Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Những ngày đầu tháng 11 vừa qua, dù thế giới đang ở thời điểm mùa đông khắc nghiệt với số ca nhiễm và tử vong tăng cao trở lại bởi đại dịch Covid-19 nhưng Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) vẫn diễn ra sau hơn một năm bị trì hoãn. Những cảnh báo ngày càng nghiêm trọng của các nhà khoa học, đặc biệt là bản báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu được công bố chỉ gần ba tháng trước khi COP26 diễn ra đã thu hút nhiều sự chú ý. Bản báo cáo cho thấy mục tiêu của thỏa thuận khí hậu Paris COP21 khó có thể đạt được vì phần lớn các nước đã không thực hiện được cam kết, điều này đưa đến hậu quả lớn là trái đất sẽ nóng hơn mức 1,5°C so với thời kỳ tiền kỹ nghệ, mức nhiệt nóng lên nếu bị vượt qua, sẽ đưa đến những thảm họa chưa từng có cho con người.

Những cảnh báo về biến đổi khí hậu dường như vẫn còn mơ hồ đối với phần lớn người dân các nước, trong đó có Việt Nam, một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhiều người đọc qua các bài viết về môi trường, biến đổi khí hậu đã chỉ để lại những nhận xét với thái độ bàng quang, thậm chí phủ nhận vai trò của con người đối với biến đổi khí hậu. Hội nghị COP26 và những diễn biến của nó cho thấy, biến đổi khí hậu và môi trường đã là vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng nhất của nhân loại, vì vậy, cũng là vấn đề lớn nhất của dân tộc Việt Nam.

Mô hình khí hậu và những cảnh báo

Những cảnh báo về ô nhiễm môi trường đã có từ cách đây hơn 70 năm, thu hút sự chú ý ngày càng nhiều các nhà khoa học về khí hậu, họ cùng nhau lên tiếng về những hiểm họa của trái đất thông qua các mô hình dự báo. Ngay từ những năm 1970, nhờ sự phát triển của khoa học máy tính, các nhà khoa học đã sử dụng máy tính để mô phỏng các mô hình khí hậu được xây dựng từ các phương trình khoa học phức tạp. Những mô hình này đã dự báo chính xác trong 50 năm qua về sự ấm lên của trái đất (1), và hiện nay ngày càng đạt đến độ chính xác cao hơn nhờ các máy tính có công nghệ tinh vi hơn.

Các mô hình khí hậu trước đó đã mô phỏng rằng, nếu trái đất nóng lên tới một ngưỡng nhiệt độ tầm 2°C cao hơn so với thời tiền kỹ nghệ (giữa thế kỷ 19) thì khí hậu sẽ tích lũy những thay đổi đủ lớn mà từ đó, sẽ làm khí hậu thay đổi vĩnh viễn theo hướng tiêu cực và không thể trở lại trạng thái cũ. Ví dụ, chỉ cần rừng Amazon bị phá hủy từ 20-40% cùng nền nhiệt độ đang tăng lên như hiện nay thì diện tích rừng Amazon sẽ bắt đầu quá trình suy giảm do hạn hán, cháy rừng và từ đó sẽ biến mất (rừng Amazon đã bị đốn hạ 17% kể từ năm 1970) (2). Các nhà khoa học gọi đây là những điểm bùng phát. Có đến 37 điểm bùng phát được phát hiện và điều đáng lo ngại là khi một điểm bùng phát xảy ra thì sẽ là điều kiện để kéo theo những điểm bùng phát khác bị vượt qua, như một hiệu ứng domino.

Trong các báo cáo mới nhất, các nhà khoa học đã khẩn thiết kêu gọi đưa mục tiêu về mức chênh lệch nhiệt độ so với thời kỳ tiền kỹ nghệ là 1,5°C để hạn chế ít nhất hậu quả của các điểm bùng phát này.

Bề mặt trái đất nóng lên gây ra những hiện tượng mà với hệ quả của nó, sẽ khiến cho trái đất tiếp tục nóng lên theo vòng lặp lại. Nhiệt độ bề mặt tăng khiến băng tan cả ở hai cực của trái đất, băng tan làm giảm diện tích bề mặt băng (nơi phản chiếu ngược lại ánh sáng mặt trời) đã làm tăng khả năng hấp thụ nhiệt và khiến quá trình băng tan diễn ra nhanh hơn.

Với hơn 70% diện tích bề mặt trái đất, đại dương là nơi hấp thụ nhiều nhiệt nhất từ ánh sáng mặt trời, vì vậy cùng với việc trái đất ấm lên, sự giãn nở nước bởi nhiệt độ tăng đã góp phần vào quá trình nước biển dâng.

Bề mặt trái đất ấm hơn khiến lượng nước bề mặt đại dương bốc hơi nhiều hơn làm lượng hơi nước tăng lên khi đi vào và ra khỏi bầu khí quyển (vòng tuần hoàn nước trong khí quyển). Điều này đưa đến một hiện tượng mà các nhà khoa học đã kết luận là “những vùng ẩm ướt dần ẩm hơn và những vùng khô hạn dần khô hơn”. Hiện tượng đó cũng làm thay đổi cường độ mưa khiến một lượng mưa trong năm thay vì trút xuống làm nhiều đợt với cường độ thấp, thì nay trút xuống với lượng mưa rất lớn chỉ trong vài đợt mưa. Hệ quả của nó là gây ra tình trạng lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa so với nhiều năm trước, và cũng gây ra tình trạng hạn hán khắc nghiệt ở các thời điểm mùa khô còn lại trong năm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt lịch sử ở Châu Âu hồi giữa năm 2021 và những năm gần đây ở Trung Quốc; cháy rừng khắp nơi trên thế giới, nắng nóng bất thường và hỏa hoạn ngày càng tăng ở Bắc Mỹ… đã chỉ là những biểu hiện dễ thấy nhất của biến đổi khí hậu, những hậu quả thảm khốc và khó lường hơn đang ở phía trước.

khi-1

Băng tan ở hai cực của trái đất khiến mực nước biển ngày càng dân cao. Điều này ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người sống ở các vùng ven biển.

Nhân loại đã thức tỉnh ?

Trong hơn 1000 năm qua, sự thay đổi nhiệt độ của bề mặt trái đất chỉ dao động trong khoảng 1°C, điều này đã giúp khí hậu ổn định và tạo điều kiện cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Tuy nhiên, chỉ trong hơn 250 năm qua, trái đất đã ấm hơn 1°C do quá trình phát thải các loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Với lượng khí hiện đã được thải ra trong bầu khí quyển, thì cho dù ngay lúc này đây, chúng ta dừng ngay lập tức quá trình xả thải thì trái đất vẫn sẽ tiếp tục nóng lên trong hàng chục năm tới, nước ở các đại dương sẽ tiếp tục giãn nở, các dải băng vẫn sẽ tiếp tục tan, vì vậy nước biển sẽ vẫn tiếp tục dâng lên trong hàng trăm năm tới. Kể từ năm 1901, mực nước biển đã dâng 19cm với trung bình mỗi năm tăng 1,7mm, tuy nhiên chỉ trong giai đoạn ngắn 10 năm từ 2007 đến 2016 thì trung bình mỗi năm mực nước biển đã dâng xấp xỉ 4mm. Điều này cho thấy nước biển dâng với tốc độ ngày càng nhanh. Biến đổi khí hậu do con người gây ra, đã làm thay đổi vĩnh viễn khí hậu trái đất theo hướng tiêu cực.

Hội nghị COP26 dù kết thúc với sự đồng thuận cùng cam kết mạnh mẽ hơn từ các nước, nhưng so với những gì mà giới khoa học kỳ vọng thì những gì đạt được của COP26 vẫn chưa đủ. Hai nước Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 36% tổng lượng phát thải khí nhà kính đã trì hoãn mốc thời gian cam kết giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Nỗ lực chung của Hội nghị vấp phải những trở ngại đến từ các nước có chế độ độc tài và các lãnh đạo dân túy, nguyên thủ các nước này, trong đó có nguyên thủ hai nước lớn là Trung Quốc và Nga đã không tham dự COP26 vì nhiều lý do. Đứng trước mối nguy lớn nhất của nhân loại, giờ đây chúng ta cần phải xem nỗ lực chống biến đổi khí hậu cần phải song hành với nỗ lực chống lại các chế độ độc tài và lực lượng dân túy. Bởi họ đã luôn thể hiện sự xem nhẹ, thậm chí chống đối nỗ lực bảo vệ môi trường và khí hậu: Donald Trump, tổng thống Mỹ nhiệm kỳ trước đã rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu; thủ tướng Scott Morrison của Úc từ chối cam kết loại bỏ nhiên liệu hóa thạch để duy trì xuất khẩu than đá; Tổng thống Jair Bolsonaro của Brasil là người phải chịu trách nhiệm cho việc rừng Amazon bị tàn phá đến mức báo động...

Những hậu quả từ biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường cần phải có những khoản tài chính rất lớn và nỗ lực đến từ một chính quyền lương thiện có dự án chính trị cho đất nước để khắc phục. Việt Nam hiện không có cả hai và đang là quốc gia đứng hàng thứ 6 bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Theo một đánh giá, có đến hơn 74% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các tác động của khí hậu, những nhóm người nghèo thiếu khả năng hồi phục sau ảnh hưởng, trong đó phụ nữ và trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do các điều kiện về môi sinh và khả năng tiếp cận y tế.

Người dân và đặc biệt là trí thức cần phải thức tỉnh và quan tâm nhiều hơn đến môi trường và khí hậu. Việt Nam đã tụt hậu xa so với thế giới về mọi mặt, giờ đây, nếu không kịp thời nhận diện nguy cơ lớn nhất của nhân loại đồng thời cũng là nguy cơ lớn nhất cho dân tộc, chúng ta không những có nguy cơ mất nước trên thực tế, mà sẽ không còn gì để nói với nhau. Chế độ cộng sản đã chứng tỏ họ không phải là giải pháp, ngược lại còn là nguyên nhân cho mọi sai lầm. Dân chủ hóa đất nước là giải pháp bắt buộc để có thể nghĩ đến những thay đổi tích cực.

khi-2

Dân chủ hóa đất nước là giải pháp bắt buộc để có thể nghĩ đến những thay đổi tích cực.

Câu hỏi sống còn

Biến đổi khí hậu ngoài những tác động trong hệ thống khí hậu (khí quyển, đất liền và đại dương, sinh vật…) và hoạt động phát thải khí nhà kính của con người, còn bị tác động bởi các hoạt động địa chất (phun trào núi lửa, đứt gãy các tầng địa chất gây ra động đất) và quá trình thoát ly các khí nhà kính như CO2 và Metan từ đáy đại dương - nơi lưu giữ phần lớn các loại khí này. Trái đất với sự phức tạp và nhiều bí ẩn chưa được khám phá đã là nơi chứa đựng những thách thức lớn cho con người, trong hoàn cảnh tốt hơn nếu chúng ta không gây nên hiện tượng trái đất ấm lên thì quá trình thích nghi với môi trường sống trên trái đất cũng đã là một cố gắng lớn.

Sự phát triển của công nghệ dù đã đạt được những thành tựu lớn nhưng những ứng dụng của nó trong khắc phục hậu quả về môi trường và biến đổi khí hậu còn khiêm tốn so với thách thức đặt ra. Những mô hình khí hậu dĩ nhiên là không thể chính xác tuyệt đối nhưng với những dự đoán ngày càng sáng tỏ hơn về những hậu quả mà con người phải đối mặt, nó đủ để giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những hành động nhằm cải thiện môi trường khí hậu trong tương lai.

Khoảng 70% quốc gia ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (năm 2015) không thực hiện đủ cam kết. Để thực hiện được mục tiêu của các cam kết này, các quốc gia phải giảm lượng phát thải gấp 5 lần thực tế hiện nay trong thập kỷ 2020 - 2030. Hậu quả đang diễn ra của biến đổi khí hậu, cùng những dự báo bi quan cho thấy chúng ta sẽ chậm trễ trong việc ngăn chặn thảm họa nếu không sớm đạt được cam kết mạnh mẽ hơn. Tổng mức tài chính 100 tỷ USD của các quốc gia giàu có để hỗ trợ cho các nước nghèo giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch vẫn là con số nhỏ, so với tổng chi cho quốc phòng 2.000 tỷ USD hàng năm của các nước. Trước tình cảnh nguy khốn này, thế giới thay vì tiếp tục đổ tiền vào các mục đích chống lại lẫn nhau thì hãy dành số tiền đó để đầu tư vào các giải pháp công nghệ về môi trường, khí hậu.

Trong lúc cả thế giới vẫn chưa có đủ sự quyết tâm và ý chí chính trị, trái đất vẫn sẽ tiếp tục nóng lên và những hậu quả từ đó vẫn sẽ tiếp tục diễn ra, điều chúng ta cần làm ngay lúc này là đối mặt với một câu hỏi lớn : Thế hệ mai sau, nhân loại sẽ tiếp tục phát huy nền văn minh hay chỉ chật vật để duy trì sự sống ?

Kỷ Nguyên

(12/12/2021)

 ----------------------------

(1) Warren Cornwall, "Even 50-year-old climate models correctly predicted global warming", Science, 04/12/2021

(2)  Timothy M. Lenton , Johan Rockström , Owen Gaffney , Stefan Rahmstorf , Katherine Richardson ,  Will Steffen & Hans Joachim Schellnhuber, "Climate tipping points - too risky to bet against", Nature, 27/11/2021

--------------------

* Bài viết sử dụng thêm các số liệu từ các trang :

- https://climatescience.org/

- https://www.unicef.org/

Published in Quan điểm

Nhân loi vn chưa thoát khi đi dch Covid-19 đã giết hi hơn5 triu người cho đến nay. Nhưng Covid-19 ri cũng s qua trong vài năm na. Thế gii có sn sàng cho mt đi dch lây lan hơn, giết người hơn, thì chưa biết.

cop1

Hot cnh đám tang to biu tượng s tht bi ca hi ngh COP26, Glasgow, Scotland, Anh Quc, 13 tháng 11.

Tuy nhiên biến đi khí hu, và h qu ca nó trong tương lai, nht là khi nó đến vi các thế h con em ca chúng ta, s vô cùng khc lit. Chúng ta ch mi cm nhn phn nào nh hưởng ca nó trong giai đon đu nên không th lường được sc tàn phá khng khiếp ca nó ra sao. Nhưng nếu không hiu biết và tìm cách đi phó kp thi, mng sng và sinh kế ca hàng trăm triu đến hàng t người trên thế gii s b nh hưởng.

Vì thế mà gn hai tun qua, tin tc khp nơi tràn ngp v s kinCOP26.

COP26 là tên gi tt cho Hi ngh Nhóm 26 (Conferences of the Parties, năm nay là ln th 26), được t chc ti thành ph Glasnow, Scotland, Anh quc, t ngày 31 tháng 10 đến 12 tháng 11 năm 2021.

