Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

26/11/2017

Ngôn ngữ "đỉnh cao"

Trương Nhân Tuấn

Vụ ông giáo sư Bùi Hiền công bố "kôq cìn’ xoa học" 30 năm "qiên kứu kải kác tiếq Việt", thấy bị "cọi dá", "wê wảm, wấy wươq", cũng nên viết vài dòng về các thuật từ chuyên môn mà các "dỉw cao qôn qữ" Việt Nam "cế biến". Theo tôi không chỉ là "sai", "qọq qịu", mà còn dễ bị ngộ nhận.

etat0

Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền hay một Nhà nước pháp trị ?

Thứ nhứt (dĩ nhiên) là phải nói chuyện về "nền tảng xây dựng quốc gia" (cộng sản Việt Nam không gọi quốc gia mà gọi là nhà nước).

Theo hiến pháp, nhà nước Việt Nam được xây dựng trên nền tảng "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa".

Cụm từ "nhà nước pháp quyền" được cho là dịch từ "l’Etat de Droit", là quan niệm luật học của Pháp về mô hình xây dựng quốc gia trên nền tảng (gồm các hệ thống) luật lệ. Chữ "Etat" có nghĩa là "quốc gia" (hay nhà nước). Chữ "droit" có nghĩa là "pháp luật".

Các nước có ngôn ngữ nền tảng là Hán ngữ, như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Nam Hàn… dịch "Etat de Droit" thành ra "Quốc gia pháp trị".

Các nước này cũng dùng thuật ngữ "pháp trị", vốn là học thuyết của "pháp gia" thời cổ đại, để dịch cụm từ khái niệm luật học của các nước Mỹ, Anh "the Rule of Law".

Ý nghĩa của "rule of law" là "sự ưu việt của pháp luật".

Hai khái niệm "l’Etat de Droit" và "the Rule of Law" được xem là "có ý nghĩa tương đương" ở các quốc gia dân chủ Âu, Mỹ. Tức là, ý nghĩa của "nhà nước pháp trị" thì tương đương với "pháp trị".

"Pháp trị", chữ nghĩa gợi hình, là "dùng pháp luật để cai trị".

Thời cổ đại, thuyết "pháp trị" chủ trương ông vua (đứng trên và đứng ngoài pháp luật), dùng luật để cai trị.

"Pháp trị" trong một chế độ dân chủ, là làm cái gì cũng "chiếu theo luật mà làm". Người lãnh đạo dựa theo pháp luật để cai trị mà bản thân cũng bị pháp luật chi phối.

Vậy thì cụm từ "pháp quyền" của Việt Nam có ý nghĩa gì ?

"Pháp quyền" là một danh từ ghép, bất khả tách rời, hay là tổng hợp lại từ hai thuật từ "pháp" và "quyền ?

Không một tự điển, một "học giả" Việt Nam nào giải thích việc này.

Nếu "pháp quyền" là một danh từ ghép, không thể tách rời, thì ý nghĩa của nó (theo các từ điển Việt Nam trước 1975) là "juridiction" (Pháp) hay "jurisdiction" (Anh). Tức có nghĩa là "thẩm quyền xét xử".

Trung Quốc có cách dịch khá chính xác "juridiction" là "quản hạt quyền".

Thí dụ, một vụ án xảy ra ở Sài gòn thì chỉ cảnh sát ở Sài gòn mới có thẩm quyền xét xử. Hoặc một tai nạn do hai chiếc tàu mang quốc tịch nước ngoài nhưng xảy ra trên vùng lãnh hải của Việt Nam. Thì Việt Nam là phía có "pháp quyền - juridiction" để đảm nhiệm việc điều tra.

Nếu "pháp quyền" là một khái niệm mới do "dỉn’ cao cí tuệ" đẻ ra, thì "pháp" là gì và "quyền" là gì ?

Nếu dựa lên khái niệm nguồn (tiếng Pháp) là "Etat de Droit" thì "pháp" là "pháp luật" (droit).

Còn "quyền" thì là gì ?

Rõ ràng chữ "quyền" trong "pháp quyền" là dư thừa. Vấn đề là chữ "quyền" có ít nhứt là ba nghĩa, thứ nhứt là "quyền lực - pouvoir, power". Thứ hai "quyền" là "droit, right" (như nhân quyền). Thứ ba là "juridiction", tức quyền hạn được qui định bằng pháp luật.

Vậy các "dỉn’ cao cí tuệ" đưa chữ "quyền" vào để làm gì và với ý nghĩa nào ?

Trên quan điểm khoa học rõ ràng có sư "nhặp nhằng" về ngôn từ. Nhưng trên quan điểm "xã hội chủ nghĩa", dĩ bất biến ứng vạn biến", thì ai muốn hiểu sao hiểu, miễn là đảng nắm quyền.

"Pháp quyền" trở thành nhà nước dùng luật để cai trị nhưng quyền lực nằm trong tay đảng.

Thuật từ thứ hai (về luật) cần nói đó là chữ "đặc quyền".

Chữ "đặc" trong "đặc quyền", giống chữ "đặc" trong "đặc khu kinh tế - Special Economic Zones – SEZ".

Chữ "đặc" ở đây là "đặc biệt - special".

Nếu ta đối chiếu với cụm từ "vùng đặc quyền kinh tế - Exclusive Economic Zone - EEZ". Không lẽ "special" tương ứng với "exclusive" ?

Trung Quốc, Nhật, Đài loan, Nam Hàn (hay Việt NamCH trước kia)... đều dịch là "vùng độc quyền kinh tế".

Trên quan điểm công pháp quốc tế, hai khái niệm "độc quyền - droit exclusive, exclusive right" và "đặc quyền - droit special, special right" khác nhau một trời một vực.

Chỉ có một quốc gia độc lập có chủ quyền mới có "quyền" khẳng định được sự "độc quyền về kinh tế" trên một vùng biển (hay không gian), được xác định theo luật quốc tế. (Vùng EEZ biển của Việt Nam, theo luật định, là 200 hải lý, tính từ đường cơ bản).

Một quốc gia khác có thể được "đặc quyền khai thác" (vùng biển hay vùng không gian) đến từ một quốc gia có chủ quyền.

Khi sử dụng từ "vùng đặc quyền kinh tế" để dịch thuật từ "Exclusive Economic Zone - EEZ" thì Việt Nam có thể bị người ta bắt bẽ là đã nhìn nhận mình không có "chủ quyền" lãnh thổ từ đó phát sinh ra vùng biển EEZ.

Vậy "đặc quyền" của Việt Nam đến từ đâu ?

Dĩ nhiên đến từ Trung Quốc.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 26/11/2017

Quay lại trang chủ
Read 994 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)