Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

20/02/2017

Đến bao giờ thì án oan, sai mới không còn là vùng xám trong hoạt động tố tụng ?

Xuân Dương

Một khi "nhóm lợi ích" bao gồm đầy đủ "bộ tứ" thì cuộc chiến đòi công lý của người dân có bao nhiêu phần trăm thắng lợi ?

anoan1

Những vụ án oan cho thấy hoạt động tố tụng có nhiều vấn đề cần phải bàn luận.

Phát biểu tại buổi làm việc với các cơ quan thi hành án thuộc các bộ : Công an, Quốc phòng, Tư pháp ngày 17/2/2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu :

"Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đề cao tinh thần "Thượng tôn pháp luật", bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo đảm hoạt động thi hành án cả về hình sự, dân sự, hành chính chính xác, khách quan, đúng pháp luật, tích cực góp phần phòng, chống tội phạm...".

Thi hành án là khâu cuối cùng trong chuỗi hoạt động tư pháp : "khởi tố điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án" vì thế việc thi hành án không thể tách rời các khâu khởi tố, truy tố và xử án.

Nếu việc điều tra, ra cáo trạng và xử án được tiến hành nghiêm minh thì việc thi hành án sẽ không có nhiều khó khăn, ngược lại sẽ dẫn đến việc kêu oan, việc phải hủy bản án đã có hiệu lực thi hành và tiến hành điều tra lại. 

Những vụ án oan đối với các công dân Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, và gần đây là vụ án nghi oan "chìm tàu Cần Giờ khiến 9 người chết" liên quan đến ông Vũ Văn Đảo - Giám đốc công ty Công nghệ Việt - Séc cho thấy hoạt động tố tụng có nhiều vấn đề cần phải bàn luận.

Trong khuôn khổ bài viết, chỉ xin nêu một số sự kiện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 18/12/2014, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, Công an Thành phố Hồ Chí Minh,… về tình hình oan, sai và việc bồi thường oan trong hoạt động tố tụng hình sự.

Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh (Plo.vn) tường thuật buổi giám sát như sau :

"Báo cáo trước đoàn, lãnh đạo Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết từ năm 2011 đến nay, ngành tòa án thành phố không kết tội oan trường hợp nào…

Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong ba năm qua không trường hợp nào yêu cầu cơ quan này bồi thường oan".

Về phía Viện Kiểm sát thành phố, chỉ có ba trường hợp phải bồi thường oan sai nhưng "trong ba trường hợp này không có trường hợp nào những người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự để xảy ra oan, sai phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền bồi thường oan" [1].

Cứ theo báo cáo đã trình bày thì hoạt động tư pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt đến độ trong sạch gần như tuyệt đối, dù khắt khe đến mấy, khó tính đến mấy thì đoàn giám sát của Quốc hội cũng không có gì phải phàn nàn ?

Thế nhưng có một điều "bé bằng cái móng tay" mà không để ý thì không thể nhận thấy, đó là đại diện Viện Kiểm sát nhân dân đã nói thay cho cả Tòa án và Điều tra, rằng "không có trường hợp nào những người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự để xảy ra oan, sai" ?

Hiểu đúng bản chất câu nói này có nghĩa là nếu có oan sai thì đều do cấp dưới, do nhân viên chứ không phải do người "có thẩm quyền". 

Nếu thế thì khi có oan sai chỉ có thể kỷ luật cấp dưới chứ cấp trên hoàn toàn trong sạch ?

Khi cả ba cơ quan tham gia tố tụng đều "hòa âm, phối khí" ăn ý như vậy thì đương nhiên bản giao hưởng "oan, sai" sẽ chỉ là sự tưởng tượng của người dân, và các cơ quan tham gia tố tụng mới chính là đối tượng bị "oan, sai" bởi dư luận cứ "đổ thừa" cho các cơ quan này làm oan người vô tội ?

Vậy dư luận "đổ thừa" như thế nào ? 

Riêng với bên Điều tra, Báo Plo.vn thống kê :

"Có năm trường hợp bị khởi tố tạm giam, sau đó chuyển xử lý hành chính do hành vi không cấu thành tội phạm. Có hai vụ đình chỉ điều tra do không có sự việc phạm tội.

Có 22 bị can được đình chỉ điều tra do hành vi không cấu thành tội phạm. Có tám bị can được đình chỉ điều tra do hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện hành vi phạm tội.

Có 59 bị can được đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 1, khoản 2 Điều 25 Bộ Luật hình sự…" [1].

Cộng sơ sơ là gần trăm trường hợp phải đình chỉ điều tra do người dân không phạm tội, do kết tội sai hoặc do hết thời hạn điều tra mà không… điều tra được.

Liệu bên Kiểm sát có bị "đổ thừa" hay không ? Trả lời câu hỏi này chỉ cần đọc loạt mấy chục bài báo trên Giaoduc.net.vn, Vietnamnet.vn,… liên quan đến vụ án Nguyễn Thị Bạch Tuyết tại Thành phố Hồ Chí Minh. 

