Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN vẫn còn nhiều trở ngại lớn

RFA, 07/02/2024

Giới chuyên gia nêu ra những trở ngại lớn đối với khả năng có thể đúc kết bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và khối nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong thời gian sớm nhất.

coc1

Tàu chiến của Nhật Bản đi cạnh tàu chiến của Philippines tại một cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông hôm 12/5/2015 - Reuters

Một số trở ngại cho tiến trình này được nêu rõ. Trước hết, phía Trung Quốc đưa ra một số điều khoản trong văn bản đàm phán ngăn chặn điều mà Bắc Kinh gọi là "sự can thiệp từ bên ngoài".

Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc Phòng Australia, được dẫn lời về văn bản đàm phán với yêu cầu của Trung Quốc là "các bên không được tập trận chung với các nước bên ngoài khu vực ; trừ khi các bên liên quan có thông báo trước và không có phản đối nào".

Điều này có nghĩa không cho phép các cuộc diễn tập quân sự, cả song phương và đa phương, giữa các nước ASEAN với Hoa Kỳ, Nhật Bản và những nước khác trong khu vực, trừ khi Bắc Kinh không phản đối.

Việt Nam được cho biết phản đối điều khoản này và đưa ra quy định khác đó là chỉ thông báo các cuộc diễn tập quân sự mà thôi. Việc thông báo diễn ra 60 ngày trước khi diễn tập.

Ông Nguyễn Hùng Sơn, phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, cho rằng các nước ASEAN sẽ không bao giờ đồng ý với điều khoản đó.

Một trở ngại lớn khác được cho biết là hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên ở khu vực biển tranh chấp.

Trung Quốc cũng đề xuất chỉ để các nước trong khu vực tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển tranh chấp thông qua hợp tác, phối hợp ; không được hợp tác thăm dò, khai thác với các công ty của các nước ngoài khu vực.

Malaysia phản đối đề nghị này cho rằng COC không thể tác động đến quyền và nghĩa vụ của các bên theo luật pháp quốc tế ; trong đó có quyền và khả năng tiến hành hoạt động với nước khác hay tổ chức tư nhân khác mà họ muốn.

Hai trở ngại vừa nêu được nói đã đủ để chứng tỏ thực tế khó khăn không thể giải quyết để đi đến thống nhất COC giữa Trung Quốc và ASEAN.

Nguồn : RFA, 07/02/2024

*****************************

Hà Nội kêu gọi Canberra tiếp tục hỗ trợ vai trò của Việt Nam trong ASEAN và lập trường về Biển Đông

RFA, 07/02/2024

Trưởng phái đoàn Việt Nam tham dự diễn đàn ASEAN-Australia lần thứ 36 tại Melbourne diễn ra vào ngày 6/2, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, kêu gọi Australia tiếp tục hỗ trợ vai trò trung tâm của khối ASEAN và lập trường về Biển Đông.

coc2

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam phát biểu tại diễn đàn ASEAN-Australia lần thứ 36 tại Melbourne hôm 6/2/2024 - TTXVN

Thông tấn xã Việt Nam loan tin ngày 7/2. Theo đó, phái đoàn Việt Nam và Australia tại diễn đàn bày tỏ quan ngại về căng thẳng leo thang tại Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng về sự hợp tác chung để duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực.

Vào dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đưa ra yêu cầu Australia tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của khối ASEAN trong khu vực, cũng như lập trường của khối này đối với vấn đề Biển Đông, với nỗ lực thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và xây dựng ngay Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC) thực chất theo luật pháp quốc tế.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như trọn Biển Đông trong đường đứt khúc mà Bắc Kinh tự vạch ra. Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA) tuyên bố đường đó không có giá trị cả về pháp lý và lịch sử. Trung Quốc không thừa nhận phán quyết của PCA và ngày càng hung hăng, quyết đoán trong ý muốn thống lĩnh vùng biển có tuyến đường hàng hải quan trọng và giàu tài nguyên thiên nhiên này.

Nguồn : RFA, 07/02/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Châu Á

Trong một hội thảo trực tuyến mới đây do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Philippines tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn - Viện trưởng Viện biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam cho biết vì lý do Đại dịch Covid-19, nên tiến trình đối thoại giữa Trung Quốc và ASEAN cho việc tìm kiếm một Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (Viết tắt là COC) đang bị ngưng trệ.

coc1

Hình chụp hôm 2/1/2017 : máy bay J-15 của Trung Quốc cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh trong cuộc tập trận ở Biển Đông/AFP - Hình minh họa

