Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 23 septembre 2017 21:50

BOT "no" rồi, bớt ăn đi !

Các trạm thu phí BOT giao thông gây "sốt" trong thời gian qua bởi những bất hợp lý của hình thức đầu tư này.

Trước hết, việc bố trí, xây dựng các dự án khiến người dân không có sự lựa chọn nào khác mà buộc phải sử dụng, gây cảm giác phí chồng phí. BOT sử dụng vốn xã hội để phát triển cơ sở hạ tầng nhưng toàn bộ quá trình thực hiện dự án đó như được bảo mật, không có sự giám sát chặt, dễ dẫn đến bị các nhóm lợi ích chi phối.

bot1

BOT sử dụng vốn xã hội để phát triển cơ sở hạ tầng, nếu không có sự giám sát chặt, dễ dẫn đến bị các nhóm lợi ích chi phối.

Chính Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra những bất cập của dự án BOT, trong đó nhấn mạnh các sai phạm chủ yếu như : gần 100% dự án BOT (và BT) đều chỉ định thầu ; phần lớn các dự án là cải tạo nâng cấp các tuyến đường ; nguồn vốn xã hội hóa nhưng thực chất là vốn vay của ngân hàng lãi suất cao, đẩy giá trị đầu tư các dự án tăng cao, đưa đến hệ quả thu phí cao, kéo dài trong khi công tác kiểm toán buông lỏng…

BOT làm chi phí vận tải hàng hóa tăng lên khiến giá hàng hóa cũng té nước theo mưa. Có nơi BOT khiến chi phí vận tải tăng 300%, cá biệt có nơi tăng 500%.

Những bất cập đó thể hiện rất rõ ràng trong những xung đột gần đây giữa người dân (khách hàng của BOT), như ở BOT Cai Lậy (Tiền Giang), Biên Hòa (Đồng Nai), Quốc lộ 5 (Hưng Yên)…, gây bất ổn xã hội, đe dọa an toàn giao thông đường bộ.

Cuối cùng thì Bộ Giao thông Vận tải cũng đã thấy những "lỗ hổng" của các trạm BOT. Ngày 22-9, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết sẽ điều chỉnh theo hướng giảm mức phí. Khoảng 60%-70% các dự án BOT sau rà soát sẽ được điều chỉnh giảm mức phí đường bộ, thời gian thu phí giới hạn tối đa không quá 30 năm.

Việc rà soát được thực hiện như thế nào là điều người dân cần biết để giám sát. Tốt nhất là nên kiểm toán độc lập để biết nguồn vốn đầu tư ; tính toán lại lưu lượng xe hiện tại, trong tương lai và nhiều yếu tố cấu thành khác để xác định mức phí, thời gian thu phí và nên công khai để người dân, các cơ quan giám sát biết.

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, mức giảm phí các trạm BOT được rà soát xong dự kiến có thể dao động từ 5%-25%. Tỉ lệ này tuy nhỏ nhưng cũng cho thấy thời gian qua, các trạm BOT đã "ăn no" như thế nào.

Một vấn đề khác là trong tổng số 70/88 trạm đang thu phí trên các tuyến quốc lộ, có 10 trạm khoảng cách 60-70 km, 20 trạm khoảng cách dưới 60 km và 3 trạm nằm ngoài phạm vi dự án BOT. Những bất cập này phải giải quyết, không để người dân bị bao vây bởi "ma trận" trạm BOT. Còn một vấn đề khác về lâu về dài phải tiến hành là ngoài các tuyến đường đặt trạm BOT, phải có tuyến đường khác để người dân lựa chọn, nếu không thì tính chất BOT sẽ bị biến tướng. Sau này, tuyến cao tốc Bắc - Nam hoàn thành, từ Bắc vào Nam gần như tuyến nào cũng đều phải đóng phí và BOT chồng BOT, kể cả Quốc lộ 1 !

Lưu Vĩnh Hy

Nguồn : Người Lao Động, 23/09/2017

Published in Diễn đàn

Ngư dân Việt bị nhốt 'như nô lệ' ở Đài Loan (VOA, 20/09/2017)

Các công tố viên Đài Loan ngày 18/9 buc ti 19 người v ti giam gi trái phép 81 ngư dân nước ngoài, trong đó có ngư dân Vit, và bt h làm vic nhiu gi vi mc lương r mt.

tsvn1

Lao động nước ngoài tham gia biu tình đòi tăng lương và đi x tt hơn ti Đài Bắc, Đài Loan, ngày 1/5/2012.

Cáo trạng nói các ch lao đng đã bt các công nhân nước ngoài làm vic quá nhiu gi nhưng li tr lương cho h thp hơn mc lương ti thiu, nht h trong các căn phòng cht hp không có ca s và không cho h đi ra khi đó.

Các công tố viên cho biết các ngư dân thường phi làm vic 10 gi mi ngày, đôi khi làm liên tc 48 tiếng trên bin, vi mc lương ch 300 – 500 đôla/tháng.

Luật lao đng Đài Loan quy đnh mt ngày làm vic ti đa 8 gi và mc lương ti thiu vào khong 930 đôla.

19 cá nhân trên bị buc ti buôn người và vi phm t do cá nhân. H có th phi chu án tù đến 7 năm nếu b kết án.

Các công tố viên cũng tch thu gn 123.000 đôla t các ch lao đng đ tr lương bù cho công nhân.

Giới hu trách thành ph Cao Hùng, Đài Loan, phát hin ra s việc hi năm ngoái, sau khi nhn được t cáo t mt nhân viên xã hi đi din cho các ngư dân.

Nhà chức trách sau đó đã đt kích vào hai đa đim mà các ngư dân Vit Nam, Indonesia, Philippines, Tanzania b giam gi và gii cu h.

Vụ án được đưa ra xét x sau khi dư lun Đài Loan lên tiếng v v mt viên cnh sát Đài Loan đã bn chết mt công nhân Vit Nam không vũ trang hi tháng trước.

Theo các nhóm quyền, tình trng áp bc lao đng di dân khá ph biến Đài Loan, nơi có khong 600.000 lao đng nước ngoài đến làm các công vic như h lý, đánh cá, xây dng và trong các nhà máy.

