Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

12/09/2018

Liệu một cuộc cách mạng khác có trùm lên Trung Quốc ?

Yi-Zheng Lian

Một tầng lớp tinh hoa nhỏ bé đang tập trung quyền lực dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhưng tầng lớp tinh hoa này càng trở nên mạnh hơn thì lại càng có thể dễ bị tổn thương hơn.

cachmang1

Chân dung Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh minh họa : SCMP

Trong suốt cả mùa hè đã có những dấu hiệu không bình thường cho thấy rằng sự chống đối đối với Chủ tịch Tập Cận Bình có lẽ đang gia tăng ở Trung Quốc, thậm chí ở ngay chính chính (thủ đô) Bắc Kinh. Ông ít nổi bật hơn so với thường lệ trong các cách "giật tít" chính thức (trên các phương tiện thông tin đại chúng).

Các thành viên quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP). đã chỉ trích sự phản ứng nghèo nàn yếu ớt của ông ta đối với cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ. Một vụ bê bối quốc gia với hàng trăm nghìn liều vắc-xin kém phẩm chất đã bùng lên trong khi ông Tập đang công du Châu Phi để quảng bá cho dự án được o bế của mình, sáng kiến Nhất Đới, Nhất Lộ.

Đó là một loạt các sự cố bất thường và những sai sót về chính sách và sau đó là những lời than phiền/phàn nàn mà người ta tự hỏi liệu chúng có phải là một sự tấn công được phối hợp hay không, nếu được che giấu, nhắm vào ông Tập.

Nhưng ai dám cả gan trở thành đối thủ/kẻ thù của nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc kể từ thời Mao ? Ông Tập không có đối thủ thuộc (phạm trù) ý thức hệ. Nhiều người trong số các quan chức quyền lực nhất của đất nước này (Trung +) đã bị bỏ tù, bị rớt đài bởi chiến dịch chống tham nhũng trống giong cờ mở của ông, hoặc đã qua đời (vì bệnh tật). Hồi đầu năm nay, Hiến pháp đã được sửa đổi để loại bỏ các giới hạn nhiệm kỳ, kể cả nhiệm kỳ chủ tịch nước.

Chỉ mới hơn năm năm dưới triều đại của ông Tập, dàn diễn viên của các nhân vật trong cuộc đấu tranh quyền lực của Trung Quốc đã trở thành một tiêu điểm. Một mặt, những nhân vật đó được gọi là các nhà quý tộc đỏ ("the so-called Red Aristocrats" – người Việt vẫn gọi nôm na là "đảng phái" – những người xuất thân từ các vị trí lãnh đạo của đảng – người dịch), trong đó ông Tập được coi là người giương cao ngọn cờ của họ. Mặt khác, đó là những nhân vật được gọi là các Plebeians (những người đối lập – những người mà người Việt vẫn gọi nôm na là "đoàn phái" – những người xuất thân từ các vị trí lãnh đạo từ đoàn thanh niên cộng sản – "cánh tay phải, đội hậu bị của đảng" - người dịch) – đây là cách diễn đạt của tôi (của tác giả bài báo) – đứng đầu là các nhà lãnh đạo thuộc các chính quyền trước đây, mà nổi bật nhất là Giang Trạch Dân.

Các nhà quý tộc đỏ xuất thân từ các gia đình của các nhà cách mạng (thuộc thế hệ) đội cận vệ già (tức là những nhà lãnh đạo thuộc thế hệ đầu tiên, thế hệ cùng với Mao – người dịch) chủ yếu sống và làm việc cùng nhau trong khu vực (gọi nôm na là "khu vực gia binh" - thuộc loại) tử cấm thành của các triều đại phong kiến cũ có tên là Trung Nam Hải (Zhongnanhai), cấu kết với nhau thành một nhóm xã hội chặt chẽ, cho đến khi cuộc Đại cách mạng văn hóa vô sản khiến họ tan tác mỗi người phiêu tán đi một nơi. Các quan chức thuộc hàng con cháu trực hệ với các bậc khai quốc công thần này, những người tự xưng là những người thừa kế hợp pháp của nước cộng hòa (nhân dân Trung Hoa), đã trải qua một sự tái trỗi dậy dưới thời của ông Tập.

