Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/07/2024

Cuộc tranh tài giữa Thủ Chính và Tô Đại, Quân đội lên ngôi

Trà My

Vai trò của Quân đội đối với Thủ Chính : Vì sao Tô Đại đang đuối sức trong cuộc đua ?

Trà My, Thoibao.de, 17/07/2024 

Vị thế của Chủ tịch nước Tô Lâm trên chính trường, trong thời gian gần đây, đã sút giảm một cách đáng kể. Đặc biệt là sau khi ông kết thúc chuyến công du Lào và Campuchia trở về, không kèn không trống.

quandoi1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Quân chính Toàn quân 6 tháng đầu năm 2024 ngày 10/07/2024.

Ngược lại, những ngày gần đây, các hoạt động của ông Phạm Minh Chính trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, đã thể hiện sự nổi bật trong các hội nghị quan trọng của Đảng, như : Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương ; Hội nghị Quân ủy Trung ương, và mới nhất là Hội nghị Quân chính Toàn quân 6 tháng đầu năm 2024.

Qua đấy sẽ thấy, vai trò rất lớn của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên chính trường, thậm chí, còn lấn sân cả ông Tô Lâm.

Theo giới quan sát, tại Hội nghị Quân ủy Trung ương và Hội nghị Quân chính Toàn quân, người chủ trì là Đại tướng Phạn Văn Giang – Phó Bí thư Quân ủy Trung ương. Đây là 2 hội nghị có ý nghĩa chính trị rất lớn và quan trọng.

Người thay thế cho Tổng bí thư trên cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương, lại là Thủ tướng Phạm Minh Chính – Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương ; chứ không phải Chủ tịch nước Tô Lâm – người giữ cương vị Thống lĩnh các lực lượng vũ trang.

Đánh giá về vai trò của Quân đội, khi so sánh với Công an hiện nay, theo đó, trong các kỳ Đại hội Đảng gần đây, số lượng uỷ viên Trung ương của Bộ Quốc phòng luôn đứng trên Bộ Công an. Cụ thể, tại Đại hội 13, số uỷ viên Trung ương của Bộ Quốc phòng tới 23 người, còn Bộ Công an chỉ có vẻn vẹn 6 người, chỉ bằng khoảng gần ¼ so với Quân đội.

Điều đó đã cho thấy, quyền lực chính trị của Bộ Quốc phòng vượt trội, và bỏ xa, so với lực lượng Công an. Theo quy định của Điều lệ Đảng, Tổng bí thư đương nhiên là Bí thư Quân ủy Trung ương, do vậy, chức vụ tối cao đối với Quân đội vẫn luôn do ông Trọng nắm giữ.

Trong khi, Đảng ủy Công an Trung ương có ít quyền lực hơn so với Quân ủy Trung ương, thì chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương do Bộ trưởng Bộ Công an nắm giữ. Rõ ràng, Đảng ủy Công an Trung ương ít quyền lực hơn so với Quân ủy Trung ương. So sánh để thấy, việc Chủ tịch nước Tô Lâm tìm cách tiếm quyền Tổng Trọng, không hề đơn giản như nhiều người tưởng.

Khác với các giới chức lãnh đạo thuộc khối dân sự, thì các giới chức lãnh đạo thuộc Bộ Quốc phòng là "bất khả xâm phạm". Quân đội có ưu thế đặc thù, có hệ thống tư pháp riêng, đó là Cơ quan Điều tra Bộ Quốc phòng ; Viện Kiểm sát Quân sự, và Tòa án Quân sự. Vì vậy, quyền lực của ông Tô Lâm và Bộ Công an không đụng chạm được đến Quân đội.

Cũng như Tổng Trọng, Thủ tướng Chính cũng sớm nhận ra nguyên tắc, chỉ có Quân đội mới là lực lượng đủ khả năng làm đối trọng với Bộ Công an của Tô Lâm. Đó là lý do vì sao, Thủ tướng Chính luôn tận dụng mọi cơ hội, để tiếp xúc với các tướng lĩnh cấp cao của Bộ Quốc phòng. Và ông Chính đã thành công trong việc dùng Quân đội để cân bằng quyền lực với Công an.

Đó cũng là lý do vì sao, gần đây, các nguồn tin nội bộ tiết lộ, các tướng lĩnh cao cấp của Quân đội đang có xu hướng ủng hộ và đứng về phía Thủ tướng Chính, trong việc tiến tới chức Tổng bí thư thay cho ông Trọng.

Cũng theo giới quan sát, gần đây, thế và lực của Chủ tịch nước Tô Lâm, của Bộ Công an, cũng như của phe cánh Hưng Yên, đang giảm sút rõ rệt. Rõ ràng nhất là kế hoạch "tảo thanh" phe Nghệ Tĩnh của phe Hưng Yên, dường như đã dừng lại, không tiếp tục như dự tính ?

Thậm chí, phe Nghệ Tĩnh có nhiều động thái "ăn miếng, trả miếng" thẳng thừng, không khoan nhượng. Cụ thể, Bộ Công an định lật lại vụ án Ciputra Nam Thăng Long, thì lập tức, phe Nghệ An tuyên bố sẽ lật lại hồ sơ vụ án "Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty AVG".

Việc Tổng Trọng tạo điều kiện, thậm chí dung túng cho Bộ trưởng Tô Lâm trước đây, và chính Tổng Trọng đã phải trả giá, bởi sự làm phản của ông Tô Lâm, đã tạo ra một tình trạng bất ổn trầm trọng trong nội bộ Đảng, mà ai ai cũng thấy.

