Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Từ ngày 22-24/10/2024, tổng thống Nga Vladimir Putin đón nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ hơn 30 nước đến dự thượng đỉnh nhóm BRICS diễn ra tại Kazan, Nga. Thuyết phục các nước xây dựng một hệ thống thanh toán quốc tế mới nhằm chấm dứt sự thống trị của đồng đô la là một trong những chủ đề trọng tâm của Moskva. Nhưng việc mở rộng số thành viên của nhóm có nguy cơ cản trở tham vọng này của Nga vì những lợi ích riêng của từng nước.

brics1

Thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi, từ trái sang phải : Tổng thống Brazil Lula da Silva, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Nam Phi, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Johannesburg, Nam Phi, ngày 22/08/2023 via Reuters – Russian Foreign Ministry

Ra đời năm 2009 với năm nước thành viên ban đầu là Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa), BRICS đã được mở rộng thành BRICS+ khi tiếp nhận thêm năm thành viên mới là Ai Cập, Ethiopia, Iran, Các Tiểu vương quốc ả rập thống nhất và Saudi Arabia, sau kỳ thượng đỉnh lần thứ 15 diễn ra tại Johannesburg, Nam Phi. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là cho đến hiện tại Saudi Arabia vẫn chưa xác nhận có đến dự hội nghị BRICS hay không.

Ba đòi hỏi của BRICS

Phát biểu trước giới báo chí hôm thứ Năm 10/10/2024, cố vấn ngoại giao của điện Kremlin Yuri Ushakov cho biết 32 trong số 38 nước được mời sẽ đến dự thượng đỉnh BRICS, trong số này có sự hiện diện của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres và 24 nguyên thủ quốc gia như chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Iran Massoud Pezeshkian, hay như tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, gần đây chính thức đề nghị xin gia nhập nhóm.

Cũng theo ông Ushakov, "tên BRICS giống với từ "brick" trong tiếng Anh. Và nhóm BRICS đang xây từng viên gạch, một cây cầu hướng đến một trật tự thế giới công bằng hơn", khi nhấn mạnh đến tính chất "đa phương" của nhóm, tập hợp các nước "phương Nam và phương Đông", để làm đối trọng chống thế bá quyền của phương Tây, nhất là Mỹ.

Tại hội thảo "BRICS+ : Những nước mới trỗi dậy tấn công thế giới ?" do đài phát thanh Quốc tế Pháp RFI chủ trì, trong khuôn khổ Ngày hội Địa Chính Trị, diễn ra ngày 28/09/2024, tại Nantes (phía tây nước Pháp), chuyên gia Christophe Ventura, giám đốc nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), chuyên trách về chương trình Châu Mỹ Latinh, trước hết nhắc lại, chống thế thống trị của phương Tây là một trong số nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự hình thành của nhóm BRICS.

"Ban đầu, yêu cầu của họ là đòi cải tổ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sao cho các định chế tài chính quốc tế phản ảnh tốt hơn hoặc có tính đến vai trò tiềm tàng của những nước này trong nền kinh tế thế giới. Một đòi hỏi chưa bao giờ hoặc rất ít được IMF quan tâm đến. Đó là động cơ thứ nhất.

Điểm thứ hai có liên quan đến Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Đây là một cuộc tranh luận lớn. Một số nước mới trỗi dậy yêu cầu có một vị trí để Hội Đồng này không chỉ đơn giản phản ảnh thế cân bằng được duy trì sau hội nghị Yalta, khi chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến tranh Lạnh, mà còn cả thế giới của thế kỷ XXI (…)

Điều thứ ba, tuy không hẳn là một yêu sách, nhưng cũng nên đề cập đến, đó là việc nhiều nước trong nhóm này như Trung Quốc, Nga, Iran có chung một điểm là đang phải chịu lệnh trừng phạt bằng cách này hay cách khác từ Mỹ".

BRICS+ và những nỗi lo của phương Tây

Hội nghị cấp cao BRICS lần thứ 16 tại thành phố ở Kazan diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến xâm lược Ukraine do Nga tiến hành kéo dài hơn hai năm rưỡi qua và Nga đang hứng chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Theo Reuters, sự kiện được Moskva thể hiện như là một bằng chứng cho thấy nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga đã thất bại, đồng thời kêu gọi sự hợp tác giữa các nước nhằm cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu, chấm dứt thế thống trị của đồng đô la Mỹ.

Một tài liệu do bộ Tài Chính và Ngân hàng Trung ương Nga soạn thảo, phân phát cho các nhà báo trước hội nghị, đề xuất một hệ thống thanh toán mới dựa trên mạng lưới các ngân hàng thương mại được liên kết với nhau thông qua các ngân hàng trung ương của nhóm BRICS. Hệ thống này sẽ sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ và chuyển tiền quy ước kỹ thuật số (digital tokens) được hỗ trợ bởi đồng tiền quốc gia. Ngược lại, điều này sẽ cho phép đồng nội tệ các quốc gia đó được trao đổi dễ dàng và an toàn hơn, bỏ qua nhu cầu giao dịch bằng đô la.

Theo chuyên gia về Châu Mỹ Latinh, Christophe Ventura tại hội thảo của RFI, đây chính là điều khiến phe phương Tây – mà ông gọi là Cộng đồng lợi ích chiến lược – lấy làm quan ngại.

"Rõ ràng phương Tây lo lắng là BRICS – hiện chỉ là một câu lạc bộ không chính thức, một kiểu khuôn khổ ngoại giao – trở thành hạt nhân của một liên minh các nước ương ngạnh, chống lại các lợi ích thực sự của cộng đồng lợi ích chiến lược, bất kể đó là những hồ sơ địa chính trị như cuộc chiến của Israel ở dải Gaza và giờ là tại Lebanon, hay như vấn đề tiền tệ.

Điều mà phương Tây lo ngại với BRICS, là việc đòi xem xét lại nguyên tắc về thế bá quyền của đồng đô la trong hệ thống tài chính – kinh tế quốc tế. Bởi vì, đây chính là điều mà BRICS đang thực hiện, đang chuẩn bị, không hẳn là một đồng tiền chung mà là các hệ thống thanh toán cho phép các nước thành viên có thể tránh sử dụng các giao dịch bằng đô la.

Bởi vì có nhiều nước trong nhóm bị tác động bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ, sử dụng đồng đô la để trừng phạt họ. Do vậy, họ đang thiết lập các hệ thống thanh toán nằm ngoài hệ thống do Mỹ thống trị và thiết lập một rổ tiền tệ để trao đổi bằng đồng nội tệ và hiện nay là bằng vàng thay cho đô la.

Đối với Washington, đây thực sự là một mối đe dọa, không hẳn mang tính sinh tồn, nhưng là một hiểm họa chính trị đe dọa một trong hai trụ cột chính cho thế bá quyền của Mỹ trên thế giới : Đó là đế chế tài chính và quân sự".

brics2

Hội thảo về BRICS do RFI chủ trì trong khuôn khổ Ngày hội Địa Chính Trị Nantes 2024, do Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược tổ chức và RFI là đối tác, ngày 28/09/2024, Nantes, Pháp. © RFI tiếng Việt

Nỗ lực của Nga : Thay thế IMF

Tài liệu của Nga cáo buộc các định chế tài chính quốc tế hiện nay như IMF chẳng hạn phục vụ các lợi ích của các nước phương Tây, và cho rằng những tổ chức này "phải được cải tổ để phục vụ tốt hơn nền kinh tế toàn cầu đang phát triển".

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov, hồi tuần trước, kêu gọi các nước thành viên BRICS hình thành một giải pháp thay thế cho IMF. Trong số các sáng kiến nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, Nga còn đề xuất tạo nền tảng "BRICS Clear" để giải quyết các giao dịch chứng khoán, hay như một phương pháp xếp hạng chung nhưng không đề xuất thành lập cơ quan xếp hạng chung BRICS.

Với những sáng kiến này, liệu rằng các nước phương Nam có thể bỏ qua IMF hay không ? Christophe Ventura khẳng định là "Không", do việc nhiều nước trên thế giới vẫn còn nhiều khoản nợ quan trọng với định chế. Theo ông, những gì các nước thành viên nhóm BRICS cũng như là những nước muốn tham gia BRICS, phần lớn là các nước phương Nam, đòi hỏi trước tiên là vấn đề hạn ngạch trong IMF và muốn có một quyền biểu quyết phản ảnh rõ tầm mức kinh tế của đất nước hiện nay, cho phép những nước này có một sự linh hoạt trong các hoạt động vay và trả nợ trên các thị trường tài chính thế giới.

Moskva xem việc hình thành một cơ chế thanh toán quốc tế mới được cho là cách tốt nhất để giải quyết những khó khăn ngày càng lớn trong các hoạt động thanh toán thương mại, ngay cả với các quốc gia thân thiện như Trung Quốc. Nhiều ngân hàng địa phương của Bắc Kinh lo ngại có thể bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt thứ cấp của Hoa Kỳ. Nhưng Nga cũng nhìn nhận rằng việc tạo ra một hệ thống như vậy tuy khả thi nhưng đòi hỏi nhiều thời gian. Việc mở rộng đáng kể số lượng thành viên BRICS hồi cuối năm 2023 sẽ khiến khả năng đạt đồng thuận trong nhóm thêm phần khó khăn.

Theo Reuters, dấu hiệu cho thấy Moskva sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để thúc đẩy thông qua các đề xuất của mình, là hầu hết các thành viên nhóm BRICS chỉ cử các quan chức cấp thấp hơn, chứ không phải là các bộ trưởng tài chính hay thống đốc ngân hàng trung ương đến dự cuộc họp trù bị hồi tuần trước. Đối với nhiều nhà quan sát, điều này còn cho thấy có những hạn chế cố hữu trong lòng nhóm BRICS.