Danh xưng "Plebeians" đề cập đến các quan chức không có lý lịch xuất thân cách mạng quan trọng trước năm 1949, những người mà đã leo cao lên tới tận đỉnh của hệ thống phân chia cấp bậc cầm quyền hoặc là được phóng lên đó sau khi Mao và sau đó là Đặng Tiểu Bình đã cho các nhà cách mạng lỗi thời về vườn.

Hai phe phái này hiện đang thống trị GIAI CẤP MỚI của Trung Quốc ("China’s New Class"), một cách diễn đạt được vay mượn từ cách diễn đạt của Milovan Djilas (1911 – 1995, một nhân vật cộng sản đầy mâu thuẫn thuộc thế hệ đầu tiên của Nam Tư – người dịch) để chỉ giới tinh hoa cộng sản Xô viết. Cả hai phe phái đều là những con người tự tư tự lợi/ích kỷ, tham nhũng và độc tài, nhưng lại thể hiện những khác biệt chính sách quan trọng và đã trở thành những phe phái kình chống nhau một cách hung hãn.

Phe quý tộc Đỏ thì muốn đảng cộng sản Trung quốc và khu vực nhà nước kiểm soát các thị trường và các tập đoàn, một sự chuyển giao từ những người cha sáng lập theo chủ nghĩa Mác của họ. Phe đối lập thì lại là những người thiên về (kinh tế) thị trường nhiều hơn, có lẽ vì họ củng cố quyền lực (và tích luỹ được nhiều tài sản và các đặc quyền đặc lợi) trong cuộc đại tu nền kinh tế mang tính chất Mao-ít của Đặng Tiểu Bình vào những năm 1980.

Dười thời ông Tập, các nhà quý tộc đỏ đã gạt bỏ phương châm "thao quang dưỡng hối" (giấu mình đợi thời = "the lie-low-bide-time approach") vốn được ưa thích bởi Đặng Tiểu Bình và những người kế nhiệm ông ta (Đặng Tiểu Bình) đối với tư tưởng bành trướng và vị thế siêu cường – điều này gợi nhớ tới tư tưởng của Mao.

Lenin đã tiêu diệt tầng lớp quý tộc Sa hoàng của nước Nga, đã tiêu diệt những con người tư sản và những người nông dân giàu có được gọi là kulak. Vào những năm 1930, Stalin đã tiêu diệt hầu hết những người Bolshevik thuộc thế hệ đầu tiên. GIAI CẤP MỚI sau đó đã xuất hiện ở Liên bang Xô viết bao gồm phần lớn các nhà kỹ trị với nền tảng chính trị không được phân biệt.

Mao thì lại khác, và di sản của ông ta ngày nay cũng vậy. Ông ta cũng vậy, cũng tiêu diệt giới địa chủ. Và ông ta đã cho ra rìa, đã hạ nhục và đã lưu đày nhiều những đồng chí của mình từ trước năm 1949. Nhưng ông ta không giết họ (những đồng chí cận vệ già này – người dịch). Sau khi ông ta qua đời vào năm 1976, các thành viên của đội cận vệ già này trở lại nắm quyền. Họ lại bị hạ bệ một lần nữa sau đó, bởi Đặng sau cuộc đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, bởi vì các đồng chí cận vệ già này đã cảm thông với các sinh viên ủng hộ dân chủ hoặc chống lại cải cách mang tính chất/màu sắc tư bản chủ nghĩa của Đặng Tiểu Bình.

Cũng vào năm đó, ông Giang (Trạch Dân) trở thành tổng bí thư của đảng cộng sản Trung quốc. Ông nắm giữ quyền lực chính thức hoặc ảnh hưởng lớn trong gần hai thập kỷ, bao gồm cả một thời gian dài sau khi ông ta (đã về hưu) không còn là tổng bí thư đảng nữa, và cài cấy nhiều những đệ tử trung thành vào các vị trí chủ chốt. Những người (cài cắm) của ông, phần lớn có nguồn gốc xuất thân "không ai cả"(ý nói không phải con ông cháu cha – người dịch), vơ vét, tích lũy tài sản cho cá nhân trong thời gian nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhảy vọt – điều này gây ra những cú sốc tinh thần và sự đố kị của nhiều nhà quý tộc đỏ. Nhóm Plebeian bành trướng ảnh hưởng trong những năm của thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo : Họ khai thác các cơ sở quyền lực của họ trong đoàn thanh niên cộng sản, một bệ phóng cho những người bình thường muốn được là những người trung thành/tin cậy để trở thành đảng viên của đảng.

