Các khách mời là luật sư, nhà báo, nhà phân tích, quan sát bình luận, thảo luận một số diễn biến, sự kiện và vấn đề thời sự, chính trị Việt Nam được quan tâm trong tuần, và trong tháng Năm 2024.
Nguồn : VOA, 30/05/2024
Bộ trưởng công an Việt Nam cần những tiêu chuẩn gì ?
BBC, 23/05/2024
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vừa có quyết định giao việc điều hành hoạt động của Bộ Công an cho Thứ trưởng thường trực Trần Quốc Tỏ cho đến khi bổ nhiệm được bộ trưởng mới.
Ông Trần Quốc Tỏ được giao điều hành hoạt động của Bộ Công an cho đến khi kiện toàn chức danh Bộ trưởng công an, thay ông Tô Lâm vừa lên chủ tịch nước
Ghế bộ trưởng do Đại tướng Tô Lâm – người vừa được bầu làm chủ tịch nước - nắm giữ trong gần hai nhiệm kỳ, từ năm 2016.
Ông Trần Quốc Tỏ hiện là thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Việt Nam.
Để chính thức trở thành Bộ trưởng công an, cần một số tiêu chí nhất định, theo luật pháp Việt Nam.
Các tiêu chí một bộ trưởng công an phải có
Người đảm nhận vị trí Bộ trưởng công an phải đảm bảo 17 tiêu chuẩn chung, sáu tiêu chuẩn riêng, theo Quy định 214-QĐ/Trung ương ngày 2/1/2020 của Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Tiêu chuẩn chung về chính trị, tư tưởng
- Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân ; kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng.
- Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng ; kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
- Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc ; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân ; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác.
- Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.
Tiêu chuẩn chung về đạo đức, lối sống
- Mẫu mực về phẩm chất đạo đức ; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung ; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
- Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc ; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt.
- Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi ; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thóai về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm ; tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
- Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ; thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.
Tiêu chuẩn chung về trình độ
- Tốt nghiệp đại học trở lên ; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp ; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương ; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.
Tiêu chuẩn chung về năng lực và uy tín
- Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược ; phương pháp làm việc khoa học ; nhạy bén chính trị ; có năng lực cụ thể hóa và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ; có năng lực tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt.
- Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách.
- Kịp thời nắm bắt những thời cơ, vận hội ; phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn ; chủ động đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi và hiệu quả.
- Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm ; có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, dám đương đầu với khó khăn, thách thức ; nói đi đôi với làm ; có thành tích nổi trội, có kết quả và "sản phẩm" cụ thể góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị ; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ.
- Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.
Tiêu chuẩn chung về sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm
- Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp ; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Tiêu chuẩn riêng
- Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực : Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, nắm chắc pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Có năng lực cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để hoạch định phương hướng, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
- Có năng lực phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và giữa Trung ương với địa phương, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách chung của Đảng, Nhà nước.
- Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, quyết liệt, kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
- Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
Có thể thấy, rất nhiều tiêu chí trong quy định trên mang tính định tính.
Ba bước bổ nhiệm bộ trưởng Công an
Theo Điều 98 Hiến pháp 2013, Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn : Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ (trong đó có bộ trưởng Bộ Công an).
Theo Điều 70 Hiến pháp năm 2013, Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn : Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Theo Điều 88 Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn : Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó chủ tịch nước, thủ tướng Chính phủ ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan, có ba bước để bổ nhiệm bộ trưởng Bộ Công an :
- Thủ tướng Chính phủ đề nghị bổ nhiệm bộ trưởng Bộ Công an ;
- Quốc hội ra nghị quyết phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm bộ trưởng Bộ Công an ;
- Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm bBộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội.
Trên thực tế, trước khi các bước trên được tiến hành, cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là nơi thống nhất phương án nhân sự. Đây chính là thực tế của khái niệm "Đảng lãnh đạo toàn diện".
Cụ thể trong vụ việc lần này, vào ngày 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông báo rằng nội dung nhân sự bộ trưởng Công an vẫn chờ cơ quan có thẩm quyền, Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
Điều này cho thấy các sắp xếp của Đảng được tiến hành trước hết và mang tính quyết định trong việc chọn bộ trưởng Công an và các chức vụ cấp cao khác. Chưa có sự sắp xếp của Đảng, cụ thể là Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tùy theo vị trí bổ nhiệm), thì các cơ quan nhà nước, bao gồm hành pháp, lập pháp, vẫn chưa thể tiến hành quy trình theo luật định.
Bộ trưởng công an có quyền gì ?
Bộ trưởng Bộ Công an là một thành viên trong Chính phủ, theo Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015.
Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong lực lượng Công an nhân dân, theo Điều 28 Luật Quốc phòng 2018.
Bộ trưởng Bộ Công an có một số thẩm quyền sau đây :
Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổng cục, bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ, đơn vị thuộc tổng cục, bộ tư lệnh, công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị còn lại trong Công an nhân dân.
Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, chiến sĩ Công an do mình quản lý trực tiếp ; Khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà cục trưởng, thủ trưởng đơn vị tương đương cấp cục thuộc cơ quan Bộ Công an ; giám đốc công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn theo quy định nhưng chưa được giải quyết ; Khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an mà chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Quyết định về việc tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, theo quy định ; quyết định công nhận, cho thôi tập sự phó vụ trưởng và cấp tương đương ;
Trình Chính phủ về thành lập, hợp nhất, chấm dứt hoạt động, giải thể tổng cục, bộ tư lệnh, công an tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ;
Quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể cục và các vấn đề liên quan đến bộ máy, biên chế của cơ quan thuộc bộ và quyết định về danh sách bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nhiệm kỳ tại cơ quan thuộc bộ theo quy định của pháp luật ;
Quyết định phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tá ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ phó tổng cục trưởng, phó tư lệnh, phó chính ủy bộ tư lệnh, cục trưởng, phó cục trưởng và các chức vụ, chức danh tương đương, giám đốc, phó giám đốc công an tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, giám đốc, phó giám đốc cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ; quy định việc phong, thăng các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân ;
Quy định thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm sĩ quan cấp tá, cấp úy và hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân
Phân công một thứ trưởng làm thứ trưởng thường trực, giúp bộ trưởng điều hành công việc chung của bộ và phân công các thứ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác và điều chỉnh lĩnh vực công tác đã phân công ;
Trực tiếp giải quyết công việc có tính cấp bách và quan trọng mặc dù thuộc lĩnh vực đã được phân công của một thứ trưởng, hay do thứ trưởng đó đi vắng ; quyết định những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các thứ trưởng ;
Định kỳ chủ trì họp với các thứ trưởng và nếu xét thấy cần thiết, với trợ lý bộ trưởng để thống nhất chủ trương, biện pháp chỉ đạo điều hành công việc của bộ ;
Quyết định nội dung, thời gian, thành phần và chủ trì các cuộc họp quan trọng của Bộ ;
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nguồn : BBC, 23/05/2024
****************************
Trần Quốc Tỏ được giao tạm quyền lãnh đạo Bộ Công an
VOA, 23/05/2024
Ông Trần Quốc Tỏ, thứ trưởng Bộ Công an, đã được giao tạm thời điều hành cơ quan này cho đến khi tìm được nhân sự chính thức lên thay Đại tướng Tô Lâm, báo chí trong nước đưa tin.
Ông Trần Quốc Tỏ quê ở Bắc Ninh, vốn được cho là không cùng phe Hưng Yên với ông Tô Lâm
Quyết định này vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký vào ngày 22/5 ngay sau khi ông Tô Lâm được Quốc hội miễn nhiệm bộ trưởng Công an để làm Chủ tịch nước, Cổng thông tin Điện tử Chính phủ cho biết.
Ông Trần Quốc Tỏ, quê Ninh Bình. Ông mang hàm Thượng tướng, là ủy viên trung ương Đảng, phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương và là một trong 6 thứ trưởng của Bộ Công an. Tuy nhiên, ông vẫn chưa được vào Bộ Chính trị, vốn là một điều kiện tiên quyết để lên lãnh đạo Bộ Công an theo quy định của Đảng.
Theo tiểu sử của ông được báo chí trong nước đăng tải, ông Tỏ cũng là giáo sư-tiến sĩ giống như ông Tô Lâm. Ông được cho là phó giáo sư ngành Khoa học An ninh, tiến sĩ Tội phạm học và Điều tra tội phạm.
Năm nay 62 tuổi và là ủy viên trung ương Đảng đã được hai khóa, ông Tỏ có khả năng sẽ được cho vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng 14 vào năm 2026 khi ông 64 tuổi.
Trong quá trình công tác, ông Trần Quốc Tỏ đi lên từ Bộ Công an, từng là phó cục trưởng Cảnh sát môi trường, Phó cục trưởng Cảnh sát phòng, chống tội phạm ; Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra. Ông là thứ trưởng Bộ công an từ tháng 5 năm 2020 đến nay.
Ông có một khoảng thời gian được Trung ương điều động về tỉnh Thái Nguyên để làm phó bí thư thường trực Tỉnh ủy rồi là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh này từ tháng 3 năm 2014.
Trong công cuộc đốt lò do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động, Bộ Công an có vai trò quan trọng và có quyền lực rất lớn trong việc điều tra, phanh phui ra sai phạm của các quan chức cấp cao, trong đó có các vụ điều tra khiến cho Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ phải ra đi.
Do đã được bầu lên làm Chủ tịch nước nên ông Tô Lâm vào sáng ngày 22/5 đã được Quốc hội đồng ý cho miễn nhiệm chức Bộ trưởng công an, chức vụ mà ông đã nắm từ năm 2016, với toàn bộ 465 đại biểu tán thành, trang mạng VnExpress đưa tin.
Trong số 6 thứ trưởng Bộ Công an dưới thời ông Tô Lâm, có hai người cùng quê Hưng Yên với ông là các Thượng tướng Lương Tam Quang và Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc vốn được cho người thân tín của ông Tô Lâm và được ông đỡ đầu để lên làm bộ trưởng thay ông.
Tuy nhiên, quyết định đưa một Thượng tướng khác không cùng quê với ông Tô Lâm là ông Trần Quốc Tỏ lên tạm quyền ở Bộ Công an là dấu hiệu cho thấy giới lãnh đạo Việt Nam đang muốn giảm bớt ảnh hưởng của ông Lâm ở Bộ Công an, các nhà quan sát cho biết.
Ba thứ trưởng còn lại ở Bộ Công an là các Trung tướng tướng Lê Quốc Hùng, Nguyễn Văn Long và Lê Văn Tuyến.
Đảng cộng sản Việt Nam nhiều khả năng sẽ chọn một ủy viên Bộ Chính trị để lên thay ông Tô Lâm ở Bộ Công an. Hiện tại trong Bộ Chính trị 16 người có tới 4 người có xuất thân công an là Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình và Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc.
VOA, 23/05/2024
*****************************
Em trai cựu Chủ tịch nước Trần Đại Quang được giao điều hành Bộ Công an
RFA, 22/05/2024
Sau khi có kết quả bầu Chủ tịch nước, Quốc hội sáng 22/5 tiếp tục biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an đối với ông Tô Lâm với 465/465 Đại biểu tham gia biểu quyết thông qua.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - Báo Chính Phủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng ký quyết định 439 về việc giao điều hành hoạt động của Bộ Công an cho Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Đảng ủy Công an, Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an cho đến khi cấp có thẩm quyền kiện toàn chức danh Bộ trưởng Bộ Công an theo quy định.
Ông Tỏ sinh năm 1962, là em trai của cố Chủ tịch nước, Bộ trưởng công an Trần Đại Quang.
Điểm đáng chú ý trong tiểu sử của ông Tỏ là đến năm 2008 (46 tuổi) khi đang là Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng 2, Cục Cảnh sát môi trường thì ông mới đi học Đại học Cảnh sát nhân dân, 2011 tốt nghiệp thạc sĩ, 2013 bảo vệ luận văn tiến sĩ và đến năm 2015 ông được phong học hàm Phó Giáo sư ngành Khoa học An ninh.
Anh trai của ông Trần Quốc Tỏ, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, qua đời vào sáng ngày 21 tháng 9 năm 2018 do mắc phải vi-rút hiếm và độc, theo tin trong nước Việt Nam loan. Ông Quang qua đời ở tuổi 62.
Ông Quang nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam vào tháng tư năm 2016 sau một thời gian dài công tác trong ngành công an.
Nguồn : RFA, 22/05/2024
**************************
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành Bộ Công an : Em trai ông Trần Đại Quang có thể làm bộ trưởng ?
BBC, 22/05/2024
Sáng 22/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ điều hành hoạt động của Bộ Công an sau khi Bộ trưởng, Đại tướng Tô Lâm trở thành chủ tịch nước. Quốc hội cũng đã thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng miễn nhiệm Bộ trưởng công an với Đại tướng Tô Lâm.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ
Báo chí Việt Nam đưa tin Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Công an, sẽ điều hành hoạt động của Bộ cho đến khi cấp có thẩm quyền kiện toàn chức danh Bộ trưởng.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ là em trai của ông Trần Đại Quang, người từng làm bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2011 đến năm 2016, sau đó làm chủ tịch nước từ năm 2016 cho đến khi qua đời vào tháng 9/2018.
Đúng như BBC đưa tin trước đó, do trong kỳ họp này của Quốc hội không có nội dung xem xét nhân sự để bổ nhiệm bộ trưởng Công an nên khả năng cao Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ phân công cho thứ trưởng phụ trách bộ này.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ là thứ trưởng thường trực và là phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nên ông có khả năng cao nhất trở thành người đảm đương trọng trách. Nhận định này đã được chứng minh bằng thực tế vào sáng nay (22/5).
Trước đó, ngày 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông báo rằng tại Hội nghị lần thứ 9, Trung ương chưa giới thiệu nhân sự bộ trưởng Công an.
Ông Cường còn tiết lộ thêm, nội dung nhân sự bộ trưởng Công an vẫn chờ cơ quan có thẩm quyền, Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
Điều này cho thấy nhân sự chính thức ngồi vào vị trí bộ trưởng Công an vẫn chưa được Bộ Chính trị thống nhất nên việc Thượng tướng Tỏ điều hành bộ Công an là phương án tạm thời.
Miễn nhiệm Bộ trưởng công an Tô Lâm
Ông Tô Lâm đã chính thức rời chiếc ghế đầy quyền lực ở Bộ Công an
Sáng 22/5, ngay sau khi bầu ông Tô Lâm làm chủ tịch nước, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm chức bộ trưởng Bộ Công an đối với ông Tô Lâm.
Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Công an đối với ông Tô Lâm được thông qua với 465/465 đại biểu tán thành.
Nghị quyết sẽ có hiệu lực kể từ ngày 22/5.
Việc thực hiện miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Công an đối với Đại tướng Tô Lâm được Quốc hội thống nhất bổ sung chương trình kỳ họp thứ 7 vào chiều 21/5.
Trong tờ trình do Tổng thư ký Bùi Văn Cường trình nêu rõ căn cứ ý kiến cấp có thẩm quyền, căn cứ quy định pháp luật, xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình các đại biểu xem xét thông qua điều chỉnh chương trình kỳ họp, bổ sung nội dung miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Công an.
Trước đó, vào ngày 19/5, cũng chính ông Cường nói rằng kỳ họp thứ 7 của Quốc hội không có nội dung miễn nhiệm Bộ trưởng công an Tô Lâm và phê chuẩn người thay thế.
Tuy nhiên, nội dung miễn nhiệm đã được bổ sung vào sau khi kỳ họp đã khai mạc. Còn việc đề cử người để Quốc hội phê chuẩn cho vị trí bộ trưởng Bộ Công an vẫn chưa có.