*******************

Phản đối trạm thu phí BOT ở Quảng Ninh (RFA, 20/09/2017)

Hàng trăm người dân phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vào ngày 20 tháng 9 tiếp tục tập trung phản đối trạm thu phí đường bộ (gọi tắt là BOT theo tiếng Anh) của công ty Đại Dương đặt trên quốc lộ 18 đi qua địa phương này.

tsvn2

Người dân nêu kiến nghị với chủ đầu tư BOT Đại Dương vào chiều 20/9 - screen shot of Thanh Niên online

Người dân nói là trạm này thu phí quá đắt với giá là 30 ngàn đồng một lượt đối với xe dưới 12 chổ. Họ đề nghị giảm giá đối với trạm này. Và đây là lần thứ hai dân chúng phường Đại Yên phản đối trạm BOT Đại Dương.

Phó Giám đốc của công ty BOT Đại Dương trả lời báo chí rằng họ đã ghi nhận và gửi kiến nghị của người dân lên cấp trên, nhưng cần phải có thời gian để có thể ra quyết định.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thanh, kiến nghị chính phủ Hà Nội hai trạm thu phí BOT trên đường số 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng.

Lý do được ông Thanh đưa ra là các doanh nghiệp vận tải Việt Nam hiện nay đã phải chịu phí đường bộ rất nặng nề.

Ông Thanh đưa ra đề nghị này trong buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu vào ngày 19 tháng 9.

Đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng đồng ý với ông Thanh và nói rằng phí cầu đường làm cho doanh nghiệp của hiệp hội hoạt động rất khó khăn.

Tổ công tác của chính phủ nói rằng đã ghi nhận các ý kiến này để chuyển sang cho Bộ Giao thông vận tải, cơ quan quản lý các dự án BOT để giải quyết.

**********************

Việt Nam đình chỉ 5 công an nghi dùng nhục hình ở tỉnh Ninh Thuận (VOA, 20/09/2017)

Gia đình làm đám tang cho ông Võ Tấn Minh thành ph Phan Rang - Tháp Chàm, tnh Ninh Thun. (nh chp t báo Tui tr)

Việt Nam khi t v án, đình ch công tác 5 công an có liên quan đến v mt b can chết trong thời gian b tm giam tnh Ninh Thun.

Báo Tuổi tr trích li đi tá Phm Huyn Ngc, Giám đc Công an tnh Ninh Thun, ti ngày 19-9 cho biết đã tm đình ch công tác 5 công an. Ông ch nêu tên 3 người là H Bá Đng, Vũ Trng Trường, và Ngô Văn Sáng.

Cùng ngày, Cơ quan điu tra Vin Kim sát Nhân dân ti cao đã quyết đnh khi t v án hình s v ti dùng nhc hình theo quy đnh ti Điu 298 B lut hình s, đ điu tra cái chết ca nghi phm Võ Tn Minh xy ra ti nhà tm giam ca Công an thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thun.

Từ Phú Yên, Lut sư Võ An Đôn, người quan tâm đến các v án công an dùng nhc hình, nói vi VOA-Vit ng :

"Viện Kim sát Ti cao, theo quy đnh, đã vào cuc và đã khi t v án. Điu này có nghĩa là sau khi s vic xảy ra thì cơ quan chc năng đã điu tra ban đu và đã xác đnh ai là người gây ra cái chết cho nn nhân, cho nên h đã khi t v án, sau đó s khi t tng b can. Nhng người b đình ch đương nhiên đã có liên quan đến v án".

Ông Võ Tấn Minh, 25 tui, trước đó b khi t v ti "Mua bán trái phép cht ma túy" và b tm giam ti nhà tm gi Công an thành ph Phan Rang - Tháp Chàm.

Truyền thông trong nước dn li gia đình nn nhân nói rng ông Minh b công an bt gi ngày 28/4 do phát hin trong người có mang theo ma túy. Đến chiu ngày 8/9, công an tnh Ninh Thun thông báo cho gia đình biết ông Minh đã chết.

Báo Tuổi tr hôm 19/9 nói rng căn c vào kết qu khám nghim hin trường, khám nghim t thi và các chng c, tài liu thu thp đã xác đnh được một số cán b nhà tm gi Công an thành ph Phan Rang -Tháp Chàm, tnh Ninh Thun có hành vi dùng nhc hình đi vi Võ Tn Minh, và có du hiu ca ti "dùng nhc hình".

Trước đó, tr li báo chí v cái chết ca nn nhân, chiu 10/9, ông Nguyn Tiến Hi, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tnh Ninh Thun, bước đu xác đnh là có xy ra mt v đánh nhau vào chiu 8/9. Theo đó, ông Minh đã b 1 trong 3 người cùng phòng giam đánh và Minh có đánh li.

Ngay lúc đó có 4 cán bộ qun giáo vào dn Minh ra khi phòng giam ri dn vào phòng làm việc. Sau đó Minh được đưa vào khoa cp cu Bnh vin Đa khoa tnh Ninh Thun và t vong.

Việt Nam ký Công ước Chng Tra tn và các hình thc đi x hoc trng pht tàn bo, vô nhân đo hoc h nhc con người, (gi tt là UNCAT) ca Liên Hiệp Quốc vào năm 2013, Quốc hi đã phê chun công ước này mt năm sau đó.

Nhận đnh v vic công an dùng nhc hình, lut sư Võ An Đôn nói :

"Tuy Việt Nam đã tham gia Công ước chng tra tn, nhưng trình trng công an dùng nhc hình cũng như nn nhân chết trong đn công an diễn ra rt nhiu và thường xuyên".

Vào đầu năm nay, mt d tho Báo cáo quc gia v thc thi công ước UNCAT mà B Công an công b, trong vòng 5 năm có 10 v án vi 26 b cáo đã được th lý và xét x v ti dùng nhc hình.

Blogger Tuấn Khanh viết trên Facebook : "Tính t đu năm đến nay, Vit Nam, trung bình mi tháng có mt v chết người trong tri tm giam".

Riêng nhà tạm giam tm gi thành ph Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thun gn đây đã xy ra 2 v chết người trong vòng 2 tháng. Tại đây, trước đó vào tháng 7, ông Nguyn Hng Đê, 26 tui, được cho là đã tht c t t bng chiếc áo dài tay, sau khi b tm gi vì "c ý gây thương tích".