Nhưng sau đó, ông Tập, một quý tộc đỏ "gạo cội", người mà người cha thân sinh của ông là một nhà lãnh đạo cấp cao trong những năm đầu tiên của nước cộng hòa (nhân dân Trung Hoa). Giống như (Hoàng tử) Hamlet (trong vở Bi kịch của Hamlet – Hoàng tử xứ Đan-mạch của Shakespeare, 1564 – 1616, người dịch) đã tống cổ những kẻ chiếm đoạt - một sự so sánh phổ biến thường gặp - ông Tập đã nhanh chóng thanh toán từng tiểu nhóm một trong hai tiểu nhóm của "đoàn phái".

Trước hết, ông Tập điều hướng chiến dịch chống tham nhũng của mình chủ yếu vào những người Plebeian (thuộc đoàn phái) - những người mà hầu hết, lúc đầu, là người của (phe phái của) ông Giang nhưng sau đó cũng là những "cự nhân" – những người khổng lồ của đoàn thanh niên. Sau đó, vào năm 2016, ông đã công khai hạ nhục (tổ chức) đoàn thanh niên này, cắt giảm kinh phí (hoạt động) của họ và đặt nó dưới quyền của đảng cộng sản Trung quốc - nghĩa là dưới quyền kiểm soát của chính ông.

Nếu ông Tập nắm giữ quyền lực trong hơn hai nhiệm kỳ năm năm, thì sự "đời lên hương"/thăng tiến của các nhà quý tộc đỏ có thể sẽ là không thể cầm giữ được. Vậy tình hình sau đó sẽ ra sao ?

Có một sự than phiền rằng Trung Quốc dưới thời của ông Tập đang trở về với ý thức hệ của thời Mao. Nhưng nếu tầng lớp quý tộc đỏ tiếp tục thăng tiến, đời sống sinh hoạt chính trị của Trung Quốc có thể sẽ quay trở lại thời trung cổ.

Xã hội Trung Quốc đã trải qua những thay đổi cơ bản triệt để giữa thời gian của triều đại nhà Đường (618–907) và triều đại nhà Tống (960-1279). Naito Konan, một nhà Trung quốc học nổi tiếng của Nhật, đã lưu ý vào những năm 1910 và 1920 rằng trước khi có tầng lớp qúy tộc được khai sáng của thời nhà Tống, trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã được cai trị bởi một tầng lớp quý tộc cha truyền con nối phi chính thống, một tầng lớp quý tộc mà các hoàng đế của họ bổ nhiệm các vị trí cao cấp trong triều đình và kiểm soát các kỳ thi tuyển chọn quan lại. Các hoàng đế này đã tạo ra một tầng lớp tinh hoa khép kín, tự tư tự lợi/ích kỷ và tham lam - cho đến khi toàn bộ hệ thống này bất thần sụp đổ.

Ông Naito lưu ý rằng trong nhiều thập kỷ các triều đại này vẫn ổn định ngay cả khi các hoàng đế thường bị lật đổ bởi các nhà quý tộc khác. Một sử gia khác, ông Nicolas Tackett, người gần đây đã giải thích tại sao sự cáo chung của tầng lớp quý tộc cuối cùng lại đã diễn ra, và tại sao lại nhanh chóng đến như vậy. Sau khi khảo sát hàng trăm văn bia trên các ngôi mộ từ thế kỷ thứ chín, ông kết luận rằng đế chế nhà Đường đã bị Hoàng Sào (Huang Chao, 835 - 884), một thương nhân buôn muối đã trở thành một kẻ nổi loạn đầy bất bình, người mà đã khai thác sự bất mãn phổ biến để kích động một cuộc nổi dậy và rồi sau đó nhanh chóng trở thành một cuộc tắm máu - một cuộc diệt chủng (mang tính) giai cấp và trên thực tế đã tiêu diệt toàn bộ tầng lớp quý tộc thời trung cổ.