Trong thời gian ghế bộ trưởng còn trống, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ được phân công phụ trách bộ này.
Tiền lệ Bộ Y tế
Việc phân công thứ trưởng phụ trách điều hành hoạt động của một bộ đã từng có tiền lệ.
Ngày 7/6/2022, trong khuôn khổ kỳ họp thường kỳ thứ 3, Quốc hội đã phê chuẩn cách chức bộ trưởng Y tế và bãi nhiệm Đại biểu quốc hội đối với ông Nguyễn Thanh Long.
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã giao Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Bí thư đảng ủy, phụ trách điều hành hoạt động của Bộ Y tế "cho đến khi có quyết định nhân sự bộ trưởng bộ Y tế của cơ quan có thẩm quyền".
Tới ngày 15/7/2022, Bộ Chính trị chỉ định bà Đào Hồng Lan giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế. Thủ tướng Phạm Minh Chính sau đó quyết định giao quyền Bộ trưởng Y tế cho bà Lan.
Tháng 10/2/2022, bà Lan chính thức trở thành bộ trưởng Y tế khi được Quốc hội phê chuẩn.
Điều này cho thấy nhân sự chính thức ngồi vào vị trí bộ trưởng Công an vẫn chưa được Bộ Chính trị thống nhất nên việc Thượng tướng Tỏ điều hành bộ Công an chỉ là phương án tạm thời.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ là ai ?
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ sinh năm 1962, quê ở Ninh Bình, ông là phó giáo sư ngành khoa học an ninh, tiến sĩ tội phạm học và điều tra tội phạm.
Ông Tỏ là Đại biểu quốc hội khóa 14, 15 và là ủy viên Trung ương Đảng hai khóa 12, 13.
Ông Tỏ từng kinh qua các vị trí phó cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm ; phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm ; phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an.
Năm 2014, ông được điều động giữ chức phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên và sau đó được bầu làm bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Tháng 5/2020, ông Trần Quốc Tỏ trở thành thứ trưởng Bộ Công an và giữ chức thứ trưởng Công an cho tới nay.
Trong số các thứ trưởng hiện tại, ông Tỏ là thượng tướng duy nhất có trên một nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng, một điều kiện cần để trở thành ủy viên Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, ông Tỏ đã không nằm trong số ủy viên được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 9 vừa rồi. Vì vậy, ông khó có khả năng trở thành bộ trưởng Công an chính thức.
Bộ trưởng công an là ủy viên Bộ Chính trị là một thông lệ, dù đây không phải là quy định bắt buộc.
Các đời bộ trưởng Công an từ sau 1975 tới nay đều có một điểm chung, đó là tất cả đều đã được bầu vào Bộ Chính trị trước, rồi sau đó mới lên làm bộ trưởng Công an.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ cùng đoàn công tác dâng hương, dâng hoa tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên thuộc huyện Nam Đàn (Nghệ An) hồi năm 2023.
Thêm nữa, bộ trưởng Công an là chức danh đầy quyền lực, có thẩm quyền điều tra sâu rộng, nếu không có chân trong Bộ Chính trị thì sẽ không thể tham gia các cuộc họp vốn đưa ra những quyết định trọng đại đối với nội bộ của Đảng và của đất nước.
Vì vậy, trước mắt, ông Tỏ chỉ được phân công điều hành hoạt động của Bộ Công an chứ khó có thể trở thành bộ trưởng Công an chính thức, trừ khi sắp tới ông được bổ sung vào Bộ Chính trị.
Ông Trần Quốc Tỏ là em trai ruột của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Gia đình ông có sáu anh chị em, trong đó bốn anh em trai là Vinh, Quang, Sáng, Tỏ ; hai người con gái tên là Nguyệt và Tuyết.
Khi ông Trần Đại Quang qua đời vào năm 2018, báo Tiền Phong viết :
"Năm 1962, khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang mới vào tiểu học, em trai út Trần Quốc Tỏ mới sinh được 3-4 tháng thì cha mất...
"Do nhà quá nghèo, đông anh em, nên từ nhỏ Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã giúp mẹ làm nhiều việc nhà nông. Ông nổi tiếng trong vùng vì học giỏi, chăm chỉ, điềm tĩnh, và trầm tính".
Năm 2023, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ đã chủ trì cuộc họp bàn tổ chức sản xuất phim về cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang và sản xuất phim tài liệu điện ảnh hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân.
Ai sẽ làm bộ trưởng ?
Theo thông báo thì Thượng tướng Trần Quốc Tỏ sẽ điều hành hoạt động của bộ Công an chứ không phải làm quyền bộ trưởng, cho đến khi cấp có thẩm quyền kiện toàn chức danh bộ trưởng.
Cấp thẩm quyền ở đây, theo lời của Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường ngày 19/5 thì chính là Bộ Chính trị.
Việc ông Tỏ chỉ được giao điều hành bộ nghĩa là ông không có quyền hạn của bộ trưởng.
Như phân tích ở trên, để làm bộ trưởng một bộ quyền lực như bộ Công an thì cá nhân này phải ngồi trong Bộ Chính trị.
Vì vậy, nếu bầu bộ trưởng Công an chính thức, khả năng cao Đảng sẽ chọn người trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị hiện tại.
Ngoài ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính, còn có một số ủy viên khác có xuất thân từ ngành công an, gồm : ông Phan Đình Trạc, cựu Giám đốc Công an Nghệ An ; ông Nguyễn Hòa Bình, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng thuộc Bộ Công an và ông Nguyễn Văn Nên - người từng là cán bộ công an cấp huyện.
Ông Phan Đình Trạc, sinh năm 1958, quê ở Nghệ An, từng làm giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, với cấp hàm đại tá. Ông cũng có chân trong Ban Bí thư và hiện là Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng.
Một số ý kiến cho rằng nếu ông Tô Lâm vào "Tứ Trụ", khả năng cao ông Trạc sẽ là người thay thế ở vị trí Bộ trưởng Bộ Công an. Nếu ông Trạc vào vị trí bộ trưởng Công an, dự kiến chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục "nóng".
Ông Nguyễn Hòa Bình sinh năm 1958, quê ở Quảng Ngãi. Hiện ông giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao. Ông tốt nghiệp trường Đại học An ninh Nhân dân và từng kinh qua các chức vụ trong Bộ Công an từ năm 1992 đến năm 2008.
Trong thời gian này, ông Bình làm phó tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát kiêm cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra án tham nhũng. Ông cũng là phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an và mang hàm thiếu tướng.
Ông Nguyễn Văn Nên sinh năm 1957, quê ở Tây Ninh. Trước khi vào Trung ương Đảng vào năm 2011, ông Nên từng là chủ tịch Ủy ban Nhân dân và bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh. Ông từng là trưởng Công an huyện Gò Dầu từ năm 1989 - 1991.
Ông Nên được đánh giá là một cán bộ mẫn cán, gần gũi dân. Trong đại dịch Covid-19, ông từng phát biểu "xin nhân dân lượng thứ" cho những lúng túng của chính quyền thành phố. Câu nói này của ông được nhiều người khen ngợi là chân thành.
Xét tiền lệ và quy định, bộ trưởng Công an không nhất thiết phải là người có xuất thân từ ngành Công an.
Chẳng hạn, Đại tướng Lê Hồng Anh, người làm bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2002 đến 2011, là một cán bộ Đảng, chưa từng hoạt động trong ngành công an. Trước khi làm lãnh đạo bộ Công an, ông Lê Hồng Anh là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Sau khi làm bộ trưởng Công an, ông đã được phong cấp hàm đại tướng.
Xét lại trường hợp của Đại tướng Lê Hồng Anh thì Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú cũng có thể là ứng cử viên thay ông Tô Lâm.
Ông Trần Cẩm Tú cũng đang giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ông sinh năm 1961 và có lợi thế về tuổi tác khi là một trong ba ủy viên Bộ Chính trị sẽ chưa quá 65 tuổi vào thời điểm Đại hội 14. Ông cũng là người có chân trong Ban Bí thư.
Ông Trần Cẩm Tú quê ở Hà Tĩnh. Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa 11,12 và 13. Tháng 5/2018, ông được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa 12 và được bầu bổ sung vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 12. Xét vai trò thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng có chức năng kiểm tra, giám sát, đề nghị kỷ luật cán bộ cấp cao, những hoạt động rất gần với công an.
Nguồn : BBC, 22/05/2024
Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Công an Tô Lâm, ai sẽ thay ?
BBC, 21/05/2024
Sau đề nghị của thủ tướng, Quốc hội sẽ phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Công an Tô Lâm, để mở đường cho việc bầu ông Tô Lâm làm chủ tịch nước.
Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm, người được đề cử làm tân chủ tịch nước, có mặt trong phiên khai mạc cuộc họp thường kỳ thứ 7 của Quốc hội ngày 20/5
Báo chí Việt Nam đưa tin, đầu giờ chiều nay 21/5, với 468/469 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã đồng ý bổ sung thêm một nội dung nữa vào chương trình kỳ họp 7 Quốc hội 15.
Theo chương trình mới được điều chỉnh, vào cuối giờ chiều 21/5, Quốc hội bắt đầu thực hiện các quy trình phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Công an và bầu chủ tịch nước với ông Tô Lâm.
Việc bỏ phiếu kín, thông qua nghị quyết của Quốc hội và nghi lễ tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước thì sẽ được tiến hành vào sáng ngày 22/5.
Như vậy, ông Tô Lâm sẽ rời ghế bộ trưởng Công an trước khi vào "Tứ Trụ".
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông báo rằng, việc thêm vào lịch trình khâu miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an là ý kiến của cơ quan có thẩm quyền và đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
"Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung nội dung phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an và dự kiến bố trí Quốc hội tiến hành nội dung này cùng với nội dung về công tác nhân sự tại phiên họp chiều 21/5 và sáng 22/5", ông Cường báo cáo Quốc hội.
Khác với trước đó, vào ngày 19/5, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết Quốc hội sẽ không thực hiện quy trình miễn nhiệm chức danh bộ trưởng Công an đối với ông Tô Lâm trong kỳ họp này.
Những thay đổi đột ngột nói trên dường như gợi ý rằng Đảng cộng sản Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc bố trí nhân sự, hoặc có sự bất đồng ở nhóm lãnh đạo cấp cao. Bởi lẽ, chương trình họp Quốc hội vốn đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chốt nội dung từ trước.
Ai sẽ thay ông Tô Lâm ?
So với thông báo vào trước khi khai mạc kỳ họp, thì nay Quốc hội chỉ bổ sung duy nhất nội dung miễn nhiệm chức danh bộ trưởng của ông Tô Lâm, còn việc xem xét nhân sự để bổ nhiệm bộ trưởng Công an không thấy thêm vào chương trình họp.
Như vậy, có thể hiểu vị trí bộ trưởng Công an vẫn chưa được giới thiệu Quốc hội phê chuẩn.
Và có thể sẽ phải "vẫn chờ cơ quan có thẩm quyền, Bộ Chính trị xem xét, quyết định" như lời ông Bùi Văn Cường nói ngày 19/5.
Hiện Quốc hội đã tán thành việc miễn nhiệm đối với ông Tô Lâm nhưng chưa xem xét nhân sự bộ trưởng Công an, như vậy, có khả năng thủ tướng sẽ chỉ định người làm quyền bộ trưởng hoặc làm thứ trưởng phụ trách bộ này, theo Điều 28 Luật tổ chức chính phủ.
Tình huống tạm thời này cho thấy có nhiều vấn đề trong công tác nhân sự.
Theo các chuyên gia, việc bà Trương Thị Mai từ chức đã tạo thêm áp lực lên Đại tướng Tô Lâm theo hướng ông rời bộ Công an để làm chủ tịch nước.
Nhưng việc Đảng cộng sản chưa chọn được người thay thế ông Tô Lâm ở vị trí bộ trưởng Công an mà đã giới thiệu ông để bầu chủ tịch nước cho thấy nhiều khả năng.
Một là có thể Đảng đang lúng túng trong vấn đề chọn nhân sự, nhất là khi Bộ Chính trị khóa 13 đã có sáu người bị loại khỏi hàng ngũ. Hai trong số đó là hai chức danh trong "Tứ Trụ" - chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội.
Hai là có thể ông Tô Lâm không muốn rời chức vụ bộ trưởng bộ Công an, một vị trí có thực quyền, có thẩm quyền điều tra sâu rộng - để giữ chức chủ tịch nước, một vị trí mang tính lễ nghi nhiều hơn là thực quyền.
Cụ thể, một khi làm chủ tịch nước thì ông Tô Lâm không còn nắm bộ Công an nữa, cũng có nghĩa là ông sẽ mất quyền điều hành trực tiếp bộ máy điều tra khổng lồ, vốn là công cụ chính của chiến dịch "đốt lò". Đây hẳn là điều ông Tô Lâm ít mong muốn nhất.
Trong trường hợp giải pháp thay thế tạm thời, tức làm quyền bộ trưởng hoặc "thứ trưởng phụ trách bộ" thì một số nhân vật có thể đảm đương trọng trách là các thứ trưởng.
Bộ Công an có sáu thứ trưởng gồm : ba thượng tướng là ông Trần Quốc Tỏ, ông Lương Tam Quang, ông Nguyễn Duy Ngọc ; ba trung tướng là ông Lê Quốc Hùng, ông Nguyễn Văn Long và ông Lê Văn Tuyến.
Ở đây, nếu xét theo cấp bậc hàm thì ba thượng tướng nói trên "có suất" hơn.
Từ trái qua : Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thượng tướng Lương Tam Quang, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc
Cả ba vị thượng tướng đều là ủy viên Trung ương Đảng, đủ tiêu chuẩn cho vị trí bộ trưởng, theo Quy định 214 QĐ/TW năm 2020 của Bộ Chính trị.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ sinh năm 1962, quê ở Ninh Bình, ông là ủy viên Trung ương Đảng hai khóa 12, 13 và là đại biểu Quốc hội khóa 14, 15.
Có nhiều ý kiến từng cho rằng ông Tỏ có thể trở thành bộ trưởng Công an chính thức thay thế ông Tô Lâm nếu được bầu vào Bộ Chính trị vì ông là thượng tướng duy nhất có trên một nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng, một điều kiện cần để trở thành ủy viên Bộ Chính trị.
Ông Tỏ cũng là thứ trưởng thường trực và là phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương (ông Tô Lâm làm bí thư) nên khả năng ông làm quyền bộ trưởng là rất cao.
Hai vị thượng tướng còn lại là ông Lương Tam Quang và ông Nguyễn Duy Ngọc. Đáng chú ý, cả hai đều quê quán ở tỉnh Hưng Yên, là đồng hương của Đại tướng Tô Lâm.
Ông Lương Tam Quang trở thành thứ trưởng bộ Công an vào tháng 8/2019. Tới tháng 5/2020, ông Quang kiêm chức thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an và được thăng hàm thượng tướng vào năm 2022.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được thăng hàm thượng tướng vào tháng 12/2023. Khi là phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, ông Ngọc là người ký ban hành kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng.
Bên cạnh đó, có thể chức vụ bộ trưởng Công an sẽ tạm để trống cho đến khi Bộ Chính trị chọn được nhân sự.
Xét các đời bộ trưởng bộ Công an từ sau 1975 tới nay thì có một đặc thù là tất cả những nhân vật này đều đã được bầu vào Bộ Chính trị trước, rồi sau đó mới lên làm bộ trưởng Công an.
Bộ trưởng Bộ Công an là chức danh quyền lực, nếu không có chân trong Bộ Chính trị thì cũng sẽ không thể tham gia các cuộc họp vốn đưa ra những quyết định trọng đại đối với nội bộ của Đảng và của đất nước.