Các tổ chc quc tế thường xuyên kêu gi chính quyn Vit Nam hãy hành đng đ chm dứt tất c mi hành vi tn công, tra tn, bo hành và truy cu trách nhim nhng người liên quan.

Tuy nhiên, Việt Nam cho rng "không có nhiu v án liên quan đến bc cung, dùng nhc hình". Và mi v án phát hin có bc cung, dùng nhc hình đu được "x lý nghiêm minh".

***********************

Hủy hơn 17 ngàn visa có đường lưỡi bò (RFA, 20/09/2017)

Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tại địa phận tỉnh Tây Ninh đóng dấu hủy bỏ hơn 17 ngàn visa rời trên hộ chiếu của người Trung Quốc có in bản đồ đường "lưỡi bò" trong 8 tháng đầu năm 2017.

tsvn3

screenshot hộ chiếu và visa của Trung Quốc từ trang southseaconversation.wordpress.com - people.com.cn

Với tổng số gần 2 triệu người và hơn 35 ngàn phương tiện xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Mộc Bài tính từ đầu năm 2017, nhân viên tại đó đã phát hiện 17.313 người Trung Quốc mang hộ chiếu có in hình bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn, hay còn gọi là đường "lưỡi bò" ở Biển Đông.

Những visa rời trên hộ chiếu này được nhân viên tại cửa khẩu Mộc Bài đóng dấu hủy bỏ và cấp lại visa mới theo quy định của Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhân viên tại cửa khẩu Mộc Bài cũng phát hiện và xử lý 112 người có hành vi vi phạm các quy định xuất nhập cảnh qua biên giới, như hộ chiếu hết hạn sử dụng hay hộ chiếu đóng dấu kiểm chứng giả mạo…

Published in Việt Nam
samedi, 16 septembre 2017 23:06

BOT điều tra kỹ cũng là 'đại án'

Những sai phạm liên quan các dự án thu phí BOT giao thông vừa qua ở Việt Nam không chỉ gây thiệt hại 'hàng ngàn mà hàng vạn tỉ' đồng và nếu 'điều tra kỹ' thì đó chính là một 'Đại án', một quan chức từng tham gia lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC tuần này.

bot1

Quản lý và phát triển giao thông hợp lý trước áp lực của gia tăng và kích thước dân số ở đô thị đang là một câu hỏi lớn ở Việt Nam

Trao đổi với Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ hôm 14/9/2017, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói :

"Việc giám sát BOT là một chủ trương dưới nhiều ý kiến phản đối và cuối cùng Quốc hội đã thành lập một đoàn giám sát BOT và theo tôi nhận thức, giám sát BOT chính là giám sát chất lượng và đầu tư vào công tác BOT.

"Bởi vì đó là vốn, vốn vay nước ngoài là chính, rồi đem làm, nhưng chỉ định thầu không qua đấu thầu, rồi chất lượng đường, sau đó là các giá và các trạm [thu phí], tiền mà mất ngay tức khắc, chính là chất lượng của những công trình đó và không qua đấu thầu...

"Tôi cho rằng câu chuyện đó cũng là đại sự, mà chính chuyện đó mới dẫn đến tiêu cực, cho nên những đường như Pháp Vân - Cầu Giẽ ở ngoài Hà Nội và đường này kia, chưa đi mà đã tróc, thì rõ ràng có nhiều chuyện lắm.

"Và người ta nói còn liên quan đến phu nhân của một ông cựu lãnh đạo thật to với Đảng, nhà nước này dính líu đến những đầu tư đó mà nhờ... đó giải các khoản nợ ngân hàng tới mấy trăm, cả ngàn tỉ... Do đó cho nên, người ta tính ngược lại thì giá đầu tư mà không qua đấu thầu mà chỉ định thì rõ ràng câu chuyện rất lớn và tiêu cực rất lớn.

bot2

Một bản đồ đánh dấu các trạm thu phí giao thông trong các dự án BOT ở Việt Nam

"Ở đây, tôi nghĩ nếu điều tra kỹ, thẩm tra kỹ, mà kể cả thẩm tra chất lượng yêu cầu mời quốc tế vào thẩm tra, chứ không phải giám sát rồi đi cưỡi ngựa xem hoa thì cũng không nắm được gì, thì chính cái đó mới thấy thất thoát như thế nào".

Sau khi lên tiếng tiếp về cách thức đặt các trạm thu phí giao thông trong các 'dự án đầu tư' theo phương thức xây dựng, vận hành, chuyển giao (BOT) 'không đúng chỗ' và 'không đúng theo quy định' theo đó, khoảng cách là 70 km mới được đặt một trạm, kể cả vấn đề triển khai thu phí tự động đến nay 'vẫn chưa thực hiện được', Luật sư Trần Quốc Thuận nói :

"Tất cả những cái đó là thiệt hại vừa qua không phải là hàng ngàn, mà hàng vạn tỉ [đồng], cái đó là cái lớn mà nếu làm cho kỹ ra thì đó cũng là một loại Đại án".

Mới đây, truyền thông chính thức Việt Nam và cộng đồng mạng xã hội 'xôn xao' về phát biểu được cho là của một đương kim quan chức Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, khi ông được trích dẫn nói "BOT không ảnh hưởng đến người nghèo" tham gia giao thông.

Bình luận về phát biểu này của ông Kiên, Luật sư Trần Quốc Thuận nói :

"Còn phát biểu của ông Kiên, các phát biểu của các vị vừa qua [khách mời khác tại Bàn tròn thứ Năm], tôi rất đồng tình. Phát biểu rất ngớ ngẩn và thấy vấn đề không ra tầm trình độ của mình, rất tiếc cho ông Kiên".

