Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

14/11/2017

"Giá như"

Tuấn Khanh

Ca sĩ Mai Khôi đã tạo nên một cuộc tranh luận thật lớn trên các trang mạng, khi thực hiện cuộc biểu tình đơn độc của mình trước tổng thống Donald Trump, nhân lúc ông ta đến Việt Nam.

gianhu1

Ca sĩ Mai Khôi trương biểu ngữ chống Donald Trump trong dịp APEC 2017

Khôi là người chủ động tạo ra câu chuyện và dấy lên dư luận, nên chắc không khó để cô đối diện với những ngôn luận đang ập tới, bao gồm ủng hộ lẫn phản bác. Thậm chí có cả những kiểu phản bác rất thấp kém.

Về vấn đề tác động truyền thông, rõ ràng Mai Khôi đã hết sức thành công trong việc đưa đi rất xa thông điệp riêng của cô, đặc biệt là trên các chuyến tàu đầy năng lượng tức giận lẫn ghét bỏ của nhiều người trên facebook.

Nhưng hãy tạm gác lại quan điểm của Mai Khôi đúng hay sai. Vẫn có những điều khác đáng để chúng ta nhìn thấy qua các luồng dư luận về Khôi, bộc lộ nhiều điều về xã hội Việt Nam hôm nay.

Trong những lời chỉ trích ca sĩ Mai Khôi, có không ít lời giả định rằng nếu như tấm bảng biểu tình của Khôi giương lên là những lời chống Trung Quốc, chống Tập Cận Bình thì tuyệt biết bao. Các ý tưởng "giá như" hay "phải chi" ấy xuất hiện rất nhiều, và được dùng như một thứ ngôn luận mang màu sắc đầy chính nghĩa của đám đông chỉ trích ca sĩ Mai Khôi.

Trong một thread, xuất hiện trên facebook, trích lại câu chuyện đang gây bàn tán này, một người bình luận rằng tại sao Mai Khôi lại chỉ trích tổng thống Trump, trong khi đó lúc Tập Cận Bình đến Việt Nam, thì Khôi ở đâu ?

gianhu2

Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, chống Tập Cận Bình năm 2015 bị dập tắt trong bạo lực

Cũng tương tự như cách lập luận "giá như", không ít người bày tỏ một ước muốn ngấm ngầm như vậy về chuyện chống Trung Quốc, chống Tập Cận Bình, nhưng là ước muốn có ai đó làm thay cho mình. Tôi cũng đã thử đặt lại câu hỏi "vậy khi Tập Cận Bình đến, anh ở đâu". Tôi không nhận được hồi đáp nào.

Đừng nói về tự do ngôn luận, hãy nói về khả năng dám biểu thị quyền biểu đạt ý kiến cá nhân của một công dân. Nhiều người ghét chính quyền Trung Quốc, chống Tập Cận Bình lại từ chối, không dám thể hiện quyền biểu đạt cá nhân của mình, mà "giận cá chém thớt", giận dữ về chuyện một người phụ nữ biểu thị khác quan điểm chính trị của mình, rồi nói "giá như" cô ta làm đúng ý của mình, là người phe của mình, thì hay biết mấy !

Trong việc đặt vấn đề "giá như" ấy, đám đông cũng bộc lộ sự hèn nhát của bản thân mình, giới thiệu một khát vọng cách mạng tự do, nhưng tranh đấu bằng sinh mạng của người khác. Xã hội Việt Nam đang lớn dần những xu hướng tồi tệ như vậy.

Khi Melanie Trump phớt lờ sự kiện Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, khi Donald Trump không màng gì đến nhân quyền ở Việt Nam để giữ một không khí hòa bình (peace) trong mối quan hệ mua bán, bất chấp hàng chục hội đoàn, cá nhân nhắc nhở, cảnh báo... không hề có ai từng bình luận nghiệt ngã về sự kiện Mai Khôi, và lên giọng "giá như", đã hay từng bước ra công khai với tấm bảng nhỏ để kêu gọi Trump, hoặc một băng-rôn chống Tập Cận Bình.

