Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ant Group bị "thanh trừng"

Năm 2019, chính phủ Trung Quốc đã thành lập thị trường chứng khoán Ủy ban Đổi mới Khoa học và Công nghệ (STAR) thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải, qua đó cho phép các công ty khoa học và công nghệ trong nước phù hợp với các chiến lược quốc gia theo từng lĩnh vực được đặc cách phê chuẩn của chính phủ, huy động vốn và niêm yết trên phạm vi quốc tế. Việc thành lập STAR hứa hẹn giúp nới lỏng các yêu cầu về lợi nhuận và giá cả dựa trên việc đăng ký và công bố thông tin phù hợp với các thị trường chứng khoán trên thế giới.

doanh1

Jack Ma (trái) và Pony Ma - Chủ tịch và CEO của Tencent, tại một hội nghị kỷ niệm 40 năm chính sách mở cửa và đổi mới của Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm 18/12/2018. AP

Theo kế hoạch, lẽ ra công ty Ant Group của Alibaba đã được đồng loạt niêm yết tại các sở giao dịch chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải thông qua STAR vào ngày 5/11/2020. Tuy nhiên, chỉ hai ngày trước buổi phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO), chính phủ Trung Quốc đã đột ngột dừng việc ra mắt cổ phiếu có tổng trị giá 37 tỷ USD của Ant Group, sau khi tiến hành giám sát theo quy định đối với nền tảng ngân hàng và quản lý tài sản trực tuyến này.

Những ẩn ý chính trị đằng sau

Jack Ma (Mã Vân), người sáng lập tập đoàn Alibaba, đã tổng kết mối quan hệ tế nhị với chính phủ là "luôn yêu thương, nhưng không bao giờ kết hôn". Vương Kiện Lâm, người sáng lập tập đoàn bất động sản khổng lồ Wanda Đại Liên của Trung Quốc, cho rằng trạng thái thoải mái nhất trong mối quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp là "gần gũi với chính phủ, tránh xa chính trị". Hàm ý của họ cũng gần giống nhau, đó là ở Trung Quốc, muốn doanh nghiệp của mình phát triển, thì phải phát triển mối quan hệ tốt đẹp với chính phủ. Tuy nhiên, mặc dù Mã Vân, Vương Kiện Lâm nhấn mạnh việc phải thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với chính phủ, nhưng họ vẫn bị nghi ngờ và bị "trừng phạt".

Giải thích về nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thái độ đột ngột của Bắc Kinh với tỷ phú Jack Ma, giới quan sát cho rằng ông chủ Alibaba, người đang nắm giữ gần 1/3 vốn của Ant Group, đã "coi trời bằng vung" và cho mình cái quyền chỉ trích chế độ. Phát biểu tại một diễn đàn các doanh nhân ở Thượng Hải hôm 24/10/2020, Jack Ma đã công khai "kêu gọi cải tổ hệ thống tài chính", mở rộng các dịch vụ thanh toán tiền tệ qua mạng Internet. Chưa hết, ông ta còn cho rằng hệ thống ngân hàng của Trung Quốc ngày nay vẫn hoạt động như "các tiệm cầm đồ" và do vậy đã đến lúc cần "kiến tạo một hệ thống tài chính cho các thế hệ tương lai".

Qua việc chặn đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên của Ant Group, Bắc Kinh cùng lúc bắn đi hai tín hiệu. Một là để chứng minh Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn nắm giữ mọi quyền sinh sát trong tay, kể cả với "những con chim đầu đàn" trong lĩnh vực công nghệ cao. Hai là trong bối cảnh hiện tại, Trung Quốc liệu có cần đến tư bản nước ngoài và lĩnh vực tư nhân để khởi động lại cỗ máy kinh tế sau đại dịch Covid-19 ? Đó là điều còn mập mờ một khi Tập Cận Bình tuyên chiến với Jack Ma. 

Một số người khác thì giải thích Jack Ma là người của "chế độ cũ". Những người chủ trương cởi trói về tài chính cho tư nhân như Jack Ma đã từng gắn bó với cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Cũng nhờ có điểm tựa này mà ông chủ Alibaba đã dễ dàng thành lập Ant Group. Ngoài ra, ngay từ trước khi Alibaba ra mắt công chúng tại New York vào năm 2014, báo chí đã đưa tin rằng Giang Chí Thành- cháu nội của Giang Trạch Dân, Lý Bách Đàn- con rể của Giả Khánh Lâm và Trần Nguyên- con trai của Trần Vân, cùng Hạ Cẩm Lôi- con trai của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Hạ Quốc Cường, và Ôn Vân Tùng- con trai cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo đều có cổ phần ở Alibaba. Chính nhóm người này chính là nguồn hậu thuẫn của Jack Ma, khiến Jack Ma "tấn công" vào đường lối bảo thủ của Tập Cận Bình.

Đây thực sự là một vấn đề lớn đối với Tập Cận Bình. Đặc biệt trong bối cảnh Đại hội Đảng XX, với những sự tấn công vào Tập Cận Bình. Cho nên Tập Cận Bình đã ra tay. Rốt cuộc, Jack Ma chỉ có hai lối thoát : Hoặc chấp nhận luật chơi do Bắc Kinh áp đặt, có nghĩa là tập đoàn tài chính trên mạng này phải chịu thua lỗ nặng ; hoặc chọn giải pháp thứ hai là đồng ý phát hành cổ phiếu, nhưng ở mức "cò con" chứ không phải hàng chục tỷ USD như dự án lần này, kèm theo đó là chấp nhận cho tất cả các tập đoàn dưới quyền Jack Ma chia sẻ big data, những thông tin cá nhân của khách hàng của các đối tác với chính quyền, qua đó chính phủ có thể giám sát mọi mục tiêu mà Bắc Kinh nhắm tới.

Câu chuyện của Ant Group đã cho thấy chính trị chi phối và tác động thế nào đến các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh của Trung Quốc. Nhưng quan trọng hơn cả là nó cho thấy, trong mô hình tư bản Trung Quốc, Đảng cộng sản vẫn nắm giữ mọi quyền sinh sát, ngay cả với những tập đoàn được xem là "tủ kính" của một nền kinh tế hiện đại như Alibaba.

Lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp Việt Nam

Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng rất nhiều từ mô hình tư bản Trung Quốc ở Đông Nam Á. Quá trình "Đổi mới" ở Việt Nam từ năm 1986 cũng có phần chịu ảnh hưởng từ "Cải cách và mở cửa" của Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình. Cho đến hiện nay, mô hình "Nhà nước tư bản thân hữu" ở Việt Nam cũng không khác nhiều về bản chất so với "Nhà nước tư bản thân hữu" ở Trung Quốc.

Từ những năm 2000 trở đi, các tập đoàn tư nhân đã ngày càng xuất hiện nhiều trên thương trường, tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp này hoặc là sân sau, hoặc là chịu sự "bảo kê" của các quan chức cao cấp.

Các vụ án gần đây như vụ Vũ "Nhôm", với liên quan trực tiếp đến Chủ tịch Ngân hàng Đông Á cùng nhiều quan chức Đà Nẵng và Bộ Công an, đã hé lộ một phần các quan hệ chằng chịt, kiểu "mafia" như vậy. Hay vụ án của ông Nguyễn Đức Chung - Người đã từng giữ chức Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội và Chủ tịch Thành phố Hà Nội. Gần đây, báo chí Việt Nam đồng loạt mổ xẻ các tin tức phơi bày việc ông Chung can thiệp và thao túng các công ty, nhằm đạt được những lợi ích cá nhân ra sao.

Trong các doanh nghiệp tư nhân thành đạt ở Việt Nam hiện nay, điển hình phải kể đến Vingroup với doanh nhân Phạm Nhật Vượng - người được xếp là giàu nhất Việt Nam với tài sản lên tới hàng tỉ USD.

doanh2

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và một công trình chung cư của tập đoàn Vingroup ở Hà Nội. RFA edit

Vingroup đang có kế hoạch IPO tại Mỹ. Các doanh nghiệp trực thuộc Vingroup hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có lĩnh vực bất động sản là có lãi, còn tất cả vẫn thua lỗ.

Nhiều người hy vọng sự phát triển của Vingroup sẽ dẫn tới những sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới. Và cũng có người mong đợi rằng với đội ngũ doanh nhân phát triển như vậy sẽ dẫn đến những đổi thay về chính trị, như nó đã từng xảy ra trên thế giới.

Những gì Trung Quốc đã trải qua hôm nay, thì Việt Nam cũng sẽ gặp vào ngày mai. Do đó, câu chuyện của Ant Group và Alibaba cũng sẽ là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải trong tương lai. Khi đó, sự lớn mạnh của các doanh nghiệp đều phải phụ thuộc vào mục đích của Đảng cộng sản Việt Nam, hay nói cách khác, các doanh nghiệp Việt Nam phải phục vụ theo yêu cầu của Đảng cộng sản thì mới có thể tồn tại được. Nếu không, nó sẽ như số phận của Alibaba và doanh nhân Jack Ma.

Vì thế, cũng khó mà mong đợi những sự phát triển về môi trường kinh tế sẽ dẫn đến những đổi thay về chính trị ở Việt Nam được.