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, các quốc gia tập trung nguồn lực đối phó đã tạo ra bối cảnh thuận lợi cho Bắc Kinh thúc đẩy tham vọng của mình. Trong khi Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự hung hăng cho tham vọng độc chiếm Biển Đông, các nước láng giềng ASEAN có nguy cơ mất cả các quyền chủ quyền lẫn chủ quyền quốc gia. Hành vi hung hăng ở Biển Đông là một phần trong trò chơi dài hơi nhằm kiểm soát tất cả những gì Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Nằm ở phía Nam của Biển Đông, với tầm quan trọng chiến lược cùng ngư trường phong phú, quần đảo Trường Sa là "tài sản" mơ ước và trở thành đối tượng tranh chấp của một số quốc gia trong khu vực. Xa hơn về phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa giàu tiềm năng hải sản và trữ lượng dầu khí lớn. Trong khi Việt Nam khẳng định chủ quyền thì Trung Quốc ngang nhiên chiếm quyền sở hữu và quân sự hóa toàn bộ Hoàng Sa và một phần của Trường Sa.

Các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, kiên trì phản đối việc Trung Quốc "thuộc địa hóa" các quần đảo này suốt thời gian dài. Tuy nhiên, dường như Trung Quốc cố tình phớt lờ trước làn sóng phản đối từ các nước láng giềng, tiếp tục sử dụng các chiến thuật bắt nạt khi gần đây ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông trong 4 tháng. Bất chấp Trung Quốc che giấu mục đích của động thái này với lý do "bảo vệ" nguồn cá, nhưng như quan điểm của Việt Nam và Philippines, bản chất của hành vi này là cách Trung Quốc khẳng định quyền lực và kiểm soát khu vực.

Ngư dân Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ quyết định của Trung Quốc. Bắc Kinh đáp trả khi tuyên bố ngư dân Việt Nam không có quyền đánh bắt cá ở Biển Đông - động thái cho thấy thái độ kiêu ngạo, hung hăng của Trung Quốc. Ngư dân Việt Nam và Philippines kêu gọi chính phủ hai nước chống lại Trung Quốc. Philippines hiện đang giữ vai trò điều phối quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Tuy nhiên, với thực tế Philippines đang vay lượng vốn khổng lồ của Trung Quốc trong khuôn khổ Sáng kiến "Vành đai và Con đường", cho nên chính phủ của Tổng thống Rodrigo Duterte thậm chí không có bất kỳ một "lời xì xào" về vấn đề này.

Cho đến nay, chỉ có Mỹ mạnh mẽ chỉ trích hành động của Trung Quốc cũng như có hành động thực tế. Trung Quốc tham vọng thống trị cả về kinh tế và lãnh thổ bằng phương thức lén lút, đe dọa và bắt nạt mà không phải là chiến tranh. Bắc Kinh không sợ bất kỳ quốc gia nào, ngay cả Mỹ. Ngay cả các nước phương Tây cũng phản ứng một cách yếu ớt đối với tham vọng đế quốc của Trung Quốc, ai có thể cáo buộc Bắc Kinh ?

Tháng 8/2019, Anh, Đức và Pháp đã ra tuyên bố chung, lên án mạnh mẽ tham vọng thực dân của Trung Quốc trên biển và kêu gọi các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc tăng cường hợp tác. Cho đến nay, Trung Quốc đã phớt lờ chỉ trích của nhóm này và tiếp tục cuộc chơi tại Biển Đông theo cách của mình.

coc2

Hình chụp hôm 5/5/2016 : hạm đội Biển Nam Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa/AFP - Ảnh minh họa

Trung Quốc "phớt lờ" chủ nghĩa thực dân mang tính phá hủy của mình do nhiều quốc gia tham gia "Sáng kiến Vành đai và Con đường" rơi vào tình cảnh mắc nợ về kinh tế. Chính nền kinh tế suy yếu đã khiến các nước này phải im lặng. Các nước phương Tây bỏ qua việc Trung Quốc chiếm đóng lâu dài ở Tây Tạng trong nhiều thập kỷ qua là một minh chứng cảnh báo thực tế những chính phủ này đã từ bỏ câu chuyện chính trị của Trung Quốc.

Ở Đông Nam Á lục địa, ngày càng có nhiều người e sợ các hoạt động của Trung Quốc trên sông Mekong. Trung Quốc đã xây 11 con đập dọc theo con sông này và có kế hoạch xây thêm 8 con đập khác, gây cảm giác bất an về mức tưới tiêu và sản lượng lúa gạo tại các khu vực canh tác màu mỡ ở hạ nguồn các con đập.

Xa hơn nữa, hoạt động tăng cường của Hải quân Trung Quốc gần Đài Loan và việc Trung Quốc vây bắt các nhà hoạt động dân chủ Hong Kong gần đây đang làm dấy lên sự lo ngại trên khắp Đông Nam Á rằng Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch để phô trương sức mạnh trong khi các nước còn lại trên thế giới dồn hết tâm trí vào vấn đề trong nước. Khi những nhận thức này dần định hình, các nước Đông Nam Á sẽ tìm cách gia tăng phí tổn cho sự bành trướng của Trung Quốc, trong đó có việc cố gắng thúc đẩy hơn nữa sự can dự của Mỹ trong khu vực cả về kinh tế lẫn quân sự.

