Nhà báo Nguyễn Như Phong, tổng biên tập Petrotimes bị tước thẻ nhà báo và cách chức sau khi đăng tải trên tờ báo mình quản lý, một bài phỏng vấn từ tờ thoibao.de. Nội dung bài phỏng vấn xoay quanh việc thất thoát 3.200 tỷ ở PVC không phải do Trịnh Xuân Thanh gây ra, mà tại nguyên nhân khách quan của thị trường chứng khoán rớt giá và những yếu tố khác. Bài đăng lại của Nguyễn Như Phong vào đúng thời điểm hầu hết tất cả báo chí trong nước đang sục sôi quy kết Trịnh Xuân Thanh gây ra thiệt hại 3.200 tỷ đó.
Nhà báo Nguyễn Như Phong
Đích thân bộ trưởng truyền thông Trương Minh Tuấn chủ trì họp báo tuyên bố cách chức và tước thẻ nhà báo Nguyễn Như Phong.
Thế nhưng sau khi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đầu năm 2018 chế độ cộng sản Việt Nam đưa Thanh ra tòa án xét xử lại không hề nhắc đến vụ thất thoát 3.200 tỷ. Thay vào đó họ dựng lên các nhân chứng giả để kết tội Trịnh Xuân Thanh tham nhũng. Hòng mục đích bào chữa việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức với dư luận trong nước.
Tờ báo Petrotimes phục vụ cho tập đoàn dầu khí và được tập đoàn này nuôi dưỡng. Việc nhà báo Nguyễn Như Phong bênh vực cho những cán bộ của tập đoàn dầu khí như kiểu ăn cây nào, rào cây ấy là chuyện không có gì lạ, nhất là Như Phong ăn quá nhiều bổng lộc của tập đoàn dầu khí. Nhưng điều đáng nói hơn là trong lúc đích thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đầy quyền lực, đang chỉ đạo báo chí đổ lỗi vụ thất thoát 3.200 tỷ ở PVC lên đầu Trịnh Xuân Thanh, hàng loạt báo chí hăng hái lao theo, một mình Nguyễn Như Phong ngược đường biện minh là điều bất thường. Đương nhiên một kết cục ngược đường như thế sẽ đưa đến việc bị kỷ luật, cách chức là điều đương nhiên. Từng ấy năm lăn lộn trong nghề báo, Nguyễn Như Phong quá hiểu cái kết cục như thế nhưng ông ta vẫn làm.
Xét về góc độ lý thì đến giờ Nguyễn Như Phong đúng, vì các phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh không thấy nhắc gì đến tội gây thiệt hại 3.200 tỷ. Xét về góc độ quan hệ cá nhân, Nguyễn Như Phong có ăn có trả, không như đa số các nhà báo khác hôm nay ăn tiền, mai thấy sa cơ quay ngoắt sang chỉ trích để lập công, trường hợp nhà báo Trương Huy San trước ăn nhiều bổng lộc của Phước Tamexco, sau khi Phước bị bắt, chính Huy Đức tận dụng khai thác từ mối quan hệ trước đó với Phước để viết bài đánh Phước.
Trường hợp đối nghịch tiêu biểu nhất với Nguyễn Như Phong không phải chỉ là Huy Đức, mà ngang tầm hơn đó là Nguyễn Công Khế tổng biên tập tờ Thanh Niên trước kia, giờ là ông chủ đứng sau tờ Một Thế Giới.
Nhà báo Nguyễn Công Khế
Nói về độ lưu manh chính trị thì Nguyễn Công Khế đứng hàng đầu trong làng báo Việt Nam vượt xa những cái tên như Nguyễn Như Phong, Hồ Thu Hồng. Đám ma của mẹ Khế vào năm 2007 hầu hết tất cả các ủy viên Bộ chính trị hồi đó đều đến dự.
Khế người Quảng Nam, đương thời ông Nguyễn Văn Chi ủy viên bộ chính trị, trưởng ban kiểm tra trung ương nâng đỡ Khế rất nhiều, nhờ ông Chi mà Khế có thể tiếp xúc với nhiều các ủy viên bộ chính trị khác qua việc gửi những bài báo mà người ta vạch cái sai của vị ủy viên bộ chính trị đó đến tận tay người bị vạch, để vị đó chủ động đối phó. Nguyễn Công Khế đã nhận con của Chi là Nguyễn Xuân Anh về làm ở báo Thanh Niên và qua đó khoe mẽ mình thân với nhà ông Chi như thế nào.