Mc đích chính ca COP là to ra din đàn và cơ hi đ mi thành viên quc gia trên thế gii, t nhng người đi din cho chính quyn, cơ s kinh doanh, chuyên gia khí hu, cho đến các công dân trên toàn cu, gp mt nhau đ tho lun, tìm s đng thun và cam kết hành đng chung trong mc tiêu đi phó vi biến đi khí hu.

Khoa hccho biết lượng khí thi nhà kiếng, như khí COvà methane, đã lên mc cao nht trong 2 triu năm qua, và tiếp tc gia tăng. Vì thế trái đt đã b hâm nóng 1.1 đ C so vi thi 1800s. Thp niên trước được xem là m nht theo k lc. Khi trái đt b hâm nóng, nh hưởng ti mt nơi to lên nhng nh hưởng dây chuyn lên nơi khác, vì tt c mi th trên đa cu này đu liên quan mt thiết có tính cách h thng vi nhau. Nhng hu qu ca biến đi khí hu hin nay bao gm hn hán trm trng, khan hiếm nước, ha hon nghiêm trng, mc nước bin dâng cao, lũ lt, băng hai cc tan chy, các cơn bão thm khc và suy gim đa dng sinh hc.

Nhiu nơi trên thế gii đã tri nghim điu này. 20 triu người dân Vit Nam sng ti 13 tnh thành thucđng bng sông Cu Long đã cm nhn được phn nào tác hi ca biến đi khí hu trong nhng năm gn đây, nht là mưa lũ hay hn hán, và nước mn tràn sâu vào giòng sông, gây nh hưởng lên mùa màng và nn nông nghip,va lúa phì nhiêu ca Vit Nam.Ti Bangladesh, biến đi khí hu gây ra lũ lt, bão t và thiên tai khác đã đe da cuc sng và tương lai ca hơn 19 triu tr em ti đây. S hâm nóng toàn cu đã làm cho mc nước bin dâng lên, nhiu nơi trên thế gii đã, đang, và s, b chìm dưới nước, nht là nhng quc gia thuc dng đo (Island nations). nhiu nơi này, người dân không th tiếp tc cuc sng như trước đây, khi sc khe, thc thm, nhà ca, an toàn và công vic không còn. H không còn cách nào khác là phi di đi nơi khác đ sinh sng.

Đ đi phó vi nn biến đi khí hu như thế, các nhà khoa hc hàng đu thế gii đã đng ý vi nhau rng s gia tăng nng đ hâm nóng trái đt s tác đng sâu xa lên cuc sng khp nơi, cho nên cn phi làm sao đ kim soát được phn nào tình trng hâm nóng này. Nếu gii hn được mc đ hâm nóng không quá 1.5 đ C trên toàn cu trong thế k này, nó có th giúp nhân loi tránh nhng tác đng xu nht ca khí hu và duy trì mt khí hu có th sng được. Thế nhưng, vi cung cách sng ca nhân loi hin nay, nếu không thay đi, thì s phát thi COmà có th làm tăng nhit đ toàn cu lên ti 4,4 đ C vào cui thế k này. Như thế s là đi thm ha cho toàn nhân loi.

Do đó mi chính sách và hành đng ca tt c các thành viên thuc cng đng nhân loi đu quan trng trong n lc chung này. Cùng nhau, nếu mi cá nhân, cng đng, t chc, tp đoàn/công ty và quc gia c gng ti đa trong kh năng ca mình, thì toàn nhân loi mi đt được mc đích cao c này. Mi mt phn ca mt đ C gia tăng gây hâm nóng trái đt đu có th gây thit hi v mng sng và sinh kế ca nhiu người trên thế gii, dù chúng ta không th thy bng mt hay nghe bng tai.

Mun thay đi trit đ, toàn din và tm ln thì quan trng nht là phi thay đi s vn hành nn kinh tế quc gia và toàn cu. Xây dng mtnn kinh tế không thi khí nhà kiếng như thế là mt thách thc cc ln, ngay c cho các quc gia phát trin, giàu có hin nay, khoan nói đến các quc gia đang phát trin, nghèo nàn. Nhưng nhng nước phát trin, có nn kinh tế vi mc thu nhp cao, là nước đã thi khí nhiu nht, theo d liu có t 1751 đến 2019, chiếm đến 59% lượng khí thi toàn cu ; trong khi các nước có thu nhp trung bình thì ch chiếm 31%, và thu nhp thp ch 10%. Cho nên các quc gia giàu có phát trin cn phi đóng góp nhiu hơn các nước khác.

Sau hai tun hi ngh và vi lm tranh cãi, 197 quc gia thành viên đã đt được sđng thun trong cam kết và hy vng v mc tiêu gi nng đ hâm nóng trong 1.5 đ C đ cùng nhau ngăn nga thm ha đến vi trái đt, vi nhân loi.

Hi ngh là v nhng vn đ rt ln, như lut pháp và chính sách ca mi quc gia thành viên, trong ba thp niên ti, và xa hơn na, đ cùng bo v trái đt này. Nhưng tt c đu không có ý nghĩa gì nếu không có phn tham gia và đóng góp tích cc ca mi cá nhân thành viên trong cng đng nhân loi.

Trong nhng năm qua, tôi và gia đình nh ca mình cũng tp thay đi thói quen tng có trước đây. V đin lc, chng hn, chúng tôi luôn tìm cách s dng ánh sáng t nhiên khi có th, thay vì dùng đèn đin. Tôi luôn phi nhc nh các con tp thói quen tt mi dng c nào s dng đin lc khi không còn dùng đến nó, như TiVi, máy nhc, máy qut, computer, đèn v.v. Tuy nước không thiếu nơi chúng tôi , nhưng chúng tôi vn tiết kim nước, nht là khi nghĩ đến hàng triu người không có nước sch đ dùng, hay phi vt v đi tht xa đ có được ngun nước đ ung. Chúng tôi khi tm thì tm ít hơn trước, và thường hay s dng li nước đã dùng, như nước ra rau, trái cây v.v đ tưới cây. Chúng tôi dùng các bao giy nhiu hơn, tránh dùng bao ni lông. Dùng li tt c các đ nha, khi có th. Tiết kim, thay vì phung phí, là bước căn bn đu tiên. Tóm li, chúng tôi phi luôn t nhc nh nếu không gim thiu được thì cũng không góp ph n to ra thêm khí thi nhà kiếng mt cách không cn thiết qua mi hot đng con người.

Tôi cũng tin rng ai trong chúng ta đu có th làm được các điu căn bn này. Nhiu hay ít tùy theo hoàn cnh mi người. Bi vì mi hot đng t mi cá nhân chúng ta, đu ít hay nhiu, đu thi khí nhà kiếng, do đó tt c chúng ta đu có th góp phn vào mc đích tránh thm ha tàn khc ca biến đi khí hu. S tiến b ca khoa hc đã giúp nhân loi phát ha được vin nh tương lai ra sao. Khi các khoa hc gia hàng đu đã dy công tìm ra được gii pháp hp lý đ đi phó, các chính quyn/chính tr gia đã góp phn làm ra các chính sách thích đáng, thì chúng ta cũng cn có bn phn và trách nhim góp phn thc hin. Mun tránh đi thm ha biến đi khí hu thì phi bt đu bây gi, nếu không thì quá tr, và phi đến t tn gc như thế, thay vì trông đi vào người khác. Bi vì, nói cho cùng, đó là tương lai ca con em chúng ta, cháu cht chúng ta, và bao thế h tiếp ni sau đó.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 16/11/2021

Published in Diễn đàn

Kết quả COP26 : Thất vọng nhưng không tuyệt vọng

Báo chí Pháp ra hôm thứ Hai 15/11/2021 dĩ nhiên đã tập trung phân tích và bình luận về kết quả của Hội Nghị Khí Hậu Liên Hiệp Quốc COP26, vừa kết thúc cuối tuần qua tại Glasgow (Scotland, Vương Quốc Anh). Nhìn chung, các báo đều tỏ nỗi thất vọng trước kết quả nửa vời của các cuộc đàm phán, nhưng đều bám víu vào nhiều lời hứa được công nhận là khá mạnh bạo của các quốc gia.

thatvong1

Những tấm bia mộ giả được dựng lên tại nghĩa trang Thành Phố Glasgow (Scotland - Anh Quốc) tố cáo thất bại của tất cả các hội nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu với ghi chú "failed" (rớt). Riêng COP27 chưa diễn ra được ghi nhận là vô ích "futile". Ảnh chụp ngày 13/11/2021.  AFP – Paul Ellis

Ngoài chủ đề khí hậu, làn sóng Covid-19 mới đang dâng lên tại Châu Âu buộc nhiều nước phải dựng lại các hàng rào che chắn cũng rất được quan tâm, cũng như quan hệ Mỹ-Trung với cuộc điện đàm được dự kiến hôm nay giữa hai nhà lãnh đạo Joe Biden và Tập Cận Bình

Đề tài COP26 đã được tất cả các tờ báo lớn đưa lên trang nhất, đặc biệt là được ba tờ Le Figaro, Les Echos Libération đưa lên thành tít chính, kèm theo một loạt bài viết bên trong.

COP26 : Những "bước tiến"

Không hẹn mà gặp, Le Figaro Les Echos đã chạy gần như cùng một tựa : Le Figaro nói đến "Khí hậu bị hâm nóng : COP26 sẽ làm thay đổi điều gì", trong lúc Les Echos chỉ loan báo ngắn gọn : "Hiệp ước Glasgow sẽ thay đổi gì".

Theo ghi nhận của Le Figaro, sau hai tuần đàm phán khó khăn, sau hai đêm thương thuyết kéo dài và trễ 24 tiếng đồng hồ so với dự kiến, rốt cuộc đại diện của khoảng 200 quốc gia đã đạt được thỏa thuận có thể được mệnh danh là "Hiệp ước Khí hậu Glasgow".

Thế nhưng, đối với tờ báo thiên hữu Pháp, các cam kết mà các quốc gia đã đưa ra vẫn thấp hơn nhiều so với những gì cần thiết để đạt được các mục tiêu ghi trong thỏa thuận Paris 2015, không đảm bảo được việc giới hạn đà tăng nhiệt độ ở mức 1,5°C.

Điều tích cực, theo tờ báo, là các nước đã cam kết sẽ rà soát lại các nỗ lực giảm phát thải ngay trong năm tới 2022, và lần đầu tiên, văn bản của hội nghị khí hậu Liên Hiệp Quốc COP đề cập đến sự cần thiết phải loại bỏ các loại nhiên liệu hóa thạch, bắt đầu từ than đá.

"Các thay đổi" mà Hiệp ước Glasgow mang đến cũng được nhật báo kinh tế Les Echos nêu bật trên trang nhất ; đặc biệt là sự kiện COP26 buộc các quốc gia thành viên phải duyệt lại các cam kết giảm phát thải của mình ngay vào năm 2022, cũng như việc cộng đồng quốc tế thông qua nguyên tắc giảm bớt việc sử dụng năng lượng hóa thạch.

Tờ báo cũng đi sâu vào phân tích ba điểm được cho là "bước tiến chính" của Hiệp ước Glasgow : Giá carbone, vấn đề loại trừ khí methane và cách thức tài trợ cho các nước nghèo để bù đắp cho những cố gắng chống biến đổi khí hậu.

Bên cạnh các tín hiệu tích cực nói trên, Les Echos dĩ nhiên không quên đả kích "liên minh" Ấn Độ-Trung Quốc đã thành công trong việc chống lại ý định loại bỏ hẳn than đá. Bên cạnh đó, tờ báo Pháp cũng nêu bật lời tố cáo của các nước nghèo về sự thiếu vắng của các biện pháp "bồi thường" cho việc phá hủy khí hậu mà các quốc gia giàu có đã gây ra.

Libération : Một hội nghị thất bại

Trái với hai đồng nghiệp Le Figaro Les Echos, vốn còn nhìn thấy những điểm tích cực trong kết quả hội nghị khí hậu vừa kết thúc, nhật báo thiên tả Pháp Libération đã không ngần ngại xem COP26 là một thất bại.

Trang nhất của Libération chạy hàng tựa lớn rất gọn : "Khí hậu : Flop 26", nhại lại tên gọi chính thức của hội nghị Glasgow là COP26, nhưng thay từ COP bằng "Flop", nghĩa là "rơi tõm xuống", một từ lóng chỉ sự thất bại.

Tờ báo thiên tả Pháp giải thích : "Hiệp ước Glasgow" được ký kết vào cuối tuần này sau 2 tuần đàm phán, không áp đặt bất kỳ điều gì đối với các quốc gia và bằng lòng với các khuyến nghị, một kết quả không thể nào khiến chúng ta yên tâm về việc hạn chế đà tăng nhiệt độ ở mức 1,5°C hoặc sự xuất hiện của tình đoàn kết giữa các quốc gia phương Bắc (giàu có) với các nước nghèo ở phương Nam.

Trong bài phân tích "Hiệp ước Glasgow : Thất bại và khí hậu" (Pacte de Glasgow : Echec et Climat), với giọng điệu dí dỏm, Libération đã nêu bật một số câu hỏi quan trọng để đánh giá về thành công hay thất bại của COP26.

Về câu hỏi đầu tiên : "Liệu có thể đạt được mục tiêu giúp nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 1,5°C hay không ?", tờ báo trả lời "Chắc là không". Về câu hỏi thứ hai : "Rốt cuộc người ta có đang giải quyết các nguyên nhân của biến đổi khí hậu hay không ?", câu trả lời là "Không hẳn". Còn về câu hỏi thứ ba : "Các nước giàu, vốn phải chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu, rốt cuộc có thể hiện tình đoàn kết với các nước nghèo hay không ?", câu trả lời của Libération rất dứt khoát : "Hoàn toàn không".

Điểm tích cực duy nhất là tờ báo ghi nhận là với COP26, người ta rốt cuộc đã có thể áp dụng Thỏa thuận Khí hậu Paris năm 2015".

Ba vấn đề quan trọng cho thập kỷ

Cũng dưới dạng hỏi-đáp, trong bài "Khí hậu : Ba câu hỏi cho một thập kỷ quan trọng", nhật báo công giáo La Croix nêu bật sự kiện Hiệp ước Glasgow đánh dấu một sự thay đổi trong việc xem xét tình trạng khẩn cấp về khí hậu.

Tuy nhiên, theo tờ báo, việc giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cũng như việc tăng nguồn tài chính cần thiết, vẫn còn quá rụt rè nên khó có thể đối phó được với các thách thức.

Châu Âu ráo riết dựng rào ngăn một làn sóng Covid mới

Chủ đề Covid-19 đã được nhật báo Le Monde hết sức chú ý. Trong hàng tựa chính trang nhất, tờ báo nêu bật sự kiện : "Châu Âu đối mặt với dịch bệnh đang bùng phát trở lại", đề cập đến ba trường hợp điển hình tại Áo, Hà Lan và Nga.