Ngành công an được coi là lĩnh vực trọng yếu nên việc bộ trưởng Bộ Công an phải có chân trong Bộ Chính trị còn để thực hiện các nhiệm vụ an ninh quốc gia.
Vì vậy, nếu bầu bộ trưởng Công an chính thức, khả năng cao Đảng sẽ chọn người trong Bộ Chính trị.
Trong Bộ Chính trị khóa 13, ngoài ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính thì còn có một số ủy viên khác có xuất thân từ ngành công an, gồm : ông Phan Đình Trạc, cựu Giám đốc Công an Nghệ An ; ông Nguyễn Hòa Bình, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng thuộc Bộ Công an và ông Nguyễn Văn Nên - người từng là cán bộ công an cấp huyện.
Từ trái qua : Nguyễn Hòa Bình, Phan Đình Trạc, Nguyễn Văn Nên
Ông Phan Đình Trạc, sinh năm 1958, quê ở Nghệ An, từng làm giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, với cấp hàm đại tá. Ông cũng có chân trong Ban Bí thư và hiện là Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng.
Một số ý kiến cho rằng nếu ông Tô Lâm vào "Tứ Trụ", khả năng cao ông Trạc sẽ là người thay thế ở vị trí Bộ trưởng Bộ Công an. Nếu ông Trạc vào vị trí bộ trưởng Công an, dự kiến chiến dịch đốt lò của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục "nóng".
Bộ trưởng Công thường là cấp đại tướng, còn ông Trạc chỉ mới cấp đại tá. Tuy nhiên, xét tiền lệ trước đó thì có ông Lê Hồng Anh - người được phong thẳng lên đại tướng sau khi ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng Công an.
Ông Nguyễn Hòa Bình sinh năm 1958, quê ở Quảng Ngãi. Hiện ông giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao. Ông tốt nghiệp trường Đại học An ninh Nhân dân và từng kinh qua các chức vụ trong Bộ Công an từ năm 1992 đến năm 2008.
Trong thời gian này, ông Bình làm Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra án tham nhũng. Ông cũng là Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an và mang hàm thiếu tướng.
Ông Nguyễn Văn Nên sinh năm 1957, quê ở Tây Ninh. Trước khi vào Trung ương Đảng vào năm 2011, ông Nên từng là chủ tịch Ủy ban Nhân dân và bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh. Ông từng là Trưởng Công an huyện Gò Dầu từ năm 1989 - 199.
Ông Nên được nhận định là một cán bộ mẫn cán, gần gũi dân. Trong đại dịch Covid 19, ông từng phát biểu "xin nhân dân lượng thứ" cho những lúng túng của chính quyền thành phố. Câu nói này của ông được nhiều người khen ngợi là chân thành.
Ông Trần Cẩm Tú
Nhắc lại trường hợp của Đại tướng Lê Hồng Anh thì Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú cũng có thể là ứng cử viên thay ông Tô Lâm.
Trước khi giữ chức bộ trưởng Bộ Công an, ông Lê Hồng Anh không hoạt động trong ngành công an mà làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ông Trần Cẩm Tú cũng đang giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ông sinh năm 1961 và có lợi thế về tuổi tác khi là một trong ba ủy viên Bộ Chính trị sẽ chưa quá 65 tuổi vào thời điểm Đại hội 14. Ông cũng là người có chân trong Ban Bí thư.
Ông Trần Cẩm Tú quê ở Hà Tĩnh. Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa 11,12 và 13. Tháng 5/2018, ông được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa 12 và được bầu bổ sung vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 12.
Vì sao chủ tịch nước không thể làm bộ trưởng ?
Sau phát biểu của ông Bùi Văn Cường về việc chưa miễn nhiệm chức danh bộ trưởng mà tiến hành bầu chủ tịch nước với ông Tô Lâm, một số câu hỏi đã được đặt ra.
Bởi lẽ, nếu chưa miễn nhiệm bộ trưởng mà đã được bầu lên chủ tịch nước thì ông Tô Lâm sẽ kiêm nhiệm cả hai chức vụ.
Điều này dẫn đến "sự xung đột thẩm quyền và vi phạm nguyên tắc phân công, phân nhiệm, phân quyền trong bộ máy nhà nước", theo chuyên gia phân tích với BBC.
Trả lời BBC News tiếng Việt ngày 19/5, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS, Singapore), phân tích :
"Theo quy định hiện hành, trường hợp chủ tịch nước kiêm nhiệm chức vụ bộ trưởng Công an là không thể xảy ra trong hệ thống chính trị Việt Nam", ông Hợp nói.
Tiến sĩ Hợp cũng nhấn mạnh thêm rằng các chức vụ lãnh đạo quan trọng này đều phải được tách bạch và bổ nhiệm cho các cá nhân khác nhau để đảm bảo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Do chức chủ tịch nước độc lập với chính phủ nên trường hợp ông Tô Lâm kiêm nhiệm sẽ dẫn đến sự "tréo ngoe" trong việc điều hành bộ máy nhà nước và chính phủ.
Điều 88 Hiến pháp quy định chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn là "đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ".
Như vậy, với cương vị là nguyên thủ quốc gia, ông Tô Lâm có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm chức vụ của thủ tướng là ông Phạm Minh Chính.
Nhưng đồng thời, với cương vị bộ trưởng thì ông Tô Lâm lại dưới quyền Thủ tướng Chính. Ông Tô Lâm chịu trách nhiệm trước Quốc hội và ông Chính về lĩnh vực được phân công phụ trách.
Đáng chú ý, Hiến pháp cũng cho chủ tịch nước quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó chủ tịch nước, thủ tướng ; phó thủ tướng, bộ trưởng và thành viên khác của chính phủ ;
Như vậy, nếu ông Tô Lâm chính thức trở thành chủ tịch nước và không muốn rời ghế bộ trưởng Bộ Công an, ông chỉ cần không đề nghị Quốc hội miễn nhiệm chính mình.
Một nhà quan sát khác thì nói với BBC rằng, việc Quốc hội bổ sung nội dung miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an thể hiện rằng đã có những ý kiến phản ánh trong nội bộ về vấn đề ông Tô Lâm kiêm nhiệm hai chức vụ.
Nguồn : BBC, 21/05/2024
*************************
Quốc hội Việt Nam mở đường để chính thức đưa Bộ trưởng Công an Tô Lâm vào chức Chủ tịch nước
RFA, 21/05/2024
Nội dung miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an đối với Đại tướng Tô Lâm được đưa vào chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV mới khai mạc vào ngày 20/5.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Quốc hội ở Hà Nội hôm 20/5/2024 - AFP
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vào chiều ngày 21/5 trình bày tờ trình điều chỉnh chương trình kỳ họp như vừa nêu.
Đây là thay đổi vào giờ chót trước khi Quốc hội bầu ông Tô Lâm vào chức Chủ tịch nước theo giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vào tuần qua.
Vào ngày 19/5, cũng chính Tổng Thư ký, Chủ tịch Quốc hội Bùi Văn Cường công bố với báo chí rằng Hội nghị Trung ương 9 chưa giới thiệu nhân sự Bộ trưởng Công an thay thế ông Tô Lâm nên tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV chưa có nội dung phê chuẩn miễn nhiệm hay bổ nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an.
Thông tin do Tổng Thư ký, Chủ tịch Quốc hội Bùi Văn Cường đưa ra dẫn đến nhận định ông Tô Lâm sẽ vừa làm Chủ tịch nước, vừa kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Công an.
Đại tướng Tô Lâm hiện 67 tuổi, quê huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng ba khóa 11, 12, 13 ; Ủy viên Bộ Chính trị hai khóa 12, 13 ; Đại biểu Quốc hội hai khóa 14, 15.
Tháng 8/2010, ông làm Thứ trưởng Công an. Ông giữ cương vị Bộ trưởng Công an từ tháng 4/2016. Đầu năm 2019, ông Tô Lâm được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, thăng quân hàm lên đại tướng, trở thành người thứ tư trong lịch sử công an nhân dân mang quân hàm cao nhất.
Nguồn : RFA, 21/05/2024
**************************
RFA, 21/05/2024
Chiều 21/5/2024, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày tờ trình đề nghị điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 7. Theo đó, bổ sung nội dung miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Công an, bầu chủ tịch nước với ông Tô Lâm, căn cứ quy định pháp luật và xem xét đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Không thấy bổ sung nội dung xem xét nhân sự cho chức bộ trưởng Công an thay thế Tô Lâm.
AFP
Trước đó, Hội nghị Trung ương 9 kết thúc vào ngày 18 tháng 5 giới thiệu Bộ trưởng Công an Tô Lâm vào chức Chủ tịch nước. Sang ngày 19/5, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho báo chí biết, Quốc hội sẽ không thực hiện việc miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an đối với ông Tô Lâm trong kỳ họp này do Hội nghị Trung ương 9 chưa giới thiệu nhân sự Bộ trưởng Công an thay thế ông Tô Lâm.
Như vậy, nếu không có nội dung miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Công an vào chiều 21/5 trong khi Đại tướng Tô Lâm đã được Trung ương Đảng giới thiệu cho chức danh Chủ tịch nước, có nghĩa ông Tô Lâm kiêm cả hai chức là Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ công an.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore nêu quan điểm của ông với RFA :
"Đến lúc này, ông Lâm là Bộ trưởng Công an, và là ứng cử viên chức Chủ tịch nước. Ông ấy chưa nắm hai chức vụ cùng lúc khi nào. Hôm 19/5, Tổng thư ký Quốc hội nói rằng vì chưa có nhân sự thay thế ông Lâm, nên chưa miễn nhiệm ông Lâm trước khi bầu Chủ tịch nước. Hôm nay, theo đề nghị của Thủ tướng, Quốc hội đồng ý miễn nhiệm ông Lâm khỏi chức Bộ trưởng Công an trước khi bầu ông ấy làm Chủ tịch nước, Theo lịch đã công bố, chiều nay sẽ miễn nhiệm, sáng mai sẽ bầu. Như thế đúng với Hiến pháp năm 2013.
Do chưa có người được cử làm Bộ trưởng Công an sau khi miễn nhiệm ông Lâm, thì theo thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ có thể ra quyết định để một trong số các thứ trưởng công an đứng ra phụ trách Bộ Công an, chỉ đạo chung, nhưng có thể không phải là quyền bộ trưởng. Làm như thế đúng với Hiến pháp. Chức Bộ trưởng Công an, có nhiều quyền lực, nên có vài người muốn được làm Bộ trưởng sau khi miễn nhiệm ông Lâm. Vì thế, có thể đó là một khó khăn để chọn một người.
Chắc hẳn Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam muốn rằng cuộc đốt lò vẫn tiếp tục sau khi ông Lâm rời bộ Công an, bởi việc đốt lò không phải việc của mình ông Lâm, mà của Đảng cộng sản Việt Nam, theo lối tập thể, có nhiều cơ quan tập trung ở Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng do ông Tổng bí thư Trọng làm Trưởng Ban chỉ đạo".
Cũng theo ông Hợp, chỉ trong hai tháng qua đã có ba lãnh đạo quan trọng của đảng cộng sản Việt Nam nghỉ việc, cho nên đang thiếu lãnh đạo cho lúc này, và cho khóa 14, tức là đang có một sự bất ổn về lãnh đạo chính trị.
Ba người mà ông Hợp đề cập đến là ông Võ Văn Thưởng, ông Vương Đình Huệ và bà Trương Thị Mai.
Theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước là người do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, là người đứng đầu Nhà nước. Còn Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng kiêm Chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang qua đời. Ông Trọng giữ hai chức vụ trong hai năm rưỡi, từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2021.
Việc miễn nhiệm chức Bộ trưởng công an đối với Tô Lâm được bổ sung vào phút chót trong nghị trình Quốc hội, được dư luận cho là bất ngờ và cho thấy sự mất đoàn kết trong nội bộ lãnh đạo cấp cao.
Một nhà quan sát tình hình chính trị trong nước nói với RFA :
"Đây là điều gây sửng sốt cho người dân chúng tôi, bởi mới mấy hôm trước, Quốc hội cho hay chưa có nội dung phê chuẩn miễn nhiệm hay bổ nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an do Đại tướng Tô Lâm nắm giữ, và Bộ trưởng Công an Tô Lâm được giới thiệu vào chức Chủ tịch nước.
Nó cho thấy cái nguyên tắc quan trọng nhất suốt hàng chục năm qua là nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách đã bị phá vỡ. Nó cho thấy nội bộ tập thể Bộ chính trị đang mất đoàn kết nghiêm trọng. Với một vị trí quan trọng như vậy mà họ loan báo vào phút 89, nghĩa là Tô Lâm ‘không kịp trở tay’. Điều này cho thấy cái mô hình độc đảng toàn trị của Việt Nam ngày hôm nay đã lạc hậu, không còn phù hợp với thời đại. Nếu muốn giữ vững ở định chính trị như Bộ Chính trị mong muốn thì họ phải chuyển từ mô hình độc đảng toàn trị sang mô hình độc tài toàn trị như ông Tập Cận Bình đang thực hiện
Theo tôi, chính trường Việt Nam sẽ tiếp tục hỗn loạn nếu Tô Lâm vào vị trí Chủ tịch nước, vì Tô Lâm có thể miễn nhiệm cả Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ông Chính cũng xuất thân từ công an nên tôi cho rằng, cả ông Tô Lâm lẫn ông Chính đều nắm trong tay nhiều bằng chứng về nhau. Chính điều đó tôi cho rằng, cuộc đấu đá vẫn còn tiếp diễn và một thời loạn lạc mới đang bắt đầu".
Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam được thông qua ngày 19/1/2011 nêu rõ, Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Tạp chí cộng sản hôm 19/2/2022 có bài viết "Cụ thể hóa nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị - Thực trạng và một số vấn đề đặt ra", dẫn giải thích của ông Hồ Chí Minh về nguyên tắc này :
"Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo ? Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó...
Vì sao cần phải cá nhân phụ trách ? Việc gì đã được đông người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có chuyên trách, công việc mới chạy".
Nguồn : RFA, 21/05/2024
Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam dự kiến sẽ họp trong tuần này để chọn ra các chức danh chủ chốt của Đảng và nhà nước, trước khi Quốc hội bầu, phê chuẩn tại cuộc họp thường kỳ sẽ khai mạc vào ngày 20/5.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
Như BBC đã phân tích , bốn nhân vật trong Bộ Chính trị hội tụ đủ tiêu chuẩn theo Quy định của Bộ Chính trị, Hiến pháp và luật để vào "Tứ Trụ" là ông Nguyễn Phú Trọng, ông Phạm Minh chính, ông Tô Lâm và bà Trương Thị Mai.
Tuy nhiên, xét sức khỏe của ông Trọng thì ông khó có thể kiêm thêm chức chủ tịch nước, điều mà ông từng làm sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào năm 2018.
Còn vị trí thủ tướng của ông Chính là vị trí điều hành các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, nếu thay đổi sẽ gây ra nhiều xáo trộn.
Vì thế, xét theo quy định, chỉ còn ông Tô Lâm và bà Trương Thị Mai có thể đua vào "Tứ Trụ", nếu không xét các trường hợp đặc biệt (vì các chức danh "Tứ Trụ" theo quy định có thể được Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét ngoại lệ).
Hiện nay, theo các thông tin mà BBC nhận được, khả năng cao bà Trương Thị Mai sẽ không tiếp tục làm thường trực Ban Bí thư nữa, còn ông Tô Lâm sẽ được Đảng giới thiệu làm chủ tịch nước.