Khi Xuân Anh làm bí thư Đà Nẵng, Khế nhận rất nhiều tiền từ vây cánh của Xuân Anh để phục vụ nhóm Xuân Anh. Nhưng nhóm Xuân Anh bị Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hòa Bình tiêu diệt, thấy vậy Nguyễn Công Khế quay sang hùa theo tấn công khi nhóm Xuân Anh đã hoàn toàn thất thế. Đã thế, Khế còn cặp kè với đối thủ của Xuân Anh là Huỳnh Đức Thơ, đi đâu cũng giới thiệu là anh em kết nghĩa, thân thiết như trước kia từng giới thiệu về Xuân Anh như vậy.
Gần đây theo yêu cầu của Huỳnh Đức Thơ muốn Khế tăng cường đánh mạnh tiếp tục vào nhóm Vũ Nhôm, để dư luận tập trung vào Vũ Nhôm và Nguyễn Xuân Anh, quên đi những sai phạm tày trời mà Thơ đã gây ra, cũng như tiếp sức cho Nguyễn Xuân Phúc và Trương Quang Nghĩa cướp đoạt nốt những dự án và tài sản của Vũ Nhôm còn lại.
Để thực hiện yêu cầu của Huỳnh Đức Thơ, Nguyễn Công Khế đã chỉ đạo Sánh (tức Hoàng Hải Vân), một đệ tử ruột của Khế, đưa tin, bài khích động dư luận tạo áp lực để tiêu diệt cho nhóm Nguyễn Xuân Anh, Vũ Nhôm chết hẳn. Đồng thời thêm mục đích nữa là hạ bệ hình tượng Nguyễn Bá Thanh trong lòng người dân Đà Nẵng theo nhu cầu cá nhân của Nguyễn Xuân Phúc.
Nguyễn Như Phong hay Nguyễn Công Khế đều là những loại nhà báo biến chất, bọn bồi bút phục vụ cho các nhóm lợi ích khác nhau trong đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng dù sao về góc độ nào đó trong bản chất con người, thì Nguyễn Như Phong còn thua xa Khế về độ trở mặt, lật lọng, phản trắc.
Dư luận cần phải đặt dấu hỏi, một nhà báo như Nguyễn Công Khế tiền đâu ra để làm chủ một khu nghỉ dưỡng rộng đến 30 héc ta và trị giá hàng trăm tỷ tại Ninh Thuận. Nếu số tiền này là do Khế vay của ngân hàng, câu hỏi tiếp rằng trên tư cách gì mà Khế dễ dàng vay hàng trăm tỷ như mượn giấy in báo như vậy, tại sao tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng tên bảo lãnh cho nhà báo Nguyễn Công Khế vay số tiền này ?
Lợi dụng nghề báo để đâm thuê chém mướn, phục vụ mưu đồ lợi ích cho cá nhân. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng như nhiều đại gia, quan chức khác luôn có những chỗ yếu lo sợ báo chí khai thác, Nguyễn Công Khế lợi dụng nghề nghiệp của mình đã nhờ vả, thực chất là tống tiền những đại gia, quan chức để thu về khối gia sản khổng lồ mà những ai đến viếng đám ma mẹ Khế đều phải giật mình với tài sản mà Khế sở hữu. Một nhà báo, một tổng biên tập có hàng trăm tỷ như Nguyễn Công Khế chuyện dính đến những lợi ích nhóm là điều đương nhiên.
Nguyễn Công Khế dùng báo chí để tống tiền, đánh thuê, y cũng dùng báo chí tổ chức những cuộc thi hoa hậu và giao hẹn cho những cô gái nào muốn được giải phải phục vụ những ông lớn đỡ đầu cho Khế. Gái đẹp và hồ sơ mật cùng với những chiêu trò chính trị, đã đưa một kẻ lưu manh như Nguyễn Công Khế thành một siêu quyền lực trong làng báo chí Việt Nam, một làng báo vốn dĩ đã đầy sự khốn nạn.
Người Buôn Gió
Nguồn : nguoibuongio1972, 02/02/2018