Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bộ Công an : Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng phù hợp với các cam kết quốc tế (RFA, 04/11/2018)

Trong buổi họp báo thường kỳ của Chính phú hôm 3/11, đại diện Bộ Công an Việt Nam khẳng định những diều được ra trong dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng là hoàn toàn đúng luật, phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

anm1

Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an trả lời báo chí hôm 3/11/2018 Courtesy bocongan.gov.vn

Trước đó, vào ngày 2/11, Bộ Công an Việt Nam đã chính thức công bố dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng để lấy ý kiến của người dân trong thời hạn hai tháng, trước khi Luật An ninh mạng đi vào hiệu lực vào ngay 1/1/2019.

Theo cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, khi được các phóng viên hỏi liệu yêu cầu doanh nghiệp trong và ngoài nước phải lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam có phụ hợp với luật quốc tế hay không, Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an khẳng định quy định này là phù hợp vì 4 lý do.

Những lý do được ông Quang đưa ra bao gồm :

Đã có 18 quốc gia trên thế giới có văn bản luật quy định các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu quan trọng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia như : Mỹ, Canada, Nga, Đức, Trung Quốc, Indonesia, Hy Lạp, Bulgaria, Phần Lan, Đan Mạnh, Thuỵ Điển….

Quy định này phù với khả năng của doanh nghiệp vì Google đã đặt khoảng 70 văn phòng đại diện, Facebook đặt khoảng 80 văn phòng đại diện trên thế giới.

Phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có Luật Thương mại năm 2005, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài phải lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Không trái với cam kết quốc tế bao gồm các điều ước liên quan của WTO và CPTPP.

Với những lý do trên, đại diện Bộ Công an khẳng định nghị định mới không trái với các hiệp định, quy định quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Ngay từ trước khi Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua vào tháng 6 vừa qua, nhiều tổ chức quốc tế và chính phủ trong đó có Mỹ đã lên tiếng chỉ trích một số điều khoản của luật này trong đó có quy định yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp các dịch vụ internet ở Việt Nam phải đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam và lưu trữ toàn bộ các dữ liệu cá nhân của người dùng ở Việt Nam. Các chỉ trích cho rằng quy định này đã làm khó cho các doanh nghiệp nước ngoài, gây tăng chi phí cho doanh nghiệp và nền kinh tế, chưa kể quy định này còn bị cho là góp phần gia tăng kiểm soát tự do internet ở Việt Nam, xâm phạm quyền riêng tư của người dân.

Theo kỹ sư Dương Ngọc Thái, một kỹ sư an ninh mạng đang làm việc cho Google tại Mỹ, người đã có những bài viết và thư ngỏ gửi Quốc hội về Luật An ninh mạng, "thông tin đã có 18 nước quy định phải lưu trữ dữ liệu tỏng nước dễ gây lầm tưởng rằng tất cả các quốc gia đều yêu cầu lưu tất cả dữ liệu cá nhân hay cho phép một đơn vị như Cục An ninh mạng được phép tự ý truy xuất các dữ liệu đó. Theo kỹ sư Thái, hiện chỉ có Trung Quốc, nga, và Indonesia là bắt buộc lưu trữ tất cả các dữ liệu cá nhân. Các nước khác chỉ yêu cầu lưu trữ dữ liệu về thuế, kế toán, tài chính hoặc dữ liệu các tổ chức đại chúng".

Trong một cuộc điều trần ở Thượng viện Hoa Kỳ hôm 5/9, bà Sheryl Sandberg - Giám đốc điều hành Facebook, nói rằng tập đoàn này sẽ không đặt máy chủ ở Việt Nam. "Trừ những ngoại lệ rất ít ỏi khi có mối đe doạ nghiêm trọng xảy ra, chúng tôi không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, bao gồm cả thông tin về chính trị", bà Sheryl Sanderg nói.

*************************

Việt Nam công bố dự thảo Nghị Định áp dụng Luật An Ninh Mạng (RFI, 03/11/2018)

Bộ Công an Việt Nam vào hôm 02/11/2018 đã công bố dự thảo của bản nghị định sẽ được ban hành nhằm áp dụng Luật An Ninh Mạng sẽ có hiệu lực kể từ tháng Giêng năm tới 2019. Mục tiêu của việc công bố là để lấy ý kiến của người dân trong bối cảnh bộ luật, theo hãng tin Anh Reuters, đã bị nhiều chỉ trích là có thể tác hại đến sự phát triển của Việt Nam.

anm2

Ảnh minh họa : Giáo dân giáo hạt Văn Hạnh, thuộc giáo phận Vinh, Hà Tĩnh biểu tình ngày 17/06/2018 phản đối dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.Facebook

Theo ghi nhận của Reuters, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật An Ninh Mạng vào tháng 6 vừa qua, bất chấp những phản đối mạnh mẽ từ các tập đoàn công nghệ, các tổ chức bảo vệ nhân quyền và một số chính phủ phương Tây, trong đó có Mỹ.

Trong bối cảnh đó, các công ty công nghệ hy vọng dự thảo nghị định áp dụng Luật An Ninh Mạng sẽ giảm nhẹ tính chất khắt khe của một số điều khoản trong luật, chẳng hạn như việc đòi hỏi các tập đoàn thiết lập văn phòng, cũng như lưu trữ tại Việt Nam các dữ liệu về khách hàng người Việt Nam.

Các dữ liệu mà các tập đoàn bị buộc phải lưu trữ bao gồm các thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ, từ tên tuổi, chức danh, nghề nghiệp, địa chỉ, điện thoại… cho đến các thông tin về thẻ tín dụng, dữ liệu sinh trắc học và hồ sơ y tế…

Theo Reuters, danh mục các dữ liệu bị buộc phải lưu trữ dường như đã được rút ngắn so với một dự thảo trước đây mà hãng tin Anh từng đọc được vào tháng 10, bao gồm cả thông tin về dân tộc và quan điểm chính trị.

Việc chính quyền công bố dự thảo để người dân cho ý kiến đã được đón nhận tích cực.

Ông Alex Botting, một quan chức thuộc Phòng Thương Mại Mỹ đã "hoan nghênh chính phủ Việt Nam về việc tham khảo ý kiến người dân". Ông đồng thời hy vọng là sẽ có thể "làm việc với phía Việt Nam để đạt được kết quả có lợi cho mọi bên liên quan ở Việt Nam".

Đối với ông Botting : "Văn bản Luật An Ninh Mạng của Việt Nam bao gồm một số điều khoản về lưu trữ dữ liệu tai chỗ thuộc diện hà khắc nhất trên thế giới".