Rất nhiều trong số những người lập luận "giá như" rất hùng hồn ấy, ngày thường còn không dám nhấn like vào những status chống đảng cộng sản Việt Nam, hay các cá nhân lãnh đạo hiện bị tố cáo mang tội ác.

Những người thích "giá như" và nói cao đạo về lẽ phải, không ít người quay lưng và từ chối ký tên - thậm chí chỉ ký tên giấu mặt - kêu gọi tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay Trần Thị Nga... thì hôm nay lại thích nói lớn giọng về vận mệnh và bộ mặt quốc gia.

Thật vui mừng khi quyền tự do ngôn luận được thể hiện rất rõ trong việc đám đông phản ứng lại quan điểm của ca sĩ Mai Khôi. Nhưng đáng vui mừng hơn nữa, nếu đám đông ấy không chỉ thể hiện sức mạnh trên các trang mạng, mà hãy chứng minh sự đỉnh đạt hơn hẳn Mai Khôi bằng cách một lần thử xuống đường với tấm biểu ngữ của mình, với quan điểm của mình.

Việt Nam sẽ đổi thay một ngày nào đó trong tương lai và tốt đẹp hơn, bạn ạ. Nhưng chắc chắn sẽ đổi thay đó không cần đến những đám đông trông chờ vào sự dấn thân của người khác, tù đày hay máu của người khác, rồi bản thân mình được thụ hưởng êm ái, cùng với những bình luận giả dối và hèn hạ trên thế giới ảo.

Ca sĩ Mai Khôi đã tạo nên một cuộc tranh luận thật lớn trên các trang mạng, khi thực hiện cuộc biểu tình đơn độc của mình trước tổng thống Donald Trump, nhân lúc ông ta đến Việt Nam.

Khôi là người chủ động tạo ra câu chuyện và dấy lên dư luận, nên chắc không khó để cô đối diện với những ngôn luận đang ập tới, bao gồm ủng hộ lẫn phản bác. Thậm chí có cả những kiểu phản bác rất thấp kém.

Về vấn đề tác động truyền thông, rõ ràng Mai Khôi đã hết sức thành công trong việc đưa đi rất xa thông điệp riêng của cô, đặc biệt là trên các chuyến tàu đầy năng lượng tức giận lẫn ghét bỏ của nhiều người trên facebook.

Nhưng hãy tạm gác lại quan điểm của Mai Khôi đúng hay sai. Vẫn có những điều khác đáng để chúng ta nhìn thấy qua các luồng dư luận về Khôi, bộc lộ nhiều điều về xã hội Việt Nam hôm nay.

Trong những lời chỉ trích ca sĩ Mai Khôi, có không ít lời giả định rằng nếu như tấm bảng biểu tình của Khôi giương lên là những lời chống Trung Quốc, chống Tập Cận Bình thì tuyệt biết bao. Các ý tưởng "giá như" hay "phải chi" ấy xuất hiện rất nhiều, và được dùng như một thứ ngôn luận mang màu sắc đầy chính nghĩa của đám đông chỉ trích ca sĩ Mai Khôi.

Trong một thread, xuất hiện trên facebook, trích lại câu chuyện đang gây bàn tán này, một người bình luận rằng tại sao Mai Khôi lại chỉ trích tổng thống Trump, trong khi đó lúc Tập Cận Bình đến Việt Nam, thì Khôi ở đâu ?

Cũng tương tự như cách lập luận "giá như", không ít người bày tỏ một ước muốn ngấm ngầm như vậy về chuyện chống Trung Quốc, chống Tập Cận Bình, nhưng là ước muốn có ai đó làm thay cho mình. Tôi cũng đã thử đặt lại câu hỏi "vậy khi Tập Cận Bình đến, anh ở đâu". Tôi không nhận được hồi đáp nào.