Bà Mai hiện là Thường trực Ban Bí thư, nếu bà không giữ chức vụ này nữa thì Đảng sẽ phải tìm người thay thế. Đây là vấn đề nhân sự của Đảng.
Với vị trí bộ trưởng Bộ Công an, nếu ông Tô Lâm vào "Tứ Trụ" thì sẽ phải có người thay thế ông. Đây là vấn đề nhân sự của Đảng và nhà nước, theo cơ chế Đảng quyết, Chính phủ đề xuất và Quốc hội phê chuẩn.
Trong Bộ Chính trị, ai có thể thay ông Tô Lâm ?
Nếu ông Tô Lâm vào "Tứ Trụ", ai có khả năng thay thế ông ?
Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 của Bộ Chính trị quy định khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bao gồm chức danh bộ trưởng.
Theo đó, cán bộ phải "bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương".
Điều này có nghĩa : bộ trưởng Bộ Công an có thể là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư hoặc ủy viên Trung ương Đảng.
Xét các đời bộ trưởng Bộ Công an từ sau 1975 tới nay thì có một đặc thù là tất cả những nhân vật này đều đã được bầu vào Bộ Chính trị trước, rồi sau đó mới lên làm bộ trưởng Bộ Công an.
Bộ trưởng Bộ Công an là chức danh quyền lực, nếu không có chân trong Bộ Chính trị thì cũng sẽ không thể tham gia các cuộc họp vốn đưa ra những quyết định trọng đại đối với nội bộ của Đảng và của đất nước. Bên cạnh đó, ngành công an được coi là lĩnh vực trọng yếu nên việc bộ trưởng Bộ Công an phải có chân trong Bộ Chính trị để thực hiện các nhiệm vụ an ninh quốc gia.
Ngoài ra, theo thống kê của BBC, các đời bộ trưởng Bộ Công an cũng có truyền thống là đại biểu Quốc hội.
Như vậy, nếu xét tính đặc thù và truyền thống thì người có thể thay thế ông Tô Lâm có thể là một trong các ủy viên Bộ Chính trị và là đại biểu Quốc hội.
Trong Bộ Chính trị khóa 13, ngoài ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính thì còn có một số ủy viên khác có xuất thân từ ngành công an, gồm : ông Phan Đình Trạc, cựu Giám đốc Công an Nghệ An ; ông Nguyễn Hòa Bình, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng thuộc Bộ Công an và ông Nguyễn Văn Nên - người từng là cán bộ công an cấp huyện.
Ông Nên không phải là đại biểu Quốc hội, nên khả năng nghiêng về ông Trạc và ông Bình.
Từ trái qua : ông Nguyễn Hòa Bình, ông Phan Đình Trạc và ông Trần Cẩm Tú
Ông Phan Đình Trạc, sinh năm 1958, quê ở Nghệ An, từng làm giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, với cấp hàm đại tá. Ông cũng có chân trong Ban Bí thư và hiện là Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng.
Ông Trạc cũng là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Ủy viên Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.
Một số ý kiến cho rằng nếu ông Tô Lâm vào "Tứ Trụ", khả năng cao ông Trạc sẽ là người thay thế ở vị trí Bộ trưởng Bộ Công an. Nếu ông Trạc vào vị trí bộ trưởng Công an, dự kiến chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục "nóng".
Ông Nguyễn Hòa Bình sinh năm 1958, quê ở Quảng Ngãi. Hiện ông giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao. Ông tốt nghiệp trường Đại học An ninh Nhân dân và từng kinh qua các chức vụ trong Bộ Công an từ năm 1992 đến năm 2008.
Trong thời gian này, ông Bình làm Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra án tham nhũng. Ông cũng là Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an và mang hàm thiếu tướng.
Cả hai ông Trạc và ông Bình đều sẽ quá 65 tuổi vào Đại hội Đảng 14 - dự kiến diễn ra vào tháng 1/2026.
Tuy nhiên, xét tiền lệ trước đó là Đại tướng Lê Hồng Anh thì Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú cũng có thể là ứng cử viên thay ông Tô Lâm.
Trước khi giữ chức bộ trưởng Bộ Công an, ông Lê Hồng Anh không hoạt động trong ngành công an mà làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ông Trần Cẩm Tú sinh năm 1961 và có lợi thế về tuổi tác khi là một trong ba ủy viên Bộ Chính trị sẽ chưa quá 65 tuổi vào thời điểm Đại hội 14. Ông cũng là người có chân trong Ban Bí thư.
Ông Trần Cẩm Tú quê ở Hà Tĩnh. Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa 11, 12 và 13. Tháng 5/2018, ông được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa 12 và được bầu bổ sung vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 12.
Tới năm 2021, ông Tú vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tiếp tục giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Với cương vị này, ông Tú là người ký các đề nghị kỷ luật các đảng viên thuộc diện Trung ương Đảng quản lý.
Các trường hợp cấp cao bị "xử lý" từ đầu năm 2024 tới nay là các ủy viên Bộ Chính trị, gồm ông Vương Đình Huệ, ông Võ Văn Thưởng và ông Trần Tuấn Anh, đều xuất phát từ báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Còn ai có cơ hội ?
Một kịch bản có thể tính đến là các thứ trưởng Bộ Công an hiện tại có thể làm quyền Bộ trưởng Bộ Công an nếu ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới.
Bộ Công an hiện có sáu thứ trưởng gồm : ba thượng tướng là Trần Quốc Tỏ, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc ; ba trung tướng là Lê Quốc Hùng, Nguyễn Văn Long và Lê Văn Tuyến.
Ở đây, nếu xét theo cấp bậc hàm thì ba thượng tướng nói trên "có suất" hơn.
Cả ba thượng thướng đều là ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, vì thế xét theo Quy định 214, cả ba ông đều đủ tiêu chuẩn. Một điều cần lưu ý, ông Quang và ông Ngọc đều không phải là đại biểu Quốc hội khóa 15.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ sinh năm 1962, quê ở Ninh Bình, ông là ủy viên Trung ương Đảng hai khóa 12, 13 và là đại biểu Quốc hội khóa 14, 15.
Ông Tỏ thành thứ trưởng Bộ Công an từ tháng 5/2020. Đến tháng 1/2022, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăng cấp bậc hàm từ trung tướng lên thượng tướng, cùng thời điểm với Thượng tướng Lương Tam Quang.
Ông Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Thứ trưởng Bộ Công an. Ông Quang sinh năm 1965, quê quán tỉnh Hưng Yên, là đồng hương của Đại tướng Tô lâm.
Ông Quang trở thành Thứ trưởng Bộ Công an vào tháng 8/2019. Tới tháng 5/2020, ông Quang kiêm chức Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
Tháng 1/2022, ông Quang được thăng hàm thượng tướng.
Ông Quang được dự đoán là sẽ làm quyền Bộ trưởng Bộ Công an, trong trường hợp ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới.
Từ trái qua : Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thượng tướng Lương Tam Quang, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc
Người cuối cùng mang quân hàm thượng tướng là ông Nguyễn Duy Ngọc. Ông Ngọc sinh năm 1964, quê cũng ở tỉnh Hưng Yên. Trước khi trở thành Thứ trưởng Bộ Công an vào tháng 8/2019, ông Ngọc là Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.
Ông Ngọc được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăng hàm Thượng tướng vào tháng 12/2023. Khi là phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, ông Ngọc là người ký ban hành kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng.
Tuy nhiên, như chúng tôi đã phân tích, với tính đặc thù của chức vụ bộ trưởng Bộ Công an phải là ủy viên Bộ Chính trị thì nếu một trong ba vị thượng tướng trên chính thức đảm nhận chức vụ này, họ phải được bầu vào Bộ Chính trị.
Hiện chưa hết khóa 13 nên ông Nguyễn Duy Ngọc và ông Lương Tam Quang chưa đủ tiêu chuẩn để được vào Bộ Chính trị, chiếu theo Quy định 214. Quy định này nêu rõ yêu cầu để thành ủy viên Bộ Chính trị thì phải là ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên.
Như vậy, chỉ có ông Tỏ thỏa mãn điều kiện vì ông đã là ủy viên Trung ương Đảng hơn một khóa, còn ông Ngọc và ông Quang thì chưa làm trọn một nhiệm kỳ.
Do đó, ông Tỏ, ông Quang và ông Ngọc có khả năng sẽ chỉ làm quyền Bộ trưởng Bộ Công an cho tới khi Đảng bầu bổ sung các ủy viên Bộ Chính trị, vốn đã bị hao hụt tới 5 người từ đầu khóa 13 đến nay.
Còn trong trường hợp bắt buộc phải vào Bộ Chính trị trước rồi mới làm Bộ trưởng Công an, thì ông Tỏ có lợi thế. Ông đã đủ tiêu chuẩn để được bầu vào Bộ Chính trị.
Với quy trình chọn lãnh đạo của Việt Nam – Đảng quyết trước rồi mới đến Quốc hội làm thủ tục bầu, phê chuẩn, dự kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ họp vào ngày 16-18/5 để chọn nhân sự trước khi Quốc hội có cuộc họp thường kỳ thứ 7, khai mạc vào 20/5.
Nguồn : BBC, 14/05/2024
"Họa vô đơn chí" đối với Bộ trưởng Tô Lâm
RFA, 08/11/2021
Dân Việt "sục sạo" trên Internet với các cụm từ : "Tô Lâm ăn thịt bò", "bò dát vàng", "Tô Lâm ăn bò dát vàng"… RFA dùng công cụ Crowtangle để đo lường mức độ người dùng trên mạng xã hội thì thấy, chỉ trong ba ngày có hơn 400 bài đăng liên quan đến chủ đề "bò Tô Lâm" (1) .
Bộ trưởng Công an Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng do đầu bếp nổi tiếng Salt Bae bón cho tại một nhà hàng ở London, Anh - Photo : RFA
Đúng là một thảm họa truyền thông ! Tô Lâm tưởng mình đủ ranh ma khi quyết định "bám càng" chuyên cơ của Phạm Minh Chính "trốn" sang trời Âu đúng vào thời điểm cho bọn đàn em xử Đại tá Nguyễn Duy Linh, con trai Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng. "Trốn" là để Lâm thoát khỏi sức ép của Hưởng. Xử Nguyễn Duy Linh, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Công an là một kỳ án, một phiên tòa thối hoắc. Đúng như đánh giá của Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, nguyên cũng là sỹ quan an ninh thuộc dòng dõi "thái tử đỏ" (Nguyễn Hữu Vinh là con trai út Cụ Nguyễn Hữu Khiếu, Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô). [2]. Trước đây, Tô Lâm từng ký công văn "Tuyệt mật" gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, kiến nghị xử lý Nguyễn Duy Linh theo con đường Đảng, miễn truy cứu hình sự, vì một lý do "trời ơi đất hỡi" là "thời hạn điều tra đã hết" (!) Tận tuỵ như thế, dành đặc quyền như thế cho gia đình Hưởng rồi mà Tô Lâm vẫn sợ.
Bởi vì, Hưởng thuộc loại "bố già", vốn là "đại ca" trong giới mafia, cả đỏ lẫn đen, là cấp trên và là kẻ đỡ đầu trực tiếp của Tô Lâm trong nhiều năm. Nguyễn Văn Hưởng còn là trụ cột suốt mấy nhiệm kỳ liên tiếp cho "đồng chí Ba X" trong các hiệp giáp la cà dai dẳng suốt "cuộc chiến Ba – Tư", một cuộc tỉ thí không phân thắng bại giữa Nguyễn Tấn Dũng (anh Ba) và Trương Tấn Sang (Tư Sang) thời cả hai còn tại vị. Là quan thầy cấp cao của mình, Tô Lâm hình dung ra câu chất vấn lạnh gáy của bố già : "Mày được như ngày nay là nhờ ai ? Bây giờ chúng nó đưa con trai tao ra ‘trảm’ mà mày không nói được một câu… hả ?". Còn đối với công luận thì thật sự không ai không hiểu nổi, bao lâu nay Duy Linh vẫn đảm đương công việc, lên chức v ù vù, thì đùng một cái, khi xảy ra vụ khởi tố "Vũ nhôm" cách đây mấy tháng về tội "đưa hối lộ" (mới ngày 22/4 chứ đâu xa) mới phát hiện hàng loạt "bệnh đặc biệt hiểm nghèo" như vậy và vào viện nằm cho tới tận khi hầu tòa ? [3].
Vắng mặt có lý do trong thời gian phiên tòa xử Linh để trốn "đòn sấm sét" của "đại ca" Hưởng, vậy mà "vận xui" vẫn không tha cho Lâm. Tránh được Hưởng, nhưng Đại tướng Tô Lâm lại rơi vào "bẫy" của Nusr-Et Steakhouse London. Đúng là "tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa". Đây là nhà hàng đầu tiên của đầu bếp Nusret Gökçe (người Thổ) mở cửa tại London. Thương hiệu ẩm thực sang trọng thu hút giới siêu giàu và người nổi tiếng. Từ những khoảnh khắc rắc muối điêu luyện, Nusret Gökçe trở nên nổi tiếng và được dân mạng vinh danh là "Salt Bae" (Thánh Rắc Muối). Hiện nay, trang cá nhân của đầu bếp này sở hữu hơn 38 triệu lượt theo dõi. Thật ra, Nusret Gökçe không phải là "điệp viên hai mang", cao thủ đến mức vừa phục vụ khoái khẩu của Tô Lâm lại vừa quay lén video để làm hại Đại tướng An ninh.
Chẳng qua vì tướng Tô Lâm quá bận, trước khi bay sang trời Âu, đã không đọc bài viết trên Vietnamnet [4]. Nếu đọc trước khi lên máy bay, biết đâu Tô Lâm đã tránh được xì-căng-đan không đáng có đối với cả thầy lẫn tớ ! Giáo sư Trần Hữu Dũng, chủ nhân trang mạng Viet-studies.net có đưa ra lời khuyên cho Tô Lâm, nếu phải phân trần với "các đồng chí" thì cứ nói là do không biết nơi ấy là nơi nào nên bị "thế lực thù địch" gài bẫy. Nghĩa là tướng Lâm đứng trước hai lựa chọn : Một là phải thừa nhận mình "tham", thừa nhận khuyết điểm là mình lén đi ăn một cái bít-tết hơn ngàn USD trong lúc hàng triệu đồng bào đang đói khổ. Hai là phải nhận mình "khờ". Tức là "phải tự phê" cái nghiệp vụ tình báo của bả n thân không lấy gì làm xuất sắc (nêu như không nói là tồi), vì đã dễ dàng để cho "địch gài bẫy" làm tổn thương uy tín Đảng ta. Tô Lâm chọn cái nào đây ? "Tham" hay "khờ" ? Nếu tột bực thành thật... nhận cả hai cũng chẳng oan !
Đối với các khủng hoảng truyền thông kiểu như "bò Tô Lâm", mỗi xứ xử lý một khác, tuỳ vào chính thể dân chủ hay độc tài. Những vụ tai tiếng kiểu như vậy ở các quốc gia có pháp quyền, khôn ngoan nhất là đưa ra ngay một lời bào chữa hay xin lỗi gần với sự thật nhất. Còn xứ An Nam mình thì điều này chắc còn lâu mới trở thành một ứng xử văn hoá thông thường với những nhân vật quyền lực. Loại độc tài như Tô Lâm lại càng không ! Tô Lâm sẽ không bao giờ hiểu được, miếng thịt bò đắt tiền y chén cho khoái khẩu không thể nào đắt giá bằng những phản ứng dây chuyền của người dân trong nước. Tô Lâm nên cho đàn em đi học cách thức giải toả các khủng hoảng truyền thông. Chớ có nghe xúi bẩy, lại đi mở các " chiến dịch ngầm" kiểu xã hội đen để ngăn chặn hay triệt hạ những ai còn tiếp tục bàn luận hay đưa tin. Làm thế là đổ xăng vào lửa, thưa tướng quân ! Thời đại kết nối toàn cầu, chớ dại đi áp dụng các biện pháp thời trung cổ ! [5].