Trước đó, ngay tại cuộc Tọa đàm hôm 14/9, nhà báo Mạc Việt Hồng, Chủ biên báo Đàn Chim Việt online từ Ba Lan, nêu quan điểm :

"Về câu nói của ông Nguyễn Đức Kiên, tôi cho rằng đó là một câu nói có thể liệt vào loại ngớ ngẩn nhất trong năm 2017, tôi nghĩ rằng khi ông Kiên nói câu này, thì ông nghĩ một cách đơn giản là những cái xe ô tô qua lại các trạm phí đó thì phải trả tiền.

bot3

Có ý kiến cho rằng các nhà quản lý và đầu tư dự án vào giao thông ở Việt Nam cần quan tâm lợi ích và nhu cầu của người dân, bên cạnh lợi nhuận của các nhà đầu tư

"Còn người nghèo có thể đi xe máy, xe đạp hoặc đi bộ, thì người ta không phải trả tiền này, thế nhưng đấy là một cách nhìn có thể nói là rất thiển cận, rất là không chính xác, bởi vì khi phí đó đường bộ từ Bắc đến Nam, theo như tôi kiểm tra ngày hôm qua, thì có khoảng mấy chục trạm thu phí gì đó, và trên toàn Việt Nam hiện nay có khoảng trên một trăm trạm thu phí.

"Theo tôi biết, mỗi chuyến xe như vậy, vận chuyển hàng hóa từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc, người ta phải trả rất nhiều tiền phí, như vậy thì cái tiền đó sẽ cộng vào chi phí khi bán sản phẩm ra, thì các sản phẩm sẽ [có giá thành] cao hơn, người tiêu dùng tất nhiên phải chịu ảnh hưởng và phải bị cõng phí này rồi, cho nên nói như vậy, theo tôi là không chính xác".

Còn từ Hà Nội, Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cũng đưa ra bình luận về điểm này :

"Tôi nghĩ rằng ông Nguyễn Đức Kiên khi mà nói như vậy, thì có thể ý của ông... muốn nói rằng là những doanh nghiệp, hay những người sử dụng những phương tiện giao thông và lưu thông rất nhiều ở những tuyến đường đó thì bị ảnh hưởng nhiều hơn.

"Nhưng nếu mà nói là không... hoàn toàn ảnh hưởng đến người dân, không ảnh hưởng đến người nghèo, thì tôi nghĩ là điều đó chưa chính xác", nhà nghiên cứu xã hội học và phát triển nói với BBC từ Hà Nội.

Published in Việt Nam

Đồng tiền lẻ đang phát huy sức mạnh bé mọn của nó, nhưng phát huy kiểu này thì chả ai mong muốn, kể cả nhà chức việc, nhà đầu tư lẫn giới tài xế, chủ xe. Người ta ai cũng chỉ mong có sự hợp lý trong mọi sự, nếu phải trả phí thì trả đúng đồng tiền bát gạo.

bacle1

Trạm thu phí BOT Cai Lậy bị người dân phản đối vì cho rằng đặt không đúng chỗ, lạm thu kiểu trấn lột - Ảnh : X.Q

Nói không quá, đồng tiền mệnh giá nhỏ (so với giá trị của vật chất), còn gọi là bạc lẻ, hoặc tiền lẻ, đang gây sự chú ý nhiều nhất trong đời sống xã hội. Nó thu hút dư luận còn hơn cả diễn biến vụ tòa xử Công ty VN Pharma buôn thuốc ung thư giả, hoặc đại án OceanBank với hàng loạt quan chức sừng sỏ, lãnh đạo cộm cán phải ra vành móng ngựa. Nó thời sự bởi liên quan đến các dự án BOT giao thông, đến những trạm thu phí, đến giới tài xế, đến những biện pháp của nhà chức việc (giao thông, công an) nhằm giải quyết tình trạng "trả phí bằng tiền lẻ" sao cho hợp lý hợp tình… đang nóng bỏng hiện nay.

Thông thường, tiền lẻ bị người đời "rẻ rúng" bởi cái mệnh giá nhỏ bé của nó. Thực ra nó chả có tội gì. Ai cũng biết vậy. Trong đồng tiền của mỗi quốc gia, bất cứ nước nào, luôn tồn tại đồng thời xen kẽ tiền lớn tiền nhỏ, mệnh giá lớn mệnh giá nhỏ, để phù hợp với sự thanh toán ở những mức độ khác nhau. Hắt hủi, rẻ rúng những đồng bạc giá trị nhỏ là thiếu sự tôn trọng đồng tiền. Tiền làm ra từ mồ hôi nước mắt, từ công sức của người lao động, dù lớn hay nhỏ đều quý, đều có giá trị như nhau.

Nhưng đồng tiền, cũng như con người vậy, số phận ba chìm bảy nổi. Khi chót vót đỉnh cao, lúc bùn nhơ tận đáy. Khi thì được khen nức nở, được nâng niu chiều chuộng, cất giữ cẩn trọng két này tủ nọ, xem như thước đo trong đời sống, trong sự thành đạt của con người, lúc thì bị hắt hủi, lên án, bị coi là nguyên nhân của mọi tội ác, thậm chí bị nguyền rủa bằng câu kinh điển lan truyền bấy lâu nay "đồng tiền là con đĩ của nhân loại", nghe phát khiếp. Cứ như vậy, đồng tiền kẻ ghét người yêu, nó vẫn tồn tại không thể thiếu trong đời sống, nhất là trong các quan hệ làm ăn, mua bán, sinh hoạt cộng đồng. Ngay những kẻ chán tiền, ghét tiền nhất, giá có mơ ước được quay trở lại thời giao dịch mua bán bằng cách trao đổi khi chưa có đồng tiền, kiểu một con dê đổi mấy thùng thóc, họ cũng không bao giờ thỏa nguyện cái ý nghĩ trong sáng và điên rồ ấy được. Đơn giản là bây giờ người ta không thể sống thiếu tiền.

Tiền lẻ có đôi ba đận được sùng bái như ông hoàng. Nhớ nhất là những dạo sau 2 cuộc đổi tiền năm 1978 và 1985, tiền lẻ quý hiếm hơn vàng. Muốn đi hớt cái tóc, sửa chiếc xe đạp, mua ổ bánh mì, ăn sáng, uống ly cà phê… mà trong túi không có vài đồng bạc lẻ là đành chịu. Bà nội trợ định mua bó rau muống hoặc mấy nhánh hành, nếu đưa tờ 100 đồng tiền mới ra sẽ nhận được cái xua tay từ chối thẳng thừng. "Chê" tiền là điều có thật. Người mua không mua được hàng, người bán cũng không bán được hàng, chỉ bởi không có tiền lẻ. Thời đó, tấm thẻ thương binh rất có giá trị khi chủ thẻ sử dụng dịch vụ nào đó, chẳng hạn đi lại, mua sắm bởi sẽ được ưu tiên. Vậy mà có lúc tiền lẻ ngoi lên chiếm vị trí ưu tiên số 1, hơn cả thẻ thương binh. Người ta truyền nhau câu "tiền lẻ, thẻ thương binh" để nói rằng có tiền lẻ là… có tất. Chỉ có điều, thời vàng son của tiền lẻ vụt qua rất nhanh bởi đồng tiền mới bị mất giá tốc độ phi mã. Chỉ hơn tháng sau đó, tiền lẻ lại quay về số phận hẩm hiu, như ông lão đánh cá trở về với cái máng lợn. Vụt lóe lên và tắt, tiền lẻ vang bóng một thời… bao cấp.