BRICS+ : Diễn đàn để đối thoại với phương Tây ?

Nhà nghiên cứu Burak Elmalı, Trung tâm Nghiên cứu Thế giới TRT, trụ sở tại Istanbul, trên trang Responsible Statecraft của Mỹ cho rằng, sự phát triển của nhóm dường như đã "chạm ngưỡng". Càng mở rộng liên minh "các giải pháp thay thế", càng phơi bày những lợi ích khác biệt của các thành viên. Nga và Trung Quốc phản đối mạnh mẽ trật tự thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo, nhưng thiếu một loạt các giá trị gắn kết đằng sau lập trường này.

Về điểm này, bà Sylvie Bermann, cựu đại sứ Pháp tại Trung Quốc, Anh Quốc và Nga, trong cuộc hội thảo về BRICS của RFI tại Nantes, có lưu ý rằng, "các nước phương Nam tuy phản đối thế thống trị của Mỹ, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là họ sẽ thực sự đấu tranh chống Mỹ", do lập trường đa liên kết của nhiều nước thành viên khác trong nhóm, đi đầu là Ấn Độ, vốn dĩ duy trì một đường lối đối ngoại kết hợp giữa sự linh hoạt ngoại giao và chủ nghĩa cơ hội, theo như nhận định của cựu nhà báo RFI, Olivier Da Lage, hiện cộng tác với Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược, cơ quan tổ chức ngày hội Địa Chính Trị Nantes 2024.

Do vậy, theo đánh giá từ chuyên gia về Châu Mỹ Latinh, Christophe Ventura, BRICS có nhiều khả năng là một công cụ để các nước phương Nam, các nước mới trỗi dậy đàm phán với các nước phương Tây, để chia sẻ và đa dạng hóa quyền lực trong hệ thống do chính phương Tây lập ra khi có tính đến những lợi ích của những nước này.

Cũng theo ông Ventura, tuy Trung Quốc và Nga ngày càng thắt chặt hợp tác trong nhiều lĩnh vực, kể cả quốc phòng để đối phó Mỹ, nhưng Trung Quốc cũng sẽ chẳng được lợi gì khi Hoa Kỳ nhanh chóng bị sụp đổ do cả hai nước phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau trong nhiều vấn đề.

"Mục tiêu của Trung Quốc là xây dựng trong dài hạn khả năng vượt qua Mỹ một cách không thể tránh khỏi và do vậy, BRICS có thể được sử dụng cho mục đích này. Nhưng chúng ta cũng thấy là Ấn Độ có chính sách đa liên kết ; Brazil thì muốn nói chuyện với tất cả mọi người – theo như cách nói của tổng thống Lula, nghĩa là họ thảo luận họ giao dịch, họ có quan điểm chính trị, địa chính trị trên thực tế phù hợp với việc khẳng định các lợi ích quốc gia của mình.

Thế nên, tôi nghĩ là đến thời điểm hiện tại, BRICS minh họa cho một thực tế là tất cả các quốc gia thành viên đều ở trong hình thức gọi là "tư duy giao dịch".

Nhưng điều đang xảy ra là tất cả các định dạng công cụ BRICS này trên thực tế đều là những công cụ cho phép mỗi quốc gia, theo logic đa dạng hóa các liên minh của mình, khẳng định hoặc tái khẳng định lợi ích quốc gia của mình để lợi ích quốc gia sau này có trọng lượng hơn theo một cách nào đó trong trật tự quốc tế đang gặp khủng hoảng.

BRICS, theo quan điểm này, hoặc là một công cụ đàm phán, hoặc nếu sự cân bằng quyền lực bị suy giảm trong một thế giới ngày càng xung đột và hiếu chiến, trong trường hợp này, BRICS có thể trở thành một khối tập trung hơn để chống lại quyền bá chủ một cách hiệu quả. Theo ý tôi, điều đó hiện chưa được xác định rõ ràng".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 17/10/2024

Additional Info

  • Author Minh Anh
Published in Quốc tế

Việt Nam vẫn chưa đưa ra những tuyên bố chính thức nào về ý muốn gia nhập BRICS. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam gần đây đã chính thức "bày tỏ sự quan tâm" tới việc mở rộng của khối này.

brics1

Bộ Ngoại giao Việt Nam mới đây chính thức "bày tỏ sự quan tâm" tới việc mở rộng của BRICS

Ngày 8/5, một tài khoản mang tên BRICS News trên mạng xã hội X đăng thông tin rằng theo thông tin mới nhận thì Việt Nam sẽ gia nhập khối BRICS trong năm 2024.

Hôm 9/5, phản hồi trước thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói :

"Là một thành viên có trách nhiệm và tích cực trong cộng đồng quốc tế, triển khai đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, độc lập tự chủ, Việt Nam luôn sẵn sàng tham gia và đóng góp tích cực tại các cơ chế, tổ chức, diễn dàn đa phương toàn cầu cũng như khu vực".

"Cũng như nhiều nước trên thế giới, chúng tôi theo dõi thảo luận về tiến trình mở rộng thành viên của BRICS".

Trước đó, vào tháng 8/2023, bà Phạm Thu Hằng cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự khi có thông tin Việt Nam quan tâm tham gia nhóm BRICS.

Vào năm 2006, Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã thiết lập khối "BRIC", viết tắt từ tên tiếng Anh của các quốc gia này.

Nam Phi gia nhập vào năm 2010 và khối đã đổi tên sang "BRICS".

Từ đầu năm 2024, BRICS có thêm 6 thành viên mới gia nhập gồm Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Như vậy hiện có 11 nước tham gia BRICS.

Khối BRICS gồm tổng dân số khoảng 3,5 tỷ người, tương đương 45% dân số thế giới.

Tổng giá trị nền kinh tế của các quốc gia này đạt hơn 28.500 tỷ USD – khoảng 28% nền kinh tế toàn cầu.

BRICS hình thành nhằm mang các quốc gia đang phát triển quan trọng nhất đến gần nhau, tạo đối trọng về kinh tế và chính trị với các quốc gia giàu có hơn ở Bắc Mỹ và Tây Âu.

Hồi tháng 7/2023, Nam Phi cho biết có hơn 40 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm muốn gia nhập BRICS, trong đó có 22 nước đã chính thức đệ đơn gia nhập.

Lợi và hại gì nếu Việt Nam gia nhập BRICS ?

brics2

Ngày 19/4, đài RT thân chính phủ Nga trích dẫn báo Izvestia của Nga cho biết Việt Nam đang trong tiến trình đệ trình hồ sơ gia nhập BRICS, dẫn thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Nga.

Hãng thông tấn TASS của Nga hôm 11/4 cũng đăng tin Việt Nam đang xem xét về việc gia nhập BRICS, dẫn thông tin từ báo Izvestia.

Tuy nhiên, theo TASS, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga không xác nhận liệu Việt Nam đã đệ trình đơn gia nhập BRICS hay chưa.

Trước đó, các cơ quan truyền thông Nga như Sputnik, TASS đăng thông tin là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Nam Phi Naledi Pandor hồi tháng 8/2023 đăng tải danh sách 23 quốc gia chính thức có nguyện vọng gia nhập BRICS, bao gồm Việt Nam.

Truyền thông Việt Nam đã im lặng về thông tin này và Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đưa ra chưa bình luận hay bác bỏ.

TASS dẫn phân tích từ các chuyên gia cho rằng việc Việt Nam chưa đưa ra tuyên bố chính thức về nguyện vọng gia nhập BRICS có lẽ xuất phát từ việc Hà Nội muốn duy trì sự cân bằng chính trị khi lợi ích trong mối quan hệ song phương với Mỹ có thể lớn hơn lợi ích gia nhập BRICS.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn kiên định với nền ngoại giao cây tre, duy trì cân bằng chiến lược với các nước lớn, tránh bị rơi vào vòng xoáy đối đầu.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải từ Đại học Queensland (Úc) nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng nếu gia nhập BRICS ở thời điểm hiện nay thì Việt Nam cũng chỉ có thêm một địa chỉ diễn đàn đa phương để tham gia, nhưng không có lợi ích thực chất nếu xét về góc độ kinh tế.

"Tuy hợp tác kinh tế được nhấn mạnh là nền tảng, nhưng cho đến nay BRICS cũng chưa thiết lập được những cơ chế và khung chế định chặt chẽ nhằm thúc đẩy và đảm bảo hợp tác kinh tế hiệu quả, ngoại trừ Diễn đàn Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BRICS và Ngân hàng Phát triển Mới (NDB). Các số liệu từ hiệu ứng của sự hợp tác kinh tế do các cơ chế của BRICS tạo ra cũng chưa thể hiện rõ ràng".

Xét về bất lợi, theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, Việt Nam sẽ phải chuẩn bị tâm thế, dù không muốn, "là đi theo một nhóm muốn tạo lập một trật tự quốc tế mới, đứng về một phe chống lại sự ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây".

"Đây là điều không phù hợp với chính chủ trương và chính sách đối ngoại của Việt Nam. Nhìn vào các thành viên hiện nay của BRICS, bao gồm cả thành viên mới là Iran, có thể thấy rõ ràng BRICS là một câu lạc bộ của những quốc gia 'không thân thiện' với Mỹ và phương Tây. Giả sử tới đây, Triều Tiên đặt vấn đề gia nhập BRICS, liệu Nga và Trung Quốc có từ chối ? Trong bối cảnh đó, việc gia nhập BRICS sẽ ảnh hưởng tới sự hợp tác giữa Việt Nam với Mỹ và các nước phương Tây khác khi Việt Nam đang có nhu cầu thúc đẩy hợp tác kinh tế chặt chẽ và nhiều hơn nữa với những nước này để thực hiện được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của mình".

