Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Kết quả cuộc bầu lưỡng viện Quốc hội giữa nhiệm kỳ ở Mỹ ngày 06/11/2018, không chỉ đã phản ảnh cuộc trưng cầu ý dân đối với Tổng thống Donald Trump, sau 2 năm cầm quyền và 8 năm độc quyền kiểm soát ngành Lập pháp của đảng Cộng hòa, nó còn chứa đựng những sóng gió mới mà ông Trump phải vượt qua trong cuộc tái tranh cử tổng thống năm 2020.

npt1

Quốc hội trao toàn quyền cai trị cho Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng kiêm Chủ tịch nước trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ (2016-2021)

Với thay đổi này, người dân Mỹ đã chuẩn bị cho tương lai, nhưng đối với đảng duy nhất cầm quyền Cộng sản ở Việt Nam thì việc Quốc hội trao toàn quyền cai trị cho Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng kiêm Chủ tịch nước, trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ (2016-2021), thì người dân Việt đã bị đẩy vào con đường tụt hậu không lối thoát thêm ngàn dậm nữa.

Vậy sự tương phản giữa chuyện bầu cử của nước Mỹ và những việc đang xẩy ra ở Việt Nam đã nói lên điều gì khi ta so sánh hai sự kiện để rút ra bài học cho Việt Nam ?

Trước hết, đã có một số cử tri Mỹ gốc Việt muốn thấy đảng Cộng hòa tiếp tục thắng cử để kiểm soát lưỡng viện Quốc hội hầu giúp Tổng thống Trump có sức mạnh chế ngự Trung Quốc cả về kinh tế lẫn tình hình ở Biển Đông, ngõ hầu giúp Việt Nam thoát được đe dọa của Bắc Kinh trong dài hạn.

Rất tiếc, hy vọng chủ quan này đã thay đổi khi đảng Dân chủ chiếm lại đa số Hạ viện trong cuộc bầu cử ngày 06/11/2018 vừa qua, sau 8 năm bị đảng Cộng hòa khống chế.

Trước ngày bầu cử, phe Cộng hòa chiếm đa số 235 ghế, Dân chủ có 193 ghế trong tổng số 435 ghế dân biểu tại Hạ viện. Sau bầu cử, Dân chủ chiếm ít nhất 223 ghế và Cộng hòa có lối 201 ghế (tính đền trưa ngày 07/11/2018), với một số đơn vị phải kiểm phiếu lại.

Trong khi đó thì phe Cộng hòa tiếp tục chiếm đa số tại Thượng viện với trên 51 ghế trên tổng số 100 nghị sĩ. Trước ngày bầu cử, phe Dân chủ có 47 nghị sĩ và 2 nghị sĩ độc lập vẫn thường bỏ phiều theo Dân chủ, tính chung là 49. Nhưng sau bầu cử, phe Dân chủ mất ít nhất 2 ghế, còn lại 45. Số ghế còn lại phải tái kiểm phiếu.

Điều tra Donald Trump

Nhưng mọi chuyện phải bắt đầu từ Hạ viện nên phe đa số có toàn quyền quyết định chương trình làm việc từ làm luật đến điều tra, tổ chức điều trần, v.v…

Lấy kinh nghiệm khi phe Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện năm 2010, với số ghế 242 chống 193 Dân chủ, họ đã làm tệ liệt Tổng thống dân chủ Barrack Obama cho đến ngày ông Obama mãn nhiệm năm 2016.

Vậy liệu lịch sử có tái diễn, sau ngày phe đa số Dân chủ "làm chủ" Hạ viện từ tháng 01/2019 ? Rất có thể, mặc dù các lãnh tụ Dân chủ, điển hình là bà Dân biểu Nancy Pelosi, cựu Chủ tịch Hạ viện khi Dân chủ chiếm đa số, và nay có nhiều hy vọng nắm lại chức này, ngỏ ý sẵn sàng hợp tác với Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa trong tiến trình làm việc chung.

Tuy nhiên, hứa hẹn này không bảo đảm sẽ làm tiêu tan dự kiến phe Dân chủ tại Hạ viện sẽ mở khoảng 17 cuộc điều tra về Tổng thống Trump trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ tổng thống (2019 - 2020).