Một cuộc khảo sát gần đây của Phòng Thương Mại Mỹ cho thấy 61% các công ty được khảo sát, trong đó có cả các công ty không phải là của Mỹ, sẽ có rất ít khả năng đầu tư vào Việt Nam nếu Luật An Ninh Mạng được áp dụng đúng theo văn bản.

Trọng Nghĩa

******************

Bộ Công an công bố dự thảo nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng để lấy ý kiến người dân (RFA, 03/11/2018)

Hôm thứ Sáu, ngày 2/11, Bộ Công an đã công bố dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng đang gây tranh cãi tại Việt Nam. Mục đích công bố là để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của nhân dân trong thời gian 2 tháng.

anm3

Áp phích Phản đối Luật An Ninh Mạng - Amnesty International

Hồi tháng 6 vừa qua Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua Luật An ninh mạng. Luật sẽ đi vào hiệu lực vào ngày 1/1/2019.

Nghị định mới do Bộ Công an soạn thảo và công bố gồm 6 chương với 30 điều. Những điểm đáng chú ý trong nghị định đã được đề cập đến từ trước bao gồm quy định lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh, văn phòng tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài trong chương 5 và công tác kiểm tra đối với các hệ thống thông tin liên quan đến an ninh quốc gia và thông tin quan trọng quốc gia ở chương 2.

Dự thảo nghị định yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu khi đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Các dữ liệu thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam phải lưu trữ bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, chức danh, nơi cư trú, địa chỉ liên hệ, thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã số định danh các nhân, số căn cước công dân, hộ chiếu, thẻ bảo hiểm xã hội, thẻ tín dụng, tình trạng sức khoẻ, hồ sơ ý tế, sinh trắc học. Ngoài ra dữ liệu về các mối quan hệ sử dụng dịch vụ tại Việt Nam như bạn bè, nhóm người sử dụng kết nối hoặc tương tác cũng bị lưu lại. Thời gian lưu trữ dữ liệu được quy định là cho đến hết thời gian hoạt động của doanh nghiệp hoặc đến khi không còn cung cấp dịch vụ nữa.

Về công tác kiểm tra, lực lượng chuyên trách an ninh mạng được quy định thuộc Bộ Công An. Lực lượng này có nhiệm vụ kiểm tra đối với các hệ thống thông tin thuộc cả hai danh mục về an ninh quốc gia và thông tin quan trọng quốc gia.

Chủ quản các hệ thống thôn tin quan trọng về an ninh quốc gia phải bố trí mặt bằng, điều kiện ký thuật để thiết lập, kết nối hệ thống, thiết bị giám sát của lực lượng chuyên trách an ninh mạng vào hệ thống thông tin của mình. Ngoài ra, các cơ sở này phải chia sẻ các dữ liệu này cho lực lượng chuyên trách an ninh mạng của Bộ Công an.

Theo blogger Osin Huy Đức, người theo dõi chặt luật an ninh mạng và đã có nhiều bài viết về luật này, trong một bài viết trên facebook cá nhân hôm 23/10 cho biết dự thảo nghị định mới đã không còn dùng một số từ nhạy cảm trong dự thảo trước kia như "thái độ, quan điểm…". Vì vậy Theo blogger này dự thảo có cho cảm giác thu hẹp phạm vi dữ liệu người dùng nằm trong tầm kiểm soát của Cục An ninh mạng. Thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp chuyển dữ liệu bây giờ thuộc Bộ trưởng Bộ Công an thay vì Cục trưởng cục An ninh mạng như 2 dự thảo cũ.

Tuy nhiên, theo blogger Osin Huy Đức, việc dự thảo mới vẫn chưa thay đổi những quy định ngặt nghèo về việc lưu trữ gần như toàn bộ thông tin người dùng ở Việt Nam khiến chi phí của nền kinh tế để thi hành luật là vô cùng lớn và vô lý. Đó là chưa kể những dữ liệu người dùng cung cấp cho các mạng xã hội hay các dịch vụ internet thuộc quyền sở hữu của công dân, có những dữ liệu là tài sản của họ, thậm chí là bí mật đời tư được Hiến pháp bảo hộ. Vì vậy việc đòi cung cấp các dữ liệu này phải là quyền tư pháp tức tòa án chứ không phải của cơ quan điều tra, tức Bộ Công an.

Ngay trước khi có dự thảo nghị định này, nhiều công ty nước ngoài đã hy vọng dự thảo sẽ có thay đổi không yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải lập văn phòng, chi nhánh ở Việt Nam. Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề này.

Một nghiên cứu của Phòng Thương mại Mỹ ở Việt Nam cho thấy 61% các doanh nghiệp được hỏi, bao gồm cả các doanh nghiệp không phải của Mỹ sẽ không muốn đầu tư vào Việt Nam nếu yêu cầu này vẫn được giữ nguyên.

Published in Việt Nam

Đến giờ thì đã rõ là không phải bỗng dưng mà từ cuối năm 2016 và đặc biệt trong năm 2017 lại từ lao xao đến xôn xao tin tức về công an địa phương này địa phương nọ "tinh giản biên chế", thậm chí có nơi được cho là phải cắt giảm đến 30% quân số, chủ yếu ở cấp xã và thị trấn.

tai1

Điều an ủi trong cơn "lạm phát tướng" ở Việt Nam là số sĩ quan cấp tướng vẫn còn thua con số lên đến 5000 ở "nước bạn" Campuchia… Ảnh : TTTĐ

Đầu tháng Tư năm 2018, Đề án 106 của Đảng ủy Công an Trung ương về "một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chính thức được thông qua bởi một nghị quyết của Bộ Chính trị – cơ quan tối cao của đảng cầm quyền ở Việt Nam. Theo đó, bộ máy này sẽ giảm triệt để tầng nấc trung gian trong lực lượng mà cao nhất là sẽ không còn cấp tổng cục nữa. Về bộ máy, từ 126 đơn vị cấp cục và tương đương sẽ giải thể, sáp nhập chỉ còn khoảng 60, tức giảm hơn phân nửa.

Vào năm 2017, báo Thanh Niên dẫn lời Đại tá Lê Tôi Sủng, Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết trong 7 tháng đầu năm 2017, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có hơn 60 trường hợp công an xã, công an ấp nghỉ việc để ra ngoài làm công nhân, bảo vệ, phụ việc nhà giúp gia đình.

Tuy báo chí nhà nước ít khi đưa tin, hoặc hạn chế thông tin về sự thật chưa từng có trên, song tình trạng công an xã và trên cấp xã nghỉ việc không chỉ xảy ra ở Bà Rịa – Vũng Tàu mà còn là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều tỉnh và kể cả thành phố khác.

Một con số từ công an Bà Rịa – Vũng tàu đã chứng thực cho tình trạng khốn khó của công an xã : mức phụ cấp của giới này đã rớt xuống chỉ còn 1,6 – 1,7 triệu đồng/người/tháng, tức giảm đến phân nửa so với những năm trước.