Theo Le Monde, để đối phó với làn sóng mới của dịch Covid đang tràn vào miền trung Châu Âu, nước Áo đang chuẩn bị áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, nhưng chỉ đối với những người chưa được tiêm chủng. Tờ báo ghi nhận : "Cũng như ở Đức, sự phản kháng của người dân đối với vac-xin ở Áo rất mạnh và việc từ chối không chịu tiêm chủng đã trở thành chiêu bài tranh cử chính của phe cực hữu.

Còn tại Hà Lan, theo Le Monde, đối mặt với sự gia tăng tỷ lệ tử vong, chính quyền nước này cũng đã tái áp dụng một phần các biện pháp hạn chế đi lại và tụ tập, cùng nhiều hạn chế khác. Đối với Le Monde, đây quả là một gáo nước lạnh dội lên đầu người dân.

Riêng tại Nga, thảm họa tử vong vì Covid-19 vẫn tiếp diễn dữ dội trong bối cảnh đông đảo người dân vẫn từ chối vac-xin do tâm lý nghi kỵ chính quyền một cách sâu đậm vốn đã bám rễ từ lâu trong xã hội Nga.

Le Monde nhắc lại là theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu, 10 nước Liên Âu đang ở trong tình trạng "rất đáng lo ngại" vì tình hình dịch bệnh Covid, nhưng trước mắt Pháp không nằm trong danh sách này, một phần vì nhờ thành công của chiến dịch tiêm chủng.

Trung Quốc : đối thoại với Tập Cận Bình

Thời sự Châu Á cũng được nhiều tờ báo Pháp quan tâm, đi đầu là cuộc gặp trực tuyến dự trù diễn ra vào hôm nay, 15/11/2021 giữa tổng thống Mỹ Joe Biden với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong bài xã luận mang tựa đề "Trung Quốc : Đối thoại với Tập Cận Bình", Le Monde ghi nhận bối cảnh cuộc gặp : "Dù uy thế đã được củng cố thêm sau cuộc họp toàn thể gần đây của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng chủ tịch nước này dù sao cũng đã nhân dịp này gửi hai tín hiệu tích cực về phía Washington, ngỏ ý cho thấy rằng Bắc Kinh muốn tiếp tục đối thoại".

Sự kiện đầu tiên xẩy ra vào đêm Thứ Tư 10 rạng sáng Thứ Năm 11/11 vừa qua với việc Hoa Kỳ và Trung Quốc bất ngờ công bố một tuyên bố chung về cuộc chiến chống lại tình trạng khí hậu bị hâm nóng. Sự kiện thứ hai là tiết lộ trên báo chí Mỹ về cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến giữa Joe Biden và Tập Cận Bình.

Theo Le Monde, chủ tịch Trung Quốc, sau khi biết rằng việc thông qua nghị quyết khẳng định uy quyền tuyệt đối của ông là điều chắc chắn, đã quyết định gửi một thông điệp hòa dịu tới Washington ngay lập tức, vừa để trấn an Mỹ, vừa để trấn an một số lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc đang lo lắng về căng thẳng gia tăng với Hoa Kỳ.

Đối với Le Monde, trong cả hai trường hợp, hậu quả đối với phương Tây là như nhau : Bắc Kinh muốn tiếp tục đối thoại, và trong thực tế, Trung Quốc đã tung ra một tín hiệu hòa hoãn hơn về Đài Loan, vấn đề nhạy cảm nhất hiện nay. Nghị quyết mà Đảng cộng sản vừa thông qua không thấy nhắc đến tuyên bố cứng rắn của Tập Cận Bình theo đó "không nên để việc thống nhất đất nước lại cho các thế hệ tương lai", mà chỉ đặt trọng tâm là hiện đại hóa đất nước và duy trì ổn định. Theo tờ báo Pháp, ai cũng thấy là nếu nổ ra cuộc chiến tranh để thống nhất Đài Loan, các mục tiêu này sẽ bị lâm nguy.

Le Monde cho rằng Trung Quốc hiện đã trở thành một quốc gia hùng mạnh không đi theo con đường dân chủ. Đó là thực tế, và người phương Tây không có lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia đối thoại với cường quốc lớn thứ hai thế giới, một quốc gia mà các thông cáo dao to búa lớn thường đi kèm với các thỏa hiệp thực dụng.

Biden và Tập Cận Bình : Chủ nghĩa thực dụng lên ngôi ?

Le Figaro cũng có bài phân tích về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung trực tuyến vào hôm nay, và nhận thấy rằng "Joe Biden và Tập Cận Bình muốn đưa quan hệ cạnh tranh song phương vào khuôn khổ", tựa bài báo trên trang quốc tế.

Tờ báo Pháp ghi nhận là sau 10 tháng gờm nhau, với vỏn vẹn hai cuộc điện đàm, lãnh đạo cao cấp nhất của hai cường quốc hàng đầu trên thế giới sẽ gặp nhau qua cầu truyền hình, thể hiện thái độ sẵn sàng ngăn không cho căng thẳng leo thang ở vùng eo biển Đài Loan và hợp tác với nhau về thương mại hoặc khí hậu, mà không cần cúi mình trước đối phương.

Đối với Le Figaro, hội nghị thượng đỉnh này báo hiệu việc quan hệ căng thẳng giữa hai nước bước vào giai đoạn thứ hai, bơm thêm một một liều thuốc thực dụng chủ nghĩa vào tiến trình cạnh tranh về ý thức hệ, kinh tế, công nghệ và quân sự mà cả hai bên đều hoàn toàn thừa nhận.

Vấn đề, theo Le Figaro, là hy vọng đột phá sẽ không nhiều vì cả hai lãnh đạo đều bị những vấn đề đối nội rằng buộc. Về phía Mỹ chẳng hạn, còn một năm nữa là đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, do đó vị tổng thống đảng Dân chủ không thể tỏ ra dễ dãi đối với Trung Quốc để khỏi bị đảng Cộng hòa công kích thêm.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

COP26 đạt thỏa thuận nửa vời về môi trường

Thanh Hà, RFI, 14/11/2021

Trễ hơn so với dự kiến 24 giờ, đêm 13/11/2021 gần 200 nước tham dự hội nghị khí hậu COP26 Glasgow-Anh Quốc thông qua "thỏa ước Glasgow". Luân Đôn xem đây là một "bước tiến quan trọng" cho dù văn bản không bảo đảm nhiệt độ của trái đất không tăng quá 1,5 °C như mục tiêu đề ra và cũng không đi kèm những biện pháp cụ thể giúp các nước nghèo đối mặt với biển đổi khí hậu.

cop1

Ông Alok Sharma, chủ tịch COP26 trong cuộc hoạp báo kết thúc thượng đỉnh về khí hậu COP26 tại Glasgow, Scotmand, ngày 13/11/2021. AP - Alastair Grant

Kết thúc hai tuần lễ đàm phán, chủ tịch hội nghị ông Alok Sharma đã chính thức khép lại hội nghị khí hậu COP26 với "thỏa ước Glasgow" nhằm "thúc đẩy tiến trình chống biến đổi khí hậu". Thủ tướng Anh Boris Johnson trong cương vị chủ nhà hài lòng với đồng thuận vừa đạt được. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von Der Leyen "tin tưởng" văn bản này cho phép xây dựng một không gian "an toàn và thình vượng" trên cho nhân loại.

Tổng thư Ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres kém lạc quan hơn khi cho rằng "quyết tâm chinh trị tập thể chưa đủ để vượt lên trên những mâu thuẫn sâu sắc" trong lúc tình hình càng lúc càng "cấp bách".

Về thực chất, văn bản đó ba gồm những gì và vì sao bị đánh giá là một thỏa thuận nửa vời ?

Thứ nhất các bên đồng ý về mục tiêu duy trì nhiệt độ của trái đất không tăng quá 1,5°C từ nay đến cuối thế kỷ 21 và "tiếp tục nỗ lực giảm thải khí carbon" gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên các bên để ngỏ khả năng "tùy theo hoàn cảnh của mỗi quốc gia" để đạt được mục tiêu này. Nói cách khác, chỉ tiêu 1,5°C đó không mang tính bắt buộc.

Điểm thứ nhì liên quan đến vấn đề trợ giúp các nước nghèo đối phó với biến đổi khí hậu : Thỏa ước Glasgow không đưa ra thêm những cam kết cụ thể ngoại trừ hứa hẹn "các bên tiếp tục đàm phán cho đến năm 2024» trong lúc cam kết về khoản trợ cấp 100 tỷ đô la cho các nền kinh tế đang phát triển kể từ năm 2020, vẫn chưa được thực hiện.

Tại Glasgow, Mỹ là một trong hai quốc gia gây ô nhiễm nhất địa cầu đã dứt khoát từ chối đàm phán về các khoản "đền bù thiệt hại" cho các nền kinh tế ít gây ô nhiễm nhưng lại là những quốc gia đầu tiên hứng chịu thiên tai do thời tiết khí hậu gây nên. Đại diện của tổ chức phi chính phủ ActionAide International, Teresa Anderson, bày tỏ "thất vọng cực độ" trước thái độ vô trách nhiệm của các nền công nghiệp phát triển gây ô nhiễn nhất trên hành tinh "đối với phần còn lại của nhân loại".

Một điểm đáng chú ý thứ ba là bốn quốc gia Đông Nam Á gồm Thái Lan, Lào, Miến Điện và Cam Bốt từ chối ký kết vào thỏa thuận chống nạn phá rừng. Đông Nam Á chiếm 15 % diện tích rừng nhiệt đới của nhân loại. Theo nghiên cứu của tổ chức quan sát Global Forest Watch dataset, được The Diplomat trích dẫn, trong hai thập niên qua, nạn phá rừng đã cướp đi 28% diện tích rừng của Cam Bốt. Tỷ lệ này như vậy "cao hơn cả so với nạn phá rừng tại Brazil (12%) hay Indonesia (10%)". 

Thanh Hà

*********************

Khí hậu : Hội nghị COP26 kéo dài thêm một ngày để cố đạt thỏa thuận

Thanh Phương, RFI, 13/11/2021

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu COP26 tại Glasgow, Scotland, họp từ 31/10, trên nguyên tắc kết thúc hôm qua, đã phải kéo dài thêm ít nhất một ngày. Hôm 13/11/2021, đại diện của khoảng 200 quốc gia ký kết hiệp định Paris về khí hậu sẽ cố đạt được một thỏa thuận nhằm kềm chế đà hâm nóng khí quyển Trái đất.

cop2

Bên lề các đàm phán chính thức tại COP26, xã hội dân sự tổ chức nhiều hoạt động gây áp lực. Trong ảnh : Hai đồng chủ tịch Hội nghị của Nhân dân phát biểu, bà Mary Church (tổ chức Amis de la Terre) (P) và Muhammad Adow (tổ chức PowerShift Africa) (T), Glasgow, 12/11/2021. © GBD/RFI

Tối qua, sau khi hội nghị COP26 trên nguyên tắc đã chấm dứt, nước Anh, trong cương vị chủ tịch hội nghị, đã đề nghị các đại biểu họp lại sáng nay để bàn về bản dự thảo thứ ba của thỏa thuận nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ của hành tinh chúng ta ở mức 1,5°C, với hy vọng sẽ đạt được đồng thuận trong ngày hôm nay. 

Bản dự thảo thứ hai được công bố sáng hôm qua đã bị nhiều chỉ trích, nhất là về vấn đề viện trợ cho các nước nghèo nhất để giúp các nước này cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, vừa đối phó với các thiên tai xảy ra ngày càng nhiều do tác động của biến đổi khí hậu. 

Hãng tin AFP nhắc lại là vào năm 2009, "các nước phía Bắc" (tức các nước phát triển) đã hứa đến năm 2020 sẽ nâng mức viện trợ lên 100 tỷ đôla/năm. Nhưng họ đã không thực hiện lời hứa. Điều này khiến các nước đang phát triển rất bất bình, nhất là trong bối cảnh họ cũng đang phải đối phó với đại dịch Covid-19. Đại diện của các nước đang phát triển cho rằng bản dự thảo thứ hai của thỏa thuận không đáp ứng các yêu sách của họ.

Ngoài vấn đề viện trợ, các nước đang phát triển còn đề nghị một cơ chế để tính đến những thiệt hại do các thiên tai (như bão tố, hạn hán, đợt nóng) gây ra. Nhưng các nước giàu, trong đó có Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, vẫn chống lại đề nghị này.

"Các nước phía Nam" còn cáo buộc các nước phát triển là muốn ép buộc họ cắt giảm hơn nữa lượng khí phát thải, trong khi họ không có trách nhiệm chính về biến đổi khí hậu. 

Mặc dù nhiều nước đã đưa ra những cam kết mới trước và trong khi diễn ra hội nghị COP26, theo báo động của Liên Hiệp Quốc, thế giới sẽ vẫn đi đến một mức tăng nhiệt độ vô cùng nguy hiểm là 2,7°C, trong khi chỉ cần tăng 1,1°C là đủ để làm gia tăng các thiên tai dữ dội.

Một vấn đề khác cũng rất gay go, đó là các năng lượng hóa thạch, được xem là tác nhân chính hâm nóng bầu khí quyển Trái đất. Bản dự thảo thỏa thuận có nêu lên vấn đề ngưng tài trợ cho các dự án nhiệt điện dùng nhiên liệu hóa thạch, nhưng vẫn không có ai hài lòng về nội dung điều khoản này.

Hôm qua, tại hội nghị COP26, bộ trưởng Chuyển tiếp Sinh thái của Pháp, bà Barbara Pompili, thông báo Pháp đã tham gia liên minh các nước cam kết từ đây đến cuối năm 2022 sẽ ngưng tài trợ cho các dự án ở nước ngoài sử dụng các năng lượng hóa thạch mà không dùng đến kỹ thuật "thu giữ carbon".

Thanh Phương

Published in Diễn đàn

 

Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Hiệp Quốc về Khí Hậu lần thứ 26, với tên quen thuộc là COP26, bắt đầu họp từ ngày 31/10/2021 tại Glasgow, Anh, vừa kết thúc. Thời gian họp kéo dài hai tuần lễ chỉ phần nào nói lên tầm quan trọng của nó. COP26 là một trong những cột mốc lịch sử lớn của thế giới, đánh dấu thời điểm mà cả nhân loại nhìn rõ vấn đề lớn nhất đồng thời cũng là mối nguy lớn nhất của mình.

cop1

Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về Khí hậu lần thứ 26, COP26, tại Glasgow, Anh, từ 31/10 đến 12/11/2021.

