Giải thích của Bộ Công an về việc người Trung Quốc tràn sang chưa thuyết phục dân !
Diễm Thi, RFA, 06/08/2020
Hàng trăm người Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhập cảnh trái phép vào Việt Nam mấy tháng qua khiến dư luận thắc mắc mục đích vào Việt Nam của họ. Đa số các ý kiến trên mạng xã hội nêu ra đều đề cập đến kinh tế, chính trị, dịch bệnh, mưu đồ Hán hóa người Việt…
Nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, có kế hoạch vào Thành phố Hồ Chí Minh đã bị lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai bắt giữ. Ảnh : N.H. (Thanh Niên)
Để trả lời những thắc mắc này, chiều ngày 3/8 năm 2020, tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, cho biết :
"Liên quan đến người nhập cảnh thì có hai loại : Thứ nhất là người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam bất hợp pháp, không có visa vào. Thứ hai là số bà con ta đi lao động, làm việc ở các nước láng giềng trở lại. Vì sao lại có chuyện người ta trở lại hoặc người Trung Quốc đến như thế ?
Vì hiện nay Trung Quốc có thiên tai liên tục, dịch bệnh Covid trở lại. Chúng ta lại tuyên truyền rằng Việt Nam là điểm đến rất an toàn, thế là có một lượng người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam. Một số nhập cảnh để tìm việc ở một số địa phương ở Việt Nam. Một số thì đi du lịch. Một số nữa thì qua Việt Nam rồi sang Campuchia đánh bài vì Campuchia mở lại sòng bài. Số này tương đối nhiều".
Nhiều người tại Việt Nam cho rằng họ không thấy thuyết phục về hai nguyên nhân chính mà ông Tô Ân Xô nêu ra về việc khiến hàng trăm người Trung Quốc nhập cảnh lậu vào Việt Nam. Đó là vì Việt Nam an toàn và chỉ để qua Campuchia đánh bài.
Đối với lý do người Trung Quốc chỉ sang du lịch, tìm việc làm thì đó không khiến người dân trong nước quá lo ngại. Họ lo ngại những âm mưu phía sau mà chỉ có phía chính quyền Việt Nam mới có khả năng tìm hiểu và có thẩm quyền đưa thông tin ra cho dân chúng.
Nhà báo Đường Văn Thái nhận xét về phát biểu của Thiếu tướng công an Tô Ân Xô như vừa nêu :
"Ông Tô Ân Xô nói trên mặt pháp lý của cơ quan công an. Cái đấy cũng đúng nhưng chỉ là cái biện minh thôi. Thực tế người Trung Quốc họ rất là thâm và họ muốn xâm chiếm Việt Nam một cách gọi là "xâm lược mềm". Không phải chuyện họ đến làm ăn kinh doanh đơn thuần mà họ sẽ Hán hóa dân tộc thiểu số Trung Quốc cũng như người Việt mình.
Khi tôi còn làm báo, lên khu vực Bauxite Tây Nguyên điều tra thì tôi biết số lượng thống kê là hơn 3.400 trẻ em Việt lai Trung Quốc. Đó là sự xâm lược mềm rất lớn của Trung Quốc".
Từ đầu năm 2009, thông tin về lượng công nhân Trung Quốc đông đảo tại hai tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông chuẩn bị cho việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên của chính phủ Việt Nam đã khiến dư luận quan ngại.
Tại buổi tọa đàm về việc này do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức vào ngày 27 tháng 3 năm 2009, các nhà thầu Việt Nam cho rằng hầu như các dự án lớn đều rơi vào tay Trung Quốc. Khi Trung Quốc thắng thầu thì họ đưa máy móc, thiết bị và công nhân của họ sang để thực hiện công trình.
Ông Nguyễn Công Lục, Vụ trưởng Kinh tế ngành, thuộc Văn phòng chính phủ xác nhận tại buổi tọa đàm rằng, ông từng đến thăm một công trình xây dựng nhiệt điện ở Quảng Ninh. Thực tế cho thấy chỉ riêng tại công trình đó có hơn 2000 công nhân Trung Quốc.
Nhà hàng của người Trung Quốc ở Nha Trang. Ảnh chụp tháng 2 năm 2020. Reuters
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nêu quan điểm của ông là chính phủ Việt Nam phải ngăn chặn các nguy cơ ngay lập tức bằng cách ngăn chặn người Trung Quốc vào Việt Nam. Điều ông lo ngại nhất là âm mưu Hán hóa người Việt, nhưng ông Tô Ân Xô không nói đến.
"Theo tôi thì tình hình Trung Quốc bây giờ rối ren mà lại bị chiến tranh thương mại với Tây phương nên dân thất nghiệp bên Trung Quốc ngày càng tăng. Thêm vào đó là lũ lụt làm trôi nhà cửa nên họ qua Việt Nam tìm việc và tìm cách cư trú luôn.
Tôi nghĩ Việt Nam phải rất là cảnh giác và phải tìm cách chận đứng tất cả những khả năng xâm nhập ngày càng đông của người Trung Quốc sang Việt Nam. Chính phủ phải đặt ưu tiên trừng phạt những người Việt Nam tìm cách giúp đỡ hoặc lấy tiền của người Trung Quốc để đưa đường chỉ lối cho họ vào Việt Nam".
Ngoài chuyện người Trung Quốc nhập cư lậu, chuyện người Trung Quốc cư trú hợp pháp rồi mua bất động sản Việt Nam cũng được nói tới tại các kỳ họp quốc hội.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội luật gia Thành phố Hồ Chí Minh từng nói với RFA rằng, dù chưa có một cơ quan chức năng nào có thể cung cấp số liệu thống kê việc người nước ngoài mua nhà đất tại Việt Nam bởi vì họ không có đăng ký. Nhưng theo thống kê sơ bộ thì có 31% người Trung Quốc mua đất dọc bờ biển miền Trung. Con số này cho thấy nhu cầu đầu tư của người Trung Quốc nói riêng và nhà đầu tư vào thị trường bất động sản tại Việt Nam là có thật.
Thiếu tướng Tô Ân Xô xác nhận tại buổi họp báo hôm 3/8 vừa qua số lượng người Trung Quốc nhập lậu vào các tỉnh thành Việt Nam trong thời gian qua :
"Từ đầu năm đến nay, tại 27/63 địa phương của cả nước có người Trung Quốc nhập cảnh trái phép với tổng số là 504 người. Ví dụ ở An Giang là 44 trường hợp ; Bắc Ninh là 35 ; Đà Nẵng là 78 ; Thành phố Hồ Chí Minh là 12 ; Lai Châu là 36 ; Lạng Sơn là 29 ; Quảng Ninh là 126 và Tây Ninh là 32…
Từ tháng 6 đến nay, công an và biên phòng các địa phương đã phát hiện 21 vụ với 177 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Đã khởi tố 5 vụ với 19 đối tượng Việt Nam và một đối tượng người Trung Quốc về hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép".
Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang, thành phố có lượng người Trung Quốc lớn, nhận định :
"Chuyện người Trung Quốc sang Việt Nam hoạt động tình báo về quân sự, chính trị, kinh tế… thì rất khó biết, trừ khi an ninh Việt Nam công bố.
Ngoài ra thì người Trung Quốc sang tìm phương kế làm ăn ở Nha Trang cũng nhiều. Chủ yếu là cho thuê bao khách sạn cho các tour du lịch của Trung Quốc, rồi họ thuê mặt bằng mở nhà hàng. Tỷ lệ cao nhất vẫn là du khách, số ở lì chủ yếu là làm ăn.
Nó sang đây làm ăn là nó cướp của mình. Đáng lẽ người Việt Nam ở đây phải là người được hưởng lợi hoạt động du lịch đó. Đằng này người Trung Quốc sang họ làm khép kín luôn. Không đến lượt người Việt Nam".
Theo nhà báo Võ Văn Tạo, âm mưu Hán hóa Việt Nam có thể là âm mưu lâu dài của ban lãnh đạo Trung Quốc nhưng chính phủ Trung Quốc không dám vận động người dân một cách lộ liễu. Nếu có ý đồ thì họ cũng bật đèn xanh rồi họ kệ. Có việc gì cứ trao trả về lại Trung Quốc là xong.
Cái nguy hiểm là người Trung Quốc lấy vợ Việt Nam, sinh con đẻ cái thì sẽ có một thế hệ mà Việt Nam không thể nào trục xuất được.
Mới chiều ngày 5/8 năm 2020, Công an tỉnh Lào Cai trao trả 2 đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc tổ chức đưa người vượt biên sang Việt Nam về lại Trung Quốc, theo yêu cầu của nước này. Trước đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu khởi tố tất cả trường hợp nhập cảnh và lưu trú trái phép, đặc biệt với các đường dây tổ chức đưa người nước ngoài vào Việt Nam.
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 06/08/2020
**********************
Thành phố Hồ Chí Minh điều tra 2 đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép
RFA, 07/08/2020
Cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) vừa phát hiện 2 đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào thành phố.
Những người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị phát hiện. Courtesy Ministry of Public Security
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thông tin vừa nêu cho báo chí, tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 sáng 7/8/2020 và cho biết hiện cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra, khởi tố.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, 2 đường dây vừa nêu bị phát hiện khi công an bắt giữ 123 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép... Những người này sau đó đã được cách ly tập trung và xét nghiệm đều có kết quả âm tính.
Thời gian qua, cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện nhiều trường hợp đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam từ các nước láng giềng. Theo truyền thông trong nước, chủ yếu là người Trung Quốc ‘nhập cảnh bất hợp pháp, trốn cách ly’ bằng đường bộ qua các tỉnh giáp biên giới, nhiều nhất là biên giới phía bắc.
Theo Bộ Công an Việt Nam, hiện có 27/63 tỉnh thành của Việt Nam có người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, với tổng số là 504 người, tính từ đầu năm 2020 đến nay. Đơn cử như : An Giang có 4 trường hợp, Bắc Ninh có 35, Đà Nẵng có 78, thành phố Hồ Chí Minh là hơn 123 người, Lai Châu có 36, Lạng Sơn có 29, Quảng Ninh 126 và Tây Ninh là 32 người.
Nguồn : RFA, 07/08/2020
Việt Nam : Facebooker bị tuyên án 5 năm tù vì "nói xấu chế độ" (RFI, 29/04/2020)
Theo AFP, trong bối cảnh chính quyền Việt Nam gia tăng trấn áp các mạng xã hội, một thanh niên 24 tuổi bị tuyên án 5 năm tù vì chia sẻ trên Facebook những thông tin bị xem là "nói xấu'' chế độ cộng sản.
Ông Phan Công Hải tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: NTV
Phiên xử diễn ra vào ngày 28/04/2020 tại Nghệ An. Người bị tuyên án là ông Phan Công Hải, 24 tuổi, thường trú tại xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Báo chí chính thức cho hay, qua Facebook với các tài khoản như "Hùng Manh", "Người Việt xấu xí", "David Nguyễn", ông Phan Công Hải đã phổ biến các thông tin bị xem là "nói xấu chế độ". Hành động của ông Hải bị tòa án Việt Nam khép vào tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Hãng tin AFP cho biết ông Phan Công Hải, 24 tuổi, đã dùng Facebook để đăng tải các bài viết ủng hộ các nhà hoạt động bị bỏ tù vì biểu tình phản đối cách chính phủ xử lý vụ Formosa xả chất độc ra biển ở miền Trung Việt Nam năm 2016, cũng như nhiều vấn đề gây tranh cãi khác.
Theo thông tin từ hai tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) và Human Right Watch (HRW), khoảng 10% tù nhân chính trị tại Việt Nam bị phạt tù do các hoạt động truyền thông trên Facebook.
Trước vụ án Phan Công Hải, AFP cho biết hôm 27/04, một Facebooker khác là ông Chung Hoàng Chương, 43 tuổi, bị một tòa án ở Cần Thơ kết án 18 tháng tù, vì chia sẻ thông tin cũng được gọi là "chống chế độ". Thông tin nói trên liên quan đến vụ an ninh bất ngờ tấn công vào xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, trong đêm 08/1 qua sáng ngày 09/01/2020. Trong vụ này có ba công an thiệt mạng. Cụ Lê Đình Kình, dân làng Đồng Tâm, người đứng đầu các hoạt động phản đối cưỡng chế đất, bị tử thương. Vụ tấn công bị lên án mạnh trong một bộ phận công luận Việt Nam.
Vẫn liên quan đến Facebook, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch hồi tuần trước đã tố cáo mạng xã hội này đã "đồng lõa" với chính quyền Việt Nam khi chấp nhận kiểm duyệt các nội dung bị coi là "bất hợp pháp". Theo HRW, đây là ''một tiền lệ xấu'' mở đường cho việc chính quyền Việt Nam siết chặt tự do ngôn luận trên các mạng xã hội.
Tú Anh
******************
Việt Nam buộc một công ty Trung Quốc phá bỏ công trình giống ‘đường lưỡi bò’ (VOA, 29/04/2020)
Một công ty của Trung Quốc có trụ sở ở Hải Phòng vừa bị nhà chức trách thành phố này yêu cầu phá bỏ mô hình giống "đường lưỡi bò", tức là đường chín đoạn mà Bắc Kinh vẽ lên bản đồ Biển Đông để đơn phương tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ vùng biển này.