Một nhà hoạt động nhân quyền ở Đăk Lăk cũng kể một câu chuyện bi hài xen kẽ : bẵng đi một thời gian không thấy "đuôi" – một nhân viên an ninh trẻ thường theo dõi mình, bỗng một hôm anh gặp tay an ninh này trong bộ đồ cảnh sát trật tự. Cậu an ninh có vẻ ngượng nghịu thổ lộ rằng cậu ta phải "chuyển nghề" từ an ninh sang trật tự vì thu nhập của an ninh nghèo quá, lại không có thu nhập thêm, trong khi làm cảnh sát trật tự thì ít nhiều còn có "màu".

Nhà hoạt động nhân quyền trên còn cho biết không chỉ công an viên cấp xã mà cả công an thành phố Ban Mê Thuột cũng có hiện tượng bị sa thải và nghỉ việc nhiều, tổng cộng có thể lên tới 30%.

Nhưng đến lúc này, thân phận "ra đường" không chỉ là công an viên cấp phường xã, mà đã lên đến cấp tướng của các tổng cục và cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an.

Ngay trước mắt, việc xóa bỏ các tổng cục sẽ làm mất ghế của rất nhiều tướng thuộc các cơ quan sau : Tổng cục An ninh (Tổng cục I), Tổng cục Cảnh sát (Tổng cục II), Tổng cục Chính trị (Tổng cục III), Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Tổng cục IV), Tổng cục Tình báo (Tổng cục V), Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII).

Tại các tổng cục trên, không chỉ các Tổng cục trưởng mang hàm trung tướng bị "cách chức", mà cả các tổng cục phó – thiếu tướng cũng không còn ghế ngồi. Đó là chưa kể hai cơ quan khác là Bộ Tư lệnh cảnh vệ (K10) và Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động (K20) tuy không bị giải thể nhưng sẽ bị "hạ cấp" và do đó số cấp tướng trong hai cơ quan này sẽ ít đi.

Cùng với quân đội, công an là ngành mà từ nhiều năm qua bị dư luận chỉ trích mạnh mẽ vì "lạm phát tướng". Số lượng tướng lĩnh trong quân đội được cho là gần 500, còn với công an thì khoảng 300 – 400.

Một số người hoạt nhân quyền từng phải nằm trong nhà tù chế độ cho biết có nơi cán bộ quản giáo mang hàm đến trung tá. Hỏi ra mới biết những sĩ quan cao cấp này được "biệt phái" đến trại giam canh giữ tù vì ở các cục, vụ khác đều dư thừa biên chế.

Một tính toán vào năm 2017 của ông Tiến sĩ Vũ Quang Việt – cựu chuyên viên tài chính của Liên hiệp quốc – đã cho biết phần chi thường xuyên cho đội ngũ công an ở Việt Nam lên tới 12% trong tổng chi ngân sách hàng năm, tức còn cao hơn cả phần kinh phí gần 5 tỷ USD dành cho giới quân sự.

Hệ lụy của ngân sách tồi tệ rõ ràng đang gây tác động tiêu cực ngay với giới công chức, giới công an trị và khiến xảy ra xu hướng khó cưỡng lại là một bộ phận trong giới này phải "ra đi tìm đường cứu thân", đồng thời phác ra triển vọng không chỉ công chức, công an cấp xã, mà sắp tới còn cả công chức, công an cấp quận huyện, cấp tỉnh thành và cả cấp bộ có thể rơi vào tình trạng "bán thất nghiệp", "thu không đủ chi" và do đó có thể kéo nhau xin nghỉ việc.

Tuy thế, một tương lai không mấy mong đợi dành cho giới công an trị là tìm việc sẽ không mấy dễ dàng. Trong lúc tỷ lệ thất nghiệp thực tế ở Việt Nam lên đến ít ra 20% – gấp hàng chục lần con số báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nhiều cử nhân đại học còn phải chạy xe ôm hoặc làm công nhân…, những người có xuất thân công an ít chuyên môn, kỹ năng, lại là giới bị người dân và doanh nghiệp ít ưa nhất, sẽ rất khó để tìm được nhữn công việc "màu mỡ" hay có mức thù lao cao. May ra chỉ có thể đi làm bảo vệ như một số công an xã sau khi xin nghỉ công việc "bảo vệ đảng".

Nhưng xét cho cùng, điều an ủi trong cơn "lạm phát tướng" ở Việt Nam là số sĩ quan cấp tướng vẫn còn thua con số lên đến 5000 ở "nước bạn" Campuchia – xứ sở của Hun Sen mà đến cả báo chí quốc tế cũng biết về thực tế "hàm tướng cứ mua là được".

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 08/04/2018

Published in Diễn đàn

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng ý thông qua đề án về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (không tổ chức cấp trung gian ; sắp xếp, thu gọn các đơn vị sự nghiệp công lập, giáo dục, báo chí, y tế trong Công an nhân dân).

bca1

Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) và Chủ tịch nước Trần Đại Quang (trái) tại Hà Nội vào ngày 20 tháng 10 năm 2016.

Truy cứu trách nhiệm ông Chủ tịch nước ?

Đề án này gặp sự ủng hộ của phía xã hội, bởi sự phình to của thanh bảo kiếm chỉ khiến cho xã hội ngày càng bất an. Ngoài ra, việc mở cửa đầu đầu vào công an ào ạt trước đây cũng khiến cho tệ tham nhũng, nhũng nhiễu dân ngày càng tăng, tạo hình ảnh xấu đến mức báo chí phải cứu rỗi bằng loạt bài nhặt được tiền rơi - trả lại người mất hay dẫn dắt người già quên đường về nhà.

Câu chuyện này là tín hiệu đáng mừng, và vai trò của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cần được ghi nhận trong nỗ lực đẩy mạnh những hoạt động nhằm tinh giảm bộ máy, cơ sở của phòng chống tham nhũng (từ 120 vụ, 120 cục trưởng, 300 cục phó không còn nữa sau đề án này) và thực thi từng bướcNghị quyết số 18 về 'Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả' mà ông Tổng bí thư đã ký ban hành trong ngày 25/10/2017. Điều quan trọng nhất, nó là động lực thúc đẩy xóa sổ tàn tích phá hoại của người tiền nhiệm và thân hữu mang tên Nguyễn Tấn Dũng.

Trong bài viết của báo Tuổi Trẻ được đăng vào 9g00 sáng ngày 03/04/2018, với tiêu đề : Tái cơ cấu Bộ Công an : Cần 'bàn tay sạch'. Thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an) khi trả lời phỏng vấn đã cho rằng : Để đẻ ra bộ máy khổng lồ như hiện nay, theo tôi, những người tiền nhiệm ở Bộ Công an cũng phải chịu trách nhiệm.

