Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

26/01/2018

Trở lại hiệp định CPTPP

Trương Nhân Tuấn

Báo chí Việt Nam có vẻ "lạnh lùng" với hiệp định TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), nay được đổi mới, gọi là CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). Không lẽ "sức nóng" của U23 lan tỏa, chiếm hết sự chú ý không chỉ của độc giả, mà còn ở các nhà báo, các chuyên gia kinh tế thượng thặng.

cptpp1

CPTPP bản chất vẫn là TPP với một số điều được thay đổi.

Theo BBC thì 11 nước vừa kết thúc đàm phán hiệp định và dự kiến tháng ba 2018 các bên sẽ ký kết.

Nhớ lại, khoảng tháng 11, tháng 12 năm 2016, khi nghe tin Mỹ sẽ rút ra khỏi TTP, báo chí  Việt Nam, trong ngoài nước rùm beng, với ý kiến của chuyên gia kinh tế, luật gia, nhà nghiên cứu… đủ thứ. Tất cả, không ngoại lệ, đều cho rằng hiệp định này xem như không còn hiệu lực. Mọi người đều dựa vào điều 30.5 của TTP để kết luận như vậy.

Bây giờ kiểm chứng lại, ta thấy các chuyên gia kinh tế, các luật gia, các nhà nghiên cứu  Việt Nam… tất cả đều nói sai. TPP vẫn "sống".

Mặc dầu được mang tên khác CPTPP, nhưng vụ "đổi tên" là do nguyên nhân một số điều khoản đã ghi trong TPP phải thảo luận lại, vì Mỹ đã rút ra. CPTPP bản chất vẫn là TPP với một số điều được thay đổi.

Dĩ nhiên trong vụ này tôi là "ngoại lệ". Kiểm chứng lại, tôi là người duy nhứt "đúng".

Các bài viết trên facebook của tôi ngày 2 và 3 tháng 12 năm 2016 là bằng chứng cho việc này.

Lúc đó có đôi ba người lên báo, lên đài phê bình rằng tôi viết sai.

Thật tức cười, đúng sai bây giờ đã rõ. Vấn đề là không ai lên tiếng đính chánh lại bài viết của mình. Những bài viết (dựa lên điều 30.5 TTP) âm thầm được rút xuống. Không tờ báo nào, không chuyên gia, học giả, luật sư… nào lên tiếng xin lỗi độc giả hay đính chính, nhìn nhận cái sai của mình. Nói chi tới việc xin lỗi.

Thì "người Việt Nam mình nó vậy". Trí thức không ngoại lệ !

Nhưng sự im lặng của các nhà báo, các chuyên gia kinh tế về hiệp định mới lại là một sai sót, không chỉ trên phương diện lương tâm nghề nghiệp.

Bởi vì, theo những gì ghi lại từ BBC (dẫn từ Thanh niên), ta thấy ý kiến của bộ trưởng bộ công thương Trần Tuấn Anh (đối với yêu sách của Mexico) là "có vấn đề".

Phía Mexico đã yêu cầu Việt Nam cải cách về quyền để người lao động đàm phán tập thể và thành lập công đoàn công sở.

Ông Tuấn Anh lập luận rằng với "trình độ của Việt Nam", cộng với quy trình làm luật của Việt Nam thì cần thời gian nhất định để thực thi các điều kiện này.

"Vấn đề" ở đây Việt Nam đã "nói ngược", một điều cấm kỵ trước luật quốc tế.

Ở TPP, Mỹ cũng có yêu sách về người lao động tương tự như Mexico. Việt Nam chấp nhận tất cả các yêu sách này.

Trên nguyên tắc thì Việt Nam không thể nói ngược lại.

Điều hết sức tệ hại, để biện minh cho yêu sách của mình, ông Tuấn Anh mặc nhiên cho rằng "trình độ" của người lao động Việt Nam "thấp" lắm.

Thật là tức cười ! Ngay cả "trình độ người lao động" cũng được nhà nước cộng sản Việt Nam sử dụng như là một "ưu điểm" để giành thắng lợi (để cai trị đám dân ngu).

Vậy thì 40 năm qua đảng cộng sản Việt Nam đã làm gì để người lao động có trình độ "thấp" như vậy ?

Mà đảng cộng sản Việt Nam đặt nền tảng trên "người lao động".

Phải chăng điều này đảng cộng sản Việt Nam cũng tự nhận họ là thành phần có trình độ thấp kém ?

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 26/01/2018

Quay lại trang chủ
Read 762 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)