Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/05/2024

Vòng đai thân tín của Tổng Trọng còn lại những ai ?

Thái Hà - Hoàng Phúc

Vừa chống chọi với bệnh tật, vừa dồn công lực đối phó họ Tô, Tổng Trọng tiến nhanh đến ngày "tàn" ?

Thái Hà, Thoibao.de, 13/05/2024

Lẽ ra, ông Nguyễn Phú Trọng đã nghỉ hưu vào năm 2021. Lúc đó, ông Trọng đã đủ giới hạn 2 nhiệm kỳ, sức khỏe không đảm bảo, và tuổi tác cũng đã quá theo quy định của Điều lệ Đảng. Tuy nhiên, nắm trong tay toàn bộ hệ thống chính trị hùng mạnh, ở trên đỉnh cao quyền lực, ông Trọng không muốn rời ghế Tổng bí thư.

Ông Trọng lên Tổng bí thư từ Đại hội 11, vào năm 2011. Ông mất 5 năm vất vả, kể cả "nướng quân", để giành lại thế cờ trước Thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng. Thế rồi, ông cũng thành công loại được ông Dũng khỏi vũ đài chính trị.

Sau đó, năm 2016, ông Trọng đã lập nên "cái lò", để đốt hết những kẻ không thuộc hệ sinh thái quyền lực của ông. "Cái lò" này được xây dựng trên bộ khung là Ban Bí thư và Bộ Công an. Suốt 5 năm nhiệm kỳ Đại hội 12, 2016 – 2021, 2 cơ quan này đã phối hợp rất nhịp nhàng. Ủy ban Kiểm tra Trung ương lựa chọn từng người, rồi phân loại, ai sẽ trở thành "củi" và ai sẽ được tha. Chỉ với những người được liệt vào hàng củi khô, phải đốt bỏ, thì mới đến lượt Bộ Công an vào cuộc.

Đến năm 2021, ông Trọng đã hoàn thành 2 nhiệm kỳ Tổng bí thư, theo quy định của Đảng, ông phải tự rút lui để nhường ghế lại cho người khác. Tuy nhiên, vì tham quyền cố vị, thì tiếc cái bộ máy đốt lò mà ông dày công dựng lên, nên ông không nỡ rời xa. Thế là, ông lại áp đặt "suất đặc biệt" thêm một lần nữa, cho chính bản thân ông, để thỏa mãn lòng ham muốn quyền lực, và để duy trì "cái lò" mà ông đã dựng lên.

Khi ông Trọng tự cho mình hưởng "suất đặc biệt", những người thân cận với ông vẫn vỗ tay, nhưng có lẽ, trong lòng họ cảm thấy khó chịu. Vì ông Trọng không chịu rút lui, khiến cho họ mất cơ hội thăng tiến, có điều, ai cũng sợ uy quyền của ông nên chẳng dám lên tiếng. Bởi chỉ trích ông đồng nghĩa với việc sẽ bị biến thành "củi".

Tuy nhiên, quy luật của tự nhiên không ai cưỡng lại được. Việc bất chấp bệnh tật để bám ghế, giờ đây đã khiến Tổng Trọng phải trả giá. Vừa gánh vác trọng trách của Đảng, với những chủ trương quyết định vận mệnh của quốc gia, vừa phải lo suy tính diệt người này, loại người kia, khiến bệnh tình của ông ngày một nặng hơn.

Giờ đây, ông phải nằm thường trực tại Bệnh viện Quân y 108, và chỉ có thể nắm tình hình qua các báo cáo. Điều này chắc chắn sẽ chỉ có hại cho sức khỏe của ông. Bởi một người già cả, bệnh tật, cần được tĩnh dưỡng, cần được thanh thản. Nhưng ông thì lại phải bày mưu tính kế, đối phó tình thế, e rằng, ngày ông nhắm mắt xuôi tay chắc không còn bao xa.

Công cuộc "đốt lò" vốn dĩ đã quá sức đối với Tổng bí thư. Giờ đây, ông còn phải đối phó với một đám tay chân đang tạo phản. Từng người, từng người thân tín quanh ông bị Tô Lâm đánh tỉa, khiến ông ở vào thế bị cô lập. Nằm trên giường bệnh, nhưng ông vẫn phải nát óc tìm cách đối phó.