Chuyện Tô Lâm ăn bít tết mạ vàng làm ta nhớ lại mấy dòng "trạng thái" trên Facebook Thùy Linh : Tinh thần quý tộc không dễ để học trong một sớm một chiều. Nó có tính kế thừa và sự tôn quý nằm sâu trong tâm khảm mỗi quý tộc qua nhiều thế hệ. Thứ mà đám cặn bã không bao giờ có được... Một dân tộc thiếu thông minh tới mức bằng mọi cách đưa bọn tiện dân ngồi lên đầu mình thì đám này chẳng từ một thủ đoạn xấu xa nào. Nếu nhà quý tộc phạm điều ác thì những quý tộc khác trừng phạt họ bằng luật pháp. Còn đám khố rách áo ôm, ngược lại sẽ thông đồng với nhau làm sao cho pháp luật chỉ là công cụ để chúng thao túng quyền lực và lợi ích. Chúng sẽ biến những điều xấu xa thành một hệ giá trị, y hệt như La Mã cổ đại dính vào bọn đánh thuê ngoại bang vậy. Màn ăn bít-tết của đám khố rách áo ôm tiếm quyền do thánh rắc muối nổi tiếng phục vụ cho ta thấy một bộ mặt dơ dáy khác.
Tờ The Sun, nhật báo xuất bản tại Vương quốc Anh, Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland, gọi bữa ăn của Bộ trưởng Tô Lâm là "Bò cộng sản" trong bài viết : "Bò cộng sản : Lãnh đạo cộng sản gây tức giận sau khi được đầu bếp nổi tiếng Salt Bae bón cho ăn bò dát vàng". Jakarta Post của Indonesia cũng có bài "Người Việt Nam tức giận vì món bò bít tết dát vàng của Bộ trưởng". Bài báo cho biết rất nhiều người đã bày tỏ sự giận dữ sau khi đoạn video chiếu cảnh ông Tô Lâm ăn bò dát vàng ở London được lan truyền rộng rãi trên Facebook và Tik Tok hôm 5/11. "Rất nhiều trong số post (bày tỏ trên mạng) tỏ ra giận dữ về sự suy đồi đạo đức được lộ diện trong đối ngũ cấp cao của các lực lượng vũ trang, trong khi đất nước đang vật lộn với bao hậu quả của làn sóng dịch Covid-19 khiến nhiều người m ất việc và ảnh hưởng nặng nề đến GDP của đất nước"
Ngoài ra, còn một loạt trang mạng và các tờ báo khác trên thế giới cũng đều đăng bài về bữa ăn này của Tô Lâm như BBC, VOA, Bangkok Post, The Straits Times, Yahoo News… Trong khi đó, báo chí nhà nước Việt Nam hiện vẫn được lệnh "câm như hến" về bữa ăn nổi tiếng của Bộ trưởng. Trên trang Facebook, một số Facebooker được cho là "chân gỗ" chính phủ Việt Nam giải thích Bộ trưởng Tô Lâm đâu có đi ăn ở nhà hàng đắt đỏ. Đó là do ông được mời. Thậm chí có sự chỉ đạo "cố đấm" giải thích là, ông Tô Lâm được Bộ trưởng Nội vụ Pháp mời, có nơi lại nói do Bộ trưởng Anh mời, thậm chí có Facebooker còn nói ông Lâm và đoàn được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mời. Đúng là một lũ "kẻ cắp già mồm !". "Bò đỏ" muôn đ ời vẫn là kiếp "bò đỏ" ! Càng giải thích càng thấy "đẳng cấp Lú" toàn cầu của bọn viết thuê. [6].
Nguồn : RFA, 08/11/2021
************************
Bài học từ miếng thịt bò Salt Bae
Đinh Yên Thảo, RFA, 06/11/2021
Câu chuyện Bộ trưởng Công an Việt Nam là Tô Lâm ăn tối tại nhà hàng cực đắt Nusr-Et tại London và được đích thân chủ nhân hệ thốngnhà hàng này là Nusret Gokce, tứcSalt Baephục vụ miếng thịt bò dát vàng đã làm cộng đồng người Việt bàn tán xôn xao trong vài ngày qua. Không những vậy, một số cơ quan truyền thông quốc tế cũng đã đưa tin này. Nó cho thấy bữa ăn tối xa xỉ của mộtcấp lãnh đạo trong Bộ Chính trịcủaViệt Nam được chú ý khá nhiềubởivì liên quan đến những nhân vật đang làm việc trong hệ thống công quyền.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm và miếng thịt bò dát vàng trong bữa ăn của Bộ trưởng ở nhà hàng của đầu bếp nổi tiếng Salt Bae ở London, Anh - RFA edit
Năm 2016, nữ Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye, con gái cựu Tổng thống Park Chung-heecũng đã bị giới truyền thông cùng người dân đảo quốc này chỉ trích khi bà cùng một số cấp lãnh đạo đảng Tự Do cầm quyền ở Nam Hàn ăn trưa tại một nhà hàng sang trọng với thực đơn vi cá, tôm hùm, trứng cá, nấm truffles... Các blogger giận dữ bảo rằng bà và các chính kháchkhông thấu hiểu sự khó khăn của người dân khi bàn chuyện cắt giảm vài ngàn won tiền điện, tức chỉ vài đô la, trong một bữa ăn xa xỉ như vậy.
Cũng vậy, hồi cuối năm trước, tấm ảnh bữa ăn tối tại một nhà hàng Pháp sang trọng vùng Napa của Thống đốc California là Garvin Newsombị tiết lộ và là một trong những lý do để các đối thủ chính trị và người chống đối ông dùng như vũ khí để vận động cho cuộc bãi nhiệm. Dù bữa ăn không phải lý do để một số người phản đối ông mà với lý do rằng,trong khi ông ra lịnh cấm tụ họp đông người nhưng lại dự tiệc và không đeo khẩu trang.
Với lý do gì thì những nhân vật của công quyền luôn bị truyền thông và người dân đưa racông luận trước những sự việcnhư vậy. Không phải vì họ không được quyền có nhữngbữa ăn ngonmà với giới dân sựgiàu có, có thể đó chỉ là bữa ăn thông thường haycó những buổi tiệc đắt giá hơngấp bội, mà bởi vì họ là những người đại diện cho người dân, cho chính phủ và cần sựthận trọng khi xuất hiện trước công chúng.
Đại tướng Tô Lâm cũng không là ngoại lệ, bởi ông là một trong những nhân vật quyền lực đứng đầu tại Việt Nam hiện nay. Buổi tiệc có thể là sự chiêu đãi của một cá nhân, thương gia hay thuộc cấpgiàu có nào đó nhưng thước phim ngắn tại nhà hàngNusr-Et đã mang đếncông luận một cái nhìn, một cảm xúc riêng biệt về giới lãnh đạo trong nước nói chung. Nhất là trong tình hình dịch bịnh hiện nay, đời sống người dân trong nước đã trở nên khó khăn hơn lúc nào nên sự bức bối cũng là điều dễ hiểu. Miếng thịt bò đắt tiền cũngkhông thể nào đắt giá bằng những phảnứng của người dân.
Câu chuyện thông thường trong những vụ tai tiếng như vậytại các quốc gia phương Tây là đưa ra một lời bào chữa hay xin lỗi. Còn với Việt Nam, điều này chưa phải là một hành xửthông thường với những nhân vật quyền lực. Hay hơn nữa, có thể là mộtchiến dịch ngấm ngầm đểngăn chặnnhững ai còn tiếp tục bàn luận hay đưa tin.
Hành xử thế nào tùy theo mỗi xã hội,nhưng câu chuyện bò dát vàng Salt Baecũng là một bài học chung cho những người đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong lãnh vực công quyền, cho dù họởbất cứ nơi đâu hay tại quốc gia nào.
Đinh Yên Thảo
Nguồn : RFA, 06/11/2021
*******************
Rắc muối cho khỉ đầu đàn
Viết Từ Sài Gòn, RFA, 06/11/2021
Chuyện thánh rắc muối Nusret Gökçe dùng kiếm bén xiên một miếng thịt đút cho Bộ trưởng công an Tô Lâm trong một nhà hàng ở nước Anh khi ông này cùng đoàn Chính phủ Việt Nam đi dự Hội nghị biến đổi khí hậu tại quốc gia này đã làm dậy sóng các trang mạng xã hội. Sau đó video biến mất trên Tik tok, nhưng người ta vẫn lưu ở các trang Facebook và nhiều nơi khác. Hình ảnh làm nhớ đến chuyện rắc muối cho khỉ, một chuyện hài những lại cười ra nước mắt.
Bộ trưởng Tô Lâm ăn bò dát vàng và đầu bếp nổi tiếng Salt Bae với động tác rắc muối - RFA edit
Chuyện kể rằng trong một chuyến xe của một người vận chuyển khỉ mặt chó từ Nam ra Bắc, đến đoạn đèo Ngang, tự dưng con khỉ mặt chó lớn nhất lăn đùng ra chết, như vậy số lượng thiếu mất một con. Người lái buôn nhanh trí vào trong các bản rợ để mua một con chó mặt khỉ thay vào, vậy là số lượng đủ để bàn giao bên nhận.
Khi bên nhận đến, việc đầu tiên là kiểm tra sức khỏe của khỉ bằng cách vứt một nắm trái cây, các con khỉ xúm vào tranh nhau ăn, riêng một con cứ ngồi thừ ra nhìn đám kia ăn, thi thoảng lại nhe răng hù dọa, nhưng tuyệt nhiên không ăn. Người nhận lấy làm lạ, hỏi bên giao tại sao có con không ăn, có phải nó gặp vấn đề về sức khỏe ?
Người giao đang lúng túng, chưa biết trả lời sao thì liền sau đó, may mắn ghé tới, có một con khỉ ị ra sau khi ăn trái cây, con nãy giờ ngồi im chạy tới, ăn ngon lành chỗ vừa ị ra. Người giao hàng nhanh miệng, vui vẻ trả lời : "Đàn khỉ nào cũng có con đầu đàn, con đầu đàn thường quan sát, chỉ huy mọi con ăn, và thức ăn của nó bao giờ cũng đặc biệt, cũng khác thường, có con thích ăn dừa pha với đá, có con thích tìm tới mỏ vàng, tìm vàng trét vào thức ăn như thịt, trái cây mà ăn, có con lại thích ăn cứt, cứt này mà rắc thêm tí muối cho mặn nữa là nó thích lắm".
Người nhận mừng ra mặt, gật gù : "Tốt quá, có một con đầu đàn biết hy sinh, phục vụ cho đàn vậy là tốt, chứ nếu con đầu đàn cứ ăn mấy món giống cả đàn thì chẳng bao lâu, cái chuồng khỉ sập mất, nhất là ăn vàng, kim loại trét vào thức ăn thì đi toi cái chuồng sắt ! Rắc muối vào cứt thì dễ mà, tôi làm được !".
Cuộc mua bán, trao đổi diễn ra nhanh chóng, vui vẻ, đôi bên cùng có lợi. Và nó cũng cho ra một kinh nghiệm nuôi khỉ mặt chó đầu đàn, chỉ nên nuôi những con biết ăn thứ những con khác ị ra, rắc thêm chút muối, vừa đỡ dọn chuồng, lại vừa khỏi phải lo chuồng bị phá hỏng, khỏi phải lo đàn khỉ phá bị tiêu diệt…
Nói tới chuyện ông Tô Lâm ăn bò dát vàng rắc muối, tự dưng lại nghĩ tới đàn khỉ mặt chó, nói tới đàn khàn khỉ mặt chó thì có liên quan gì tới ông Tô Lâm ? Có mà không có, không có mà có.
Bởi giữa cái chuồng trại xã hội chủ nghĩa này, giữa người với khỉ có gì khác nhau ? Giữa cái chuồng trại xã hội chủ nghĩa này, thân phận con người với thân phận con khỉ, con nào khá hơn con nào ? Giữa cái chuồng trại xã hội chủ nghĩa này, những con khỉ đầu đàn có thực sự là khỉ mặt chó hay là giống chó mặt khỉ ? Những câu hỏi ấy cứ day dứt !
Bởi lẽ, dù thế nào đi nữa, người ta cũng phải hiểu rằng ngay lúc này, Việt Nam đang lâm đại nạn, đang tứ bề thọ tử. Dịch kéo dài suốt ba tháng, gây chết chóc hàng chục ngàn người, làm điêu đứng hàng chục triệu gia đình và làm cho nền kinh tế quốc gia bị trì trệ, có hàng chục ngàn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp phải đóng cửa vĩnh viễn vì thua lỗ, phá sản, có hàng triệu con người mất việc, có hàng chục triệu số phận đang đối mặt với tương lai đen tối, đời chưa biết về đâu… Trong khi đó, thiên tai càn quét, lũ lụt, ngập ngụa khắp ba miền và dịch bệnh vẫn đang rình rập.
Nợ công, nó như một thứ kim nhọn dưới ghế ngồi, có thể xuyên người làm đau đớn và nhiễm trùng bất kì giờ nào. Chỉ riêng đường sắt Cát Linh – Hà Đông không thôi, nợ đã nghe ngập mặt, ngập đầu. Rồi còn biết bao nhiêu thứ nợ, còn biết bao nhiêu công trình, dây chuyền sản xuất mua về bằng máu và mồ hôi của trăm triệu dân để cuối cùng trở thành đống sắt hoen gỉ như nhà máy lọc dầu Dung Quất – Quảng Ngãi… Có biết bao nhiêu thứ bất cập và gây đau khổ cho nhân dân trên đất nước này. Nhân dân đang đói ăn ; nhân dân đang phải quì lạy để được về quê mà duy trì sự sống ; nhân dân đang kêu gào vì oan ức và đau khổ ; nhân dân đang từng ngày mò cua bắt ốc để tồn tại qua ngày ; nhân dân đang ăn nhín uống nhịn từng bữa cơm, con cá để dành tiền mua sách vở cho con, để chịu đựng với nền giáo dục bóc lột một cách khôn khéo theo mọi nghĩa ; nhân dân đang gồng mình chịu đựng sức nặng của nền y tế và thuốc men ; nhân dân đang cõng trên lưng bữa ăn dát vàng của các lãnh đạo.
Bữa ăn trong nhà hàng ở Anh, chỗ ông Tô Lâm tới để thánh rắc muối Nusret Gökçe đút ăn là cái nơi xa xỉ nhất trong hàng xa xỉ. Bởi ngay cả giới thượng lưu, đại gia, doanh nhân ở các nước tư bản cũng đưa ra nhận định rằng ăn ở đây vừa đắt đỏ vừa kém ngon, phung phí tiền bạc. Hầu hết khách đến nhà hàng này là giới showbiz, các ngôi sao thể thao, những người có thể trong vài phút đã kiếm ra số tiền tương đương với bữa ăn đắt đỏ ở đây, họ có kĩ năng đặc biệt, họ có khả năng chi trả bởi trong kĩ năng đặc biệt của họ gánh rất nhiều may rủi của giới cá độ, giới kinh doanh thông qua quảng cáo hình ảnh… Và trên hết, việc họ tới đây ăn, cái chính là tạo ra hình ảnh đồng bộ về đẳng cấp trong thời đại thiên về thị giác và hình tướng này. Họ đến đây để sinh lợi chứ không phải để ăn.