Trung Quốc đã bắt đầu một giai đoạn mới của chiến dịch xâm lược nhằm kiểm soát Biển Đông. Mục tiêu của cường quốc kinh tế số hai thế giới lần này chính là ngăn cản và gây áp lực lên các cuộc đàm phán về COC đang diễn ra giữa Trung Quốc với 10 quốc gia ASEAN. Kết quả của các cuộc đàm phán này có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc tế tại khu vực Biển Đông trong nhiều thập kỷ tới. Bắc Kinh mưu toan nỗ lực khẳng định quyền kiểm soát vùng biển chiến lược này để giành được lợi thế trước ASEAN, tạo đòn trong các cuộc đàm phán quan trọng.

Trung Quốc đã để lộ rõ bản chất cốt lõi mưu toan này : Khẳng định "đường 9 đoạn" trong tưởng tượng và việc xây dựng các cấu trúc đảo nhân tạo. Chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế chi phối hành xử ở Biển Đông đang bị đe dọa. Nếu Washington chủ động tác động đến nội dung cuối cùng của COC, động thái này có thể giúp đưa đến một thỏa thuận được ủng hộ.

Một trong những điểm mấu chốt trong các cuộc đàm phán là phạm vi địa lý của COC. Dự thảo COC hiện tại không đề cập đến phạm vi mà nó sẽ áp dụng. Văn bản này chỉ tuyên bố rằng COC không phải là một công cụ để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và các bên không được can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

Bằng cách thiết lập sự kiểm soát về hành chính và pháp lý đối với hầu hết Biển Đông, Bắc Kinh có thể tham gia các cuộc đàm phán với tư thế chủ động và có quyền lực trên thực địa. Đảng cộng sản Trung Quốc có thể tuyên bố vùng biển, các thực thể và các đảo do nước này quản lý nằm dưới sự kiểm soát chỉ của nước này và không có tranh chấp. Điều này giảm thiểu phạm vi áp dụng của COC và cho phép Bắc Kinh điều chỉnh bản quy tắc này trước khi được hoàn tất.

Quan điểm chính thức của Washington là muốn có bản COC có ý nghĩa và hiệu quả, có thể bảo vệ quyền của các bên thứ ba và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Việc Mỹ nhấn mạnh lập trường trong các cuộc họp chính thức với giới lãnh đạo ASEAN và khuyến khích các đối tác xem xét cẩn thận ngôn ngữ của COC thể hiện sự ủng hộ của Washington về một bản quy tắc ủng hộ lợi ích quốc gia của Mỹ tại Biển Đông. Việc Mỹ coi trọng vấn đề này về mặt ngoại giao cũng gián tiếp tiếp thêm sức mạnh cho các nước ASEAN trước sự chèn ép từ Bắc Kinh trong dự thảo đàm phán.

Cho đến nay, nhiều quốc gia ASEAN đã tỏ ý tôn trọng và viện dẫn Phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài trong Vụ Philippines kiện Trung Quốc. Trong số đó có Indonesia, Malaysia, Singapore, Việt Nam. Đặc biệt trong Công hàm gửi lên Liên Hợp Quốc của Philippines cũng viện dẫn Phán quyết này. Điều này cho thấy những triển vọng trong việc có thể đưa nội dung Phán quyết 2016 vào trong Dự thảo COC.

Một số báo chí nước ngoài cho biết, Việt Nam đang xem xét đệ trình yêu cầu làm rõ các quyền của mình theo Phụ lục VII của UNCLOS tương tự như vụ kiện của Philippines năm 2013 đối với Trung Quốc. Các văn bản đàm phán cho thấy COC đảm bảo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia theo luật pháp quốc tế. Điều này khẳng định tầm quan trọng của động thái pháp lý từ Hà Nội. Chính vì vậy, Washington cần hỗ trợ về mặt pháp lý cho Hà Nội trong vấn đề này.

Nếu Washington ủng hộ Hà Nội, điều này có thể ảnh hưởng đến các điều khoản của thỏa thuận COC. Washington nên hỗ trợ khía cạnh chuyên môn về pháp lý cũng như tìm kiếm trong kho lưu trữ của mình các tài liệu có thể giúp củng cố cơ sở pháp lý của Hà Nội.

Ngoài ra, Washington cần tăng cường thể hiện và thực thi các cam kết đối với khu vực. Những động thái này sẽ đẩy mạnh quyết tâm ASEAN đấu tranh với sự chèn ép của Trung Quốc trong đàm phán COC.

