Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

28/03/2024

Có tự do tôn giáo ở Việt Nam không ?

Phạm Trần

Chính quyền cộng sản Việt Nam khoe có tự do tín ngưỡng, tốn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói "rất hạn chế", tùy nơi và từng trướng hợp.

Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cá đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải "theo dõi đặc biệt" (Special Watch List-SWL).

tongiao01

Hòa Thượng Thích Không Tánh ngồi khấn nhang khóc bên đống đổ nát của Chùa Liên Trì ngày 17/9/2016.

Trong phúc trình ngày 04/01//2024, Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định là : "do các vi phạm "nghiêm trọng" về tự do tôn giáo, dù chính quyền Việt Nam trong hai năm qua cố gắng vận động để thoát khỏi danh sách này".

Như vậy là Việt Nam vẫn chưa đủ điều kiện để được công nhận có tự do tôn giáo. Báo cáo năm 2022 viết : "Trong năm qua (2021) có sự cải thiện đối với các tổ chức tôn giáo nào được nhà nước công nhận nhưng các nhóm tôn giáo không đăng ký với nhà nước tiếp tục bị chính quyền vi phạm quyền tự do tôn giáo và quyền tự do hành đạo".

Báo cáo trưng dẫn các vụ đàn áp đã xẩy ra đối với "đạo Dương Văn Mình và Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, ép các tín đồ Tin Lành người Hmong ở nhiều tỉnh miền Bắc và người Thượng ở khu vực Tây Nguyên bỏ đạo, cho tới buộc tháo dỡ các cơ sở thờ tự như chùa Thiên Quang và Sơn Linh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất".

Ngoài ra, "các giáo phái tôn giáo không được công nhận ở Tây Nguyên và Tây Bắc và ở một số vùng của Đồng bằng sông Cửu Long – đặc biệt là những nơi có tín đồ chủ yếu là người dân tộc thiểu số – thì báo cáo bị quấy rối bởi các quan chức chính phủ".

Thành thị khác thôn quê

Báo cáo còn cho biết : "Hầu hết các chức sắc tôn giáo ở khu vực thành thị cho biết chính quyền thường cho phép họ hoạt động miễn là họ hợp tác với chính quyền, đồng thời hoạt động theo các yêu cầu pháp lý và hành chính áp dụng cho các tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên, các tổ chức tôn giáo không được công nhận đang hoạt động ở khu vực Tây Nguyên, khu vực Tây Bắc, và ở một số vùng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là những nơi mà người tham gia các tổ chức này chủ yếu là người dân tộc thiểu số, có tần suất báo cáo những hành động sách nhiễu từ các quan chức chính phủ cao hơn. Các tổ chức tôn giáo được công nhận tại những khu vực này cho biết họ đang phát triển nhanh chóng, và nhìn chung ít gặp vấn đề với các quan chức chính phủ hơn".

Nhiều thành viên của các nhóm tôn giáo cũng là mục tiêu của những hành động sách nhiễu cũng đồng thời tham gia vào các hoạt động vận động nhân quyền, hoặc có liên hệ với các cá nhân và tổ chức chỉ trích chính quyền.

tongiao02

Tuyên giáo, cơ quan tuyền truyền của đảng, lại "thương mại hóa" hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự.

Quyền dân đâu ?

Nhưng tại sao các lãnh tụ tôn giáo đồng thời cũng hoạt động đòi dân chủ và nhân quyền ? Lý do vì nếu dân không có tự do thì không có hoạt động tôn giáo tự do.

Bởi vì Hiến pháp năm 2013, ở điều 70 đã quy định rằng :

"Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước".

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2022 còn viết : "Các nhà hoạt động vì tự do tôn giáo còn cho biết chính quyền địa phương chấp thuận các đơn đăng ký dựa trên việc xem xét quan điểm chính trị, chứ không phải là giáo lý tôn giáo, của các nhóm tôn giáo".

Đó đích thực Nhà nước đã "can thiệp vào công việc nội bộ các tôn giáo", là vi phạm quyền con người.