Đã có Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ ngã ngựa, sắp tới, rất có thể sẽ tới lượt bà Trương Thị Mai. Việc hạ tiếp bà Mai là dấu hiệu cho thấy, Tô Lâm muốn "đánh rắn dập đầu". Trong suốt hơn một năm qua, bà Mai đã đảm nhiệm vai trò đầu tàu trong Ban Bí thư thay ông Tổng. Nếu ông Trọng không tung hết nguồn lực ra để đối phó, thì Ban Bí thư có thể sẽ bị tỉa dần đến mức hoàn toàn tê liệt. Đến lúc đó, mọi nỗ lực xây dựng Đảng của Tổng Trọng sẽ sụp đổ, tan thành mây khói, và Đảng cộng sản sẽ rơi vào hỗn loạn.

Nếu năm 2021 ông Trọng chịu nhường ghế lại cho người khác, thì giờ đây, ông không phiền não. Ông có thể ung dung sống nhàn hạ, quây quần bên con bên cháu. Tuy nhiên, cuộc đời này không có chữ "nếu". Bởi vì ông đã chọn con đường này, thì ông buộc phải đối phó, dù cho có đang nằm liệt giường, thì ông cũng không thể thoát.

Có thể, ông Trọng còn muốn ngồi tiếp nhiệm kỳ 4, nhiệm kỳ 5, nhưng ông đã già, mà còn có bệnh nền, ông không thể làm được điều mà ông muốn. Ông Trời vốn không cho ai tất cả, một người trên đỉnh cao quyền lực như ông Trọng cũng không thể thoát khỏi quy luật "sinh, lão, bệnh, tử". Ông Trọng chỉ có thể chọn giữa quyền lực và sức khoẻ, bình an, tuổi thọ. Khi ông đã chọn quyền lực theo tham vọng bản thân, ông đã khiến, không chỉ Đảng của ông, mà cả đất nước này trở nên hỗn loạn như mớ bòng bong. 

Thái Hà

Nguồn : Thoibao.de, 13/05/2024

********************************

Ban Bí thư của Tổng Trọng bị Tô Đại "bao vây", phe lò cầu cứu Phan Văn Giang đánh bọc hậu ?

Hoàng Phúc, Thoibao.de, 13/05/2024

Tình hình chính trường Việt Nam hiện nay căng như dây đàn. Dường như, Tô Lâm đang muốn đốn bà Trương Thị Mai – nhân vật xếp thứ 5 trong Bộ Chính trị. Điều đáng nói là, một khi bà Mai ngã ngựa, Ban Bí thư sẽ như rắn mất đầu, bởi bà Trương Thị Mai đang là người thay thế ông Tổng để điều hành các hoạt động của Ban Bí thư.

tongtrong3

 Đại tướng Phan Văn Giang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ tám ngày 25/12/2023 - Ảnh : TTXVN

Những diễn biến gần đây cho thấy, Tô Lâm đang quyết tâm, phải hạ bằng được bà Trương Thị Mai, để làm tê liệt cơ quan mà ông Tổng là thủ lĩnh. Trong khi đó, Tổng bí thư vẫn thường xuyên vắng mặt tại Văn phòng Trung ương Đảng, nhưng lại có mặt thường xuyên ở Bệnh viện Quân Y 108.

Cho đến lúc này, Tứ trụ đã rụng một nửa, Tổng bí thư sắp bị cô lập hoàn toàn, nếu bà Mai rụng sớm. Thủ tướng thì vẫn im lặng, tránh động chạm đến Tô Lâm. Chưa bao giờ Tổng Trọng lại bị rơi vào tình thế bi đát như hiện nay. Nếu ông Tổng không có giải pháp để khắc chế Tô Lâm trong lúc này, thì Tô Lâm có thể sẽ đốn tiếp thành viên Ban Bí thư, thậm chí, có thể truất phế luôn cả Tổng Trọng.