Nguyễn Thảo Như

Nguồn : RFA, 16/05/2020

Additional Info

  • Author Nguyễn Thảo Như
Published in Diễn đàn

Một b quy tc ng x nhm ngăn nga nhng hành đng không c ý trên Bin Đông, có phn chc s né tránh nhng quan ngi có th xúc phm Trung Quc, nước ln nhất đòi ch quyn Bin Đông, theo các nhà phân tích.

coc1

Tàu Trung Quốc trên vùng bin đang trong vòng tranh chp Bin Đông, ngày 21/4/ 2017. Ảnh  Reuters/Erik De Castro.

Tại các hi ngh thượng đnh Manila trong tháng này, Trung Quc và 10 nước Đông Nam Á đng ý khi s đàm phán v mt b quy tc ng x trên Bin Đông, vùng bin giàu tài nguyên, nơi sáu quc gia tuyên bố ch quyn chng chéo.

Bắc Kinh đòi ch quyn trên khong 90% vùng bin tri dài t b bin phía Nam Trung Quc ti đo Borneo. T năm 2010 ti nay, vi các công trình xây đo nhân to có kh năng đón máy bay chiến đu và thiết đt h thng radar, Bc Kinh đã gây lo ngại cho các nước tranh giành ch quyn khác, trong đó có Đài Loan và 4 nước Đông Nam Á, k c Vit Nam.

Các nước có ch quyn chng chéo vi Trung Quc đánh giá cao đu tư và h tr phát trin t nn kinh tế Trung Quc tr giá 11,2 nghìn tỷ đô la, khiến các nước này khó lên tiếng ch trích hoc chng li s quyết đoán ca Trung Quc.

Ông Jay Batongbacal, giám đốc Vin Nghiên cu Hàng hi và Lut bin ca Đi hc Philippines, nhn đnh :

"Cuộc tho lun v mt b quy tc ng x nên xoay quanh vấn đ cơ bn, là phòng nga và qun lý khng hong. Tôi không nghĩ cuc tho lun s bao gm nhng chi tiết c th".

Tại Hi ngh cp cao ASEAN, các nhà lãnh đo ca 10 nước Đông Nam Á và Trung Quc đng ý khi đng quá trình đàm phán đ xây dng B Quy tc ng x trên vùng bin rng 3,5 triu cây s vuông Bin Đông.

Ý tưởng này được xúc tiến sau hơn mt năm xây dng nim tin và thin chí gia ASEAN và Trung Quc, bao gm nhng cam kết ca Trung Quc vin tr cho Philippines, và đào sâu hp tác kinh tế vi các nước Đông Nam Á.

Theo giới phân tích, Trung Quc kỳ vng s không có bên nào thách thc tuyên b ch quyn ca h. Giáo sư Oh Ei Sun, ging dy môn nghiên cu quc tế ti trường Đi hc Nanyang, nhn đnh, các nhà thương thuyết s đm bo tài liu này trên thực tế, s "không có h qu nào liên quan ti nhng nghi vn v vn đ ch quyn".

Ông Sun nói những "chuyên gia" t nhiu quc gia đang c gng nhìn vn đ t nhiu góc đ khác nhau, đ bo đm không có điu gì bt li cho h",

Các nước tranh giành chủ quyn Bin Đông mun b Quy tắc ứng xử trên bin giúp ngăn tránh nhng v xung đt có th xy ra gia hơn 1 triu tàu đánh cá, tàu tun tra và tàu hi quân qua li trên Bin Đông.

Việt Nam và Trung Quc đã chm trán ít nht ba ln. Nhiu thy th đã thiệt mng trong các v đng đ hi quân xy ra vào năm 1974 và 1988. Vic Trung Quc kéo mt giàn khoan du nước sâu vào vùng bin trong vòng tranh chp đã đưa đến s c đâm chìm tàu vào năm 2014.

Ông Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu v an ninh hàng hi ti Đi hc Công ngh Nanyang, Singapore, nói rng b quy tc mi có l s duy trì mt s điu khon hin hu, không có tính ràng buc pháp lý, đã được tha thun t trước.

Ông Koh nói Bộ Quy tắc ứng xử trên bin mi có th mượn ngôn ng trong Tuyên b về cách ng x ca các bên Bin Đông gia Trung Quc và các nước Đông Nam Á năm 2002. Tuyên b kêu gi gii quyết hòa bình các cuc tranh chp, thông báo trước các cuc din tp quân s, và đi x nhân đo đi vi nhng người đang gp nn trên bin.

Các bên cũng có thể vay mượn mt s điu khon t b Quy tc Chm trán Bt ng trên bin 2014 (CUES), mt tha thun t nguyn thiết lp các quy đnh c th ... v các quy tc hành x đ đm bo An toàn khi chm trán trên không và trên bin mà Hoa Kỳ và Trung Quốc tuân th.