Một danh sách dài từ các vấn đề di dân, giáo dục, bảo hiểm sức khỏe cho đến những vấn đề tài chính, thương nghiệp của gia đình Donald Trump, hồ sơ thuế cá nhân của Tổng thống và nhất là liện hệ giữa ông Trump, các phụ tá và các con của ông trong cuộc điều tra có dính đến Nga trong hồ sơ Mạc Tư Khoa và cá nhân Tổng thống Vladimir Putin đã hành động khuấy phá cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 với chủ đích giúp ông Trump thắng cử trước đồi thủ Dân chủ, Bà Hillary Clinton.

Phản ứng của Trump

Trước thông tin phe Dân chủ Hạ viện sẽ điều tra mình, Tổng thống Trump đã nói trong cuộc họp báo chiều ngày 7/11/2018 rằng :

"I hear about investigations – fatigue. They’ve been giving us this investigation fatigue. It’s been a long time. They’ve got nothing".

(Tạm dịch : "Tôi đã nghe chuyện điều tra nhàn chán này từ lâu. Họ đã nói như thế mãi rồi, nhưng họ chả tìm thấy gì hết").

Ông Trump nói tiếp :

"They can play that game but we can play it better. It’s called the U.S. Senate".

(Tạm dịch : "Họ có thể chơi trò này, nhưng tôi có trò hay hơn. Đó là Thượng nghị viện").

Ông Trump muốn ám chỉ đến vai trò của Thượng viện khi đảng Cộng hòa nắm trong tay đa số hơn phe Dân chủ.

Về hồ sơ thuế cá nhân mà ông Trump từng từ chối phổ biến công khai từ khi ra tranh chức Tổng thống, một lần nữa ông nói sẽ xem xét chuyện công bố, nếu đã kiểm soát xong. ("If I were finished with the audit, I would have an open mind to it").

Thủ tục hạch tội

Ngoài ra, cũng đã có một số không nhỏ dân biểu Dân chủ đã đề xướng khả năng mở hồ sơ "hạch tội" (Impeachment) Tổng thống Trump về những việc mà họ cho là ông Trump đã vi phạm luật pháp khi hành động.

Tuy nhiên, nhiều lãnh tụ Quốc hội của Dân chủ, kể cả bà Pelosi đã tỏ ý không mấy mặn mà với ý kiến này. Bà nói với báo chí sáng 07/11/2018 rằng bà sẽ không tiến hành cuộc "hạch tội", ngoại trừ bà nhận được ủng hộ đồng tình của một số dân biểu Cộng hòa.

Thủ tục "hạch tội", theo Điều 1 của Hiến pháp Mỹ diễn ra ở 2 cấp. Cấp thứ nhất thuộc quyền của Hạ viện chỉ cần "đa số tương đối" trong số các dân biểu hiện diện. (The House of Representatives must first pass, by a simple majority of those present and voting, articles of impeachment, which constitute the formal allegation or allegations).

Sau đó, việc "xử tội" sẽ diễn ra ở cấp hai Thượng viện, nhưng phải có 2/3 Thượng nghị sĩ hiện diện bỏ phiếu thuận (the concurrence of two thirds of the members present" is required).

Trong trường hợp này, phải có 67 trên tổng số 100 nghị sĩ là việc rất khó xẩy ra.

Như vậy, dù hãy còn quá sớm để dự biết chuyện gì sẽ xẩy ra cho ông Trump trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ, nhưng với việc lấy lại quyền đa số tại Hạ viện, phe Dân chủ có nhiều cơ hội làm khó dễ chương trình lập pháp và những kế hoạch khác của phe Cộng hòa cho đến cuộc bầu cử Tổng thống tới vào năm 2010, chắc chắn sẽ rất quyết liệt và gay go hơn khi ông Trump ra tái tranh cử nhiệm kỳ hai.

Chuyện Việt Nam

Từ tiến trình sang trang của nước Mỹ diễn ra theo đúng Hiến pháp và Luật pháp thì chuyện ông Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nắm trong tay trọn quyền, nhưng lại không bị cơ chế nào kiểm soát dựa theo luật pháp thì sự chuyên quyền này chỉ là độc tài và độc trị đã xâm phạm nghiên trọng đến quyền làm chủ đất nước của nhân dân. Do đó, trách nhiệm của ông Trọng đối với mọi hành động cướp mất các quyền của dân ghi trong Điều 25 Hiến pháp, đều phải bị lên án.