"Tóm lại, ở thời điểm này, tôi chưa thấy lợi ích thực chất của việc Việt Nam gia nhập BRICS. Ngược lại, nó có thể đem lại nhiều bất lợi hơn. Ngoại giao cây tre Việt Nam cũng sẽ khó có thể tạo dựng được lòng tin với Mỹ và phương Tây trong bối cảnh này", ông cho biết.

Lún sâu vào vùng ảnh hưởng của Bắc Kinh ?

brics3

30 lô sầu riêng của Việt Nam mới đây bị Trung Quốc 'tuýt còi' với lý do được hải quan Trung Quốc đưa ra là nhiễm kim loại nặng cadimi vượt ngưỡng cho phép. Ảnh một nông dân thu hoạch sầu riêng ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ vào ngày 25/4/2024

Trung Quốc là quốc gia thúc đẩy mạnh mẽ nhất việc mở rộng khối BRICS để làm đối trọng với sức thống lĩnh từ phương Tây.

Có nhận định cho rằng Trung Quốc xem BRICS là phương tiện cho những tham vọng địa chính trị và muốn mở rộng BRICS nhanh chóng.

Nga ủng hộ điều này vì hiện đang trong tình thế thiếu thốn đồng minh và đối tác sau cuộc xâm lược Ukraine.

Trong khi đó, Ấn Độ và Brazil thì gần với Mỹ hơn và luôn xem BRICS là một phương tiện để duy trì thế trung lập trong một thế giới đa cực, hơn là một khối địa chính trị chống phương Tây.

Việt Nam, sau nhiều năm chần chừ, cũng đã chính thức ký gia nhập "cộng đồng chia sẻ tương lai" với Trung Quốc vào tháng 12/2023.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng :

"Hiện tại, cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc đang mất cân bằng gần như tuyệt đối, trong đó Việt Nam là bên siêu nhập siêu, chênh lệch hơn 100 tỉ USD. Mấy tháng vừa qua, Trung Quốc có vẻ đẩy mạnh nhập khẩu nông sản của Việt Nam. Thế nhưng, đây là những sản phẩm mà Trung Quốc dễ dàng áp dụng những quy định và chế tài một cách cưỡng bức của họ để hạn chế nhập khẩu. Ví dụ, mới đây Hải quan Trung Quốc đã 'tuýt còi' 30 lô sầu riêng của Việt Nam vì bị cho là nhiễm kim loại nặng cadimi. Nhưng thực tế, kết quả kiểm tra và xác minh của phía Việt Nam cho thấy báo buộc của phía Trung Quốc là không đúng. Đây là một trong những ví dụ cho thấy khi chưa gia nhập BRICS thì Việt Nam đã phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc rồi".

Các quốc gia thường sử dụng đồng đô la Mỹ để giao dịch nhưng các chính trị gia hàng đầu ở Brazil và Nga đã đề xuất tạo một dạng tiền tệ BRICS để giảm sức thống trị của đô la. Tuy nhiên, vấn đề này đã không được thảo luận tại Thượng đỉnh năm 2023 của BRICS.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, khi gia nhập BRICS, cùng với nỗ lực của Trung Quốc thúc đẩy phi đồng đô la và đẩy mạnh sự ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ, khả năng Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ nhiều hơn.

"Khi đó, Việt Nam sẽ ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Đó là Việt Nam không thể từ bỏ đồng đô la để chỉ sử dụng đồng nhân dân tệ và ngược lại. Thậm chí, Việt Nam cũng sẽ không thể sử dụng đô la và nhân dân tệ song hành để làm hài lòng cả hai bên", ông nhận định.

Nam Bán Cầu trỗi dậy, BRICS thách thức Mỹ ?

brics4

Các nhà lãnh đạo BRICS gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, ông Michel Temer khi đương chức Tổng thống Brazil và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thượng đỉnh BRICS lần thứ 10 vào ngày 26/7/2018 ở thành phố Johannesburg, Nam Phi

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải đánh giá tiếng nói của Nam Toàn cầu (Global South) - hay các nước đang phát triển - đang mạnh lên. (Lưu ý, Nam Toàn cầu và Bắc Toàn cầu [Global North] là các thuật ngữ địa chính trị, với sự phân chia không hoàn toàn theo địa lý như các thuật ngữ Nam Bán cầu và Bắc Bán cầu).

"Sở dĩ tiếng nói của Global South mạnh lên là vì thực lực cả về kinh tế và quân sự của nhiều nước trong nhóm này tăng. Ngoài ra, do sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn mà vị thế địa chính trị của nhiều nước trong Global South cũng tăng và vì thế mà tiếng nói của họ cũng tăng theo".

"Năm ngoái, Ấn Độ đăng cai hai Hội nghị Thưởng đỉnh có tên là 'Tiếng nói của Nam Toàn cầu' (Voice of Global South Summit). Đây là sáng kiến của Ấn Độ. Hơn 100 quốc gia từ khắp các châu lục tham gia, nhưng đáng lưu ý là Trung Quốc không tham gia cả hai hội nghị thượng đỉnh này".

"Tôi nghĩ thế giới hiện nay đang cho thấy sự phân cực rõ nét hơn. Một thế giới đa cực và đa trung tâm cũng rõ hơn và trong thế giới này thì Global South cũng đang khẳng định tiếng nói của mình mạnh mẽ hơn. Nhưng nếu nói là thách thức với nghĩa là có khả năng thay đổi trật tự hiện nay thì chưa đủ khả năng. Nói như vậy không có nghĩa là tôi xem nhẹ vai trò của Global South, mà chỉ muốn nói là cần phải có thêm thời gian và chừng nào mà Mỹ và các nước phương Tây vẫn ảnh hưởng về kinh tế, đóng vai trò duy trì và cân bằng quyền lực, thì trật tự thế giới hiện nay sẽ không thay đổi. Thách thức ư ? Có ! Nhưng chưa thể thay đổi trật tự tế giới hiện nay ít nhất là trong 30 đến 50 năm nữa".

Trước đó, Giáo sư Padraig Carmody từ Đại học Trinity College Dublin trả lời BBC News hồi tháng 2 về mục đích chính của Trung Quốc trong khối BRICS :

"Thông qua BRICS, Trung Quốc đang cố gắng gia tăng quyền lực và tầm ảnh hưởng – đặc biệt tại Châu Phi. Trung Quốc muốn trở thành tiếng nói dẫn đầu Nam Toàn cầu", ông nói.

Nga, một quốc gia lớn khác trong BRICS, lại có một mục đích khác.

Nhà nghiên cứu Creon Butler từ Viện nghiên cứu Chatham House nói vào tháng 2/2024 :

"Nga xem khối này nằm trong một cuộc chiến chống Phương Tây, giúp vượt qua các lệnh trừng phạt bị áp đặt sau cuộc xâm lược của Ukraine".

Tư cách thành viên của Iran cũng gia tăng tính chất chống phương Tây trong khối BRICS, ông cho biết thêm.

Nhận định với BBC News hồi tháng 8/2023 về việc liệu BRICS có phải là một khối "chống Mỹ" hay không, ông Sarang Shidore, Giám đốc chương trình Global South của Viện Quincy từ Washington, cho rằng :

"Tôi nghĩ thông điệp là đây là nhóm đa dạng các nước, không có quốc gia nào là đồng minh thân cận của Mỹ, đồng minh chính thức, hai hoặc ba thành viên sẽ là đối thủ của Mỹ. Nhưng nhìn chung, đây không phải là một nhóm quốc gia chống Mỹ".

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc BRICS mở rộng cũng cho thấy một sự chuyển biến.

"Sẽ không còn là một thế giới mà nước Mỹ có thể xác lập tất cả các chuẩn mực hoặc điều khiển tất cả các định chế. Đó là điều rõ ràng. Nhưng còn về sự thay thế ? Không, tôi sẽ nói là BRICS chỉ mang vai trò bổ sung hơn là thay thế".

Nguồn : BBC, 14/05/2024

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Việt Nam
jeudi, 24 août 2023 11:54

BRICS đối đầu với Mỹ ?

Hin nay kinh tế Trung Quc đang lê lết vì nn gim phát, mt cuc khng hong đa c treo trên đu. Kinh tế M đang hi phc, sm và nhanh hơn tt c các nước Tây Phương. Thế gii th ba, k c các thành viên khi BRICS, cũng biết là con đường phát trin nào an toàn nht.

brics1

Các nhà lãnh đo ca Brazil, Trung Quc, Nam Phi, n Đ và Nga ti hi ngh thượng đnh BRICS Johannesburg, 23/8/2023.

Tp Cn Bình mi thng trên mt trn ngoi giao : Khi BRICS đã thâu nhn 6 quc gia thành viên mi, s tr thành mt tp hp có th đương đu vi M và các nước Châu Âu trong chiến lược ca Đảng cộng sản Trung Quc.

