Chính phủ nói các chính sách không nhằm ủng hộ Bắc Kinh, nhưng mối quan tâm của của người dân Việt Nam không vì thế mà giảm.
Công an đã giải tán một cuộc biểu tình tại Hà Nội vào tháng 6 liên quan đến dự thảo luật đặc khu kinh tế, được coi là ủng hộ Trung Quốc. Ảnh : Reuters
Kế hoạch mở ba đặc khu kinh tế đầu tiên của chính phủ Việt Nam đã bị đình trệ cho đến năm sau, do các cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra tại nhiều tỉnh thành.
Đầu tháng 6, biểu tình nổ ra khắp cả nước, kể cả ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Một số nhà máy, cửa hàng gặp vấn đề, ít nhất 1.000 người bị bắt – một hiện tượng bất thường tại Việt Nam, nơi duy trì một lực lượng an ninh hùng hậu nhằm kiểm soát người dân.
Quốc hội Việt Nam đã phản ứng lại bằng cách trì hoãn việc thảo luận và thông qua dự luật về đặc khu trong tháng đó, gần đây đã quyết định dời lại trong một phiên họp tháng 10.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết : Dự thảo không có một từ, một chữ nào liên quan tới Trung Quốc.
Ông Dũng cho biết thêm. ‘Một số người cố tình hiểu theo hướng đó, đẩy vấn đề lên để chia rẽ quan hệ giữa ta với Trung Quốc’. Lời tuyên bố thẳng thừng, bất thường về Trung Quốc nhằm ổn định tình hình, dù đây là một chủ đề mà các chính trị gia Việt Nam có xu hướng e dè.
Năm 2013, Việt Nam bắt đầu khởi thảo về đặc khu với 3 tỉnh thành : Quảng Ninh - một tỉnh ven biển phía đông Hà Nội và giáp với Trung Quốc ; trung tâm nghỉ dưỡng Khánh Hòa và đảo Phú Quốc. Các vị trí này được thiết kế để thu hút đầu tư FDI cũng như các lợi ích sẽ có sau khi cho thuê đất lên đến 99 năm ; kể cả cho mở casino.
Việt Nam chấp nhận mô hình đặc khu muộn hơn các nước Châu Á khác.
Đằng sau mối quan tâm của người dân là ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong nước. Năm ngoái, đầu tư FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, gấp 5 lần con số năm 2012. Số khách tăng gấp 3 lần trong khoảng thời gian đó, lên gần 4 triệu. Tại các khu nghỉ mát như Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc, người Trung Quốc làm chủ nhiều dự án bất động sản [*], và các khu phố Tàu nổi lên ở một số khu vực.
Nhiều người Việt Nam không tin tưởng vào Trung Quốc, quốc gia từng đụng độ trong cuộc chiến biên giới và xung đột vũ trang những năm 70 và 80, và nay vẫn phải đối mặt căng thẳng trên vấn đề chủ quyền Biển Đông.
Trong khi đó, các nước láng giềng như Campuchia và Lào đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc trong các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư trực tiếp.
Đặc khu được thiết kế để thu hút các nhà đầu tư từ nhiều quốc gia trên thế giới và không cố ý ủng hộ Trung Quốc (?). Mặc dù các điều khoản cho thuê đất 99 năm đang định đánh giá lại, và dự kiến sẽ rút ở mức 70 năm. Nhưng 3 địa điểm được chọn làm đặc khu lại có số dân Trung Quốc phát triển nhanh nhất Việt Nam, và tất cả đều có tầm chiến lược phòng thủ quan trọng. Khánh Hòa là nơi có Vịnh Cam Ranh, một vịnh sâu quan trọng gắn liền với cơ sở quân sự lớn.
Về vấn đề này. ‘có sự chia rẽ quan điểm ngay trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam’, một nguồn tin từ Chính phủ cho biết.
Có khả năng một số cá nhân bên đảng hoặc các bên khuyến khích các cuộc biểu tình của tháng 6, vì lý do chính trị. Vị trí của các cuộc biểu tình ác liệt nhất là Bình Thuận, một tỉnh vùng sâu vùng xa phía nam của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi không có khu kinh tế đặc biệt nào được quy hoạch.
Atsushi Tomiyama
Nguyên tác : Vietnam's economic zones derailed by anti-China protests, Nikkei Asian Review, 03/09/2018
Ánh Liên lược dịch
Nguồn : VNTB), 05/09/2018
[*] Chú thích từ người dịch : Công ty con của Phú Mỹ Hưng vay 400 triệu USD từ một loạt ngân hàng Trung Quốc