Nguyên văn Điều 25 này viết : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".

Bắt đầu từ ngày 01/01/2019 khi Luật An ninh mạng, có mục đích xóa quyền tự do ngôn luận của công dân có hiệu lực thì nhiều điều kiểm soát ngặt nghèo khác lại được ban hành, qua hình thức Nghị định được gọi là "Quy định chi tiết một số điều của Luật an ninh mạng".

Nghị định 6 Chương, 30 Điều đã phổ biến để lấy ý kiến trong dân, được ông Trọng nhiệt liệt tán thành, không khác gì một thứ Luật khác chồng lên Luật An ninh mạng nhằm triệt tiêu quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của dân.

Nguyên văn các điều ghi trong Chương V quy định việc "lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam", như sau :

1. Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, gồm : họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, chức danh, nơi cư trú, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã số định danh cá nhân, số căn cước công dân, số hộ chiếu, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng, tình trạng sức khỏe, hồ sơ y tế, sinh trắc học.

2. Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra, gồm : thông tin chọn tải lên, đồng bộ hoặc nhập từ thiết bị.

3. Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, gồm : bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.

Điều 25. Doanh nghiệp phải lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp trong và ngoài nước có đầy đủ các điều kiện sau đây phải lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam :

a) Là doanh nghiệp cung cấp một trong các dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam sau đây : Dịch vụ viễn thông ; Dịch vụ lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng ; Cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam ; Thương mại điện tử ; Thanh toán trực tuyến ; Trung gian thanh toán ; Dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng ; Mạng xã hội và truyền thông xã hội ; Trò chơi điện tử trên mạng ; Thư điện tử ;

b) Có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý các loại dữ liệu quy định tại Điều 24 Nghị định này ;

c) Để cho người sử dụng dịch vụ thực hiện hành vi được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8 Luật An ninh mạng ;

d) Vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 8, điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng.

2. Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu doanh nghiệp đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này lưu trữ dữ liệu quy định tại Điều 24 Nghị định này và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

3. Các doanh nghiệp không chấp hành quy định tại Khoản 2 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Thời gian lưu trữ dữ liệu

1. Nhật ký hệ thống theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật An ninh mạng phải lưu trữ trong thời hạn tối thiểu 12 tháng.

2. Thời gian lưu trữ dữ liệu được quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định này được lưu trữ theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp hoặc đến khi không còn cung cấp dịch vụ.

3. Thời gian lưu trữ dữ liệu được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 24 Nghị định này tối thiểu là 36 tháng.

Có nghiệp đoàn tự do hay không ?

Chuyện thứ hai sẽ diễn ra trong tương lai gần là âm mưu vô hiệu hóa quyền được lập Nghiệp đoàn lao động độc lập, bên ngoài Liên đoàn Lao động Việt Nam của nhà nước đang rục rịch bàn luận trong nội bộ Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo và các tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Các mánh khóe đang được trao đổi nhằm kéo dài thời gian thay đổi Luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ của Liên đoàn Lao động Việt Nam, để làm chậm việc Việt Nam phải thi hành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership-CPTPP), thay cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership-TPP).

Quốc hội Việt Nam dự trù sẽ chấp thuận CPTPP ngày 12/11/2018.

Về vấn đề này, theo lời Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói trước Quốc hội hôm 5/11/2018 thì :

"Hiệp định CPTPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động mà chủ yếu khẳng định lại các tiêu chuẩn lao động đã nêu trong tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Việt Nam với tư cách là thành viên của ILO cũng như các thành viên của Hiệp định CPTPP có nghĩa vụ tôn trọng và thực thi.

Ông Minh nói tiếp :

"Trong các điều khoản này có điều khoản cho phép thành lập các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Quy định của ILO cũng khẳng định là tất cả các tổ chức của người lao động phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước sở tại, phải hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích và phương thức hoạt động đã được đăng ký với cơ quan Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Các tổ chức của người lao động không được có các hoạt động nào có khả năng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an ninh và không được hoạt động ngoài tôn chỉ mục đích và điều lệ đã được đăng ký và được cho phép. Theo kết quả rà soát của Chính phủ, để thực hiện cam kết về lao động trong Hiệp định CPTPP thì Việt Nam chỉ cần sửa Bộ luật Lao động".