Hình ảnh từ vệ tinh của Google Map cho thấy công trình trong khuôn viên khu công nghiệp An Dương của Cty TNHNN Thâm Việt (Trung Quốc) ở Hải Phòng giống với "đường lưỡi bò". (Ảnh chụp màn hình VnExpress)
Các báo chính thống của Việt Nam hôm 28/4 cho biết giới chức thành phố Hải Phòng đã phối hợp với Ban quản lý Khu công nghiệp An Dương phá bỏ công trình xây dựng được cho là sai quy hoạch trong khuôn viên của khu này ở xã Hồng Phong, huyện An Dương.
Theo những hình ảnh từ vệ tinh mà VnExpress, Thanh Niên và Tuổi Trẻ đăng tải, công trình xây dựng trong khuôn viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Thâm Việt của Trung Quốc ở khu công nghiệp này "có hình thù giống với đường lưỡi bò".
Công trình nằm trên phần đất quy hoạch công viên cây xanh trong khu công nghiệp An Dương, được lập bằng lối đi lát gạch bao quanh một hồ nước nhân tạo, theo Tuổi Trẻ.
"Toàn bộ mô hình này đã bị phá bỏ", một lãnh đạo UBND huyện An Dương nói với Thanh Niên và cho biết cơ quan chức năng tiếp tục rà xoát các quy định để xử lý vi phạm của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thâm Việt, hiện là chủ đầu tư của khu công nghiệp An Dương với số vốn 175 triệu USD.
Tháng 10 năm ngoái, Hải quan Hải Phòng đã phát hiện 7 chiếc xe ô tô sản xuất ở Trung Quốc có gắn thiết bị định vị với bản đồ có "đường lưỡi bò" nhập khẩu vào Việt Nam tại cảng Đình Vũ.
Cùng thời gian đó, một chiếc xe ô tô Wolkswagen của Đức được đưa từ Trung Quốc vào triển lãm ở Việt Nam cũng bị phát hiện có gắn phần mềm với hình ảnh "đường lưỡi bò".
Cũng trong năm ngoái, Việt Nam ra lệnh cho các rạp chiếu phim ngừng chiếu một bộ phim hoạt hình của DreamWorks Animation trong đó có hình "đường chín đoạn".
Trước đây, Trung Quốc đã tìm cách đưa hình ảnh "đường lưỡi bò" vào bản đồ trên các quả địa cầu nhựa, bị phát hiện ở Anh, hay trên áo của các du khách Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam.
Tuyên bố "đường lưỡi bò" hay "đường chín đoạn" của Trung Quốc trên vùng Biển Đông bị tòa trọng tài quốc tế ở La Haye bác bỏ năm 2016 trong một vụ kiện của Philippines. Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn phủ nhận phán quyết này.
******************
Bổ nhiệm hàng loạt các lãnh đạo Bộ Công an (RFA, 39/04/2020)
Bộ Công an Việt Nam có thêm hai thứ trưởng gồm Thiếu tướng Lê Quốc Hùng và Lê Tấn Tới.
Thiếu tướng Lê Tấn Tới và Lê Quốc Hùng vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an - Ảnh : tienphong.vn/ RFA edit
Theo tin từ truyền thông trong nước loan đi ngày 29/4, ông Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, sinh năm 1966, từng là Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện đang là Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an trong Quyết định 589 của Thủ tướng Chính phủ.
Còn ông Thiếu tướng Lê Tấn Tới, sinh năm 1969, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, từng giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu được bổ nhiệm tại Quyết định 595.
Ngoài ra, quyền Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân được trao cho ông Thiếu tướng Vũ Văn Kha, phụ trách Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng.
Ông Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Chủ nhiệm kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam được giao chức vụ Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ Quốc phòng.
Trong hai ngày 28-29/4, Bộ Công an công bố các quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên ; đồng thời bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an các tỉnh Lai Châu, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Đắk Nông.
Vẫn tin liên quan, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an vào chiều ngày 28/4 đã trao quyết định của Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội về việc sáp nhập Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II vào Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I.
Trong khi đó, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công an cũng tổ chức buổi lễ công bố quyết định sáp nhập các Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 3, Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 5 và cơ sở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 6 vào Trường cao đẳng Cảnh sát nhân dân II trong ngày 27/4.
******************
Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội thừa nhận thiếu sót trong tham mưu vụ Đồng Tâm (RFA, 29/04/2020)
Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội thừa nhận công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết các vụ việc phát sinh trong nhân dân chưa sát, còn hạn chế, như vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm.
Sáng sớm ngày 9/1/2020, chính quyền Hà Nội đã huy động cảnh sát cơ động có trang bị vũ khí đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, trấn áp, bắt giữ một số người dân bị cơ quan chức năng cho là chống đối. File photo
Truyền thông trong nước loan tin trích lời ông Phạm Hải Hoa, Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, cho biết tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ ngày 28/4.
Theo lời ông Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, nguyên nhân là vì "việc dự báo tình hình nhân dân, đặc biệt là ở những địa bàn phức tạp, nhạy cảm là chưa kịp thời, chưa sâu sát".
Ngoài ra, công tác dân vận của hệ thống chính trị được ông Hoa nhận định có nơi chưa đồng bộ ; việc xử lý các vấn đề phức tạp, phát sinh trong nhân dân có lúc, có nơi còn lúng túng về thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể ; việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, khiếu nại, kiến nghị, tố cáo của người dân có lúc chưa kịp thời, dứt điểm, để vụ việc kéo dài.
Nói tại buổi họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định Hà Nội là đô thị đặc biệt, đang trong bối cảnh đô thị hóa rất nhanh nên yêu cầu để không có những vấn đề phức tạp, nảy sinh là rất khó.
Vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Sênh, Mỹ Đức xảy ra giữa người dân Thôn Hoành và chính quyền diễn ra từ nhiều năm. Trái với quan điểm của người dân cho rằng khu đất là đất nông nghiệp được người dân canh tác từ hơn chục năm, chính quyền Hà Nội nói toàn bộ là đất quân sự.
Đỉnh điểm của vụ việc xảy ra vào rạng sáng 9/1/2020 khi hàng ngàn cảnh sát cơ động có vũ khí tràn vào Thôn Hoành trấn áp bạo lực gia đình cụ Lê Đình Kình, trưởng nhóm người khiếu kiện đất. Vụ đụng độ khiến cụ Kình bị bắn chết và cho đến nay có 29 người bị bắt trong vụ này. Phía lực lượng công an có 3 người thiệt mạng.
******************
Tỷ phú Việt Nam tặng Philippines 750.000 khẩu trang, PPE (VOA, 30/04/2020)
Một doanh nhân người Việt đã tặng hơn 750.000 khẩu trang và thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) cho Philippines để hỗ trợ Manila trong nỗ lực kiềm hãm sự lây lan của dịch Covid-19 mà cho tới nay đã lây nhiễm gần 8.000 người Philippines.
Nhân viên y tế Philippines chúc mừng bé sơ sinh 16 ngày hồi phục sau Covid-19 khi bé xuất viên tại Bệnh viện Nhi Đồng Quốc gia ở Quezon city, Manila, Philippines ngày 28/4/2020. (AP Photo/Aaron Favila)
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jr. hôm 29/4 đã nhận được 750.000 mặt nạ và 16.500 bộ PPE từ Henry Serrano Nguyen, quý tử và đại diện của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn, trong một buổi lễ bàn giao, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết trong một tuyên bố.
Tờ Inquirer của Global Nation đưa tin vị mạnh thường quân đã thuê một chuyến bay riêng để mang vật tư y tế đến Philippines, với sự hỗ trợ của Bộ Tài chính, Cục Hải quan và các cơ quan chính phủ khác.
Ngoại trưởng Locsin bày tỏ cảm kích về sự hào phóng của doanh nhân Việt Nam, và nói rằng sự đóng góp của ông Hạnh Nguyễn là rất cần thiết cho các nỗ lực của chính phủ Philippines chống dịch do virus Covid-19 gây ra.
Tính cho đến thứ ba 29/4, Philippines có tổng cộng 7.958 ca nhiễm, 530 ca tử vong và 975 người phục hồi.
Trong khi đó Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm corona thấp nhất thế giới. Tính tới ngày 20/4, Việt Nam chỉ có 268 ca nhiễm được xác nhận với 207 người phục hồi.
Ông Hạnh Nguyễn, người được báo chí trong nước gọi là "Vua hàng hiệu", là Việt kiều có quốc tịch Mỹ. Ông đã từng kinh doanh ở Philippines, và người vợ đầu tiên của ông, bà Cristina Serrano là cháu họ của bà Imelda Marcos, phu nhân Tổng thống Marcos.
Hiện ông là Chủ tịch của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Imex Pan Pacific Group - IPP Group), nhà phân phối nhiều thương hiệu do tập đoàn LVMH sở hữu, như Louis Vuitton, Christian Dior, Hermes, Marc Jacobs, Hennessy.
Gia đình ông Hạnh Nguyễn còn sở hữu chuỗi cửa hàng miễn thuế tại các sân bay.
Gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn có tên trong "Danh sách 20 gia đình kinh doanh hàng đầu Việt Nam" do Forbes-Việt Nam công bố vào tháng 2/2019.
Mới đây, gia đình nhà tỷ phú Hạnh Nguyễn cũng gây nhiều chú ý trong và ngoài nước khi thuê bao cả một chuyên cơ để đưa ái nữ Thảo Tiên từ London về nước sau khi Thảo Tiên bị phơi nhiễm Covid-19 khi đến dự các show trình diễn thời trang ở Milan, Paris và London và gặp "bệnh nhân số 17" của Việt Nam tại những nơi này.
Công an Thành phố Hồ Chí Minh họp báo về việc bắn chết Tuấn ‘khỉ’ (RFA, 14/02/2020)
Chiều ngày 14/2/2020, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang - Phó giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận thông tin nghi can Lê Quốc Tuấn, người gây ra 2 vụ xả súng khiến 6 người thương vong bị tiêu diệt vào tối 13/2 tại một ngôi nhà hoang ở huyện Hóc Môn.
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang tại buổi họp báo về vụ Tuấn 'khỉ' Courtesy of Doanh Nhân Trẻ - RFA edited
Xác nhận của phó giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh được đưa ra tại cuộc họp báo thông tin về việc lực lượng công an triệt hạ được Lê Quốc Tuấn, tự Tuấn ‘Khỉ’. Người này đã dùng súng AK giết chết 4 người tại một sòng bạc hôm 29/1 rồi bỏ trốn.
Theo ông Quang, trong quá trình truy bắt, nghi can Tuấn dùng súng AK chống trả quyết liệt vừa di chuyển để trốn.
Nghi can Tuấn được cho là đã bắn về phía lực lượng chức năng 3 phát, trong đó có 1 phát bị lép không nổ. Trước tình hình đó lực lượng công an đã nổ súng tiêu diệt.
Về khẩu súng AK mà Tuấn sử Dụng, ông Nguyễn Sỹ Quang cho biết Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin đầy đủ trước đó, đó là khẩu súng này không phải từ kho của Công an quận, huyện hay các đơn vị chiến đấu Thành phố.
Lê Quốc Tuấn tự Tuấn Khỉ sinh năm 1987, trước khi gây án mang hàm Thượng úy, làm việc tại Nhà tạm giữ Công an quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tin từ VnExpress loan đi ngày 13/2 nói rõ Lê Quốc Tuấn, biệt danh ‘Tuấn khỉ’, 33 tuổi, bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Cục Cảnh sát Hình sự (C02, Bộ Công an) và nhiều lực lượng vây bắt tại khu vực Cầu Xáng, xã Tân Thạnh Đông, Hóc Môn. Lê Quốc Tuấn đã chống trả nên bị bắn chết và tịch thu vũ khí.
Hôm 29/1, Lê Quốc Tuấn và Lê Quốc Minh (tức Si Đa, 27 tuổi, em họ Tuấn) đến sòng bạc ấp 5, xã Tân Thạnh Đông (huyện Củ Chi) lắc tài xỉu. Khi xảy ra mâu thuẫn, Lê Quốc Tuấn về nhà lấy súng AK bắn chết 4 người và làm một người khác bị thương (hiện đã qua nguy hiểm) để cướp xe máy chạy trốn ngay sau đó.
Gây án xong, Tuấn lấy khoảng 1 tỷ đồng và xe SH bỏ trốn khỏi hiện trường.
Sau khi đưa tiền cho Phạm Thanh Tâm (tức Tý Bà Dòm, 33 tuổi), Tuấn tiếp tục cướp xe Nouvo của 1 người phụ nữ để chạy trốn. Không dừng lại, sau đó hắn chặn cướp xe Wave của 1 người đàn ông sau khi bắn chết nạn nhân.
Bộ Công an Việt Nam và Công an Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp điều một lực lượng được gồm 500 cảnh sát đến bao vây khu vực có nhiều kênh rạch, cây cối rậm rạp tại ấp Bốn Phú, xã Trung An, để truy lùng Lê Quốc Tuấn.
