Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

30/11/2017

Người Việt Nam nghĩ gì về lựa chọn của họ khi đi du học ?

Kỳ Lâm

Nguyễn, người nghiên cứu cách các quốc gia chuyển đổi sang nền dân chủ, coi Hoa Kỳ như một môi trường lý tưởng để theo đuổi chuyên môn của mình.

"Hoa Kỳ là quê hương của phần lớn của 100 tổ chức hàng đầu trên thế giới", Nguyễn, 28 tuổi, một giảng viên chính sách công tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, nói.

duhoc1

"Rosie" Nguyễn Nhung không quan tâm đến những gì Tổng thống Donald J. Trump nói.

"Những gì nhận được từ một cơ sở giáo dục Mỹ sẽ tốt cho sự nghiệp của tôi".

Nguyễn, người vừa mới bắt đầu học GRE (bài kiểm tra tiêu chuẩn được sử dụng trong việc xét điều kiện nhập học sau đại học (Master hoặc PhD) ở các chuyên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (trừ Y, Dược, Luật) tại Mỹ) với một giảng viên đồng nghiệp.

Nguyễn người có bằng thạc sỹ về chính sách công từ Đại học Bristol ở Anh và đã dạy tài chính công cho các quan chức chính phủ trong hơn một năm qua.

Chính phủ Việt Nam gần đây nhấn mạnh rằng tất cả các giảng viên cần có bằng tiến sĩ, tuy nhiên, kết quả là cắt giảm nghiêm trọng giờ giảng dạy của Nguyễn, và bây giờ cô đang tìm kiếm chương trình Tiến sĩ ở nước ngoài.

Nguyễn, người nghiên cứu cách các quốc gia chuyển đổi sang nền dân chủ, coi Hoa Kỳ như một môi trường lý tưởng để theo đuổi chuyên môn của mình.

Giới giàu mới nổi và xu hướng học bên ngoài

Hiện nay, ở các gia đình nông thôn và những người giàu mới nổi có sự quan tâm đến chi phí - và Canada, Úc hay Anh, Đức cũng như các trung tâm giáo dục khu vực như Singapore đang trong tầm ngắm.

Việt Nam là một thị trường đầy hứa hẹn về tuyển sinh giáo dục. Theo Viện Thống kê UNESCO, Việt Nam có 53.546 sinh viên ra nước ngoài vào năm 2015. Và số liệu từ StudentMarketing, cho thấy có thêm 5.257 sinh viên học ở nước ngoài ở cấp độ K-12 (nhận học sinh từ mẫu giáo tới lớp 12).

Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam đã đưa ra một bộ số liệu khác, tuy nhiên, nói rằng hơn 100.000 sinh viên ở nước ngoài - số liệu năm 2013, và hiện tại là 125.000.

Mặc dù có nhiều dữ liệu khác nhau, nhưng xu hướng giáo dục bên ngoài vẫn đang tăng. Theo IIE của Hoa Kỳ, 2015-2016 là năm thứ 16 liên tiếp Việt Nam đứng tóp quốc gia có số học sinh sang Hoa Kỳ.

Và, theo UNESCO, hai điểm đến hàng đầu của sinh viên Việt Nam là Mỹ, nơi có hơn 16.000 người học cấp giáo dục đại học vào năm 2015 (Bộ Thương mại Hoa Kỳ cung cấp con số ở mức 18.722), và Úc, nơi có nhiều hơn 12.000 người được ghi danh vào trường cao đẳng hoặc đại học.

Pháp đứng thứ 3 (khoảng 5.500 người), tiếp theo là Anh và Nhật, với sĩ số 4.000 và 5.000 sinh viên Việt Nam.

Nhóm tư vấn Boston, trong một báo cáo gần đây, liệt kê Việt Nam có "tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á". Báo cáo mô tả những người giàu mới nổi phân tán nhiều nơi trên dãy đất chữ S, thay vì tập trung tại các trung tâm đô thị như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội, theo quan điểm của Văn phòng Đối ngoại và Khối thịnh vượng chung Anh quốc.

Theo các phương tiện truyền thông, Việt Nam tìm cách nâng cao chất lượng giáo dục trong nước, tuy nhiên số lượng giảng viên đại học đủ năng lực không theo kịp tốc độ gia tăng chất lượng sinh viên hằng năm.

