhân vật đi theo tháp tùng Võ Văn Thưởng, đó là Nguyễn Minh Triết con trai út của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Thật ra, Nguyễn Minh Triết chẳng có vai trò gì trong đoàn này, chẳng qua, Võ Văn Thưởng dẫn theo để Triết tập sư trong môi trường làm việc với lãnh đạo cấp cao.

Ông Võ Văn Thưởng là người đi lên từ Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, và ông Thưởng cũng từng là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố này, trước khi được điều ra Hà Nội làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Việc ông Thưởng dẫn theo Nguyễn Minh Triết, được cho là có bàn tay đạo diễn của ông Nguyễn Tấn Dũng, chứ Nguyễn Minh Triết không đủ vai vế để tham gia ở tầm cỡ này.

Nếu Tô Lâm thực sự hạ được Võ Văn Thưởng ngay giữa nhiệm kỳ này, thì cánh miền Nam xem như chẳng còn ai trong Tứ trụ. Và từ lúc này, Thưởng sẽ không còn khả năng để dìu dắt đàn em Nguyễn Minh Triết nữa.

Chuyện Tô Lâm khuynh đảo chính trường, trước mắt, ông Võ Văn Thưởng trở thành nạn nhân. Nếu Bộ Công an và Tứ trụ bị dẫn dắt theo kịch bản của Tô Lâm, thì câu chuyện sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều.

Nếu thực sự ông Tô Lâm sẽ ngồi vào ghế Chủ tịch nước, và vị trí Bộ trưởng Bộ Công an rơi vào tay Lương Tam Quang hoặc Nguyễn Duy Ngọc, thì khi đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ gặp sóng gió. Một khi Tô Lâm thành công với kế hoạch cướp ghế Tổng bí thư, thì người tiếp theo mà Tô Lâm muốn hạ, đó là Phạm Minh Chính – người từng là đối thủ của Tô Lâm trong Bộ Công an.

Theo đánh giá của một nguồn tin từ nội bộ, ông Chính và ông Tô thực sự như là "kẻ thù không đội trời chung". Nếu chức Tổng bí thư rơi vào tay Phạm Minh Chính, thì Chính không tha cho Tô Lâm, và ngược lại cũng thế. Cho nên, có thể thấy, dù muốn hay không, Phạm Minh Chính cũng phải dồn hết sức lực và trí lực đối phó Tô Lâm. Lúc đó, ông Chính khó mà rảnh tay để nâng đỡ Nguyễn Thanh Nghị.

Lẽ ra, Nguyễn Thanh Nghị có thể làm Phó Thủ tướng, trám vào ghế trống mà Lê Văn Thành để lại. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa ai ngồi được vào chiếc ghế trống này. Điều đó cho thấy, quyền lực của Phạm Minh Chính cũng giới hạn, chứ không thể sắp xếp mọi thứ theo ý muốn được. Bởi khi các bên đều giành giật, ngã giá mãi không xong, thì ghế vẫn cứ trống.

Vậy thì, khi Tô Lâm có quyền lực lớn, đủ để lất lướt Phạm Minh Chính, thì lúc đó lại càng khó khăn thêm cho Nguyễn Thanh Nghị. Phe nào cũng muốn cài người của mình vào những vị trí quyền lực, vấn đề là phe nào tạo được ưu thế thì sẽ thắng.

Cú "quật cờ" của Tô Lâm sẽ làm chính trường Việt Nam đảo lộn. Tô Lâm đang muốn áp đặt luật chơi riêng, thay cho luật chơi bấy lâu nay, dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Còn đang ngồi ghế Bộ trưởng mà Tô Lâm đã phá vỡ quy tắc, nếu ông giành được ghế Tổng bí thư, thì mọi luật chơi cũ sẽ bị đảo lộn, và luật chơi mới do Tô Lâm thiết lập.

Khi đó, 2 con trai của Ba Dũng sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều, bởi kịch bản của Ba Dũng có nguy cơ bị "phá sản" !

Trà My

Nguồn : Thoibao.de, 19/3/2024

****************************

Ủy ban kiểm tra trung ương đang chạy theo tiến độ bắt bớ của Tô Lâm ?