Đầu bếp Nurset Gokce nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ với biệt danh Salt Bae tại Liên hoan phim Cannes ở Pháp hôm 23/5/2019. AFP
Còn các lãnh đạo Việt Nam có kĩ năng gì đặc biệt ? Có kĩ năng gì để sinh lợi cho giới cá độ cũng như giới doanh nhân thông qua hình ảnh ? Và, giới lãnh đạo Việt Nam có mức lương bao nhiêu, lương của họ có bằng góc nhỏ nào mức lương của giới showbiz, của các ngôi sao thể thao ? Việt Nam chúng ta giàu cỡ nào ?
Trong khi đó, chúng ta đừng quên là ngay trong Hội nghị biến đổi khí hậu hay trong bất kì cuộc gặp gỡ quốc tế nào, lãnh đạo Việt Nam cũng đóng vai trò kẻ ăn xin, kẻ khất nợ. Chúng ta xin hết nước này đến nước nọ, chúng ta xin cả những liều vắc-xin của những quốc gia nghèo khó, chúng ta không ngần ngại mở miệng xin. Cái sự xin ấy trở thành đặc trưng của lãnh đạo Việt Nam khi sang các nước khác. Kể cả Cuba hay các nước nghèo như Lào, Campuchia, chúng ta cũng xin họ nhiều hơn là cho. Ví dụ với Cuba, tất cả những gì Việt Nam cho họ không bằng một góc nhỏ cái mà Cuba đã cho Việt Nam.
Nói như vậy để thấy rằng chúng ta, trước thế giới là một quốc gia nghèo, tuy có phát triển nhưng chưa bao giờ thoát khỏi bầu vú viện trợ của các nước, bằng cách này hay cách khác, chúng ta luôn xin. Cái sự xin này trở thành đặc trưng của một dân tộc khi đi ra bên ngoài và vô hình trung, nó cũng trở thành đặc tính đối nội. Hở cái là xin, Nhà nước xin nhân dân thông qua các mạng truyền thông để cứu trợ, cứu hộ những vùng thiên tai, dịch họa ; nhân dân ngửa tay, há miệng chờ từng đồng của Nhà nước rót xuống, nhân dân cũng dần dà thấy việc nhận của ai đó thứ gì là chuyện bình thường, chuyện đương nhiên và chẳng cần suy nghĩ nhiều. Nếu có suy nghĩ chăng, thì nhân dân (đại đa số) sẽ suy nghĩ tại sao nhân dân kia có mà nhân dân mình không có, người nọ có mà ta không có… Mọi thứ suy nghĩ đều xoay quanh trục thắc mắc về quyền lợi chứ chưa bao giờ là sự thắc mắc hay phản tỉnh về giá trị con người trong xã hội.
Nói như vậy để thấy rằng, lãnh đạo của Việt Nam, dù như thế nào đi nữa, cũng cần nhớ tới lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : "…danh dự con người mới là quan trọng". Chúng ta tuy là quốc gia đi xin, lãnh đạo quốc gia tuy là những người đi xin, nhưng ăn mày cũng có cái danh dự của ăn mày, chỉ có những ăn mày trá hình mới giảo hoạt, mánh lới, trí trá và trơ tráo thôi, chứ còn ăn mày thực tâm, họ có lòng tự trọng cũng như danh dự của họ.
Chỉ có loại ăn mày trá hình mới sáng đi lăn lóc đầu đường xó chợ, băng tay cột chân để đánh vào lòng thương xót của người khác, tối về tắm rửa sạch sẽ, dắt gái đi nhà hàng ăn uống, chơi bời đú đởn. Còn những ăn mày chân chính, cho dù ngày đó trúng mánh cỡ nào thì họ cũng im lặng mà cất giữ, mà dè sẻn chi tiêu, mà phòng khi trái gió trở trời, có giỏi lắm cũng lặng lẽ ăn thêm miếng thịt, cái trứng trong dĩa cơm là cùng. Chẳng có ăn mày chân chính, có lương tri nào dám đú đởn ăn chơi, ngoại trừ loại tráo trở chuyên nghiệp.
Nói như vậy để thấy, sự xa hoa, hưởng lạc, bất chấp của các lãnh đạo Việt Nam đã đến lúc phải xem lại, phải tu bổ về nhân cách, phẩm cách và đạo đức, cho dù đó chỉ là hình thức. Bởi chúng ta chưa thôi thân phận ăn mày, hoặc giả chúng ta đã đủ giàu những chưa bỏ được thói quen ăn mày, thì hỡi các ngài lãnh đạo, xin các ngài chịu khó hoặc là bỏ thói quen ấy đi, và khi nào bỏ hẳn thói quen xin xỏ, khi nào thấy mình đủ tư cách cũng như trách nhiệm và tiềm lực, thì hãy ung dung bước vào nhà hàng, hãy ung ung hưởng lạc khi mà các ông chủ Nhân dân của các ngài thấy điều đó là hợp lý, là hợp lẽ trời.
Và lúc đó các ngài cứ ung dung mà ăn chơi, chẳng phải lo xóa video gì cả… Còn bây giờ, chúng ta bước trước đi xin, bước sau ăn chơi đú đởn như vậy thật là khó coi, nhục nhã. Nhất là khi các lãnh đạo những quốc gia từng cho chúng ta, họ sang chúng ta cũng chỉ ăn những món bình dân, rẻ, mang hồn cốt văn hóa, còn chúng ta, những kẻ cúi mặt ăn xin lại lén lút vào những chỗ cao lương mỹ vị, vung tiền như nước !
Làm như vậy vừa tổn hao tiền bạc của quốc gia, vừa tổn hao danh dự quốc gia, quốc dân và xấu mặt lắm lắm, ê chề lắm lắm !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 06/11/2021
Nghiệp vụ công an Việt Nam qua vụ Đồng Tâm và Tuấn ‘khỉ’ !
Diễm Thi, RFA, 06/02/2020
Phó chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp Quốc hội Việt Nam Khóa XIII, đại biểu Nguyễn Đình Quyền từng phát biểu với truyền thông trong nước hồi tháng 11 năm 2013 rằng ‘cơ quan điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh’.
Một Cảnh sát Cơ động Việt Nam. AFP
Thực tế trong nhiều năm qua cũng cho thấy bất cứ tiếng nói đối lập, nhà hoạt động cổ xúy cho dân chủ - nhân quyền nào cũng đều nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ của an ninh, công an.
Tuy nhiên có hai vụ gần đây là vụ đánh úp vào Đồng Tâm hôm ngày 9 tháng 1 và vụ truy bắt ông Lê Quốc Tuấn, tức Tuấn ‘khỉ’ khiến nhiều người đặt câu hỏi về nghiệp vụ của công an Việt Nam.
Chiều 29 tháng 1 năm 2020, ông Lê Quốc Tuấn, một công an, đã mang súng AK giết chết 4 người tại sòng bạc ở huyện Củ Chi sau khi tham gia đá gà, đánh bạc từ sáng đến trưa, thua bạc và cự cãi với một số người.
Từ sáng đến trưa 30 tháng 1, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc đã được Bộ Công an cử đến hiện trường để chỉ đạo khoảng 500 Cảnh sát cơ động, hình sự vũ trang vây bắt kẻ giết người. Các tuyến đường liên quan đều có rất đông cảnh sát ôm súng, phong tỏa nhiều lớp.
Đến nay đã hơn một tuần nhưng kẻ thủ ác vẫn bặt vô âm tín. Công an huyện Củ Chi xác nhận với RFA vào chiều tối 6 tháng 2 :
"Vẫn chưa tìm được. Chưa bắt được chị ạ !"
Anh Vĩnh, một người dân Củ Chi cho rằng công an phong tỏa, rà soát nhiều tuyến đường ở đây nhưng vẫn không ‘thấy tăm hơi’ ông Tuấn ở đâu trong khi dân vừa hiếu kỳ vừa lo sợ cho tính mạng của mình khi biết hung thủ có súng. Anh nhận định :
"Huy động lực lượng 500 người bao vây một khu vực không rộng lớn nhưng không bắt được. Cái đó một phần do năng lực yếu kém của lực lượng công an, một phần họ sợ trách nhiệm. Có lẽ họ muốn kéo dài thời gian cho đối tượng mệt mỏi ra đầu thú. Như vậy là an toàn nhất".
RFA liên lạc với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh để hỏi thêm thông tin cũng như cảm nhận của họ khi người dân đánh giá nghiệp vụ của ngành công an nói chung thì nhận được câu trả lời :
"Cái này tôi không có ý kiến. Ngoài thẩm quyền của tôi nên tôi không trả lời được. Chị muốn gì chị lên trực tiếp phòng hình sự hỏi".
Hai mươi ngày trước đó, rạng sáng ngày 9 tháng 1, chính quyền Hà Nội đã huy động hàng ngàn quân có trang bị vũ khí và chó nghiệp vụ đến để bắt giữ những người dân phản đối việc cưỡng chế đất nông nghiệp bị cho là phi pháp ở khu đồng Sênh thuộc xã Đồng Tâm và giết chết ông Lê Đình Kình, bắt đi gần 30 người dân.
Hai sự việc trên khiến người dân đặt câu hỏi về nghiệp vụ của lực lượng vũ trang Việt Nam khi huy động hàng ngàn người để giết chết một cụ già 84 tuổi đời, gần 60 tuổi đảng ngay tại nhà vào lúc tối trời ; trong khi đó hàng trăm cảnh sát cơ động dưới sự chỉ đạo của cả tướng công an chỉ để truy bắt một đối tượng suốt cả tuần lễ mà vẫn chưa đạt kết quả gì.
Cảnh sát Việt Nam xem xét một vài loại vũ khí mới tại Trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội ngày 18 tháng 8 năm 2015 AFP
Cựu Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang từ Hà Hội nhận định :
"Công an Việt Nam từ trước đến vẫn được mệnh danh là giỏi nhất thế giới, nhưng qua hai vụ việc thì chứng tỏ điều ngược lại. 500 công an không bắt được một đối tượng ; 3000 công an giết được một cụ già. Đó là một điều nghịch lý. Nó chứng tỏ trình độ của công an ngày nay không được như mong muốn. Cũng có thể do đối tượng quá giỏi vượt được vòng vây truy nã và vây bắt trong khi công an thì quá kém".
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ phân tích thêm về hai vụ việc có lực lượng công an, cảnh sát tham gia đông đảo với trang bị tận răng :
"Việc sử dụng đến 3000 cảnh sát trang bị tận răng tấn công thôn Hoành là để dập tắt sự phản kháng của người dân chống lại việc chính quyền lấy đất trái pháp luật, cụ thể họ đã giết cụ Lê Đình Kình và bắt những người trong "nhóm Đồng Thuận". Còn vụ huy động 500 cảnh sát cơ động cũng vũ trang đến tận răng truy bắt một tên tội phạm đang trong ngành công an, thì về mặt nghiệp vụ là quá kém.
Họ đã rầm rộ đem một lực lượng 3000 người đến tấn công làng Đồng Tâm và giết một cụ già nên bây giờ phải dùng 500 cảnh sát cơ động với một Thứ trưởng công an chỉ huy để bắt một tên công an giết người, phải chăng Bộ công an muốn cho người dân thấy sự cân bằng giữa hai sự việc kiểu như ‘đánh bùn sang ao’ ?"
Hồi giữa tháng 12 năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức một buổi diễn tập quy mô lớn với sự tham gia của nhiều cơ quan như Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Cảng quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất… nhằm đánh giá khả năng thực binh, ứng phó của các đơn vị khi có các sự cố xảy ra như : các thành phần xấu lợi dụng không gian mạng để kích động, gây rối trật tự hoặc nhóm khủng bố lợi dụng tình hình phức tạp để tấn công trụ sở, cơ quan nhà nước, bắt giữ cán bộ, hoặc dùng chất nổ đe dọa khủng bố cơ quan nhà nước.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 5 tháng 2, liên quan đến vụ xả súng ở sới bạc Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tướng Lương Tam Quang bác bỏ thông tin "công an đã huy động lực lượng lớn" để vây bắt Tuấn ‘khỉ’ trong khi tờ Bảo vệ Pháp luật, một cơ quan của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đưa thông tin ‘500 Cảnh sát đang vây bắt nghi phạm bắn chết 4 người ở Củ Chi’ hôm 30 tháng 1.
Báo trong nước dẫn lời ông Lương Tam Quang rằng : "Tôi không rõ thông tin về việc "huy động lực lượng lớn" xuất phát từ đâu. Về vụ việc có nguyên nhân do mâu thuẫn đánh bạc, cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Lê Quốc Tuấn và Phạm Thanh Tâm. Hiện Tâm đã đầu thú".
Trong vụ tấn công vào Đồng Tâm hôm 9 tháng 1, có một sĩ quan cao cấp và hai sĩ quan cảnh sát cơ động bị thiệt mạng. Bộ Công an nêu ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của 3 người này không thống nhất. Tuy nhiên ngay sau đó chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ và bộ trưởng công an vinh danh, tưởng thưởng cho họ. Nhiều ý kiến thắc mắc liệu chiến công mà họ thực hiện được có phải là do bắn chết người dân hay không ?
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 06/02/2020
********************
Chờ ông Tô Lâm
Trân Văn, VOA, 05/02/2020
Càng ngày càng nhiều scandal liên quan đến vai trò, trách nhiệm của ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an Việt Nam nhưng ông vẫn làm ngơ…
Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại quốc hội Việt Nam, 4/11/2019
***
Vụ Lê Quốc Tuấn, Thượng úy cảnh sát, làm việc tại Công an quận 11 - Thành phố Hồ Chí Minh, giết năm người ở Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra đúng một tuần. Cho dù Bộ Công an đã điều động hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ từ cảnh sát cơ động đến công an nhiều ngành khác nhau ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,… tham gia vây bắt nhưng đến nay, Bộ Công an vẫn chưa tìm ra Tuấn, vô hiệu hóa được một tội phạm được xếp vào loại đặc biệt nguy hiểm cho cộng đồng.
Cũng vì vậy, hình ảnh đủ loại cảnh sát, công an với vô số trang thiết bị chuyên dụng đổ đến Củ Chi vây bắt Tuấn trở thành phản tác dụng. Đó cũng là lý do nhiều người kết nối thất bại trong việc săn tìm Lê Quốc Tuấn để dè bỉu, bày tỏ sự nghi ngại về những đợt diễn tập chống "khủng bố, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng" được Bộ Công an tổ chức rầm rộ trong thời gian vừa qua.
Thay vì đòi ông Tô Lâm giải trình tại sao lực lượng công an được đầu tư đủ loại trang, thiết bị hiện đại đến vậy mà hoạt động lại thiếu hiệu quả như vậy, hệ thống công quyền Việt Nam vừa mượn miệng hệ thống truyền thông chính thức, dọa sẽ xử lý những người đã thực hiện livestream tại hiện trường, ghi hình hoạt động vây bắt và giới thiệu rộng rãi trên mạng xã hội trong suốt tuần vừa qua bởi… "thông tin không đúng sự thật, gây khó khăn cho việc truy bắt" (1) !
Lẽ nào chỉ livestream, ghi hình ở bên ngoài vòng vây mà cũng có thể làm suy giảm mức độ… "tinh nhuệ" của công an Việt Nam ? Đó là thắc mắc thứ nhất !
***
Thắc mắc thứ hai : Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thật sự sòng phẳng và thật tâm thực thi cam kết "truy cứu trách nhiệm người đứng đầu", tại sao không điệu ông Tô Lâm từ hậu trường ra phía trước, yêu cầu ông cho biết, trách nhiệm của ông trong việc quản lý, giáo dục cán bộ, chiến sĩ trong ngành công an đến đâu khi sĩ quan công an dùng vũ khí quân dụng cướp của, thậm chí giết người,… man rợ như Lê Quốc Tuấn ? Lê Quốc Tuấn không phải trường hợp cá biệt !