Sơ lược về một cuộc đấu tranh kiên trì

Ý thức về khí hậu và môi trường chỉ mới xuất hiện gần đây thôi. Bắt đầu từ thập niên 1960 mới thỉnh thoảng có những tiếng nói rất lẻ tẻ và lạc lõng hầu như không được ai nghe của một số rất ít người quan tâm tới môi trường. Họ không có tiếng nói trên các báo và đài. Thông điệp của họ chỉ là những tờ rơi báo động về nguy cơ hủy hoại môi trường do các thanh niên ăn mặc xuề xòa đứng phát tại Boulevard Saint Michel, trung tâm của Quartier Latin, Paris. Hay tại vài thủ đô các nước Tây Âu khác. Họ bị nhìn như là những người không bình thường. Chỉ sang thập niên 1970 họ mới ngày càng đông hơn, hiện diện tại nhiều nước hơn, rồi dần dần mạnh lên. Đó là vì họ có lý và cái Đúng cuối cùng bao giờ cũng vẫn có sức mạnh của nó. Tuy vậy cho đến cuối thế kỷ 20 khí hậu và môi trường vẫn chưa được xem là một vấn đề chính trị quan trọng ; các Đảng Xanh chỉ thu hút được một số cử tri nhỏ và trừ vài trường họp hiếm hoi vẫn chưa có tiếng nói trong các quốc hội Châu Âu. Trên các lục địa khác sự hiện diện của họ còn yếu hơn.

Càng đông họ càng tranh đấu hăng say hơn và tình hình đã thay đổi nhanh chóng sau đó. Các tổ chức quốc tế trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc (LHQ) để thực hiện các cố gắng bảo vệ môi trường cũng liên tục được thành lập trong đó có thể kể những tổ chức quan trọng nhất :

- Năm 1979, Tổ Chức Khí Hậu Thế Giới (World Meteorological Organisation WMO) và Chương Trình LHQ về Môi Trường (United Nation Environment Program UNEP) thành hình với sự cộng tác của các tổ chức khoa học. Từ năm 2018, các tổ chức khoa học LHQ cũng được thống nhất lại thành Hội Đồng Khoa Học Quốc Tế (International Science Council ISC).

- Năm 1988, Hội Đồng Quốc Tế về Thay Đổi Khí Hậu (Intergovermental Panel on Climate Change IPCC) được thành lập với trách nhiệm tổng hợp một cách khách quan các dữ kiện khoa học, kỹ thuật và kinh tế liên quan tới biến đổi khí hậu.

- Năm 1990, một dự thảo quy ước chung về thay đổi khí hậu được đề nghị, sau này được hoàn thành tại Thượng Đỉnh Trái Đất Rio de Janeiro năm 1992.

Thắng lợi vang dội đầu tiên của các cố gắng cứu nguy trái đất này là đã thuyết phục được LHQ mở ra các Hội Đàm về Môi trường và Phát Triển (World Conference on Environment and Development), được gọi một cách long trọng là Thượng Đỉnh Trái Đất (Sommet de la Terre, Earth Summit). Các hội đàm này được tổ chức mười năm một lần, lần đầu tại Stockholm năm 1972, rồi tại Nairobi năm 1982, Rio de Janeiro 1992, Johanesburg 2002. Lần thứ năm, Rio de Janeiro 2012, cũng là lần cuối vì kết quả đạt được đã khiến những hội nghị mười năm một lần không còn đáp ứng yêu cầu nữa.

Hội nghị Thượng Đỉnh Trái Đất lần thứ 3, tại Rio de Janeiro năm 1992, đã là một bước ngoặt quyết định : LHQ đã đạt tới một "Khung Quy Ước Liên Hiệp Quốc về Thay Đổi Khí Hậu" (United Nations Framework Convention on Climate Change UNFCCC) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 21/03/1994. Quy ước này lần đầu tiên xác nhận các khí thải có hiệu ứng nhà kính (greenhouse gas, gaz à effet de serre), chủ yếu là Carbon Dioxid CO2 và Mê tan CH4, như là nguyên nhân chính khiến khí quyển nóng lên và quốc gia phải giới hạn việc sử dụng các nhiên liệu mỏ (dầu, khí đốt và than đá) để giảm thiểu các khí thải này. Hội nghị này đã khai sinh ra các COP (Conference of Parties), hay Hội Nghị Các Bên, mỗi năm sau này. Các "bên" là những nước đã ký nhận Quy Ước UNFCCC tại Rio de Janeiro và các quy ước tại các COP sau này. Các hội nghị COP hàng năm đã thay thế cho các Thượng Đỉnh Trái Đất mười năm một lần. Các nước ký nhận UNFCCC, hay "các bên", tại Rio de Janeiro gồm 154 nước. Năm 2004 con số này là 189, hiện nay là 197. Gần như cả thế giới đã nhìn nhận nguy cơ khí hậu và cam kết cố gắng tham gia các giải pháp cứu vãn chung.

cop2

Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất lần thứ 3, tại Rio de Janeiro năm 1992, đã là một bước ngoặt quyết định

Thắng lợi của Thượng Đỉnh Rio de Janeiro đã thúc đẩy các tiến bộ dồn dập sau đó.

Các hội nghị thượng đỉnh giữa các nước ký kết, được gọi là COP, bắt đầu từ năm 1995 và được triệu tập hàng năm. Nước Đức nhận đứng ra tổ chức các hội nghị thượng đỉnh này trừ khi có quốc gia nào khác tình nguyện. Cho đến nay đã có 26 thượng đỉnh COP. Các COP có kết quả quan trọng nhất là :

- COP3, năm 1997 tại Kyoto, Nhật, đã biểu quyết thỏa ước được gọi là Nghi Thức Kyoto trong đó các bên (tức các quốc gia ký kết) cam kết từ đây đến năm 2008 hay trễ nhất là đến năm 2012 sẽ phải giảm khối lượng khí thải nhà kính của mình ít nhất 5% so với năm 1990, mỗi nước sẽ thành lập một cơ chế theo dõi việc thực hiện mục tiêu này.

- COP15, năm 2009 tại Copenhague, xác nhận trách nhiệm của các nước phát triển, thành lập một Quỹ Xanh Khí Hậu (Green Climate Fund) trong đó các nước giầu sẽ đóng góp 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước nghèo đổi lại với việc họ giới hạn sử dụng nhiên liệu mỏ. Quỹ này dự trù sẽ được thi hành đầy đủ vào năm 2020. Tuy nhiên nó đã không được biểu quyết và vì vậy chỉ mới có giá trị như một yêu cầu và một đóng góp tự nguyện của những nước giầu có thiện chí.

- COP21, năm 2015 tại Paris, đã gây tiếng vang lớn. Thượng đỉnh đồ sộ này -quy tụ 195 quốc gia, 40.000 người và 3000 ký giả trong hai tuần- đã long trọng nhìn nhận các kết luận báo động của các định chế khoa học, đã đồng thanh xác nhận trách nhiệm của các nước phát triển và sự cấp bách của cố gắng giảm thiểu khí thải nhà kính, khẳng định định cố gắng ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ là bổn phận khẩn cấp của mọi quốc gia. Một cách cụ thể, COP21 khẳng định thế giới phải giới hạn mức gia tăng nhiệt độ trung bình của trái đất ở dưới 2°C, hay 1,5°C nếu có thể được, so với thời kỳ Tiền Kỹ Nghệ và muốn như thế phải phải chấm dứt mọi tác dụng của than đá trễ lắm là vào năm 2060. Quy ước khí hậu UNFCCC từ nay trở thành nghĩa vụ quốc tế ràng buộc mọi quốc gia. Quỹ Xanh Khí Hậu cũng được chính thức hóa. Cùng một lúc với COP21, một hội nghị khác của 700 đại diện các thành phố lớn trên thế giới, thủ phạm của 70% khí thải, cũng đã họp tại Paris và đồng thanh cam kết cố gắng từ bỏ hẳn nhiên liệu mỏ trong thời gian ngắn nhất để chuyển sang 100% năng lượng sạch.

cop3

COP21 kết thúc ngày 12/12/2015 trong không khí tưng bừng và lạc quan.

COP21 đã kết thúc trong không khí tưng bừng và lạc quan. Nguy cơ của trái đất đã được nhìn rõ cùng một lúc với niềm tin là có giải pháp thoát hiểm và quyết tâm hành động. Tuy vậy sau đó một năm, nước Mỹ đã bầu một tổng thống mới và ngay khi vừa đắc cử Donald Trump đã chứng tỏ một sự thiếu hiểu biết và vô trách nhiệm kinh hoàng khi phủ nhận nguy cơ khí hậu và rút nước Mỹ ra khỏi thỏa ước COP21. Không những thế ông còn tuyên bố sẽ phục hồi kỹ nghệ than đá. Thế giới đến bây giờ vẫn bàng hoàng vì không thể ngờ Mỹ có thể bầu một tổng thống như thế. Joe Biden đã trở lại hiệp ước COP21 ngay sau khi đắc cử nhưng hình ảnh của nước Mỹ đã xấu đi hẳn và sẽ không bao giờ trở lại như trước.

COP26 vừa diễn ra tại Glasgow có mục tiêu trước hết là để tái khẳng định các kết quả của COP21 đồng thời kiểm điểm lại tình hình thế giới để vạch ra những gì cần làm và có thể làm. COP26 cũng đã được chuẩn bị bởi Thượng Đỉnh G20 ngay trước đó tại Roma quy tụ 19 nước lớn nhất về kinh tế và Liên Hiệp Châu Âu. Hai nguyên thủ quốc gia của khối G20 là Tập Cận Bình của Trung Quốc và Vladimir Putin của Nga đã vắng mặt tại COP26, cũng như tại G20 trước đó, nhưng cả hai nước đều có phái đoàn tham dự. Mặc dù dịch Covid-19 khoảng 20.000 đại biểu của các chính quyền, các định chế khoa học kỹ thuật, các công ty liên hệ tới khí hậu và môi trường, các tổ chức phi chính phủ (NGO) v.v. đã có mặt. Ngoài ra khoảng 100.000 người cũng đã được các NGO điều động tới biểu tình trong suốt thời gian hội nghị để tạo áp lực.

cop00

COP26 không chỉ xác định các mục tiêu và cam kết tại COP21 mà còn đi xa hơn. Mức giới hạn gia tăng nhiệt độ phải hướng tới không còn là 2°C mà là 1,5°C ; lượng khí thải có tác dụng nhà kính phải giảm ít nhất 40%, tương đương với 4,8 tỷ tấn CO2 chứ không phải 0,7 tỷ tấn như COP21 quy định. Ngoài ra COP26 cũng đã xác nhận phải phải bảo vệ môi trường trên 75% mặt đất và 66% vùng biển. Liên Hiệp Châu Âu đặt mục tiêu chấm dứt xe chạy bằng xăng dầu vào năm 2035 và sáu công ty xe ô tô lớn hưởng ứng cam kết này, các công ty ô tô khác tuy không cam kết nhưng cũng tán thành và tuyên bố sẽ cố gắng theo hướng này. COP26 cũng cũng đã chính thức xác nhận một kết luận khoa học là khí thải Mê tan (CH4), phần lớn do các nhà máy Trung Quốc thải ra, tuy khối lượng ít hơn Carbon Dioxit CO2 nhưng tác dụng nhà kính lớn hơn nhiều và do đó phải giảm khẩn cấp. Một tiến bộ lớn khác của COP26 so với COP21 là quan tâm về nông nghiệp và rừng đã mạnh hơn hẳn và đưa tới những thỏa thuận quan trong. 132 nước cam kết sẽ bảo vệ 91% diện tích rừng trên thế giới. Một quỹ bảo vệ rừng 12 tỷ USD, trong đó 1,5 tỷ dành riêng cho lưu vực sông Congo, đã được chấp nhận. Riêng Mỹ cam kết phục hồi 200 triệu hecta rừng. Các nước cam kết ngừng tài trợ xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ngay từ cuối năm nay v.v. Về đóng góp cho Quỹ Xanh Khí Hậu Mỹ cam kết sẽ tăng gấp 4 lần số tiền đóng góp, Pháp sẵn sàng đóng góp nhiều hơn dù đã là nước đóng góp nhiều nhất cho tới nay. Các nước giầu khác đều sẵn sàng cố gắng hơn. Con số 100 tỷ USD mỗi năm chắc chắn sẽ đạt được và vượt quá. COP26 cũng đã làm sáng tỏ những bắt buộc nền tảng : bênh vực phụ nữ, trẻ em và các cộng đồng thổ dân tại các nước đang phát triển, đền bù thiệt hại cho các nước nạn nhân của sự hâm nóng khí quyển (nên nhắc lại rằng các khí nhà kính chủ yếu do các nước đã phát triển thải ra).

Phải hiểu đúng ý nghĩa của những tuyên bố bày tỏ thất vọng và hoài nghi đối với COP26. Tổng thư ký LHQ Antonio Gutteres bày tỏ sự thất vọng, một số NGO và nhiều người còn nói đến "thất bại thê thảm". Chính chủ tịch COP26 Olok Sharma xin lỗi vì không đạt mục tiêu. Thực ra dù có những lý do chính đáng để không hài lòng –như Ấn Độ cho biết không thể bỏ hẳn than đá trước năm 2070, Trung Quốc trước năm 2060- nhưng trong chiều sâu đây là những tuyên bố hỗ trợ : thúc đẩy làm mạnh hơn, đòi hỏi thật nhiều để được tối đa. Người ta có thể nhận xét là đã không có những cuộc biểu tình phản đối dữ dội dù gần 100.000 người đã được các NGO điều động tới. Nói chung COP26 đã là một bước nhẩy vọt mới trong ý thức của loài người về tương lai của chính mình.

Điều cần được đặc biệt chú ý là các thượng đỉnh COP thường kéo dài rất lâu và quy tụ hàng ngàn đại biểu. Chúng rất khác với các hội nghị thông thường trong đó các bên lần lượt đặt ra và giải quyết từng vấn đề một. Mỗi COP, tương tự như các Thượng Đỉnh Trái Đất trước đó, là hàng trăm phái đoàn của các quốc gia, các công ty lớn, các tổ chức khoa học kỹ thuật và các tổ chức phi chính phủ. Đó là hàng trăm cuộc thảo luận và điều đình diễn ra cùng một lúc trên những chủ đề khác nhau với kết quả là hàng trăm thỏa hiệp lớn nhỏ giữa những bên đồng ý. Thí dụ lần này đã có 28 nước ký nhận thỏa hiệp ngừng sử dụng những hóa chất độc hại, sáu nước ký tuyên bố sẽ ngừng sản xuất xe ô tô xăng dầu, 132 nước ký chung thỏa hiệp bảo vệ rừng, Mỹ và Trung Quốc họp tay đôi và ra tuyên bố chung v.v. Ngoài ra còn có những thỏa hiệp giữa các công ty và các ngân hàng, những trao đổi giữa các cơ quan nghiên cứu. Đó là vì khí hậu và môi trường liên quan đến tất cả mọi hoạt động. Thế giới từ vài thập niên gần đây đã khám phá ra và còn tiếp tục khám phá thêm rằng khí hậu và môi trường là vấn đề chính trị quan trọng nhất và phức tạp nhất. Cuộc đấu tranh kiên trì bắt đầu từ hơn một nửa thế kỷ trước của những con người bình dị nhưng đầy thiện chí và quyết tâm đã thắng, đã thức tỉnh và cứu nguy thế giới khỏi thảm họa bị tiêu diệt. Họ phải được coi là những ân nhân của loài người.

cop4

Người ta có thể nhận xét là đã không có những cuộc biểu tình phản đối dữ dội dù gần 100.000 người đã được các NGO điều động tới.