Điều đáng chú ý là, câu nói quan trọng này ngay sau đó bị lược bỏ và hiện chỉ còn lưu trữ ở một vài trang đăng tải lại. Nó cho thấy, khả năng chức vụ 2 nhiệm kỳ của ông Trần Đại Quang là cực kỳ mong manh, khi trách nhiệm trong thời kỳ mở rộng cửa vào công an hay xu hướng phong tướng quá đà đã được nhắc lại trong thời kỳ này. Và việc tinh giảm biên chế với câu chuyện ‘trách nhiệm người tiền nhiệm ở Bộ Công an’ cũng phần nào phác họa được (hoặc gia cố một cách chắn chắc) bức tranh phe phái trong Bộ chính trị Việt nam, khi Chủ tịch nước hiện nay bị cho là 'đồng hữu với X' ( ?).

Các Bộ khác có theo không ?

Có một chỉ dấu rằng, sau Bộ Công an sẽ là Bộ Quốc phòng, bởi Bộ này cũng lạm phát về mặt nhân sự.

Một sự kiện có liên quan là vào tháng 10/2015, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký các quyết định bổ nhiệm 4 thứ trưởng Bộ Quốc phòng đều là các tướng lĩnh mang hàm trung tướng, nâng con số Thứ trưởng lên 8 người. Bộ này cũng từng bị Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phản ánh là quá nhiều tướng trong thời bình. Nhưng đáp trả lại, đại tướng Phùng Quang Thanh lúc đó vẫn nhấn mạnh cần giữ mức trần về phong tướng để tránh anh em tâm tư, đồng thời qua cách trình bày của tướng Thanh, thì cũng cho thấy bộ máy của Quân đội khá lớn, đến mức ông Bộ trưởng lúc ấy phải thừa nhận là ‘khó sắp xếp’. Chưa kể, ngay cả việc không phong hàm thiếu tướng cho Chủ nhiệm khoa Mác-Lênin và Chủ nhiệm khoa quân chủng đã vấp phải một lực cản lớn, đến nỗi ông Phùng Quang Thanh thẳng thắn bảo rằng : Quốc hội không bấm nút hai khoa này không Thiếu tướng thì tôi về thuyết phục anh em rất khó. […] Rất là khó các đồng chí ạ’.

Câu chuyện ‘tâm tư’ như vậy cũng là một dấu hỏi ở các Bộ khác, câu chuyện thu gọn lại không hề dễ dàng, ít nhất về mặt Tổng cục, bởi điều quan trọng nhất là nó không gặp phải về mặt sức ép xã hội (như cách mà Bộ Công an đã gặp sức ép và buộc phải chuyển đổi), đó là chưa kể sự phình to của Bộ Công an có liên quan đến thời kỳ đồng chí X và ông Trần Đại Quang, còn những Bộ khác gần như không nhận được sự quan tâm đó. Chưa kể, mức độ tiêu thụ ngân sách nhà nước (hoặc là biệt đãi chế độ) của các Bộ khác so với Bộ Công an là quá nhỏ.

Và còn gì nữa ?

Tinh giảm bộ máy công an suy cho cùng cũng là dọn dẹp những bãi thừa mà X và đồng hữu gây ra. Và nó nằm trong quy trình bẻ gãy từng vây cánh của thế lực ăn tàn phá hoại này. Cần chú ý, sự kiện này nên được nhóm vào trong sự kiện Thanh tra quy hoạch, quản lý và sử dụng đất ở Kiên Giang (được Phó Tổng thanh tra chính phủ Đặng Công Huấn công bố vào chiều 02/04).

bca2

Chiều 2/4, Phó Tổng Thanh tra chính phủ Đặng Công Huẩn đã chủ trì công bố quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường đối với tỉnh Kiên Giang.

Kế hoạch thanh tra này là đáng chú ý, khi Kiên Giang là nơi con trai cả ông Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị đang đương chức Bí thư tỉnh ủy. Và cũng chính vì lý do này, mà khi nó được thông qua, ông Phan Văn Sáu (Tổng Thanh tra chính phủ) đã lập tức đâm đơn xin từ nhiệm vì không chịu được ‘nhiệt’ từ ‘lò’, bởi ông hiểu hơn ai hết, công cuộc chống tham nhũng thì Thanh tra chính phủ sẽ không đứng ngoài cuộc. Và kết quả, vị Tổng Thanh tra chính phủ này đứng ngoài cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và lui về ở ẩn tại vùng Sóc Trăng với chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, bỏ lại lời hứa dài dòng và hoành tráng cái thời nhậm chức Tổng thanh tra Chính phủ.

Cuộc chiến đốt lò lần này đi đúng theo các quy trình đã định, từ việc nắm mấu chốt bên lực lượng vũ trang nhân dân, cho đến bắt giữ các đối tượng và nhóm đối tượng lạm dụng quyền lực, và tiến hành tinh gọn bộ máy, quy và truy cứu trách nhiệm của những đối tượng ‘tiền nhiệm’ tại các cơ quan này, cũng như sử dụng những sĩ quan cấp cao để lên mặt báo và đặt câu hỏi, làm rõ, đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, bẻ gãy những thân hữu chủ chốt của X.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 05/04/2018

Published in Diễn đàn

Phải chăng Bộ công an đã hết thời hoàng kim ? (RFA, 03/04/2018)

Ngày 2/4/2018, báo chí Việt Nam đưa tin, Bộ công an sẽ bị xóa bỏ tất cả sáu tổng cục đang có, hạ cấp các bộ tư lệnh, giảm biên chế triệt để. Trang mạng VTC còn nói rằng việc giải thể, sắp xếp lại bộ máy của ngành công an sẽ tác động trực tiếp đến hàng chục sĩ quan cấp tướng trong ngành, là những người giữ chức tổng cục trưởng, tổng cục phó, cục trưởng, cũng như các sĩ quan cấp tác các cục, các phòng.

congan1

Lực lượng công an canh gác quanh phiên tòa xử bà Cấn Thị Thêu, một nông dân mất đất, tháng 11/2016. AFP

Sau khi tin về việc xóa bỏ các tổng cục của Bộ công an được đưa ra, nhà báo Phạm Chí Dũng, người từng làm việc trong cơ quan an ninh Việt Nam trước kia, viết trên trang CaliToday tại Mỹ rằng việc cải tổ Bộ công an đã được Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam bàn tới từ cuối năm 2017, và đặc biệt là cơ quan có quyền lực nhất Việt Nam đã không đồng ý phương án cải tổ Bộ công an do chính bộ này đưa ra vào đầu năm nay.