Chẳng hạn tháng 7 năm ngoái, Đào Xuân Tư, một trung úy của Công an huyện Triệu Sơn cũng đã nổ súng uy hiếp nhân viên Chi nhánh ở huyện Tĩnh Gia của Vietcombank để cướp tiền. Tuy nhiên lúc đầu, Tư chỉ bị khởi tố vì "gây rối trật tự công cộng". Do công chúng chỉ trích kịch liệt, bốn tháng sau (tháng 11 năm 2019), công an mới thay đổi tội danh, cáo buộc Tư "cướp tài sản" (2)…
Dẫu càng ngày càng nhiều sĩ quan công an, kể cả những sĩ quan cao cấp mang hàm tướng, đảm nhận những vai trò đặc biệt quan trọng như Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng,… phạm đủ loại tội ác khác nhau, không chỉ nguy hại cho trật tự - an toàn xã hội mà con đe dọa an ninh quốc gia, có những trường hợp phải kỷ luật toàn bộ sĩ quan lãnh đạo công an một tỉnh như Đồng Nai… nhưng ông Tô Lâm luôn luôn vô can và chẳng có viên chức hữu trách nào thắc mắc về vai trò, trách nhiệm của ông.
Lẽ nào cứ là Ủy viên Bộ Chính trị và đảm nhiệm thêm vai trò Bộ trưởng Công an thì trở thành bất khả xâm phạm và bất khả tư nghị ?
Trong vụ Thượng úy Lê Quốc Tuấn "cướp tài sản", "sử dụng vụ khí quân dụng trái phép", có tới năm người bị giết. Ngành công an nói chung và ông Tô Lâm nói riêng không thèm nói tiếng nào với thân nhân các nạn nhân. Trước giờ, tuy đã gây ra rất nhiều oan án, hủy diệt nhiều số phận, nhiều gia đình, thậm chí trước áp lực của dư luận, đã có một số sĩ quan công an bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tra tấn nạn nhân đến chết nhưng cả ngành công an lẫn ông Tô Lâm chưa bao giờ lên tiếng nhận lỗi và xin lỗi.
Ngay cả với đồng đội, ngành công an và ông Tô Lâm cũng thiếu sòng phẳng về mặt trách nhiệm như thế. Ngành công an và ông Tô Lâm không hề có bất kỳ lỗi lầm nào khi có đến ba sĩ quan công an tử nạn trong vụ đột kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội ? Trao tặng Huân chương Chiến công Hạng 1, phong Liệt sĩ, đến thăm hỏi, động viên, tổ chức học tập "gương hy sinh" là đủ để có thể xóa sạch cả trách nhiệm tập thể lẫn trách nhiệm cá nhân khi cha mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha ?
Ai dám khẳng định với cách hành xử như thế, những cán bộ, chiến sĩ công an sẵn sàng trở thành những "tấm gương" oan nghiệt khác ?
***
Không chỉ "bôi nhọ uy tín của đảng, nhà nước" với nhân dân trong nước, "tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng, nhà nước", ngành công an nói chung và ông Tô Lâm còn làm y như thế ở bên ngoài Việt Nam, "gây nguy hại cho quan hệ đối ngoại". Cho đến giờ, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức vẫn chưa lắng xuống. Đức và Slovakia đã vỗ mặt Việt Nam nhiều lần về sự càn rỡ này (3) nhưng ngành công an và ông Tô Lâm tiếp tục làm thinh.
Tòa án Đức mới bác đơn kháng cáo của Nguyễn Hải Long, giữ nguyên hình phạt 3 năm 10 tháng tù vì đã hỗ trợ công an Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (4), ngành công an và ông Tô Lâm vẫn náu mình trong hậu trường, không nói tiếng nào. Không rõ các giáo trình về "khoa học an ninh" của Việt Nam – ngành hướng dẫn và trao học vị Tiến sĩ cho ông Tô Lâm – được soạn thế nào mà ông Tô Lâm và đồng đội tạo ra, để lại nhiều dấu vết lộ liễu đến như vậy ?
Lẽ nào các giáo trình về "khoa học an ninh" của Việt Nam khác hẳn thiên hạ, dạy công an Việt Nam sẵn sàng bỏ rơi, thí sạch những đặc tình như Nguyễn Hải Long chỉ để một cá nhân như Đại tướng, Tiến sĩ Tô Lâm lập thành tích ? Sau scandal kéo dài đã hai năm rưỡi này, sẽ có bao nhiêu đặc tình của công an Việt Nam nhìn vào đó rồi ngẫm về số phận của mình và chùn bước ?
Ngành công an và Đại tướng, Tiến sĩ Tô Lâm có thể che đậy các lỗi hết sức sơ đẳng mà họ đã mắc phải khi tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh với dân chúng Việt Nam nhưng làm sao hủy được vụ án mà Slovakia đã khởi tố nhằm điều tra chuyện Bộ trưởng Công an Việt Nam dùng danh nghĩa chính phủ Việt Nam thuê chuyên cơ để vận chuyển Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen (6), đến giờ vẫn chưa thanh toán khoản 17.000 Euro còn thiếu khi thuê chuyến chuyên cơ này (7) ?
Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam có thể lờ đi nhưng vì không ai rõ phạm vi và thời hiệu của vụ án mà Slovakia đã khởi tố, nếu chẳng may lực lượng bảo vệ pháp luật của quốc gia nào đó tiến hành bắt giữ Đại tướng, Tiến sĩ Tô Lâm hay những cá nhân có liên quan khác khi họ đi công tác hoặc du lịch bên ngoài Việt Nam để chuyển giao cho Slovakia thì sao ?..
***
Rõ ràng phải chờ ông Tô Lâm, Đại tướng, Tiến sĩ Khoa học An ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, nói gì đó về trách nhiệm của ông đối với cả ta lẫn thiên hạ.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 05/02/2020
Chú thích :
(3) https://www.bbc.com/vietnamese/world-47183221
(4) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/laywer-of-trinh-xuan-thanh-01292020134239.html
(5) http://www.rfi.fr/vi/viet-nam/20181002-bat-coc-trinh-xuan-thanh-slovakia-khoi-to-vu-an-chinh-phu
(6) http://www.rfi.fr/vi/viet-nam/20181002-bat-coc-trinh-xuan-thanh-slovakia-khoi-to-vu-an-chinh-phu
*****************
Công an làm trò khỉ với Tuấn Khỉ !
Hoàng Lan Mộc Châu, VNTB, 05/02/2020
Công an Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi thượng úy Lê Quốc Tuấn, hỗn danh Tuấn khỉ, cán bộ Công an quận 11, ra đầu thú để hưởng khoan hồng theo quy định của pháp luật. Tuấn là người bắn chết 5 người, 1 người bị thương trong một vụ đánh bạc.
Thượng úy Lê Quốc Tuấn, hỗn danh Tuấn khỉ, cán bộ Công an quận 11, là người bắn chết 5 người, 2 người bị thương trong một vụ đánh bạc ngày 29/01/2020 tại Củ Chi.
Chiều 29/1, Tuấn cùng Minh, anh em họ, đi chung xe máy, mang theo súng AK, đến đánh bạc tại vườn nhãn xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Thua bạc, Tuấn xả súng AK vào các con bạc đang chơi khiến 4 người gục chết tại chỗ. Y cướp 1 tỷ đồng trên chiếu bạc, một chiếc xe gắn máy rồi chạy trốn. Trên đường đào tẩu, thượng úy công an này đã bắn bị thương 2 người định cướp xe hơi nhưng không thành, sau đó y bắn chết một người đi xe gắn máy, cướp xe chạy trốn. Tổng cộng y đã bắn chết 5 người, bắn bị thương 2 người. Ngày 30/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và quyết định truy nã đối với Tuấn Khỉ, Lê Quốc Tuấn, tội "giết người, cướp tài sản, tàng trữ và sử dụng trái phép vũ khí quân dụng".
Đội quân từng nhanh chóng xé toang thân thể cụ Lê Đình Kình trong vụ Đồng Tâm vẫn không thể tìm ra Tuấn Khỉ sau 6 ngày y gây án. Hơn một tiểu đoàn cảnh sát cơ động, được tăng cường quân đội, trang bị hàng loạt khí tài, quân trang, quân dụng hiện đại vẫn chờn vờn, đứng đường, trốn trong nhà dân quanh vùng vỏn vẹn mấy chục hecta cây ăn trái nơi Tuấn Khỉ trốn.
Tuấn Khỉ đang có trong tay súng AK47 quân dụng, y đã được ngành công an huấn luyện kỹ năng sử dụng vũ khí thuần thục, từng là xạ thủ giỏi trong ngành, là đối tượng đặc biệt nguy hiểm cho lực lượng 5, 6 trăm công an và quân đội hỗ trợ.
Chỉ trong một thời gian ngắn, sáng sớm ngày 9 tháng 1 lực lượng hai trung đoàn cảnh sát đã nhanh chóng nghiền nát dân Đồng Tâm, những người không có vũ khí trong tay, nhưng gần một tuần qua, cũng những người trong đoàn quận tinh nhuệ đó đang dậm chân tại chỗ trong việc tìm dấu vết một đồng chí của mình, dù bị một ông thứ trưởng công an và hàng mớ tướng tá có mặt tại hiện trường thúc sau đít.
Đám công an đang vây Tuấn Khỉ những ngày qua không như các đồng chí của họ hung hăng tiến vào hang ổ kẻ thù Đồng Tâm vì biết dân Đồng Tâm trước đó từng hù dọa sống chết để giữ đất, cũng vẫn một lòng sống chết với đảng, tin yêu Hồ Chủ tịch, và đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Nhưng với Tuấn Khỉ thì khác, y đã dám giết và còn sẽ dám giết nữa. Tuấn Khỉ công tác trong trại giam, y hẳn nghe, biết về nhiều loại tội phạm. Y không thể không biết tội giết hàng loạt người một cách dã man, vô nhân tính, ra tòa dễ bị dựa cột.
Y vừa lạnh lùng thanh toán 5 mạng và đang lăm le trong tay cây tiểu liên còn nóng hổi máu người, cây AK47, vũ khí giết người nổi tiếng được ưa chuộng về độ bền bỉ và chính xác. Giết để sống còn là cách chọn lựa của Tuấn Khỉ.
Tuấn Khỉ đang đâu đó trong các vườn cây ăn trái Bình Dương, nơi có thể nuôi con khỉ này lâu dài. Y tuyệt đối không dùng điện thoại để không bị định vị, nhưng họng súng của y sẵn sàng khạc đạn vào bất cứ kẻ nào, nhất là các đồng chí công an đến gần, phát giác ra y.
Công an Việt Nam thỉnh thoảng được tâng bốc là giỏi nhất thế giới vì phá được vài vụ cướp hiếp giết nào đó trong vòng vài ngày, không thể để bị mất mặt, điều động vào cuộc các đơn vị đặc biệt tinh nhuệ nhưng trước họng súng của Tuấn Khỉ có lẽ họ chẳng dại mong nhận huy chương chiến công nào. Dù có đần cách mấy họ cũng không dám liều xông vào họng súng của đồng chí, lỡ xuôi tay giã từ vũ khí một cách tức tưởi, bỏ con, bỏ vợ nhận tiền tử tuất, ôm hình chồng, rên rỉ câu ‘trong 5, 6 trăm quân đó, sao lại là anh’.
Lính lác đã sun vòi lên cổ, tướng tá núp sau lưng lính đành giở trò khỉ, tuyên truyền đường lối khoan hồng của đảng và pháp luật với Tuấn Khỉ. Công an kêu gọi 2 đối tượng Tuấn Khỉ và đồng bọn Phạm Thanh Tâm, còn gọi Tí Bà Dòm ra đầu thú để hưởng khoan hồng theo quy định của pháp luật. Tí Bà Dòm đang giữ 1 tỷ tiền cướp được của Tuấn Khỉ cũng cao xa chạy, cao bay.
Ở đâu đó Tí Bà Dòm và Tuấn Khỉ có nghe được lời của công an ? Không biết Tí Bà Dòm nghĩ thế nào, nhưng có lẽ Tuấn Khỉ thì đến 90% không tin những lời gạt gẫm của đồng chí, trừ phi y là con khỉ khô. Con khỉ, đang lén lút ở đâu đó, nghe những lời dụ dỗ của đồng chí mình không thể không nhớ và suy nghĩ đến những chuyện bức cung, mớm cung, dụ cung, dùng nhục hình trong việc hỏi cung bị can của các đồng chí trong ngành của Tuấn Khỉ.
Hàng trăm, hàng ngàn vụ án oan sai khiến hàng trăm, ngàn người vô tội chịu tử hình nhục nhã. Vài người may mắn được minh oan sau khi chịu 10, 20, thậm chí 40 năm trong lao ngục. Hàng trăm gia đình tan nát, hàng ngàn đứa trẻ mất cha, mất luôn tương lai vì ‘thành tích phá án’ thần kỳ, đưa người vào chỗ chết của công an cộng sản. Tùy từng loại tội phạm, tùy từng lúc, từng nơi, công an điều tra được cho là đã áp dụng đủ mọi cách lấy lời khai của nghi phạm.
Bước đầu có thể khó khăn là bắt dược nghi phạm. Bước sau đó thật dễ dàng. ‘Đã bắt là phải làm ra tội’, ‘giết lầm hơn bỏ sót’.
Các vụ án Trần Ngọc Linh ở Vĩnh Phúc, Hàn Đức Long ở Bắc giang, Nguyễn Sỹ Lý ở Nghệ An, Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang và nhiều vụ oan sai khác là những ví dụ cho phương pháp mớm cung, dụ cung, bức cung hay dụng nhục hình.
Thượng úy công an Tuấn Khỉ hẳn được dạy kỹ cách tra vấn nghi phạm chẳng dại gì để bị dụ, mớm cung hay chịu nhục hình. Vụ của Tuấn Khỉ rành rành, rõ như ban ngày, nếu bị bắt Tuấn sẽ thành khẩn khai tuốt luốt chẳng giấu giếm điều gì với anh em, đồng chí mình, nhưng Tuấn sẽ không hoàn toàn tin vào sự khoan hồng của đảng và pháp luật.
Tuấn Khỉ không thể nào quên vụ y án tử hình ông Đặng Văn Hiến, một dân oan và bạn bè đã ra đầu thú mong nhân khoan hồng như lời hứa. Ra tòa, chẳng thấy ông Hiến được khoan hồng đâu mà sơ thẩm, phúc thẩm vẫn nguyên án tử hình.
Thế nên nếu không trốn được ra nước ngoài, hoặc đến một nơi nào đó tuyệt tích giang hồ, thì họng súng AK47 của Tuấn khỉ sẵn sàng tước đi vài sinh mạng đồng chí của y, trước khi chẳng may bị bắn tan xác.
Thế nhưng, biết đâu Tuấn Khỉ chả vứt súng đầu hàng xin khoan hồng khi y nhìn gương hàng đống đống chí củi gộc bị đút vào lò của tổng Trọng, tưởng thành than, thành tro thì nhờ khóc lóc, đóng kịch giỏi, rạp đầu xin lỗi Tổng bí thư, nhờ được xét đã từng cống hiến cho cách mạng, đã từng công đức cho chùa chiền mà được khoan hồng cho nhăn răng sống, cười khì trong lò bát quái… Nín thở qua sông, chờ qua vài lần giảm án là về vinh quy bái tổ.