BRICS ghép các ch đu trong tên gi Brazil, Russia (Nga), India (n Đ), China (Trung Quc) và South Africa (Cng Hòa Nam Phi), gm 40% dân s c thế gii và 26 phn trăm Tng Sn Lượng toàn cu. Ln sau cùng khi BRICS m ca cho mt nước gia nhp là Nam Phi vào năm 2010, cũng do Bc Kinh đ bt. Ngày Th Năm, do đ ngh ca Tp Cn Bình, BRICS chính thc mi thêm sáu nước là Argentina, Egypt, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và United Arab Emirates, gia nhp t tháng Giêng năm 2024. Saudi Arabia, Liên hip United Arab Emirates, và Egypt có th coi là thân thin vi M ; Iran kch lit đi đu vi M. Tng thng Brazil gii thích rng vic thâu nhn các thành viên mi da trên v thế đa lý, không quan tâm đến ý thc h, và không ai có th ph nhn v thế đa lý ca Iran và các nước mi được mi. Ông còn ng ý mun mi thêm các nước Nigeria, Angola, Mozambique và Cng Hòa Dân Ch Congo. Hin có 22 nước chính thc xin gia nhp và 40 nước ng ý mun tham d. Nam Phi đã gi thư mi 67 lãnh t các nước Châu Phi, Châu M La tinh và Châu Á đến d kiến, không mi mt nước Châu Âu và Bc M nào.

Lãnh t các nước BRICS mi tp hp Johannesburg, Nam Phi trong ba ngày, gm Tng thng Luiz Inácio Lula da Silva (B), Th tướng Narendra Modi (I), Ch tch Tp Cn Bình (C), Tng thng Cyril Ramaphosa (S). Đi din Nga (R) là Ngoi trưởng Sergei Lavrov. Tng thng Vladimir Putin không có mt vì đã b Tòa án Hình s Quc tế (ICC) kết ti dit chng Ukraine. Chính ph Nam Phi, mt thành viên ca ICC, vì bn phn s phi bt giam nếu ông đến x này. Ông Putin đã ch gi mt video chào mng, trong đó ông kết án M và khi NATO gây ra cuc chiến Ukraine mt điu không ai tin.

Cuc chiến Ukraine chia r khi BRICS. n Đ và Brazil đã lên án Nga xâm lăng nước láng ging và kêu gi đình chiến. Trung Quốc và Nam Phi ch im lng, đã gi s gi đến th đô c hai nước tìm đường hòa gii.

Nga và Trung Quốc rt mun BRICS thâu nhn các thành viên mi đ tăng cường thế lc ; vì c hai đu đang b cô lp trước nhng đòn cm vn ca M, Châu Âu, Nht Bn. C hai chế đ đc tài mun to mt t chc ln có th cân bng vi G-7, G-20, là nơi các nước dân ch t do chiếm ưu thế. Nhiu viên chc Trung Quốc đã t ý mun BRICS, vi hai nước đông dân nht thế gii, to thế cân bng vi nhóm G-7, gm M, Canada, ba nước Châu Âu và Nht Bn. Tp Cn Bình đã đăng mt bài trên nhiu t báo Nam Phi, viết rng Trung Quc và Nam Phi phi cùng thúc đy giúp các nước đang phát trin gia tăng nh hưởng trên thế gii. Ông còn tuyên b, Johannesburg rng, "Trung Quc không bao gi có máu bành trướng !". Ông không nói đến "máu" mà dùng ch DNA, ht ging di truyn. Người Vit Nam nào nghe câu đó cũng phi trn mt ngc nhiên ! Dân Uyghurs, Tây Tng nghe s ni gin, dân Mãn Châu, nếu còn sng, phi phát khóc ! Thi Trung Quc thng nht, 200 trước Tây Lch, c nước ch bng 25% din tích bây gi.

n Đ, Brazil và Nam Phi vn dè dt trong vic m rng BRICS. n Đ, vi nhng xung đt biên gii vi Trung Quc vn kéo dài, nghi ng Tp Cn Bình mun m rng BRICS đ to thế lc riêng. Tng thng Lula lo ngi nếu thêm nhiu nước vào BRICS thì các nước trong khi s khó đoàn kết đ đưa ra mt tiếng nói thng nht, hu qu là khi BRICS s yếu đi ch không mnh hơn. Thc s là ông không mun công khai chng M. Lula mi tuyên b Johannesburg : "Chúng tôi không mun to mt thế lc cnh tranh vi các tp hp G7, G20, hay là nước M". Nam Phi là nước yếu nht trong khi, nên lo nh hưởng ca mình s gim mt nhiu nếu thêm các nước mi.

Nhưng Tp Cn Bình đã thng thế khi thuyết phc được khi BRICS m ca, thc hin mt kế hoch lâu dài. Trong khi M đang bn tâm lo chn Nga ti chiến trường Ukraine, Trung Quốc tiếp tc chiến lược tranh th các nước nghèo đang trên đường phát trin. Kế hoch Nht Đi Nht L đã nâng cao s hàng hóa mua bán vi gia Trung Quc vi các nước này lên cao, vượt trên s thương v vi M, Nht Bn và Châu Âu cng li.

Cu giám đc Tân Hoa Xã Minh Kim Duy (Ming Jinwei,明金) nhn xét rng vic m rng khi BRICS là mt thông đip báo cho chính ph M biết rng : "Các ông không th ln áp Trung Quc" vì chúng tôi có bn bè khp thế gii. Minh Kim Duy cho rng Tp Cn Bình đã dùng chiến thut du kích ca Mao Trch Đông trong cuc ni chiến trước năm 1949. Quann cng sn Trung Quc đã đánh chiếm vùng nông thôn, cô lp và bao vây các thành ph ca chính quyn Quc Dân Đng cho đến khi chiến thng.

Tp Cn Bình khó thành công khi mun tn công M trên mt trn kinh tế.

Mt mc tiêu ca Nga và Trung Quốc là dùng khi BRICS đ gim bt thế lc ca đng đô la M trên h thng tài chánh thế gii. Trong thông đip video gi khi BRICS, ông Putin nói, "Mc tiêu ca chúng ta, là gim bt vai trò ca m kim trong các giao dch thương mi không th đo ngược li và đang tiến mnh hơn".

Hin nay hu hết các nước mua bán vi nhau thường dùng đô la M đ thanh toán. Tin AP cho biết, theo nghiên cu ca Qu D tr Liên bang (Federal Reserve), tc Ngân hàng Trung ương M, thì t 1999 đến 2019, 96 phn trăm các giao dch gia các nước trong Châu M dùng đng đô la. Gia các nước khác ngoài Châu Âu, 79% dùng m kim. Các giao dch này được thanh toán qua h thng SWIFT và các ngân hàng New York.

Chính ph M có th li dng vai trò ca đng m kim như mt đòn tn công, thí d không cho các ngân hàng M giao dch vi mt nước khác, mt công ty hay ngân hàng khác, k c các t chc hay nhng cá nhân b cm vn. Khi đó, vic giao dch ca các t chc hoc cá nhân này b ngưng đng vì các đi tác ca h vn ch dùng m kim đ thanh toán. Nga và Trung Quc đã là nn nhân ca miếng đòn cm vn này. H tìm cách lách khi, nhưng chu nhiu tn kém vì phi cho đng tin di chuyn vòng vo nhiu ln. Hai nước đang dùng đng tin ca mình khi mua bán vi nhau, đng nguyên đóng vai chính.

Nga còn đ ngh thiết lp mt ng tin BRICS", dùng vàng làm bn v, đ thay thế m kim trong các giao dch gia các nước trong khi. BRICS cũng thành lp Ngân hàng Phát trin Mi (New Development Bank, NDB) nhưng đang gp nhiu khó khăn. Giám đc Tài chánh ca Ngân hàng này thú nhn vi báoAl Jazeera, "Mình không th bước ra ngoài thế gii ca đng m kim và hot đng trong mt thế gii song hành".

Tng thng Brazil Lula de Silva cũng mun trong hi ngh BRICS k này tho lun v vic dùng ng tin BRICS" thay thế m kim. Ông nói vi ký gi Ahmadi Ali,Al Jazeera rng, "mi đêm tôi cht thc gic li t hi ti sao các nước mua bán vi nhau c phi dùng đng đô la đ thanh toán" ! Nhưng theo bn tin Reuters, Nam Phi, nước ch nhà triu tp hi ngh quyết đnh không đưa vn đ ng tin BRICS" vào chương trình ngh s.

H biết có bàn cãi cũng ch mt thi gi vô ích. n Đ chc chn không mun nói đến chuyn này vì đang hy vng cung cp cho th trường M các món hàng r tin, thay thế vai trò ca hàng Trung Quc. M cũng là mt ngun đu tư vào công nghip n Đ trong thi gian sp ti, đc bit là phát trin các k thut cao mà chính ph M đang cm vi Trung Quc. n Đ s mua máy bay, đi pháo, xe thiết giáp ca M, đ thay thế kho vũ khí Nga mua t na thế k trước, mà cuc chiến Ukraine cho thy là hiu qu rt yếu. Nam Phi, Brazil và n Đ s tiếp tc tích lũy đng đô la, trong qu d tr ngoi t, ch s dng đng tin ca nước h trong các giao dch song phương.

Trong cuc hp thượng đnh BRICS, B trưởng Thương v Vương Văn Đào (王文, Wang Wentao) thay mt Tp Cn Bình đc nhng li rt hoa m, "Ngay bây gi, thế gii đang thay đi và lch s đang din ra trước mt chúng ta như chưa tng thy, đưa nhân loi qua mt khúc quanh quan trng. Chúng ta s quyết đnh đường đi ca lch s !"

Hai đ tài quan trng nht trong hi ngh BRICS là m rng đ thâu nhn các thành viên mi, và gim bt vai trò chế ng ca đô la M. Vladimir Putin và Tp Cn Bình đã thành công trên mt ngoi giao, nhưng tht bi khi đng ti vn đ kinh tế. Đường đi ca lch s vn không khác gì thi Mao Trch Đông : Kinh tế s quyết đnh bang giao quc tế !