Những trở ngại của một cuộc đấu tranh đúng nhưng khó khăn

Cuộc đấu tranh bảo vệ sự sống và loài người đã cần hơn 60 năm để được nhìn nhận là đúng và khẩn cấp.

Khó khăn đầu tiên là tâm lý và văn hóa. Cho tới rất gần đây con người, ngay cả khi cố tình lên cơn điên để bắt mọi người tôn thờ mình như là thần thánh, trong thâm tâm vẫn tin rằng mình quá nhỏ bé trước thiên nhiên, không khác một hạt cát trong sa mạc hay một giọt nước trong biển cả. Thiên nhiên là tự nhiên, tất nhiên, hiển nhiên, đương nhiên. Mình chỉ có thể thích nghi chứ không thể thay đổi. Cùng lắm chỉ có thể cầu xin Thượng Đế ban cho mưa thuận gió hòa. Cứu cánh của con người chỉ là chống cự và thích nghi với thiên nhiên, và thống trị đồng loại nếu có thể được. Vì vậy khi có những người kêu gọi hành động để cứu nguy khí hậu và môi trường thì phản ứng tự nhiên là nghĩ rằng đó là những người vớ vẩn, không bình thường và không đáng để ý.

Khó khăn kế tiếp là những người đầu tiên kêu gọi bảo vệ môi trường nói chung không có trọng lượng đáng kể nào trong xã hội. Họ không phải là những người xuất chúng theo tiêu chuẩn lúc đó. Những phần tử tinh nhuệ nhất trong thập niên 1960 tranh đua nhau trong các bộ môn khoa học, kỹ thuật, kinh tế, tài chính. Những người học về khí hậu và môi trường chỉ để làm việc cho những đài khí tượng với lương khiêm tốn, thậm chí phải làm những công việc lương thấp không liên quan gì đến kiến thức của mình. Họ gần như là những thành phần biên tế và tiếng nói của họ không gây được sự chú ý, dù trong tuyệt đại đa số họ là những người hiền lành dễ mến. Nhờ làm việc về khí hậu họ đã dần dần nhìn ra một sự thực quan trọng mà những người tự cho là thông minh và thành công hơn họ không nhìn thấy.

Trở ngại thứ ba là các vấn đề của khí hậu và môi trường quá khó hiểu. Cảnh báo rằng nhiệt độ trái đất có nguy cơ tăng thêm 1°C hay 1,5°C nữa trong vòng 100 năm nữa có nghĩa lý gì đối với một người hàng năm chứng kiến mùa hè nóng có khi hơn mùa đông tới 50°C ? Và nhiệt độ trung bình của trái đất là gì ? Làm sao biết nhiệt độ trung bình của trái đất vào thời kỳ Tiền Kỹ Nghệ là bao nhiêu ? v.v. Người ta không thấy cần phải mất thì giờ để quan tâm tìm hiểu.

Nhưng trở ngại lớn nhất là họ chống lại nhiên liệu mỏ, nghĩa là chống lại động cơ của tiến bộ trong một thế giới đang mải miết tranh đua phát triển kinh tế. Nên nhớ rằng chính nhờ biết sử dụng và tận dụng nhiên liệu mỏ mà phương Tây đã vượt hẳn phương Đông, rồi kéo thêm một phần lớn thế giới lên phồn vinh. Nhờ than đá mà đã có điện và xe lửa. Nhờ xăng dầu mà đã có công kỹ nghệ, xe ô tô, xe tải, tầu biển, máy bay. Một động cơ xe tải mạnh hơn sức kéo của 5.000 người khỏe mạnh. Chống lại nhiên liệu mỏ khác gì chống lại phúc lợi của thế giới ? Hơn nữa nếu bỏ nhiên liệu mỏ và dừng lại ở đây thì các nước chưa phát triển phải vĩnh viễn chịu đựng số phận thua kém hay sao ?

Mặc dù những trở ngại lớn đó những người bảo vệ môi trường đã dần dần động viên được các chuyên gia có thực tài để vừa hiểu rõ các thử thách vừa tìm ra những giải đáp. Khi thế giới đã nhìn thấy khả năng thay thế năng lượng mỏ bằng cách sản xuất đủ năng lượng sạch thì đồng thuận là hiển nhiên dù cố gắng trước mặt lớn đến đâu. Các năng lượng sạch về lâu dài là thủy điện, điện gió và điện nắng nhưng trong một giai đoạn chuyển tiếp có thể là nhiệt điện sản xuất bằng khí lỏng LNG hay, đề tài đang gây tranh cãi gay go, điện nguyên tử tại các nước có trình độ kỹ thuật cao. Điều cần được lưu ý là các tiếng nói ngờ vực hay phản bác những lo âu về khí hậu và môi trường đã im bặt, dù là Erdogan, Bolsonaro, Morisson hay ngay cả Trump. Vấn đề chỉ còn là từ giã năng lượng mỏ và chuyển tiếp về năng lượng sạch như thế nào thôi.

Green Energy

Khi thế giới đã nhìn thấy khả năng thay thế năng lượng mỏ bằng cách sản xuất đủ năng lượng sạch thì đồng thuận là hiển nhiên dù cố gắng trước mặt lớn đến đâu.

Những cảnh báo

Các thượng đỉnh COP, gần nhất là COP26, đã cảnh báo những gì ?

Các kết luận không hề bị phản bác đã báo động : Từ thời Tiền Kỹ Nghệ (giữa thế kỷ 19) đến nay nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng hơn 1°C, một sự gia tăng đáng sợ và ngày càng nhanh chóng hơn, nhất là từ 20 năm qua. Nếu đà này cứ tiếp tục thì vào năm 2100 nhiệt độ khí quyển sẽ cao hơn từ 2,4°C đến 2,7°C so với thời Tiền Kỹ Nghệ với những hệ quả nghiêm trọng. Mực nước biển đã dâng cao thêm 20 cm trong 30 năm qua và sẽ dâng cao thêm hơn 1 mét nữa từ đây tới năm 2100. Nhiều đảo sẽ biến mất, nhiều vùng bờ biển sẽ bị tràn ngập, 570 thành phố lớn sẽ phải di tản, các vùng đất còn lại sẽ khô cằn, nạn cháy rừng sẽ trở thành thường xuyên, khoảng một triệu sinh vật, động vật cũng như thực vật, sẽ bị tiêu diệt. Nguồn hải sản có thể giảm 40%. Đó chỉ là một vài điểm trong phúc trình vài ngàn trang của LHQ. Các nước ven biển sẽ là những nước bị thiệt hại nặng nhất. Trong một vài thế kỷ sau sự sống có thể biến mất dù trái đất vẫn tiếp tục quay chung quanh mặt trời.

Để có một ý niệm về những cảnh báo trên hãy nhìn lại lịch sử trái đất. Trong giai đoạn ấm lên gần đây nhất, khoảng 20.000 năm trước, nhiệt độ đã tăng lên 5°C trong 5.000 năm (nghĩa là chỉ trung bình 1°C trong mỗi ngàn năm thôi). Sự ấm lên rất chậm chạp này đã đủ để thay đổi hẳn thế giới. Nước biển đã dâng lên 120 m, khiến mặt biển chiếm quá 2/3 diện tích trái đất. Nhiều vùng đất đã thành biển (trong đó có Biển Đông của chúng ta). Nhiều bộ lạc sống tản mát đã phải quy tụ lại và nhiều quốc gia đã dần dần hình thành. Sự nhắc lại này cho thấy mức gia tăng nhiệt độ 2,7°C là một con số khủng khiếp, cũng như mức dâng cao 1 mét của nước biển.

Dù vậy một nghiên cứu của tổ chức CDP (Carbon Disclosure Project), sau khi khảo sát 7500 quỹ đầu tư có trọng lượng gộp gần bằng 1/3 tổng số vốn đầu tư trên thế giới, cho thấy hầu hết các quỹ đầu tư (99,5%) chưa tuân thủ đúng các khuyến cáo về khí hậu của LHQ. Tương lai vẫn còn đầy chông gai !

cop6

Nếu nước biển dâng lên 1 mét thì Sài Gòn sẽ phải di tản, 20% Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập và một diện tích lớn hơn nhiều sẽ bị nhiễm mặn và không còn canh tác được.

Trong một thế giới mới

Vào lúc này có thể nói chắc chắn là đã có đồng thuận hoàn toàn và tuyệt đối trên nguy cơ khí hậu dù việc thực hiện những biện pháp ứng phó cần thiết còn đòi hỏi thời gian và nhiều cố gắng lớn. Tuy vậy chúng ta có lý do để tin rằng tất cả sẽ gia tốc vì ý thức và quyết tâm cứu nguy trái đất sẽ mạnh lên rất nhanh. Ý thức về một mối nguy chung của trái đất sẽ biến khi hậu và môi trường thành vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa lớn nhất giữa các quốc gia và trong mỗi quốc gia. Nó sẽ khiến các quốc gia và những con người trong mỗi quốc gia nhìn nhau như là những bằng hữu phải đoàn kết trong một đe dọa sống còn chung và phải sống với nhau một cách hòa hợp, ân tình và tương kính. Nó cũng sẽ lố bịch hóa các cuồng vọng quyền lực để thống trị và chà đạp lẫn nhau, sẽ khiến các chế độ độc tài chuyên chính trở thành trơ trẽn và lố bịch.

Việt Nam là một trong những nước có thể bị thiệt hại nhiều nhất. Nếu nước biển dâng lên 1 m thì Sài Gòn sẽ phải di tản, 20% Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ bị ngập và một diện tích lớn hơn nhiều sẽ bị nhiễm mặn và không còn canh tác được. Nhiều tỉnh duyên hải miên Bắc như Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Nghệ An v.v. cũng sẽ bị nước biển xâm lấn, các bãi biển đẹp không còn hoặc không còn như trước. Việt Nam sẽ không còn là Việt Nam. Tuy vậy quan tâm tới khí hậu và môi trường của người Việt Nam cho tới nay rất chậm và vẫn còn thấp. Chúng ta bị chia trí vì những chật vật khác. Từ 1990 đến gần đây trong gần ba thập niên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã là tổ chức chính trị duy nhất đưa quan tâm bảo vệ môi trường vào các dự án chính trị của mình. Chúng ta cần thức tỉnh thật nhanh, thật mạnh. Chúng ta có lý do để tin rằng ý thức về khí hậu và môi trường của người Việt Nam từ nay sẽ mạnh lên rất nhanh.

Và chúng ta cũng có lý do để lạc quan. Bối cảnh thế giới mới sẽ thay đổi nhanh chóng cách nhìn và suy nghĩ của mọi người Việt Nam. Dưới mắt mọi người, kể cả đại đa số các đảng viên cộng sản, chế độ độc tài đảng trị này sẽ trở thành ngây ngô, nhảm nhí .

Nguyễn Gia Kiểng

(15 /11/2021)

Published in Quan điểm

Việt Nam tham gia cam kết loại bỏ dần điện than

Thu Hằng, RFI, 04/11/2021

Ngừng sử dụng than là yếu tố vô cùng quan trọng để đạt được các mục tiêu khí hậu đề ra trên quy mô toàn cầu. Tại hội nghị COP26, ngày 04/11/2021, khoảng 40 nước, trong đó có Việt Nam, cùng với nhiều vùng lãnh thổ và nhiều tổ chức, đã cam kết dần ngừng sử dụng chất đốt này. Vương quốc Anh cho biết Việt Nam là một trong số 18 quốc gia lần đầu tiên đồng ý loại bỏ và không xây dựng hoặc đầu tư vào các nhà máy điện than mới.

cop1

Nhiều nhà đấu tranh môi trường hóa trang thành nhân vật Pokemon Pikachu phản đối việc Nhật Bản sử dụng than đá gần Hội nghị COP26 ở Glasgow, Scotland, ngày 04/11/2021.  AP - Alberto Pezzali

Các nước tham gia thỏa thuận ngừng sử dụng than đá cam kết không đầu tư vào những nhà máy điện than mới ở trong nước và nước ngoài. Theo kế hoạch được chính phủ Anh công bố, các nước giầu sẽ giảm dần sản xuất điện than trong những năm 2030. Thời hạn này sẽ được kéo dài đến những năm 2040 cho những nước nghèo hơn.

Tuy nhiên, theo Reuters, việc tôn trọng cam kết và tiến độ ngừng sử dụng dụng than đã vẫn không chắc chắn. Dù sao, ông Kwasi Kwarteng, quốc vụ khanh Anh đặc trách về doanh nghiệp và năng lượng, vẫn tỏ ra lạc quan : "Hồi kết của than đá đến gần. Thế giới đang đi đúng hướnggiờ là lúc xây dựng một tương lai được nuôi dưỡng bằng các năng lượng sạch".

Năm 2019, than đá vẫn chiếm đến 37% lượng điện sản xuất trên thế giới, trong khi đây lại là chất đốt gây ô nhiễm nhất và thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất. Tuy nhiên, đối với những nước phụ thuộc vào nguồn nhiệt điện, như Nam Phi, Ba Lan, Ấn Độ hay Việt Nam, than đá cũng là chất đốt giá rẻ và khai thác được ở địa phương.

Trong những năm gần đây, số dự án nhà máy điện than mới đã giảm, nhưng một số nước như Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc vẫn có kế hoạch xây nhà máy mới. Anh Quốc, nước chủ nhà COP26, không nêu rõ là việc Việt Nam tham gia cam kết loại bỏ dần than đá ảnh hưởng gì đến những dự án đang trong giai đoạn tiền sản xuất hay không.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 04/11/2021

********************

Thỏa thuận ‘giảm phát thải’ giúp Việt Nam có thêm nguồn ngoại tệ ?

Nguyễn Nam, VNTB, 03/11/2021

Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc năm 2021, còn được gọi là COP26, là hội nghị về biến đổi khí hậu lần thứ 26 của Liên hiệp quốc. Hội nghị đang được tổ chức tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, từ ngày 31/10 đến ngày 12/11/2021, dưới sự đồng chủ trì của Vương quốc Anh và Ý.

khi thai0

Nước gây ô nhiễm nhiều sẽ mua mức thải khí chưa dùng của các nước khác để được quyền thải khí vượt hạn mức.