Nguyễn Nam, VNTB, 19/03/2024

Ủy ban kiểm tra trung ương cho biết, sẽ tiếp tục kiểm tra, xem xét, xử lý các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan.

vvt3

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng đoàn công tác đã có buổi làm việc, công bố Kế hoạch kiểm tra, quyết định thành lập Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo đối với Ban Cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh minh họa

Nội dung của thông cáo cho thấy ở vụ việc lần này, phía Ủy ban kiểm tra trung ương đã đi chậm hơn với tốc độ bắt bớ bất ngờ của Bộ Công an. Đây là một tín hiệu cảnh báo trên đấu trường nhân sự cao cấp cho nhiệm kỳ khóa 14 của Đảng, khi dường như phe nhóm của tướng Tô Lâm đang thắng thế.

Toàn văn thông cáo báo chí của Ủy ban kiểm tra trung ương như sau :

"Ngày 18/3/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 38. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau :

I. Xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy :

Các đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh ; Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ; Đặng Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ; Cao Khoa, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ; Hà Hoàng Việt Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương ; tiêu cực, nhận hối lộ, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ tiếp tục kiểm tra, xem xét, xử lý các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan.

II. Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng khác".

Như vậy, ngay cả cái tên Hà Hoàng Việt Phương cũng là bước chạy đuổi của Ủy ban kiểm tra trung ương khi đây là nhân vật thứ 15 được Bộ Công an bổ sung vào danh sách bị can trong vụ án xảy ra ở tập đoàn Phúc Sơn.

Gần 3 năm về trước, ngày 2/10/2020, tại kỳ họp lần thứ 16, Hội đồng nhân dân thành phố Quảng Ngãi, nhiệm kỳ 2016-2021 đã bầu ông Hà Hoàng Việt Phương, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy thành phố giữ chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi.

Đến sáng ngày 25/4/2022, tại trụ sở Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, diễn ra lễ công bố Quyết định về việc điều động và bổ nhiệm ông Hà Hoàng Việt Phương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi vào chức vụ Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày 25/4/2022 đến ngày 25/4/2027.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 19/03/2024

**************************

Hàm ý của kết cục chính trị trường hợp ông Võ Văn Thưởng đối với Việt Nam

RFA, 19/03/2024

Những ngày qua, có liên tiếp một số thông tin liên quan đến việc thay đổi nhân sự cấp cao ở Việt Nam. Thực tế này gây ra nhiều đồn đoán về việc ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước, sẽ sớm rời khỏi chức vụ. 

vvt4

Ông Võ Văn Thưởng tạm biệt ông Nguyễn Xuân Phúc trong ngày ông Phúc bàn giao công tác chủ tịch nước, tháng 2 năm 2023 - Chính phủ Việt Nam

Hôm 17 tháng 3, 2024, hãng tin Reuters cho biết Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ triệu tập một "cuộc họp bất thường" vào ngày 21/3 để quyết định về "các vấn đề nhân sự". Reuters cho biết đã xem một lá thư gửi cho các đại biểu Quốc hội về vấn đề này. Lá thư do ông Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ký tên. 

Reuters cũng khẳng định "nhiều quan chức, nhà ngoại giao Việt Nam cho biết "một trong những vấn đề nhân sự mà Quốc hội sẽ thảo luận" chính là khả năng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức. 

Tuy bản tin không nói rõ hơn, nhưng những ngày qua có nhiều thông tin chính thức làm cho các nhà quan sát chính trị Việt Nam chú ý vì liên quan đến vấn đề nêu trên. 

Thông tin về cuộc họp bất thường có thể sẽ diễn ra hôm 21/3 xuất hiện trong bối cảnh gần đây, dư luận Việt Nam quan tâm đến sự việc Bộ Công an Việt Nam khởi tố, bắt tạm giam hàng loạt quan chức ở tỉnh Quảng Ngãi, Vĩnh Phú, Vĩnh Long vì liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn. 