Cuộc bố ráp kéo dài nhiều ngày mà vẫn không bắt được Lê Quốc Tuấn ; và Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phối hợp với các tỉnh lân cận gồm Bình Dương, Long An, Tây Ninh và nhiều tỉnh thành để truy lùng hung thủ.
Tin mới nhất từ báo Người Lao Động cho biết liên quan vụ Lê Quốc Tuấn vừa nêu, Công an Thành phố Hồ Chí Minhđã ra lệnh bắt tạm giam 11 người với tội danh ‘tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có’ và 2 người với tội ‘tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng’
*******************
Tuấn ‘Khỉ’ bị cảnh sát bắn chết sau hai tuần lẩn trốn (RFA, 13/02/2020)
Lê Quốc Tuấn, thượng úy Công an Quận 11, nghi can bắn chết 5 người tại một sòng bạc ở Củ Chi cuối tháng trước, cuối cùng bị cảnh sát bắn chết vào đêm ngày 13 tháng 2.
Cảnh sát phong tỏa đường vào khu vực Tuấn Khỉ Courtesy of VnExpress - RFA edited
Tin từ VnExpress loan đi nói rõ Lê Quốc Tuấn, biệt danh ‘Tuấn khỉ’, 33 tuổi, bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Cục Cảnh sát Hình sự (C02, Bộ Công an) và nhiều lực lượng vây bắt tại khu vực Cầu Xáng, xã Tân Thạnh Đông, Hóc Môn. Tuấn đã chống trả nên bị bắn chết và tịch thu vũ khí.
Hôm 29/1, Lê Quốc Tuấn và Lê Quốc Minh (tức Si Đa, 27 tuổi, em họ Tuấn) đến sòng bạc ấp 5, xã Tân Thạnh Đông (huyện Củ Chi) lắc tài xỉu. Khi xảy ra mâu thuẫn, Lê Quốc Tuấn về nhà lấy súng AK bắn chết 4 người và làm một người khác bị thương (hiện đã qua nguy hiểm) để cướp xe máy chạy trốn ngay sau đó.
Gây án xong, Tuấn lấy khoảng 1 tỷ đồng và xe SH bỏ trốn khỏi hiện trường.
Sau khi đưa tiền cho Phạm Thanh Tâm (tức Tý Bà Dòm, 33 tuổi), Tuấn tiếp tục cướp xe Nouvo của 1 người phụ nữ để chạy trốn. Không dừng lại, sau đó hắn chặn cướp xe Wave của 1 người đàn ông sau khi bắn chết nạn nhân.
Bộ Công an Việt Nam và Công an Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp điều một lực lượng được gồm 500 cảnh sát đến bao vây khu vực có nhiều kênh rạch, cây cối rậm rạp tại Ấp Bốn Phú, Xã Trung An, để truy lùng Lê Quốc Tuấn.
Cuộc bố ráp kéo dài nhiều ngày mà vẫn không bắt được Lê Quốc Tuấn ; và Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phối hợp với các tỉnh lân cận gồm Bình Dương, Long An, Tây Ninh và nhiều tỉnh thành để truy lùng hung thủ.
Thượng úy Lê Quốc Tuấn, Tuấn Khỉ, công an quận 11 Sài Gòn cay cú thua bạc, xả súng bắn chết bốn người dân tại sòng bạc xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi. Trên đường chạy trốn viên thượng úy công an Tuấn Khỉ lại xả súng tiếp bắn chết người dân đi xe máy, cướp xe.
Lực lượng dân quân thuộc Quân khu 7 phối hợp với công an tuần tra. (Ảnh do Quân khu 7 cung cấp)
Trong xã hội công an trị hiện nay, cả đội ngũ công an đông đúc đã trở thành kiêu binh, đã trở thành hung thần, thành tai họa của dân lành thì hành động của viên công an Tuấn Khỉ không phải bột phát, lẻ loi, con người công an Tuấn Khỉ không phải là cá biệt.
Thượng úy Nguyễn Việt Xô, con nhà nòi công an Thái Nguyên dẫn con trai nhỏ, một công an tương lai vào cửa hàng, cho con ăn xúc xích của cửa hàng và lấy mang đi, không trả tiền. Người bán hàng nhắc trả tiền, thượng úy công an Xô liền xửng cồ ném xúc xích vào mặt nhân viên nữ và đấm đá nhân viên nam. Hành động của viên thượng úy con nhà nòi công an Nguyễn Việt Xô là gì nếu không phải là côn đồ
Đại úy Lê Thị Hiền công an quận Đống Đa, Hà Nội được nhắc nhở khi hành lí mang theo lên máy bay quá cân liền nổi tam bành to tiếng rủa mắng té tát nhân viên hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, lu loa vu vạ, quyết liệt gây sự khi bảo vệ sân bay đến can thiệp, làm náo loạn cả nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất, nơi cửa ngõ đất nước suốt ngày đêm lúc nào cũng nờm nợp khách năm châu bốn biện đến và đi, nơi đón và tiễn khách quốc tế đông đúc nhất cả nước, nơi thực sự là bộ mặt đất nước. Hành động của viên đại úy công an Lê Thị Hiền là gì nếu không phải là côn đồ.
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình" Điều 25 Hiến pháp đang có hiệu lực ghi rành rành như vậy. Người dân Sài Gòn trong tay chỉ có tờ giấy, chỉ có mảnh vải ghi ý nguyện, tập hợp biểu tình phản đối dự luật đặc khu kinh tế, phản đối dự luật an ninh mạng đã bị công an Sài Gòn mặc sắc phục và công an thường phục có lực lương đông đảo, có tổ chức chỉ huy chặt chẽ, tràn vào chia tách, cô lập người dân biểu tình rồi thẳng tay vụt dùi cui, dí roi điện, đấm phụ nữ tóe máu mặt, đánh thanh niên chấn thương sọ não.
Không có lệnh bắt người, không có biên bản thu giữ tài sản, công an cướp điện thoại, cướp máy ảnh rồi ném người dân biểu tình hợp pháp bị đánh bất tỉnh lên ô tô đưa đi mất tích nhiều ngày, nhiều tháng. Cả lực lượng đông đảo công an Sài Gòn có tổ chức, có chỉ huy hành hung phi pháp, tàn bạo với dân như vậy là gì nếu không phải là côn đồ cấp thành phố
Các tướng lĩnh cầm đầu bộ công an vạch phương án tác chiến và chỉ huy một lực lượng lớn, ba ngàn cảnh sát vũ trang, lực lương chiến lược tinh nhuệ nhất của bộ công an trong đêm đánh úp làng quê bé nhỏ, hiền hòa Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội mà tất cả dân trong làng đều là người lương thiện, không ai có tội hình sự dù là tội nhỏ nhất, không ai bị truy tố hình sự. Ba ngàn cảnh sát vũ trang, áo giáp chống đạn trên người, súng hiện đại và cả quả nổ thô sơ trong tay như ra trận giáp chiến với giặc thù chỉ để vây ráp những ngôi nhà của người dân vô tội.
Phá cửa, xông vào tận giường ngủ bắn chết dân. Vơ vét của cải tiền bạc của dân. Đánh dân rồi ném những người dân bị đánh gần chết đưa đi mất tích. Không một văn bản pháp luật cho phép công an bắn dân, bắt dân, thu giữ tài sản của dân. Hành động đó của bộ công an là gì nếu không gọi là côn đồ cấp nhà nước.Đưa cả lực lượng lớn công an do hai trung tướng chỉ huy xâm nhập nước Đức, chà đạp lên pháp luật nhà nước Đức, bắt cóc công dân Việt Nam cư trú hợp pháp ở Đức, lén lút đưa về nước, gây khủng hoảng ngoại giao với nước Đức. Hành động đó của bộ Công an Việt Nam là gì nếu không gọi là côn đồ quốc tế.
Công an nhà nước cộng sản Việt Nam được biệt đãi, được chăm bẵm, được trang bị tối tân nhất thế giới không phải để bảo vệ pháp luật, càng không phải để bảo vệ người dân lương thiện mà chỉ để bảo vệ sự cầm quyền bất minh, bất chính của đảng cộng sản. Nhận đồng lương hậu hĩ từ tiền thuế của dân, mặc áo của dân, cầm khẩu súng của dân nhưng chính bộ Công an đã công khai lí do tồn tại của họ trong bộ máy nhà nước cộng sản bằng cái slogan lố bịch, vô đạo đức, vô liêm sỉ : Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình!
Đảng cộng sản cầm quyền đã đứng ngoài và đứng trên pháp luật.khi ông đảng trưởng coi hiến pháp của nhà nước chỉ là văn bản pháp luật dưới cương lĩnh của đảng. Chỉ biết có đảng thì đương nhiên công an cũng đứng ngoài và đứng trên hiến pháp và pháp luật, trở thành thứ kiêu binh đông đúc, tàn bạo và ghê tởm nhất trong lịch sử Việt Nam.
Mang danh bảo vệ pháp luật nhưng ứng xử với dân không theo khuôn phép pháp luật mà theo thói ngông cuồng của kiêu binh, ứng xử với dân không biết đến pháp luật mà chỉ biết có bạo lực thì đó là hành xử côn đồ.
Từ lâu trong ngôn ngữ dân gian Việt Nam đã xuất hiện từ ngữ mới "côn an" để chỉ những kẻ "chỉ biết còn đảng còn mình", côn đồ mặc sắc phục công an, mang danh công an. Cũng từ lâu người dân không viết đầy đủ tên gọi bộ Công an mà viết thiếu chữ "g", bộ Côn an.
Phạm Đình Trọng
(10/02/2020)
Quân đội được hỗ trợ vây bắt thượng úy công an là nghi phạm giết người (RFA, 31/01/2020)
Việc tìm kiếm nghi phạm nổ súng bắn chết 4 người ở Củ Chi hôm 29/1 vừa qua đã bước sang ngày thứ ba trong khi quân đội được huy động phối hợp với công an để truy bắt đối tượng.
Hình minh họa. Cảnh sát cơ động truy tìm Lê Quốc Tuấn (hình nhỏ bên phải) - Courtesy of Zing, edit by RFA
Truyền thông trong nước hôm 31/1 cho biết, vào sáng cùng ngày, ngoài lực lượng cảnh sát của Bộ Công an, Công an thành phố Hồ Chí Minh, hiện còn có thêm lực lượng của quân đội xuống hiện trường ở khu vực ấp Bốn Phú, xã Trung An (huyện Củ Chi) để truy bắt đối tượng Lê Quốc Tuấn, hay còn được biết với biệt danh Tuấn "khỉ". Từ ngày 30/1, công an đã huy động một lực lượng gồm 500 cảnh sát được trang bị vũ khí đến Củ Chi để truy bắt Tuấn.
Vào tối ngày 30/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và quyết định truy nã đối với Lê Quốc Tuấn (31 tuổi) về tội giết người, cướp tài sản và tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Trước đó, vào chiều ngày 29/1, tức Mùng 5 Tết, khi tham gia đánh bạc ở Củ Chi, do cự cãi với một số người, Lê Quốc Tuấn đã xả súng AK giết chết 4 người tại xới bạc và làm bị thương một người khác. Theo truyền thông trong nước, Tuấn hiện là thượng úy công an, đang công tác tại nhà tạm giữ Công an quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi gây án, Tuấn đã cướp xe máy và bỏ trốn.
Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khi bỏ trốn Lê Quốc Tuấn có vũ khí và rất manh động. Không loại trừ khả năng đối tượng sẽ đến địa phương khác để ẩn náu.
****************
500 cảnh sát bao vây nghi phạm vụ xả súng AK, sẵn sàng tiêu diệt (RFA, 30/01/2020)
Từ sáng 30/1/2020, khoảng 500 cảnh sát cơ động và công an các lực lượng khác tiến hành bao vây khu vực ẩn nấp của nghi phạm đã thực hiện 2 vụ xả súng AK khiến ít nhất 5 người chết và 1 người bị thương ở Củ Chi.
Cảnh sát cơ động bao vây hiện trường nơi ẩn núp của nghi phạm nổ súng giết người tại Củ Chi hôm 30/1/2020- Courtesy of congan.com.vn
Nghi phạm Lê Quốc Tuấn (33 tuổi), Thượng úy công an quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh được cho là đang lẩn trốn ở xã Trung An, huyện Củ Chi cùng với khẩu AK báng gấp sau khi gây ra 2 vụ án nghiêm trọng vào khoảng 15 giờ ngày 29/1 và 0 giờ 3 phút ngày 30/1.
Theo các hình ảnh báo chí nhà nước đăng tải tại hiện trường cho thấy lực lượng cơ động được trang bị súng AK, khiên chống đạn và xe bọc thép đang truy bắt nghi phạm.
Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an cho hay, Bộ Công an đã cử Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc trực tiếp vào chỉ đạo việc truy bắt nghi phạm nổ súng tại sòng bạc Củ Chi và cho phép tiêu diệt nếu chống trả.
"Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã điều khoảng 500 cán bộ chiến sĩ công an các quận, huyện cùng một số lực lượng cảnh sát cơ động tham gia vây bắt và khép kín vòng vây tại xã Trung An, huyện Củ Chi.