Giới hoạt động về môi trường ở Việt Nam đang quan tâm về các cam kết của Trung Quốc tại COP26 sẽ như thế nào. Hiện Trung Quốc là nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới và có nhiều khoản đầu tư vào các nhà máy điện than trên toàn thế giới, trong đó có cả tại Việt Nam. Chính điều này nên nhiều nhà quan sát sẽ theo dõi xem Trung Quốc – và các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn khác – đang sẵn sàng giảm sự phụ thuộc vào họ nhanh như thế nào.

Người dân và chính phủ Việt Nam đều được hưởng lợi

Có mặt tại Glasgow, Vương quốc Anh từ 29/10 đến 12/10, Giám đốc điều hành của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) Ngụy Thị Khanh chia sẻ với giới truyền thông, rằng, "nếu Việt Nam đưa ra cam kết cao hơn về giảm phát thải carbon, chúng ta sẽ bày tỏ được thiện chí, nguyện vọng và quyết tâm của mình. Khi đó, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn hơn trong việc tiếp cận được các nguồn tài chính khí hậu công lẫn tư.

Đây là một lợi ích nhìn thấy rất rõ. Khi các quốc gia phát triển có động thái đánh thuế carbon để thực hiện cam kết của chính quốc gia của mình thì các công ty, tập đoàn sẽ có trách nhiệm tương ứng. Lúc đó, việc họ đầu tư ở đâu cũng phải tính toán.

Tiếp cận các nguồn tài chính quốc tế là một cuộc đua mà Việt Nam phải đua cùng các nước khác. Nếu Việt Nam đưa ra các cam kết tham vọng sẽ có lợi hơn. Ngược lại, nếu cam kết thấp thì sẽ bất lợi".

Theo Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) năm 2009, các nước phát triển đã nhất trí huy động 100 tỷ USD hàng năm từ năm 2020. Lần này, các bên sẽ cùng thảo luận để xem xét lại cơ chế và các kế hoạch mới giai đoạn đến năm 2025.

Hơn thế, để đạt được mục tiêu giảm thiểu và trung hòa khí thải carbon, các chính phủ cần phải thay đổi cơ bản cách thức điều hành mọi mặt kinh tế – xã hội và sinh hoạt cuộc sống.

Cũng giống như nhiều chính phủ thời gian qua đã ứng phó với đại dịch Covid-19 bằng nguồn lực tài chính chưa từng có, cuộc khủng hoảng môi trường cũng đòi hỏi phải có biện pháp ứng phó khẩn cấp. Tiến trình này sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí ở hiện tại nhưng sẽ mang lại những lợi ích lâu dài, bền vững như việc làm, giảm thiểu ô nhiễm không khí, cải thiện điều kiện sống và đặc biệt là sức khỏe của người dân.

Hạ tuần tháng 10 năm ngoái, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) đã ký kết Thỏa thuận Chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA). WB là cơ quan nhận ủy thác của Quỹ Đối tác Các-bon trong Lâm nghiệp (FCPF).

Thông cáo báo chí cho biết, chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam được thực hiện nhằm hỗ trợ cho bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết các nguyên nhân mất rừng ở vùng Bắc Trung Bộ, qua đó giảm phát thải do mất rừng, suy thoái rừng và tăng hấp thụ do phục hồi, tái tạo rừng.

Vùng Bắc Trung Bộ được lựa chọn do có tầm quan trọng đặc biệt về đa dạng sinh học và tình hình kinh tế – xã hội, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 5,1 triệu héc-ta (chiếm 16% diện tích đất của cả nước), trong đó 80% là đồi núi, bao gồm 5 hành lang bảo tồn đã được quốc tế công nhận. Diện tích rừng của vùng Bắc Trung Bộ đạt trên 3,1 triệu ha, tỷ lệ che phủ của rừng năm 2019 đạt 57,76%.

Với thỏa thuận này, Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho FCPF 10,3 triệu tấn CO2e giảm phát thải từ rừng tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2018 – 2024. FCPF sẽ thanh toán cho dịch vụ này số tiền là 51,5 triệu USD.

khithai2

Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam được thực hiện nhằm hỗ trợ cho bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết các nguyên nhân mất rừng ở vùng Bắc Trung Bộ, qua đó giảm phát thải do mất rừng, suy thoái rừng và tăng hấp thụ do phục hồi, tái tạo rừng.

…và cũng tạo cơ hội cho tham nhũng lâm nghiệp

Bình luận sự kiện trên, ông Nguyễn Ngọc Lung – Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, nhận định việc ký thỏa thuận này Việt Nam được lợi kép. Quỹ Đối thoại Các-bon trong Lâm nghiệp là quỹ chung của Thế giới, bất kỳ nước nào làm giảm được phát thải ô nhiễm CO2 thì họ đều ký. Việt Nam là nước thứ 5 ký thỏa thuận đó.

Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Lung, chức năng CO2 là có lợi. Tất cả các cơ thể thực vật cứ tưởng lấy từ dưới đất lên làm nhưng 95% lấy CO2 từ không khí để quang hợp. Còn với đất thì chỉ là giữ chỗ để không bị trôi, không bị hỏng, song nó cũng lấy những khoáng chất mà trong không khí không có. Thế nên rừng núi, cây cỏ khi mình làm nông nghiệp thì đều cần phải dùng đến CO2.

Thế nhưng, khi lượng CO2 trong không khí vượt quá tiêu chuẩn thì sẽ gây hại, khiến không khí nóng lên. Điểm đáng lo là ngành công nghiệp quá phát triển, các nhà máy, xe cộ chạy… đều thải ra lượng lớn CO2. Thực tế hiện nay không khí đã nóng lên thêm gần 1 độ C, nên nó làm ra biến đổi khí hậu.

"Việt Nam là 1 trong 6 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu. Nguyên nhân cũng do khí này. Thế nên, với CO2, nếu biết dùng thì có lợi, còn không hạn chế được nó thì sẽ có hại", giáo sư Lung khẳng định, và cho biết thêm là khoảng gần 10 năm nay, FCPF đã viện trợ cho Việt Nam làm thử, lấy rừng hấp thụ CO2 nhằm giảm lượng khí này trong không khí, để lúc nào cũng ổn định ở con số khoảng 0,03%. Chương trình này gọi là chương trình REDD++.

Chương trình này đã qua giai đoạn thứ nhất, chuyển sang giai đoạn thứ 2. Ở giai đoạn 2 này khi ký thoả thuận, Việt Nam làm được thì FCPF trả tiền. Theo đó, để hoàn thành được thoả thuận, Việt Nam phải phát triển rừng, phải giữ rừng.

"Trước khi chúng ta có chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Chúng ta phải chi ngân sách, phải vay vốn quốc tế để trồng. Giờ có thỏa thuận này, làm tốt chúng ta được trả tiền, nguồn tiền chính phủ sẽ được nhận, nông dân được nhận vì họ tham gia vào quá trình bảo vệ rừng, trồng rừng và phát triển rừng. Khi phát triển rừng, giữ được rừng, chúng ta không chỉ có gỗ, có rừng hạn chế được lũ lụt mà còn góp phần vào chống biến đổi khí hậu.

Không có thỏa thuận này chúng ta vẫn phải trồng rừng, giữ rừng. Nhưng ký thêm thỏa thuận này họ tính rừng của mình hấp thụ được bao nhiêu khí CO2 rồi trả tiền cho mình. Đây chúng ta được lợi kép" – giáo sư Nguyễn Ngọc Lung nói.

Tại sao phải trả các khoản tiền cho những chương trình giảm phát thải ?

Có thể hiểu một cách đơn giản "Cơ chế phát triển sạch" – Clean Development Mechanism (CDM) – là một trong ba cơ chế mềm dẻo để các nước thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo cam kết tại nghị định thư Kyoto về lĩnh vực này.

Khi nghị định thư Kyoto có hiệu lực đồng nghĩa với việc các nước tham gia nghị định thư này phải cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính như họ đã cam kết, cụ thể là cắt giảm khí CO2 (hoặc một số loại khí thải được qui đổi tương đương).

Một trong những con đường để cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính là giảm tiêu thụ năng lượng. Nhưng nếu giảm tiêu thụ năng lượng sẽ ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp cũng như nhiều ngành kinh tế, ngoài ra chi phí đầu tư cũng sẽ rất cao…

Trong khi đó, nghị định thư Kyoto mang ý nghĩa toàn cầu và có những cơ chế mềm dẻo nhằm tạo điều kiện cho các nước thực hiện cam kết. Chỉ cần có trong tay "chứng nhận giảm phát thải hiệu ứng nhà kính", bất kể chứng nhận đó có nguồn gốc hay được thực hiện tại quốc gia nào cũng được chấp nhận đã đóng góp giảm phát thải hiệu ứng nhà kính như cam kết trong nghị định thư này.

Ví dụ, quốc gia A hay tổ chức B mua được 1 triệu CER (Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận ). CERs là các giảm phát thải được chứng nhận do Ban chấp hành quốc tế về CDM cấp cho dự án CDM. 1 CER được xác định bằng một tấn khí CO2 tương đương) tại một quốc gia nào đó, thì cũng đồng nghĩa với việc quốc gia A đã thực hiện cam kết giảm được 1 triệu tấn khí gây hiệu ứng nhà kính mà không nhất thiết phải thực hiện ngay tại quốc gia mình.

Ngoài ra, một số công ty cũng có ý tưởng kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt này. Chính vì vậy, gần đây đã xuất hiện loại hàng hóa "chứng nhận khả năng giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính", và thị trường mua bán loại hàng hóa đặc biệt này cũng ngày càng có giá hơn…

***

Tổng lượng giảm phát thải chuyển nhượng cho WB theo ERPA là 10,3 triệu tấn CO2e với đơn giá tín chỉ giảm phát thải được hai bên thống nhất : 5 USD/tấn CO2e. Theo ERPA, thời điểm tính kết quả lượng giảm phát thải được tính từ 01-02/2018 (thời điểm Chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ được Quỹ Các-bon thông qua) đến 31-12/2024, được chia thành 3 kỳ báo cáo với thời gian và lượng giảm phát thải tối thiểu như sau :

– Kỳ Báo cáo thứ nhất (01/02/2018 – 31/12/2019) : 3 triệu tín chỉ giảm phát thải.

– Kỳ Báo cáo thứ hai (01/01/2020 – 31/12/2022) : 4 triệu tín chỉ giảm phát thải.

 – Kỳ Báo cáo thứ ba (01/01/2023 – 31/12/2024) : 3,3 triệu tín chỉ giảm phát thải.

Sau mỗi kỳ báo cáo, WB thực hiện thẩm định/xác minh kết quả và thanh toán/chi trả kết quả giảm phát thải như sau :

– Năm 2021 : 15 triệu USD, tương ứng với 3 triệu tấn CO2e.

– Năm 2023 : 20 triệu USD, tương ứng với 4 triệu tấn CO2e.

– Năm 2025 : 16,5 triệu USD, tương ứng với 3,3 triệu tấn CO2.

Hai bên nhất trí lượng bán bổ sung (nếu có) sẽ được ưu tiên cho WB. Lượng bán bổ sung và đơn giá bán sẽ được hai bên đàm phán, thống nhất trong quá trình thực hiện ERPA.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 03/11/2021

Published in Diễn đàn

Tổng thống Biden khẳng định sự trở lại với khí hậu của nước Mỹ

Trọng Nghĩa, RFI, 03/11/2021

Trong ngày thứ hai của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Khí hậu COP26 ở Glasgow, 02/11/2021, ba nhân vật năng nổ nhất là các lãnh đạo Anh, Pháp và Mỹ đã ở lại làm việc tại hội nghị trong toàn bộ hai ngày, vào lúc nhiều lãnh đạo cường quốc khác chỉ đến dự vài tiếng đồng hồ.

cop261

Tổng thống Mỹ Joe Biden lên phát biểu tại hội nghị COP26, tại Glasgow, Scotland, ngày 2/11/2021. Reuters - Pool

Được chú ý nhiều nhất chính là tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã không ngần ngại phô trương sự trở lại của cường quốc số một thế giới với các cuộc đàm phán khí hậu và đả kích Trung Quốc đã không cử lãnh đạo cao nhất đến hội nghị. 

Trong cuộc họp báo hôm qua, tổng thống Mỹ đã cho rằng : "Chống biến đổi khí hậu là một mệnh lệnh kinh tế và đạo đức", đồng thời nhấn mạnh : "Chúng tôi đã có mặt ở đây".

Theo đặc phái viên RFI Anthony Lattier tại Glasgow, trái hẳn với người tiền nhiệm Donald Trump, nhân hội nghị COP26, ông Joe Biden đã liên tiếp cho thấy là Mỹ quyết tâm đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. 

"Tại Glasgow, Joe Biden không hề sợ mất thời giờ. Vào lúc nhiều lãnh đạo khác chỉ ở lại đó vài giờ, ông đã ngang dọc các hành lang của trung tâm hội nghi COP26 trong suốt 2 ngày, một cách để chứng tỏ rằng Hoa Kỳ đã thực sự trở lại cuộc chơi đa phương. 

Trong một cuộc họp báo, tổng thống Mỹ đã khẳng định : "Chúng tôi hiện có mặt ở đây… Chúng tôi hiện có mặt ở đây… Và ở đây, chúng tôi đã có tác động lớn đến cách thế giới nhìn nhận về nước Mỹ và vai trò lãnh đạo của Mỹ. Và tôi cho rằng Trung Quốc đã mắc sai lầm lớn khi không đến hội nghị". 

Không chỉ là những tuyên bố suông, mà cũng có hành động cụ thể : Joe Biden ủng hộ thỏa thuận chống phá rừng và chống phát thải khí mêtan. Thậm chí ông còn đi xa khi lên tiếng xin lỗi về việc người tiền nhiệm Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris. 

Tuy nhiên, sự năng nổ của ông Biden đã che khuất những khó khăn của ông trong việc thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch khổng lồ hơn 500 tỷ đô la để giảm việc phát ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngay trên đất Mỹ.

Joe Biden từng hy vọng sẽ giới thiệu được kế hoạch này ngay tại Glasgow, nhưng các cuộc đàm phán tại Quốc hội Mỹ vẫn chưa đạt kết quả". 

Joe Biden đả kích Bắc Kinh về biến đổi khí hậu 

Phát biểu trong cuộc họp báo kết thúc hai ngày họp thượng đỉnh tại COP26, ông Biden đã tố cáo Trung Quốc, nước gây ô nhiễm nhiều nhất trên thế giới hiện nay, là vẫn tiếp tục làm ngơ trước các vấn đề "khổng lồ" liên quan đến biến đổi khí hậu khi vắng mặt tại COP26. 