Trở lại vụ tài xế và tiền lẻ. Có lẽ "đầu têu", khơi nguồn chuyện phát huy giá trị tiền lẻ là từ mấy bác tài xứ Nghệ hồi cuối năm ngoái 2016. Người xứ Nghệ mang tính tiên phong từ trong máu. Trạm thu phí Bến Thủy trên quốc lộ 1 đã gần như tê liệt trước cả đống tiền lẻ mỗi tài xế nộp vào khi "quá cảnh". Một đồn mười, mười đồn trăm, từ xứ Nghệ lan ra khắp nơi, bất cứ nơi nào có trạm thu phí. Điều dễ nhận thấy nhất là tiền lẻ chỉ được áp dụng ở những trạm BOT đặt không đúng chỗ, lạm thu, thu vô lý, chứ tại những trạm đặt đúng quy định không hề xảy ra tình trạng này. Dư luận cũng như chính quyền không đời nào chấp nhận tài xế xài tiền lẻ gây ùn tắc giao thông ở những trạm thu phí "đàng hoàng, tử tế" như trên các cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, hoặc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Rõ ràng việc trả bằng tiền lẻ là sự phản ứng ôn hòa nhưng dứt khoát của những người không chấp nhận sự thu phí vô lý mà chủ đầu tư đang áp đặt. Đừng nghĩ đó là âm mưu âm miếc gì.

Điều đáng nói, lẽ ra sau hiện tượng tiền lẻ ở trạm thu phí BOT Bến Thủy (Nghệ An), nhà chức việc có liên quan cũng như nhà đầu tư công trình giao thông cần nghiêm túc xem xét lại hiện tượng và bản chất, tìm ra cái đúng cái sai để có biện pháp xử lý chính xác và dứt điểm, thì lại cứ lấn bấn, dây dưa, không rốt ráo, thậm chí xem thường, để rồi cái sảy nảy cái ung. Càng có xu hướng đổ lỗi cho tài xế, cho tiền lẻ, họ càng làm cho tình trạng nói trên thêm phức tạp, lan rộng. Cùng thời điểm này (nửa đầu tháng 9), các trạm thu phí BOT trên nhiều tuyến quốc lộ huyết mạch đang bị bội thu tiền lẻ, đến mức phải sử dụng tới giải pháp tình thế là xả trạm. Hết BOT Cai Lậy (Tiền Giang), tới BOT Văn Lâm (Hưng Yên), BOT Biên Hòa (Đồng Nai)… đang lúng túng, đang thành điểm nóng. Dù Công an tỉnh Tiền Giang cũng như Công an huyện Văn Lâm đều cho rằng không hề có ý xử lý việc dùng tiền lẻ một cách bất thường như thế, nhưng cách mà Công an huyện Văn Lâm đang áp dụng, "mời" (triệu tập) tài xế lên để "làm rõ động cơ sử dụng tiền lẻ" không phải là cách phù hợp. Chả cần phải tra xét gì đâu, nên hiểu rằng tiền lẻ chỉ là phương tiện được sử dụng để phản đối tình trạng thu phí bất hợp lý đang diễn ra tràn lan ở nhiều BOT trên khắp nước mà thôi.

Đồng tiền lẻ lại đang phát huy sức mạnh bé mọn của nó, nhưng phát huy kiểu này thì chả ai mong muốn, kể cả nhà chức việc, nhà đầu tư lẫn giới tài xế, chủ xe. Người ta ai cũng chỉ mong có sự hợp lý trong mọi sự, nếu phải trả phí thì trả đúng đồng tiền bát gạo.

Muốn chấm dứt cơn bão tiền lẻ có thể lan rộng, việc đầu tiên, và cũng là quan trọng nhất, hợp lý hợp tình nhất, được lòng dân nhất, là hãy trả những trạm BOT thu phí giao thông về đúng chỗ của nó. Nói như TS Nguyễn Sỹ Dũng, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hãy chấm dứt thói trấn lột vô nhân đạo ấy đi.

Xuân Quỳnh

Nguồn : Một Thế Giới, 13/09/2017

Published in Diễn đàn
lundi, 11 septembre 2017 18:31

"Chiến tranh" tiền lẻ

Ngày 9/9/2017, đến lượt trạm thu phí Biên Hòa phải xả cổng vì lái xe dùng tiền lẻ thanh toán phí BOT gây ách tắc giao thông.

tienle1

Chở tiền lẻ để trả phí BOT - Ảnh minh họa

Sự việc bắt đầu xảy ra vào khoảng 16g50. Lái xe dùng tiền có mệnh giá thấp 200, 500, 1000 và 2000 đồng, thậm chí cả tiền xu để trả phí qua trạm BOT tuyến tránh Thành phố Biên Hòa. Trạm này cầm cự chưa được 30 phút thì thất thủ buộc phải xả trạm theo hướng từ Sài Gòn đi Dầu Giây.

Việc "chiến tranh" tiền lẻ lan sang trạm BOT Biên Hòa đã được báo động ngay từ khi trạm Cai Lậy buộc phải xả trạm nhiều lần dẫn đến tạm ngừng thu phí do lái xe trả bằng tiền lẻ. Cũng như trạm Cai Lậy, trạm Biên Hòa đặt ở vị trí trên Quốc lộ 1 nên những xe dù không đi trên đường BOT cũng phải trả phí. Hồi đó, nghe nói Biên Hòa rút kinh nghiệm từ Cai Lậy nên đã chuẩn bị sẵn phương án đối phó khi tới lượt mình nhưng không hiểu sao vẫn vỡ trận.