Chính Mao Trch Đông đã đ xướng vic áp dng chiến tranh du kích trên toàn cu t thp niên 1960. Bước đu "gii phóng thế gii th ba", hp lc bao vây và sau cùng đánh gc các nước tư bn. Nhưng Mao không thành công. Vì sau cùng, chính các nước nghèo thuc thế gii th ba, khi đc lp, cũng mun phát trin theo li kinh tế tư bn. Các "phong trào gii phóng" được Mao khuyến khích dn dn tàn li ; ri chính Trung Quc cũng "tư bn hóa".

Hin nay kinh tế Trung Quc đang lê lết vì nn gim phát, mt cuc khng hong đa c treo trên đu. Kinh tế M đang hi phc, sm và nhanh hơn tt c các nước Tây phương. Thế gii th ba, k c các thành viên khi BRICS, cũng biết là con đường phát trin nào an toàn nht.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 24/08/2023

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

Thượng đỉnh BRICS : Manh nha một trật tự thế giới mới phi phương Tây

Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới trỗi dậy BRICS, mở ra tại Johanesburg, Nam Phi từ ngày thứ 22 đến 24/08/2023 là sự kiện được dư luận quốc tế quan tâm đặc biệt, trong bối cảnh tình hình địa chính trị trên thế giới có nhiều biến động. Thượng đỉnh BRICS được các báo Pháp ra hôm nay dành nhiều bài khai thác ở các góc độ khác nhau.

brics1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa trong lễ khai mạc thượng đỉnh BRICS, Pretoria, Nam Phi, ngày 22/08/2023. Reuters – Alet Pretorius

Nếu như nhật báo Le Figaro tập trung vào khía cạnh Trung Quốc và Nga muốn biến BRICS thành một mặt trận chống phương Tây thì Les Echos quan tâm đến việc mở rộng của nhóm nước hiện vẫn chỉ có 5 thành viên chính thức : Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi.  La Croix cũng như Le Monde nhìn vào một hồ sơ chính của thượng đỉnh là tìm cách hạn chế sử dụng cũng như sự chi phối của đồng đô la Mỹ.

Trang quốc tế của Le Figaro có bài : "Nga và Trung Quốc muốn nâng tầm BRICS đối chọi với phương Tây". Tờ báo nhận thấy tại hội nghị thượng đỉnh Johannesburg, Bắc Kinh và Moskva đang tìm cách khai thác nỗi bất bình của các nước Nam bán cầu để tính toán cho ý đồ riêng của họ. Theo Le Figaro, Nga -Trung đang đoàn kết trong cuộc đối đầu kịch liệt với phương Tây, lần này đều quyết tâm tạo dựng tại BRICS hình hài của một không gian địa chính trị chống phương Tây. Cuộc chiến tranh tại Ukraine và sự gia tăng đối đầu càng là khiến hai nước mong muốn tìm kiếm các đồng minh ở những nước "Nam bán cầu", để tạo cảm giác họ cũng có thể gây dựng được một mặt trận cô lập phương Tây.

Tờ báo nhận xét : "Sự hiện diện của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị, cũng như của thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, và tổng thống Brazil, Luiz Inacio Lula da Silva, minh chứng cho tầm quan trọng của sự kiện này. Ông Putin, do bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã, đành hài lòng tham gia cuộc họp qua video. Tuy nhiên, tổng thống Nga coi đây là cơ hội để đánh bóng lại hình ảnh quốc tế của mình", để chứng tỏ Nga đứng về những nước đại diện cho tương lai thế giới, đồng thời để mô tả phương Tây là một thế giới đang suy sụp.

Tuy nhiên theo tờ báo, mong muốn của Moskva và Bắc Kinh không phải dễ dàng thực hiện được. Bởi vì dù năm quốc gia chủ chốt BRICS đều có cùng khát vọng thay đổi một trật tự thế giới đang ở dưới sự thống trị của phương Tây, thì cách tiếp cận của họ rất khác nhau.

Tờ báo phân tích : Cả Ấn Độ, Nam Phi và Brazil đều không muốn đối đầu trực tiếp Mỹ và Châu Âu, ngay cả khi mối bất bình của họ rất mạnh mẽ. Tờ báo trích dẫn tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết : "Chúng tôi sẽ không cho phép mình bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc thế giới, đất nước chúng tôi cam kết thực hiện chính sách không liên kết". Một yếu tố gây tê liệt quan trọng khác là Ấn Độ và Trung Quốc là những đối thủ địa chính trị lớn của nhau. Ấn Độ thực hiện chính sách đang phương, đa dạng, phát triển mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ và các nước Châu Âu để chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Le Figaro cho thấy mục tiêu BRICS đặt ra ở thượng đỉnh Johannesburg này rất nhiều tham vọng. Mặc dù nhiều bất định, tổ chức chiếm 40% dân số và một phần tư của cải thế giới này đang thu hút nhiều sự quan tâm về chính trị, kinh tế. Bằng chứng là năm chục nước đã cử đại diện tham dự thượng đỉnh và gần 40 quốc gia đã thông báo muốn gia nhập BRICS, trong đó 23 nước đã chính thức nộp đơn. 

Tờ báo kết luận, "cơn sốt BRICS đang có đó, Nga và Trung Quốc đã thành công, mặc dù kết quả khá mơ hồ, trong việc biến tổ chức thành cờ hiệu mang tính ý thức hệ cho một thế giới mới, phi phương Tây hóa".

Bắt đầu từ phi đô la Mỹ

Một trong những chủ đề được báo chí nói nhiều đến tại thượng đỉnh Johannesburg là tham vọng "lật đổ", nếu có thể, hay hạn chế sự thống trị của đồng đô la Mỹ và hệ thống trừng phạt của phương Tây, bằng cách đẩy mạnh trao đổi buôn bán bằng các đồng tiền riêng của các nước. 

Về chủ đề này, nhật báo công giáo La Croix chạy tựa chính trang nhất "BRICS, một liên minh chống đồng đô la". Mục đích là nhằm lập lại trật tự kinh tế quốc tế mới, chống lại sự thống trị của đồng tiền Mỹ.

Theo La Croix, chiến lược phi đô la trong giao dịch buôn bán quốc tế không phải là mới. Ý tưởng này đã xuất hiện từ những năm 1970 khi thế giới nổ ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ hay khủng hoảng tài chính năm 2008. Ở vào những thời điểm đó sự hạn chế của hệ thống kinh tế dựa trên tờ bạc xanh của Mỹ đã lộ rõ.

Tại sao lại có mong muốn cải tổ hệ thống tài chính quốc tế như vậy ? Trước hết vì lý do độc lập về kinh tế. Vì đồng đô la là đồng tiền dự trữ chính của các ngân hàng trung ương trên thế giới nên chính sách tiền tệ do Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ thực hiện sẽ gây ra hệ quả cho toàn thế giới. Sau đó vì lý do địa chính trị. Bởi vì Hoa Kỳ đang ngày càng sử dụng sức mạnh vô đối của đồng đô la làm vũ khí. Nó đã trở thành một công cụ cho hầu hết các biện pháp trừng phạt đối với các nước thứ ba.

Việc sử dụng đồng đô la làm vũ khí đã gia tăng đáng kể kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, khi các nước G7 áp dụng chương trình trừng phạt chưa từng có đối với Nga. Vào đầu năm 2023, Nga, hơn 70 chương trình trừng phạt của Mỹ ảnh hưởng đến 10.000 người và công ty trên toàn thế giới. Điều này chỉ thúc đẩy các chủ trương chống đồng đô la của các cường quốc mới trỗi dậy, để tìm cách tự bảo vệ mình khỏi các lệnh trừng phạt.

Tờ báo cho hay, đầu năm nay, Trung Quốc và Brazil, rồi Ấn Độ và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đã lần lượt ký các thỏa thuận trao đổi thương mại song phương bằng các đồng nội tệ của họ

La Croix kết luận : "Về cơ bản, kêu gọi phi đô la hóa của BRICS trước hết nhằm đề xuất thoát khỏi mô hình phương Tây. Chiến lược này chủ yếu nhằm khẳng định tham vọng địa chính trị, xa hơn các vấn đề kinh tế".

Cũng trong hồ sơ thượng đỉnh BRICS, nhật báo La Croix có bài phỏng vấn giáo sư danh dự trường Khoa học Chính trị Paris (Sciences Po) Bertran Badie nhận định, các nước BRIC đang tìm cách tạo các điều kiện cho sự xuất hiện một trật tự quốc tế mà ở đó sự thống trị của phương Tây sẽ không còn đóng vai trò trung tâm nữa.

Để đạt được mục tiêu đó, một trong những điều kiện đó là nhóm nước này sẽ phải mở rộng các thành viên.  Đây cũng là một phần quan trọng của chương trình nghị sự tại thượng đỉnh lần này. Les Echos ghi nhận qua bài viết : "Các nước BRICS định mở cửa cho các quốc gia mới". Trên thực tế, từ khi Nam Phi gia nhập năm 2010, BRICS chưa đón nhận thêm thành viên mới nào, dù các nước dự các kỳ họp của nhóm vẫn tăng dần đều. Theo tổng thống Nam Phi, tại thượng đỉnh lần này có hơn  hai chục nước nộp đơn chính thức xin gia nhập tổ chức.  Các ứng viên thuộc các khu vực địa lý rất đa dạng, từ Châu Phi, Trung Đông, Châu Á và Châu Mỹ La tinh. Chuyên gia Pryal Singh, thuộc viện nghiên cứu an ninh (ISS) được Les Echos trích dẫn giải thích : "Từ khi Nga xâm lược Ukraine, tình hình địa chính trị thế giới rất căng thẳng, khiến các nước Nam bán cầu rất lo lắng, họ muốn phòng xa và họ chỉ có thể tìm được điều đó bằng cách hòa nhập vào một nhóm nước có trọng lượng và ảnh hưởng trên thế giới".