Lực lượng tướng lĩnh của Bộ Quốc phòng chắc chắn sẽ không dễ bề để ông Tô Lâm và phe cánh tự tung tự tác. Đây là điều gây bất lợi cho tương lai chính trị của Chủ tịch nước Tô Lâm.

Trà My

**************************

Tô Đại thất bại ê chề tại Campuchia, bởi miếng "gân gà" Trung Quốc bày sẵn ?

Trà My, Thoibao.de, 17/07/2024

Trái với kỳ vọng của giới quan sát, chuyến công du ra nước ngoài đầu tiên của Tô Chủ tịch đến Lào và Campuchia, đã kết thúc không kèn không trống.

quandoi2

Chủ tịch nước Tô Lâm chọn các nước láng giềng gần cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình

Dẫu rằng, ông Tô Lâm từng được đánh giá là một nhân vật có khả năng đối ngoại tương đối tốt. Nhưng với kết quả của chuyến công du vừa kể, đã cho thấy, vai trò của ông Tô Lâm trên cương vị Chủ tịch nước, với nhiệm vụ đối ngoại đã không thành công, ít nhất trong phạm vi khu vực Asean.

Trước, trong và sau, chuyến công du đến Lào và Campuchia, từ ngày 11 đến đến 13/7, theo giới quan sát, truyền thông nhà nước Việt Nam cũng hạn chế đưa tin. Đặc biệt, những thông tin liên quan đến các hoạt động của Chủ tịch Tô Lâm tại thủ đô Phnompenh, được đưa tin rất ít ỏi, mang nặng tính sự kiện.

Trong lúc, vấn đề gây tranh cãi giữa Việt Nam và Campuchia, với những quan điểm bất đồng, xung đột về mặt lợi ích kinh tế, cũng như chiến lược, đó là Dự án Kênh đào Funan Techo. Theo dự kiến, phía Campuchia sẽ động thổ xây dựng con kênh này vào ngày 5/8. Đây là một kế hoạch mang tính khiêu khích của ông Hun Sen – Chủ tịch Thượng viện, và con trai là Thủ tướng Hun Manet, đã khiến lãnh đạo Việt Nam trong thời gian gần đây hết sức lúng túng và bị động.

Được biết, Dự án Kênh đào Funan Techo do Trung Quốc đầu tư xây dựng, theo phương thức hợp đồng BOT : (xây dựng – vận hành – chuyển giao). Kênh đào này dự kiến dài 180 km, nối từ dòng chính của sông Mekong, rồi sau đó đổ ra vịnh Thái Lan ở phía tây nam Campuchia. Đây là một dự án do nhà đầu tư Trung Quốc, với số vốn ước chừng 1,7 tỷ USD, thuộc khuôn khổ Sáng kiến ​​Vành đai Con đường ca Trung Quc, vươn ra khu vc Đông Nam Á.

Cụ thể, một công ty Trung Quốc sẽ thiết kế, đồng thời xây dựng kênh đào này, rồi quản lý nó trong thời gian 50 năm. Sau thời hạn 50 năm, công ty Trung Quốc sẽ chuyển giao quyền quản lý và khai thác lại cho nhà nước Campuchia.

Giới chuyên gia đã đưa ra các cảnh báo nguy hiểm của dự án này, đối với chủ quyền của Việt Nam. Theo đó, trong trường hợp xấu nhất, kênh đào này không chỉ sử dụng cho mục đích dân sự, mà còn cho mục đích quốc phòng và quân sự. Tàu chiến của Trung Quốc từ căn cứ Hải quân Ream, có thể ngược dòng kênh đào này, vào sâu nội địa Campuchia, lên đến gần biên giới với Lào.

Mặt khác, Dự án này khi triển khai, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở khu vực phía tây Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, và sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của khoảng 20 triệu người Việt ở miền Tây Nam Bộ.

Tuy nhiên, một điều đáng thất vọng, theo các hãng tin quốc tế đưa tin, khi gặp Thủ tướng Cambodia Hun Manet ; Chủ tịch Thượng viện Hun Sen… thì Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm đã hoàn toàn không đả động gì đến vấn đề kênh đào Funan Techo.

Đây là điều trái ngược với dự kiến của giới quan sát trong nước và quốc tế, trước đó vẫn hy vọng rằng, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có những giải pháp phù hợp, để dung hòa quyền lợi của 2 nước Việt Nam và Campuchia, liên quan đến Dự án Kênh đào Funan Techo.

Theo giới phân tích, hơn ai hết, Chủ tịch nước Tô Lâm hiểu rõ, kế hoạch Dự án Kênh đào Funan Techo là do Trung Quốc đạo diễn, với mục đích gây sức ép lên Ban lãnh đạo Việt Nam. Tại thủ đô Phnom Penh, bất chấp những tuyên bố được cho là hết sức hoa mỹ của chính quyền Hun Manet, ca ngợi tình hữu nghị anh em Việt Nam – Campuchia, nhưng ông Tô Lâm đã nhận ra, Dự án này là một chiếc gân "gà" khó nuốt, mà Ban lãnh đạo Bắc Kinh dành cho ông. Do vậy, dẫu có thuyết phục đến đâu đối với lãnh đạo Campuchia, thì cũng hoàn toàn vô tác dụng.

Đó là lý do vì sao, chuyến thăm quan trọng của tân Chủ tịch Việt Nam đã kết thúc, mà không công bố Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Lào ; cũng như Tuyên bố chung giữa Việt nam và Campuchia. Đây là một thất bại ê chề của Chủ tịch Tô Lâm, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên.

Trà My

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trà My
Read 403 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)