Nhưng không phải sau Cai Lậy là đến Biên Hòa ngay mà trước khi cánh lái xe mang quân đến Biên Hòa thì trạm Văn Lâm (Hưng Yên) ngày 4/9 cũng đã bị tấn công bẳng tiền lẻ và cũng phải xả trạm. Việc ùn tắc ở Quốc lộ 5 còn lan sang ngày tiếp theo 5/9/2017. Nếu Cai Lậy và Biên Hòa lập lờ lợi dụng đường tránh để ăn gian sang cả đường cũ thì các trạm ở Quốc lộ 5 ngang ngược hơn là thu thẳng phí ở đường cũ để hoàn vốn cho đường mới, tức là đi đường này lại phải trả phí cho đường khác.

Cai Lậy cũng chưa phải là trạm đầu tiên bị tấn công bẳng tiền lẻ mà khởi đầu có lẽ là Bến Thủy. Ngày 9/4/2017, lái xe cũng dùng tiền lẻ trả phí gây nên ách tắc giao thông ở cầu Bến Thủy và trạm này đã phải chào thua buộc phải tháo khoán. Trạm Bến Thủy cũng "can tội" đặt sai vị trí, thu phí cả những xe không hề đi trên tuyến tránh thành phố Vinh.

Tình hình cho thấy, cánh lái xe cứ tấn công vào trạm nào thì giành thắng lợi ở trạm đó. Nguyên nhân là họ có lẽ phải và biết luật chơi và họ trở thành những "triệu phú tiền lẻ".

Thứ nhất là dùng tiền mệnh giá thấp là hợp pháp, ngược lại, nếu ai chê không nhận tiền lẻ là vi phạm pháp luật.

Thứ hai là, phí bảo trì đường bộ, lái xe đã phải trả trong mỗi lần đăng kiểm định kỳ hoặc khi phương tiện làm thủ tục nhập cảnh nên không thể thu thêm lần nữa đối với các tuyến đường cũ. Việc thu phí lập lờ ở các trạm BOT gần đây liên tiếp bị lái xe và công luận vạch ra. Đây là nỗi oan ức của lái xe nhưng chưa cãi được nên trước mắt họ sử dụng vũ khí là tiền lẻ để đối phó và có hiệu quả ngay lập tức.

Về phía trạm BOT, khi ùn tắc giao thông thì họ buộc phải xả trạm một cách cay đắng vì theo qui định, nếu để ùn tắc giao thông, trạm sẽ bị phạt, mức phạt tùy theo độ dài ùn tắc, số lượng xe bị ùn tắc và thời gian ùn tắc.

Nguyên nhân thắng lợi còn ở chỗ cánh lái xe đã biết bảo nhau, thống nhất hành động. Mạng Internet là một phương tiện hữu hiệu của họ. Có rất nhiều trang Bạn hữu đường xa của lái xe các tỉnh, nhiều tỉnh hay cùng một tuyến đường kết nối họ với nhau, chia sẻ những thông tin bổ ích.

*****

Lâm vào tình trạng ùn tắc phải xả cổng, dẫn đến thất thu, phản ứng đầu tiên là từ phía chủ đầu tư. Họ qui kết cho lái xe gây ùn tắc giao thông, trích xuất từ camera từng số xe để lập danh sách yêu cầu cơ quan chức năng xử lý. Tuy nhiên, vì lái xe chơi đúng luật nên cơ quan chức năng dù có muốn bênh bồ cũng khó mà chiều lòng người đẹp. Chỉ trừ một vài ý kiến lơ thơ của một cán bộ chức năng hay vị luật sư thiên quyền nào đó còn hầu như đều cho rằng không thể xử phạt lái xe do hành vi dùng tiền lẻ qua trạm. Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang nói thẳng công an Tiền Giang không tham gia xử lý những vấn đề liên quan đến tiền lẻ tại trạm thu phí Cai Lậy. Lực lượng công an có mặt tại trạm này là để giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông. Còn cánh nhà báo và bạn đọc của họ bênh vực lái xe còn hăng hơn nữa.

Tuy nhiên, khác với Tiền Giang, khi hội chứng tiền lẻ lan đến trạm Văn Lâm (Hưng Yên) thì công an tỉnh này lập tức thể hiện quyền lực của mình một cách rất cứng rắn. Ông Đào Trọng Bằng, Trưởng Phòng Hình sự Công an tỉnh Hưng Yên cho biết lãnh đạo công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra làm rõ yếu tố kích động, lôi kéo lái xe và người dân tham gia. Tất nhiên, hành vi dùng tiền lẻ họ không dám động tới. Cơ quan điều tra Công an Hưng Yên đã triệu tập nhiều lái xe, người dân liên quan đến vụ việc, củng cố hồ sơ làm rõ yếu tố kích động, lôi kéo lái xe, người dân vi phạm pháp luật và "đe" sẽ khởi tố vụ án khi đủ căn cứ. Nữ tài xế đầu tiên dùng tiền lẻ để phản đối Trạm thu phí số 1 trên quốc lộ 5 đã bị triệu tập 2 lần. Một tài xế khác bị ép viết tường trình theo hướng có sẵn tiền lẻ thì trả chứ không phải phản đối phí cao, nhiều lái xe khác bị triệu tập. Những chiếc máy quay của công an mặc sắc phục và cả của những người mặc thường phục dí sát vào cảnh lái xe mang tiền lẻ ra thanh toán để hù dọa nhưng lái xe vẫn thản nhiên coi như không có vì họ tin ở việc làm của mình. Xem ra, Công an Hưng Yên ra tay rất "chuyên chính vô sản". Tuy nhiên, vấn đề không phải chỉ đơn giản là khởi tố mấy người cầm đầu nếu có để răn đe mà họ phải đối phó với việc dùng tiền lẻ để trả phí BOT như thế nào đây.

tienle2

Những trạm BOT kể trên không phải chỉ mấy tháng gần đây nó mới xuất hiện (trừ trạm Cai Lậy hoạt động từ 1/8 ). Nhiều năm nay, lái xe vẫn cam chịu trả những khoản phí vô lý cho qua chuyện. Chỉ đến khi giá vé qua các trạm theo nhau tăng một cách tùy tiện, thu tiền như trấn lột để đáp ứng cơn khát hoàn vốn thì cánh lái xe mới đồng loạt phản ứng và những trạm BOT đặt sai vị trí mới được vạch ra. Theo ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT thì hiện nay cả nước có 8 cái trạm như vậy : trạm Cầu Rác (Hà Tĩnh) ; trạm Bỉm Sơn (Thanh Hóa) ; Trạm Bến Thủy (Nghệ An) ; trạm Quán Hầu (Quảng Bình) ; trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài (thu phí tuyến đường tránh Vĩnh Yên) ; trạm Trảng Bom (Đồng Nai) ; trạm Cai Lậy (Tiền Giang) và trạm Km 2123 Quốc lộ 1 (thu phí tuyến đường tránh Sóc Trăng).

