Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

03/10/2018

Nhất thể hóa độc đảng = Nhân dân vẫn đau khổ

Nguyễn Tường Thụy

Nhất thể hóa được Đảng Cộng sản Việt Nam đặt vấn đề vào khoảng 2 năm nay và đã có nhiều bài viết hay phát biểu tuyên truyền về việc này. Đây là mô hình copy từ Trung Quốc mà Bắc Kinh đã thực hiện.

nhatthe1

Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và tại buổi Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung lần thứ 16 ngày 6/11/2015. (Ảnh : thanhnien.com.vn)

Nội dung của nhất thể hóa là vị trí đứng đầu cấp ủy đảng và vị trí đứng đầu cơ quan chính quyền tập trung vào một người, tức là bí thư cấp ủy kiêm nhiệm chức danh chủ tịch ủy ban nhân dân. Ở cấp trung ương đó là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước.

Nhất thể hóa có hai mục đích chính :

Một là, ở Việt Nam, người có quyền hành lớn nhất là tổng bí thư. Thế nhưng có điều tréo ngoe là khi đi ra nước ngoài, tổng bí thư chỉ là một đảng trưởng, không phải là nguyên thủ quốc gia nên không có tư cách để thay mặt cho quốc gia. Vì vậy, việc nhất thể hóa nhằm tạo ra chính danh cho tổng bí thư trong các hoạt động quốc tế, có thể đại diện cho quốc gia trong các hoạt động đàm phán, ký kết các văn kiện...

Hai là, nhất thể hóa, theo giải thích còn nhằm mục đích giảm bớt bộ máy đảng và bộ máy chính quyền song hành, quá cồng kềnh và vô dụng. Việc tinh giản bộ máy quản lý không phải bây giờ mới đặt ra mà người ta đã đặt ra từ rất lâu, ngay từ thời bao cấp và liên tục hô hào nhưng cho đến nay sự chuyển biến vẫn cứ ỳ ạch. Chế độ một cửa không đơn giản và nhanh gọn cho dân mà còn đẩy dân trở lại tình trạng rắc rối và phức tạp về thủ tục.

nhatthe2

Tập quyền cũng có hai mặt

Nhất thể hóa là một hình thức tập quyền. Tập quyền cũng có hai mặt. Nếu rơi vào người có tài, đức thì là điều tốt. Còn ngược lại, rơi vào người bất tài, đặc biệt là thiếu đức độ, không biết đặt lợi ích của nhân dân, đất nước lên trên hết thì hậu quả sẽ khôn lường.

Ở các nước dân chủ, người có quyền hành cao nhất nước do dân bầu ra cùng với cơ chế vận hành ưu việt của bộ máy điều hành đất nước nên việc tập quyển có thể yên tâm. Còn ỏ các nước độc tài, người đứng đầu đất nước không thể chọn được người tốt nhất hoặc khó có thể là một trong vài người tốt nhất. Trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, người ta không hiểu sao họ lại từng bầu ông Đỗ Mười, ông Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư.

Hồi đầu năm 2016, trả lời câu hỏi của AFP, ông Trọng cho rằng : "Cái hay của chúng ta là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Ở một số nước, nói dân chủ nhưng người đứng đầu quyết định hết, thế thì ai dân chủ hơn ai ?".

Câu trả lời mang tính lập lờ, đánh tráo khái niệm. Cái gọi là tập thể ông nói tới là đảng của ông, không đại diện cho dân vì dân đâu có bầu ra đảng. Còn người đứng đầu ơ" một số nước dân chủ là do dân bầu lên. Nói thế để biết sự khác nhau của quyết định "cá nhân phụ trách" so với quyết định của người đứng đầu do dân bầu ra, quyết định nào dân chủ hơn. Khi chỉ mới là tổng bí thư, quyền lực còn như thế. Rồi đây, khi đã nhất thể hóa, quyền hành tập trung vào tay một người trên nền tảng độc đảng thì đất nước và xã hội sẽ ra sao ?

Một vấn đề nữa cần đặt ra là : tổng bí thư do đảng bầu ra, còn chủ tịch nước do quốc hội bầu ra. Làm sao đảng bầu và quốc hội bầu lại có thể trùng vào một người ? Xét về lý thuyết điều này là rất hiếm. Nhưng trên thực tế, đảng cộng sản sắp xếp tất cả. Họ sẽ nắn sao cho đạt được điều đó. Và mỗi khi nắn như vậy lại bộc lộ thêm sự khôi hài của "nền dân chủ gấp vạn lần tư bản".

Khi nhất thể hóa, tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước hay chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng ? Xét về đặc điểm của nền chính trị thì đó là tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước, chứ không phải là điều ngược lại. Như vậy khi chọn người, đảng cộng sản cầm quyền chọn tổng bí thư dg trước và sau đó lới khoác thêm chức danh chủ tịch nước.

nhattthe3

Ông Trần Đại Quang tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam bên cạnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 07/05/2018.

Việc nhất thể hóa dự kiến thí điểm trước ở một vài địa phương rồi mới thực hiện ở diện rộng và ở trung ương. Tuy nhiên thời gian này, Việt Nam đang khuyết vị trí chủ tịch nước, được cho là điều kiện thích hợp có thể thúc đẩy nhanh hơn tiến trình nhất thể hóa.

Nếu nhất thể hóa hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước thì ai sẽ ngồi vào vị trí ấy ? Theo dõi dư luận thì tất cả đều chung nhận định đó là ông Nguyễn Phú Trọng. Nếu thế, đây là điều mà nhiều người lo ngại.

Ông Nguyễn Phú Trọng được đánh giá là thân Trung Quốc. Ông chưa bao giờ có một câu nào lên án hay chỉ trích Trung Quốc cũng như chưa bao giờ lên tiếng về chủ quyền của đất nước nói chung và Biển Đông nói riêng. Khi làm tổng bí thư, ông đã có quyền nghiêng thiên hạ. Nếu trao thêm quyền, không biết rồi ông sẽ đưa đất nước đi đến đâu.

Ấy là nói về những năm trước mắt, khi ông Nguyễn Phú Trọng còn có thể chấp chính. Còn xét về thực chất, việc nhất thể hóa cũng chỉ là biện pháp nhằm củng cố địa vị thống trị của đảng cộng sản. Nó là cách chống đỡ cho hệ thống chính trị đã mọt ruỗng. Khi nhất thể hóa vẫn dựa trên cái nền chính trị độc đảng cộng sản, cự tuyệt đa nguyên, không chấp nhận tam quyền phân lập thì không thể giải quyết được những mâu thuẫn trong xã hội đã trở thành gay gắt. Đất nước vẫn tụt hậu và nhân dân vẫn đau khổ.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : VNTB, 03/10/2018

Quay lại trang chủ
Read 732 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)