Nguyễn Cảnh Bằng

Nguồn : RFA, 18/08/2021

Additional Info

  • Author Nguyễn Cảnh Bằng
Published in Diễn đàn

Trung Quốc phạt nặng Alibaba vì tội lạm dụng thế độc quyền

Thanh Hà, RFI, 10/04/2021

Trung Quốc giáng một đòn đau vào tập đoàn Alibaba của nhà tỷ phú Mã Vân/Jack Ma. Báo chí Bắc Kinh ngày 10/04/2021 tiết lộ 18,2 tỷ nhân dân tệ- tức khoảng 2,8 tỷ đô la Mỹ, là khoản nộp phạt mà tập đoàn mua bán trên mạng Alibaba sẽ phải đóng cho nhà nước. Alibaba bị cáo buộc lạm dụng thế độc quyền, bắt chẹt các nhà cung cấp muốn bán hàng trên mạng giao dịch này.

ali1

Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc. Ảnh tháng 11/2020, nhân Hội Nghị Thế Giới Internet (WIC) ở Chiết Giang, Trung Quốc.  Reuters - ALY SONG

Thông tín viên Liu Zifan của đài RFI từ Bắc Kinh nhắc lại từ cuối năm 2020, chủ nhân Alibaba, Jack Ma đã bị thất sủng. 

"Khoản tiền phạt tương đương với 4% doanh thu của tập đoàn này trong năm 2019. Đây là một vố đau mới đối với Alibaba vốn đã trong vòng điều tra từ tháng 10 năm ngoái.

Tập đoàn có trụ sở tại Hàng Châu, miền nam Trung Quốc này, từ nhiều tuần qua rơi vào tầm ngắm của các giới chức Trung Quốc sau những tuyên bố hồi tháng 10/2020 của chủ nhân Alibaba. Từng được xưng tụng đôi khi quá đáng, Jack Ma đã cả gan chỉ trích guồng máy kiểm soát tài chính của Trung Quốc và chính cơ quan này đã ban hành lệnh phat nặng nhắm vào tập đoàn Alibaba.

Gần như cùng lúc, Bắc Kinh đã chận chi nhánh tài chính của Alibaba là Ant Group tham gia sàn chứng khoán. Nhẽ ra đây phải là thương vụ tài chính quan trọng nhất trong lịch sử tài chính Trung Quốc.

Một cách tổng quát hơn toàn bộ lĩnh vực internet đang bị theo dõi. Theo quan điểm của đảng Cộng Sản Trung Quốc, ảnh hưởng của lĩnh vực này đã quá lớn. Bắc Kinh muốn là các đại công ty trong lĩnh vực công nghệ cao phải quay trở lại và tập trung phát triển chuyên môn chính của những công ty này".

Thanh Hà

*********************

Tân Cương : Hai quan chức Duy Ngô Nhĩ bị kết án tử hình

Thanh Phương, RFI, 07/04/2021

Hai quan chức cao cấp người Duy Ngô Nhĩ tại vùng tự trị Tân Cương đã bị kết án tử hình vì có "những hoạt động ly khai", theo thông báo của chính quyền địa phương tối qua, 06/04/2021. Bản án được đưa ra vào lúc Bắc Kinh bị quốc tế lên án ngày càng nặng nề về việc đàn áp thiểu số theo Hồi Giáo tại vùng này.

ali2

Cảnh sát đi tuần tra tại thành phố Kashgar, vùng tự trị Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc, ngày 04/11/2017.  AP - Ng Han Guan

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :

" Đó là những quan chức có liên hệ đến hai ngành nhạy cảm là Tư Pháp và Giáo Dục bị đưa ra xử trước tòa án nhân dân cấp cao Tân Cương. Shirzat Bawudun, cựu lãnh đạo Sở Tư pháp Tân Cương, bị tuyên án tử hình với 2 năm được hưởng án treo, vì bị cáo buộc đã có âm mưu với Phong trào Hồi Giáo Đông Turkestan (tên mà những người Duy Ngô Nhĩ lưu vong đòi độc lập gọi vùng Tân Cương), cũng như đã nhận hối lộ và đã có những hoạt động ly khai, theo lời phó chánh án của tòa.

Theo Tân Hoa Xã, vị phó chánh án này còn cáo buộc Shirzat Bawudun đã cung cấp "các thông tin cho các thế lực ngoại bang" và đã tiến hành "những hoạt động tôn giáo trái phép" khi làm đám cưới cho con gái.

Tham nhũng, ly khai cũng là những cáo buộc nhắm vào Sattar Sawut. Cựu giám đốc sở Giáo Dục Tân Cương cũng đã lãnh án tử hình với hai năm hưởng án treo, vì đã cho phép đưa vào các sách giáo khoa bằng tiếng Duy Ngô Nhĩ những nội dung bị xem là cổ vũ cho xu hướng ly khai sắc tộc, khủng bố và cực đoan Hồi Giáo. Theo tòa, chính những sách giáo khoa này đã kích động các vụ bạo loạn ở Urumqi, thủ phủ vùng Tân Cương, năm 2009.

Hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đề cập đến việc phát hành một phim tài liệu thứ tư do đài truyền hình nhà nước thực hiện nói về việc chống khủng bố ở vùng tự trị Tân Cương.

Tại Trung Quốc, các án tử hình treo thường được giảm xuống thành án tù chung thân".

Trong khi đó tại Ý, đang có tranh cãi về việc có nên xem là Trung Quốc đang phạm tội "diệt chủng" đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương hay không, làm gia tăng áp lực lên chính phủ liên minh của thủ tướng Mario Draghi, vốn vẫn chống lại việc này. Hôm nay, ủy ban các vấn đề quốc tế của Quốc hội Ý sẽ biểu quyết về nghị quyết lên án những vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và gọi đó là hành động "diệt chủng".

Còn Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Ankara lên sau khi trên mạng Twitter sứ quán Trung Quốc đả kích hai quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích việc Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Mỹ sẽ bàn với các đồng minh về tẩy chay TVH Bắc Kinh

Hôm qua, 07/04, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo là Washington sẽ thảo luận với các nước đồng minh về khả năng tẩy chay Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022. Tuy nhiên, ông Ned Price không nói rõ lập trường của Hoa Kỳ về vấn đề này. Chính quyền tổng thống Biden vẫn không loại trừ khả năng tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh, nhưng chưa đưa ra định hướng dứt khoát.

Nhiều tổ chức nhân quyền và chính khách Cộng Hòa gần đây đã liên tục kêu gọi Mỹ tẩy chay sự kiện thể thao này, để phản đối việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Về phần mình, Bắc Kinh vẫn lên án những lời kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội, cũng như bác bỏ cáo buộc diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Thanh Phương

************************

Ngoại trưởng Nhật "quan ngại sâu sắc" về tình hình nhân quyền ở Tân Cương

Trọng Thành, RFI, 06/04/2021

Tối ngày 05/04/2021, trong một cuộc điện đàm, ngoại trưởng Nhật Bản đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" với đồng nhiệm Trung Quốc về tình hình vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Đây cũng là một chủ đề chính được dự kiến trong cuộc gặp giữa thủ tướng Nhật và tổng thống Mỹ ngày 16/04 tới.

ali3

An ninh Trung Quốc đứng gác trước cổng một " trung tâm dạy nghề", trên thực tế là trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương. Ảnh chụp ngày 03/09/2018.  Reuters - Thomas Peter

Theo hãng tin Nhật Kyodo News, trong cuộc điện đàm 90 phút hôm qua, ngoại trưởng Toshimitsu Motegi đã kêu gọi Trung Quốc "giải quyết các vấn đề nhân quyền liên quan đến thiểu số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương, miền tây Trung Quốc". Ngoài Tân Cương, lãnh đạo ngoại giao Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại về tình hình Hồng Kông.

Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đưa ra những tuyên bố nói trên sau khi Washington, trong một báo cáo thường niên về nhân quyền do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố tuần trước, đã một lần nữa cáo buộc Bắc Kinh phạm tội ác "diệt chủng" và các tội ác chống nhân loại khác đối với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Về phía Trung Quốc, theo một thông báo của bộ Ngoại giao nước này, trong cuộc điện đàm hôm qua, ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi) đã kêu gọi đồng nhiệm Nhật Bản đảm bảo rằng quan hệ song phương "không rơi vào cái gọi là thế đối đầu giữa các nước lớn". Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh : "Trung Quốc hy vọng rằng Nhật Bản, với tư cách là một quốc gia độc lập, sẽ nhìn nhận sự phát triển của Trung Quốc một cách khách quan và hợp lý, thay vì bị đánh lừa bởi một số quốc gia có quan điểm thiên vị, chống lại Trung Quốc".

Đây là lần đầu tiên ngoại trưởng hai nước có cuộc trao đổi kể từ khi ngoại trưởng Trung Quốc công du Nhật Bản tháng 11/2020. Bộ ngoại giao Nhật cho biết cuộc điện đàm diễn ra theo yêu cầu của phía Trung Quốc.

Giới quan sát đặc biệt chú ý đến việc cuộc điện đàm giữa hai ngoại trưởng Nhật – Trung diễn ra chỉ ít ngày trước cuộc gặp giữa thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và tổng thống Mỹ Joe Biden. Thủ tướng Nhật Bản là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên trực tiếp gặp tổng thống Joe Biden kể từ khi ông nhậm chức.

Theo hãng tin Bloomberg, trong lĩnh vực nhân quyền, chính quyền Nhật Bản đang ngày càng "khó giữ thế cân bằng" trong quan hệ giữa Hoa Kỳ, đồng minh quân sự duy nhất, và Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất. Tokyo đưa ra những phát biểu mạnh mẽ hơn về tình trạng xâm phạm nhân quyền tại Trung Quốc, trong lúc chính quyền Joe Biden dự báo sẽ ưu tiên nhân quyền trong chính sách đối ngoại.