Hiện tại cảnh sát vẫn đang vây bắt nghi can. Trong trường hợp nghi can có vũ khí nguy hiểm chống đối lực lượng chức năng thì cảnh sát được phép nổ súng tiêu diệt khi cần thiết", mạng báo TTO dẫn lời Thiếu tướng Tô Ân Xô nói.
Mặc dù cảnh sát cơ động chốt chặn ở nhiều tuyến đường ở Củ Chi, nhiều người dân hiếu kỳ vẫn đứng xem vụ vây bắt nghi phạm.
Theo Zing, cảnh sát cơ động đi kiểm tra từng khu vườn và cảnh báo người dân ở trong nhà, hạn chế ra ngoài để tránh nguy hiểm.
Cho đến giờ vẫn chưa thấy cảnh báo của cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh hay Bộ Công an về đối tượng nguy hiểm này.
*******************
Vụ xả súng AK ở sòng bài khiến 4 người chết : nghi phạm là công an quận 11 (RFA, 29/01/2020)
Nghi can vụ xả súng AK ở sòng bài thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh vào trưa 29/1/2020 khiến 4 người chết và 1 người bị thương là thượng úy công an.
Nghi phạm bỏ chạy với súng AK trên xe máy - Ảnh chụp màn hình
Mạng báo VnExpress dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, nghi phạm là Lê Quốc Tuấn, 33 tuổi - cán bộ công an đang làm việc tại nhà tạm giữ công an quận 11.
Theo đó, vào buổi trưa mùng 5 Tết, Tuấn mặc quần short jeans, áo khoác đen, đến sòng bạc trong khu vườn nhãn thuộc ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi.
Tại đây, xảy ra cãi vã giữa các con bạc khi phân định thắng thua, Tuấn sau đó lấy súng AK bắn chết 4 người và làm một người bị thương.
Camera an ninh nhà dân ghi lại cảnh công an Lê Quốc Tuấn chạy xe SH màu đỏ, đeo khẩu trang, để súng AK phía trước và chạy khỏi hiện trường.
Nhà tạm giữ công an quận 11 hồi năm 2018 có 2 công an công tác ở đây bị bắt giữ vì bị cáo buộc dùng nhục hình làm một thanh niên chết trong khi bị giam giữ.
Tháng 8 năm 2016, chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái Đỗ Cường Minh dùng súng K-59 bắn chết 2 cán bộ gồm Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch HĐND Yên Bái, sau đó tự sát.
Hồi/12 năm 2018, Phó ban chỉ huy quân sự phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai tên Bùi Chí Hiếu dùng súng quân dụng bắn khiến bà Kpă H’ven - Phó chủ tịch HĐND phường Đoàn Kết tử vong.
Cục Đào tạo của Bộ Công an vừa trả lại cho tỉnh Hòa Bình 28 sinh viên sĩ quan đang theo học tại các trường đại học của ngành công an. 28 sinh viên sĩ quan này nằm trong số 64 thí sinh ở tỉnh Hòa Bình từng được sửa bài - nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hồi năm ngoái (1).
Trong vòng mười năm gần đây, các đại học của công an và quân đội đột nhiên trở thành mục tiêu của nhiều đứa trẻ và phụ huynh. (Hình minh hoạ)
Đến giờ, scandal sửa bài - nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2018 vẫn còn vô số dấu hỏi. Sau chín tháng điều tra, công chúng chỉ mới biết ở tỉnh Hòa Bình có 64 thí sinh được sửa bài – nâng điểm. Ở tỉnh Sơn La, con số này là 44. Còn ở tỉnh Hà Giang thì ít nhất cũng có 114 thí sinh được sửa bài – nâng điểm…
Ai cũng biết, sửa bài – nâng điểm không phải là chuyện ngẫu nhiên nhưng không chỉ có viên chức hữu trách của các ngành giáo dục, công an cương quyết bảo vệ danh tính những thí sinh được sửa bài – nâng điểm, nhiều viên chức hữu trách ở các ngành khác cũng tán thành việc cần bảo mật danh tính những thí sinh này.
Theo khuynh hướng vừa kể, bà Nguyễn Thị Doan, cựu Phó Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giờ đang là Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, cần bảo mật vì phải thể hiện sự "nhân văn", nếu không "hậu quả với những thí sinh này sẽ vô cùng nặng nề" (2).
Trong scandal sửa bài – nâng điểm, hai từ "nhân văn" trở thành bảo bối, vừa bảo vệ tương lai của những thí sinh mà học lực vốn chẳng đâu vào đâu, điểm các bài thi dẫu chỉ hai, ba, thậm chí có trường hợp, bài thi chưa đủ một điểm, cũng vẫn đủ để hất văng bạn bè đồng trang lứa ra chỗ khác, vừa giúp cha mẹ chúng bảo toàn tiền đồ, sự nghiệp.
Có quốc gia nào mà cả hệ thống chính trị, lẫn hệ thống công quyền cùng đề cao "nhân văn" kiểu này không ? Câu trả lời tất nhiên là không. Ngay tại Việt Nam, "nhân văn" mang màu sắc xã hội chủ nghĩa, do các viên chức cộng sản xiển dương cũng chỉ dành cho đồng đội, đồng chí, không dành cho nhân… dân.
***
Cuối tuần trước, giữa lúc các viên chức hữu trách của cả hai ngành giáo dục và công an đang thượng tôn "nhân văn", "tả xung, hữu đột" chống trả sự phẫn nộ của công chúng nhằm bảo vệ những thí sinh được sửa bài – nâng điểm, Viện Kiểm sát tỉnh Tây Ninh tổ chức trao "Quyết định đình chỉ điều tra" cho bảy người bị bắt oan cách nay… 40 năm !
Tháng 7 năm 1979, công an Tây Ninh bắt ông Nguyễn Văn Dũng vì nghi ông "cướp tài sản của công dân" ở ấp Bùng Binh, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng. Ngoài việc "cúi đầu nhận tội", ông Dũng khai thêm là cha ông, anh ông, em ông, em rể ông cùng tham gia vụ cướp.
Sau khi công an Tây Ninh sử dụng nhiều "biện pháp nghiệp vụ", cha, anh, em, em rể ông Dũng khai đã đưa tang vật cho vợ họ cất giấu. Tới lượt mẹ ông Dũng, vợ ông Dũng, em gái ông Dũng bị tống giam. Đại gia đình bao gồm cha mẹ, bốn đứa con trai, rồi con dâu, con gái vào tù. Tất cả đều "cúi đầu nhận tội".
Tám thành viên trong đại gia đình vừa kể ngồi tù ba năm rưỡi. Đến giữa năm 1983 cả tám được phóng thích. Theo "Quyết định đình chỉ điều tra" ký vào thời điểm đó thì : "Có đủ bằng chứng chứng minh các bị can không phạm tội. Việc cả tám nhận tội là do cơ quan điều tra dùng nhục hình bắt họ nhận tội".
Đáng nói là các cơ quan tư pháp ở Tây Ninh không giao "Quyết định đình chỉ điều tra" cho tám nạn nhân. Trong mắt thiên hạ, họ vẫn là tám kẻ cướp được… tạm tha. Đầu năm ngoái, ông Nguyễn Văn Dũng – "thủ phạm chính" – kêu oan suốt 35 năm mới nhận được tờ "Quyết định đình chỉ điều tra" để minh oan cho chính mình.
Bảy người còn lại thì một (cha ông Dũng) đã chết. Hôm 4 tháng 4, đại diện Viện Kiểm sát Tây Ninh trao bảy "Quyết định đình chỉ điều tra" được ký cách nay 36 năm cho những thành viên còn lại trong gia đình ông Dũng hoàn toàn không phải do "nhân văn" mà vì "cấp trên chỉ đạo" !
Đại diện Viện Kiểm sát Tây Ninh lưu ý, những thắc mắc về truy cứu trách nhiệm trong việc gây oan sai, rồi tại sao lần lữa, thoái thác, không trao "Quyết định đình chỉ điều tra" để sớm minh oan cho các nạn nhân, bồi thường thiệt hại thế nào,… sẽ được giải quyết trong những… buổi làm việc sau.
Theo tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, vì không chịu nổi áp lực do cáo buộc "cướp" gây ra, các nạn nhân đều bỏ xứ tha phương cầu thực. Trong tám nạn nhân có một phụ nữ bị bắt khi vừa cấn thai. Oán chồng hèn yếu, đầu hàng đòn roi, vu oan giá họa cho mình, bà không báo cho ông biết mình có thai, sau khi sanh con trong tù, bà đem cho người khác (3) !
Những thảm nạn, nghịch cảnh kiểu như mới kể hiện diện ở khắp nơi và trước nay vẫn được xem như bạn đồng hành với những người cộng sản. Tại sao các viên chức cộng sản không phân bổ đồng đều "nhân văn" mang màu sắc xã hội chủ nghĩa cho mọi giới, đặc biệt là những đứa trẻ để chúng không bị tổn thương, tương lai của chúng không nặng nề ?
***
Trong vòng mười năm gần đây, các đại học của công an và quân đội đột nhiên trở thành mục tiêu của nhiều đứa trẻ và phụ huynh. Vì sao ? Trước hết, đó là những đại học mà sinh viên đã không phải đóng học phí lại còn được biệt đãi về ăn, ở, được chu cấp những chi phí như mặc, sinh hoạt phí… Chưa kể khi tốt nghiệp sẽ có việc làm ngay lập tức.
Thực tế cho thấy, phần lớn những thí sinh được sửa bài - nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hồi năm ngoái là để bảo đảm giành được một chỗ trong những đại học của công an, quân đội. Phụ huynh của những đứa trẻ này vốn không phải thường dân nên họ hiểu hơn ai hết đặc quyền, đặc lợi, cơ hội dành cho công an, quân đội.
Qua hệ thống đại học chuyên ngành, công an, quân đội đang cố gắng nâng cao giá trị của mình. Đã tới lúc, công an, quân đội xem học vấn, học lực là quan trọng ? Nếu công an, quân đội thật sự là những lĩnh vực tập trung tinh hoa của quốc gia, lực lượng vũ trang của Việt Nam chắc chắn đã khác hiện nay rất xa !
Scandal sửa bài - nâng điểm đã cũng như đang bày ra mâu thuẫn càng lúc càng gay gắt giữa một bên giương cao "nhân văn" xã hội chủ nghĩa, một bên đòi phải thượng tôn pháp luật, hành xử công quyền một cách công minh. Bên đòi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền hành xử công quyền một cách công minh không có thực quyền.
Rất ít người nhận ra, đã có "nhân văn" xã hội chủ nghĩa thì ắt phải có "công minh" xã hội chủ nghĩa. Vào lúc này, tuy sự "công minh" đó không dọn được đường, đưa những đứa trẻ mà học lực chỉ giúp chúng đạt được vài điểm trong cả ba môn ở kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2018, trở thành sinh viên sĩ quan của các đại học thuộc ngành công an, quân đội nhưng trong tương lai sẽ mở cho chúng những lối khác, không trước thì sau, chính chúng sẽ đứng ra bảo vệ "nhân văn" xã hội chủ nghĩa.
Năm 2017, sau khi Viện Kiểm sát Tối cao cho phép Viện Kiểm sát tỉnh Long An tuyển dụng 25 công chức, có 71 ứng viên tốt nghiệp Cử nhân Luật hệ chính quy phải giành giựt với nhau 21 suất trong kỳ thi tuyển được tổ chức ở Trường Đào tạo - Bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bốn ứng viên còn lại từng được Viện Kiểm sát tỉnh Long An tuyển dụng làm tạp vụ, bảo vệ rồi được gửi đi học luật hệ tại chức, không cần thi tuyển vẫn được Viện Kiểm sát Tối cao cho phép Viện Kiểm sát Long An xét tuyển cả bốn (4).
Trong bốn ứng viên được đặc cách xét tuyển, có một là cháu ruột cựu Viện phó Viện Kiểm sát Tối cao. Một là cháu nội cựu Viện trưởng Viện Kiểm sát Long An. Một là con Viện phó đương nhiệm tại Viện Kiểm Sát Long An. Ứng viên cuối cùng tuy từng bị công an loại ra khỏi ngành vì nghiện ma túy nhưng cũng được đặc cách xét tuyển vì vừa là cháu cựu Viện trưởng Viện Kiểm sát Long An, vừa là con Viện phó Viện Kiểm sát thành phố Tân An.
Sau khi công luận thắc mắc về chuyện xét tuyển kỳ quái như đã kể, cuối năm ngoái, Viện Kiểm sát Tối cao thu hồi Quyết định Công nhận kết quả trúng tuyển và Tuyển dụng bốn cá nhân được đặc cách xét tuyển làm công chức. "Nhân văn" xã hội chủ nghĩa đã khiến toàn bộ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ngoảnh mặt làm ngơ, không thèm điều tra, cũng chẳng đếm xỉa đến truy cứu trách nhiệm, xử lý những viên chức hữu trách có liên quan (5). Đó là "công minh" xã hội chủ nghĩa.