Nhưng bao giờ thì Việt Nam chịu sửa Luật Lao động ? Có tin Chính phủ sẽ trình Quốc hội vào tháng 05/2019 không ?

Tuy nhiên Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế ở Việt Nam (ILO Việt Nam), Chang-Hee Lee, đã phân tích về ý nghĩa của vấn đề lao động trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đối với Việt Nam.

Theo tài liệu của ILO Việt Nam thì ông Chang nói :

"Vẫn còn đó một số điểm yếu trong pháp luật lao động và các thể chế liên quan đến quan hệ lao động. Đã có hơn 6.000 cuộc đình công kể từ giữa những năm 1990 và tất cả đều là đình công tự phát, không do công đoàn khởi xướng. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy người lao động không cảm thấy quyền lợi và mối quan tâm của họ được giải quyết và quy trình xử lý vấn đề không hiệu quả. Tại Việt Nam, không hiếm trường hợp lãnh đạo công đoàn cơ sở lại là quản lý cấp cao của doanh nghiệp, điều không thể chấp nhận được tại hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới ngày nay. Quyền công đoàn là quyền của người lao động, và công đoàn là tổ chức của người lao động, không bị giới sử dụng lao động can thiệp".

Quan sát của ông Chang cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam và Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ bầy ra cho có hình thức. Cán bộ công đoàn không những không bảo vệ quyền lợi của người lao động mà, trong nhiều trường hợp, còn hùa với giới chủ nhân để chống lại công nhân, hoặc làm tay sai cho chủ nhân.

Ngoài Luật Lao động, Việt Nam còn phải sửa Luật Công đoàn khi phải chấp nhận sự ra đời của các Tổ chức lao động độc lập.

Bởi vì Điều 1 của Luật Công đoàn này viết (nguyên văn) :

"Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam".

Tất nhiên, tổ chức này nằm trong Mặt trận Tổ quốc và được chi tiền của Ngân sách. Năm 2014 tổ chức Công đoàn tay chân của đảng đã ăn mất 270 tỷ đồng tiến thuế của dân (Dân Trí, ngày 10/06/2016).

Với số tiền mồ hôi nước mắt của dân lớn như thế thì chắc chắn tổ chức tay sai của đảng sẽ đè bẹp các tổ chức công đoàn tự do nếu được thành lập, hay có ai dám đứng ra tổ chức. Đấy là chưa kể liệu có được tự do thành lập trong các điều kiện dân chủ quy định trong các Công ước của tổ chức Lao động Quốc tế hay không ?

Một nút thắt quan trọng khác mà nhà nước Việt Nam phải mở, nếu thật sự họ muốn có các Công đoàn độc lập là khi phải cho phép ra đời các tổ chức này thì họ đồng thời cũng phải nghĩ đến việc ra Luật lập hội theo như đã quy định trong Điều 25 Hiến pháp năm 2013.

Nếu không, vai trò Chủ tịch nước của ông Nguyễn Phú Trọng không còn giá trị gì nữa, vì khi không tuân thủ Hiến pháp thì ông chỉ còn là con người giấy mà thôi, không sao có thể so sánh với quyết định sang trang của cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử ngày 06/11/2018.

Phạm Trần

(08/11/2018)

Published in Diễn đàn

Nhiều người cho rằng Hồ chí Minh đã từng vừa là chủ tịch nước vừa là chủ tịch đảng nên việc ông Nguyễn Phú Trọng nắm thêm chức chủ tịch nước là chuyện đã từng xảy ra trong lịch sử Đảng cộng sản và như thế là sẽ tốt cho Việt Nam.

chutich1

Ông Nguyễn Phú Trọng cho biết trong "tình huống" hiện nay ông phải kiêm luôn chức vụ Chủ tịch nhà nước, cùng lúc với 7 chức vụ khác.