Tuy bày tỏ quan ngại về nhân quyền bị xâm phạm tại Trung Quốc, nhưng cho đến nay Nhật Bản là quốc gia duy nhất trong khối G7 không đưa ra các trừng phạt nhắm vào Bắc Kinh về các vi phạm nhân quyền tại Tân Cương. Trong cuộc họp báo hôm nay 06/04, tại Tokyo, chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản, ông Katsunobu Kato, cho biết "mục tiêu là cải thiện tình hình nhân quyền. Mỗi quốc gia sẽ quyết định theo quan điểm riêng của mình".

Báo Nhật Japan Times hôm nay nhấn mạnh là chính phủ của Suga đang phải đối mặt với áp lực trong nước gia tăng, kể cả từ trong nội bộ đảng cẩm quyền, yêu cầu Tokyo nói phải đi đôi với làm, phải trừng phạt Bắc Kinh về các vi phạm nhân quyền. Một nhóm các nghị sĩ liên đảng của Quốc hội Nhật Bản sẽ nhóm họp hôm nay để bàn về chủ đề này.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Thanh Hà, Thanh Phương, Trọng Thành
Published in Châu Á

Lo Covid tái phát, chính quyền Bắc Kinh kêu gọi ăn Tết tại chỗ

RFI tiếng Việt, 26/12/2020

Thêm 20 ca dương tính với Covid-19 được phát hiện tại Trung Quốc, trong đó hai ca tại Bắc Kinh hôm qua, 25/12/2020. Lo ngại dịch bùng lên vào dịp Tết nguyên đán, chính quyền Bắc Kinh kêu gọi dân chúng ăn Tết tại chỗ.

tq1

Lấy mẫu xét nghiệm Covid tại Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 24/12/2020.  Reuters - China Daily CDIC

Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh :

"Không phải là những ca riêng lẻ được phát hiện tại Bắc Kinh những ngày gần đây khiến chính quyền Trung Quốc lo ngại, mà là dịp nghỉ Tết nguyên đán (giữa tháng Hai) đang đến gần. Dịp hội lễ đầu xuân này, thời điểm hội ngộ gia đình quan trọng tại Trung Quốc, kể từ giờ, đã trở thành cơn ác mộng, trước hết đối với chính quyền. Chính trong dịp nghỉ dài rất được hàng trăm triệu người lao động xa nhà trông đợi này, hồi tháng Hai năm ngoái, dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát mạnh.

Hai trường hợp dương tính mới được phát hiện hôm thứ Sáu 25/12 khiến chính quyền phải đưa ra một số biện pháp siết chặt tại huyện Thuận Nghĩa (Shunyi) gần sân bay, cũng như tại khu phố Võng Cân (Wangjin).

Sáng hôm nay, qua điện thoại cầm tay, người dân chia sẻ nhiều đoạn video trên mạng Wechat, cho thấy hàng người dài xếp hàng chờ đến lượt xét nghiệm PCR trên vỉa hè các cư xá, nơi những người nhiễm virus thường lui tới.

Đối với năm mới âm lịch sắp đến, các cơ quan, đơn vị tại Bắc Kinh được yêu cầu khuyến khích ‘‘tổ chức các kỳ nghỉ linh hoạt’’ và chủ yếu là đẩy lùi lịch nghỉ. Một thông báo của chính quyền giải thích, yêu cầu này có mục tiêu ‘‘khuyến khích đông đảo dân chúng mừng năm mới tại chỗ’’, hay nói một cách khác là hãy ở lại thủ đô".

RFI tiếng Việt

************************

Hồng Kông : Kiểm soát chính trị và thôn tính ngôn từ

Tú Anh, RFI, 25/12/2020

Dù là dịp lễ Giáng Sinh, hai nhật báo Pháp Libération và La Croix ngày 25/12/2020 không bỏ sót vấn đề nhân quyền tại Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc.

tq2

Nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và tỉ phú truyền thông Jimmy Lai (Lê Trí Anh), chủ tập đoàn Next Digital, ra khỏi tòa sau khi được bảo lãnh, ngày 23/12/2020. Ảnh minh họa.  AP - Kin Cheung

Nhật báo thiên tả Libération, nhân tuyên bố của bộ trưởng đặc trách Thương Mại Pháp, Frank Riester khẳng định lập trường không ủng hộ thỏa thuận đầu tư Liên Hiệp Châu Âu - Trung Quốc, đang đàm phán ráo riết, nếu Bắc Kinh không hủy bỏ chính sách cưỡng bách lao động. Libération hãnh diện là một trong hai cơ quan truyền thông tố cáo tình trạng Trung Quốc cưỡng bách 570.000 dân Duy Ngô Nhĩ lao động trong các đồn điền bông vải ở Tân Cương.

La Croix đưa độc giả đến Hồng Kông. Trong vòng một năm, đảng Cộng Sản Trung Quốc áp đặt hệ thống chính trị của họ lên các quan chức đặc khu.

Tiến trình "thôn tính" của Bắc Kinh được hai nhà ngôn ngữ học Mary Hui và Dan Koff phân tích một cách chi tiết qua các diễn văn của Lâm Trịnh Nguyệt Nga và chính quyền đặc khu. Song song với tiến trình kiểm soát mọi tầng lớp xã hội, còn có một hiện tượng nổi bật : diễn văn của chính quyền Hồng Kông biến thể, không khác gì ngôn từ độc đoán hiện hành của chính quyền Hoa lục.

Truy cứu 165.000 tài liệu chính thức từ thông cáo báo chí và thông điệp chính thức từ 2010 đến 2020, hai tác giả phát hiện là từ 2019, ngôn từ của chính quyền Hồng Kông ngày càng giống Bắc Kinh mà trước đây không hề có chẳng hạn như : chủ quyền quốc gia, ổn định xã hội, sự thật lịch sử, một nước Trung Quốc duy nhất, quyền lực Nhà nước. Mỗi "từ" là một "khái niệm".

Phe thân Bắc Kinh còn phô diễn thái độ thần phục đảng Cộng Sản Trung Quốc theo kiểu trung ương "ủng hộ hoàn toàn" địa phương và địa phương "hoàn toàn ủng hộ" chính phủ trung ương.

Nói chung, chính quyền Hồng Kông "dùng từ điển của đảng Cộng Sản Trung Quốc" trích ra những câu lên án các nhà dân chủ "cấu kết với thế lực nước ngoài" "can thiệp vào nội tình"

Tại sao phải "áp đặt sự thật lịch sử" ? Mary Hui và Dan Koff nhắc lại một tuyên bố của Vaclav Havel, nhà ly khai Tiệp Khắc : "Các chế độ độc tài vì là nạn nhân của sự dối trá của chính họ nên phải xuyên tạc mọi thứ". Kể cả lịch sử !

Tú Anh

************************

Chính quyền Trung Quốc điều tra tập đoàn Alibaba về lạm dụng độc quyền

Thùy Dương, RFI, 24/1/2020

Cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường Trung Quốc sáng hôm nay 24/12/2020 thông báo mở điều tra nhắm vào tập đoàn Alibaba của nhà tỉ phú Mã Vân (Jack Ma), khiến cổ phiếu của tập đoàn vô địch thương mại trực tuyến sụt giảm 8% vào cuối buổi sáng trên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông.

tq3

Lối vào trụ sở chính của tập đoàn Alibaba tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.  AP - Ng Han Guan

Tập đoàn Alibaba hứa tích cực hợp tác với các nhà điều tra, nhưng khi được AFP liên lạc, tập đoàn từ chối trả lời. Nhà chức trách Trung Quốc chỉ cung cấp rất ít thông tin về các cáo buộc liên quan tới Alibaba Group Holdings, ngoài một "thỏa thuận độc quyền" nhưng cũng không xác định rõ.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên đài RFI Stéphane Lagarde:

"Tin tức này chỉ được gói gọn trong một câu trên trang tin của Tân Hoa Xã, và không phải để chúc Alibaba một "Giáng Sinh vui vẻ". Từ vài tuần nay, gã khổng lồ về thương mại điện tử Trung Quốc đã phải chịu áp lực và những lời cảnh báo từ các cơ quan quản lý thị trường ở Trung Quốc.

Việc Ant Group, vào phút chót, bị đình chỉ tham gia sàn chứng khoán hồi đầu tháng 11 đã khiến nhiều người sững sờ, không chỉ các nhà giao dịch. Kể từ đó, người sáng lập tập đoàn Alibaba hoàn toàn biến mất khỏi các phương tiện truyền thông, trái ngược hoàn toàn với cuộc sống trong quá khứ của người đã trở thành hiện thân cho sự thành công của chủ nghĩa tư bản đỏ trên toàn thế giới, người bảo vệ cuộc chiến chống lại sự hâm nóng khí hậu tại Thượng đỉnh Paris 2015 và có những câu bông đùa với nữ diễn viên Nicole Kidman trong Ngày Độc thân và Lễ Hội Mua sắm (11/11) ở Trung Quốc.

Việc mở điều tra lần này cho thấy các cơ quan quản lý lo ngại về sự xuất hiện của những tập đoàn công nghệ trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là về hoạt động cho vay tiền trực tuyến.

Tờ Nhân Dân nhật báo hôm nay (24/12) viết : "Đây (Cuộc điều tra) là một biện pháp quan trọng nhằm tăng cường giám sát chống độc quyền và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế kỹ thuật số trong dài hạn".