Giới quan sát chú ý đến một thực tế là các quan chức này đều có liên quan ở một mức độ nào đó tới ông Võ Văn Thưởng. Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, cựu chủ tịch tỉnh Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi là Cao Khoa (nhiệm kỳ 2011 - 2015) bị bắt. Ông Cao Khoa làm chủ tịch Quảng Ngãi cùng thời gian ông Võ Văn Thưởng là bí thư tỉnh ủy tỉnh này (2011 - 2014.) Truyền thông cho biết, tập đoàn Phúc Sơn bị xử lý vì sai phạm trong dự án đường bờ nam sông Trà Khúc do chính quyền Quảng Ngãi đầu tư năm 2012. Ngoài ra, Bộ Công an cũng khởi tố, bắt tam giam một quan chức tỉnh Vĩnh Long là ông Đặng Trung Hoành, Chánh văn phòng huyện ủy huyện Mang Thít, quê hương ông Võ Văn Thưởng, cũng với lý do liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn, với tội danh "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi". 

Thông tin thứ ba khiến cho giới quan sát nghĩ đến ông Võ Văn Thưởng là việc nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan thông báo Việt Nam yêu cầu hoãn chuyến thăm từ ngày 19 đến 22/3 vì "tình hình nội bộ". Trong khi đó, các chính khách cấp bộ trưởng của Hà Lan sẽ vẫn tiếp tục thực hiện chuyến thăm như kế hoạch. 

Cuối cùng, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin hôm 14/3/2024, bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamphao Ernthavanh, "đến chào nhân dịp sang nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam". Thông thường, đại sứ nước ngoài đến chào nhân dịp sang nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam sẽ được chủ tịch nước tiếp đón. Nay người tiếp tục là một chính khách thuộc bên đảng và không có các chức vụ liên quan đến nhà nước. 

Năm 2023, vào tháng 1, Quốc hội Việt Nam cũng đã triệu tập một kỳ họp bất thường để phê chuẩn sự từ chức của ông Nguyễn Xuân Phúc, khi đó là chủ tịch nước. Reuters cho biết khi đó, ông Phúc "từ chức trong bối cảnh một chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp và kéo dài mà những người chỉ trích cho rằng chiến dịch đó có thể được sử dụng để phục vụ cho đấu tranh chính trị nội nội bộ (political infighting)".

Hiện tại, chưa ai biết chắc chắn những sự kiện trên liên quan với nhau ở mức độ nào, cũng chưa ai biết ông Võ Văn Thưởng có từ chức như ông Nguyễn Xuân Phúc hay không. Tuy nhiên, xâu chuỗi các sự kiện nêu trên trong bối cảnh chính trị Việt Nam và quốc tế, nhiều nhà quan sát cho rằng nếu ông Võ Văn Thưởng từ chức trong những ngày sắp tới, điều đó cho thấy nhiều vấn đề của chính trị Việt Nam. 

Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu kinh tế chính trị Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Chữ, nguyên Truởng khoa FAMIS (Tài chính, Kế toán, Kinh tế, Điện toán Ứng dụng, và Ngoại thương) - Marilyn Davies College of Business, University of Houston Downtown, cho rằng việc ông Nguyễn Xuân Phúc một năm trước từ chức và ông Võ Văn Thưởng năm 2024 (nếu thực sự sẽ từ chức) cho thấy Việt Nam có vấn đề xung đột nội bộ. Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Chữ, xung đột nội bộ ở Việt Nam do cấu trúc của hệ thống. Chính trị Việt Nam không còn thuần nhất như Bắc Triều Tiên vì ông Kim Jong Un thanh trừng bất kỳ ai chống đối, kể cả chú mình là ông Jang Song-Thaek. Chính trị Việt Nam cũng không thống nhất tuyệt đối như Trung Quốc, như trường hợp Tập Cận Bình thanh trừng hết đối thủ như Bạc Hi Lai trước đây. Việt Nam thì không có một bên toàn quyền tuyệt đối như vậy. Ông nói : 

"Tôi nghĩ nếu so sánh Bắc Hàn, Trung Quốc với Việt Nam thì tôi nghĩ tổ chức đảng của Việt Nam hơi lỏng lẻo so với hai tổ chức kia. Ở Bắc Hàn, anh Kim Jong Un thanh toán ngay những ai đụng đến ảnh. Do đó họ rất thống nhất. Hiện tượng phân nhóm ở trong đảng của Việt Nam thì nhiều hơn hai quốc gia kia".

Lý giải về điều này, ông cho rằng có thể là do Việt Nam không có cách mạng văn hóa kiểu Trung Quốc. Cách mạng văn hóa kiểu Trung Quốc thời Mao Trạch Đông đã xóa bỏ tất cả các xu hướng và di sản cũ. Việt Nam thì có nhiều thành phần, nhiều vùng miền, mà không bị triệt phá hoàn toàn. Cái đó tạo cơ sở cho sự rạn nứt từ bên trong.