*****

Trong "chiến tranh" tiền lẻ, tưng bừng nhất là trạm Cai Lậy. Trạm Cai Lậy sau nhiều lần xả trạm tình thế, phải buông từ ngày 15/8/2017 cho đến nay và chưa biết khi nào thu phí trở lại. Những ngày tiền lẻ nối nhau qua trạm Cai Lậy hồi tháng 8 có nhiều chuyện vui, rôm rả trên mạng xã hội. Những cô gái rời ca bin đến tận buồng lái nhận từ tay các chàng trai từng tờ tiền lẻ một với vẻ mặt kiên nhẫn nhưng không hề khó chịu và không hiếm những nét mặt khả ái với nụ cười tươi tỉnh trên môi ; những mẩu đối thoại hoặc trêu ghẹo nhau của các chàng lái xe lém lỉnh tạo ra những nụ cười sảng khoái cho người xem. Có người còn chế ra bài hát dựa theo nhạc "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây" nghe thật vui nhộn. Báo chí thì không cần giấu cảm tình dành cho cánh tài xế mỗi khi đưa tin.

tienle3

Người ta ủng hộ phe "nổi loạn" là có lý do của nó. Tâm lý quần chúng thường bênh vực những người yếu thế, thiệt thòi, ghét thói tham lam, cậy tiền, cậy thế. Cuộc chiến này chưa biết đến bao giờ mới kết thúc. Chỉ khi nào các trạm hút tiền trở về đúng vị trí và phí qua trạm phải hạ xuống mức hợp lý thì vấn đề mới giải quyết được.

Cai Lậy, Hưng Yên tới Biên Hòa

Cho mình theo với bạn đường xa

Ngày mai sang BOT nào đây nhỉ

Tiền lẻ tưng bừng như pháo hoa.

10/09/2017

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 10/09/2017 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết, một số nhà đầu tư BOT "tay không bắt giặc", trúng thầu không làm gì, chỉ đem bán lại dự án và nhận một khoản chênh lệch.

bot1

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, BOT thực hiện tại nước ta rất méo mó và có nhiều tiêu cực (ảnh Kim Yến).

Bên lề buổi Tọa đàm khoa học các dự án hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) - Chính sách và giải pháp, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng : "Chủ trương phát triển hạ tầng bằng các dự án BOT sử dụng vốn xã hội là cần thiết.

Tuy nhiên, ở nước ta toàn bộ quá trình đưa BOT vào thực hiện đã và đang rất méo mó và có quá nhiều tiêu cực tồn tại như Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra 5 vấn đề chính.

Không công khai, minh bạch, dự án BOT diễn ra khá bí mật và người dân không được biết để giám sát. Quốc hội, Hội đồng nhân dân cũng không trực tiếp giám sát.

Chính vì lẽ đó dẫn đến những hệ lụy xấu gây ra cho xã hội và nó trở thành vấn đề gây bức xúc trong dư luận.

Thống kê cho thấy, từ Bắc vào Nam có đến 82 trạm BOT, chi phí vận tải có nơi tăng từ 300 - 500%.

Hay từ Đồng bằng sông Cửu long vận tải về Thành phố Hồ Chí Minh thì cứ 10 kilomet lại có một trạm BOT.

Phí BOT vượt cả chi phí về xăng dầu, điều này tác động đến người dân, đặc biệt người nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Chính phủ cần có sự rà soát lại một cách nghiêm túc đối với các dự án BOT".

Liên quan đến quốc lộ 5 cũ, nhưng ngày gần đây nhiều phương tiện đi qua tuyến đường này cũng đã phản ứng bằng cách trả phí bằng tiền lẻ khiến tình hình giao thông rất khó khăn, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Về tuyến đường này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết : "Đó là cách người dân phản ứng đúng pháp luật để các cơ quan có thẩm quyền cần rà soát lại các dự án liên quan đến BOT.

Người dân trả tiền lẻ tại các trạm thu phí BOT trên đường quốc lộ 5 là có lý do.

Con đường này vay của ngân hàng thế giới, người dân đã đóng thuế phí về xăng dầu, phí đường bộ rồi thì nên dừng thu phí tuyến đường này.

Một ví dụ rất cụ thể là những người dân sống ở khu vực này, sáng chiều đưa đón con, rồi còn bao nhiêu việc phải đi qua, mỗi lần đi qua lại bị thu phí BOT. Như thế người dân chịu sao nổi, họ phản ứng là chuyện rất bình thường.

Rõ ràng ở đây là vấn đề kinh tế, năng lực cạnh tranh, vấn đề xã hội chúng ta cần phải nhận thức đúng và giải quyết sớm.

Thực tế, chúng ta không kiểm soát được chi phí, không kiểm soát được hợp đồng BOT tính như thế nào, nhà thầu có đủ tư cách hay không.

Có thể nói BOT như miếng bánh mầu mỡ cho lợi ích nhóm. Cần thiết phải có những giải pháp quyết liệt để minh bạch các dự án BOT.

Thực tế, một số nhà đầu tư BOT "tay không bắt giặc", tức họ không cần làm gì chỉ đem bán lại dự án và nhận được một khoản chênh lệch. Điều này dẫn đến nhiều dự án BOT đội giá lên hàng ngàn tỷ đồng.