Đây cũng có thể là dấu chấm hết cho một "giấc mơ Trung Hoa" khác của Mã Vân, ít nhất đây cũng là một phiên bản mới của truyện ngụ ngôn "Con ếch muốn to bằng con bò" ...

Cho dù đế chế Alibaba có hùng mạnh đến đâu đi chăng nữa, cho dù một tập đoàn tư nhân có giàu đến thế nào đi chăng nữa, thì cuộc điều tra này cũng nhắc nhở họ rằng các quy tắc vẫn là do đảng Cộng Sản Trung Quốc ấn định".

Thùy Dương

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt, Tú Anh, Thùy Dương
Published in Châu Á

Giải cứu Alibaba ! (VNTB, 26/09/2019)

Cựu thành viên Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Công Út nhận định là ‘doanh nghiệp hay cá nhân CEO của Alibaba chẳng hề thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tố cáo’, do đó người dân nghe theo lời công an để ‘tố cáo’ Alibaba là giống như chuyện ‘mớm cung’.

alibaba1

Nhiều người dân đến đồn công an để tố cáo Alibaba

Lâu nay trên các diễn đàn mạng xã hội, ông Phạm Công Út được biết đến là một luật sư xông xáo, luôn tham gia các vụ án giúp người dân thấp cổ bé họng trước những sai trái của chính quyền địa phương ; trong đó có vụ đất đai ở ‘vườn rau Lộc Hưng’, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết này chỉ nhằm được trao đổi về cách nhìn trong ‘vụ án Alibaba’, qua đó muốn nhấn mạnh điều cần làm rõ là thị trường bất động sản Việt Nam rất méo mó, và cần được sửa đổi căn cơ từ gốc, qua việc xác lập quyền tư hữu đất đai – một quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Chính quyền đã ‘giận cá chém thớt’ ?

Trong chia sẻ trên trang cá nhân facebook vào sáng ngày 25/9/2019, ông Phạm Công Út viết : "Công ty Alibaba hình thành được 4 năm, người mua đất đến hạn cũng đã ra công chứng chuyển nhượng, và khoe rằng có người trả mình giá cao gần gấp 3 lần nhưng... ngu gì bán.

Những người đã đến hạn hợp đồng nhưng chưa ra sổ thì được "bán" lại cái nền đất ruộng của mình cho Alibaba kèm lợi nhuận do tăng giá trị đất có thể từ 2%/tháng đến gần 3%/tháng tùy theo kỳ hạn ra công chứng theo lựa chọn của hai bên.

Gần 4 năm, không thấy ai làm đơn tố cáo, đòi lại tiền, cho dù có những sự kiện ồn ào mang tính đối đầu giữa Alibaba với chính quyền ở địa phương về những cuộc cưỡng chế không báo trước, và những hồ sơ doanh nghiệp Alibaba khởi kiện chính quyền địa phương.

Cao điểm nhất là sau phát ngôn của CEO Alibaba : học gì ra làm chủ tịch xã thì ai cũng biết, CEO phải trả giá rất đắt cho sự nóng giận của mình.

Thế là vụ án hình sự nổ ra với tội danh lừa đảo.

Vốn tội này đòi hỏi phải có hành vi gian dối và phải nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Thế là chữ "dự án ma" thay cho hành vi gian dối, "đơn tố cáo" được chuẩn bị sẵn mẫu cho các khách hàng của Alibaba với hai quyền lựa chọn : "Tố cáo" là đã bị chiếm đoạt đi, thì được nhận đơn, may ra còn vớt vát lại ít tiền, còn chỉ "trình báo" thì về đi. Mặc dù doanh nghiệp hay cá nhân CEO của Alibaba chẳng hề thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tố cáo.

Nhưng xem ra, nếu bạn muốn lừa đảo thì người bạn dụ ắt hẳn phải là người có tiền và có quyền. Nếu chọn con đường nói không với tiêu cực thì chẳng ai dại gì vừa ăn cướp, vừa la làng.

Còn nhiều công ty xẻ đất ruộng thành "dự án" nay đã thành những khu dân cư, nhưng luật mình là vậy đấy. Cấm cãi !" [1]

Đa cấp bất động sản thì không phải là lừa đảo (!?)

Trong giới kinh doanh đất đai gọi cung cách làm ăn của công ty Alibaba là kiểu bán hàng đa cấp (Luật Bất động sản không có điều khoản nào về việc cho phép bán hàng đa cấp). Mặt hàng ở đây là các dự án đất được phân lô nhằm để rao bán nền.

Nhận biết bán đất nền theo hình thức đa cấp được tóm tắt như sau : Khách hàng đi mua đất sẽ có hợp đồng theo hình thức góp vốn đầu tư, đây là một thỏa thuận dân sự. Khách hàng góp vốn vào dự án mua đất, tuy chưa nhận được đất, song vẫn được bên bán trả lãi suất theo thỏa thuận. Số lãi này thực tế được lấy từ tiền người góp vốn trước trả cho người góp vốn sau.

Thực tế dự án kiểu đa cấp bất động sản có thể là những căn nhà không kiên cố, xuất hiện trên đất nông nghiệp thường bị chính quyền sở tại ‘làm lơ’ (còn vì sao chính quyền ‘làm lơ’ thì đó lại là câu chuyện được lý giải ở phần cuối bài viết).

Phổ biến hơn là đất chưa được quy hoạch, chưa được cấp chứng nhận đầu tư dự án/ khu đô thị để được phép phân lô bán nền, nhưng chủ đầu tư mua đất nông nghiệp, sau đó tự hiến đất mở đường, trồng cây xanh,... và quảng cáo. Khách hàng thấy người khác mua ‘ầm ầm’... thì mua theo những dự án mới dừng ở giai đoạn hoạch định trên giấy. Chính điều đó dẫn đến những ngộ nhận khi khách hàng đi xem thực tế dự án, cho rằng dự án đã hợp thức hóa, được chính quyền cấp phép, đã có quy hoạch cụ thể (quy hoạch tự vẽ)…

Trong lúc đó thì về quy định của pháp luật, với đất nông nghiệp, mỗi 1 ngàn m2 chỉ lên thổ cư được 200m2. Điều đó có nghĩa nếu chưa có quy hoạch/ phê duyệt từ tỉnh thành, đến huyện xã từ trước, thì dự án khó hợp thực hóa được, kiểu làm dự án "cầm đèn chạy trước ô tô" này rất nguy hiểm, khi các chủ đầu tư đã phân lô bán nền hết, đã cài hàng ngàn khách hàng vào bẫy nợ, kiện cáo…. để gây áp lực lên chính quyền địa phương phải hợp thức hóa dự án vì sự đã rồi.

Lỗi của chính quyền

Các doanh nghiệp bất động sản chọn theo cung cách bán hàng đa cấp, đa phần đều có ‘chống lưng’. Họ luôn có niềm tin là chính quyền sẽ chấp nhận các dự án đất đai do chính họ quy hoạch và đã rao bán. Ngay lúc ban đầu, có lẽ ít doanh nghiệp bất động sản nào mang tâm thế lừa đảo thứ hàng hóa có trị giá tính từ bạc tỷ. Bởi họ hiểu rất rõ về ‘của đau con sót’. Nhưng họ cũng hiểu cái gì không thể mua bằng tiền, thì có thể mua bằng nhiều tiền hơn nữa !

Các quan chức trong bộ máy cầm quyền khi phát biểu bảo vệ quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, thường theo lập luận thế này : Quyền sở hữu đất đai được hiểu là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế – xã hội của Nhà nước.

Nhà nước không tự mình trực tiếp sử dụng tất cả đất đai mà tổ chức cho toàn xã hội sử dụng đất vào mọi mục đích. Quyền sử dụng đất được giao cho người sử dụng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) trên những thửa đất cụ thể. Nhưng không vì thế mà Nhà nước mất đi quyền năng của mình, Nhà nước sẽ quản lý thông qua các hình thức như sau : xây dựng, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể, xây dựng ban hành các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng đất,… đồng thởi người sử dụng đất cũng phải nộp thế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, chi phí trước bạ…

Giới luật gia ở Sài Gòn thì lập luận vầy, theo luật thì không ai được bán hay thế chấp đất. mà chỉ bán, thế chấp quyền sử dụng đất. Song khi Nhà nước đấu giá thì gọi là bán quyền sử dụng đất, còn khi dân bán thì lại phải gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mà không được gọi là bán, mặc dù rõ ràng là có quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất.

Trong khi đó, quyền sử dụng đất nếu như chỉ là quyền sử dụng thì cơ quan hành chính mới có quyền thu hồi, còn đã là quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự thì không thể thu hồi, chỉ toà án mới có quyền quyết định.

Như vậy, theo cách hiểu như trên về luật đất đai đặt trong mối tương quan của Bộ Luật Dân sự, số diện tích đất nông nghiệp mà nhà đầu tư mua gom để lập dự án rao bán nền kiểu ‘bán hàng đa cấp’, chắc chắn phải được sự ‘đồng thuận’ trong chuyện ‘ngó lơ’ của chính quyền sở tại. Có thể còn lý do đây là những dự án ‘gửi gắm’ của anh Hai, chị Ba, anh Tư nào đó trên trung ương.

Thời gian sau, nói như lập luận quen thuộc của quan chức khi ban lệnh thu hồi đất là ‘xét duyệt quy hoạch’, sẽ ‘hợp thức hóa’ toàn bộ đất đai nông nghiệp đã mua gom và luân chuyển ‘đa cấp’ đó.