Hồi năm ngoái,Trung Quc và các nước ASEAN đng ý tuân th quy đnh này đ ci thin "an toàn hot đng ca tàu bè và máy bay ca hi quân trên không và trên bin".

Tài liệu th ba mà các bên có th tham kho là Công ước LHQ v Lut Bin, bao gồm các quyn ca thương thuyn, quyn ca tàu bè được đi ngang qua vùng bin quc tế, và "quyn đi li vô hi".

Theo trông đợi, quy tc ng x s chính thc hóa tiếp tc s dng đường dây nóng gia Trung Quc vi các nước Đông Nam Á đ B Ngoi giao sử dng trong các tình hung xy ra các vn đ trên bin.

Các nhà phân tích tin rằng b quy tc có phn chc s b qua, không nhc đến nhng khu vc c th đang trong vòng tranh chp, như các bãi cn, đo nh đang b chiếm đóng, và có th, cũng s không nhắc đến quyn t do hàng hi, hoc dùng các phương tin bên ngoài đ gii quyết tranh chp.

Bắc Kinh t ra bt bình v vic tàu M thường xuyên đi ngang qua vùng bin nơi h tuyên b ch quyn, và vào năm 2016, b tòa trng tài quc tế ra phán quyết bt lợi cho Bắc Kinh trong mt v kin do Philippines khi xướng. Mt s quc gia lo ngi Trung Quc s tuyên b mt khu nhn dng phòng không trên vùng bin liên h đ hn chế máy bay nước ngoài.

Trung Quốc vn mun gii quyết vn đ mt cách song phương thay vì nhờ ti các cơ chế quc tế chính thc d gii quyết tranh chp.

Ralph Jennings

Nguồn : VOA, 25/11/2017

Published in Diễn đàn

Trung Quốc sửa đổi luật về bản đồ để củng cố thêm yêu sách chủ quyền (RFI, 30/04/2017)

Trung Quốc ngày 27/04/2017 đã thông qua một đạo luật về bản đồ đã được điều chỉnh để củng cố thêm và làm rõ các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh, đồng thời quy định những hình phạt mới nặng nề hơn để "hù dọa" những người nước ngoài dám thực hiện công việc khảo sát mà không có sự cho phép chính quyền. Văn bản đã có điều chỉnh của bộ luật về khảo sát và bản đồ Trung Quốc đã được Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Quốc chuẩn y với mục tiêu là bảo toàn các thông tin địa lý Trung Quốc.

bando1

Ảnh minh họa. Wikimedia

Theo hãng tin Anh Reuters, dưới danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc đẩy một loạt luật lệ mới trong lãnh vực bảo toàn an ninh và bí mật quốc gia vốn đã bị rất nhiều quy định chi phối. Trong số các luật lệ mới này, có luật đặt các tổ chức phi chính phủ dưới quyền kiểm soát của bộ Công An và một bộ luật về an ninh mạng, như đòi hỏi các doanh nghiệp phải lưu trữ các dữ liệu quan trọng tại Trung Quốc.

Các đạo luật này đã bị quốc tế phê phán là nhằm trao cho Nhà Nước Trung Quốc quyền hạn rộng rãi trong việc cấm các công ty nước ngoài vào hoạt động trong những lãnh vực mà Bắc Kinh cho là "trọng yếu", hoặc để trấn áp đối lập trong nước.

Theo phát ngôn viên Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Quốc, việc điều chỉnh luật về bản đồ nhằm giúp cho chính người Trung Quốc hiểu rõ hơn về lãnh thổ của mình. Đối với nhân vật này, những bản đồ đã "vẽ sai biên giới", ví dụ như xem Đài Loan là một quốc gia hay không thừa nhận đòi hỏi của Trung Quốc ở Biển Đông, là "những vấn đề đã tác hại một cách khách quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc". Trung Quốc luôn luôn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai, và còn coi hầu như toàn bộ Biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc từ nghìn xưa.

Phát ngôn viên Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội cho biết thêm là bộ luật mới được điều chỉnh cho phép tăng cường việc kiểm soát dịch vụ bản đồ trên mạng, đòi hỏi là bất cứ ai muốn đăng hay công bố bản đồ quốc gia phải tuân theo chuẩn mực của Nhà Nước Trung Quốc.

Theo ông Tống Triều Chế (Song Chaozhi), phó cục trưởng cục Khảo Sát và Bản Đồ Trung Quốc, cơ quan ngoại quốc nào muốn vẽ bản đồ hay tiến hành khảo sát địa lý ở Trung Quốc đều phải làm rõ là họ không đụng chạm vào bí mật quốc gia hay gây nguy hại đến an ninh quốc gia Trung Quốc.

Còn phó chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Nhạc Trung Minh (Yue Zhongming) thì đe dọa : Cá nhân hay nhóm nước ngoài vi phạm luật có thể bị phạt đến 1 triệu yuan – 145.000 đô la, một khoản tiền phạt to lớn nhằm mục tiêu răn đe.