Trong số các bài viết, bài "Xem xét tư cách Đại biểu Quốc hội – liệu chỉ có một người ?" hiện vẫn được lưu trên nhiều trang báo.

Nếu Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công tâm, làm hết trách nhiệm thì không có chuyện Hội đồng xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định hủy bản án sơ thẩm, yêu cầu điều tra lại vụ án Nguyễn Thị Bạch Tuyết và tiến hành thủ tục khởi tố đối tượng người nước ngoài Yee Lip Chee là chủ mưu vụ án ngay tại tòa.

Vụ án này liên quan trực tiếp đến đến trách nhiệm của ông Dương Ngọc Hải, Đại biểu quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (chúng tôi sẽ phân tích sự liên quan và trách nhiệm của ông này trong các số báo tới).

Kể từ sau khi có buổi báo cáo "tuyệt vời" trước đoàn giám sát của Quốc hội năm 2014, tình hình án oan, sai tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào ?

Thông tin trên báo chí cho thấy, vụ án oan thứ 3 trên địa bản huyện Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh) sau hai vụ "Cà phê Xin Chào" và vụ "Lều vịt" vừa được kết luận, đó là vụ buôn bán máy phát điện liên quan đến ông Nguyễn Văn Thành, ngụ tại quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh. 

Ngày 10/2/2017, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử giám đốc đã tuyên hủy cả hai bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh và phúc thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời đình chỉ vụ án.

Kết luận cuối cùng Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao là ông Nguyễn Văn Thành không phạm tội kinh doanh trái phép [3].

Chỉ trong vòng một năm (2016-2017), chỉ trên địa bàn một huyện (Bình Chánh) đã phải đình chỉ ba vụ án oan đối với công dân là ít hay nhiều ?

Cũng tại Bình Chánh, báo chí còn nêu một vụ án hy hữu khác gọi là "vụ án ba không" được Tòa án nhân dân Bình Chánh đưa ra xét xử vào tháng 9 năm 2014.

Phiên tòa được tiến hành xét xử và kết án khi "không có bị cáo, không người liên quan, không người làm chứng" [4] ?

Thế nhưng dù là "phiên tòa 3 không", Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh vẫn kết tội và tuyên án sáu tháng tù (cho hưởng án treo) đối với ông Văn Công Bình (một người bị cụt cả hai chân) vì ông Văn Công Bình phạm tội "đánh người thi hành công vụ (là một chiến sĩ công an)".

Một trong những nguyên nhân về án oan sai được tổng kết trong bài : "Nhìn từ các vụ án oan : Sai sót đều bắt nguồn từ nhục hình, bức cung" đăng trên Vov.vn ngày 13/8/2016 [5].

Tuy nhiên, đối chiếu với các vụ án nêu trên ở huyện Bình Chánh thì vấn đề lại không phải như vậy, trong các vụ án này không xảy ra chuyện bức cung, nhục hình nhưng vì sao vẫn oan sai ?

Có thể chỉ ra một số nguyên nhân khác liên quan đến tình trạng này :

Thứ nhất : người thừa hành công vụ trình độ nghiệp vụ yếu kém, nhận thức pháp luật có vấn đề, điều này đã được minh chứng bởi sự thừa nhận của một cựu đại tá - ông Nguyễn Văn Quý (nguyên Trưởng Công an huyện Bình Chánh), rằng :

"Sau khi nhận được quyết định tạm đình chỉ công tác, tôi nhận thấy cần có nhiều điều phải rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc.

Những sai sót của mình trong các vụ án chỉ là do nhận thức sai về quy định pháp luật, không có động cơ cá nhân".

Có thật do "nhận thức sai về quy định pháp luật" mà chỉ trong một thời gian ngắn, địa bàn công an Bình Chánh quản lý dưới sự lãnh đạo của ông Quý liên tục xảy ra án oan, sai ?

Vậy làm thế nào một người liên tục "nhận thức sai về quy định pháp luật", liên tục thực hiện các vụ án oan, sai lại có thể trở thành sĩ quan cao cấp trong ngành, đứng đầu lực lượng công an một huyện lớn trên địa bàn thành phố quan trọng bậc nhất cả nước chỉ sau thủ đô Hà Nội ?

Vấn đề không còn là của một cá nhân (theo ngành dọc) mà là của cả hệ thống chính trị địa phương.

Không thể không đặt câu hỏi về vai trò của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân cấp huyện, của các cơ quan thanh tra, kiểm tra và các tổ chức quần chúng, đặc biệt là Mặt trận tổ quốc.

Liệu có thể khẳng định trong suốt thời gian xảy ra các vụ án oan, sai, không có tiếng kêu cứu của người dân, tất cả các đối tượng bị oan sai trong các vụ án đã nêu đều "giữ quyền im lặng" mà không đề đạt ý kiến với người hoặc cơ quan lãnh đạo địa phương ?