Trong trường hợp có xảy ra chuyện khiến ‘anh Hai, chị Ba, anh Tư’ phải nhức đầu sổ mũi đến mức phải nhập viện cấp cứu, thì rủi ro không phê duyệt quy hoạch ở các dự án phân lô bán nền như nói ở trên, nếu không khéo dàn xếp, tất yếu sẽ đưa đến thưa kiện kiểu như vụ Alibaba hiện nay.

Từ những vụ án đã và đang xảy ra liên quan đến đất đai như vụ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự án trường học ở khu vườn rau Lộc Hưng…, cho thấy cần xử lý đúng bản chất, quy định về đất đai theo nguyên lý tài sản và cuộc sống đòi hỏi, không nên đánh tráo khái niệm giữa việc "sử dụng đất" và "quyền sử dụng đất". Đã đến lúc phải thừa nhận quyền sở hữu đất trong Hiến pháp nếu không muốn loạn luật. Sau đó, soạn thảo lại Luật Đất đai, chứ không nên sửa chữa lặt vặt, trong khi lại bỏ qua vấn đề cốt yếu của quản lý đất đai. 

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 26/09/2019

[1] https://www.facebook.com/lsthichdua.pham.1/posts/1414797358671800

********************

Lãnh đạo công ty địa ốc Alibaba chính thức bị khởi tố tội ‘lừa đảo’ (RFA, 25/09/2019)

Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Công an Thành phố Hồ Chí Minh) chính thức khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với hai anh em ông Nguyễn Thái Luyện và Nguyễn Thái Lĩnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Alibaba, để điều tra hành vi ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’.

bds1

Lực lượng chức năng tiến hành khám xét trụ sở công ty và ông Nguyễn Thái Luyện chủ tịch hội đồng quản trị Alibaba. RFA Edited

Truyền thông trong nước loan tin hôm 24/9 cho biết cơ quan chức năng cũng đã triệu tập gần 20 giám đốc các công ty con của Tập đoàn địa ốc Alibaba để làm việc. Trong số đó, có một người em ruột khác của hai lãnh đạo tập đoàn là ông Nguyễn Thái Lực, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại địa ốc xanh (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Công ty cổ phần địa ốc Long Thành ALI (Đồng Nai).

Bà Võ Thị Thanh Mai, vợ của ông Nguyễn Thái Luyện, ngoài phụ trách pháp lý và tài chính cho Công ty Alibaba còn đứng tên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Alibaba Law Firm và Công ty TNHH Xây dựng Maluna (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng bị triệu tập.

Theo kết quả điều tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định ông Nguyễn Thái Luyện giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo cùng với người em Nguyễn Thái Lĩnh thành lập Công ty Alibaba và các công ty con có tổng quy mô hơn 2600 nhân viên.

Ngày 25/9, theo tin VOV, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xác định đến thời điểm hiện tại có 43 dự án Alibaba tự vẽ và rao bán cho 6.700 khách, chiếm đoạt hơn 2.500 tỉ đồng. Tính đến hết ngày 24/9, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận đơn của hơn 900 cá nhân tố giác công ty Alibaba lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Tập đoàn Alibaba được nói đã thu mua 600 hecta đất nông nghiệp để lãnh đạo và người thân đứng tên, sau đó tự vẽ ra 40 dự án không có thật tại các tỉnh Đồng Nai (29 dự án), Bà Rịa-Vũng Tàu (9 dự án), Bình Thuận (2 dự án).

Các dự án trên được xác định chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép nhưng được Công ty Alibaba quảng cáo là đất nền nhà ở để lừa bán cho khách hàng.

Công an thực hiện khám xét trụ sở của Công ty Alibaba và các chi nhánh tại Sài Gòn, thu giữ nhiều giấy tờ tài liệu, 9 tỷ đồng tiền mặt, 3 xe ô tô, cùng nhiều miếng, thỏi kim loại có màu vàng.

Cơ quan Điều tra bước đầu xác định Công ty Alibaba núp bóng hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng thực chất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo hình thức đa cấp.

Cơ quan chức năng kêu gọi những cá nhân là nhân viên hoặc có liên quan đến Công ty Alibaba cung cấp thông tin về vụ việc, và cảnh báo sẽ xử lý nghiêm minh mọi hành vi che dấu, tiếp tay, tiêu hủy tài liệu, tẩu tán tài sản liên quan.

********************

Công an Việt Nam điều tra Alibaba 'lừa đảo mua bán đất ngàn tỉ' (BBC, 20/09/2019)

Hai anh em lãnh đạo một công ty bất động sản bị khởi tố và bắt giam trong vụ án chiếm đoạt "hơn 2500 tỉ đồng".

vn1

Cảnh sát dẫn bị can Nguyễn Thái Luyện vào hôm 19/9

Hai anh em ruột Nguyễn Thái Luyện (34 tuổi) và Nguyễn Thái Lĩnh (30 tuổi), lãnh đạo Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã bị bắt sau khi có lệnh khởi tố hôm 18/09 về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Bộ Công an khuyến cáo người dân là "khách hàng bị hại" (được cho là khoảng 6.700 người) liên hệ với nhà chức trách để cung cấp thông tin nhằm "phục vụ công tác điều tra".

Bản tin trên trang web Bộ Công an viết cho hay những nơi này là "Phòng 15 Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an (địa chỉ 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) hoặc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an Thành phố Hồ Chí Minh (địa chỉ số 674 đường 3/2, phường 14, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh) và Công an 24 quận, huyện để cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra..."

Bản tin mô tả "Nguyễn Thái Lĩnh và đồng bọn đã thành lập công ty cổ phần địa ốc Alibaba và các công ty thành viên, tự vẽ các dự án không có thật tại một số tỉnh phía Nam chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án… nhưng đã huy động tiền của hàng nghìn khách hàng để chiếm đoạt".

Hoạt động lừa đảo được cho là liên quan tới việc thu mua số lượng lớn đất nông nghiệp với tổng diện tích hơn 600 ha giao cho các cá nhân đứng tên và khoảng 40 "dự án ma" tại ba tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận.

Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy riêng Công ty Alibaba đã ký hợp đồng "phân lô bán đất nền" cho hơn 6.700 khách hàng và thu được hơn 2.500 tỉ đồng (khoảng 107 triệu USD), theo truyền thông trong nước

"Sáng 19.9, rất đông khách hàng đầu tư mua đất nền tại các "dự án ma" của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (gọi tắt Công ty Alibaba) tìm đến trụ sở công ty này (Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) đặt vấn đề đòi lại tiền nhưng đều thất vọng ra về," báo Thanh Niên đưa tin.

Bài của báo này mô tả một phó tổng giám đốc công ty Alibaba tổ chức livestream trên Facebook để trấn an khách hàng công ty rằng "tiền quý vị sẽ không bị mất đi đâu cả".

"Khách hàng yên tâm, tiền quý vị sẽ được công an giữ một cách an toàn nhất, an toàn hơn chúng tôi giữ nữa. Tiền quý vị chúng tôi không làm gì khác ngoài mua bất động sản," bà Huỳnh Thị Ngọc Như được dẫn lời.

Tin cho hay sáng 20/09 bà Như đã đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh để làm việc theo giấy triệu tập.

Hiện cũng có quan ngại rằng tiền của khách hàng gửi vào công ty Alibaba đã được lãnh đạo công ty này chuyển vào "tài khoản người thân của họ".

Báo Thanh Niên mô tả "gần một năm qua" báo này liên tục có những bài viết phản ánh các dự án ma của Công ty Alibaba.

Truyền thông tại Việt Nam hôm 20/09 đưa hình ảnh hàng chục cảnh sát cơ động và cảnh sát kinh tế khám xét một công ty bất động sản khác được cho là có liên hệ với Công ty Alibaba cũng nằm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Công an các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận cũng đang điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về sử dụng đất đai, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty Alibaba và chi nhánh của công ty này tại các địa phương nói trên.

****************

Đà Nẵng trả lời về vụ 21 người Trung Quốc có sổ đỏ gần sân bay quân sự (VOA, 20/09/2019)

Trả li lo ngi ca c tri v thông tin người Trung Quc góp tin mua 21 lô đt ven sân bay quân s Nước Mn, S Tài nguyên và môi trường Đà Nẵng khng đnh cho ti nay không cp s đ cho bt kỳ người nước ngoài nào và người Trung Quc ch thuê ch không s hu đt.

vn2

Tình trạng người Trung Quc "núp bóng" người Vit Nam đ mua đt khu vc ven bin Đà Nng đang khiến công lun quan tâm và lo lng.

Báo Tuổi Tr dn thông cáo báo chí do Giám đc S Tài nguyên và môi trường Đà Nng, ông Tô Văn Hùng, ký hôm 20/9 nói rng mt s trang báo điện tử đã "gây hoang mang dư lun" khi đăng các bài viết liên quan đến vic người nước ngoài, c th là người Trung Quc, s hu quyn s dng đt, quyn s hu nhà và tài sn khác gn lin vi đt (gi tt là s đ).

Trước đó, trong bui tiếp xúc đoàn đi biểu Quc hi thành ph Đà Nng vào ngày 19/9, sau khi c tri đ cp đến tình trng người Trung Quc núp bóng người Vit đ mua đt khu vc ven bin, ông Hùng tha nhn Đà Nng đã rà soát các khu vc d án và xác đnh có 21 trường hp người Trung Quc có tên trong quyền s dng đt khu vc d án đô th dc theo sân bay quân s Nước Mn, thuc qun Ngũ Hành Sơn.