Ông Phạm Chí Dũng nhấn mạnh đến hai vụ bắt bớ những sĩ quan công an cao cấp vào đầu năm 2018 là ông Thượng tá Phan Văn Anh Vũ, tự Vũ Nhôm, và ông Thượng tướng Nguyễn Thanh Hóa, đã giáng một đòn mạnh vào Bộ công an.

Ông "Vũ Nhôm" có quân hàm thượng tá công an, được cho là bị bắt về những lũng đoạn thị trường nhà đất và quyền lực tại Đà Nẵng. Ông Nguyễn Thanh Hóa bị bắt vì liên quan đến một đường dây đánh bạc.

Vào trung tuần tháng 3/2018, nhà báo Phạm Chí Dũng nói với đài RFA từ Sài Gòn :

"Qua những vụ bắt tướng công an, bắt Vũ Nhôm, trong thời gian qua và trong thời gian sắp tới, có lẽ vai trò và vị trí của ông Tô Lâm chịu một thử thách rất lớn. Nếu ông ấy tồn tại được ở cương vị bộ trưởng thì đấy là một điều đáng ngạc nhiên".

Ông Phạm Chí Dũng còn đưa ra dự đoán trên tờ CaliToday rằng sẽ có sắp xếp lại về nhân sự ở Bộ công an, kể cả những nhân sự cao cấp nhất, trước cả đại hội trung ương Đảng cộng sản lần thứ 7, dự trù tổ chức vào tháng 5 tới đây.

Nhận định về ông Tô Lâm, Bộ trưởng đương nhiệm, Luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội, viết trên Facebook, cho rằng ông là người có những ý định cải cách khá cởi mở.

Vào ngày 17/3, đám tang cựu Thủ tướng Phan Văn Khải được cử hành tại Sài Gòn, báo chí Việt Nam công bố danh sách ban lễ tang, trong đó ông Tô Lâm đứng hàng thứ 13. Một số nhà quan sát căn cứ vào đó nói rằng vai trò của ông Tô Lâm đã suy giảm, vì trong những dịp lễ nghi như vậy, tầm quan trọng của một quan chức có liên quan đến vị trí danh dự của họ trong danh sách ban lễ tang.

Một nhà nghiên cứu chính sách tại Hà Nội, xin ẩn danh nói với chúng tôi rằng có lẽ ông Tô Lâm sẽ không bị đụng đến, vì hình phạt mà Bộ chính trị giáng xuống là bỏ tất cả các tổng cục của bộ này đã là một hình phạt nặng nề.

Nhà báo Phạm Chí Dũng nói với chúng tôi vào giữa tháng 3/2018 :

"Vai trò của Bộ công an, mặc dù vẫn được xem là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ Đảng cộng sản, nhưng có lẽ đã vượt qua cái đỉnh quyền lực và danh vọng của nó hồi năm 2016 rồi".

Đầu năm 2016, sau Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12, người ta thấy một loạt nhân vật công an được đưa vào bộ máy quyền lực chính trị cao nhất Việt Nam hiện nay là Bộ chính trị của Đảng. Trong số đó có ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước, ông Trương Hòa Bình Phó Thủ tướng, ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban tổ chức trung ương đảng.

Bình luận với chúng tôi về những diễn biến mới nhất liên quan tới Bộ công an, Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, từ Hawaii nói với chúng tôi rằng việc giảm biên chế ở Bộ công an là nằm trong việc giảm biên chế chung của cả bộ máy chính phủ, tuy nhiên những vụ bắt bớ các sĩ quan công an như vừa qua chứng tỏ quyền lực Bộ công an bị suy giảm.

Có ảnh hưởng tích cực tới việc giảm bới đàn áp dân chủ nhân quyền trong nước hay không ?

Trả lời chúng tôi câu hỏi rằng liệu với sự suy giảm quyền lực của Bộ công an, việc đàn áp xã hội dân sự có giảm đi hay không ? Và đó có phải là sự chuyển biến tích cực của xã hội Việt Nam hay không ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng trả lời :

"Tích cực một cách vô hình chung, chứ không có chủ ý, tức là thời thế tạo ra như vậy. Nhân quyền và xã hội dân sự có thể vô hình chung được hưởng lợi chứ không phải do sự tác động của xã hội dân sự và nhân quyền đối với Bộ công an, tại vì cho tới giờ tất cả những tác động như vậy là không ăn thua. Công an ngày càng công an trị, chẳng qua sự sa sút và suy yếu của Bộ công an, có vấn đề khó khăn về ngân sách này kia làm cho công an không còn toàn tâm toàn ý đàn áp giới đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam".

Vào đầu năm 2016, trong lúc có những thông tin về những viên tướng công an được thăng tiến trong chính trường Việt Nam ở Đại hội đảng lần thứ 12, Linh mục Phan Văn Lợi, một nhà hoạt động dân sự bất đồng chính kiến tại Huế có nói với đài RFA rằng ông lo ngại việc đó sẽ thúc đẩy sự đàn áp lên phong trào dân chủ tại Việt Nam.

Tháng 4/2018, nói chuyện với chúng tôi một ngày sau khi tin tức về việc chấn chỉnh Bộ công an được đưa ra, Linh mục Phan Văn lợi nói :

"Bất cứ chế độ cộng sản nào thì họ cũng gây dựng sức mạnh, duy trì quyền lực trên lực lượng công an. Không thể nào họ lại không làm cho lực lượng này mạnh mẽ. Đây là việc tinh giản biên chế, sắp xếp nội bộ của họ thôi. Còn bàn tay sắt của Đảng cộng sản thì lúc nào cũng chực giáng xuống".

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, sự đàn áp dân chủ trong nước cũng có thể được giảm xuống nhờ vào những áp lực quốc tế.

Theo ghi nhận của chúng tôi, sau chuyến đi sang Pháp của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vấn đề nhân quyền đã được hai bên đặt lên hàng đầu trong tuyên bố chung của hai nước. Chuyến đi này được giới quan sát cho rằng Cộng đồng Châu Âu, mà đại diện là nước Pháp đã tạo sức ép lên ông Nguyễn Phú Trọng, để đánh đổi lấy những hiệp định thương mại mà Việt Nam rất cần trong tình hình kinh tế hiện nay.

Linh mục Phan Văn Lợi không đồng ý rằng sức ép từ nước ngoài có tác động đáng kể. Ông nói rằng muốn biết việc đàn áp dân chủ nhân quyền tại Việt Nam có giảm hay không thì hãy chờ xem phiên tòa xử những người hoạt động dân sự thuộc tổ chức Hội anh em dân chủ vào ngày 5/4/2018.