Sự việc xảy ra có hệ thống như vậy chỉ có thể xuất phát từ sự liên kết của một số người mà ta quen gọi là "nhóm lợi ích", bắt đầu từ khâu đề bạt cán bộ (thiếu năng lực), tiếp đến là chỉ đạo, thực thi pháp luật. 

Một khi "nhóm lợi ích" bao gồm đầy đủ "bộ tứ" thì cuộc chiến đòi công lý của người dân có bao nhiêu phần trăm thắng lợi ?

Khi một người được giao nhiệm vụ bảo vệ pháp luật - như ông nguyên đại tá Quý - tự nhận mình "nhận thức sai về quy định pháp luật" thì không loại trừ sẽ có người làm lãnh đạo "nhận thức sai về vai trò lãnh đạo" hay người làm công tác quần chúng "nhận thức sai về vai trò của quần chúng"… ?

"Nhận thức sai về vai trò lãnh đạo" sẽ làm mất uy tín "lãnh đạo", còn "nhận thức sai về vai trò quần chúng" sẽ làm "mất quần chúng". 

Nhận thức sai vai trò được giao chính là cách tự "đánh mất mình", đó cũng chính là nguy cơ "tự diễn biến, tự chuyển hóa" mà Trung ương đã khẳng định.

Thứ hai : nguyên nhân thứ hai của oan sai là sự thoái hóa, biến chất của một số cán bộ, công chức tham gia quá trình tố tụng, bắt đầu từ khâu khởi tố vụ án, điều tra, ban hành cáo trạng cho đến khâu xét xử tại tòa.

Vụ án chìm ca nô tại vùng biển Cần Giờ đã được công an Thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng hoàn tất điều tra và Viện Kiểm sát nhân dân thành phố quyết định truy tố chỉ vì tổn thất nhân mạng quá lớn và phải có ai đó chịu trách nhiệm ?

Tuy nhiên dư luận xã hội, bao gồm các luật sư, các phương tiện truyền thông đều cho rằng cả hai cơ quan Điều tra và Kiểm sát đã mắc những lỗi không thể chấp nhận. 

Bài viết trên báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam nhận định : "Dư luận không bắt lỗi nặng về hành vi làm sai, mà việc sửa sai như thế nào để lần sau không mắc phải mới là vấn đề quan trọng. 

Đối với vụ việc này, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nên đình chỉ vụ án và tổ chức xin lỗi, bồi thường oan cho ông Đảo và ông Quyết theo quy định của pháp luật sẽ lấy lại uy tín và lòng tin của nhân dân cả nước nói chung, và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng" [6].

Không chỉ dư luận xã hội mà ngay cả chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng chưa được cơ quan tố tụng Thành phố Hồ Chí Minh tôn trọng. 

Vov.vn ngày 19/12/2016 trong bài "Thủ tướng yêu cầu báo cáo về vụ án Chìm ca nô ở huyện Cần Giờ" viết :

"Nhiều đơn thư kiến nghị của các tổ chức, của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các bộ ngành… gửi đến cơ quan tố tụng Trung ương, cơ quan tố tụng của Thành phố Hồ Chí Minh đốc thúc giải quyết vụ án dựa trên cơ sở pháp luật nhưng đến nay tất cả ý kiến trên vẫn chìm trong im lặng".

Có lỗi không dám nhận, cố tình dây dưa kéo dài để hành dân, phớt lờ cả chỉ đạo của cấp trên, phải chăng đó là tiêu chuẩn đạo đức của người thừa hành công vụ ?

Thứ ba : vấn đề "thượng tôn pháp luật".

Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự đều nêu nguyên tắc : "Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật". 

Tuy nhiên, nguyên tắc hiến định và luật định này trước đây và hiện nay vẫn còn nhiều biểu hiện vi phạm.

"Đâu đó có hiện tượng xâm phạm vào hoạt động tư pháp xét xử của Hội đồng xét xử bằng nhiều cách thức tác động vào kết quả diễn biến tại phiên tòa, áp đặt lên phần phán quyết của Hội đồng xét xử… 

Còn có những chỉ đạo về đường lối xét xử, nghĩa là đã được ấn định trước là có tội hay không có tội, thậm chí xử án treo hay án giam, xử tù với thời gian bao lâu, thậm chí xử tù có thời hạn hay không thời hạn, tử hình hay không tử hình" [7].

Trong bốn nguyên nhân gây nên oan sai, có ba nguyên nhân liên quan đến công chức được giao nhiệm vụ tham gia tố tụng : "bức cung, nhục hình ; trình độ chuyên môn ; tư cách đạo đức". 