Quan chức ca Đà Nng cho biết thêm rng 21 trường hp này là do trước đây đt được cp giy chng nhn cho người Vit Nam, nhưng trong quá trình khai thác, sử dng, người Trung Quc đã dùng hình thc mua c phn hoc góp vn đ sau đó nhn chuyn quyn s dng đt.

"Việc cp giy chng nhn quyn s dng đt được thc hin đúng lut, còn xác đnh có du hiu người Trung Quc núp bóng hay không là chức năng ca cơ quan điu tra", VnExpress dn li ông Hùng nói trong bui tiếp xúc đi biu.

Sau phát biểu và thông cáo báo chí ca quan chc S Tài nguyên và môi trường Đà Nng, Tng cc Qun lý Đt đai (B Tài nguyên và môi trường) trong cùng ngày 20/9 đã yêu cu cơ quan chc năng ca Đà Nẵng phải báo cáo chi tiết và gi bn sao "s đ" đã cp đ kim tra, theo ngun tin ca báo Tui Tr.

Thông tin về vic người Trung Quc núp bóng người Vit đ mua đt, đng tên trong khu vc gn sân bay Nước Mn tng gây lo ngi trong dư lun vào 4 năm trước. Khi đó, lãnh đo Đà Nng lên tiếng trn an công lun rng thành ph vn đang "kim soát được khu vc" và "chưa nh hướng đến quc phòng an ninh".

Cho đến nay, lut pháp Vit Nam vn chưa cho phép cp giy chng nhn quyn s dng đt cho cá nhân là người nước ngoài.

*******************

Người Trung Quốc sở hữu đất sát sân bay quân sự Nước Mặn, Đà Nẵng (RFA, 19/09/2019)

Trong cùng một ngày 19/9, Chính quyền Đà Nẵng đã hai lần trả lời khác nhau cho thắc mắc của cử tri về việc có hay không người Trung Quốc đứng tên quyền sử dụng đất ở khu vực dự án đô thị dọc sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn), thành phố Đà Nẵng.

vn3

Cổng vào sân bay Nước Mặn - Photo : báo giaothong

Theo VnExpress, tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang của đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Đà Nẵng, khi cử tri nêu nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến người Trung Quốc sở hữu đất đai, vi phạm pháp luật về dân sự, hình sự, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi Trường thành phố Đà Nẵng ông Tô Văn Hùng cho hay "Ở khu vực dự án đô thị dọc sân bay Nước Mặn, thuộc quận Ngũ Hành Sơn có 246 lô đất ; qua rà soát thì có 21 trường hợp người Trung Quốc đứng tên do trước đây mảnh đất được cấp giấy chứng nhận cho người Việt Nam, nhưng quá trình khai thác, sử dụng người Trung Quốc đã dùng hình thức mua cổ phần, hoặc góp vốn để sau đó nhận chuyển quyền sử dụng đất".

Cũng theo ông Hùng thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khi trao đổi với Tuổi Trẻ Online vào chiều cùng ngày, ông Tô Văn Hùng lại khẳng định "không có chuyện người Trung Quốc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Đà Nẵng". Ông lý giải vì theo Luật đất đai người nước ngoài không được phép đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thông tin về tình trạng người Trung Quốc nhờ người Việt mua đất, đứng tên hộ ở khu vực sân bay Nước Mặn ven biển từng được người dân lo ngại và chất vấn lãnh đạo nhưng luôn nhận được câu trả lời, thành phố kiểm soát khu vực này và chưa thấy trường hợp nào ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh.

Chuyện người Trung Quốc mua đất, xây nhà, làm giả thẻ ATM, buôn bán ma túy, tổ chức đường dây đánh bạc trên mạng, lừa đảo… ngày càng bị phát hiện nhiều ở Việt Nam; tuy nhiên tin cho biết nhiều kẻ phạm tội lại được Việt Nam trả về Trung Quốc theo một thỏa thuận dẫn độ mà  các luật sư trong nước cho biết chưa thấy Hà Nội công khai cho người dân rõ.

*****************

Khởi tố 3 người Trung Quốc trộm thẻ ngân hàng chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam (RFA, 20/09/2019)

Cơ quan điều tra thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An vừa tiến hành khởi tố 3 đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc có hành vi đánh cắp thông tin thẻ ATM để chiếm đoạt tài sản.

vn4

Ba đối tượng người Trung Quốc tại cơ quan điều tra. Courtesy of Tiền Phong

Thông tin trên được đại tá Nguyễn Mạnh Hùng phó giám đốc công an tỉnh Nghệ An trả lời với báo Tiền Phong hôm 20/9 tại lễ trao thưởng cho Ban Chuyên án T919 trong việc bắt giữ thành công 3 đối tượng người Trung Quốc có hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng nêu trên.

Ba đối tượng người Trung Quốc gồm Yang Chang Cai (Dương Trường Tài, SN 1986), Denh Cong Cong (Đặng Thông Thông, SN 1990) và Lian Yu (Luyện Vũ, SN 1985), cùng trú tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Cả ba bị khởi tố về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".

Trung tá Nguyễn Hữu Cường phó trưởng công an thành phố Vinh cho biết, sau khi nhận được thông tin từ ngân hàng có một số người lắp đặt thiết bị điện tử tại trụ ATM để đánh cắp thông tin tài khoản của khách hàng, cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh và phát hiện 3 người đàn ông mang quốc tịch Trung Quốc trong diện tình nghi.

Trong quá trình theo dõi, nhóm đối tượng này hoạt động chuyên nghiệp, có trình độ về công nghệ thông tin, thường xuyên di chuyển giữa các thành phố, hoạt động trải dài cả nước nơi có lượng khách du lịch nhiều khiến việc điều tra gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các đối tượng này nhập cảnh vào Việt Nam chỉ 1 tháng rồi về nước.

Công an thành phố Vinh đã phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao của Bộ Công an phát hiện và thu giữ 333 thẻ ngân hàng bị cho là giả, trong đó có 319 thẻ đã được quét thông tin về chủ tài khoản, 22 thẻ đã bị rút tiền khỏi tài khoản với số tiền lên tới gần 300 triệu đồng và 14 thẻ trắng, 3 thiết bị điện tử cùng với 2 máy tính…

Tại cơ quan điều tra, ba đối tượng này khai nhận đã thực hiện thành công 2 lần cài đặt thông tin vào máy ATM của ngân hàng Viettin Bank. Hiện cơ quan điều tra đang hoàn tất hồ sơ, xử lý các đối tượng người Trung Quốc theo quy định pháp luật.

*********************

Nhà ở trái phép cho công nhân Trung Quốc bị phát hiện ở Hải Phòng (RFA, 19/09/2019)

Sở Xây dựng Hải Phòng vừa phát hiện hàng chục ngôi nhà ở cho công nhân Trung Quốc đã được xây dựng trái phép trên đất quy hoạch trồng cây xanh tại khu công nghiệp An Dương, Thành phố Hải Phòng.

vn5

Một trong 3 khu nhà ở cho công nhân Trung Quốc xây trái phép trên đất quy hoạch trồng cây xanh ở khu công nghiệp An Dương, Hải Phòng.  Courtesy of Vnexpress

Truyền thông trong nước vào ngày 19/9 trích lời ông Cao Đức Thắng, Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hải Phòng, cho biết cơ quan này đang hoàn thiện hồ sơ xử lý hành chính Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt vì đã xây dựng các công trình trái phép trên.

Ông Cao Đức Thắng cho biết dù Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng có thẩm quyền quản lý việc xây dựng trong khu công nghiệp An Dương, nhưng Sở xây Dựng Hải Phòng là đơn vị phát hiện ra sai phạm hôm 13/9.

Ông Nguyễn Văn Tùng, chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng đã yêu cầu Công ty Thâm Việt trong vòng 15 ngày phải tháo dỡ hàng chục ngôi nhà lắp ghép phục vụ lao động người Trung Quốc lưu trú và sinh hoạt tại lô đất CX5 vốn được quy hoạch trồng cây xanh.

Chủ tịch UBND Hải Phòng cũng yêu cầu Công ty Thâm Việt phải trồng cây xanh, xây tường bao khu công nghiệp, và chỉ đạo công an kiểm tra, không cho phép cán bộ, công nhân nhà thầu sinh sống trong khu công nghiệp.

Khu công nghiệp An Dương có diện tích 196 hecta được tái xây dựng vào tháng 12/2016 sau 8 năm bỏ hoang.

Chủ đầu tư của khu công nghiệp An Dương là Công ty TNHH cổ phần đầu tư Holdings Thâm Quyến.

Published in Việt Nam
vendredi, 16 novembre 2018 20:57

Giấc mộng China qua lăng kính Alibaba

Kể từ khi báo The Washington Post cho đăng bài phân tích khá chi tiết "Hiểm họa toàn cầu từ nền chuyên chế kỹ thuật số của Trung Quốc" (The Global Threat of China’s Digital Authoritarianism) (1) của hai đồng tác giả Michael Abramowitz và Michael Chertoff ngày 1/11/2018, chúng ta buộc phải giật mình nhìn lại tất cả những hoạt động gián điệp từ các công ty bình phong lớn của Tàu trên đất nước Việt Nam, không chỉ là Huawei, ZTE mà còn là Tencent, Alibaba. Khuôn khổ bài viết nhấn mạnh tới tập đoàn Alibaba thông qua hình ảnh cựu chủ tịch Jack Ma.

china0

Từ lâu, những người Việt biết ưu tư cho tiền đồ đất nước trước tên láng giềng Tàu nham hiểm đều nhìn ra mối nguy hại của Trung Hoa Mộng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ biển đảo và an ninh quốc gia. Ai cũng nhìn thấy Tàu xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta ngoài biển Đông, thấy chúng âm thầm mua đất lập chốt ở những địa điểm quan yếu khắp nước và tiến hành thâu tóm hàng loạt các doanh nghiệp Việt, thấy chúng ép chính quyền Việt Nam thông qua Luật Đặc Khu thuê đất đến 99 năm, cho chúng tự lái xe chạy thẳng 180km vào nội địa ta và bắt ta cho lưu hành Nhân Dân Tệ ở 7 tỉnh biên giới phía Bắc.

