Một số liệu do Bộ Giáo dục và đào tạo vừa đưa ra, trong một năm học, toàn quốc xảy ra 1.600 vụ học sinh đánh nhau ; 1 học sinh đánh nhau/5.200 học sinh ; 1 em bị buộc thôi học/11.000 học sinh ; cứ 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau. Theo Tiến sĩ Trần Thành Nam, trường Đại học quốc gia Hà Nội cho biết, bạo lực có bạo lực lời nói, bạo lực hành vi. Bạo hành hiện diện hầu hết từ các cấp học, từ mẫu giáo lên đến Đại học.
Bạo hành hiện diện hầu hết từ các cấp học, từ mẫu giáo lên đến Đại học.
Trong một chia sẻ gần đây nhất trên mạng xã hội, có đề cập đến một Facebooker trẻ tuổi là Nguyễn Võ Hoàng Khang, người trong một sự kiện về ngày 30/04 đã đặt vấn đề 'tắm máu thành phần chống đối'.
Ý nghĩ của Facebooker trẻ tuổi, đồng thời là đoàn viên này gợi nhớ đến nhiều những đoàn viên trẻ tuổi thời kỳ Ponpol. Cái thời kỳ hàng triệu người bị cưỡng bức ra khỏi các thành phố để về nông thôn làm việc tại công xã ; và trẻ em bị cách ly ra khỏi 'cha mẹ' và biến thành những người lính khát máu với khẩu súng AK47 trên tay.
Câu chuyện đòi tắm máu của cậu đoàn viên trẻ sinh ra trong cái thời điểm mà chuyên chính vô sản đã lùi xa ngót ngét gần nửa thế kỷ là điều đáng suy ngẫm, vì bản chất của sự tàn bạo đó đến từ sự tác động liên tục của những luận điểm khát máu và bất ổn nhất về mặt ý thức khách quan. Nó không khác gì trường hợp một thanh niên trước đấy, cũng đòi đòi nổ bom khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa vì khắc tên 74 người lính Việt Nam Cộng Hòa.
'Phản động' với các em là những gì trái với Nhà nước, thậm chí lên tiếng đối với các hành vi của nhà nước cũng là 'phản động', và như thế nghiễm nhiên sẽ phải cần 'làm cỏ'.
Ai sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề này, sự khoét sâu ý niệm phi nhân đạo này, sự thiếu bao dung và khả năng tiếp nhận một giá trị nhân từ của con người này ? Đó có thể đi từ chuyện những phần từ cực đoan, những nhóm cực đoan được dung dưỡng bởi những cá nhân hoặc tổ chức thuộc về Nhà nước.
Từ 'Tác chiến điện tử' cho đến 'Thanh niên Việt Nam', từ "Chống phản động' cho đến 'Chiến sĩ chống phản động'... Tất thảy dung dưỡng sự căm thù, máu, và tư tưởng san bằng tất cả những ý niệm bất đồng chính kiến.
Rõ ràng, sự dung dưỡng những nhóm như thế nào chính là tạo cơ sở cho bất ổn trong tương lai như người viết đã nhiều lần đề cập. Nhưng rõ ràng, trong mắt những người dung dưỡng, vì nó có giá trị 'chống phản động' mang tính tuyệt đối, nên nó vẫn được phép tồn tại và được phép trở thành những 'biệt kích' giết người bằng ngôn ngữ lẫn hành vi. Và mở rộng nhóm hội này rộng lẫn thực tế đến mức sẽ đưa ra thành Hội cờ đỏ - tập trung tại các địa bàn trọng điểm như Nghệ - Tĩnh hay Sài Gòn,... Và đâu đó ở hình ảnh chung nhất, là sự rập khuôn về ý thức và tuyệt đối của lòng thù hận.
Tương lai của nhà nước này phụ thuộc nhiều vào cách nhà nước vận hành ra sao trong luồng thông tin đa chiều, chứ không phải là sự áp đặt một chiều. Và nếu như các hành vi hay ngôn ngữ của các hội đoàn, nhóm,... 'đỏ rực lòng thù hận' đó tiếp tục không bị suy xét một cách về tính nguy hại thì sẽ đến một lúc, loạn xã hội sẽ gây ra, bởi những sát nhân hay yếu tố làm suy yếu xã hội xuất phát từ sự thiếu kiềm chế trong các cá nhân, tổ chức cực đoan nêu trên.
'Nhân chi sơ, tính bổn thiện' cuối cùng cũng chỉ là một giá trị ảo khi một thể chế muốn phủ bóng đất nước bằng một ý chí tuyệt đối được răn đe bằng nắm đấm và hành vi bạo lực.
Và do đó, nạn nhân là cả hai phía, người bị sử dụng làm công cụ nắm đấm một cách vô thức, và người bị áp dụng nắm đấm đó.
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 13/05/2018