Nguồn : RFA tiếng Việt, 03/04/2018

***************************

Bộ công an ‘không còn cấp tổng cục’ (Người Việt, 02/04/2018)

Tin trong nước cho hay, hôm 2 tháng Tư, Bộ chính trị cộng sản Việt Nam ban hành nghị quyết về việc "sắp xếp bộ máy Bộ công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Theo đó, Bộ này "sẽ giảm triệt để tầng nấc trung gian trong lực lượng mà cao nhất là sẽ không còn cấp tổng cục nữa".

congan2

Trụ sở Bộ công an cộng sản Việt Nam tại Hà Nội. (Hình : Internet)

Báo điện tử VietnamNet tường thuật : "Việc bỏ hẳn cấp tổng cục là một đột phá bởi trước đó, quá trình dự thảo có cả phương án giữ lại hai đầu mối nòng cốt là Tổng cục cảnh sát, Tổng cục an ninh. Cấp tổng cục ở Bộ công an hình thành từ năm 1980. Sau khi lên đến tám tổng cục năm 2009, Bộ công an thu gọn còn sáu tổng cục vào năm 2014. Ngoài ra còn có hai bộ tư lệnh riêng cho cảnh sát cơ động và cảnh vệ-cũng tương đương tổng cục. Trong mỗi đơn vị cấp tổng cục lại có nhiều cục. Dưới các cục là rất nhiều phòng".

Tờ báo cũng cho biết động thái nêu trên dẫn tới việc giải thể "hàng chục đơn vị cấp dưới có tính chất tham mưu, phục vụ chung như các cục tham mưu, hậu cần, chính trị…".

Theo truyền thông Việt Nam, từ 126 đơn vị cấp cục và tương đương thuộc Bộ công an sẽ giải thể, sáp nhập còn khoảng 60 đơn vị.

Động thái "sắp xếp bộ máy Bộ công an cộng sản Việt Nam" diễn ra trong bối cảnh bộ này vừa rúng động trước tin quan chức công an bị ghi nhận bảo kê đường dây ‘đánh bạc’ triệu đô được loan báo hồi tháng trước. Trong vụ này, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cựu tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, Bộ công an, "đã bị triệu tập nhiều lần". Cùng thời điểm, cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, người cũng là cục trưởng Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) thuộc Bộ công an, bị khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng để điều tra tội "Tổ chức đánh bạc".

Ngoài ra, liên quan đến vụ ông Vũ ‘Nhôm’, có suy đoán rằng một số nhân vật cấp cao trong ngành công an đang nằm trong tầm ngắm : Trung tướng, thứ Trưởng Bộ công an Bùi Văn Thành, Thượng tướng Trần Việt Tân (cựu thứ trưởng Bộ công an phụ trách tình báo đã nghỉ hưu, người bị cho là ký tên trong thẻ ngành công an của ông Vũ ‘Nhôm’.

Trên mạng xã hội ngày 2 tháng Tư có một số ý kiến đánh giá tin Bộ công an giải tán cấp tổng cục là "công cuộc đại phẫu" lực lượng này. Tuy vậy, ở chiều ngược lại, cũng có bình luận cho rằng động thái này thật sự không đem lại thay đổi gì đáng kể ngoài chuyện "mị dân". Vì vấn đề cấp bách là phải giảm thẩm quyền của Bộ này trong điều tra, tăng thẩm quyền của Viện Kiểm Sát lên tương ứng thì không thấy làm.

Trong một diễn biến khác, hồi đầu tháng Ba, 2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo Giao Thông dẫn lời : "Phải luôn bảo vệ, giữ gìn danh dự và uy tín của lực lượng công an, không để kẻ địch mua chuộc, lôi kéo, tấn công vào nội bộ ngành công an".

Ông Trọng cũng dặn dò lực lượng công an "luôn phải giữ mình trong sạch, vững vàng, không sa ngã trước sự mua chuộc, lôi kéo của các phần tử xấu, "lợi ích nhóm", không bị cám dỗ bởi những danh lợi tầm thường, không lợi dụng cương vị công tác của mình để làm phương hại đến lợi ích chung, lợi ích của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước và nhân dân".

Cũng cần nhắc lại, hồi tháng Chín, 2016, ông Trọng được ghi nhận trở thành tổng bí thư đầu tiên nắm cả đảng ủy Quân sự lẫn đảng ủy Công an trung ương.

Nhà báo tự do Huy Đức, tức blogger Trương Huy San bình luận trên trang cá nhân về tin Bộ công an cộng sản Việt Nam "không còn cấp tổng cục" : "Nhờ công ‘đóng’ hàng nghìn ‘ghế’ cấp cục trở lên, một bộ trưởng bộ công an từng được gọi là ‘ông thợ mộc’. Ông Hun Sen (Thủ tướng Campuchia) ban phát hơn 5,000 lon tướng cho thuộc cấp. Sao vạch không chỉ được dùng để củng cố lòng trung thành mà còn xây lũy, dựng thành cho tham nhũng. Tuy đây chưa phải là cải cách căn bản, nhưng đã là một bước đi quan trọng. Hy vọng số bị ‘tinh giản’ là ‘đúng người’ hy vọng từ nay, các nhà lãnh đạo cấp cao không đặt mình vào thế trở thành ‘con tin’ cho các tướng". (T.K.)

**************************

Bộ công an thay đổi lớn về tổ chức (CaliToday, 03/04/2018)

Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam vừa ban hành một nghị quyết quan trọng đối với ngành công an. Theo nghị quyết này, bộ máy ngành công an sẽ xóa sổ hoàn toàn những tầng nấc trung gian của lực lượng này. Sáu cấp tổng cục sẽ không còn, và hai cấp bộ tư lệnh sẽ bị hạ cấp.

congan3

Công an Việt Nam được coi là "thanh kiếm, lá chắn" để bảo toàn sự tồn vong cho chế độ độc tài Cộng sản. Ảnh : AFP

Theo nghị quyết của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, việc xóa sổ các cấp tổng cục và hạ cấp bộ tư lệnh là nhằm thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy trong ngành công an để cho "tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Sáu tổng cục hiện tại bao gồm : Tổng cục An ninh (Tổng cục 1), Tổng cục Cảnh sát (Tổng cục 2), Tổng cục Chính trị (Tổng cục 3), Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật (Tổng cục 4), Tổng cục Tình báo (Tổng cục 5), Tổng cục Cảnh sáng Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8).

Hai Bộ tư lệnh Cảnh vệ (K10) và Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (K20) cũng sẽ bị hạ cấp.

Cùng với đó, từ 126 cục sẽ tinh gọn còn thành 60 cục.