Mai Vân

*********************

Việt Nam thua to nếu Hoàng Sa nằm ngoài bộ Quy Tắc Ứng Xử COC (RFI, 28/04/2017)

Họp tại Manila tuần này, lãnh đạo 10 thành viên ASEAN thảo luận về khả năng hợp tác trong hoà bình tại Biển Đông. Mục tiêu của các nước Đông Nam Á là hoàn tất bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC-Code of Conduct) từ năm 2018, để phòng ngừa xung đột giữa các bên tranh chấp. Tuy nhiên, do Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích vùng biển chiến lược và nhiều tài nguyên này, COC sẽ làm Việt Nam thiệt hại nhiều nhất, đặc biệt là sẽ mất vĩnh viễn Hoàng Sa, theo nhận định của một số chuyên gia.

coc1

Vị trí quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ của tạp chí National Geographic, với tên gọi "Tây Sa-Xisha" theo Trung Quốc.

Trong bài phân tích về cố gắng dài hơi của ASEAN nhằm tránh xảy ra chiến tranh tại Biển Đông và bảo vệ chủ quyền trước tham vọng biển đảo của Trung Quốc tạp chí kinh tế Mỹ Forbes tỏ ra bi quan cho Việt Nam.

Từ nay đến tháng 06/2017, ASEAN và Trung Quốc, theo dự kiến, sẽ đạt được một thỏa thuận khung về bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) để được ký kết vào cuối năm hay vào năm 2018. Theo các nhà phân tích thì bộ quy tắc này sẽ có lợi cho ASEAN nếu phủ nhận đường "9 đoạn" của Trung Quốc, bao trùm hơn 80% diện tích Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Nam Hải. Tính kế lâu dài,Việt Nam muốn quần đảo Hoàng Sa cũng phải được nằm trong quy định của COC.

Tháng 7/2016, theo yêu cầu phân xử của Philippines, Tòa Trọng Tài La Haye đã phủ nhận chủ quyền của Bắc Kinh trên một số đảo trong vùng Trường Sa. Thế nhưng, Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết này và càng không có lý do gì để nhượng bộ ASEAN, chấp nhận quy tắc ứng xử COC ở Hoàng Sa.

Do vậy, một khi ASEAN ký với Trung Quốc thỏa thuận COC thì Việt Nam sẽ là nước bị thiệt hại nhiều nhất : mất hẳn quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc đã không để cho tàu chiến, tàu cá của bất cứ nước nào lai vãng đến Hoàng Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam, sau một trận hải chiến với Việt Nam Cộng Hòa, vào đầu năm 1974.

Từ đó đến nay, cho dù chính phủ Việt Nam thống nhất vẫn khẳng định chủ quyền, nhưng Trung Quốc từng bước lấn chiếm Biển Đông xuống tận Trường Sa, xây dựng hàng loạt căn cứ quân sự.

Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quốc phòng Úc, không một nước ASEAN nào đủ sức "trục xuất" Trung Quốc ra khỏi Hoàng Sa. Bốn ngày họp tại Philippines, cho đến thứ Bảy, cho dù Việt Nam có muốn đưa Hoàng Sa vào COC cũng khó mà làm được vì ASEAN chia rẽ. Trong ASEAN, Trung Quốc mua chuộc được Cam Bốt và Lào. Dùng vũ khí kinh tế và đầu tư, Bắc Kinh thuyết phục được Manila để tranh chấp chủ quyền qua một bên.

Cũng theo giáo sư Carl Thayer, chuyện gọi là "khả thi" nhất mà Hà Nội có thể làm được là đưa hồ sơ Hoàng Sa ra Tòa Trọng Tài La Haye. Tuy nhiên, cho dù dân chúng Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông, nhưng Hà Nội lại thảo luận vấn đề xung khắc với Bắc Kinh ngoài khuôn khổ ASEAN để được những lợi ích về thương mại và lượng du khách Trung Quốc.

Một khi Hoàng Sa bị loại ra khỏi COC thì Trung Quốc tha hồ củng cố "chủ quyền" sau khi đã xây một thành phố nhỏ trên đảo Phú Lâm và căn cứ quân sự, trong thế cô đơn của Việt Nam.

Chuyên gia Collin Koh, đại học Nam Dương ở Singapore đoán chắc là "không một thành viên ASEAN nào ủng hộ lập trường Việt Nam" vì họ xem Hoàng Sa là "yếu tố phiền toái vô ích".

Để vuốt ve ASEAN, Trung Quốc đem viện trợ và đầu tư ra làm bửu bối. Áp lực duy nhất mà Bắc Kinh phải đối đầu là chính phủ Hoa Kỳ, theo nhận định của Forbes trong bài "Việt Nam sẽ mất nhiều nhất vì bộ Quy Tắc Ứng Xử COC ở Biển Đông".