Ông Trọng chỉ còn lại một thanh gươm cuối cùng, đấy là Bộ Quốc phòng, nơi ông là thủ lĩnh cao nhất về mặt Đảng. Tuy nhiên, ông Tổng chỉ ra chủ trương, còn trực tiếp điều hành trong nội bộ Bộ Quốc phòng là Tướng Phan Văn Giang – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong tình hình nguy cấp này, ông Trọng rất cần sự phối hợp của Phan Văn Giang, để đánh trả lại quân của Tô Lâm đang tiến như vũ bão.

Cho tới giờ, Phan Văn Giang vẫn chưa có hành động công khai nào. Tuy nhiên, có những chuyển động ngầm cho thấy, ông Giang bắt đầu chuyển mình, tham gia vào trận chiến sinh tử này.

Mới đây, một nhà báo nổi tiếng đã đưa lên trang cá nhân tấm hình Phan Văn Giang ngồi trong ô tô, bắt tay người dân. Đây là hình ảnh một Bộ trưởng thân thiện với dân. Trước khi thượng đài so găng với người đứng đầu Bộ Công an, ông Giang cần có những khởi động, rồi mới bước vào cuộc đua. Và hành động tung hình ảnh này, được xem là bước khởi động ấy.

Trong tình thế hiện nay, rất khó để ông Phan văn Giang đứng ngoài cuộc chiến tranh giành quyền lực này. Tô Lâm đã thể hiện tham vọng rất rõ. Mà một khi Tô Lâm đạt được mục tiêu, ngồi vào ghế Tổng bí thư, lúc đó, ông hoàn toàn có thể loại bỏ ông Phan Văn Giang. Phe Hưng Yên, tại Bộ Quốc phòng cũng có 2 ông Tướng. Đó là Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 1 ; và Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chính vì Tô Lâm đã có nhân lực, sẵn sàng thay thế vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nên dù muốn hay không, ông Phan Văn Giang cũng cần phải hành động. Bởi đứng ngoài cuộc đồng nghĩa với việc thất bại và dâng cơ hội cho kẻ khác.

Một nguồn tin riêng cho thoibao.de biết, Bộ Quốc phòng đã vào cuộc điều tra Công ty Xuân Cầu Holdings của Tô Dũng – em ruột ông Tô Lâm.

Đây có thể xem là tử huyệt của Tô Lâm. Nếu Tô Lâm quyết tâm đánh phá Ban Bí thư, cô lập Tổng bí thư, thì đồng minh của ông Tổng sẽ đánh bọc hậu. Chưa rõ, quân đội có lôi được sân sau của Tô Lâm ra ánh sáng hay không, nhưng trước mắt, việc điều tra này sẽ làm phân tán sức mạnh của Tô Lâm. Tô Lâm sẽ không còn đủ sức để dồn hết lực lượng tấn công Ban Bí thư nữa.

Rất có thể, thời gian tới, giữa công an và quân đội sẽ có những tình huống xung đột gay gắt, khốc liệt. Một khi quân đội đã tham gia, rất có thể, thế thắng của Tô Lâm sẽ không còn nữa, và sau đó thì không biết chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo.

Hoàng Phúc

Nguồn : Thoibao.de, 13/05/2024

*********************************

Tổng Trọng chính là người chỉ đạo đánh Tập đoàn Xuân Cầu

Tin nội bô, Thoibao.de, 13/05/2024

Một nguồn tin nội bộ tiết lộ, vụ đánh Tập đoàn Xuân Cầu của người nhà Tô Lâm là do chính tay Tổng Trọng chỉ đạo.

tongtrong1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự buổi họp Quân ủy Trung ương ngày 25/12/2023

Quân đội chỉ có thể vào cuộc điều tra vụ Tập đoàn Xuân Cầu của Tô Dũng, em ruột Tô Lâm, nếu được Quân ủy Trung ương thông qua (cho phép), mà Tổng Trọng là người đứng đầu Quân ủy Trung ương (Tổng Trọng là Bí thư).

Phan Văn Giang chỉ là Phó Bí thư, không có quyền quyết một mình mà không có sự đồng ý của Tổng Trọng.

Xin nhắc lại bản tin của Thoibao.de đăng trên Thông Luận ngày 12/05/2024.

Nguồn : Thoibao.de, 13/05/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thái Hà, Hoàng Phúc
Read 343 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)