Nhiều người khác lại cho rằng "nhất thể hóa" là phải rồi Trung Quốc và các quốc gia cộng sản khác đều thế cả.

Nhưng chính ông Nguyễn Phú Trọng phủ nhận và cho biết trong "tình huống" hiện nay ông phải kiêm luôn chức vụ Chủ tịch nhà nước, cùng lúc với 7 chức vụ khác.

Chuyện xưa Chủ tịch Hồ chí Minh như thế nào ? Có liên quan gì đến chuyện ngày nay mà Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng phải đặt mình trong "tình huống" không thể từ chối được? Và làm sao thoát khỏi "tình huống" đẩy đưa ?

Tạo thế chính danh…

Tháng 8/1945, khi Việt Minh vừa cướp được chính quyền, so với các lực lượng quốc gia như Hòa Hảo, Cao Đài, Việt Quốc, Đại Việt… có rất ít người Việt biết đến Việt Minh và Hồ Chí Minh.

Theo con số chính thức khi ấy Đảng cộng sản chỉ có 5.000 đảng viên trong khi hai lực lượng tôn giáo yêu nước chống Pháp là Hòa Hảo và Cao Đài đã có trên triệu tín đồ.

Để tạo thế chính danh ông Hồ phải nắm chắc chức vụ chủ tịch nước bằng cách tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội và soạn ra Hiến pháp 1946.

Ngoài chức Chủ tịch, ông Hồ còn giữ luôn chức Thủ tướng và có lúc giữ cả vai trò Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đều là các chức vụ nhà nước.

Mặc dù nắm chức Chủ tịch Đảng cộng sản Đông Dương, ông chia quyền cho Trường Trinh làm Tổng bí thư và lo việc đảng cộng sản.

Ông đặt trọng tâm vào việc xây dựng nhà nước vì thế ngày 11/11/1945 mới có Thông báo Đảng cộng sản Đông Dương tự ý giải tán.

Đúng ra là Đảng cộng sản chui vào bóng tối. Ông Hồ không còn công khai chức vụ chủ tịch đảng và ông Trường Chinh chỉ còn giữ chức vụ khá khiêm tốn Hội trưởng Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.

Khi Hồng quân Trung Hoa chiếm được lục địa, Stalin và Mao Trạch Đông buộc ông Hồ phải cho công khai Đảng cộng sản và phải tiến hành cuộc cải cách ruộng đất thì mới trợ giúp về kinh tế và quân sự cho Việt Minh đánh Pháp.

Khi Đảng cộng sản tiếp thu miền Bắc, để xây dựng chính quyền, ông Hồ phải nhường chức thủ tướng cho ông Phạm văn Đồng.

Nhà nước trước đó điều hành chủ yếu bởi sắc lệnh do Hồ chi Minh ký. Còn hai Chủ tịch quốc hội đầu tiên là ông Nguyễn Văn Tố và và Bùi Bằng Đoàn không là đảng viên nên không có chút quyền nào.

Đến năm 1955 ông Tôn Đức Thắng lên thay làm Chủ tịch Quốc hội. Mặc dù Quốc hội chỉ là hình thức nhưng quyền lực ông Hồ cũng bị rút bớt phần nào.

Lúc ấy huyền thoại về Chủ tịch Hồ chí Minh đã lên rất cao nhưng quyền lực đã bị chia sẻ khá nhiều.

Tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa…

Cuộc Cải cách ruộng đất gây tang thương cho miền Bắc, Trường Chinh bị đưa ra làm dê tế thần, mất chức Tổng bí thư, Lê Duẩn từ miền Nam ra Bắc lên thay.

Tổng bí thư Lê Duẩn thâu tóm quyền lực đẩy Chủ tịch Hồ chí Minh thành biểu tượng không còn quyền lực trong tay.

Lê Duẩn cần quyền lực mà không cần nhà nước chính danh nên âm thầm cho đổi Hiến pháp 1959 không qua trưng cầu dân ý, rồi bầu một Quốc hội mới cho có hình thức.

Chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội có đó nhưng mọi quyết định quan trọng đều từ Lê Duẩn và bè cánh mà ra.

Lê Duẩn đưa ra hai chủ trương miền Bắc tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa và mang quân xâm nhập miền Nam.