Nội bộ chính trị Việt Nam, do đó, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Chữ, không thuần nhất mà phân mảnh hơn tổ chức đảng ở hai quốc gia có cùng ý thức hệ ở Châu Á. Theo ông, nó phân mảnh nhưng không tạo ra sự đa dạng như trong thể chế dân chủ, do có nhiều nhánh theo khuynh hướng hoặc vùng miền khác nhau, nhưng vẫn theo cách tổ chức tôn ti, đơn tuyến kiểu cũ.

Mặt khác, theo Giáo sư Nguyễn Văn Chữ, xung đột nội bộ do kết cấu lỏng lẻo hơn tất yếu dẫn đến đàn áp bên ngoài, như Nghị quyết 24 gần đây cho thấy. Họ muốn bảo đảm trong khi đang giải quyết các vấn đề nội bộ thì bên ngoài không nhân cơ hội đó làm chuyện gì khác, ảnh hưởng đến an ninh của hệ thống. Do đó, họ phải bắt hết những người bất đồng, ngay cả khi phần lớn không còn hoạt động gì.

Một hàm ý khác của vấn đề chính trị nội bộ của Việt Nam là ảnh hưởng của nó lên kinh tế. Giáo sư Nguyễn Văn Chữ, người từng là Kinh tế gia và Trưởng phòng Phân tích và Dự báo Kinh tế và Tài chính - Ngân hàng Khu vực Thứ năm (the 5th District) của hệ thống Ngân hàng Tín dụng Liên bang Hoa Kỳ, cho rằng chu kỳ kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xung đột trong đời sống chính trị. Điều này giống như mối quan hệ giữa kinh doanh và chính trị ở Mỹ, dù bối cảnh khác nhau. Giáo sư Nguyễn Văn Chữ cho biết nhiều nghiên cứu đã chỉ ra là ở Mỹ, hai năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống thì kinh tế thường tăng trưởng mạnh, do doanh nhân an tâm đầu tư. Còn hai năm cuối thì họ phải dừng lại, nghe ngóng chính sách của cách ứng viên tổng thống mới để chuẩn bị. Chính trị Việt Nam không hoạt động như vậy, nhưng giới kinh doanh cũng có chu kỳ kinh doanh của họ, tương ứng với sự lên xuống của các chính trị gia.

Mặt khác, Giáo sư Nguyễn Văn Chữ trích dẫn một nghiên cứu của Giáo sư David Shambaugh cho biết Việt Nam là nước thân Mỹ nhất ở Đông Nam Á. Xu hướng này của người dân cũng làm cho chính trị Việt Nam khó mà thuần nhất được. Ông nói :

"Ảnh hưởng của ngoại quốc đối với Việt Nam mạnh hơn ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cho nên cũng góp phần tạo ra xu hướng phân nhánh nhiều hơn trong chính trị Việt Nam. Nói cách khác là nó làm cho "nước đục hơn nữa". 

Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Trần Trung Đạo ở Boston cho rằng các nhà quan sát nên theo dõi con đường chính trị của ông Võ Văn Thưởng trong những ngày sắp tới không chỉ ở vấn đề đối nội mà cả đối ngoại. Theo ông, nếu các nhà quan sát xem xét trường hợp Võ Văn Thưởng trong các khuynh hướng chính trị khác nhau thì nhận định về kết cục chính trị của thành viên trẻ nhất Bộ chính trị Việt Nam hiện nay sẽ bao quát, toàn diện hơn. Ông nói : 

"Nếu ông Võ Văn Thưởng bị hạ bệ trong kỳ họp tới của Quốc hội Việt Nam thì cần xem lý do tại sao. Nếu vì tham nhũng thì tham nhũng ở mức độ nào, từ nguồn nào. Nếu là nguồn Quảng Ngãi thì chuyện đó không phải mới xảy ra mà đã xảy ra lâu rồi, khoảng mười lăm năm trước. Vai trò của ông ấy ở Quảng Ngãi thì đã lâu lắm rồi. 