Đòi công minh nhưng chấp nhận "công minh" song hành với chủ nghĩa xã hội thì dù muốn hay không cũng phải chấp nhận những sĩ quan công an có tổng điểm thi ba môn chỉ một con số, bảo vệ và thực thi pháp luật, những cá nhân men theo đường mòn làm Kiểm sát viên, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật, những thẩm phán nhân danh công lý để bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,… theo kiểu hệ thống công quyền, hệ thống tư pháp đã áp dụng với gia đình ông Nguyễn Văn Dũng ở Trảng Bàng, Tây Ninh.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 13/04/2019
Chú thích :
(1)https://www.tienphong.vn/giao-duc/28-thi-sinh-hoa-binh-bi-truong-cong-an-tra-ve-la-ai-1400349.tpo
(3)https://plo.vn/phap-luat/8-cong-dan-tay-ninh-ganh-noi-oan-40-nam-825802.html
(4)http://langmoi.vn/long-an-vet-tap-vu-bao-ve-lam-kiem-sat-vien/
Tháng 3 năm 2019, chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa lấp ló : "Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, Bộ Công an đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu lý luận, cơ sở pháp lý và tổ chức khảo sát thực tế tại các đơn vị, địa phương để nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Biểu tình bảo đảm thực thi quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tránh các thế lực thù địch lợi dụng biểu tình để gây rối mất trật tự, chống phá Đảng, Nhà nước ta".
Công an đã nquá tai tiếng về đàn áp biểu tình và vô số vấn nạn tra tấn người dân.
Một lần nữa trong quá nhiều lần bộ luật quyền dân này bị chính phủ từ thời ‘nắm chắc ngọn cờ dân chủ’ của Nguyễn Tấn Dũng đến ‘liêm chính, kiến tạo, hành động’ của Nguyễn Xuân Phúc, cùng ‘cơ quan dân cử tối cao’ là Quốc hội lợi dụng như một thứ mồi nhử nhân quyền để mặc cả thương mại với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu - liên quan đến TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương) vào những năm 2014 - 2016, và EVFTA (Hiệp- định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam) đang trong giai đoạn ‘chuẩn bị ký kết’ vào những năm 2018 - 2019.
Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên hay vì thành ý mà chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ Công an tái hiện hình dự án Luật Biểu tình vào lần này.
Có một sự thật hết sức trớ trêu ở Việt Nam là vào năm 2011, thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng đã giao cho Bộ Công an – một cơ quan bị xem là ‘công an trị’ và chuyên trấn áp, đàn áp những cuộc xuống đường vì môi sinh môi trường của người dân, ‘chịu trách nhiệm soạn thảo Luật Biểu tình’.
Kể từ đó đến nay, đã quá nhiều lần Bộ Công an thập thò bộ luật này. Và cũng quá nhiều lần cơ quan bộ này yêu cầu hoãn Luật Biểu tình khi nại ra lý do : "Trong quá trình soạn thảo có một số nội dung phát sinh cần tiếp tục đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, khảo sát thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế như khái niệm "biểu tình", "quyền tự do biểu tình", "nơi công cộng", "tụ tập đông người"… ; phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật (có bao gồm cả việc tổ chức mít-tinh, biểu tình do Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức ; việc khiếu kiện đông người, đình công, bãi công, bãi thị, bãi khóa hay không) ; vấn đề áp dụng các biện pháp trấn áp tương xứng, có hiệu quả đối với hành vi lợi dụng biểu tình vi phạm pháp luật ; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình biểu tình…"
Một luật gia cho rằng đã có đủ căn cứ để thấy rằng việc cố tình kéo dài thời gian soạn thảo dự luật biểu tình của Bộ Công an là hành vi tắc trách công vụ, vi phạm vào Điều 4 của nghị quyết điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 do chủ tịch Quốc hộii ký ban hành tại kỳ họp thứ 7, tháng Sáu, 2014.
Trong khi đó người dân Việt Nam đã tự động xuống đường mà bất cần một khung luật nào cho phép. Trong cơn phẫn nộ và bế tắc tận cùng, trong nỗi thất vọng vượt quá giới hạn trước một chế độ đặc trưng quá tham nhũng, độc đoán và khiến phát sinh đủ thứ hậu quả xã hội trầm kha, ngày càng có thêm nhiều người dân vượt qua nỗi sợ của mình để bước ra đường, mở miệng và thét to những gì họ muốn.
Đến lúc này, mọi chuyện đã quá muộn đối với chính thể. Quá muộn để "lấy lại lòng tin của nhân dân".
Về thực chất, đằng sau động thái chính phủ giao Bộ Công an nghiên cứu xây dựng Luật Biểu tình chỉ là sự tiếp nối của một chuỗi động tác đối phó và ma mị nhằm đạt được mục tiêu ký kết và phê chuẩn EVFTA ngay trong năm 2019.
Nhưng đó luôn là một sai lầm về sách lược của ‘đảng và nhà nước ta’.
Bởi lẽ đơn giản là với một Bộ Công an quá tai tiếng về đàn áp biểu tình và vô số vấn nạn tra tấn người dân, việc giao cho bộ này làm Luật Biểu tình, trong khi đúng ra phải giao cho Bộ Nội vụ, chẳng khác nào ‘giao trứng cho ác’ và tiếp thêm một mồi lửa thách thức EU và các chính phủ tiến bộ trên thế giới.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 16/03/2019
Quyền biểu tình của người dân Việt Nam đã mang trên mình một món nợ thời gian khủng khiếp : hơn một phần tư thế kỷ ma mị kể từ Hiến pháp 1992 mà không lộ hình một chút thiện tâm nào, dù chỉ là loại thiện tâm ảo ảnh.
Người biểu tình chống hai dự luật an ninh mạng và đặc khu kinh tế bị trấn áp.
Lại mồi nhử nhân quyền để mặc cả thương mại
Tháng 3 năm 2019, chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa lấp ló : "Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, Bộ Công an đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu lý luận, cơ sở pháp lý và tổ chức khảo sát thực tế tại các đơn vị, địa phương để nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Biểu tình bảo đảm thực thi quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tránh các thế lực thù địch lợi dụng biểu tình để gây rối mất trật tự, chống phá Đảng, Nhà nước ta".
Một lần nữa trong quá nhiều lần bộ luật quyền dân này bị chính phủ từ thời ‘nắm chắc ngọn cờ dân chủ’ của Nguyễn Tấn Dũng đến ‘liêm chính, kiến tạo, hành động’ của Nguyễn Xuân Phúc, cùng ‘cơ quan dân cử tối cao’ là Quốc hội lợi dụng như một thứ mồi nhử nhân quyền để mặc cả thương mại với Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu - liên quan đến TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương) vào những năm 2014 - 2016, và EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam) đang trong giai đoạn ‘chuẩn bị ký kết’ vào những năm 2018 - 2019.
Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên hay vì thành ý mà chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ Công an tái hiện hình dự án Luật Biểu tình vào lần này.
Một dấu hiệu xuống thang
Nếu yêu cầu của TPP và Hoa Kỳ trong những năm trước về Việt Nam cần có Luật Biểu tình chỉ có vai trò phụ và thứ yếu trong TPP và do đó chính thể độc đảng ở Việt Nam đã chẳng phải làm gì ngoài những lời ‘hứa cuội’, thì vào lần này con đường dẫn tới EVFTA là chông gai và khốn khổ hơn hẳn đối với chính thể đang khốn quẫn này : vào giữa tháng 11 năm 2018, lần đầu tiên Nghị viện Châu Âu tung ra một bản nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền với nội dung rất rộng và sâu, lời lẽ rất cứng rắn, với một trong những đòi hỏi dứt khoát là Việt Nam phải có Luật Biểu tình ; và vào tháng 2 năm 2019, Hội đồng Châu Âu đã thẳng tay quyết định hoãn vô thời hạn việc phê chuẩn EVFTA, với nguồn cơn thực chất là tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam quá trầm trọng và chẳng có gì được cải thiện, khiến chính quyền Việt Nam ‘mất ăn’ khi tưởng như đã nuốt trôi mọi thứ.
Cùng thời gian trên, Việt Nam còn phải đối mặt với cuộc đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam vào đầu tháng 3 năm 2019 và hai cuộc điều trần nhân quyền - một do Ủy ban Chống tra tấn của Liên hiệp quốc, và một do Ủy ban Nhân quyền của Liên hiệp quốc tổ chức. Toàn bộ các cuộc đối thoại và điều trần đều nhắm vào tình trạng vi phạm nhân quyền quá tồi tệ ở Việt Nam.
Hơn bao giờ hết, nhân quyền đã trở nên điều kiện cần và là điều kiện số 1 trong EVFTA - điều mà giới chóp bu Việt Nam không hề mong muốn nhưng cuối cùng đã xảy ra. Không phải ngẫu nhiên mà việc hoãn vô thời hạn EVFTA theo quyết định của Hội đồng Châu Âu dựa vào một trong những căn cứ chính là bản kiến nghị yêu cầu hoãn EVFTA của 18 tổ chức xã hội dân sự độc lập ở nước ngoài và tại Việt Nam.
Vào tháng Giêng năm 2019, bất chấp thái độ nôn nóng muốn thúc đẩy nhanh thủ tục hiệp định này của một số nghị sĩ, Phòng Thương mại Châu Âu (Eurocharm) và doanh nghiệp Châu Âu, cùng sự vận động ráo riết của giới quan chức Việt Nam, Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU - tuy là người được xem là ôn hòa, đã phản ứng cứng rắn hiếm thấy : "Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc hội Châu Âu thông qua hết".
Và ngay sau cuộc đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam, ông Umberto Gambini - một quan chức quan trọng của EU - đã xác nhận chính thức về việc EVFTA phải chờ nghị viện mới của Châu Âu khi nghị viện này được bầu lại vào tháng 5 năm 2019. Xác nhận này đã đóng dấu chấm hết cho hy vọng của Thủ tướng Phúc, Bộ Chính trị và chính thể độc đảng chỉ muốn ‘ăn sẵn’ khi ‘mong EU linh hoạt ký kết và phê chuẩn EVFTA trong quý 1 năm 2019’.
Bây giờ thì đã rõ mồn một, nếu vẫn không chịu cải thiện nhân quyền, tương lai của EVFTA sẽ chính là kịch bản tồi tệ nhất, đen tối nhất cho nền chính thể độc đảng độc trị ở Việt Nam mà đang quá cần ngoại tệ để trả nợ nước ngoài. Không có bất kỳ bảo chứng nào hay chữ ký nào của những người tiền nhiệm, các thành viên mới của Nghị Viện Châu Âu mới sẽ thật khó để tìm ra lý lẽ dù thuyết phục khiến họ mau chóng gật đầu với EVFTA, để khi đó chủ đề ‘đàm phán EVFTA’ sẽ phải nhai lại từ đầu.
Thông tin chính phủ giao "Bộ Công an nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Biểu tình" ló ra vào tháng 3 năm 2019 có thể được xem là phản ứng xuống thang đầu tiên của ‘đảng và nhà nước ta’ trước EU kể từ cuối năm 2016 đến nay, sau sự kiện tiếp đón Tổng thống Mỹ Barak Obama tại Hà Nội vào giữa năm 2016 và nhận được món quà Mỹ gỡ bỏ toàn phần lệnh cấm bám vũ khí cho Việt Nam mà Hà Nội chẳng phải làm gì về cải thiện nhân quyền để có qua có lại.
Nhưng ‘cải thiện nhân quyền’ như thế nào với một chính thể công an trị ?
Bộ Công an ‘làm luật’ theo cách nào ?
Có một sự thật hết sức trớ trêu ở Việt Nam là vào năm 2011, thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng đã giao cho Bộ Công an - cơ quan bị xem là ‘công an trị’ và chuyên trấn áp, đàn áp những cuộc xuống đường vì môi sinh môi trường của người dân, ‘chịu trách nhiệm soạn thảo Luật Biểu tình’.
Kể từ đó đến nay, đã quá nhiều lần Bộ Công an thập thò bộ luật này vào mỗi lúc mà chế độ độc trị phát hiện ra triển vọng một hiệp định thương mại quốc tế - hoặc TPP, hoặc Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, hoặc EVFTA. Nhưng sau khi đã ‘ăn đủ’ hoặc cám cảnh vì ‘mất ăn’, đã quá nhiều lần cơ quan bộ này yêu cầu hoãn Luật Biểu tình khi nại ra lý do : "Trong quá trình soạn thảo có một số nội dung phát sinh cần tiếp tục đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, khảo sát thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế như khái niệm "biểu tình", "quyền tự do biểu tình", "nơi công cộng", "tụ tập đông người"… ; phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật (có bao gồm cả việc tổ chức mít-tinh, biểu tình do Đảng, Nhà Nước, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức ; việc khiếu kiện đông người, đình công, bãi công, bãi thị, bãi khóa hay không) ; vấn đề áp dụng các biện pháp trấn áp tương xứng, có hiệu quả đối với hành vi lợi dụng biểu tình vi phạm pháp luật ; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình biểu tình…".
Một luật gia cho rằng đã có đủ căn cứ để thấy rằng việc cố tình kéo dài thời gian soạn thảo dự luật biểu tình của Bộ Công an là hành vi tắc trách công vụ, vi phạm vào Điều 4 của nghị quyết điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 do chủ tịch Quốc hội ký ban hành tại kỳ họp thứ 7, tháng Sáu, 2014.