Trong một cuộc họp báo báo giữa tháng 1/2018, thứ trưởng Bộ công an Bùi Văn Nam cho biết sẽ hoàn thiện việc tinh gọn bộ máy trong năm 2018. Và việc tinh gọn này không chỉ ở cấp Bộ, mà còn xuống tận cấp tỉnh, thậm chí là cấp huyện. Có một chi tiết đáng chú ý là mô hình Sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì nay phải quay về trực thuộc phòng do công an tỉnh quản lý như trước đây.

Việc xóa bỏ cấp tổng cục và hạ cấp Bộ tư lệnh khiến cho nhiều tướng tá công an lo lắng cho số phận của mình. Những người trước đây đang là Tổng cục trưởng, tổng cục phó hay Cục trưởng, cục phó sẽ không biết được điều về ngồi ở vị trí nào. Hiện nay, trong Bộ công an có đến hơn 40 cấp trung tướng, thiếu tướng đang là tổng cục trưởng, tổng cục phó. Những người này sẽ lo lắng cho số phận của mình nhất. Vì đi kèm với việc mất chức kéo theo đó sẽ mất rất nhiều quyền lợi. Ngoài 40 cán bộ cấp trung tướng, thiếu tướng thì còn trên 300 cán bộ cấp vụ, cục phải được sắp xếp lại.

Chắc chắn những người bị "tinh giản" sẽ có một số phản ứng không hay khi quyền lợi của mình bị xâm phạm. Trong số này không tránh khỏi việc bị thanh trừng do không cùng phe cánh, không biết cách "chạy chọt" đúng chỗ.

Từ các tin tức mà chúng tôi thu thập được, để giải quyết số lượng tướng tá quá nhiều hiện nay, họ sẽ được điều chuyển về cấp tỉnh. Từ cấp tỉnh sẽ điều chuyển về cấp huyện. Từ cấp huyện sẽ điều chuyển về cấp xã. Sắp tới đây, chức vụ trưởng công an, phó công an xã sẽ do những sĩ quan được đào tạo bài bản phụ trách nhằm chuyên nghiệp hơn, không phải được đảm trách bởi những người không qua trường lớp công an.

Cũng trong tuần này, Chính phủ cộng sản Việt Nam cũng sẽ cho ý kiến về việc sửa đổi luật công an nhân dân.

Nếu trước đây quyền lực được phân bổ giàn trải cho nhiều tướng tá công an, thì nay nó được tập trung vào một số người. Việc kiểm soát kiểm lực lãnh đạo công an, một bộ được coi là siêu quyền lực trong bộ máy sẽ trở nên nan giải.

Cũng trong tuần này, Chính phủ cộng sản Việt Nam sẽ cho ý kiến về việc sửa đổi luật công an nhân dân.

Với những thay đổi lớn trong cơ cấu bộ máy ngành công an chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của các tướng tá. Để tranh giành các chức vụ của nhau, sắp tới đây chắc chắn sẽ có những màn đấu đá rất hay trong Bộ công an.

Người Quan Sát

Published in Việt Nam

2018 quả là một năm "thay máu" đối với ngành công an đang nổ ra nhiều vụ bê bối và phải chịu quá nhiều tai tiếng.

congan1

Trong khi giao Đảng ủy Công an trung ương xây dựng Đề án 106 về "cải tổ" ngành công an, ông Nguyễn Phú Trọng lại không đả động gì đến bộ máy hiện hữu của Bộ quốc phòng. Ảnh : QĐND

Nghị quyết trên dựa trên cơ sở đề án cùng tên (Đề án 106) của Đảng ủy Công an trung ương. Như vậy, đây là quyết định cuối cùng của Tổng bí thư Trọng về bộ máy và rất có thể về cả một danh sách dài nhân sự chủ chốt của ngành công an, sẽ được triển khai ngay sau Hội nghị trung ương 7 - có thể diễn ra ngay trong tháng Tư năm 2018 thay vì vào tháng Năm như dự kiến.

Cấp tổng cục ở Bộ công an hình thành từ năm 1980. Sau khi lên đến tám tổng cục năm 2009, Bộ công an thu gọn còn sáu tổng cục vào năm 2014. Ngoài ra còn có hai bộ tư lệnh riêng cho cảnh sát cơ động và cảnh vệ - cũng tương đương tổng cục. Trong mỗi đơn vị cấp tổng cục lại có nhiều cục. Dưới các cục là rất nhiều phòng.

Chi tiết đáng chú ý là bản nghị quyết của Bộ chính trị đã không chấp nhận dự thảo có cả phương án giữ lại hai đầu mối nòng cốt là Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục An ninh, mà là "bỏ hết" 6 tổng cục hiện thời, không những thế còn hạ cấp hai bộ tư lệnh. Về bộ máy, từ 126 đơn vị cấp cục và tương đương sẽ giải thể, sáp nhập chỉ còn khoảng 60, tức giảm hơn phân nửa.

Từ cuối năm 2017, đã lan tỏa tin tức về khả năng ông Nguyễn Phú Trọng đang tính đến khả năng "cải tổ" Bộ công an Việt Nam. Theo đó, một đề án về sắp xếp lại bộ này đã được chuẩn bị, nhiều tổng cục vốn tồn tại như một cấp trung gian sẽ bị hủy bỏ vai trò của chúng, kéo theo ghế và bổng lộc của nhiều quan chức công an sẽ không còn nữa.

Sau tết nguyên đán năm 2018, thông tin về đề án "cải tổ Bộ công an" càng hiện ra rõ hơn cùng lộ trình cụ thể là đề án này có thể được hoàn tất trước Hội nghị trung ương 7, để hội nghị này sẽ "chốt" kế hoạch sắp xếp lại Bộ công an và kế hoạch nhân sự đi kèm, kể cả những nhân sự cao cấp nhất của Bộ công an.

Vào đầu năm 2018, hai vụ liên tiếp bắt sĩ quan cao cấp của Bộ công an - Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ (tức đại gia Vũ "Nhôm") và Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Hóa - cho thấy đòn "chống tham nhũng" của Tổng Bí thư Trọng đã giáng thẳng vào cơ quan bộ vẫn được xem là "bất khả xâm phạm" này.

Bộ công an - một tổ chức quyền lực hoặc siêu quyền lực - nhưng đang có tướng công an bị bắt và được Tổng Bí thư Trọng chủ trương công khai cho báo chí và dư luận theo cách "vạch áo cho người xem lưng", rất có thể sẽ bị ông Trọng tiến hành "thay máu" trong thời gian tới.

Cũng xuất hiện ngày càng dày hơn những đồn đoán và tin tức chưa kiểm chứng về một vài lãnh đạo cao cấp của Bộ công an sẽ phải "ra đi" trước hay trong Hội nghị trung ương 7. Cơ sở của tin tức này trở nên có chân đứng hơn khi đồng thời xảy ra ba vụ Phan Văn Anh Vũ, Nguyễn Thanh Hóa và AVG mà ít nhất sẽ liên quan đến trách nhiệm quản lý cán bộ và ký tá của lãnh đạo Bộ công an.