Thứ hai là để có câu trả lời chính xác thì ngoài vấn đề đối nội cũng cần xem xét vấn đề đối ngoại. Ví dụ như quan điểm của ông Võ Văn Thưởng với chuyến thăm của ông Tập Cận Bình vừa qua, ông ấy thân Mỹ hay không thân Mỹ, ông ta thuộc nhóm nào. Bởi vì trong Bộ Chính trị cũng có hai khối, một khối có khuynh hướng thân Trung cộng, một khối có khuynh hướng mở rộng về phía Tây phương và khuynh hướng thứ ba là khuynh hướng độc lập. Mình nên xem xét coi Võ Văn Thưởng thuộc về khuynh hướng nào, có ảnh hưởng gì trong tương lai nếu ông ta ở lại, và nếu ông ta đi thì có phải vì ảnh hưởng của khuynh hướng đối ngoại hay không".

Nguồn : RFA, 19/03/2024

*******************************

Gii quan sát : Quốc hội hp bt thường vi nhiu kh năng Ch tch Võ Văn Thưởng t chc

VOA, 19/03/2024

Gii quan sát nhn đnh vi VOA rng nhng biến đng ti Vit Nam cho thy có nhiu kh năng đương kim Ch tch nước Võ Văn Thưởng s phi t chc ch sau hơn mt năm lên nm quyn.

vvt5

Ch tch nước Võ Văn Thưởng.

Quc hi Vit Nam d kiến hp vào ngày 21/3 sp ti đ tho lun v nhng "vn đ nhân s" gia lúc có nhng li đn đoán v kh năng biến đng lãnh đo cp cao nht ca đt nước do Đảng cộng sản nhm quyn.

Như VOA đưa tin hôm 18/3, mt bn sao bc thư gi các đi biu Quc hi, mà VOA xem được, viết rng y ban Thường v Quc hi "quyết đnh triu tp" k hp bt thường ln th 6, Quc hi khóa XV xem xét, quyết đnh công tác nhân s thuc thm quyn ca Quc hi".

Theo bc thư được Tng thư ký Quc hi Bùi Văn Cường ký gi các đi biu, phiên hp bt thường s din ra ti Nhà Quc hi Hà Ni sáng ngày 21/3.

T Đc, lut sư Nguyn Văn Đài, người quan sát tình hình ni chính Vit Nam, chia s vi VOA v các quan sát ca ông :

"Các ngun tin t trong nước cho biết ông Võ Văn Thưởng đã chính thc np đơn t chc bi vì nhng li khai ca ông Nguyn Văn Hu có liên quan đến ông".

Trong nhng ngày qua, B Công an đã bt giam mt s quan chc chính quyn Vĩnh Phúc, Vĩnh Long và Qung Ngãi, vi cáo buc "nhn hi l" qua li khai ca ông Nguyn Văn Hu, ch tch Hi đng Qun tr Công ty C phn Tp đoàn Phúc Sơn, vi cáo buc "vi phm quy đnh v kế toán gây hu qu nghiêm trng" ti công ty này và Công ty C phn Đu tư Thương mi và Bt đng sn Thăng Long.

Trong s các quan chc b bt v ti nhn hi l có cu ch tch tnh Qung Ngãi Cao Khoa và ch tch tnh Đng Văn Minh, c hai đu thuc cp ca ông Thưởng khi ông Thưởng là Bí thư Tnh y ca tnh này t năm 2011-2014.

Hôm 18/3, y ban Kim tra Trung ương đã đ ngh cp có thm quyn xem xét, thi hành k lut ông Minh và ông Khoa, cũng đng thi đ ngh bin pháp tương t đi vi bà Hoàng Th Thúy Lan, nguyên Bí thư Tnh y Vĩnh Phúc, và ông Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tnh y Vĩnh Phúc.

Trước đó, hôm 9/3, trong mt đng thái mà gii quan sát xem là mt thông đip ngm gi ông Thưởng, B Công an Vit Nam "kêu gi các đi tượng liên quan v án Tp đoàn Phúc Sơn ra đu thú, tố giác tội phạm và khắc phục hậu quả để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật".

"Ngun tin cho biết rng hôm 14/3 ông Võ Văn Thưởng đã chính thc np đơn t chc", nhà báo Lê Trung Khoa Đc, chia s vi VOA.

