Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

12/08/2017

Việt Nam : Bắt cóc làm xói mòn nỗ lực tìm kiếm bạn bè và ảnh hưởng

Helen Clark

Các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức thương mại thế giới từ lâu đã mong ước một điều cho Việt Nam : cải cách sự kém hiệu quả và tham nhũng của doanh nghiệp nhà nước. Năng lực, sự minh bạch và thước đo của cạnh tranh thực sự, sẽ giúp nền kinh tế quốc gia và các mối quan hệ kinh doanh và thương mại một cách đáng kể. Đây là một trong những lý do tại sao Việt Nam ủng hộ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Với sự tín nhiệm của mình, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ, và năm ngoái, tại kỳ họp Quốc hội khóa XII lần thứ 12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh sự cần thiết của cải cách.

kinapping0

Vụ bắt cóc cựu chủ tịch Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, tại công viên Tiergarten, Berlin ngày 23 tháng 7 đã làm suy giảm lòng tin của chính quyền Đức về Việt Nam

Tuy nhiên, vụ bắt cóc cựu giám đốc dầu khí đang xin tị nạn ở Đức đã làm suy giảm lòng tin vào cải cách pháp quyền. Vào ngày 23 tháng 7, cựu chủ tịch Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, bị bắt cóc tại công viên Tiergarten của Berlin và nhanh chóng đưa về Hà Nội thông qua "một đất nước Đông Âu chưa được biết đến". Ông Thanh đã xuất hiện trên truyền hình Việt Nam, và nói ông lựa chọn quay trở về.

Cuộc đấu tranh lâu dài của Việt Nam với tham nhũng đã dẫn đến nhiều vụ bắt giữ khác, mặc dù hiếm khi có chức vụ cao như ông Thanh, người đạt danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2011. Nhiều nhà phân tích cũng tự hỏi, liệu những cáo buộc chống lại ông Thanh, có phải là một phần trong nỗ lực của ông Trọng, trong việc đánh tan tác tất cả các đồng minh của ông cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ? Việc "đuổi cổ" đồng chí Đinh La Thăng ra khỏi Bộ Chính trị hồi đầu năm nay, vì quản lý kém từ các chức vụ trong quá khứ, có thể phản ánh cam kết nghiêm túc đối với cả hai mục tiêu. Đáng buồn thay, tham nhũng ở Việt Nam luôn là một vấn đề "xanh tươi".

Ngoài ra, còn có các sự phát triển về đối ngoại, bao gồm cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Sự mất mát của TPP khiến Việt Nam phải tập trung đảm bảo nhiều thị trường hơn, để giảm bớt sự mất cân bằng thương mại với Trung Quốc, một mục tiêu có thể vượt quá tầm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Về phần mình, EU nhìn thấy ở Việt Nam là một thị trường mạnh mẽ, với sự gia tăng tầng lớp trung lưu và mong muốn thay thế hàng hóa Trung Quốc, thường được cho là có chất lượng kém hơn. Những vật chướng ngại bao gồm, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đã được nêu ra bởi các thành viên EU. Các cuộc đàn áp đang diễn ra đối với các blogger dường như đã được đưa ra để tranh luận tại Nghị viện EU ; và vụ bắt cóc trên đất nuớc Đức sẽ không giúp được gì.

Cho đến nay, Đức là một trong những người bạn tốt nhất của Việt Nam ở Châu Âu cũng như là đối tác thương mại lớn nhất của EU. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thủ tướng Đức, Angela Merkel, đã ký một thỏa thuận hợp tác chiến lược trong năm 2011. Các đối tác không ràng buộc này được điều chỉnh cho từng mối quan hệ song phương. An ninh và quốc phòng ngày càng trở nên quan trọng đối với các mối quan hệ như vậy đối với Việt Nam. Nhưng trọng tâm của hiệp định Việt-Đức là điều gì ? Ngoài giáo dục và môi trường, còn có vấn đề pháp quyền, là những nỗ lực của Đức nhằm hỗ trợ cải cách hệ thống pháp luật Việt Nam, và theo Bộ Ngoại giao Đức, "tư vấn về việc thực hiện các công ước và quy định quốc tế ... đẩy mạnh nhân quyền và trợ giúp pháp lý cũng như các vấn đề khác".

Điều này không phù hợp với tuyên bố của Bộ Ngoại giao về vụ bắt cóc : "Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có tiền lệ".

Việt Nam mong muốn trở thành một phần của cộng đồng quốc tế. Việt Nam trân trọng chủ nghĩa đa phương và các chương trình nghị sự dựa trên quy tắc của các quốc gia dân chủ như Mỹ và Nhật Bản. Việt Nam ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông và muốn xem luật pháp quốc tế đưa vào sử dụng trong các tranh chấp về biển ra sao.

Để giúp thúc đẩy những lợi ích đó, Việt Nam đã và đang tìm kiếm một vai trò quốc tế mạnh mẽ hơn trong một khoảng thời gian, từ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tới hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, và một chiếc ghế ở Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc cách đây vài năm. Trong bối cảnh này, cuộc bắt cóc như trong thời Chiến tranh Lạnh, đang tạo ra xung đột và sự khó chịu đáng kể. Nó đã làm gián đoạn quá trình pháp lý của Đức, vi phạm luật pháp quốc tế, và không phù hợp với địa vị của quốc gia có trách nhiệm. Chính trị nội bộ có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng nếu ông Trịnh Xuân Thanh có tội, Đức chắc chắn sẽ cho phép Việt Nam đưa ông trở về, trừ khi ông phải đối mặt với án tử hình (có thể xảy ra). Vì thế, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh sẽ được ghi nhớ kĩ bởi các nhà chỉ trích nhân quyền của Việt Nam tại Châu Âu, là những người có quyền tham gia tranh luận về Hiệp Định quan trọng, Hiệp Định Thương mại Tự Do FTA.

Helen Clark

Chuyển dịch : Mai V. Phạm

Nguồn : Vietnam : Kidnapping undermines efforts to seek friends and influence, 13/08/2017

https://www.lowyinstitute.org/the-interpreter/vietnam-kidnapping-undermines-efforts-seek-friends-and-influence

Quay lại trang chủ
Read 747 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)