Nguyên nhân thứ tư thuộc về thể chế, về cách thức can thiệp quá trình tố tụng của một số cá nhân, tổ chức (chính quyền, đoàn thể), nổi bật là một cơ cấu mà chính các các cơ quan bảo vệ pháp luật gọi là "liên ngành tư pháp".

Chính vì cả ba ngành Điều tra, Kiểm sát và Tòa án đều có chung khẳng định "không có oan sai" (như báo cáo với đoàn giám sát của Quốc hội năm 2014) nên "oan sai" mới có đất sống, mới trở thành nỗi ám ảnh người dân khi có việc liên quan đến pháp luật.

Số lượng các vụ án oan, sai tại Bình Chánh vừa bị phát hiện liệu đã chấm dứt hay chỉ là phần nổi của tảng băng chìm ?

Các quận huyện khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung có giống như Bình Chánh ?

Đến bao giờ thì án oan, sai mới không còn là vùng xám trong hoạt động tố tụng của các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam, trả lời câu hỏi này chỉ có thể là chính những người trong cuộc.

Xuân Dương

Nguồn : GDVN, 20/02/2017

Tài liệu tham khảo :

[1] http://plo.vn/thoi-su/hang-chuc-vu-sau-khi-khoi-to-phai-dinh-chi-517191.html

[3] http://plo.vn/phap-luat/binh-chanh-lai-co-them-an-oan-duoc-dinh-chi-682088.html

[4] http://plo.vn/phap-luat/them-mot-nghi-an-oan-la-ky-o-binh-chanh-660368.html

[5] http://vov.vn/phap-luat/nhin-tu-cac-vu-an-oan-sai-sot-deu-bat-nguon-tu-nhuc-hinh-buc-cung-539873.vov

[6] http://vov.vn/vu-an/thu-tuong-yeu-cau-bao-cao-ve-vu-an-chim-ca-no-o-huyen-can-gio-578614.vov

[7] http://infonet.vn/tu-vu-an-oan-ong-nen-con-bao-cao-an-an-bo-tui-hop-3-nganh-van-oan-sai-post185905.info

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Xuân Dương
Read 880 times

1 comment

  • Comment Link williams dimanche, 14 mai 2017 06:17 posted by williams

    ÁN OAN - Nỗi niềm Công ty CP Williams Việt Nam và các Nhà Đầu Tư, Hình sự hoá quan hệ kinh tế

    SỰ THẬT BỊ CHE GIẤU ĐƯỢC PHƠI BÀY SAU 18 THÁNG TIẾN HÀNH TỐ TỤNG.
    Những nguy cơ và hệ luỵ mà các Doanh nghiệp Việt Nam lo sợ nhất khi bị Cơ quan điều tra BÓP MÉO SỰ THẬT, áp đặt quan điểm cá nhân, NGỒI LÊN TRÊN PHÁP LUẬT.
    Để có thành tích người ta có thể nhắm mắt làm bừa bất chấp việc gây ra OAN SAI cho người vô tội.

    Với quan điểm xây dựng một xã hội công bằng cho bạn, cho tôi, cho mọi người. HÃY CÙNG CHUNG TAY CHIA SẺ ĐẾN CỘNG ĐỒNG, để không còn những tiếng kêu than, tiếng thở dài do bị hàm oan gây nên.

    Chúng tôi Luật Sư Nguyễn Văn Hà, Luật sư Trần Văn Đức và các cộng sự những người tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Trịnh Anh Minh- người đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC46) khởi tố điều tra can tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 245; quyết địnhh khởi tố Bị can số 582 ngày 27/10/2015. Sau 18 tháng tiến hành tố tụng Cơ quan CSĐT kết luận có đủ căn cứ để chuyển hồ sơ truy tố Trịnh Anh Minh theo quy định của pháp luật.

    Nhưng sự thật khách quan của vụ việc đã không được tôn trọng. Những người tiến hành tố tụng đã cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án, bóp méo sự thật gây oan sai cho Trịnh Anh Minh.
    Là Bị can trong vụ án, là người hiểu rõ bản chất của sự việc; nhận thấy quan điểm áp đặt của Điều tra viên bóp méo sự thật, Trịnh Anh Minh đã làm đơn kiến nghị xem xét lại quy trình tiến hành tố tụng, quá trình tiến hành tố tụng nhằm làm sáng tỏ sự việc.
    Để cơ quan tiến hành tố tụng hiểu đúng bản chất của quan hệ kinh tế ngay thẳng của Công ty CP Williams Việt Nam với Nhà đầu tư, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong vụ việc, ĐỂ KHÔNG LÀM OAN NGƯỜI VÔ TỘI dưới đây là trình bầy quan điểm của Trịnh Anh Minh trích theo Đơn kiến nghị :
    ĐƠN KIẾN NGHỊ

    V/v : Xem xét đánh giá một cách khách quan toàn diện và đầy đủ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 245 và kết quả điều tra tại bản Kết luận số 404/PC46/Đ10 và bản kết luận điều tra bổ sung sô 20 KLĐTBS/ PC46 - Đ10 theo đúng tinh thần cải cách tư pháp và nghị quyết trung ương lV đã đề ra.
    Kính gửi:

    - Ông Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân dân Thành Phố Hà Nội.