Ông Hiếu Đình Lê, Tổng giám đốc của Viện GAP , một chuyên gia tư vấn ở nước ngoài cho hay.

"Học sinh ở nông thôn bây giờ có thể tiếp cận được nhiều thông tin... Và chuẩn bị cho kỳ thi SAT, SAT II, [và] bài luận nhiều như ở các khu đô thị" anh nói.

Không có con số chính thức, Lê nói, nhưng Viện GAP tin rằng hơn một nửa số cha mẹ gửi con của họ ra nước ngoài là các doanh nhân ngành dịch vụ. 30% khác là nhân viên đến từ các công ty đa quốc gia và phần còn lại là các nhân viên chính phủ, ông Lê nói, cảnh báo rằng điều này dựa trên các dữ liệu của Viện GAP.

"Ở Mỹ đã có một cộng đồng người Việt mạnh mẽ"

Nguyễn có hồ sơ phù hợp, cha cô làm việc trong ngành công nghiệp dầu khí trong khi mẹ cô là kế toán trong văn phòng Chính phủ.

Ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tháng 11, các sinh viên quốc tế hiện tại và tương lai trên toàn thế giới đã giải phóng sự thất vọng của họ trước chiến thắng khó chịu của Trump.

Tại Việt Nam, việc tìm kiếm các chương trình của Hoa Kỳ trên Hotcourses - một cơ sở tìm kiếm nghiên cứu ở nước ngoài - đã giảm 7,3% trong bốn tháng trước và ngay sau cuộc bầu cử. Tìm kiếm các chương trình của Anh và Úc, trong khi đó, vẫn ổn định.

"Ngày nay, người Việt đi khắp nơi", giám đốc điều hành của Viện GAP khẳng định.

"Các vấn đề chính trị không phải là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu đối với người Việt Nam, mà là yếu tố tài chính", ông Lê nói thêm.

"Ở đó đã có một cộng đồng người Việt mạnh. Nhiều bậc cha mẹ muốn con cái của họ ở gần một số người thân hoặc thậm chí bạn bè của họ", anh nói.

Tuy nhiên, nghiên cứu của IDP đã chỉ ra rằng nhận thức của Việt Nam về Mỹ như một "môi trường an toàn" đã giảm trong những năm gần đây. Trong khi đó, Canada cung cấp giáo dục chất lượng cao lại nổi lên.

Dù vậy, các quy định về thị thực của Canada và Úc được coi là "ít có tính chào đón hơn", Varaporn Dhamcharee, giám đốc khu vực Đông Nam Á của IDP nói.

Ông Bùi Tùng, giảng viên của chương trình Executive MBA tại Trường Kinh doanh Shidler, Đại học Hawaii (Hoa Kỳ) nói rằng sinh viên Việt Nam có kỹ năng tiếng Anh tốt.

Tài chính vẫn là vấn đề ?

Tài chính vẫn là vấn đề then chốt đối với nhân khẩu học nông thôn.

"Năm gia đình sẽ hỗ trợ một đứa trẻ", Cooper nói, và thêm rằng "có nhiều tiền hơn" ở Việt Nam hơn số liệu thống kê chính thức. Cooper đánh giá thấp chi phí như một rào cản và nêu bật các sáng kiến mới của Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề tuyển sinh vào các trường cao đẳng cộng đồng, trước khi chuyển sang các trường đại học bốn năm.

Tuy nhiên, ông nói rằng hầu hết các gia đình muốn trả học phí không quá 20,000 USD mỗi năm. Lê lưu ý rằng một nửa số khách hàng của ông nhận được học bổng và các quỹ khác với giá trị trung bình là 40% trên tổng chi phí của họ.

Theo Lê, xu hướng này sẽ tiếp tục cho đến khi Việt Nam có một đại học nội địa nổi bật trong khu vực. Đại học Fulbright Việt Nam là một trong số đó.

"5 năm trước, sinh viên Việt Nam hiếm khi chọn Đức, Ý, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Hà Lan, Na Uy,..". Lê giải thích.

"Ngày nay, sinh viên Việt Nam đi khắp nơi".

Kỳ Lâm

Nguồn : Việt Nam Thời Báo, 30/11/2017

https://thepienews.com/analysis/international-students-in-vietnam-favour-us-but-for-how-long/

Quay lại trang chủ
Read 675 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)