Cùng vi mt din biến khác được gii quan sát xem là "bt thường" và "chưa có tin l" là vic Hoàng gia Hà Lan hôm 15/3 hoãn chuyến thăm Hà Ni theo đ ngh ca chính quyn Vit Nam. Trong kế hoch ban đu, chuyến thăm d kiến din ra t ngày 19-22 tháng 3.

Chuyến thăm cp nhà nước được Ch tch nước Võ Văn Thưởng mi nhưng phi hoãn vì lý do "tình hình trong nước" là điu mà gii quan sát cho rng không th chp nhn được và đã làm gim uy tín ca lãnh đo Hà Ni.

Gert’s Royals, mtblogger chuyên viết v các câu chuyn hoàng gia Châu Âu, hôm 18/3, viết trên trang X, trước đây là Twitter : "V vic chuyến thăm cp nhà nước ti Vit Nam b hy b trong tun này, có v như chúng ta đã biết phn nào lý do. Quc hi Vit Nam đã được yêu cu t chc mt phiên hp đc bit vào th Năm [21/3] đ gii quyết các vn đ nhân s không được nêu rõ. Có tin đn Ch tch Võ Văn Thưởng t chc".

VOA đã liên lc vi B Ngoi giao Vit Nam và đ ngh h xác nhn thông tin ông Võ Văn Thưởng np đơn t chc, nhưng chưa được phn hi.

Khi loan tin v bc thư triu tp cuc hp bt thường ca Quc hi, Reuters hôm 18/3 cũng dường như phn ánh nhng tin v mt s thay đi lãnh đo ln đang ch x lý, trích li "nhiu quan chc và nhà ngoi giao Vit Nam" nói rng vic ông Võ Văn Thưởng t chc "có th là mt trong nhng vn đ nhân s mà Quc hi s tho lun".

Trang Stratfor hôm 18/3 dn li các quan chc Vit Nam không nêu tên loan tin rng Ch tch Võ Văn Thưởng "có th t chc trong phiên hp sp ti, dù thông tin này chưa được xác nhn".

Trang này nhn đnh rng hin chưa rõ nguyên nhân dn đến vic ông Thưởng t chc, nhưng v mt chính thc rt có th là do các v tham nhũng gn đây cp tnh, lý do tương t dn đến vic v ch tch nước tin nhim ca ông Thưởng đã b buc phi t chc vào năm 2023.

"Vic ông Thưởng t chc vì các v tham nhũng này s chng t rng chiến dch chng tham nhũng ‘đt lò’ ca Vit Nam có th đe da bt k chính tr gia nào, thm chí c nhng nhân vt tn ty vi Đng như ông Thưởng", trang Stratfor viết.

"Ông Thưởng dường như đã được chun b đ ti v lâu hơn trong s 4 v trí lãnh đo hàng đu ca Vit Nam và lt vào danh sách ng c viên cho chc tng bí thư thay thế ông Nguyn Phú Trng già nua vào năm 2026. Thế ri hi đu tháng này các lãnh đo đng b tnh Vĩnh Phúc và Qung Ngãi đã b bt ngay t đu v án v v bê bi tham nhũng".

Trong khi đó trang The Diplomat hôm 18/3 dn li giáo sư Carl Thayer thuc Hc vin Lc lượng Quc phòng Australia viết rng ông Thưởng được cho là mt đng minh thân cn ca Tổng bí thư Nguyn Phú Trng : ng là mt quan chc trong đng và là thành viên đáng tin cy trong vòng thân cn ca Tổng bí thư Trng".

Ông Võ Văn Thưởng, 53 tui, gi chc Ch tch nước va mi hơn mt năm. Dù chc v này gi vai trò mang tính nghi l nhưng là v trí có biến đng nhiu nht trong 4 v trí lãnh đo then cht ca Hà Ni hay còn gi là "t tr" trong vòng 5 năm tr li đây.

Hi tháng 3/2023, Quc hi Vit Nam cũng đã triu tp mt cuc hp bt thường đ chp nhn đơn xin thôi chc ca Ch tch nước khi đó là ông Nguyn Xuân Phúc, người đã xin ngh khi chưa hết nhim k trong bi cnh biến đng chính trường chưa tng có tin l Vit Nam lúc đó.

Nguồn : VOA, 19/03/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trà My, Nguyễn Nam, RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 841 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)