Ở miền Bắc, Lê Duẩn áp dụng mô hình toàn trị kế hoạch hóa kiểu Liên Xô và xây dựng một hệ thống công an trị kiểm soát chặt chẽ toàn xã hội. Mô hình này được mang vào miền Nam sau 30/4/1975.

Nói tóm lại quyền lực của Chủ tịch Hồ chí Minh tập trung vào việc nước nhưng càng ngày càng chuyển sang cho Đảng qua hai Tổng bí thư Trường Chinh và Lê Duẩn rồi cuối cùng chỉ còn là biểu tượng.

Nên việc so sánh trường hợp ông Hồ khi xưa và ông Trọng ngày nay là không hợp lý.

Đổi mới kinh tế…

Năm 1986, Lê Duẩn bệnh rồi mất. Trường Chinh lên làm Tổng bí thư triệu tập Đại hội 6 bầu Nguyễn văn Linh làm Tổng bí thư.

Khi ấy, nền kinh tế kế hoạch hóa hoàn toàn phá sản, chiến tranh lại đang diễn ra tại Campuchia và biên giới phía Bắc buộc Đảng cộng sản phải phụ thuộc vào viện trợ của Liên Xô và các quốc gia Đông Âu.

Liên Xô và các quốc gia Đông Âu khi ấy cũng đang trong thời kỳ khủng hoảng nên viện trợ cho Việt Nam bị cắt dần buộc Đại hội 6 phải đổi mới kinh tế bằng cách cho tư nhân làm ăn buôn bán và mở cửa thương mãi và nhận đầu tư với các nước không cộng sản.

Sau Đại hội 6, Liên Xô và Đông Âu lần lượt tan rã, Bộ Chính trị giao cho ông Trần Xuân Bách, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nghiên cứu về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.

Ông Bách trả lời nguyên văn như sau :

"Có nước tự cho mình không cần đổi mới, đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện. Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to. Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn. Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân".

Ông Bách kết luận :

"Vấn đề đặt ra lúc này là phải đổi mới đồng bộ, cả cơ chế kinh tế lẫn cơ chế chính trị. Hai vấn đề chủ yếu của cơ chế kinh tế là vấn đề sở hữu và vấn đề thị trường. Kế hoạch phải nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên thị trường. Hai vấn đề chính của cơ chế chính trị là quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh, vai trò lãnh đạo của Đảng và quyền lực của nhân dân. Đảng phải nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên xã hội".

Các nghiên cứu trên ngày nay xét ra đều đúng cả. Nhưng chính vì những kết quả nghiên cứu này mà ông Bách bị kỷ luật và cách chức.

Đồng thời Đảng cộng sản nối lại bang giao với Trung Quốc và áp dụng mô hình thay đổi kinh tế nhưng giữ nguyên hệ thống chính trị do Đặng Tiểu Bình đề xướng nên mới tạo ra "tình huống" ông Trọng phải nhận vai trò chủ tịch và 7 vai trò khác.

Đảng và Nhà nước

Theo mô hình Đặng Tiểu Bình, Nhà nước lo về kinh tế còn Đảng lo về chính trị. Nên quyền lực Đảng cộng sản từng bước chuyển giao sang cho Nhà nước.

Nhà nước thì đều do các đảng viên nắm giữ nhưng tình trạng lạm quyền, tham nhũng, trục lợi, lãng phí… thiếu sự kiểm soát Đảng cộng sản càng ngày càng trở nên khủng khiếp.

Nhưng trong vai trò Tổng bí thư, ông Trọng lại không còn đủ quyền lực để trừng trị các đảng viên cao cấp làm gương.

Tình trạng này cũng đang xảy ra ở Trung Quốc và để giải quyết, ông Tập Cận Bình phải ôm tất cả vừa là Tổng bí thư, vừa là Chủ tịch nước, vừa là Chủ tịch Ủy ban Quân sự trung ương Đảng, vừa là Chủ tịch Ủy ban Quân sự trung ương Nhà nước, vừa là Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia trung ương, lại vừa là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc.

Một mình Tập Cận Bình hiện đang phải ôm 6 chức vụ chính còn các chức vụ phụ khác thì tùy giai đoạn.