Quan điểm của Nhà nước

Như vậy rõ ràng có hai lối nhìn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Nhà nước coi hoạt động tôn giáo có tổ chức phải bị kiểm soát theo luật pháp. Người dân thì tố cáo chính quyền đã "chính trị hóa" các hoạt động tôn giáo để kiểm soát và khống chế.

Bằng chứng như đã vẽ ra trên Tạp chí Tuyên giáo ngày
20/3/2024, theo đó : "Một số tôn giáo, hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện hoặc "du nhập" trái phép từ nước ngoài vào kéo theo sự trỗi dậy, trở lại của các tổ chức mê tín, phản động, lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Điều này đã và đang đem đến những vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự kiên quyết trong xử lý của Nhà nước cũng như nhận thức đúng của các tầng lớp nhân dân".

Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyền truyền của đảng, lại "thương mại hóa" hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự.

"Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất "thị trường", "cung - cầu" của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi : trong tình hình mới,  hay khôngnên hay không nên công nhận "thị trường tôn giáo" ? 

Khi đưa vấn đề sinh tồn của tốn giáo vào "thị trường" để "vật chất hóa" vấn đề tâm linh, phải chắng nhà nước muốn kiểm sóat gay gắt hơn vấn đề Tín ngường-Tốn giáo ?

Dự đoán này đã được Tuyên giáo cụ thể trong câu viết : "Thực trạng trên đòi hỏi chúng ta cần tăng cường tính thường xuyên trong tổng kết hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo, từ đó, đưa ra những nhận định đúng và các giải pháp phù hợp, khả thi trong trong tình hình mới. Tăng cường phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng có liên quan đến công tác quản lý tôn giáo, tín ngưỡng".

Bài viết kêu gọi : "Phát huy tính chủ động trong công tác tín ngưỡng, tôn giáo gắn với phòng ngừa, đấu tranh với những hình thức, biểu hiện phản động, chống phá có liên quan đến tôn giáo".

Để "trang trí" thêm cho "chủ trương chống tôn giáo", bài viết của Tuyên giáo khuyến cáo : "Các thế lực thù địch vẫn không ngừng thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", trong đó tôn giáo được xem như một "mặt trận" để chúng khai thác, xuyên tạc và kích động ; đặc biệt là lợi dụng để rêu rao, bóp méo, cho rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo và vi phạm nhân quyền. Có những sự việc không bắt nguồn trực tiếp từ tôn giáo, nhưng các thế lực phản động vẫn "quy" về nguyên nhân tín ngưỡng, tôn giáo để kích động hòng phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc…".

Cuối cùng Tuyên giáo hô to : "Kiên quyết "không nghe, không tin, không theo" những luận điệu xuyên tạc, lôi kéo của kẻ xấu - nhất là âm mưu lợi dụng "những vấn đề mới" trong đời sống tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, chia rẽ khối đại đoàn kết, chống phá chính quyền".

Nên biết Điều 5 của Luật Tôn giáo năm 2016 đã ghi các hành vi bị nghiêm cấm gồm :

1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo :

a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường ;

b) Xâm hại đạo đức xã hội ; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản ; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác ;

c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân ;

d) Chia rẽ dân tộc ; chia rẽ tôn giáo ; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Như vậy rõ ràng Quyền tự do Tín ngường-Tôn giáo ở Việt Nam là thứ "xin-cho giữa nhà nước và người dân" rất tùy tiện.

Theo thống kê, tính đến năm 2021, "Nhà nước ta đã công nhận và cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo với hơn 27 triệu tín đồ, chiếm khoảng 28% dân số cả nước ; trên 55.000 chức sắc, gần 150.000 chức việc, gần 30.000 cơ sở thờ tự".

Nhưng những con số này nói lên điều gì ? Chúng chỉ phản ảnh một điều duy nhất là muốn được hoạt động tôn giáo thì phải chui vào cái rọ kiểm soát của Nhà nước.

Phạm Trần

(28/03/2024)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Phạm Trần
Read 502 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)