    - Ông Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội.
    Tôi là : Trịnh Anh Minh, sinh năm 1984. Nơi ĐKHKTT: P1401 nhà N2E Trung Hoà, Nhân Chính, Thanh Xuân, TP Hà Nội.

    Là Bị can trong vụ án Trịnh Anh Minh can tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quyết định khởi tố vụ án hình sự số 245, quyết định khởi tố bị can số 582 ngày 27/10/2015 của Cơ quan CSĐT- Công an TP Hà Nội. Tôi làm đơn kiến nghị này để giải trình lại toàn bộ sự thật khách quan của vụ việc mà bản thân Tôi đã và đang trở thành nạn nhân của một KỊCH BẢN LÀM SAI LỆCH HỒ SƠ VỤ ÁN do Điều tra viên thụ lý vụ án - Đỗ Đức Nghĩa, Nguyễn Hùng Cường là tác giả gây cho tôi nhiều thiệt hại và CÓ DẤU HIỆU LÀM OAN NGƯỜI VÔ TỘI. Nội dung sự việc như sau:

    Công ty CP Williams Việt Nam được thành lập năm 2013, thay đổi giấy phép kinh doanh vào ngày 10/12/2014. Theo đúng quy định của pháp luật - Điều 504 luật doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật là Trịnh Anh Minh - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Williams Việt Nam hoạt động theo đúng quy định của pháp luật chưa xảy ra bất kỳ một vi phạm nào để bị phạt hành chính hay bị thanh tra, kiểm tra. Cho đến ngày 19/10/2015 tổ công tác của Phòng cảnh sát kinh tế - Công an TP Hà Nội phối hợp với tổ công tác của Phòng an ninh tài chính tiền tệ - Công an TP Hà Nội đến Công ty CP Williams Việt Nam, địa chỉ 212 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội lập biên bản thu giữ 02 phiếu thu và 02 Hợp đồng uỷ thác đầu tư số 492/WF12A - MSHĐ : A2 LTG78 ngày 19/10/2015; Hợp đồng uỷ thác đầu tư số 088/WF12B - MSHĐ : A2LTG78 ( 02 phiếu thu và 02 Hợp đồng uỷ thác đầu tư kể trên không trái quy định của pháp luật).
    Sau khi lập biên bản thu giữ, Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội đã tiến hành khám xét tại các địa điểm:

    1. Trụ sở Công ty CP Williams Việt Nam, địa chỉ : Số 212 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

    2. Nơi ở của Trịnh Anh Minh - Chủ tịch HĐQT, địa chỉ : Số 2, ngõ 90 Nguỵ Như Koon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    3. Chỗ ở của Vi Văn Toàn - Trưởng ban tài chính của Công ty tại địa chỉ : R4, phòng 3212, Royal City, 72 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

    VIỆC TIẾN HÀNH KHÁM XÉT NÀY LÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT, không có sự chứng kiến của Tôi ( Trịnh Anh Minh) - người đại diện theo pháp luật của Công Ty ( theo quy định của Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự khám xét trụ sở Công ty phải có sự chứng kiến của người đại diện theo pháp luật của Công ty). Cho đến ngày 27/10/2015 Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội mới có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; NHƯ VẬY VIỆC KHÁM XÉT DIỄN RA TRƯỚC KHI KHỞI TỐ VỤ ÁN LÀ VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ, không có sự chứng kiến của Tôi( Trịnh Anh Minh), mọi mất mát tài sản, tài liệu của Công ty ĐIỀU TRA VIÊN PHẢI CHỊU HOÀN TOÀN TRÁCH NHIỆM TRƯỚC PHÁP LUẬT. Việc này thể hiện những sai phạm ngay từ ban đầu tiến hành vụ án.

    Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 245; và quyết định khởi tố bị can 582 là KHÔNG CÓ ĐỦ CĂN CỨ VỮNG CHẮC theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhưng Điều tra viên vẫn cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án, che giấu sự thật dẫn đến việc Việt Kiểm Sát nhân dân TP Hà Nội ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án.
    Theo quy định của pháp luật tội " Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" được cấu thành bởi 2 hành vi; hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt. Tội danh cấu thành khi có hành vi chiếm đoạt xảy ra. Để diễn giải cho hành vi gian dối Điều tra viên cố tình CẮT KHÚC TÌNH TIẾT, LẬP LỜ giữa việc huy động vốn của Cổ đông, huy động vốn theo phương án kinh doanh thành chức năng huy động vốn, một ngành nghề kinh doanh. Việc ĐTV quy kết Trịnh Anh Minh đã gian dối chỉ đạo nhân viên truyền đạt đến Nhà đầu tư là Công ty CP Williams Việt Nam sử dụng tiền của Nhà đầu tư gửi để kinh doanh nhiều linh vực thu lợi nhuận cao: Nhà hàng, quán Karaoke KTV số 212 Nguyễn Trãi; Cửa hàng điện thoại Apple House 47 Lý Thường Kiệt, TP Hà Nội; Nhà hàng 36 Trần Thái Tông, Hà Nội; Cửa hàng đồng hồ số 1 Nguyễn Gia Thiều, 65 Mai Hắc Đế, TP Hà Nội; Công ty AllFreelife tại 339 Nguyễn Khang, TP Hà Nội, mua lại các khoản nợ xấu, kinh doanh bất động sản... để Nhà đầu tư có niềm tin gửi tiền. SỰ THẬT KHÁCH QUAN ĐƯỢC XÁC MINH trong suốt quá trình tố tụng kéo dài 18 tháng DO CQĐT XÁC MINH KẾT LUẬN: Công ty CP Williams Việt Nam CÓ ĐẦU TƯ VÀO CÁC LĨNH VỰC KỂ TRÊN được thể hiện tại Bản kết luận điều tra số 404/PC46 - Đ10 và Bản kết luận điều tra bổ sung số 20 KLĐTBS/PC46 - Đ10 không phải là sự gian dối như ý chủ quan áp đặt của ĐTV khi lập báo cáo đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố.

    Kết quả xác minh tại bản kết luận điều tra, kết luận điều tra bổ sung cho thấy KHÔNG CÓ HÀNH VI GIAN DỐI.

    Các Nhà đầu tư được nghe phương án kinh doanh, đàm phán thoả thuận tự nguyện đầu tư vào Công ty CP Williams Việt Nam đều là những người có đủ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật, có đủ năng lực hành vi dân sự tại thời điểm ký kết Hợp đồng uỷ thác đầu tư, không bị ép buộc hay đe doạ để ký vào HĐ uỷ thác đầu tư. Các Nhà đầu tư chuyển tiền đầu tư căn cứ theo Hợp đồng, thoả thuận chuyển tiền đầu tư vào Công ty CP Williams Việt Nam ( chuyển khoản, nộp tiền mặt trực tiếp hoặc thoả thuận chuyển khác...) là không trái quy định pháp luật:
    NĐT Cty W --(B)--> Trịnh Anh Minh
    A thể hiện việc chuyển tiền theo thoả thuận Hợp đồng ( đây là hành vi chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật) thể hiện việc Nhà đầu tư đầu tư vào Công ty CP Williams Việt Nam, không phải chuyển tiền cho cá nhân Trịnh Anh Minh. Không có số tiền nào chuyển cho cá nhân Trịnh Anh Minh( không có tài liệu chứng cứ hợp pháp nào chứng minh)

    B thể hiện Trịnh Anh Minh sử dụng tiền của Công ty CP Williams Việt Nam, không phải sử dụng tiền của các Nhà đầu tư. Đây là quyền và lợi ích hợp pháp của chủ tài khoản, chủ doanh nghiệp, không trái quy định của pháp luật, không phải là hành vi chiếm đoạt như quy kết của Cơ quan điều tra

    Bằng những dẫn chứng như trên Tôi ( Trịnh Anh Minh) KHẲNG ĐỊNH VIỆC KHỞI TỐ VỤ ÁN LÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh nghiệp, hậu quả nặng nề là Công ty CP Williams Việt Nam bị gián đoạn hoạt động kinh doanh, không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với các Nhà Đầu Tư mà TRƯỚC ĐÓ Công ty CP Williams Việt Nam CHƯA BAO GIỜ VI PHẠM NGHĨA VỤ THANH TOÁN. Kết quả điều tra xác minh sự thật này. Chỉ đến khi Trịnh Anh Minh bị bắt, việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán mới xảy ra. Cơ quan điều tra quy kết : " Sau khi sự việc Công ty CP Williams Việt Nam huy động vốn trái phép của Nhà đầu tư bị cơ quan Công an phát hiện, Trịnh Anh Minh đã không còn khả năng trả lại tiền cho người bị hại, dẫn đến hàng trăm người bị hại bị chiếm đoạt tài sản với số lượng tiền đặc biệt lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" chỉ là việc CHE DẤU NHỮNG SAI SÓT do việc tiến hành tố tụng gây nên. Chính những Nhà đầu tư đầu tư vào Công ty CP Williams Việt Nam sau khi nhận thức đầy đủ sự việc đã thể hiện lòng tin của mình đối với cá nhân Trịnh Anh Minh và Công ty CP Williams Việt Nam. Lòng tin vào phương án kinh doanh bằng việc gần 500 Nhà đầu tư viết đơn yêu cầu không xử lý hình sự, không hình sự hoá quan hệ kinh tế giữa Nhà đầu tư và Công ty CP Williams Việt Nam nhưng không được Cơ quan điều tra xem xét. Thể hiện Ý CHÍ ÁP ĐẶT ĐẾN CÙNG của những người tiến hành tố tụng cho dù hết thời gian điều tra VẪN KHÔNG THỂ CHỨNG MINH ĐƯỢC SỰ VIỆC PHẠM TỘI theo đúng quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Công ty CP Williams Việt Nam đang trong quá trình đầu tư phát triển dự án, phương án kinh doanh, chưa tạo được lợi nhuận, chưa phát sinh nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước LÀ VIỆC BÌNH THƯỜNG theo quy luật căn cứ theo lộ trình của phương án kinh doanh.