Liên quan đến thời sự Châu Á, trang quốc tế báo Le Monde có bài đáng chú ý mang tiêu đề : "Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa các đảo trên Biển Đông".

Thông tín viên của Le Monde tại Thượng Hải, trở lại các hành vi của Trung Quốc trong vùng Biển Đông để cho thấy nước này đang cố gắng mở rộng kiểm soát vùng biển chiến lược này của Châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Le Monde, Trung Quốc đang cắm chân từng bước trên Biển Đông. Theo các hình ảnh vệ tinh của công ty Mỹ Planet Labs, Bắc Kinh đã bắt đầu xây dựng các hạ tầng cơ sở trên một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa, (quần đảo của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm từ 1974). Ngoài một nhà máy xi măng, các hình ảnh cho thấy rõ giữa đảo là một đường băng. Theo Le Monde, việc xây dựng và quân sự hóa đảo trên Biển Đông của Trung Quốc đã bị phát hiện từ 2015 nhưng Bắc Kinh vẫn bí mật tiếp tục song song với các hành động công khai. Gần đây nhất là các hoạt động xây dựng tương tự trên đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam được phát lộ từ năm 2020. 

Bài viết ghi nhận, hiện tại Việt Nam không có phản ứng chính thức nào trước các hành động xác quyết chủ quyền kiểu như vậy của Trung Quốc tại Hoàng Sa hay Trường Sa. Hà Nội ở vào thế tế nhị, dù rất tha thiết gắn bó với chủ quyền lãnh thổ đất nước nhưng tiềm lực quân sự lại yếu kém hơn so với Bắc Kinh. Đặc biệt là kinh tế ngày càng bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam buộc phải theo đuổi chính sách ngoại giao thăng bằng.

Tờ báo nhận thấy trong khi Mỹ thất bại trong việc ngăn chặn hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc, chiến lược cậy sức mạnh của Bắc Kinh đã đẩy các quốc gia trong khu vực đến gần Washington hơn. Đó là trường hợp của Philippines dưới thời tổng thống Marcos Jr và gần đây, Hàn Quốc, Nhật Bản đã gác lại những khác biệt lịch sử để đến với nhau dưới sự bảo trợ của Washington với hy vọng đối phó với mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Theo báo chí Mỹ, ông Joe Biden hôm 08/08 thông báo sẽ"sớm" đến thăm Việt Nam và hy vọng nâng quan hệ hai nước lên thành đối tác chiến lược.

Các cường quốc chạy đua lên mặt trăng

Một thời sự khác cũng được báo Pháp quan tâm nhiều. Đó là việc tàu thăm dò Luna-25  của Nga đã bị vỡ tan khi hạ xuống Mặt trăng hôm Chủ nhật 20/08/2023, Đây là một thất bại lớn của Nga sau những nỗ lực trở lại chinh phục Mặt trăng sau 47 năm vắng bóng.

Nhật báo Le Figaro nhân sự kiện này đề cập đến "Cuộc chạy đua toàn cầu trong cuộc chinh phục Mặt trăng", tựa trang nhất của tờ báo. Tờ báo nhận thấy, hàng loạt các cường quốc giờ đều nhắm tới Mặt trăng. Mỹ và Trung Quốc đang lao vào cuộc chạy đua để đưa người lên Mặt trăng trước. 

Về sự kiện tàu Luna 25, tờ báo nhấn mạnh thất bại lần này của Nga có thể sẽ đè nặng lên các kế hoạch chinh phục Mặt trăng của Nga. Nên nhớ là trong những năm 1960-1970, chỉ có Liên Xô (chủ chốt là Nga) và Mỹ là hai cường quốc duy nhất có khả năng chinh phục vũ trụ. Gần đây, nhiều nước cũng có tham vọng trong lĩnh vực này như Ấn Độ, Nhật Bản, Israel... nhưng giờ đây Trung Quốc đã thay thế Nga trong lĩnh vực này. Trong tương lai, Mỹ và Trung Quốc sẽ trở thành hai siêu cường trong lĩnh vực không gian. Trung Quốc có một mục tiêu rất rõ ràng, đặt chân lên Mặt trăng vào năm 2029 nhân dịp kỉ niệm 80 năm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Kế hoạch đó rất có khả quan vì ba chương trình thăm dò lên Mặt trăng của Trung Quốc đều đã thành công.

Về phía Mỹ, sau thắng lợi trong cuộc đua lên mặt trăng năm 1969, Washington tiếp tục tham vọng của mình nhưng là cuộc đua với người khổng lồ Châu Á. Le Figaro nhận định trong bài viết có tựa đề : "Mỹ muốn đặt chân trở lại lên Mặt trăng trước Trung Quốc". Để đạt mục tiêu này, Washington phải tăng ngân sách cho NASA, khởi động một loạt dự án có sự tham gia của các công ty tư nhân. Cuộc chạy đua không gian mới này sẽ diễn trong hai năm tới với chương trình đưa lên Mặt trăng tàu Artémis 2 có người vào năm 2024 và tiếp đó sẽ là Artemis 3 và 4 để xây dựng một trạm nghiên cứu cố định ngay trên Mặt trăng. Dường như các dự án của Mỹ đang bị chậm lại.

Trong một bài viết khác Le Figaro ghi nhận, "Trung Quốc từng bước khẳng định như là cường quốc  không gian" với một loạt các chương trình tham vọng lớn. Le Figaro cho hay, năm 2022, một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ còn nhận định Trung Quốc có thể đuổi kịp Hoa Kỳ trong lĩnh vực không gian trước năm 2045. Như vậy, không gian đang trở thành đấu trường cạnh tranh mới giữa hai đối thủ lớn khác là Trung Quốc và Hoa Kỳ

Anh Vũ – Thanh Hiếu

Additional Info

  • Author Anh Vũ, Thanh Hiếu
Published in Quốc tế

Tng thng Nga Vladimir Putin mi đ ngh mt đng tin, cho c thế gii dùng làm ngoi t d tr, thay thế đô la M.

brics0

Bảng so sánh GDP của BRICS và G7

Ngân Hàng Trung Ương các nước thường gi mt s ngoi t đ phòng nga. H có th rút tin t qu d tr này ra, đi mua đng tin ca chính h, nếu cn bo v giá tr. Tt nhiên, khi đi mua h phi tr bng th tin nào ai cũng sn sàng nhn. M kim được mi người chung cho nên các quc gia thường gi trong qu d tr.

Tng thng Nga Vladimir Putin mi đ ngh mt đng tin, cho c thế gii dùng làm ngoi t d tr, thay thế đô la M. Đng tin này s được năm quc gia đng ra bo đm là Brazil, Russia, India, China, và South Africa, viết tt chung là BRICS. Chưa biết các nước khác có hưởng ng hay không, nhưng ông Tp Cn Bình có th sn sàng.

Ông Putin hăng hái mun tn công đô la M vì gn đây thy nhiu quc gia đã gim bt s m kim d tr, và mua thêm tin Trung Quc.

Theo cuc nghiên cu ca Ngân hàng UBS, năm nay Ngân Hàng Trung Ương các nước d đnh s gi 5.8% qu d tr bng đng nguyên ca Trung Quc, cao hơn t s 5.7% năm ngoái. Ngược li, m kim chiếm 69% tng s ngoi t d c thế gii tr vào năm ngoái ; năm nay đã gim xung ch còn 63%, vào tháng Sáu.

Ông Vladimir Putin mun đy đô la M xung na, đ tr đũa hành đng phong ta kinh tế Nga ca M và các nước Âu Châu, sau khi Nga tn công Ukraine. Mt mình Nga không đ sc, cho nên ông kêu gi c 5 nước trong BRICS cùng hp tác chng M.

Chính ph M có th s dng đô la như mt vũ khí ngoi giao vì đng tin M được hu hết các nước mua làm Ngoi t D tr. Công ty các nước mua bán vi nhau đã quen thanh toán bng đô la M, đng tin ca nn kinh tế ln nht. Gi đng đô la thì có th đu tư vào các th trường chng khoán lúc nào cũng có th mua hoc bán d dàng, nhanh chóng. Mun đem bán đô la ly tin ca bt c nước nào cũng được, không b chính ph M ngăn cm.

Vì vy, đô la M chiếm đa v ni bt trong thương mi thế gii. T chc SWIFT Thy Sĩ, nơi ghi chép các cuc thanh lý tin bc gia các nước, cho biết vào tháng Chín năm 2020, 41% các v mua bán quc tế đã dùng đô la M đ thanh toán, đng nguyên ca Trung Quc ch được dùng trong gn 2%.

Vladimir Putin càng cay đng khi Nga phi chu đòn cm vn tin t. Chính ph Biden bt các ngân hàng M không được trao đi đô la vi các ngân hàng và công ty Nga. Không nhn h gi tin mà cũng không bán đô la cho h. Nga s khó làm ăn vi thế gii bên ngoài, vì khp nơi người bán đu đòi đô la và người mua cũng tr bng đô la M qua tài khon ca h các ngân hàng M. Nếu các ngân hàng M t chi, thì phi đi tìm đường đi ngoi t khác, mt thi gi và tn kém hơn.

Tòa Bch c có th dùng các bin pháp kinh tế gây áp lc ngoi giao, nh mt đo lut năm 1977 cho phép. Chính ph M đã bao vây kinh tế Iran bng món đòn phong ta không cho dùng đô la ; đng thi trng pht c các công ty nước khác mua bán vi Iran. Các công ty Trung Quc như du khí Chu Hi, công ty đin t, sn xut đin thoi Huawei đã b M cm vn ch vì làm ăn vi Iran.