Ông nói " Trung Quốc đã phạm phải một sai lầm lớn khi không đến đây" và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã "để mất cơ hội gây ảnh hưởng đến mọi người trên toàn thế giới". 

Tổng thống Mỹ không ngần ngại nhận định rằng Trung Quốc đã quay lưng lại với một vấn đề cực kỳ hệ trọng và tự hỏi : "Làm sao mà chúng ta có thể làm như vậy mà vẫn đòi hỏi quyền lãnh đạo ?".

Theo hãng tin Pháp AFP, ông Tập Cận Bình không đích thân đến dự, mà chỉ gởi đến COP26 một thông điệp bằng văn bản, được đăng trên trang web của hội nghị. 

Đối với ông Joe Biden, nhận xét của ông về Trung Quốc cũng áp dụng cho trường hợp của Nga, với việc tổng thống Vladimir Putin không đến dự COP26. 

Ngay trước thềm COP26, tổng thống Mỹ cũng đã đả kích Trung Quốc và Nga mà hai lãnh đạo cũng không có mặt tại thượng đỉnh G20 ở Roma, cho rằng ông rất "thất vọng" vì thiếu cam kết về khí hậu của hai nước này. 

Trọng Nghĩa

*********************

COP26 : Khoảng 100 nước cam kết cắt giảm mạnh khí mêtan trước 2030

Trọng Thành, RFI, 03/11/2021

Cam kết cắt giảm mạnh khí mêtan (methane), bị coi là thủ phạm hàng đầu khiến Trái đất bị hâm nóng, là một bước đột phá tại Glasgow, Scotland hôm 02/11/2021, ngày thứ ba của thượng đỉnh Khí hậu COP26. Khoảng 100 quốc gia tham gia cam kết cắt giảm 30% khí mêtan trước 2030.

cop262

Một đường ống dẫn khí mêtan đến một nhà máy tại Irvine, California, California, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 15/06/2021.  Reuters – Mike Blake

Hãng tin Pháp AFP dẫn lời của lãnh đạo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE) Fatih Birol, đánh giá "đây là một biến cố lịch sử". Theo giám đốc điều hành của AIE, mục tiêu nói trên nếu đạt được sẽ tương đương với việc cắt giảm toàn bộ lượng khí thải của các hoạt động giao thông đường bộ, hàng hải và hàng không.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cũng nhấn mạnh, khí mêtan là thủ phạm của "khoảng 30% phần nhiệt độ gia tăng của Trái đất (do các hoạt động của con người) kể từ đầu kỷ nguyên công nghiệp đến nay". Giáo sư Joanna Haigh, chuyên gia ngành vật lý khí quyển, đại học hoàng gia Anh Imperial College London, dự báo việc các cam kết cắt giảm mêtan nói trên sẽ cho phép giảm được khoảng một phần ba độ C trước năm 2045, và điều này là "một đóng góp quan trọng giúp cho việc hãm lại đà hâm nóng Trái đất".

Theo Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP/PNUE) và Liên minh Khí hậu và Chất lượng không khí (CCAC), giảm được 45% lượng mêtan từ đây đến 2030 sẽ cho phép giữ được mức tăng nhiệt độ Trái đất không quá 1,5°C. Theo UNEP, việc cắt giảm khí mêtan không đòi hỏi nhiều chi phí. Các công nghệ hiện có cho phép dễ dàng giảm được 50% lượng khí thải mêtan của ngành dầu khí, được coi là thủ phạm số một của khí mêtan rò rỉ.

Khí thải mêtan (CH4) ít được nói đến hơn so với khí cacbon (CO2), nhưng tác động mạnh hơn rất nhiều đến nhiệt độ Trái đất so với khí cacbon, xét về ngắn hạn : cao gấp 28 lần so với cacbon tính theo thời gian một thế kỷ, và gấp đến 82 lần tính trong khoảng thời gian 20 năm.

Mỹ sẽ cắt giảm 41 triệu tấn khí mêtan từ 2023 đến 2035

Chính quyền Mỹ muốn chứng tỏ lời nói đi đôi với hành động và thể hiện vai trò làm gương của nước Mỹ. Cũng ngày hôm qua, Washington thông báo sẽ ban hành sớm các quy định giúp cho việc giảm ngay 41 triệu tấn khí mêtan từ 2023 đến 2035. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) thông báo sẽ công bố các dự thảo quy định trong lĩnh vực này để thảo luận rộng rãi (theo quy định của luật pháp nước Mỹ), và dự kiến các quy định chống rò rỉ khí mêtan sẽ được ban bố trước cuối năm 2022.

Điểm được giới quan sát đặc biệt chú ý là các quy định này sẽ được áp dụng ngay cho các cơ sở đã có, chứ không chỉ cho các cơ sở mới. Ngành công nghiệp dầu khí chiếm khoảng 30% lượng khí thải mêtan của nước Mỹ. Hãng tin AFP dẫn thông báo của Nhà Trắng cho biết bộ Giao thông Mỹ cam kết sẽ thiết lập các quy định nhằm giảm bớt lượng khí mêtan rò rỉ khỏi các đường ống dẫn dầu và khí đốt. Phủ tổng thống Mỹ cũng nhắc lại cam kết sẽ bịt "hàng trăm nghìn" giếng dầu và khí, thủ phạm của tình trạng thải khí mêtan quy mô lớn.

Việt Nam tham gia dự án cắt giảm khí mêtan

Dự án cắt giảm ít nhất 30% khí thải mêtan trước 2030 được chính quyền Biden và Liên Hiệp Châu Âu chính thức công bố hồi giữa tháng 9/2021. Trước thềm thượng đỉnh, hàng chục quốc gia đã tuyên bố tham gia dự án này, trong đó có Canada, Brazil, Hàn Quốc, Nhật Bản, Colombia và Argentina. Hiện tại Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Úc không tham gia.

Có mặt tại Glasgow hôm 02/11, thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã tham dự lễ ký kết thỏa thuận cắt giảm khí mêtan, do Mỹ và Liên Âu và khởi xướng. Ngày 01/11, Việt Nam chính thức cam kết hướng tới mục tiêu "trung hòa khí thải" trước năm 2050. 

Trọng Thành

*********************

COP26 : Các lãnh đạo thế giới cam kết chống phá rừng

Thanh Phương, RFI, 02/11/2021

Hôm 02/11/2021, ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland, các lãnh đạo thế giới cam kết chặn đứng nạn phá rừng từ đây đến năm 2030, nhưng các tổ chức bảo vệ môi trường đánh giá thời điểm cam kết là "quá xa".

cop263

Cảnh rừng tại vùng Melgaço au Brazil bị phá hủy. Ảnh chụp ngày 30/07/2020.  AFP Photo/Tarso Sarraf

Theo chính phủ của Anh Quốc, nước chủ nhà của hội nghị COP26, tuyên bố chung này sẽ được hơn 100 quốc gia chiếm 85% diện tích rừng của thế giới thông qua. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng, sáng kiến này, sẽ huy động 19,2 tỷ đôla đầu tư công và đầu tư tư nhân, là một hành động mang tính "thiết yếu" để thế giới đạt được mục tiêu kềm chế mức tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu ở 1,5°C.

Ông Johnson nhắc lại những khu rừng giống như là các lá phổi của hành tinh chúng ta, hấp thụ một phần quan trọng lượng khí carbon thải ra khí quyển, thậm chí rất thiết yếu cho sự tồn tại của nhân loại, thế mà diện tích rừng trên thế giới đang bị giảm đi với "nhịp độ đáng báo động", tức là cứ mỗi phút lại mất đi một diện tích tương đương với 27 sân bóng đá.

Theo hãng tin AFP, trong số các quốc gia ký kết, có Brazil và Nga, hai nước vẫn bị chỉ trích đang đẩy nhanh việc phá rừng trên lãnh thổ của họ, cũng như có các nước lớn khác như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc và Pháp. Tuy nhiên, đối với nhiều tổ chức phi chính phủ như Greenpeace, mục tiêu 2030 là "quá xa", và như vậy chẳng khác gì cho phép phá rừng thêm một thập niên nữa.

Cam kết về chống phá rừng được đưa ra sau khi hôm qua, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các lãnh đạo thế giới hãy "cứu lấy nhân loại", và theo ông, chúng ta "đang tự đào mồ chôn mình".

Hôm qua, tại hội nghị COP26, ngoài việc chống phá rừng, chính phủ Brazil đã thông báo cam kết đạt trung hòa carbon từ đây đến năm 2050. Còn thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thì loan báo nước ông sẽ đạt mục tiêu này vào năm 2070. Thông báo này rất được chờ đợi, vì Ấn Độ là quốc gia phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều thứ tư thế giới, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu.

Còn theo hãng tin Reuters, gần 90 quốc gia đã tham gia một sáng kiến do Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu khởi xướng nhằm giảm 30% lượng khí phát thải methane từ đây đến năm 2030.

Thanh Phương

********************

COP26 : Ấn Độ cam kết cắt giảm 45% khí thải trước năm 2030

Trọng Thành, RFI, 02/11/2021

Cam kết khí hậu của Ấn Độ, quốc gia phát thải thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Mỹ, rất được trông đợi. Hôm /11/2021, trong ngày thứ hai của thượng đỉnh Khí hậu COP26 ở Glasgow, thủ tướng Ấn Độ công bố mục tiêu "trung hòa về khí thải" trước 2070, và cam kết sẽ nỗ lực gấp bội để cắt giảm 45% khí thải từ đây đến 2030, thay cho cam kết 30% trước đó.

cop264

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại COP26, Glasgow, Scotland, Anh quốc, ngày 01/11/2021. Reuters - Pool

AFP dẫn lời thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, theo đó Ấn Độ sẽ tăng công suất điện tái tạo lên 10 lần so với hiện nay, từ 50 Gigawatt (GW) lên 500 GW, và bảo đảm là đến năm 2030, 50% nhu cầu năng lượng của Ấn Độ sẽ do năng lượng tái tạo. Để đạt được các mục tiêu này, thủ tướng Ấn Độ cho biết một số biện pháp cụ thể. Mạng lưới đường sắt khổng lồ của Ấn Độ dự kiến sẽ trung hòa về khí thải vào năm 2030, cho phép giảm 60 triệu tấn khí thải/năm, chương trình bóng đèn tiết kiệm cho phép giảm 40 triệu tấn/năm. 

Theo nhiều nhà quan sát, để đạt được mục tiêu này, Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, các nước phát triển phải tôn trọng các cam kết. Từ 10 năm nay, các nước giàu cam kết đóng góp hàng năm 100 tỉ đô la (từ 2020), hỗ trợ các nước đang phát triển thành công tiến trình chuyển sang nền kinh tế xanh, nhưng cam kết nói trên còn xa mới trở thành hiện thực. Việc thất hứa của nhóm các nước giàu gây bất bình lớn, và được coi là một trong những nguyên nhân có thể làm thất bại thượng đỉnh COP26.

Sáng kiến mạng lưới truyền tải năng lượng mặt trời toàn cầu

Thủ tướng Ấn Độ công bố hôm nay kế hoạch khởi động một mạng lưới truyền tải năng lượng mặt trời toàn cầu... Dự án này có thể giúp năng lượng mặt trời ở một quốc gia truyền sang nhiều quốc gia khác. Dự án mang tên One Sun One World One Grid (OSOWOG). Mạng lưới này sẽ được giám sát bởi Liên minh quốc tế International Solar Alliance, một tổ chức có trụ sở tại Ấn Độ.

Thông tín viên Sébastien Farcis tường trình từ New Delhi :

"Việc thu được năng lượng mặt trời có được tại một quốc gia vào ban ngày, để chuyển đến một nước khác đang là ban đêm : Đó là ý tưởng về mạng lưới điện mặt trời toàn cầu. Lợi thế đầu tiên của dự án này là cho phép nhiều quốc gia hơn được hưởng lợi từ loại năng lượng tái tạo rẻ tiền này, mà không cần phải tích trữ. Ông Ajay Mathur, giám đốc của Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế, chịu trách nhiệm khởi động dự án này, cho biết :

"Chúng tôi đang nghiên cứu 4 tuyến đường truyền, giữa vùng Bắc Phi và Châu Âu, giữa Singapore và Úc, giữa khu vực Đông Á và Ấn Độ, và giữa Ấn Độ và các nước Vùng Vịnh. Để thực hiện mục tiêu này, chúng tôi đã yêu cầu công ty điện Pháp (Electricité de France / EDF), nghiên cứu tính khả thi về mặt kỹ thuật và cho chúng tôi biết cần có những định chế điều hành nào". 

Những câu hỏi này thực sự sẽ rất nhạy cảm : bởi vì việc truyền tải điện trên hàng nghìn cây số có thể rất tốn kém, đặc biệt nếu nó đi qua cáp ngầm - và điều này sẽ làm cho năng lượng mặt trời trở nên kém cạnh tranh hơn. Và trên hết, các đối thủ trong khu vực có thể tạo ra những rào cản không thể vượt qua. Để kết nối Ấn Độ với Vùng Vịnh chẳng hạn, nếu chúng ta muốn tránh đi dưới biển, một đường dây truyền cáp sẽ phải vượt qua Pakistan, quốc gia vốn được coi là kẻ thù truyền kiếp của Ấn Độ".

Trọng Thành

********************

COP26 : Hậu trường không mấy "xanh" và thân thiện của hội nghị Glasgow

Trọng Nghĩa, RFI, 02/11/2021

Trong hai tuần lễ từ 31/10 đến 12/11/2021, hơn một trăm lãnh đạo quốc gia cùng với hàng ngàn đại diện các tổ chức, hiệp hội, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà báo tập trung về thành phố Glasgow, xứ Scotland thuộc Vương Quốc Anh trong khuôn khổ hội nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu COP26. Mục tiêu đề ra của hội nghị : Làm thế nào để đối phó được với sự biến đổi khí hậu và bảo vệ được môi trường sống của con người.

cop265

Hội nghị Khí hậu Liên Hiệp Quốc COP26 tại Glasgow (Anh) khai mạc ngày 01/11/2021.  © Reuters/Yves Herman

Thế nhưng, để sự kiện tối quan trọng với mục tiêu rất cao cả đó có thể diễn ra được, các phương tiện hậu cần khổng lồ và phức tạp đã được huy động, với hệ quả rất nhiều khi trái ngược hẳn với những gì mà hội nghị muốn đạt được

Theo tờ báo mạng Mỹ The Huffpost ngày 30/10/2021 vừa qua, bên lề hội nghị COP26, nhiều tổ chức, hiệp hội bảo vệ môi trường đã không ngần ngại tố cáo điều mà họ coi là thái độ "đạo đức giả" của một số người tham gia hội nghị và nêu bật những hoạt động gây tổn hại đến khí hậu, môi trường phát sinh từ công việc chuẩn bị hội nghị.