    Vì không có tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi chiếm đoạt của Trịnh Anh Minh, quá trình tiến hành tố tụng Điều tra viên đã gây nhiều sức ép về phía Gia đình của Trịnh Anh Minh : cụ thể là bà Bùi Thu Huyền (mẹ của Trịnh Anh Minh) - thực tế là người không có liên quan đã nhiều lần phải lên làm việc tại Cơ quan điều tra gây tâm lý hoang mang hoảng sợ do tuổi cao, sức khoẻ yếu lại thiếu hiểu biết pháp luật nên đã bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng. Vì thương con nên đã nghe theo lời dẫn cung của ĐTV, bà Lê Thuý Hạnh( vợ của Trịnh Anh Minh) đang trong thời kỳ thai sản, sứa khỏe yếu, nuôi con nhỏ, tâm lý lo sợ nên cũng nhất nhất nghe theo lời dẫn cung của Điều tra viên.
    Sự thật khách quan, và tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được xác minh đầy đủ khẳng định không có hành vi gian dối, không có sự chiếm đoạt xảy ra. Trịnh Anh Minh không hề sử dụng tiền của Nhà đầu tư mà chỉ sử dụng tiền của Công ty CP Williams Việt Nam theo đúng quyền và lợi ích hợp pháp của chủ tài khoản, chủ doanh nghiệp. Chính việc có gần 500 Nhà đầu tư làm đơn đề nghị không hình sự hoá quan hệ kinh tế, không xử lý Trịnh Anh Minh trước pháp luật cho thấy ý chí ngay thẳng của Trịnh Anh Minh trong kinh doanh, uy tín của chủ doanh nghiệp- Công ty CP Williams Việt Nam trước niềm tin của Nhà đầu tư, không hề là việc gian dối như quy kết của Cơ quan điều tra.
    Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, môi trường kinh doanh khó khăn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang lao đao hoặc phá sản, hoặc phải tạm dừng kinh doanh vì thiếu vốn hoặc không thể có phương án kinh doanh tốt. Chính phủ và các Bộ, Ban ngành đã phải chung tay đưa ra các giải pháp cứu nguy cho doanh nghiệp thì Trịnh Anh Minh- Công ty CP Williams Việt Nam đã có sáng tạo và đột phá trong kinh doanh tạo được niềm tin uy tín trước khách hàng, lại phải vướng vào vòng lao lý do những định kiến khiên cưỡng vô lý trái pháp luật của những người tiền hành tố tụng vụ án này gây ra.
    Chính vì không đủ căn cứ, không có tài liệu chứng minh nên cuộc điều tra khép lại bằng Bản kết luận điều tra số 404/PC46 - Đ10 ngày 12/10/2016 không khách quan, không toàn diện, không đầy đủ. Sau khi nghiên cứu tài liệu hồ sơ vụ án VKS nhân dân TP Hà Nội đã trả hồ sơ điều tra bổ sung đề nghị Điều tra viên làm rõ những mâu thuẫn về số liệu quy kết, những thiếu sót trong quá trình điều tra. Kết quả điều tra bổ sung lần 1 không làm rõ được sự thật khách quan như yêu cầu của VKSND - TP Hà Nội. Bản kết luận điều tra bổ sung số 20 KLĐTBS/PC46 - Đ10 ngày 03/01/2017 tiếp tục thể hiện sự mâu thuẫn, thiếu sót, không thể chứng minh được những yêu cầu của Viện kiểm sát, không chứng minh được hành vi chiếm đoạt. Vì sự thật khách quan là không có sự việc chiếm đoạt xảy ra. Chỉ có sự thoả thuận ngay thẳng phù hợp với quy định của pháp luật thể hiện trên các Hợp đồng kinh tế đã ký giữa Công ty CP Williams Việt Nam với các Nhà đầu tư. Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội tiếp tục phải trả hồ sơ điều tra bổ sung lần 2 cho thấy việc tiến hành tố tụng của 2 Điều tra viên là CÓ VẤN ĐỀ, là không đúng sự thật khách quan, CÓ DẤU HIỆU GÂY OAN SAI cho Trịnh Anh Minh. Nay thời hạn điều tra của yêu cầu điều tra bổ sung lần 2 sắp kết thúc, những người tiến hành tố tụng của CQĐT vẫn không thể nào chứng minh làm rõ số liệu được. Và Tôi ( Trịnh Anh Minh) khẳng định : VỚI KỊCH BẢN ban đầu của 2 Điều tra viên và những việc làm sai sót của họ chắc chắn không thể làm tròn số liệu quy kết; không thể chứng minh được có hành vi gian dối, không thể chứng minh được có hành vi chiếm đoạt xảy ra ( không có lời khai, tài liệu, chứng cứ hợp pháp nào chứng minh Trịnh Anh Minh chiếm đoạt tiền của các Nhà đầu tư mà chỉ có việc thoả thuận hợp pháp của các Nhà đầu tư chuyển tiền cho Công ty CP Williams Việt Nam, cá nhân Trịnh Anh Minh không sử dụng bất cứ một đồng nào của các Nhà đầu tư vào mục đích cá nhân theo quy kết của CQĐT, Trịnh Anh Minh chỉ sử dụng quyền và lợi ích hợp pháp của chủ tài khoản, chủ doanh nghiệp).
    Các cá nhân có liên quan trong vụ việc này như : Vi Văn Toàn, Lê Thuý Hạnh, Lương Ngọc Hoàng, Lê Trường Giang chỉ thực hiện đúng chức năng của 1 nhân viên đối với Công ty, KHÔNG CÓ SAI PHẠM NÀO trong việc được giao.