Đừng nói về tự do ngôn luận, hãy nói về khả năng dám biểu thị quyền biểu đạt ý kiến cá nhân của một công dân. Nhiều người ghét chính quyền Trung Quốc, chống Tập Cận Bình lại từ chối, không dám thể hiện quyền biểu đạt cá nhân của mình, mà "giận cá chém thớt", giận dữ về chuyện một người phụ nữ biểu thị khác quan điểm chính trị của mình, rồi nói "giá như" cô ta làm đúng ý của mình, là người phe của mình, thì hay biết mấy !

Trong việc đặt vấn đề "giá như" ấy, đám đông cũng bộc lộ sự hèn nhát của bản thân mình, giới thiệu một khát vọng cách mạng tự do, nhưng tranh đấu bằng sinh mạng của người khác. Xã hội Việt Nam đang lớn dần những xu hướng tồi tệ như vậy.

Khi Melanie Trump phớt lờ sự kiện Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, khi Donald Trump không màng gì đến nhân quyền ở Việt Nam để giữ một không khí hòa bình (peace) trong mối quan hệ mua bán, bất chấp hàng chục hội đoàn, cá nhân nhắc nhở, cảnh báo... không hề có ai từng bình luận nghiệt ngã về sự kiện Mai Khôi, và lên giọng "giá như", đã hay từng bước ra công khai với tấm bảng nhỏ để kêu gọi Trump, hoặc một băng-rôn chống Tập Cận Bình.

Rất nhiều trong số những người lập luận "giá như" rất hùng hồn ấy, ngày thường còn không dám nhấn like vào những status chống đảng cộng sản Việt Nam, hay các cá nhân lãnh đạo hiện bị tố cáo mang tội ác.

Những người thích "giá như" và nói cao đạo về lẽ phải, không ít người quay lưng và từ chối ký tên - thậm chí chỉ ký tên giấu mặt - kêu gọi tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay Trần Thị Nga... thì hôm nay lại thích nói lớn giọng về vận mệnh và bộ mặt quốc gia.

Thật vui mừng khi quyền tự do ngôn luận được thể hiện rất rõ trong việc đám đông phản ứng lại quan điểm của ca sĩ Mai Khôi. Nhưng đáng vui mừng hơn nữa, nếu đám đông ấy không chỉ thể hiện sức mạnh trên các trang mạng, mà hãy chứng minh sự đỉnh đạt hơn hẳn Mai Khôi bằng cách một lần thử xuống đường với tấm biểu ngữ của mình, với quan điểm của mình.

Việt Nam sẽ đổi thay một ngày nào đó trong tương lai và tốt đẹp hơn, bạn ạ. Nhưng chắc chắn sẽ đổi thay đó không cần đến những đám đông trông chờ vào sự dấn thân của người khác, tù đày hay máu của người khác, rồi bản thân mình được thụ hưởng êm ái, cùng với những bình luận giả dối và hèn hạ trên thế giới ảo.

Ca sĩ Mai Khôi đã tạo nên một cuộc tranh luận thật lớn trên các trang mạng, khi thực hiện cuộc biểu tình đơn độc của mình trước tổng thống Donald Trump, nhân lúc ông ta đến Việt Nam.

Khôi là người chủ động tạo ra câu chuyện và dấy lên dư luận, nên chắc không khó để cô đối diện với những ngôn luận đang ập tới, bao gồm ủng hộ lẫn phản bác. Thậm chí có cả những kiểu phản bác rất thấp kém.

Về vấn đề tác động truyền thông, rõ ràng Mai Khôi đã hết sức thành công trong việc đưa đi rất xa thông điệp riêng của cô, đặc biệt là trên các chuyến tàu đầy năng lượng tức giận lẫn ghét bỏ của nhiều người trên facebook.

Nhưng hãy tạm gác lại quan điểm của Mai Khôi đúng hay sai. Vẫn có những điều khác đáng để chúng ta nhìn thấy qua các luồng dư luận về Khôi, bộc lộ nhiều điều về xã hội Việt Nam hôm nay.