Trong khi đó và chẳng cần đến luật biểu tình chưa biết khi nào mới được 500 đại biểu Quốc hội đồng gật, từ năm 2007 đã diễn ra nhiều cuộc tuần hành và tọa kháng của dân oan đất đai. Năm 2011 đã làm nên dấu mốc lịch sử bởi hàng ngàn trí thức, nhân sĩ và người dân đã tổ chức hàng chục cuộc xuống đường để phản đối Trung Quốc, cùng truy vấn thái độ im lặng đầy khuất tất của đảng cầm quyền và chính phủ trước một bí mật bắt đầu bị hé lộ : Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Ở Sài Gòn, hai cuộc biểu tình mang tính "kinh điển" vào tháng Năm 2014 phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã lên đến hàng chục ngàn người, và cuộc tổng biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người phản đối hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng vào tháng Sáu năm 2018 mà đã khiến toàn bộ lực lượng công an, dân phòng, quân đội bất động.
Những năm gần đây, phong trào bất tuân dân sự đang lớn mạnh và khởi sắc hẳn. Cuộc trước là nguồn cảm hứng cho cuộc sau. Từ các cuộc biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh và tổng đình công của công nhân một số tỉnh Nam Bộ vào năm 2015 đến phong trào biểu tình phản đối Formosa của người dân miền Trung vào năm 2016 và 2017, cánh lái xe liên tiếp phản đối các trạm BOT thu phí và phản kháng dân sự đối với chính quyền suốt từ năm 2017 đến nay.
Đói quá lâu sẽ hết đói. Cuối cùng, bánh vẽ Luật Biểu tình đã công nhiên trở thành một thứ phế thải. Cuối cùng, người dân Việt Nam đã tự động xuống đường mà bất cần một khung luật nào cho phép. Trong cơn phẫn nộ và bế tắc tận cùng, trong nỗi thất vọng vượt quá giới hạn trước một chế độ đặc trưng quá tham nhũng, độc đoán và khiến phát sinh đủ thứ hậu quả xã hội trầm kha, ngày càng có thêm nhiều người dân vượt qua nỗi sợ của mình để bước ra đường, mở miệng và thét to những gì họ muốn.
Đến lúc này, mọi chuyện đã quá muộn đối với chính thể. Quá muộn để "lấy lại lòng tin của nhân dân".
Cũng quá muộn để ‘nghiên cứu xây dựng’ và ban hành Luật Biểu tình.
Tại sao không phải Bộ Nội vụ ?
Về thực chất, đằng sau động thái chính phủ giao Bộ Công an nghiên cứu xây dựng Luật Biểu tình chỉ là sự tiếp nối của một chuỗi động tác đối phó và ma mị nhằm đạt được mục tiêu ký kết và phê chuẩn EVFTA ngay trong năm 2019. Mà chưa có gì được xem là ‘thành tâm’.
Nhưng thủ đoạn trí trá, giảo hoạt và lươn lẹo ấy lại luôn là một sai lầm về sách lược của ‘đảng và nhà nước ta’.
Bởi lẽ đơn giản là với một Bộ Công an - còn được biệt danh là ‘bộ đàn áp nhân quyền’, quá tai tiếng về đàn áp biểu tình và vô số vấn nạn tra tấn người dân - việc giao cho bộ này làm Luật Biểu tình, trong khi đúng ra phải giao cho Bộ Nội vụ, là quá bất hợp lý, chẳng khác nào ‘giao trứng cho ác’ và tiếp thêm một mồi lửa thách thức EU và các chính phủ tiến bộ trên thế giới.
Hoặc cho dù Luật Biểu tình có được thông qua trong năm 2019 hoặc năm 2020, thì với những nội dung dự thảo luật chỉ siết không mở của Bộ Công an, thậm chí còn có thể hợp thức hóa cho hành vi của các ‘lực lượng công quyền’ đánh đập tra tấn người dân một cách côn đồ và lưu manh, sẽ chẳng có bất kỳ ích lợi nào cho người biểu tình ở Việt Nam, nếu không muốn nói là những cuộc biểu tình dân sinh có thể sẽ bị chế độ công an trị dìm trong biển máu.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VNTB, 18/03/2019
Tổng bí thư Trọng chỉ đạo Bộ Công an phải tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng (VOA, 03/01/2019)
Hôm 3/1, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 74 ở Hà Nội, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu lực lượng Công an phải tuân thủ mọi sự chỉ đạo của Đảng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội Nghị Công an Toàn quốc ngày 3/1/2019. Báo Nhân dân
Cổng Thông tin Bộ Công an trích lời ông Trọng nói : " Mọi hoạt động của lực lượng Công an phải tuân thủ và bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước".
Ông Trọng, Tổng Bí thư đầu tiên tham gia vào thường vụ của Đảng ủy Công an Trung ương từ năm 2016, nhắc nhở bộ này : "Đề cao cảnh giác, kịp thời phát hiện và kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm thù địch, sai trái ; vạch trần những âm mưu và hành động lợi dụng một số vụ án, vụ việc tiêu cực để làm tổn hại tới khối đại đoàn kết toàn dân, hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang nhân dân".
Ông chỉ đạo lực lượng Công an phải chủ động phối hợp các cơ quan chức năng " trong phòng ngừa, đấu tranh, không để kẻ địch, phần tử xấu thâm nhập, lôi kéo, móc nối, tác động tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ".
Mặt khác, ông Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh, biểu dương và chúc mừng những thành tích đã đạt được trên các mặt công tác của lực lượng Công an trong năm 2018 và nửa đầu nhiệm kỳ qua, theo Thông Tấn Xã Việt Nam.
Cổng Thông tin Bộ Công an cho rằng việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh Mạng, một bộ luật gây tranh cải nhằm tăng cường sự kiểm duyệt các phát biểu chống nhà nước trên mạng xã hội, là một "thành công trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật".
Báo Nhân dân trích lời người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nói : "Năm 2019, công việc của ngành Công an nhiều hơn và phức tạp hơn. Rất nhiều nhiệm vụ lớn, khó phải làm và làm tốt hơn nữa đang chờ đợi trước mắt".
************************
320 luật sư Thành phố Hồ Chí Minh bất ngờ bị xóa tên vì "không đóng phí liên tục nhiều năm" (RFA, 03/01/2019)
Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh vừa có quyết định "xóa tên khỏi danh sách của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh 320 luật sư vì đã không đóng phí thành viên liên tục nhiều năm".
Quyết định xóa tên 320 luật sư của Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh - Courtesy HCBA
Các báo trong nước loan tin này vào ngày 2/1/2019, dẫn quyết định số 05 của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 27/12/2018.
Theo quy định, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phải có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi Thẻ luật sư đối với các luật sư bị xóa tên.
Trước đó, ngày 12/3/2018, luật sư Phạm Công Út cũng bị Đoàn luật sư này khai trừ với lý do là ông Út bị cáo buộc ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng rồi nhận ngay 1 tỉ đồng và sẽ nhận 30% giá trị tài sản thu hồi được, nhưng ông này không có khả năng thực hiện hợp đồng, mà vẫn không hoàn trả tiền cho khách hàng.
Luật sư Phạm Công Út là người có sáng kiến thành lập Hội đồng bào chữa quy tụ các luật sư giỏi nghề với phương châm "nơi nào có oan sai, nơi đó có chúng tôi".
Một luật sư khác là ông Võ An Đôn, bị xóa tên khỏi Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên hồi năm 2017. Lý do là vì ông bị kỷ luật liên quan đến cáo buộc "lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có nhiều bài viết, video clip, phát ngôn trả lời báo chí, đối tượng ở nước ngoài, bịa đặt nói xấu luật sư, cơ quan tiến hành tố tụng, đảng và nhà nước Việt Nam…". Luật sự Võ An Đôn đã bác bỏ cáo buộc này.
Ngày 27/12/2018 vừa rồi, ông cũng có đơn khiếu nại Tòa án tỉnh Phú Yên vì không thụ lý đơn kiện Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Thành Long.
******************
Người Việt được sinh sống ở Biển Hồ đến tháng 7 năm 2019 (RFA, 03/01/2019)
Chính quyền tỉnh Kampong Chhnang, Campuchia tuyên bố cho phép 750 gia đình người Việt Nam tiếp tục sinh sống ở Biển Hồ cho đến tháng 7 năm 2019, sau khi có hơn 3000 gia đình người Việt Nam khác tự nguyện di dời tới khu vực tái định cư trên đất liền.
Một ngư dân Việt Nam tự sửa chữa chiếc thuyền gỗ tại một làng chài trên sông Tonle Sap, Biển Hồ ở Campuchia. AFP
Tờ Phnompenh Post, vào ngày 3 tháng 1 dẫn lời của người đứng đầu tỉnh Kampong Chhnang, ông Chhour Chandoeun cho biết chính quyền tỉnh Kampong Chhnang ra quyết định vừa nêu sau khi cân nhắc kỹ lưỡng về ảnh hưởng của việc di dời các gia đình gốc Việt ra khỏi khu vực Biển Hồ.
Ông Chhour Chandoeun nói rằng những gia đình này sinh sống bằng nghề nuôi cá lồng bè và cá sẽ chết nếu như họ di dời lên đất liền, do đó chính quyền tỉnh Kampong Chhnang đang chuẩn bị kế hoạch tái định cư vĩnh viễn cho các hộ dân đó trong vòng 6 tháng nữa và họ sẽ ở trên đất liền nhưng vẫn có thể tiếp tục nghề nuôi cá lồng bè của họ.
Trong một tuyên bố của tỉnh Kampong Chhnang, Phó tỉnh trưởng Sun Sovannarith cho biết chính quyền tỉnh thực hiện kế hoạch di dời trong hai giai đoạn. Hiện, chính quyền đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho các gia đình đã di dời. Và, chính quyền cũng đang làm việc kết hợp với các công ty tư nhân để tiêu chuẩn hóa những lồng bè nuôi cá, phục vụ trong lãnh vực du lịch. Ông Sun Sovannarith nói rằng tỉnh Kampong Chhnang có thêm nguồn thu từ việc bán vé tham quan cho du khách.
Người phát ngôn của Tổ chức nhân quyền Adhoc lên tiếng lo ngại rằng các gia đình đã di dời sẽ biểu tình phản đối vì có sự phân biệt trong kế hoạch tái định cư này của chính quyền tỉnh Kampong Chhnang.
*****************
Bài toán chặt cây xanh để mở rộng đường phố (RFA, 03/01/2019)
Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội vừa ra công bố thực hiện việc xén hè phố để mở rộng một số tuyến đường trong đó có khu vực đường Láng dọc sông Tô Lịch và một số tuyến đường khác tại nội đô.
Hàng cây Sà Cừ trên đường Láng, dọc sông Tô Lịch tại Hà Nội. RFA
Lý do được Sở Giao thông- Vận tải đưa ra nhằm giải quyết tình trạng kẹt xe với mật độ dân cư ngày càng đông tại Hà Nội. Theo kế hoạch thì phải chặt và di chuyển 476 cây xanh các loại mà theo Sở này thì nhất là những loại cây sâu, rỗng thân, nghiên, cong có thể gây nguy hiểm cho người đi đường. Tổng chi phí thực hiện dự án này được Sở Giao thông Vận tải công bố lên tới hơn 120 tỷ đồng và thời gian hoàn thành trước tết Nguyên đán sắp tới.
Dự án sau khi được công bố vấp phải phản đối mạnh mẻ từ công luận. Nhiều người cho rằng, việc chặt cây mở rộng tuyến đường là cần thiết tuy nhiên tại khu vực đường Láng với hàng cây cổ thụ khổng lồ nằm giữa hai tuyến đường, che bóng mát cho người đi đường nhưng bị chặt hết đi để mở rộng thêm một tuyến đường là điều không hợp lý.
Chúng tôi liên lạc với một bạn trẻ hiện đang sống tại Hà Nội để tìm hiểu thêm thông tin về khu vực này và được bạn cho biết việc chặt cây tại khu vực này là điều không cần thiết :
"Đoạn đường cây xà cừ đó đã có từ nhiều năm rồi và ai cũng biết được sự quý giá của cây cổ thu ấy, được coi như là di tích của lịch sử và nó cũng chỉ chiếm diện tích chỉ hơn 1m thôi nhưng bây giờ với mục đích là mở đường và tổng kinh phí lên tới hàng trăm tỉ giờ chặt hết hàng trăm cây đó đi là điều thật sự vô lý và có ý đồ xấu và không ai kiểm soát cả. Cả Hà Nội bây giờ chỉ còn vài con đường có cây cổ thụ và cây xanh nhưng vì lý do mở đường, giảm ùn tắc giao thông mà thật ra là không cần thiết".
Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn thành viên của nhóm Green Tree từ Hà Nội trao đổi với chúng tôi rằng việc chặt cây nghiêm trọng nhất vào tháng 3-4/2015 và đó là dự án mà công luận phẩn nộ nhất nhưng nó lại không nhằm mục tiêu mở rộng tuyến đường. Do đó, đối với dự án vừa nêu của Sở Giao thông- Vận tải thì anh hoàn toàn không tin đó là lựa chọn tốt nhất.