Hoàng Lan Mộc Châu
Nguồn : VNTB, 05/02/2020
******************
Công an sẽ xử lý những người đưa tin việc truy bắt hung thủ nổ súng giết người ở Củ Chi
RFA, 03/02/2020
Lực lượng chức năng huyện Củ Chi sẽ mời những người live stream, đăng video bị cho là sai sự thật về vụ việc truy bắt hung thủ là thượng úy công an, người đã xả súng AK ở một sòng bài khiến 4 người bị thiệt mạng hôm 29/1/2020.
Nhiều người tụ tập tại khu vực lực lượng chức năng vây vây ráp, truy bắt nghi phạm Tuấn "khỉ" ở xã Trung An ngày 03/02/20. Courtesy : Ảnh chụp màn hình zing.vn
Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu vào ngày 3/2.
Tin cho biết Công an thành phố Hồ Chí Minh cùng các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và huyện Củ Chi vẫn đang tiếp tục truy lùng nghi phạm Lê Quốc Tuấn, có biệt danh Tuấn "khỉ", đã dùng súng AK bắn chết 4 người và một người khác bị thương hôm mùng 5 Tết Canh Tý.
Nghi phạm Lê Quốc Tuấn, 33 tuổi, trước khi gây án là cán bộ công an đang làm việc tại nhà tạm giữ công an quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
Lực lượng chức năng cho biết sau 6 ngày vụ việc xảy ra, nhiều người đổ về khu vực cảnh sát đang vây ráp, truy bắt hung thủ để live stream, quay clip đăng tải lên Youtube và nội dung bị cho không đúng sự thật, gây ảnh hưởng đến quá trình phá án.
Lực lượng chức năng huyện Củ Chi cho báo giới biết là sẽ mời các Youtuber như thế lên làm việc trước khi xử lý. Đồng thời, khuyến cáo mọi người không nên tập trung theo dõi cuộc truy bắt Tuấn "khỉ" vì nghi phạm này và đồng bọn có súng và rất nguy hiểm.
Báo giới cũng dẫn nguồn từ công an cho biết đã phát lệnh truy nã một đồng bọn của Tuấn "khỉ", tên là Phạm Thanh Tâm. Người này được xác định đang giữ số tiền khoảng 1 tỷ đồng mà nghi phạm Tuấn "khỉ" cướp tại sòng bạc ở Củ Chi vào hôm gây án ngày 29/1/2020.
Trong một diễn tiến khác tại Bình Thuận, Công an huyện Bắc Bình cho báo giới biết vào ngày 3/2 đã bắt tạm giam Nguyễn Đức Hùng để điều tra liên quan vụ việc dùng súng bắn đạn chì làm 4 người bị thương, ở thôn Bình Long, Phan Rí Thành hôm 19/1.
Vụ việc được nói xảy ra do một nhóm côn đồ đi trộm dê và đã gây án đối với chủ nhà.
Kẻ cầm đầu nhóm côn đồ là Nguyễn Quốc Hùng, người trực tiếp nổ súng bắn 4 người bị thương, đã bị bắt tại Nha Trang vào đêm 22/1.
Con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành, bệnh tật, ốm đau rồi chết : “sinh, lão, bệnh, tử” vốn là qui luật của muôn đời. Ai rồi cũng phải chết. Con người khi sống luôn suy nghĩ và hành động khác nhau cho nên khi chết họ cũng được/bị đối xử khác nhau. Có hai giai đoạn mà ai cũng cần đến vòng tay yêu thương của gia đình và bạn bè đó là lúc sinh ra và khi mất đi.
Dưới thời Bộ trưởng Bộ công an Trần Đại Quang, lực lượng công an “còn đảng còn mình” trở nên hung bạo và mất tính người chưa từng thấy
Một cái chết đang được dư luận quan tâm đó là ông Trần Đại Quang, đương kim chủ tịch nước vừa mất ngày 21/9/2018. Trên mạng xã hội dư luận cũng cho rằng ông Đỗ Mười, cựu tổng bí thư đảng cộng sản cũng đã chết.
Cái chết của ông Quang đã gây tranh cãi trên mạng xã hội khi nhiều người dân thay vì tỏ ra thương tiếc ông thì họ lại chỉ trích những việc ông đã làm khi còn là Bộ trưởng Bộ công an và trên cương vị Chủ tịch nước. Nhà báo Đào Tuấn cho rằng “người chết thì không có lỗi” và Blogger Trịnh Hữu Long thì có bài viết “về nghĩa tử là nghĩa tận”…
Dù thương xót hay hả hê về cái chết của ông Quang thì mỗi người đều có lý do của mình tùy theo hoàn cảnh cụ thể. Vì sao lại có chuyện trái ngược như vậy trước cái chết của một con người ? Chúng ta cần biết rằng những người cộng sản lãnh đạo có chức quyền đều có một cuộc sống không bình thường.
Nguyên nhân sâu xa của nó bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng sản, một trong những đặc tính cơ bản của chủ thuyết này là : Vô tổ quốc. Những người cộng sản muốn xây dựng thế giới đại đồng, xóa bỏ biên giới quốc gia, xóa bỏ giai cấp. Ông Hồ trước khi mất, có viết trong di chúc là ông sắp được về “thế giới người hiền của Mác và Lênin” chứ không phải về với ông bà tổ tiên.
Trái tim của người cộng sản dành cho đồng bào, cho gia đình, cho tình yêu một chổ đứng rất không đáng kể. Tố Hữu từng viết :
“Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ.
Anh dành cho đảng phần nhiều,
phần cho thơ và phần để em yêu”.
Khi kết nạp vào đảng, mọi đảng viên phải tuyên thề suốt đời trung thành với đảng, sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng của đảng. Tất cả những ai không đi theo đúng đướng lối chủ trương của đảng (dù chủ trương đó đúng hay sai) đều bị trừng phạt thảm khốc.
Chính vì thế mà mỗi người cộng sản phải sống với hai con người, một con người bình thường và một con người cộng sản. Con người bình thường của họ thì giống như bao người khác, cũng có yêu thương, tình cảm, vui buồn, gia đình, bè bạn… Còn con người cộng sản thì lại hoàn toàn khác : độc đoán, cực đoan, nhẫn tâm, không có tình người, tình đồng bào… Những cái này người cộng sản gọi là “tính đảng”. Ai muốn được thăng tiến thì “tính đảng” phải cao. “Tính đảng” càng cao thì “tính người” càng thấp.
Ông Quang có thể là một người chồng, một người cha gương mẫu, biết yêu thương, chăm sóc và quan tâm đến vợ con. Ông có thể là người anh tốt biết lo lắng và vun vén cho anh em. Ông cũng có thể là người bạn chân thành, quí trọng bạn bè… Nhưng khi rời gia đình đến cơ quan để làm “người cộng sản” thì ông sẽ không hề áy náy lương tâm hay ngập ngừng khi hạ bút ký vào những văn bản hay quyết định của đảng mà có thể gây ra cái chết hay đày đọa cho hàng trăm, hàng vạn, hàng triệu người khác. Việc ông ký Luật An ninh mạng là một ví dụ.
Trong 3 năm ông làm Bộ trưởng công an có đến hơn 260 người bị chết trong lúc bị tạm giam. Hàng trăm người dân Việt nam vô tội, chỉ vì bày tỏ chính kiến khác với đảng mà bị bỏ tù hàng chục năm trời trong đó có những bà mẹ trẻ đang phải nuôi con nhỏ như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay chị Trần Thị Nga. Dưới thời ông, lực lượng công an “còn đảng còn mình” trở nên hung bạo và mất tính người chưa từng thấy. Công an hành hung cả những người bệnh tật, thậm chí tàn phế như anh Đinh Văn Hải, bị công an Di Linh Lâm Đồng đánh đến trọng thương. Bao nhiêu vụ án oan sai, bao nhiêu cái chết tức tưởi trong đồn công an, bao nhiêu mảnh đời rách nát vì bị mất nhà mất cửa vì chính sách cưỡng chế đất đai…ông đều biết. Và ông đã làm gì cho họ ?
Ông đã không làm gì cả. Ngay cả lúc ốm đau bệnh tật sắp chết ông còn cố ký vào Luật An ninh mạng để bảo vệ chế độ bằng cách bịt miệng người dân. “Tính đảng” đã lấn át hoàn toàn ‘tính người” trong ông.
Tất nhiên gieo gì thì gặt nấy. Ông sẽ được đảng của ông tổ chức quốc tang rình rang, ông sẽ được chôn ở những nơi phong cảnh hữu tình, đảng sẽ không tiếc những lời có cánh dành cho ông. Tuy nhiên với người dân, những người đang bị đảng của ông cai trị (mà ông từng là một nhân vật quan trọng) không thể nào ca tụng hay thương xót ông được. Có bao giờ ông nghĩ đến họ hay làm cho họ một điều gì tốt đẹp đâu mà giờ ông có thể trông chờ lòng thương từ họ ?
Nếu có thế giới tâm linh sau khi chết thì e rằng linh hồn ông khó mà siêu thoát khi tiếng oán than của người dân đối với ông không bao giờ dứt. Chết không có nghĩa là hết. “Cọp chết để da, người chết để tiếng”, tiếng đời dành cho ông và đồng đảng của ông luôn là tiếng oán hận ngút ngàn đến muôn đời.
Ông mất đi rồi, với tình cảm con người dành cho “phần người” trong ông, chúng tôi xin được chia buồn cùng gia quyến của ông. Còn những lời ai oán của người dân dành cho ông vì những việc ông đã làm, trên cương vị của ông lúc còn sống thì ông và gia đình ông phải mang theo suốt đời.
Thật khó để trông chờ vào sự thay đổi của những người cộng sản già nua và lú lẫn nhưng chúng tôi vẫn hy vọng những người cộng sản trẻ đang đương chức và còn sống rút ra bài học cho mình, hãy cùng với các tổ chức dân chủ đối lập đứng đắn và có viễn kiến dân chủ hóa đất nước.
Một nước Việt Nam dân chủ không nhằm tiêu diệt hay hạ nhục những người cộng sản mà để mang lại tự do và nhân phẩm cho chính họ, để họ được sống và được chết như những con người bình thường.
Việt Hoàng
(22/9/2018)
Phiên tòa của Tòa án Đức xử Nguyễn Hải Long – nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, tưởng như không có gì đặc biệt vì chỉ xử ‘con tép’, đã bất thần bùng phát một thông tin liên đới một cấp cao hơn rất nhiều : Slovakia đang làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng Tám năm 2017 để làm bình phong bắt giữ Trịnh Xuân Thanh – Thông tấn xã Cộng hòa Slovakia TASR dẫn nguồn tin chính thức từ Bộ Nội vụ nước này cho biết như thế.
Bộ trưởng công an Tô Lâm (phải) sẽ đưa ra những bằng chứng nào để chứng minh rằng trong chuyến đi Slovakia vào năm 2017, ông không liên quan đến những kẻ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ? Ảnh : Sputnik
Theo Văn phòng báo chí của Bộ Nội vụ Slovakia, về danh nghĩa mục đích chuyến thăm của ông Tô Lâm là để tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước, và Tô Lâm đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Nội vụ Slovakia lúc đó là ông Robert Kaliňák vào ngày 26/7/2017. Nhưng Bộ Nội vụ Slovakia cho rằng chuyến thăm của ông Tô Lâm có thể đã được sử dụng cho mục đích nào khác thay vì mục đích làm việc và hữu nghị.
"Nếu thông tin mà giới chức Đức đưa ra được xác nhận là đúng thì chúng tôi sẽ xem đó là biểu hiện của sự bất công trắng trợn của đối tác Việt Nam, sự lợi dụng lòng hiếu khách của chúng tôi cho mục đích không phải là hữu nghị và gây bất ổn cho mối quan hệ song phương đang tiến triển tốt đẹp giữa hai nước" – thông cáo của Bộ Nội vụ gửi cho TASR viết.
Mặc dù Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini trả lời báo chí rằng ông sẽ yêu cầu báo cáo chi tiết về việc liệu Slovakia có liên quan đến vụ việc bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh hay không, nhưng xác suất về việc một cơ quan nào đó của Slovakia đã ‘tự nguyện hợp tác’ với Bộ Công an Việt Nam để bắt giữ Trịnh Xuân Thanh tại quốc gia này là rất thấp, hoặc gần như không có.
Nếu phía Slovakia tổ chức điều tra làm rõ và xác định được nghi vấn của cơ quan an ninh Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong ?’ là đúng, phản ứng tối thiểu của Chính phủ Slovakia đối với Việt Nam sẽ là hạ cấp mối quan hệ ngoại giao và thương mại mà được xem là ‘tốt đẹp’ trước đây, cùng lúc có thể chấm dứt hoàn toàn ý định hỗ trợ Việt Nam để vận động EVFTA.
Sau vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" xảy ra vào tháng Bảy năm 2018, phần lớn trong số 28 nước châu Âu đã dừng vô thời hạn kế hoạch xem xét thông qua EVFTA.
Đức lại là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khối EU. Đức cũng là quốc gia nhập khẩu 1/5 các sản phẩm của Việt Nam xuất qua châu Âu. Giá trị thương mại song phương Đức – Việt Nam lên đến 9 tỷ đô la, giúp cho số xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào thị trường EU lên tới 25 tỷ USD, hoàn toàn trái ngược với số nhập siêu – cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch – của Việt Nam từ "bạn vàng" Bắc Kinh gấp đôi như thế – hơn 50 tỷ USD mỗi năm.
Nhưng cái cách ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ mà một nhà bình luận phải ví von "không xin được thì ăn cắp" đã khiến nước Đức đầu tàu chính trị của châu Âu phải trả đũa.
Không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, Nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017 và một tháng sau đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức.
Trong thực tế, người Đức chưa bao giờ giận dữ đến thế trong suốt chiều dài quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Với Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, đó còn là từ ngữ "bội tín". Cái từ thiên về bản chất dưới đáy của chính trị này lại càng khiến công luận xã hội ở Việt Nam không thể nào quên được nhân vật ủy viên trung ương đảng, chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối xử với người dân Đồng Tâm ra sao – ký sống, lăn tay điềm chỉ nhưng sau đó xổ toẹt tất cả…
Giờ đây, Bộ trưởng công an Tô Lâm đang phải chịu một thử thách hết sức khắc nghiệt mà đòi hỏi ông ta phải có ‘bản lĩnh chính khách Việt’ : ông Lâm sẽ phản ứng ra sao trước cáo buộc của cơ quan an ninh Đức về ‘Tô Lâm là bình phong cho vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ ?
Liệu Bộ trưởng công an Tô Lâm sẽ có thể đưa ra những bằng chứng nào để chứng minh rằng trong chuyến đi Slovakia vào năm 2017, ông không liên quan đến những kẻ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ?
Còn nếu các cơ quan an ninh và tình báo của Đức và Slovakia trưng ra những bằng chứng cho thấy có mối liên đới trên thì sao ?
Hay Tô Lâm sẽ trả lời "tôi không biết’ – như nội dung trả lời tương tự của ông khi được một tờ báo trong nước hỏi về Trịnh Xuân Thanh đã về nước hay chưa ?
Hay ông sẽ im lặng ?
Im lặng trong hoàn cảnh Bộ Công an của ông đang phải ứng chịu búa rìu nặng nề của dư luận xã hội về nhiều bê bối và tham nhũng khủng khiếp về "công an bảo kê đánh bạc công nghệ cao’, vụ Vũ ‘Nhôm’ và Tổng cục Tình báo…, mà đang khiến ghế bộ trưởng công an của Tô Lâm chẳng còn chắc chắn tại Hội nghị trung ương 7 vào tháng Năm năm 2018 hoặc trong năm nay.
Thiền Lâm
Nguồn : CaliToday, 01/05/2018