Lạm dụng phi cơ, phương tiên vận chuyển gây ô nhiễm nặng nề nhất

Yếu tố đầu tiên bị nêu bật là việc lạm dụng đường hàng không để di chuyển vì lẽ máy bay được cho là phương tiện vận chuyển con người gây ô nhiễm nhiều nhất hiện nay. Dĩ nhiên, để đưa hàng chục nghìn người từ gần 200 quốc gia trên thế giới đến Scotland, không thể không dùng đến máy bay, nhưng phương tiện này sẽ thải ra không biết bao khí gây tổn hại cho khí hậu.

Trước ngày hội nghị COP26 mở ra, một số hiệp hội như tổ chức Liên Đoàn Thanh Niên Xanh Châu Âu (Young European Greens) đã kêu gọi những người tham gia hội nghị sử dụng xe lửa, nhất là đối với những ai ở gần Scotland, chẳng hạn như thủ tướng Anh Boris Johnson vốn chỉ mất vài tiếng đồng hồ xe lửa để đi từ Luân Đôn đến Glasgow.

Vào năm 2019, cô bé Greta Thunberg đã nêu gương khi vượt Đại Tây Dương bằng thuyền buồm để đi từ Thụy Điển qua New York, chứ không dùng đường hàng không.

Dùng chuyên cơ thay vì đường hàng không dân dụng

Điều bị giới bảo vệ môi trường tố cáo nhiều nhất là việc rất nhiều lãnh đạo thế giới thay vì dùng các tuyến hàng không dân dụng để đến Anh Quốc, lại sử dụng phi cơ riêng được cho là gây ô nhiễm nhiều hơn gấp 10 lần.

Phong trào bảo vệ môi trường Extinction Rebellion, trụ sở tại Anh Quốc đã dọa là sẽ huy động thành viên phong tỏa một số sân bay được các lãnh đạo này sử dụng. Trong một thông cáo, tổ chức phi chính phủ này tố cáo : "Những chuyến bay tư nhân này, dù chỉ phục vụ 1% dân số thế giới, đã thải ra một nửa lượng khí gây ô nhiễm của toàn ngành hàng không".

Tệ hại hơn nữa, báo chí trong những ngày qua đã cho biết là vì dịch bệnh Covid-19, những người đến dự COP26 từ các nước nằm trong "danh sách đỏ" của chính quyền Anh, sẽ phải đến bằng máy bay, và đáp xuống một số sân bay nhất định để được cách ly trong 10 ngày.

Biện pháp này đã khiến các tổ chức phi chính phủ hết sức phẫn nộ. Daniel Willis thuộc hiệp hội Global Justice Now tố cáo : "Những người bảo vệ khí hậu và các nhà hoạt động đến từ những khu vực chịu tác hại của biến đổi khí hậu đã phải đối mặt với các thủ tục vô tận liên quan đến visa và tiêm chủng, một số thậm chí phải hủy bỏ chuyến đi, trong khi mà những người có đủ khả năng dùng phi cơ tư nhân thì được chính phủ Anh ưu đãi".

Giá khách sạn tại Glasgow tăng vọt

Điểm thứ hai bị tố cáo liên quan đến vấn đề chỗ ở cho khoảng 30.000 khách đến dự hội nghị COP26. Tình trạng khan hiếm khách sạn tại Glasgow nặng nề đến mức chính quyền phải đưa du thuyền khổng lồ đến nơi để làm chỗ tạm trú, mà du thuyền cũng thuộc loại gây ô nhiễm bậc nhất.

Trên vấn đề chỗ ở cho khách đến dự COP26, nhật báo Anh Financial Times ngày 17/10 vừa qua đã ghi nhận hiện tượng giới cho thuê nhà ở Glasgow cho giá tiền thuê tăng vọt nhân hai tuần hội nghị : Giá thông thường của một phòng khách sạn khoảng một nghìn euro trong hai tuần đã bị tăng lên gấp 17 lần ! Theo hãng truyền thông Anh Quốc BBC, có những căn hộ được chào giá 42.000 euro trong hai tuần, còn có phòng khách sạn, bình thường giá 42 bảng Anh một đêm, đã tăng lên thành 1.400 bảng mỗi đêm trong suốt thời gian diễn ra hội nghị.

Phải dùng đến các phương tiện chạy bằng diesel

Để bù đắp cho việc thiếu chỗ ở, các nhà tổ chức đã nghĩ đến giải pháp đưa hai tàu du lịch có sức chứa tổng cộng 6.000 người đển nơi. Vấn đề là tàu du lịch cũng là một trong những phương tiện giao thông gây ô nhiễm nhất trên thế giới. Sử dụng động cơ diesel, những con tàu này được cho là gây ô nhiễm hơn hàng trăm nghìn chiếc ô tô.

Một điều vô lý khác được Andrew Montford, thuộc mạng lưới phi chính phủ Net Zero Watch, ghi nhận : Một chủ khách sạn đã quyết định cung cấp cho khách của mình loại xe chạy bằng điện Tesla để đi từ chỗ ở của họ đến trung tâm hội nghị. Có điều là vì không có sẵn điện để nạp cho các chiếc xe, chủ khách sạn này đã dùng đến máy phát điện chạy bằng động cơ diesel.

Theo nhiều nhà quan sát và bảo vệ môi trường, tình trạng trên đây đã mặc nhiên tác động đến những quốc gia nghèo, không đủ khả năng để đến dự một hội nghị tối quan trọng cho số phận của họ.

Các nước nghèo mặc nhiên bị "loại" khỏi COP26

Trên nhật báo Pháp Le Monde ngày 11/10, Tanguy Gahouma-Bekale, đại diện của Gabon và thành viên nhóm đàm phán của lục địa Phi đã lo ngại rằng có thể có ít ra là một nửa số đại biểu Châu Phi không thể đi dự COP26.

Bên cạnh đó, nhiều thành viên của xã hội dân sự từ Châu Phi đã phải từ bỏ ý định tham gia COP26 họ không thể tiêm chủng đúng hạn, hoặc thậm chí không xin được thị thực.

Ngoài việc không cử được người đến Glasgow, các nước nghèo còn phải đối phó với nguy cơ không thể nói lên tiêng nói của mình tại Hội nghị.

Viện cớ đại dịch và Brexit, các nhà tổ chức đã tăng giá thuê gian hàng tại COP26 lên mức 30% so với COP25 ở Madrid, những không gian nơi mà các quốc gia có thể tổ chức các cuộc thảo luận, thuyết trình và hội thảo.

Theo nhật báo Anh The Guardian, ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng lên án chi phí "quá mức" của những gian hàng, đã khiến cho ngân sách của họ dành cho sự kiện tại Glasgow tăng gấp đôi.

Nạn nhân của tình trạng này, một lần nữa, lại là các quốc gia đang phát triển và các hiệp hội hoặc tổ chức phi chính phủ.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Trái đất này là của chúng mình…

Đấy là lời bài hát của các cháu thiếu nhi Việt Nam, cùng hát với thiếu nhi toàn thế giới, ước mong sao trái đất này hòa bình và đầy hương thơm nắng tô mầu tươi thắm… [1] Nhưng câu hát này lại vang lên trong tôi khi ngồi theo dõi Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021, Glasgow – Anh, 11/2021 (COP26) và bài nói của Thủ tướng Phạm Minh chính tại hội nghị này.

traidat1

Trái đất này là của chúng mình…

Trong tôi một cảm giác nhẹ nhõm, một niềm vui con trẻ xâm chiếm : Thế giới đã đứng lên làm việc phải làm trước khi quá muộn, trong đó Việt Nam đã dũng cảm nhận phần việc của mình.

Nhiệt độ Trái đất hiện nay – theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres – "…đang tiếp tục tăng lên, với tốc độ hiện tại sẽ là +2,7 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào năm 2050, và đây rõ ràng là "tấm vé một chiều dẫn tới thảm họa".

Phải, đến khoảng cuối thế kỷ này, nếu cả thế giới không xúm nhau lại kiềm chế bằng được nhiệt độ trái đất hiện nay xuống còn khoảng 1,50C so với thời kỳ tiền công nghiệp sẽ là quá muộn. Bằng những cam kết cụ thể về ý chí, tài chính, công nghệ, nỗ lực hợp tác cùng nhau… các nguyên thủ các quốc gia thành viên trong cộng đồng thế giới có mặt tại COP26 tỏ rõ quyết tâm ngăn cản thảm hoạ đang đến gần. Trong khi đó Trung Quốc – nước có phát thải CO2 lớn nhất thế giới– nhưng không đưa ra cam kết gì mới, và chỉ cử cấp bộ trưởng tới dự. Lượng thải CO2 năm 2019 của Trung Quốc là 2777 triệu tấn (gấp đôi Mỹ và gấp 4 Ấn Độ) và hiện đang gia tăng liên tục. Các chuyên gia phương Tây nói COP26 có nguy cơ thất bại vì Trung Quốc !

Trong không khí tang tóc của đại dịch covid19 bao trùm thế giới và dưới áp lực của chiến tranh lạnh II ngày càng gia tăng – nhất là tại khu vực Biển Đông đang trên bờ chiến tranh nóng chưa ai nói trước được sẽ là loại chiến tranh gì - cam kết COP26 đang cố đạt được ở mức cao nhất là một cổ vũ lớn đối với toàn nhân loại.

Cam kết của Việt Nam với COP26 là : …sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050" được COP26 nhiệt liệt kiệt hoan nghênh. Các nguyên thủ quốc gia trong tiếp xúc với Thủ tướng ta đánh giá cao cam kết này và đều hứa hợp tác, hỗ trợ thực hiện.

Tôi đánh giá đây là một cam kết to gan, nhưng hoàn toàn tán thành, thậm chí muốn cao hơn nữa : Đây trước hết phải là cam kết thiêng liêng như một lời thề của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, vì hơn ai hết nhân dân Việt Nam đang cần như thế, khát vọng như thế !

Phát thải ròng CO2 vào năm 2050 bằng "0", làm được như vậy – lúc đó Việt Nam sẽ phải là một quốc gia văn minh. Nghĩa là ngay từ hôm nay Việt Nam phải thay đổi tất cả, từ trong giáo dục, đến trong kinh tế, quản lý môi trường, trong nội trị và trong đối ngoại... Và từ chỗ đứng hiện tại, còn phải nói Việt Nam có thay đổi triệt để, mới có thể thành công được. Nói ngắn gọn : Đến được cái đích đã cam kết này, ngay từ hôm nay Việt Nam phải bắt tay vào thực hiện một tổng chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa lần thứ II, và dứt khoát nó không được thất bại như chiến lược Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa I ! Nhưng hiện nay Nghị quyết Đại hội XIII chưa có chiến lược Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa II, mà chỉ có vài chỉ tiêu mong muốn về tăng trưởng GDP, mong muốn về GDP per capita đạt được… Tôi không dám chắc, khi cam kết với cả thế giới như vậy, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hình dung được con đường dẫn đến cái đích cam kết là cả một chiến lược Công nghiệp hóa - Hiện Đại hóa lần thứ II như thế ! Là người dân, nếu Thủ tướng chưa nghĩ đến điều này, thì cá nhân tôi xin kiến nghị với Thủ tướng như vậy – vì chiến lược Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa II là chặng đường tất yếu phải đi qua để tới đích đã cam kết. Và tôi dám tin nhân dân cả nước sẽ đồng tình với kiến nghị này, đòi hỏi chiến lược Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa II phải thành công.

Cá nhân tôi có niềm tin : Chiến lược Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa II với cái đích cam kết như ở đây chẳng những là bắt buộc và là tất yếu để có thể sống được trong thế giới này, mà hoàn toàn khả thi đối với nhân dân ta và nước ta hiện nay – với điều kiện tiên quyết : Trong cả nước mỗi người phải làm đúng việc của mình và không một ai được ăn bám – đúng với sự phân công mà Đảng cộng sản Việt Nam đề xuất : đảng lãnh đạo – nhà nước quản lý – nhân dân làm chủ !

Về dân làm chủ, là dân tôi yêu cầu Đảng và Nhà nước phải làm mọi việc để giúp nhân dân nâng cao bằng được quyền năng cho nhiệm vụ làm chủ của mình – trước hết và tối thiểu người dân phải được hoàn toàn làm chủ với ý thức và trách nhiệm cao nhất (a) đối với lá phiếu bầu cử mình ký tên và (b) đối với tiếng nói của mình. Dân được làm chủ với quyền năng như thế, dân sẽ có được khả năng tốt nhất thực hiện quyền và trách nhiệm công dân của mình. Dân cũng phải có ý thức đòi quyền và trách nhiệm này của mình – vì ở đời này cái được ban cho thường là của ôi ! Với trách nhiệm công dân như thế, dân hoàn toàn có khả năng xử lý được mọi rác rưởi trong bếp nhà mình, trong vườn nhà mình, nơi mình sinh sống, và sẽ xử lý thành công cả cái thùng rác xã hội ! Với trách nhiệm công dân là chủ đất nước như thế của mọi người con nước Việt, dân tộc ta hoàn toàn có thể xây dựng đất nước mình xanh – sạch – đẹp, bắt đầu từ xây dựng một xã hội xanh – sạch – đẹp. Với trách nhiệm công dân như thế, quyền dân làm chủ này sẽ giúp Đảng không dám lãnh đạo tồi và Nhà nước cũng không dám quản lý kém – giả hoặc có muốn hư như thế cũng khó. Từng người, ai nấy đều làm đúng việc của mình như thế và không có ăn bám, chiến lược Công nghiệp hóa - Hiện Đại hóa II nhất định thành công.

Thế giới lo xử sự của Trung Quốc có thể làm cho COP26 thất bại. Tôi cũng chia sẻ mối lo này. Trong khí đó Trung Quốc lại yêu cầu ta "bảo vệ an ninh cầm quyền của Đảng cộng sản và an ninh chế độ xã hội chủ nghĩa là lợi ích chiến lược căn bản nhất của hai nước Trung – Việt…" [2] . Tôi nghĩ đối phó với một Trung Quốc như vậy, cả thế giới – trong đó có nước ta – phải cố gắng nhiều hơn nữa, không để cho ai cản đường. Chúng ta hãy cùng nhau hiệp lực làm tất cả mọi việc để COP26 thành công, để tất cả chúng ta không phải hổ thẹn, và nhất là để được phép cùng với các cháu thiếu nhi của chúng ta hát lên Thế giới này là của chúng mình !..

Hà Nội – Võng Thị, 04-11-2021

Nguyễn Trung

Nguồn : Viet-studies, 04/11/2021


[1] "Trái đất này là của chúng mình" – 1979, nhạc : Trương Quang Lục, phổ nhạc dựa vào 2 câu đầu trong bài thơ "Trái đất này lả của chúng em" của Định Hải. 

[2] Tổng bí thư Tập Cận Bình nói trong điện đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 24/09/2021.

Published in Diễn đàn