Anh cho biết : "Một vốn dĩ các kế hoạch đường tại Việt Nam thật sự đã gây thất vọng rất là nhiều và thứ hai bản thân việc mở rộng đường với lựa chọn phải chặt cây thì chúng tôi không được tiếp cận thông tin đầy đủ là có những phương án nào được cân nhắc và liệu rằng có những phương án nào khác để khỏi chặt cây không, mà chỉ những thông tin hết sức mập mờ và không rõ ràng. Dường như việc thông báo mọi chuyện đã rồi là lựa chọn của thành phố Hà Nội nên chúng tôi không tin rằng đây là sự lựa chọn tốt nhất".
Dư luận cũng như cộng đồng mạng xã hội lên tiếng cho rằng nguyên nhân vì sao cơ quan chức năng Việt Nam luôn nhắm đến các loại cây cổ thụ lâu năm như cây xà cừ, có tuổi đời rất lâu và có khả năng giữ vững, có sức bền và chịu đựng mưa bão từ hàng chục năm nay và thay vào đó là những loại cây mới phải tốn nhiều năm mới phát triển.
Hàng cây Sà Cừ trên đường Láng, Hà Nội. RFA
Bạn trẻ từ Hà Nội cho biết : "Những lý do họ đưa ra là cây xà cừ này sẽ dễ gãy gây ra tai nạn giao thông, họ đã biện minh rất nhiều cho các hành động của họ. Bây giờ lấy lý do đấy và họ chặt đi từ Bắc vào Nam nơi nào có cũng triển khai các dự án chặt cây và trồng lại những cây con mà trong lúc chúng ta phải tốn thời gian rất là nhiều và thậm chí những cây được trồng lại cũng không phải là loại cây xà cừ".
Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang giải thích với chúng tôi nguyên nhân vì sao người ta lại luôn chọn cây xà cừ trong khu đô thị để đốn hạ. Ông cho biết :
"Thực chất là thế này không chỉ riêng cây xà cừ đâu, mà tại Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang hoặc các thành phố lớn có thời gian người ta trồng cây xà cừ. Nó cũng chỉ là ngẫu nhiên thôi bởi vì khoảng 40-50 năm trước người ta hay trồng cây xà cừ, lúc đó người ta chưa nghiên cứu ra các loại cây khác. Cây xà cừ rất khỏe và sống rất là lâu, lá tương đối to và khi rụng cũng dễ dàng quét dọn vệ sinh, nhưng nhược điểm của cây xà cừ là nếu trồng ở phố thì nó dễ đâm ngang nên nhiều khi nó nứt vỉa hè và làm đường nó bị cong lên nhiều khi nó không đứng thẳng, nếu công ty quản lý không đi cắt xén thì nó dễ đỗ và gây tại nạn rồi sập nhà…. Nên nhiều khi những lý do đó nên chặt cây để đỡ phá đường".
Ngoài ra nhà báo Tạo còn cho biết thêm, việc phát triển đô thị là xu thế không thể cưỡng lại được và việc chặt cây để mở rộng tuyến đường đô thị cũng là một trong những vấn đề mở rộng, nếu Việt Nam lâm vào tình huống đó thì ông cho rằng cũng đành cắn răng chịu đựng.
"Có thể 1,5m đường nó cũng khá là quan trọng với từng tuyến phố, trong trường hợp hiếm hoi đó thì cũng phải buộc lòng hy sinh hàng cây đó. Nếu con đường 30m mà anh chặt hàng cây để mở thêm 1,5m nữa thì chuyện hoàn toàn phi lý, nhưng ví dụ những tuyến phố có 4-5m thôi thì mở 1,5m là rất quan trọng để cho 2 xe có thể tránh nhau dễ dàng, thì những trường hợp như thế thì mình đành phải chấp nhận chặt đi những cây mấy chục năm".
Đối với dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn thì có ý kiến cho rằng, anh đồng ý việc mở rộng các tuyến đường là cần thiết đối với thực trạng giao thông đô thị hiện nay tại Hà Nội. Tuy nhiên, theo anh đó không phải là nguyên nhân cốt lõi.
"Tại Hà Nội không phải nguyên nhân chính là vì đường hẹp hay do có cây lớn khiến đường bị hẹp mà nguyên nhân chính là do quy hoạch các khu dân cư, các khu cao tầng trong khu vực nội đô nên tôi thấy nhắm vào việc chặt cây để mở rộng đường không phải là gốc của vấn đề. Thứ hai cây xanh là một vấn đề cần thiết cho đời sống và môi trường nên lựa chọn này tôi cho rằng không phải là tối ưu".
Một số chuyên gia và dư luận cho rằng còn nhiều biện pháp khác để mở rộng các tuyến đường không nhất thiết phải chặt hàng trăm cây cổ thụ để mở rộng vài mét đường.
Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn cho biết "Tôi cho rằng việc cần phải làm là quy hoạch các khu dân cư mới hay là di chuyển các nhà máy xí nghiệp, trường đại học ra khỏi khu vực nội thành, hay các cơ quan thật sự không cần thiết phải nằm trong nội thành thì mới là nguyên nhân cốt lõi để giải quyết các vấn đề giao thông đô thị. Tôi tin rằng để giải quyết các tình trạng giao thông tại Hà Nội thì chắc chắn còn nhiều giải pháp khác chứ không nhất thiết là phải chặt cây".
Đồng thời, anh Tuấn cho rằng việc tiếp cận các nguồn thông tin trên mạng, trên các cổng thông tin điện tử, báo chí thì người dân không có đủ thông tin để xem xét và đồng thuận ý kiến với lãnh đạo. Anh có nguyện vọng là lãnh đạo thành phố nên cung cấp đầy đủ thông tin hơn đến với người dân trước khi lựa chọn phương án để có thể đi đến đồng thuận với một giải pháp tốt nhất.
*******************
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam vào ngày 14/1/2019 với những hy vọng tươi sáng cho nền kinh tế khi hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vào thị trường 10 nước trong hiệp định sẽ được giảm hoặc miễn thuế ngay lập tức. Tuy vậy, CPTPP được đánh giá cũng sẽ đặt ra không ít thách thức và cạnh tranh khắc nghiệt cho các doanh nghiệp trong nước.
Các nhà đàm phán của các nước thành viên TPP tại Chile hôm 8/3/2018. AFP
Thực tế hiện nay các doanh nghiệp trong nước đã thực sự sẵn sàng trước khi CPTPP có hiệu lực ?
Hiệp định Đối tác Toàn diện & Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 nước tham gia ký kết hiện nay đã có hiệu lực với 6 quốc gia đầu tiên là Úc, Cananada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore kể từ ngày 30/12/2018.
Quốc hội Việt Nam biểu quyết phê chuẩn CPTPP hôm 12/11/2018 khiến Việt Nam trở thành nước thứ 7 thông qua hiệp định này. Bốn nước thành viên còn lại là Brunei, Chile, Malaysia và Peru.
Việt Nam được các chuyên gia đánh giá sẽ là một trong những nước được hưởng lợi lớn nhất trong thỏa thuận thương mại này đối với các mặt hàng xuất khẩu như gỗ, da giày, may mặc, nông sản, thủy hải sản, điện tử.
Trong một hội thảo gần đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam tham gia CPTPP, nhắc lại rằng bên cạnh những cơ hội rộng mở, thì thách thức mà hiệp định này đặt ra cho các doanh nghiệp Việt là rất lớn.
Trả lời câu hỏi về khâu chuẩn bị của các doanh nghiệp trong nước trước khi CPTPP có hiệu lực ở Việt Nam, Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) nhận định các doanh nghiệp ít nhiều đã chuẩn bị về mặt tinh thần, và ông nói tiếp :
Thật ra nếu doanh nghiệp nào đã có tham gia xuất khẩu vào các thị trường cao ví dụ như Mỹ, Châu Âu, Nhật thì đối với hiệp định CPTPP, họ sẽ không tốn quá nhiều công sức để chuẩn bị đâu. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp chưa tham gia thì chắc chắn họ sẽ có khó khăn ở những thị trường thuộc hiệp định này.
Chúng tôi đặt câu hỏi tương tự với doanh nhân Phạm Phúc Toại, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Long, Tổng giám đốc Công ty Chế biến Thủy sản Hoàng Long, và được ông khẳng định về cam kết chất lượng sản phẩm của công ty mình.
Cái đó là tiêu chí số một của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, bao giờ cũng có định hướng chiến lược để làm sao làm tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Doanh nghiệp rất khắt khe chuyện này và phải làm cho được chuyện đó.
Ngoài ra, các thách thức lớn khác mà CPTPP đặt ra cho các doanh nghiệp nhỏ và chưa có kinh nghiệm được các chuyên gia nhiều lần phân tích là tiêu chuẩn về lao động và yêu cầu về môi trường. Đặt vấn đề này với một công ty sản xuất nội thất gỗ xuất khẩu ở Bình Dương, chủ doanh nghiệp trẻ giấu tên chia sẻ :
Chế biến cá da trơn xuất khẩu tại Việt Nam. (Ảnh minh họa) Courtesy VASEP
Thứ nhất là nhà xưởng phải chuẩn bị để có những tiêu chuẩn về môi trường. Mình cũng đang chuẩn bị để áp dụng, tìm hiểu để có chứng nhận ISO. Còn lao động thì cũng ổn, vì thật ra nhân sự khoảng 50 người thì mình cũng lo về Luật Lao động ví dụ như ký hợp đồng lao động, bảo hiểm, công đoàn… Thật ra ở Việt Nam làm mấy cái đó chi phí khủng khiếp lắm.
Trái ngược với sự mong chờ từ CPTPP của nhiều phía, chủ doanh nghiệp Thủy sản Hoàng Long, doanh nhân Phạm Phúc Toại bày tỏ sự không quan tâm đến CPTPP như lời của ông :
Nói chung, nếu nói về kinh tế của đất nước, về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của Việt Nam thì những hiệp định đó là tốt cho Việt Nam. Nhưng tôi thì không quan tâm nhiều vì trong lĩnh vực của tôi thì tôi thấy cũng chẳng có gì gọi là giúp cho doanh nghiệp tốt.
Ông Phạm Phúc Toại nói mặt hàng xuất khẩu của công ty ông từ trước đến nay chỉ bị đánh thuế khi nhập vào thị trường Mỹ, còn ở các nước khác như Mexico thì vẫn được miễn thuế, nên CPTPP sẽ không có tác động gì tới doanh nghiệp của ông.
Đánh giá về bất cập lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ và chưa có kinh nghiệm hiện nay, ông Lê Thành Kiệt nói :
Vấn đề chính của các doanh nghiệp nhỏ này là sự tuân thủ, vì trước nay họ không làm ở những thị trường này hoặc ở những thị trường không đòi hỏi, mà chủ yếu là luật lệ trong nước. Mà luật lệ trong nước thì mặc dù tiêu chuẩn đưa ra không thấp hơn các nước khác nhiều lắm nhưng vấn đề tuân thủ, kiểm soát của chính phủ ta vì nhiều lý do nên không thể kiểm soát chặt chẽ được.
Ngay sau khi thông qua CPTPP, chính phủ Việt Nam khẳng định trên truyền thông rằng hiệp định này đỏi hỏi những đột phá trong việc thực thi pháp luật, quản lý nhà nước và quản trị xã hội. Tuy vậy, chủ doanh nghiệp gỗ được chúng tôi phỏng vấn thổ lộ :
Muốn đúng tiêu chuẩn ISO thì Việt Nam có bao nhiêu xưởng đủ tiêu chuẩn đó ? Phải lách hết, phải lo hết. Ví dụ như xử lý nước thải đi, giờ bỏ ra mấy triệu đô bỏ ra xử lý nước thải, trong khi doanh nghiệp khác thì không làm mà nó vẫn sản xuất ra được sản phẩm đó.
Ông Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh từng nhấn mạnh việc các thị trường cao cấp của CPTPP đòi hỏi tính bền vững, thân thiện của sản phẩm, vật liệu với môi trường và cộng đồng sẽ là những thách thức cho doanh nghiệp Việt. Để đáp ứng, người chủ doanh nghiệp gỗ cho biết hiện nay các doanh nghiệp lớn trong ngành gỗ đã bắt đầu kế hoạch trồng rừng và thu hoạch gỗ đúng tiến độ, còn trước đây thì khác. Anh nói :
Xe chở gỗ tròn từ Cam Pu Chia sang Việt Nam. AFP
Hồi trước nay thì không hề có chuyện đó. Toàn là lấy gỗ khai thác rừng vô tội vạ rồi làm giấy tờ hợp thức hóa. Thật ra Châu Âu hay Mỹ biết hết nhưng thả dần dần để mình thay đổi mà mình không thay đổi thì nó mới cắt.
Mới hôm 15/11, Bộ Công thương Việt Nam ban hành quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia, vì vấp phải các cáo buộc của quốc tế về trình trạng nhập các loại gỗ quý hiếm lậu với giấy phép giả. Chủ doanh nghiệp gỗ khẳng định với chúng tôi điều đó là thật và nói công ty của anh chỉ nhập gỗ từ Mỹ và Châu Âu để chế biến và xuất ngược lại vì có nguồn gốc và kiểm định rõ ràng.