Bởi thế, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng phải ôm đồm cả là Bí thư Quân ủy trung ương, Ủy viên Thường vụ đảng ủy Công an trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, Đại biểu quốc hội thuộc đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội.

Hội nghị Trung ương 8 vừa rồi quyết định mở ra 5 tiểu ban sửa soạn cho Đại hội thứ 13, ông Trọng phải nắm hai tiểu ban là Trưởng Tiểu ban Văn kiện và Trưởng Tiểu ban Nhân sự.

Bây giờ ông Trọng phải nắm luôn vai trò cả Chủ tịch nước nói chung là do "tình huống" đẩy đưa khi phải theo mô hình Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình.

Thất thập cổ lai hy…

Trong di chúc để lại, Hồ chí Minh có trích một câu thơ của Đỗ Phủ : "Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường có câu rằng 'nhân sinh thất thập cổ lai hy', nghĩa là "người thọ 70, xưa nay hiếm".

Năm nay ông Trọng đã 74 tuổi chỉ cần nghĩ đến các cuộc họp cho 8 chức vụ đã thấy ớn rồi. Rồi ông phải đọc công văn, thu xếp nhân sự, tiếp đón ngoại giao ôi trăm ngàn thứ việc…

Mặc dù là lý thuyết gia số một về xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam ông Trọng còn bâng khuâng "đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa".

Nhưng tình trạng thê thảm trong nội bộ đảng cộng sản thì ông Trọng biết rất rõ nên từng tuyên bố hiện trạng : "chán Đảng, khô Đoàn, nhạt Chính trị", "trên nóng, dưới lạnh", tha hóa, hư hỏng, tư tưởng dao động không vững vàng, kèn cựa nhau...

Tình trạng đất nước thì ngập nợ, dân oan ngày càng đông, học sinh bị mang làm thí điểm, giáo dục thì khủng hoảng, môi trường ô nhiễm, nói chung mạnh ai nấy sống… trăm việc đầy trách nhiệm đều đổ cả lên đầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thiết nghĩ ông Trọng biết rất rõ theo đường "Bác đi" bi đát đến chừng nào nhưng chưa tìm được lối ra.

Chiến tranh thương mãi Mỹ-Trung…

Để được nước Mỹ công nhận, trong hai năm 1945-1946, Hồ Chí Minh đã phải viết 8 thư và điện tín gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman, với 3 thư và điện tín gửi Bộ trưởng Ngoại giao James Byrnes.

Nhưng người Mỹ vì biết rõ ông Hồ theo cộng sản nên không hề hồi âm.

Trong "tình huống" bị người Mỹ từ chối ông Hồ mới phải hoàn toàn lệ thuộc vào tư tưởng, kinh tế và quân sự của Liên Xô và Trung Quốc.

Ngày nay người Mỹ đã chính thức công nhận Việt Nam. Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cũng đã từng được Tổng thống Obama mời thăm nước Mỹ và tiếp như một quốc khách của nước Mỹ.

Tổng thống Donald Trump một người công khai chống chủ nghĩa xã hội nhưng đã ghé thăm Việt Nam và đã chính thức thăm Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng.

Đại sứ Daniel Kritenbrink Hoa Kỳ thay mặt ngoại giao Mỹ gởi thư chúc mừng đã nhấn mạnh :

"Chúng tôi mong muốn tiếp tục làm việc chặt chẽ với Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhằm củng cố và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam".

Trong tình huống hiện nay chiến tranh thương mãi Trung-Mỹ ngày một gia tăng, chiến tranh gián điệp, tiền tệ, chứng khoán và có thể cả chiến tranh quân sự sẽ xảy ra.

Tổng thống Trump chỉ nhắc khéo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về mà điều chỉnh cán cân thương mãi Việt Mỹ thặng dư và Mỹ không công nhận Việt Nam là quốc gia có thị trường tự do.

Chưa rõ việc gì sẽ xảy ra nhưng nếu ông Trọng tiếp tục để "tình huống" đưa đẩy theo Trung Quốc trong cuộc chiến thương mãi Mỹ - Trung thì kết quả cuối cùng là Đảng cộng sản Việt Nam khó mà tồn tại và đất nước cũng nát tan.