Hàng loạt các dự án BOT được Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhà đầu tư năng lực yếu kém, nhưng vẫn được chỉ định thầu. Điều này sẽ vô cùng nguy hại và đó chính là nguyên nhân đường BOT thu phí cao và kéo dài".

bot2

Nhiều tài xế phản ứng bằng cách trả tiền lẻ nên trạm thu phí quốc lộ 5 phải xả trạm vì tắc nghẽn kéo dài. ảnh : vov.

Phân tích sâu hơn về việc lựa chọn nhà đầu tư, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết : "Đối với các nhà đầu tư không có năng lực làm BOT đi vay vốn ngân hàng sẽ gây ra những hệ lụy vô khó lường đối với xã hội.

Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra các dự án BOT là chỉ định thầu chứ không đấu thầu. Điều này dẫn tới những hệ lụy khó lường bởi giao trứng cho ác.

Ngân hàng huy động vốn của người dân, nếu chủ đầu tư năng lực yếu kém mà không trả được ngân hàng thì rủi ro sẽ chuyển từ ngân hàng sang người dân. Điều này gây ra hệ lụy cho toàn xã hội".

Lâu nay khi vấn đề xảy ra các bộ ngành vẫn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Cần thiết phải quy trách nhiệm cơ quan nào chịu trách nhiệm chính để tránh tình trạng cha chung không ai khóc và người nghèo là người chịu thiệt nhất.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thẳng thắn cho rằng : "Trách nhiệm chính đương thuộc về Bộ Giao thông Vận tải, còn Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng phải liên đới trách nhiệm.

BOT tác động trực tiếp đến người nghèo, bởi chi phí vận tải tăng lên thì mớ rau, quả trứng cũng phải tăng giá.

Một đồng của người nghèo phải chi thêm có tỷ trọng lớn hơn nhiều một đồng của người giàu.

Nói người dân đi xe máy không phải đóng phí, nhưng khi đi đường xa phải đi ô tô thì giá vé phải tăng thêm. Rõ ràng tác động của BOT lên người nghèo nặng nề hơn rất nhiều so với người giàu". 

Vũ Phương

Nguồn : GDVN, 10/09/2017

Published in Diễn đàn

Đề nghị điều tra việc kích động ở trạm thu phí quốc lộ 5 (RFA, 06/09/2017)

Đơn vị được giao thu phí tại trạm quốc lộ 5 đã báo cáo các cơ quan an ninh Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên để điều tra việc một số cá nhân gây rối, kích động khi dùng tiền lẻ qua trạm.

bot1

Trạm thu phí quốc lộ 5 đoạn qua Văn Lâm, Hưng Yên bị ùn tắc khi tài xế sử dụng tiền lẻ trả phí - Courtesy of Otofun

Theo Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam Vidifi, ngày 27/8, một tài xế đã dùng tiền lẻ để trả phí khi đi qua trạm số 1, quốc lộ 5 sau đó ghi hình lại và đưa lên mạng xã hội. Một số đối tượng nhân sự việc này đã kêu gọi kích động tiêu cực về trạm thu phí trên mạng xã hội.

Báo cáo của công ty này cũng nói rõ vào ngày 4/9 khoảng 30 xe ô tô sử dụng tiền mệnh giá thấp đi qua trạm sau đó lại quay đầu đi hướng ngược lại và tiếp tục dùng tiền lẻ để trả phí nhằm gây ách tắc giao thông. Các xe này thậm chí còn dàn hàng ngang, tạo tình huống tai nạn xe giả để người dân hiếu kỳ ra xem.

Lãnh đạo Vidifi cho biết đã báo cáo lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các bộ ngành liên quan để có ý kiến chỉ đạo.

*******************

Ùn tắc giao thông tại trạm thu phí BOT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (RFA, 05/09/2017)

Từ chiều ngày 4/9, một số tài xế đã sử dụng tiền lẻ và đỗ xe để phản đối trạm thu phí BOT số 1 Quốc lộ 5 đoạn qua huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, khiến giao thông ùn tắc kéo dài.

bot2

Ùn tắc giao thông tại trạm thu phí BOT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên chiều ngày 4/9/2017 - Facebook Citizen

Tới thời điểm 6h tối ngày 5/9, tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra tại trạm này.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam xác nhận tình trạng trên với báo chí, nói thêm rằng việc thu phí tại trạm này đã diễn ra nhiều năm nay theo đúng quy định.

Ông Huyện cũng cho biết nhiều tài xế lợi dụng việc phản đối trạm thu phí để kích động gây mất trật tự, do đó chính quyền địa phương đã điều động 200 cảnh sát cơ động và thanh tra, cảnh sát giao thông để ổn định trật tự khu vực này.

Hiện tại mức phí qua trạm thấp nhất là 40.000 đồng/lượt và cao nhất là 180.000 đồng/lượt.

Trạm thu phí số 1 trên Quốc lộ 5 được Chính phủ bàn giao cho Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính thu phí từ năm 2009.

******************

Dân dùng tiền lẻ phản đối BOT trên Quốc lộ 5 (RFA, 05/09/2017)

Từ chiều ngày 4/9, một số tài xế đã sử dụng tiền lẻ và đỗ xe để phản đối trạm thu phí BOT số 1 Quốc lộ 5 đoạn qua huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, khiến giao thông ùn tắc kéo dài.

bot3

Một số tài xế sử dụng tiền lẻ trả phí tại trạm thu phí quốc lộ 5 đoạn qua Văn Lâm, Hưng Yên. Otofun

Tới thời điểm 6h tối ngày 5/9, tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra tại trạm này.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam xác nhận tình trạng trên với báo chí, nói thêm rằng việc thu phí tại trạm này đã diễn ra nhiều năm nay theo đúng quy định.

Ông Huyện cũng cho biết nhiều tài xế lợi dụng việc phản đối trạm thu phí để kích động gây mất trật tự, do đó chính quyền địa phương đã điều động 200 cảnh sát cơ động và thanh tra, cảnh sát giao thông để ổn định trật tự khu vực này.

Hiện tại mức phí qua trạm thấp nhất là 40.000 đồng/lượt và cao nhất là 180.000 đồng/lượt.

Trạm thu phí số 1 trên Quốc lộ 5 được Chính phủ bàn giao cho Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính thu phí từ năm 2009.

Published in Việt Nam
Trang 3 đến 3