Dù vẫn còn giữ vai trò "thanh kiếm và lá chắn bảo vệ đảng", nhưng Bộ công an đã lộ ra những dấu hiệu bị giảm sút nghiêm trọng đặc quyền "bất khả xâm phạm", nếu so sánh thực trạng của cơ quan này với Bộ quốc phòng và Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo).

Trong khi đó, Bộ quốc phòng của tướng Ngô Xuân Lịch có vẻ ít được "nhắc nhở" hơn.

Một vấn đề đáng chú ý và mổ xẻ là trong khi giao Đảng ủy Công an trung ương xây dựng Đề án 106 về "cải tổ" ngành công an, ông Nguyễn Phú Trọng lại không đả động gì đến bộ máy hiện hữu của Bộ quốc phòng.

Do đó trong tương lai gần có thể xảy ra một sự bất xứng rất lớn giữa hai bộ máy "thanh kiếm và lá chắn bảo vệ đảng" trên : trong khi Bộ công an mất toàn bộ cấp tổng cục thì Bộ quốc phòng vẫn được giữ nguyên Tổng cục Chính trị, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.

Vào cuối tháng Ba năm 2018, Bộ quốc phòng bất ngờ chủ động thông tin về "Út trọc" - một sỹ quan cấp thượng tá quân đội và cũng được xem là một đại gia như Vũ "Nhôm".

"Về quan điểm, Bộ quốc phòng sẽ là cơ quan đi đầu trong việc xử lý tất cả những vụ việc tiêu cực trong nội bộ sớm nhất và cương quyết nhất, chứ không có du di" - Cục trưởng Cục Tuyên huấn Nguyễn Văn Đức trả lời báo chí một cách mạnh bạo và rất tự tin. Biểu cảm trả lời như vậy là khác hẳn cách nói đều đều buồn ngủ và cực kỳ dè dặt của Đại tá Đức trong các cuộc họp báo trước đó.

Ý chí "Bộ quốc phòng sẽ là cơ quan đi đầu" trên đã thêm một lần nữa phác ra bức tranh vai trò của Bộ quốc phòng bên cạnh tổng bí thư đang được nâng lên đáng kể, ngược chiều với cảnh tượng sa sút và bị thất sủng của Bộ công an.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : CaliToday, 02/04/2018

***********************

Bộ công an cải tổ đột phá, giải thể nhiều tổng cục (VOA, 02/04/2018)

Bộ công an Vit Nam ti đây gii th toàn b 6 tng cc và h cp 2 b tư lnh trong khuôn kh mt cuc ci t va được Bộ chính trị Đảng cộng sản phê duyt, theo các báo trong nước hôm 2/4.

congan2

Bộ chính trị đảng cộng sản mi phê chun đ án ci tổ Bộ công an Vit Nam

Tường thut ca các báo cho hay Bộ chính trị mi ban hành ngh quyết chun thun đ án ca Bộ công an v sp xếp li và làm tinh gn các lc lượng ca b. Theo đ án, b s "gim trit đ tng nc trung gian", trong đó, bước đi được chính người trong ngành công an xem là đt phá, theo các báo, là việc "b hn cp tng cc".

Đề án ci t đã được ngành công an xây dng trong sut 2 năm qua, k t sau đi hôi đng ln th 12. Mc tiêu ca vic ci t là nhm nâng cao hiu qu hot đng ca các lc lượng công an trong "công tác phòng nga, làm thất bi mi âm mưu, hot đng ca các thế lc thù đch và các loi ti phm", theo các báo.

Nhà nước Vit Nam thường dùng khái nim "thế lc thù đch" đ ch mt din rng nhng người hoc t chc lên tiếng ch trích hoc có hành đng chng li đng cng sn và chính quyn Vit Nam.

Sáu tổng cc ca Bộ công an hin qun lý các lc lượng an ninh, cnh sát, tình báo, tuyên truyn, hu cn và k thut. Hai b tư lnh được nhc đến nm cnh sát cơ đng và cnh v.

Các báo nói việc xóa b các tng cc và h cp 2 bộ tư lnh s kéo theo vic gii th hàng chc đơn v cp thp hơn như các cc tham mưu, hu cn, và chính tr, v.v… Các ngun tin Bộ công an cho các báo hay s lượng đơn v cp cc và tương đương s gim hơn mt na, còn khong 60 t mc 126 hin nay, sau quá trình giải th, sáp nhp.

VOA cố gng liên lc vi Thiếu tướng Lương Tam Quang, phát ngôn viên ca Bộ công an, đ tìm hiu thêm v vn đ này, nhưng ông không hi đáp.

Một viên tướng công an đã v hưu không mun nêu tên nói vi VOA rng cuc ci cách sắp được thc hin s "tăng sc mnh cho các đơn v chiến đu trc tiếp và các đơn v nghip v". V tướng cũng bình lun thêm rng cuc ci cách này "có tính lch s" và "có tác đng sâu, rng".

Báo chí trong nước dn các ngun tin n danh ti Bộ công an cho hay đối vi lượng người "dôi dư" sau quá trình làm tinh gn b máy, b có hướng x lý là s "điu chuyn nhiu cán b trung ương xung tnh, tăng cường cán b tnh xung huyn và chuyn t huyn xung xã".

Việc sp xếp cán b dôi dư s có l trình vi mc quan trng là năm 2021, theo các báo, tuy nhiên h không nói c th liu đó có phi là mc kết thúc vic ci t hay không.

Cũng không có số liu cho biết Bộ công an hin có tng cng bao nhiêu người và s ct gim được ngn nào t con s hin nay. Mt s ước tính không chính thc cho rng hin ti có khong 600.000 người làm vic cho ngành công an.

Thông tin trên báo chí trong nước cho thy b máy công an đã "phình to" trong giai đon t khong năm 2009 đến 2014, thi ông Nguyn Tn Dũng là th tướng.

Tổng Bí thư Đảng cộng sản Nguyn Phú Trng, người nm quyn lãnh đo cao nht theo cơ cu chính tr Vit Nam, ti các hi ngh khác nhau ca đng đã nhiu ln khng đnh ông cũng ưu tiên làm tinh gn b máy nhà nước không kém gì vic chng tham nhũng.

Các báo cho rằng vic gii th, sp xếp li mt din rng các đơn v trong Bộ công an s "tác đng trc tiếp" ti hàng chc sĩ quan cp tướng gi v trí tng cc trưởng, tng cc phó, cc trưởng, cũng như rt nhiu sĩ quan cp tá ti các cc và các phòng.

Published in Diễn đàn
Trang 3 đến 3