Đây là một tiền lệ mà sẽ gây lo ngại cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày nay.

Phe phái của ông Tập có vẻ hùng mạnh, nhưng "chân đứng" của ông ta lại khá khiêm tốn : Số lượng quý tộc đỏ chỉ vào khoảng 40.000 người, theo (ước tính của) một người trong số họ. Và trong phe phái của ông Tập vẫn tàng ẩn những kẻ thách thức đầy nguy hiểm. Ông Tập lên nắm quyền như một ứng cử viên của những thỏa hiệp (giữa các phe phái). Một âm mưu tranh giật quyền lãnh đạo của Đcộng sảnTQ bởi một người khác, một quý tộc đỏ đầy ma lực lôi cuốn – Bạc Hy Lai - đã bị triệt phá chỉ vài tháng trước khi ông Tập lên nắm quyền lãnh đạo đảng vào cuối năm 2012. (Ông Bạc sau đó bị kết án tù chung thân vì tham nhũng). Đã có những tin đồn - và đôi khi là những tuyên bố chính thức - về những cuộc đảo chính được cố gắng tổ chức, kể cả cuộc đảo chính vào hồi năm ngoái.

Trong khi bộ phận/tầng lớp tinh hoa (thượng lưu/ăn trên ngồi trốc này) đằng sau ông Tập đã kết tập thành một tầng lớp quý tộc chính trị, nó cũng giám sát việc đóng cửa khép kín xã hội Trung Quốc, thông qua các hạn chế về internet, lược tả xã hội và theo dõi chặt chẽ người dân, hay đàn áp một cách bất thường đối với sắc tộc Duy ngô nhĩ (Uighur) ở tỉnh Tân Cương. Tham nhũng vẫn tràn lan, và các cuộc biểu tình và các biểu hiện công khai khác của sự bất mãn phổ biến vẫn tiếp tục mặc dù có những sự đàn áp nghiêm trọng hơn.

Nếu như trong những năm săp tới, khi mà các nhà quý tộc đỏ của ông Tập vốn đã trở thành một thế lực xã hội và bám rễ sâu hơn chắc hơn bị cản trở hơn bởi các quyền lợi được ban phát, thì việc khai thác kinh tế sẽ được đẩy mạnh, tiếp thêm năng lượng cho các khác biệt giai cấp. Khi những người Plebeian thuộc "đoàn phái" có nguy cơ bị thất bại, thì sự xung đột giữa các đầu sỏ chính trị đầy quyền uy trong tầng lớp quý tộc đỏ sẽ là (màn diễn) trung tâm của sân khấu chính trị.

Liệu rằng một Hoàng Sào của ngày nay có sẽ xuất hiện hay không - và sẽ làm thế nào để kích hoạt một số dân chúng đứng lên khởi nghĩa - không một ai có thể nói trước được, tất nhiên. Nhưng có một số người dường như đang lo lắng về khả năng này.

Hồi năm 2012, Vương Kỳ Sơn, một nhân vật tin cẩn của ông Tập và là người lãnh đạo những nỗ lực chống tham nhũng của ông Tập vào thời điểm đó, đã kêu gọi các đảng viên cấp cao của đảng cộng sản Trung quốc nên đọc cuốn "Chế độ cũ và Cách mạng" của Alexis de Tocqueville (1805 - 1859) về cuộc nổi dậy nổi tiếng lật đổ chế độ quân chủ ở Pháp năm 1789. Việc đề cập đến (cuộc khởi nghĩa) Hoàng Sào có thể đã xảy ra quá gần ngôi nhà (của mình).

Yi-Zheng Lian

Nguyên tác : Could There Be Another Chinese Revolution ?, The New York Times, 07/09/2018

Mai Hưng dịch

Nguồn : VNTB, 12/09/2018

Yi-Zheng Lian, nguyên chủ bút kiêm chủ nhiệm tờ Hong Kong Economic Journal.

Quay lại trang chủ
Read 836 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)