    Việc Cơ quan điều tra CỐ TÌNH GƯỢNG ÉP QUY KẾT GÂY SỨC ÉP VỚI HỌ ĐỂ HIỂU SAI BẢN CHẤT CỦA SỰ VIỆC, DẪN CUNG LÀM SAI LỆCH HỒ SƠ VỤ ÁN nên kết thúc quá trình tiến hành tố tụng không có đủ căn cứ vững chắc để xử lý hình sự đối với các nhân viên của Công ty CP Williams Việt Nam như : Vi Văn Toàn, Lê Thuý Hạnh, Lương Ngọc Hoàng, Lê Trường Giang.
    Thưa các Ông ( Bà)!

    Việc tiến hành tố tụng phải khách quan, toàn diện và đầy đủ, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng; không làm oan người vô tội, không để sót lọt tội phạm. Với Bản kết luận điều tra, Bản KLĐTBS lần 1 và sắp kết thúc ĐTBS lần 2 vẫn không thể chứng minh được hành vi chiếm đoạt, số liệu quy kết. Mà tội " Lừa đảo chiếm đọat tài sản" lượng hình xét sử bằng vào số tiền quy kết chiếm đoạt. Giả định như kết luận của CQĐT được VKS và Toà Án đồng quan điểm thì sẽ xâm phạm đến hầu hết quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong vụ việc này ; và sẽ là một kết quả không thể thi hành án được dẫn đến việc tiến hành tố tụng kéo dài mà không cho một kết quả toàn diện và đầy đủ. Cho dù có ĐTBS thêm bao nhiêu lần nữa cũng không thể làm thay đổi được bản chất khách quan của sự việc, không thể thay đổi được quan hệ kinh tế ngay thẳng giũa Công ty CP Willians Việt Nam với các nhà đầu tư.
    Việc xử lý vụ việc cần được tiến hành một cách chính xác, thận trọng. CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU TRA LẠI TOÀN BỘ SỰ VIỆC BẰNG MỘT CƠ QUAN ĐIỀU TRA KHÁC, CẦN THIẾT PHẢI THAY ĐỔI BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với Trịnh Anh Minh, mặc dù luật tạm giam, tạm giữ đang bị hoãn thi hành nhưng vẫn áp dụng những điều có lợi cho Bị can, Bị cáo. Để tránh những thiệt hại nghiêm trọng có thể xảy ra do việc tạm giam Trịnh Anh Minh kéo dài, Tôi kiến nghị các Ông ( Bà ) Thủ trưởng các Cơ quan tiến hành tố tụng xem xét vụ việc một cách thấu đáo ĐỂ KHÔNG LÀM OAN NGƯỜI VÔ TỘI, không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong vụ việc này, TRẢ TỰ DO CHO TRỊNH ANH MINH trở về điều hành doanh nghiệp, thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng, Nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật và thoả thuận của doanh nghiệp với nhà đầu tư.
    Tôi tha thiết kính mong các Ông ( Bà ) xem xét kiến nghị của Tôi!

    Tôi xin chân thành cảm ơn!
    Công ty Luật Trường Sa

    Đại diện: Luật sư Trần Văn Đức

    SĐT: 0963376868
    Văn phòng Luật sư Hà Lan và cộng sự

    Đại diện: Nguyễn Văn Hà

    SĐT: 0913531220

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)