Trong những lời chỉ trích ca sĩ Mai Khôi, có không ít lời giả định rằng nếu như tấm bảng biểu tình của Khôi giương lên là những lời chống Trung Quốc, chống Tập Cận Bình thì tuyệt biết bao. Các ý tưởng "giá như" hay "phải chi" ấy xuất hiện rất nhiều, và được dùng như một thứ ngôn luận mang màu sắc đầy chính nghĩa của đám đông chỉ trích ca sĩ Mai Khôi.

Trong một thread, xuất hiện trên facebook, trích lại câu chuyện đang gây bàn tán này, một người bình luận rằng tại sao Mai Khôi lại chỉ trích tổng thống Trump, trong khi đó lúc Tập Cận Bình đến Việt Nam, thì Khôi ở đâu ?

Cũng tương tự như cách lập luận "giá như", không ít người bày tỏ một ước muốn ngấm ngầm như vậy về chuyện chống Trung Quốc, chống Tập Cận Bình, nhưng là ước muốn có ai đó làm thay cho mình. Tôi cũng đã thử đặt lại câu hỏi "vậy khi Tập Cận Bình đến, anh ở đâu". Tôi không nhận được hồi đáp nào.

Đừng nói về tự do ngôn luận, hãy nói về khả năng dám biểu thị quyền biểu đạt ý kiến cá nhân của một công dân. Nhiều người ghét chính quyền Trung Quốc, chống Tập Cận Bình lại từ chối, không dám thể hiện quyền biểu đạt cá nhân của mình, mà "giận cá chém thớt", giận dữ về chuyện một người phụ nữ biểu thị khác quan điểm chính trị của mình, rồi nói "giá như" cô ta làm đúng ý của mình, là người phe của mình, thì hay biết mấy !

Trong việc đặt vấn đề "giá như" ấy, đám đông cũng bộc lộ sự hèn nhát của bản thân mình, giới thiệu một khát vọng cách mạng tự do, nhưng tranh đấu bằng sinh mạng của người khác. Xã hội Việt Nam đang lớn dần những xu hướng tồi tệ như vậy.

Khi Melanie Trump phớt lờ sự kiện Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, khi Donald Trump không màng gì đến nhân quyền ở Việt Nam để giữ một không khí hòa bình (peace) trong mối quan hệ mua bán, bất chấp hàng chục hội đoàn, cá nhân nhắc nhở, cảnh báo... không hề có ai từng bình luận nghiệt ngã về sự kiện Mai Khôi, và lên giọng "giá như", đã hay từng bước ra công khai với tấm bảng nhỏ để kêu gọi Trump, hoặc một băng-rôn chống Tập Cận Bình.

Rất nhiều trong số những người lập luận "giá như" rất hùng hồn ấy, ngày thường còn không dám nhấn like vào những status chống đảng cộng sản Việt Nam, hay các cá nhân lãnh đạo hiện bị tố cáo mang tội ác.

Những người thích "giá như" và nói cao đạo về lẽ phải, không ít người quay lưng và từ chối ký tên - thậm chí chỉ ký tên giấu mặt - kêu gọi tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay Trần Thị Nga... thì hôm nay lại thích nói lớn giọng về vận mệnh và bộ mặt quốc gia.

Thật vui mừng khi quyền tự do ngôn luận được thể hiện rất rõ trong việc đám đông phản ứng lại quan điểm của ca sĩ Mai Khôi. Nhưng đáng vui mừng hơn nữa, nếu đám đông ấy không chỉ thể hiện sức mạnh trên các trang mạng, mà hãy chứng minh sự đỉnh đạt hơn hẳn Mai Khôi bằng cách một lần thử xuống đường với tấm biểu ngữ của mình, với quan điểm của mình.

Việt Nam sẽ đổi thay một ngày nào đó trong tương lai và tốt đẹp hơn, bạn ạ. Nhưng chắc chắn sẽ đổi thay đó không cần đến những đám đông trông chờ vào sự dấn thân của người khác, tù đày hay máu của người khác, rồi bản thân mình được thụ hưởng êm ái, cùng với những bình luận giả dối và hèn hạ trên thế giới ảo.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 13/11/2017 (tuankhanh's blog)

Quay lại trang chủ
Read 806 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)