Tuy nhiên, không nhiều người nhìn ra Huawei và ZTE đã cài cắm bao nhiêu mạng ma (botnet) nghe lén lấy cắp thông tin, và bao nhiêu camera ghi hình trộm thông qua hàng triệu bộ định tuyến mạng không dây (router) và điện thoại thông minh (smartphone) do 2 đại công ty này sản xuất, đang được sử dụng lan tràn ở Việt Nam, vì firmware của chúng cũng là spyware (phần mềm gián điệp). Do vậy mà tính cho đến nay, đã có 4 nước là Mỹ, Nhật, Úc, Ấn chính thức cấm cửa thiết bị viễn thông của 2 công ty này ở nước họ (2), chưa kể sắp tới sẽ là Anh, Nga. Lý do chính là những lo ngại về an ninh và bảo mật thông tin, cùng bóng dáng chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn sau chúng.

Càng khó nhìn rõ hơn nữa là sự cộng tác tích cực của 2 công ty Tencent và Alibaba cho Giấc mộng Trung Hoa này. Hai ông chủ của 2 tập đoàn trên làm thành cặp "song mã" : Mã Hóa Đằng (Pony Ma) và Mã Vân (Jack Ma) nhằm kéo cỗ xe "Giấc Mộng China" cùng người cầm lái vĩ đại Tập Cận Bình lao về mốc thời gian 2025 đầy mộng tưởng "Made in China 2025" và đặc biệt là mốc 2050 vô cùng huyễn hoặc "Vượt mặt Hoa Kỳ". Hiện thì chiếc mã xa này cùng tên xà ích đang bị Donald J. Trump chặn đứng, đánh cho đảo đầu xe tuột dốc với khẩu hiệu "Make America Great Again".

Tencent xâm nhập Việt Nam bằng cửa hậu khi mua cổ phần, có thể tới 31% của VNG, tập đoàn tiên phong trong ngành công nghệ internet Việt Nam (3). Bộ công cụ thu thập thông tin của Tencent gồm Wechat, Zalo (dùng nền tảng Wechat), Shopee, Wechat Pay... Cùng một cách thức, nhưng quy mô và trực tiếp hơn, Alibaba đã mua lại Lazada, ký kết với Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), đơn vị trung gian duy nhất được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử cho giao dịch bán lẻ tại Việt Nam để mở đường cho Alipay tiến vào thị trường thanh toán online Việt Nam (4). Bộ công cụ đánh cắp thông tin khách hàng của Alibaba là sàn thương mại điện tử Taobao, dịch vụ tìm kiếm eTao, Lazada, và Alipay...

china00

Việc gì sẽ xảy ra nếu toàn bộ các công cụ của Tencent như Wechat, Zalo, Shopee, Wechat pay và của Alibaba như Taobao, eTao, Lazada, Alipay cùng phát huy tác dụng đánh cắp thông tin người dùng Việt Nam cho chính phủ Trung Quốc, với sự trợ giúp đắc lực của 2 "sát thủ vô hình" đã nằm vùng Huawei và ZTE ? Nguy cơ vô cùng khủng khiếp. Chắc chắn 4 đại công ty này đang hàng giây hàng phút thu thập thông tin về Việt Nam và người dân Việt Nam mà gửi về đại bản doanh Trung Quốc theo đúng cách thức họ đã làm với Châu Phi và các nước khác (5). Tiến thêm một nấc nữa, hiện nay cả Alibaba và Tencent không còn giấu giếm tham vọng thâu tóm các hoạt động tài chính Việt Nam, "xương sống của đất nước". Tương lai Việt Nam sẽ ra sao đây ?

Hãy chọn tập đoàn Alibaba tiêu biểu mà tìm hiểu sự nham hiểm của Tàu thông qua hình ảnh Jack Ma. Có nhiều cơ sở để nhận định những phát biểu của Jack Ma trùng với các quan điểm về giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình, nên rất có thể Jack Ma chính là 1 trong những sứ giả ngầm được Tập tuyển chọn, cử đi "chém gió" tô vẽ hình ảnh Trung Quốc hùng mạnh tươi đẹp để phủ tầm ảnh hưởng văn hóa lên các nước khác, bên cạnh chính sách nhất quán của tập đoàn này là thu thập, đánh cắp dữ liệu người dùng như đích thân Jack Ma đã nói : "Thế giới sẽ là dữ liệu. Tôi nghĩ đây mới chỉ là khởi đầu cho thời đại dữ liệu".

Còn nhớ, khoảng thời gian này năm ngoái (4/11/2018 - 8/11/2018), Jack Ma đã đình đám đến Việt Nam nhân sự kiện Tuần lễ Cao cấp APEC 2017 tại Đà Nẵng. Là nhà sáng lập và chủ tịch tập đoàn Alibaba thuộc loại lớn nhất Trung Quốc, lại mang trên mình sự hào nhoáng của khối tài sản 47,6 tỉ USD (thời điểm đó), nên không hề ngạc nhiên khi công chúng Việt Nam chú ý đặc biệt tới ông, cá biệt còn có bạn trẻ phát cuồng đến nỗi khóc lóc quỳ lạy ông ta. Bao nhân vật đến Việt Nam còn tài năng xuất chúng hơn Jack Ma nhiều nhưng tuyệt nhiên chưa ai được quỳ lạy như thế bao giờ.

Hành trang ông mang theo đến Việt Nam ngoài các phát ngôn vô thưởng vô phạt liên quan tới quan điểm sống và những bí quyết làm giàu kiểu chung chung, dễ không như : "đừng bao giờ phàn nàn", "những người nhỏ bé rồi sẽ trở thành khổng lồ", "ngày nay kiếm tiền rất đơn giản"..., chúng còn là các lời ru ngủ mang hàm lượng mị dân rất cao như : "Alibaba sang Việt Nam mục tiêu đầu tiên không phải để làm ăn mà để hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ, doanh nhân phát triển kinh tế, làm ăn tốt ở nội địa rồi vươn ra cạnh tranh với thế giới". Thiệt là quá xá tốt mà !

Tuy nhiên, liên quan đến Trung Hoa Mộng thì nhận định sau đây của Jack Ma mới là thấm thía : "Hàng giả từ các nhà máy của Trung Quốc còn tốt hơn hàng thật". Điều này cũng minh định chính sách xuất khẩu hàng giả, hàng nhái của các công ty Trung Quốc được chính phủ phía sau hỗ trợ. Do đó, Alibaba với những Taobao, eBao, Alipay, Lazada chính là kẻ đi mở đường cho hàng vạn công ty Trung Quốc vào Việt Nam hợp pháp nhằm "tàn sát" nền sản xuất non yếu của nước ta bằng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Mỹ và phương Tây đã cáo buộc Alibaba là ổ bán hàng giả nhưng được bảo vệ chặt chẽ bởi chính quyền. Chính quyền Mỹ xếp Alibaba vào danh sách đen các nơi kinh doanh hàng giả, với lượng hàng giả ước tính tới 1.700 tỷ USD vào năm 2015. Giả sử các công ty cứ chực chờ ăn cắp các phát minh, sáng chế của các công ty khác, rồi chế tác ra hàng nhái để đỡ công và chi phí nghiên cứu, thì sự sáng tạo sẽ sớm thui chột, không còn ai muốn sáng tạo nữa vì không lợi bằng làm giả hàng của người khác. Rốt cuộc, thế giới vắng bóng hàng thật, nghĩa là cũng chẳng còn hàng hóa nào nữa. Alibaba và nhiều công ty Trung Quốc đã và đang làm giàu bằng cách thức "đỉa hút máu" khốn nạn này.

Cứ thử đặt câu hỏi tại sao Jack Ma cùng các đồng sáng lập chọn "Alibaba" mà đặt tên cho công ty thuở sơ khai ? Có phải hoàn toàn ngẫu nhiên không ? Ai mà không biết câu chuyện "Alibaba Và 40 tên cướp" nổi tiếng trong "Nghìn lẻ một dêm" (Truyện cổ Ba-Tư). Alibaba làm giàu bằng cách nào ? Bằng cách ăn cắp lại kho báu của bọn cướp với câu thần chú : "Vừng ơi ! Hãy mở ra !". Thì ra là đi "ăn cắp" để giàu có chứ không phải lao động sáng tạo cực nhọc gì cả. Ẩn ý của Jack Ma là vậy : Ăn cắp sáng chế, sở hữu trí tuệ người khác (như Alibaba) để sản xuất hàng nhái làm giàu. Như thế mới dám nói "làm giàu không khó" chứ ! Cho tới tận bây giờ, Ali Baba hay Alibaba vẫn còn được quân đội Mỹ và quân đội Iraq sử dụng làm từ lóng chỉ bọn ăn cắp hoặc cướp bóc.