Tú Anh

********************

Việt Nam mất gì nếu bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông thành hình ? (RFA, 28/04/2017)

Trong tư cách là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Philippines bày tỏ hy vọng một Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông, gọi tắt là COC, sẽ đạt được trong năm nay giúp làm giảm căng thẳng và tránh xung đột trong khu vực. Tuy nhiên có những lo ngại cho rằng nếu COC thành hình, Việt Nam có thể mất rất nhiều.

coc2

Tấm bản đồ với đường đứt khúc 9 đoạn trên biển Đông tại trung tâm giáo dục quốc phòng thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc hôm 12/7/2016. AFP photo

Tạp chí Forbes của Mỹ hôm 27/4/2017 nhận định : "Việt Nam sẽ là nước bị mất nhiều nhất nếu một Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) được thành hình vì tranh chấp Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc".

Hoàng Sa không được bao gồm trong COC

Theo Forbes, Việt Nam chắc chắn muốn COC phải bao gồm cả Hoàng Sa nhưng điều này sẽ khó được Trung Quốc chấp nhận vì Trung Quốc hiện đã kiểm soát toàn bộ 130 thực thể thuộc quần đảo này kể từ sau cuộc hải chiến với quân đội miền Nam Việt Nam năm 1974.

Thạc sĩ luật Hoàng Việt, thành viên quỹ nghiên cứu biển Đông của Việt Nam, nhận định một trong những lý do khiến COC dậm chân trong nhiều năm mà không đạt được bước tiến nào cũng chính vì vấn đề Hoàng Sa của Việt Nam.

"Chắc chắn nó là một thách thức. COC có liên quan đến Hoàng Sa nên một trong những lý do mà COC dậm chân cũng là vì nó có liên quan đến Hoàng Sa. Các nước ASEAN đưa ra COC là toàn bộ biển Đông còn Trung Quốc thì cho rằng Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và không có gì phải đàm phán cả, chỉ có thể đưa ra COC cho vùng Trường Sa thôi".

Theo bài báo của Forbes, rất khó có khả năng Trung Quốc chấp nhận cho tàu thuyền Việt Nam hay bất cứ nước nào khác được đi gần Hoàng Sa, và điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ phản đối một COC cho phép các nước khác được tiếp cận tới các thực thể thuộc quần đảo này.

Trong những năm qua, nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản ở gần khu vực quần đảo Hoàng Sa vốn là ngư trường truyền thống của họ từ nhiều đời nay thường bị các tàu chấp pháp của Trung Quốc đuổi bắt. Có những tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu tài sản và đòi tiền chuộc.

Thậm chí việc tàu thuyền ngư dân Việt Nam vào tránh bão ở Hoàng Sa cũng không được phía Trung Quốc chấp nhận.

Hiện Trung Quốc đòi chủ quyền trên khoảng 90% diện tích khu vực biển Đông với đường đứt khúc 9 đoạn hay còn được gọi là đường lưỡi bò đi qua phần lớn khu vực mà những nước khác cũng đòi chủ quyền.

coc3

Bản đồ hình lưỡi bò do Trung Quốc tự công bố nhằm chiếm trọn biền Đông. AFP photo

Ngoài Hoàng Sa, Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền tại Trường Sa với các nước Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan.

Theo giáo sư Carl Thayer thuộc học viện Quốc phòng Úc, không một ai có thể lấy lại được Hoàng Sa từ Trung Quốc và hy vọng lớn nhất mà Việt Nam có được đối với quần đảo này là ra tòa quốc tế.

Cũng bởi những khó khăn liên quan đến quần đảo Hoàng Sa mà một số học giả nước ngoài như Mark Valencia trong cuốn ‘Chia Sẻ Nguồn Tài Nguyên Ở Biển Đông’ cho rằng Việt Nam nên bỏ vấn đề Hoàng Sa sang một bên khi đàm phán với Trung Quốc và ASEAN. Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định :

"Ở Hoàng Sa thì Việt Nam khó khăn hơn rất nhiều còn ở Trường Sa thì có nhiều nước liên đới, nên nhiều học giả phương Tây như Mark Valencia bảo là tốt nhất nếu Việt Nam nhìn thực tế không lấy lại được thì bỏ qua đi để nói vấn đề khác.

Nhưng cái đấy thì Việt Nam khác. Có thể các học giả đưa ra cái nhìn khác. Còn các nước Đông Nam Á vấn đề chủ quyền thiêng liêng lắm. Chính khách nào xem xét vấn đề đó thì cũng khó".

Bỏ đường lưỡi bò mới có COC

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ Việt Nam, không đồng ý với nhận định cho rằng Việt Nam sẽ mất Hoàng Sa nếu COC thành hình :

"Vấn đề ở đây là người ta đang bàn bạc chứ người ta không có nói là nếu Trung Quốc không đưa Hoàng Sa vào như vậy là Việt Nam thiệt thì tôi không nghĩ như vậy.