Bây gi, kinh tế Nga đang b M phong ta, các công ty Trung Quc mua bán vi Nga, không theo lnh phong ta ca M, cũng s b trng pht.

Trung Quc mua bán vi c thế gii, chc chn phi dùng đô la M. Trung Quc đang nhp cng 70% s du la và mt na s khí đt cn dùng. Hu hết các nước xut cng du, khí đu mun được thanh toán bng m kim. Mt s như Iran và Saudi, có th cho tr bng đng nguyên ca Trung Quc, nhưng ch mt phn, đáng k. Nếu M dùng th vũ khí đang đánh Nga áp dng cho các công ty và ngân hàng Trung Quc thì hu qu rt tai hi.

Nước M mnh hơn nhiu nh đa v "bá ch" ca đng đô la. Khi Ngân Hàng Trung Ương M tăng lãi sut đ chng lm phát, khp nơi phi tăng theo. Chính ph M dùng đô la đ làm áp lc vi tt c các x khác.

Mun đ phòng có ngày b M phong ta, Tp Cn Bình sn sàng liên kết vi Vladimir Putin, sau khi hai người đã cam kết mt tình "hu ngh vô gii hn", trước Thế Vn Hi mùa Đông Bc Kinh. Khi Putin đánh Ukraine, Tp Cn Bình vn tiếp tc "Đâm lao phi theo lao" đ gi th din vi thế gii và hơn mt t dân Trung Hoa lc đa. C hai người đu thm mun tiến lên lt đ ngôi v ca đô la M trong giao thương quc tế.

Nhưng Putin và Tp Cn Bình có th dùng sc mnh kinh tế ca 5 nước trong khi BRICS tiến lên trut phế đng đô la M hay không ?

Rt khó. Trong năm nước đó, bn nước theo chính sách hn chế vic mua bán đng tin ca chính h. Nhng người bán hàng ri nhn đng nguyên ca Trung Cng hay đng rupee ca n Đ, nếu mun đem đi mt s ln qua đô la M, phi ch được chính ph các nước này cho phép.

Năm 2016, Trung Cng đã n đnh giá c đng nguyên, da trên mt "cái gi" gm tin t nhiu nước (a basket of currencies), trong cái gi đó đô la M chiếm nhiu nht. Bc Kinh đã tìm cách lp mt qu d tr đng nguyên, nhưng không được ng h rng rãi. Qu d tr này gom tin ca sáu nước, trong đó có Trung Cng, Hng Kông, Singapore ; mi nước góp vn tương đương vi $2.2 t đô la. Chưa biết qu này s thay đi được đa v các th tin đó ra sao, ngoài các trao đi gia các nước này. Trong th trường mua bán ngoi t, hin nay 88% các v trao đi dùng đô la M, ch có 4.3% là mua hay bán đng nguyên. Đng nguyên đng hàng th tám, sau đng franc ca Thy Sĩ.

Ông Putin biết rng my năm gn đây, ngân hàng trung ương các nước đã bt mua m kim v làm d tr. H chuyn qua dùng thêm các ngoi t khác, như tin Thy Đin, Australia, Nam Hàn. Nhưng đng nguyên ch chiếm được mt phn tư trong s tin vào thay thế ch ca m kim.

Đng nguyên hin đang chiếm 2.9% tng s ngoi t d tr ca các nước trên thế gii. Nếu các ông Putin và Tp Cn Bình mun lt đ đa v đc tôn ca đng đô la M, chc h s phi ch mươi năm, có th ch vài chc năm na. Nhưng kinh tế nước Nga đang xung dc ; kinh tế Trung Quc đã bt đu gim tc đ tăng trưởng và đang gp nhiu khó khăn vì chính sách chng bnh dch quá cng rn ca đng Cng sn. Chưa hết, các nước M, Âu Châu, Nht Bn, Nam Hàn, Australia đu thy liên minh gia Putin và Tp Cn Bình đang đe da c thế gii. H s cùng tìm cách ngăn cn, t an ninh, quc phòng cho ti kinh tế.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 07/07/2022

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn
mardi, 05 septembre 2017 20:01

Trung Quốc và Nhóm BRICS

Hôm Chủ Nhật mùng ba, Chủ tịch Tập Cận Bình khai mạc thượng đỉnh của nhóm BRICS với tư thế lãnh đạo năm quốc gia có nền kinh tế mới nổi của thế giới, nhưng thời sự thực tế lại cho thấy vài sự thật khác về nhóm quốc gia này. Tiết mục Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu tại sao….

brics1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đối thoại những nước có nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển bên lề Thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn, Trung Quốc hôm 5/9/2017 - AFP

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hôm Chủ Nhật mùng ba vừa qua, nhóm BRICS gồm năm nền kinh tế mới nổi đã có thượng đỉnh thứ chín tại Trung Quốc dưới sự chủ tọa long trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhưng tình hình thế giới lại có nhiều biến động, kể cả vụ khủng hoảng vì Bắc Hàn, khiến ít ai chú ý đến sự kiện đó. Tiết mục Diễn đàn Kinh tế xin đề nghị ông tổng hợp lại một số dữ kiện về nhóm quốc gia nói trên cho thính giả của chúng ta.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi thiển nghĩ Chủ tịch Tập Cận Bình hiện là người bất bình nhất !

Năm nay nhóm BRICS tổ chức thượng đỉnh tại thành phố Hạ Môn của Phúc Kiến là nơi mà Tập Cận Bình từng là Ủy viên Thường vụ Thành ủy và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố hơn 30 năm trước, rồi lên dần tới vị trí lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc như hiện nay. Chủ trì một hội nghị quốc tế với tâm trí chuẩn bị cho Đại hội khóa 19 của đảng vào ngày 18 tháng tới, ông ta có thể nghĩ đến sự vinh quang của đảng và sự nghiệp của bản thân sau năm năm lãnh đạo từ Đại hội 18 vào cuối năm 2012. Khốn nỗi thực tế lại cứng đầu hơn ước mơ viển vông, như ta đã thấy qua việc Bắc Hàn thử nghiệm võ khí hạch tâm loại mạnh nhất từ xưa đến nay, và làm đảo lộn nghị trình của nhóm khiến họ phải nhắc tới trong tuyên bố chung. Thật ra cả ước mơ về sức mạnh kinh tế của nhóm BRICS cũng là chuyện viển vông !

Nguyên Lam : Chúng ta khởi đi từ đó, thưa ông nhóm BRICS là gì mà ông gọi là viển vông ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Có thời gian nhìn lại thì ta thấy các nước bị uống nước đường mà say !

Số là vào năm 2001 có ông Jim O’Neill là nhân viên người Anh của tập đoàn đầu tư Goldman Sachs tại Hoa Kỳ, tiên báo rằng mươi năm tới bốn nền kinh tế trong các nước loại tân hưng hay đang lên sẽ là đầu máy tăng trưởng của các nước. Bốn nền kinh tế đó là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, viết tắt theo Anh ngữ là BRIC. Sau đấy, bốn nước tưởng thật và muốn liên kết với nhau nên từ năm 2009 thì họp thượng đỉnh, qua năm sau thì mời Cộng hòa Nam Phi tham dự, cho nên nhóm BRICS ra đời và tuần qua có thượng đỉnh thứ chín tại Trung Quốc.

Một cách phũ phàng, tôi trộm nghĩ tập đoàn Goldman Sachs muốn quảng cáo cho việc đầu tư vào các nền kinh tế đang lên mà các nước này lại tưởng rằng họ sẽ trở thành một nhóm đầy thế lực khi nội tình lại có quá nhiều khác biệt khó dung hòa. Thật ra bốn nước kia đều muốn buôn bán với Trung Quốc mà ít buôn bán với nhau và khó đưa ra quan điểm thống nhất khả dĩ thay thế vai trò đầu máy về tư tưởng và sức mạnh của các nền kinh tế công nghiệp hóa.

Nguyên Lam : Ông có thể giải thích thêm về nhận xét bi quan này không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nhìn trong dài hạn, mọi nền kinh tế vừa chuyển hướng đều tăng trưởng cao trong vài thập niên đầu, nhưng mà tăng trưởng chưa là phát triển hay sức mạnh bền vững về tài sản. Quả nhiên là từ hai năm nay, ba nền kinh tế của nhóm BRICS bị suy trầm, suy thoái, thậm chí khủng hoảng. Đó là Brazil, Liên bang Nga và Nam Phi. Còn lại, hai nước đông dân nhất Châu Á của nhóm BRICS thì vẫn đầy mâu thuẫn sâu sắc, thậm chí đụng độ quân sự dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn vào tháng trước, đó là Trung Quốc và Ấn Độ.

Sự thật thì cả nhóm đều đề cao quy luật thị trường mà bên trong vẫn duy trì chế độ bảo hộ mậu dịch để bảo vệ một số khu vực trọng yếu của họ chứ chưa xây dựng nổi cơ chế thống nhất cho một thị trường chung. Mặc cảm hay ác cảm của cả nhóm với Hoa Kỳ hay khối dân chủ Tây phương chưa là chất keo sơn gắn bó với nhau. Thứ nữa, nếu muốn là đầu máy kinh tế và có ảnh hưởng trong luồng giao dịch của thế giới thì đồng bạc của họ phải là ngoại tệ được các nước sử dụng một cách phổ biến, như đồng Mỹ kim, Euro hay đồng Yen Nhật, là điều chưa thể có, kể cả với đồng Nguyên của Trung Quốc. Tại thượng đỉnh của nhóm BRICS vừa rồi, khi Tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga kêu gọi các nước trao đổi với nhau mà không sử dụng Mỹ kim thì ta thấy ngay sự viển vông đó. Người ta dùng một đồng bạc vì sự tiện dụng, mức an toàn khi dự trữ tài sản và vì khả năng giao hoán rộng rãi, không vì loại phản ứng duy ý chí của quốc gia phát hành.