Chủ trì Hội nghị chuyên ngành gỗ và lâm nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 8/8/2018, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt mục tiêu ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu Việt Nam phải trở thành ngành mũi nhọn. Chủ doanh nghiệp đồ gỗ xuất khẩu phân trần với chúng tôi.
Thật ra là như vầy : Hồi xưa chính quyền không có để ý đến ngành gỗ của mình gì hết. Nhưng ba năm gần đây thì đột nhiên xuất khẩu gỗ của mình lớn từ 3, 4 tỷ đô lên 9 tỷ nên nhà nước mới để ý và thấy là một nguồn thu ngon lành.
Hôm 21/11/2018, báo trong nước loan tin Bộ Công thương dự đoán doanh thu gỗ xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 chắc chắn sẽ đạt mức kỷ lục 9 tỷ USD. CPTPP được đánh giá sẽ là cơ hội để sản phẩm gỗ Việt tiếp tục ‘vươn mình’ ra thế giới. Trả lời câu hỏi liệu đã có sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền, chủ doanh nghiệp gỗ khẳng định chưa hỗ trợ nhiều mà chỉ ‘góp tiếng nói thôi’, và anh cho biết :
Thật ra là tự trong Hiệp Hội Gỗ Miền Nam gây dựng lên hết đó, khá là OK rồi thì nhà nước mới để ý đó.
Chúng tôi đặt câu hỏi tương tự về vai trò của chính phủ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thì được doanh nhân Phạm Phúc Toại thẳng thắn trình bày :
Nói thì nói thế thôi nhưng chính phủ thì quản lý vĩ mô, nói ra nhiều giải pháp vậy thôi chứ thực sự cái gì cũng vậy, chúng ta nên nỗ lực từ bản thân, từ doanh nghiệp ‘tự lực cánh sinh’ là chủ yếu. Về mặt lý thuyết, bề mặt của đất nước thì nhìn thấy vậy thôi chứ tôi không quan tâm.
Người chủ doanh nghiệp hải sản nhấn mạnh ông chưa bao giờ tham gia, sinh hoạt trong các hội đoàn của chính phủ để mong có sự trợ giúp cho doanh nghiệp của mình.
Chiến dịch bắt Trần Bắc Hà – một quan chức cộng sản bị nhiều dư luận xem là trùm tài phiệt lưu manh và móc đậm dính sâu tới cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – vào cuối tháng Mười Một năm 2018 đã vô tình khiến lộ ra, thêm một lần nữa trong khá nhiều lần chỉ riêng hai năm 2017 và 2018, một bệt màu loang lổ trên bức tranh "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" của Bộ Công an Việt Nam.
Trùm tài phiệt Trần Bắc Hà. (Hình : ndh.vn)
Khi tướng Quang "lên tiếng"…
Ngày 29 tháng Mười Một, 2018, sau thông tin ồn ào trên mạng xã hội về việc Trần Bắc Hà bị bắt, phóng viên của báo Người Đưa Tin đã "săn" Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng và là người phát ngôn của Bộ Công an. Sau đó, tờ báo này giật tín cho bài tường thuật của mình : "Chánh Văn phòng Bộ Công an lên tiếng về thông tin bắt ông Trần Bắc Hà".
Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng và là người phát ngôn của Bộ Công an. (Hình : giaoduc.net.vn)
Nhưng tướng Quang đã "lên tiếng" ra sao ?
"Chánh Văn phòng Bộ Công an, Thiếu tướng Lương Tam Quang cho biết, ông chưa nhận được thông tin về sự việc này" – báo Người Đưa Tin thuật lại.
Một lần nữa trong nhiều lần, quan chức Chánh Văn phòng – người nắm giữ các kế hoạch làm việc chủ yếu của dàn lãnh đạo bộ này cùng hoạt động của các cục vụ cấp dưới – đã "chưa có thông tin gì" về một vụ việc đầy tràn trên mạng xã hội.
Nhưng đến buổi chiều cùng ngày 29 tháng Mười Một, trang tin điện tử của Bộ Công an đã phải thông tin chính thức về vụ bắt Trần Bắc Hà.
Dù vẫn chẳng có bằng chứng nào cho thấy Thiếu tướng Lương Tam Quang có biết hay không về vụ bắt Trần Bắc Hà, nhưng cái cách ông Quang "lên tiếng" đã cho thấy một lỗ hổng rất lớn trong cơ chế phối hợp được tự đánh giá là "đồng bộ, nhịp nhàng và nhuần nhuyễn" của Bộ Công an.
Một lần nữa, người phát ngôn Bộ Công an lại khiến bộ "đàn áp nhân quyền" này rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười.
Chỉ từ đầu năm 2018 đến nay, Thiếu tướng Lương Tam Quang đã bị "hố" nặng hai vụ Phan Văn Anh Vũ và Phan Văn Vĩnh.
Cố tình bưng bít thông tin hay chẳng biết gì ?
Vào ngày 31 tháng Mười Hai, 2017, mạng xã hội bất chợt dậy sóng bởi thông tin Phan Văn Anh Vũ bị cơ quan cửa khẩu Singapore tạm giữ tại cửa khẩu Singapore – Malaysia. Sau đó, báo Straits Times của Singapore cũng đăng tin một nhân vật có tên "Phan Van Anh Vu" bị chặn lại tại cửa khẩu Tuas của Singapore ngày 28 tháng Mười Hai.
Đến ngày 2 tháng Giêng, 2018, website của Cơ quan Xuất nhập cảnh (Immigration Checkpoint Authority - ICA) Singapore có tên miền www.ica.gov.sg đã đăng tải thông tin. ICA xác nhận đã tạm giữ người có tên "Phan Van Anh Vu" từ ngày 28 tháng Mười Hai vì "vi phạm quy định Luật Xuất Nhập Cảnh". Khi đó, câu chuyện về Phan Văn Anh Vũ bị bắt ở Singapore đã rất rõ và tràn ngập trên mạng xã hội.
Nhưng vào buổi sáng 3 tháng Giêng, 2018, Thiếu tướng Lương Tam Quang – Chánh Văn Phòng Bộ Công an lại cho báo chí nhà nước hay là vẫn chưa nhận được thông tin ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") đang bị tạm giữ tại Singapore.
Chỉ một ngày sau – ngày 4 tháng Giêng, 2018, chính các nhân viên công an của Bộ Công an đã "dẫn độ" Phan Văn Anh Vũ từ Singapore về sân bay Nội Bài của Việt Nam.
Đến ngày 12 tháng Giêng, 2018, một facebooker là Lê Nguyễn Hương Trà – được cho là khá thạo tin tức nội bộ – đã phát tin : "Gần tháng trước, Trung tướng Phan Văn Vĩnh bị khám xét văn phòng, mở đầu cho nhiều lùm xùm rằng ngành công an sẽ trảm ít nhất 5 tướng của hai vụ, trong đó có Rikvip và Tip.Club".
Nhưng cùng ngày 12 tháng Giêng, 2018, Thiếu tướng Lương Tam Quang lại "phản ứng nhanh" khi thông tin cho báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh : "Hiện chưa có thông tin gì về việc khởi tố này. Đây là thông tin không có căn cứ, cơ sở gì".
Sau Tết Nguyên Đán 2018 ít ngày, cả hai viên Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa và Trung tướng Phan Văn Vĩnh đã phải tra tay vào còng.
Vẫn chưa hết.
"Thứ trưởng Bùi Văn Thành còn rất nhiều việc khác phải làm, tham gia vào rất nhiều công việc khác của Bộ Công an. Có nhiều việc anh Thành hiện nay được giao nhưng liên quan đến bí mật nhà nước chúng tôi không thể nói được" – Thiếu tướng Lương Tam Quang trả lời báo Giao Thông, liên quan đến việc giải thích với báo chí về tại sao bộ này vừa phải đột ngột "điều chỉnh công tác của 2 thứ trưởng" vào ngày 9 tháng Bảy, 2018.
Trong thực tế, thật khó hình dung "đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành" còn việc gì để làm sau khi toàn bộ chức trách nhiệm vụ về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ; hậu cần – kỹ thuật của viên thứ trưởng này đã được chuyển giao cho hai viên thứ trưởng khác là Thượng tướng Lê Quý Vương và Trung tướng Nguyễn Văn Sơn.
Chỉ 4 ngày sau khi "điều chỉnh công tác của 2 thứ trưởng", Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an đã có buổi làm việc với Tổng Cục Hậu Cần – Kỹ Thuật "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tại phía Nam", mà có thể hiểu là hoạt động "nhận bàn giao công tác".
Thế còn "Có nhiều việc anh Thành hiện nay được giao nhưng liên quan đến bí mật nhà nước chúng tôi không thể nói được" ?
Từ tháng Tư năm 2017, một bàn tay bí ẩn đã tung lên mạng xã hội hàng loạt văn bản đóng dấu "MẬT" và kể cả "TUYỆT MẬT", mang danh nghĩa Bộ Công an liên hệ với nhiều cơ quan và tổ chức, chủ yếu với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu công ty Nova 79 của Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "Nhôm") là "công ty bình phong". Dựa vào những văn bản này, Vũ "Nhôm" đã tiến hành các phi vụ làm ăn mua rẻ bán đắt liên quan đến bất động sản ở Đà Nẵng, Sài Gòn và một số tỉnh thành khác. Chỉ trong một thời gian ngắn, Vũ "Nhôm" đã được đồn đoán là một trong những quan chức giàu nhất Việt Nam với tài sản vừa bất động sản vừa cổ phiếu và tiền mặt có thể lên đến 50.000 tỷ đồng Việt (khoảng 2,3 tỷ USD), và đương nhiên phải chịu chung chi cho cấp trên không ít.
Theo các văn bản được công bố trên mạng xã hội, hai quan chức Bộ Công an ký tên nhiều nhất vào các văn bản của bộ này giới thiệu cho Vũ "Nhôm" đi "quan hệ" là Thượng tướng, thứ trưởng Trần Việt Tân và Trung tướng, thứ trưởng Bùi Văn Thành.
Sau đó, cả Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành đều bị kỷ luật, tuy chưa bị bắt…
Chưa kể một "hố" khác của Bộ Công an là vụ Trịnh Xuân Thanh : vào cuối tháng Bảy, 2017, ít giờ đồng hồ sau khi nhà báo Huy Đức bất thần đưa tin trên facebook của ông "Trịnh Xuân Thanh về mà báo chí im ắng nhỉ !". Bộ trưởng công an Tô Lâm lại nói như phân bua với báo chí nhà nước : "Đến giờ tôi vẫn chưa có thông tin gì" trước câu hỏi về những thông tin cho là cơ quan điều tra đã di lí Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam rồi của phóng viên Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Để chỉ một ngày sau – ngày 31 tháng Bảy năm 2017 – Trịnh Xuân Thanh dường như đã được đặc cách cho "đầu thú tại trực ban Bộ Công an".
Hoặc Bộ Công an luôn xem dư luận xã hội là ngu ngốc để muốn nói thế nào cũng được, hoặc chính Bộ này thường rơi vào tâm thế "không nói ra thì người ta còn tưởng mình khôn…".
Có mấy Bộ Công an ?
Từ khá lâu nay đã xuất hiện dư luận về "có hai Bộ Công an". Dư luận này càng nổi lên kể từ sự kiện Tổng bí thư Trọng "tự cơ cấu" vào Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương vào cuối năm 2016. Thậm chí còn có dư luận "không phải hai mà có đến ba bộ công an".
Gần hai năm sau đó, thế cục trong Bộ Công an đã chuyển biến lớn với một chiến dịch "thay máu" bộ này, đặc biệt là việc xóa bỏ toàn bộ 6 tổng cục. Cho đến lúc này, vẫn còn tồn tại dư luận về "có ba bộ công an".
Tháng Tám năm 2018, một chiến dịch "thay máu" lần hai ở Bộ Công an đã diễn ra : lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng "nắm" được cả hai Cơ quan An ninh Điều tra và Cơ quan Cảnh sát Điều tra thông qua việc hai viên tướng được xem là "thân Trọng" – Thượng tướng Bùi Văn Nam, thứ trưởng Bộ Công an ; và Thượng tướng Lê Quý Vương, thứ trưởng Bộ Công an – được bổ nhiệm làm thủ trưởng hai cơ quan này.
Chỉ một tháng sau đó, Trần Đại Quang chết.
Bỗng nhiên sau cái chết của cựu cố bộ trưởng công an Trần Đại Quang, dư luận "ba bộ công an" đã xẹp hẳn. Không biết đã có bao nhiêu và sẽ có bao nhiêu tướng tá thuộc "cánh Quang" đang bị đảng "hồi tố"…
Vào lúc này, chỉ còn dư luận "hai bộ công an".
Không biết hay không được biết thông tin về những vụ mà cả thiên hạ đều biết, những quan chức như Thiếu tướng Lương Tam Quang thuộc về "bộ công an" nào ?
Phạm Chí Dũng
Nguồn : Người Việt, 09/12/2018