Ở đây không phải là ai thắng ai thua mà nếu tất cả những nội dung đó được bàn bạc đưa đến thỏa thuận các bên có thể chấp nhận được thì có nghĩa là việc đó dẫn đến cái việc là không thể như một phán quyết để phán bên thắng bên thua.

Đây là một văn bản pháp luật các bên có thể chấp nhận được và nó không thể nói có bên thắng bên thua, mà tất cả đều thắng vì nó là cơ sở pháp lý để người ta có thể điều chỉnh tất cả các hoạt động trong khu vực biển Đông và đặc biệt những tranh chấp có thể xảy ra".

Tuy nhiên ông nhìn nhận COC sẽ rất khó thành hình một khi Trung Quốc vẫn kiên quyết giữ đường lưỡi bò mà họ vẽ ra trên biển Đông, trừ khi tất cả các nước chấp nhận bỏ những tranh chấp về chủ quyền sang một bên :

"Nếu vẫn giữ yêu sách đường lưỡi bò vô lý thì chắc chắn các nước trong khu vực không bao giờ có thể chấp nhận được bởi vì nếu chấp nhận điều đó có nghĩa là họ từ bỏ các quyền và lợi ích chính đáng của mình mà theo công ước quốc tế về luật biển đã quy định đối với vùng biển và thềm lục địa mà họ có quyền…

Nếu Trung Quốc từ bỏ đường lưỡi bò thì có thể dễ dàng cho chuyện bàn đến. Đó là phương án thứ nhất.

Nếu các bên vẫn giữ yêu sách của mình thì người ta phải tìm một giải pháp khác là tạm thời gác tất cả những yếu sách tranh chấp chủ quyền sang một bên chỉ giải quyết những vấn đề mang tính kỹ thuật thôi như vấn đề đánh cá, vấn đề giao thông vận tải hàng không hàng hải và các tranh chấp dân sự và hình sự xảy ra trong khu vực này.

Tôi nghĩ người ta có thể tính đến bộ luật biển đó có thể xử lý được các hoạt động xảy ra trên khu vực biển Đông".

Nhưng việc bỏ những tranh chấp về chủ quyền sang một bên là một vấn đề rất khó khăn với nhiều nước. Nó liên quan đến việc khai thác tài nguyên như dầu khí và hải sản.

Hồi năm 2015, căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã lên cao khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu 981 vào gần khu vực Hoàng Sa.

Trung Quốc hiện cũng đang cân nhắc dự định chỉnh sửa luật an toàn giao thông hàng hải năm 1984 cho phép Bắc Kinh hạn chế hoạt động của tàu nước ngoài trong các vùng lãnh hải của mình.

Tờ Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc hồi tháng 2 viết rằng dự thảo luật mới của Trung Quốc cho phép chính quyền ngăn cản tàu nước ngoài vào lãnh hải Trung Quốc nếu họ cảm thấy tàu đó có khả năng gây nguy hiểm tới giao thông và trật tự.

Theo Tiến sĩ Trần Công Trục, ngay cả nếu COC có thành hình thì câu hỏi liệu ngư dân Việt Nam có thể vào đánh bắt cá ở ngư trường truyền thống ngoài Hoàng Sa hay không cũng phụ thuộc vào thiện chí của Trung Quốc :

"Vấn đề ra Hoàng Sa đánh cá là quyền của ngư dân Việt Nam vì họ có chủ quyền lâu đời theo quan điểm của Việt Nam. Cái đó người ta vẫn tiếp tục bình thường thôi.

Nếu COC bao gồm các vùng biển có liên quan thì người ta phải tuân thủ các quy định mà các bên đã thỏa thuận trong đó kể cả hoạt động nghề cá của ngư dân Việt Nam và ngư dân của các nước khác trong phạm vi mà người ta có thể xác định để điều chỉnh cho các hoạt động đó…

Tôi nghĩ tất cả mọi câu chuyện ở đây phụ thuộc vào lập trường và yêu sách của Trung Quốc".

Thượng đỉnh ASEAN diễn ra tại Philippines từ ngày 26 đến 29 tháng 4 được cho là sẽ đề cập đến vấn đề tranh chấp ở biển Đông nhưng ở mức độ rất chừng mực.

Quyền Ngoại trưởng Philippines, Enrique Manalo, mới đây cho biết những thảo luận về vấn đề biển Đông sẽ không làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc.

Hãng tin Reuters mới đây cho biết bản thảo tuyên bố chung của ASEAN dự định công bố vào ngày 29 tháng 4 sẽ không chỉ trích Trung Quốc về các hoạt động quân sự hóa khu vực biển Đông của nước này.

Việt Hà

Published in Châu Á