Nguyên Lam : Trở lại vai trò trọng yếu của Trung Quốc trong nhóm BRICS, ông nhận xét ra sao ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa :  Rốt cuộc, khái niệm BRICS chỉ cho Bắc Kinh diễn đàn và bệ phóng để tung ra vài sáng kiến phát huy ảnh hưởng, như Con Đường Tơ Lụa Nhất Đới Nhất Lộ hay Tân Ngân hàng Phát triển, New Development Bank, với tham vọng thay thế Ngân hàng Thế giới. Có lẽ vì vậy, từ Tháng Ba rồi, Bắc Kinh còn muổn mổ rộng nhóm BRICS để mời thêm nhiều nước khác tham dự, như Thái Lan, Mexico hay Ai Cập v.v…. Nhìn từ quan điểm chiến lược, Trung Quốc đang nuôi tham vọng lãnh đạo một trật tự mới của thế giới như một đối thủ của Hoa Kỳ và Chủ tịch Tập Cận Bình còn đề cao tự do mậu dịch và chủ trương toàn cầu hóa, trái ngược với lập trường hiện hành của Chính quyền Donald Trump là coi quyền lợi của Mỹ là trên hết sau khi triệt thoái khỏi Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Thành phốP.

Nhưng đấy chỉ là việc chiêu dụ và rao bán mà thôi. Thứ nhất, so sánh với những hứa hẹn hay cam kết từ năm ngoái thì đóng góp tiền bạc của Bắc Kinh cho các sáng kiến quy mô đó vẫn còn quá ít và gây thất vọng cho các nước đang cần đầu tư nước ngoài, điển hình trường hợp Brazil chưa ra khỏi khủng hoảng khi hai Tổng thống tiền nhiệm bị truy tố vì tham nhũng. Thứ hai là vụ Bắc Hàn tiếp tục hung hăng khiêu khích mà Bắc Kinh không kiềm chế nổi. Thứ ba, ngay trong nhóm BRICS, một đối thủ của Trung Quốc là Ấn Độ lại đang củng cố quan hệ với Nhật Bản và dự tính xây dựng một "Hành Lang Tự Do" nhắm vào Châu Phi với tư bản và kỹ thuật của Nhật và quan hệ kinh tế của Ấn Độ trong khu vực. Tháng Chín này, hai nước sẽ khai triển sáng kiến đó và sự bành trướng của Bắc Kinh ngoài Đông Hải rồi sự hung hăng của Bắc Hàn càng thúc đẩy sự hợp tác ấy, mà Bắc Kinh chẳng thể nào đẩy Ấn Độ ra khỏi nhóm BRICS !

Nguyên Lam : Khi nhìn vấn đề trên toàn cảnh như vậy, có lẽ thính giả của chúng ta cũng thấy rằng quan hệ giữa các nước không chỉ có yếu tố kinh tế mà còn bao gồm cả khía cạnh an ninh vì hành lang kinh tế mà Nhật Bản và Ấn Độ mong muốn thực hiện cũng mặc nhiên giảm tầm ảnh hưởng của Con Đường Tơ Lụa mà Trung Quốc đang muốn thực hiện. Thưa ông Nghĩa, kết luận ở đây là gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Các nước đang phát triển đã hão huyền tin vào khẩu hiệu viển vông mà không tự cải cách từ bên trong cho người dân của mình. Khi thấy thiên hạ vẽ ra nhãn hiệu dán lên một chai rỗng thì chui đầu vào chai. Vào trong rồi họ mới thấy quá nhiều khác biệt nên không thể sống chung, rồi mới bắt đầu lục đục. Với sản lượng kinh tế hạng nhì thế giới, Trung Quốc có thể dùng nhãn hiệu BRICS để tuyên truyền cho thế lực của mình qua một số sáng kiến huê dạng hào nhoáng. Nhưng màn tuyên truyền ấy lại gây nghi ngại cho nước khác. Vào đúng ngày khai mạc thượng đỉnh BRICS tại Hạ Môn thì Bắc Hàn lại gây rối với việc thử bom khinh khí và di chuyển hỏa tiễn liên lục địa khiến an ninh lại trở thành một ưu tiên cho các nước. Người ta có thể chơi chữ mà gọi nhóm BRICS là một đống gạch, nhưng lại thiếu xi măng và bị trái bom của Bắc Hàn thổi vào cõi ảo !

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích đầy tính châm biếm kỳ này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 05/09/2017

Published in Diễn đàn

Đóng góp khiêm tốn của Trung Quốc (RFI, 04/09/2017)

Khai mạc thượng đỉnh nhóm 5 nền kinh tế đang trỗi dậy tại Hạ Môn (Xiamen), chủ tịch Trung Quốc kêu gọi đẩy mạnh tự do mậu dịch và thông báo đầu tư thêm 80 triệu đô la cho các chương trình hợp tác của nhóm BRICS. Giới quan sát coi đây là một sự đóng góp quá nhỏ so với kế hoạch Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21.

brics1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại buổi khai mạc thượng đỉnh BRICS, ngày 3/9/2017 - © Reuters

Theo hãng tin Reuters, trong ngày làm việc chính thức đầu tiên 04/09/2017 tại Hạ Môn với nguyên thủ bốn nước còn lại gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi, chủ tịch Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh đóng góp 500 triệu nhân dân tệ, tương đương với 76,4 triệu đô la vào kế hoạch hợp tác kinh tế và kỹ thuật của khối BRICS. Ngoài ra Trung Quốc sẽ tài trợ 4 triệu đô la cho dự án thành lập Ngân Hàng Phát Triển Mới (NDB).

Khoản đầu tư trên 80 triệu đô la này, không thấm vào đâu so với con số 124 tỷ đô la đã được lãnh đạo Trung Quốc thông báo hồi tháng 5/2017, nhân thượng đỉnh Bắc Kinh, quy tụ 29 nước tham gia sáng kiến "Một Vành Đai, Một Con Đường".

Trong diễn văn gần 45 phút ngày hôm qua 03/09/2017, ông Tập Cận Bình một lần nữa kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh tự do mậu dịch. Bắc Kinh quan niệm, một nền kinh tế mở rộng là chìa khóa đem lại thịnh vượng chung. Trung Quốc đưa ra lập trường như trên vào lúc tại Mỹ đang xét lại các thỏa thuận tự do mậu dịch với các đối tác thương mại chính. Tổng thống Trump đắc cử với khẩu hiệu "America First" và Nhà Trắng thiên về một chính sách bảo hộ.

Trong cương vị chủ nhà, lãnh đạo Trung Quốc có ý định mở rộng nhóm BRICS đến nhiều nền kinh tế đang trỗi dậy khác. Thái Lan, Mexico, Ai Cập… được mời đến Hạ Môn với tư cách quan sát viên. Trong lúc tổng thống Trump đòi xét lại thỏa thuận tự do mậu dịch NAFTA với hai đối tác Bắc Mỹ là Canada và Mexico, ông Tập Cận Bình tiếp đón trọng thể tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto với hai hồ sơ chính là thương mại và đầu tư.

Thanh Hà

**********************

Thượng đỉnh BRICS khai mạc trong bầu không khí ảm đạm (RFI, 03/09/2017)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 03/09/2017 khai mạc thượng đỉnh nhóm BRICS tại Hạ Môn, Trung Quốc. Cuộc họp quy tụ lãnh đạo năm nền kinh tế mới trỗi dậy, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil và Nam Phi, kéo dài đến ngày 05/09. Thượng đỉnh lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạm.

brics2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai mạc thượng đỉnh BRICS, Hạ Môn (Xiamen), ngày 03/09/2017 - Reuters

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt tường thuật :

"Chỉ còn có 7 tuần nữa là diễn ra đại hội Đảng quan trọng để có được một nhiệm kỳ mới, Tập Cận Bình sẽ không để vuột mất niềm vui đảm nhiệm thêm một chức danh mới ưa thích : đó là nghiễm nhiên trở thành chủ nhân một nước Trung Quốc hùng mạnh, tông đồ của toàn cầu hóa.

Lãnh đạo 5 nước họp tại Hạ Môn đại diện cho 40% dân số toàn cầu và chiếm đến 50% tăng trưởng thế giới, với hai đầu tàu là Ấn Độ và Trung Quốc.

Và cũng vì thế mà mọi cặp mắt giờ đây sẽ đổ dồn về hai nguyên thủ đó. Liệu rằng thủ tướng Ấn Độ Modi và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có sẵn sàng chấm dứt cuộc xung đột biên giới đã đầu độc quan hệ song phương trong hai tháng vừa qua ?

Một câu hỏi khác : Năm nước này sẽ thông qua những biện pháp nào để tái thúc đẩy nền kinh tế của mình ? Brazil vô vọng tìm kiếm các nhà đầu tư, Nam Phi đang bị suy thoái, Nga hụt hơi vì lệnh cấm vận của quốc tế, trong khi mà cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc cũng không có được tăng trưởng ngoạn mục.

Do đó, thượng đỉnh tại Hạ Môn lần này phải mở ra những hướng phát triển mới, nhất là cho các doanh nghiệp của Trung Quốc".

RFI tiếng Việt 

Published in Quốc tế