Có thể nói khái quát thế này, Alibaba đã khởi xướng tinh thần doanh nhân tập thể khi đưa hàng triệu các người bán hàng Trung Quốc lên sàn thương mại điện tử, nơi họ bỗng chốc biến thành doanh nhân có thể mở cửa hàng để bán sản phẩm của mình trên mạng. Bằng cách đó, Alibaba đã trở thành trung gian kết nối thu phí giữa người mua người bán để rồi có một kho dữ liệu khổng lồ theo thời gian. Từ đó Alibaba cũng trở nên giàu có. Tuy nhiên, mô hình của Alibaba không tính phí niêm yết và không có nhà kho để giữ hàng hóa, khiến cho nó dễ trở thành chỗ kết tập hàng nhái, dễ hơn nhiều so với mô hình của Amazon. Từ đó, hàng giả, hàng kém chất lượng cũng từ cửa ngõ, hang ổ Alibaba mà tuôn đi khắp thế giới.

Người mua người bán lên sàn thương mại điện tử Taobao tha hồ mở shop, trao đổi tìm kiếm hàng hóa bằng eTao (Alibaba chặn Google và Baidu), thanh toán tiền cho nhau qua Alipay. Nếu là các quốc gia ở Đông Nam Á thì đã có cánh tay nối dài Lazada, sau khi Alibaba đã mua lại công ty này. Thế là hàng triệu shop hàng giả trên Taobao và Lazada, phối hợp nhịp nhàng với Shopee của Tencent sẽ tuồn hàng giả vô Việt Nam. Sẽ không có công ty sản xuất chân chính nào của Việt Nam tồn tại nỗi trước cơn lũ hàng nhái này. Sẽ có hàng loạt công ty trong nước phá sản. Chưa hết, giống như Wechat Pay của Tencent, công cụ thanh toán trực tuyến Alipay của Alibaba với quy mô lớn hơn nhiều sẽ bóp chết nền tài chính Việt một khi nó kết nối trơn tru với NAPAS (6).

Như vậy, Alibaba cũng là một vũ khí lợi hại của Trung Quốc theo chân "Sáng Kiến Vành Đai-Con Đường" (BRI). Vừa dùng tiền cho vay gài bẫy nhượng địa, vừa dùng vũ lực lấn chiếm biển đảo các nước Đông Nam Á, vừa tiến hành nghe lén đánh cắp thông tin, vừa tuồn hàng giả thông qua các sàn thương mại điện tử và các trang mua bán trực tuyến, nay lại đem 2 ví tiền điện tử Alipay và Wechat Pay vào o ép các ngân hàng Việt Nam, sau khi đã bắt chính quyền cho lưu hành Nguyên Tệ ở 7 tỉnh biên giới, thử hỏi Việt Nam ta kháng cự sao đây ? Cũng nên nhớ rằng, Trung Quốc là nước in tiền cho rất nhiều nước khác, chủ yếu là các nước nằm trong lộ giới BRI (7). Có gì bảo đảm chúng không in tiền giả mà tuồn vô các nước ? Còn nếu hạn chế tiền giấy chuyển sang thanh toán điện tử thì sẽ gặp ngay cặp "song sát" Alipay và Wechat Pay.

Rất rõ ràng, Jack Ma của Alibaba đã cộng tác chặt chẽ với chính quyền Tập Cận Bình để bành trướng Trung Hoa Mộng. Trước đây, lúc chưa từ chức, Jack Ma liên tục đi đây đi đó giới thiệu mô hình thành công của Alibaba cùng quan điểm sống, kinh doanh của mình. Thời gian rảnh ở đâu mà ông có nhiều đến vậy ? Tỉ phú Mỹ lúc về hưu mới có thời gian làm việc khác. Ấy vậy mà sau khi từ chức ngày 10/9/2018 lại không thấy ông cất bước đi đâu diễn thuyết hết ? Quá kỳ lạ. Trả lời thuyết phục cho nghi vấn này thì không thể nào không cám ơn nước Mỹ, cách riêng cám ơn tổng thống Donald J. Trump, bất chấp bao lời dị nghị của các Anti-Trump về tính cách thất thường của ông.

Còn nhớ lúc Tập Cận Bình huênh hoang tuyên bố sẽ vượt mặt Mỹ vào năm 2050, trước hết bằng chương trình "Made in China 2025", thì Jack Ma cũng to miệng phụ họa không kém khi tuyên bố một câu xanh rờn : "Năm 2036, Alibaba sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu và Nhật Bản" (8). Ông còn hứa với Donald F. Trump là sẽ tạo ra 1 triệu việc làm tại Mỹ. Nếu như Jack Ma không dựa vào kế hoạch "Sáng kiến Vành Đai-Con Đường" của chính phủ Trung Quốc để mở rộng Alibaba và thiết lập nền tảng thương mại toàn cầu, thì liệu rằng ông có dám mở miệng như thế ? Chắc chắn là không.

Sau khi Donald J. Trump phát động cuộc thương chiến ngày 6/7/2018 rồi cho nó leo thang bằng số tiền áp thuế ngày một tăng từ 50 tỉ USD lên 200 tỉ USD thì thầy trò Tập Bình-Mã Vân bắt đầu giảm giọng. Tập thì không dám cho báo chí phê phán ông Trump sợ Trump phật lòng, còn Mã thì lúc đầu cố vớt vát hú hoạ : "Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể kéo dài 20 năm" (9), sau đó Mã "xù" luôn lời hứa tạo 1 triệu công ăn việc làm cho Mỹ. Rồi khi "Nhất nhân trị" Tập Cận Bình run rẩy bắn tin muốn đàm phán với Trump thì Mã từ chức luôn (10). Cuối cùng, đầu tháng 11/2018 khi Tập kêu gọi các công ty Trung Quốc phải tự lực và "Không ăn cắp sở hữu trí tuệ Mỹ" (11), thì Mã tắt tiếng luôn.

Trung Quốc của Tập nói chung, và Alibaba của Mã nói riêng, làm giàu bằng cách "ăn cắp" mẫu mã, nhãn mác của thiên hạ mà làm hàng giả bán khắp thế giới, nay buộc phải công khai xin lỗi Mỹ là không dám "ăn cắp sở hữu trí tuệ Mỹ" nữa thì sau này biết làm ra tiền bằng cách gì ? Không có tiền thì Trung Hoa Mộng, Sáng kiến Vành Đai-Con Đường" làm sao mà "sống" ? Lời phát biểu trên của ông Tập chính là hành động xuống nước kéo cờ trắng xin hàng trước Trump. Jack Ma nhạy bén sớm hiểu kết cục cuộc chiến nên đã khôn ngoan từ chức. Đưa ra nhận định 20 năm nhưng cuộc chiến chỉ có thể kéo dài tối đa 2 năm vì Trung Quốc phải sụp đổ thì không từ chức sao được. "Trảm phong" ai nghe nữa đây. Hơn nữa, bên cạnh lịch sử ăn thịt người man rợ, Trung Quốc còn không có quốc tộc chỉ có truyền thống gia tộc, tông tộc. Không hạ cánh cuốn gói thì mai sau kẻ lật đổ Tập sẽ tìm Mã mà thanh lý sao ?

Tóm lại, tháng 11/2018 là một cột mốc quan trọng đánh dấu "Trung Hoa Mộng" đã chính thức vỡ mộng. Kẻ hoài nghi sẽ nghĩ Tập trá hàng. Tuy nhiên, nhiều chỉ dấu cho thấy đây là Tập đầu hàng thiệt để mong giữ ngôi vương của mình. Trá hàng thì càng chết sớm với Trump, vì lãnh đạo nào trên thế giới bây giờ "trá" bằng Trump. Có gọi là "Trump Sát-na" cũng chính xác vì thay đổi của Trump nhanh cỡ Sát-na. Cứ nhìn Jack Ma và Alibaba mà theo dõi nhiệt độ "Trung Hoa Mộng". Kẻ cắp đã gặp bà già ! Dù Trump đánh Tập là đánh cho Mỹ và chỉ vì Mỹ, nhưng vô hình chung Việt Nam ta được lợi. Nếu không có Trump thì Biển Đông đã thành ao nhà của Tập ! Nhiêu đó thôi cũng đủ cám ơn ông ta thật nhiều và thật lòng rồi.

Nguyễn Hoàng Dũng

Nguồn : VNTB, 16/11/2018

Chú thích :

(1). https://thoibao.de/hiem-hoa-toan-cau-tu-nen-chuyen-che-ky-t

(2). https://m.baomoi.com/diem-danh-nhung-quoc-gi…/c/27541022.epi

(3). http://m.plo.vn/…/co-dong-ngoai-cua-vng-lan-dau-tien-lo-die…

https://www.google.com.vn/…/duong-vao-vng-cua-tencent-trung…

(4). https://m.nguoiduatin.vn/tap-doan-alibaba-cua-ty-phu-jack-m

(5). https://www.google.com.vn/…/trung-quoc-bac-cao-buoc-danh-ca…

https://m.baomoi.com/huawei-bi-to-an-cap-du-…/c/26935732.epi

(6).https://m.trithucvn.net/…/lo-hong-thanh-toan-tai-viet-nam-t…

(7). https://m.dantri.com.vn/…/trung-quoc-mo-rong-anh-huong-bang…

(8). http://m.cafef.vn/jack-ma-nam-2036-alibaba-se-tro-thanh-nen

(9). https://news.zing.vn/jack-ma-chien-tranh-thuong-mai-my-trun

(10). https://news.zing.vn/jack-ma-cong-bo-nguoi-ke-nhiem-va-ke-h

(11). http://motgiadinh.net/tap-can-binh-keu-goi-dat-nuoc-tu-luc-

Published in Diễn đàn