Cộng hòa Tự do và Dân chủ

Tôi là một người Việt Nam Cộng Hòa. Với chúng tôi, hôm nay là một ngày vô cùng ý nghĩa vì 62 năm về trước, ngày 26/10/1956 bản Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa ban hành và nền cộng hòa được thiết lập tại Miền Nam Việt Nam.

Nếu tôi được đặt vào vị trí của ông Trọn,g tôi sẽ chủ động thoát khỏi tình huống bằng cách tuyên bố đổi tên và cương lĩnh của Đảng cộng sản.

Sau đó tôi sẽ thay đổi thể chế bằng cách tuyên bố tự do lập đảng chính trị, tổ chức một cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến, gồm cả người trong và ngoài nước thuộc mọi khuynh hướng với sự giám sát quốc tế, soạn ra một hiến pháp mới, một thể chế cộng hòa tự do dân chủ cho Việt Nam.

Làm được điều này tôi tin rằng những người cộng sản có rất nhiều cơ hội để được dân bầu lại tiếp tục nắm quyền, nhưng dân Việt thoát khỏi cộng sản và chiến tranh.

Nhưng vì không phải là ông Trọng nên tôi không rõ "tình huống" sẽ đẩy đưa ông Trọng và Đảng cộng sản về đâu trong khi khuynh hướng của thế giới đang càng ngày càng tẩy chay Trung Quốc và chọn con đường tự do cả kinh tế lẫn chính trị.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 26/10/2018

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn

Không phải ngu nhiên mà ông Trng không th kiên nhn ch thêm na năm hoc ti thiu là ba tháng cho đ ‘gi 100 ngày Trn Đi Quang’ khi tìm cách ngi ngay vào cái ghế trng ca k quá c va đ li, như th ‘ca tha kế’ đó ch dành riêng cho Trng.

ngoi1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Ngh gp Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trng ti Hà Ni, ngày 2/4/2018.

Làm thế nào đ được ‘chính danh’ ?

Tính ‘chính danh’ - nhu cầu đu tiên và quan trng nht mà blogger ‘l đng’ Huy Đc tht ra trong bài ‘Nhất th hóa’ như mt cách tung hô Tng bí thư Trng - là lý do đu tiên và quan trng hơn c đ ông Trng nht thiết phi được ni b đng và quc tế xem là ch tch nước, tc nguyên th quc gia, nht là nếu ông ta mun sm tiến hành chuyến công du đến Washington vào tháng Mười Mt năm 2018 mà không th b gii ngoi giao M và Tng thng Donald Trump càm ràm v vic Trng ch là mt ‘đng trưởng’ mà không phi là người đng đu nhà nước.

Một cách đương nhiên, nếu có thêm được chc ch tch nước, Nguyn Phú Trng s tr nên ‘chính danh’ trong các cuc tiếp xúc vi các nguyên th quc gia trên thế gii mà chng cn nh v hay quá l thuc vào B Ngoi giao Vit Nam đ tìm cách thuyết phc quc tế chp nhn ‘đi thoi vi kênh đng’, như các cuc gp ca Trng vi Obma ti M vào tháng By năm 2015 và vi Tng thng Pháp Emmanuel Macron ti Paris vào tháng Ba năm 2018.

Không chỉ là th din ca ‘kênh đng’, còn có mt biu hin khác cho thy Nguyn Phú Trng đc bit dành tâm trí cho sĩ din cá nhân trong nhiệm v tiếp khách quc tế ti Vit Nam.

Tháng Mười Mt năm 2017, vài ngày sau khi Hi ngh thượng đnh kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APCE) kết thúc ti Đà Nng và h thng báo đng t ca ngi hết li, Nhân Dân – "cơ quan ngôn lun ca Đảng cộng sản Vit Nam" – đã đăng bn tin vi ta đ kỳ quc : "Tng bí thư Nguyn Phú Trng tiếp ; Ch tch nước Trn Đi Quang đón, hi đàm ; Th tướng Nguyn Xuân Phúc hi kiến Tng thng Hoa Kỳ Đ. Trăm".

Tựa đ trên có th khiến người đc cm thy ngay đã có một s phân chia "quyn lc" rt có ch ý và cũng rt t mn, lc đc gia 3/4 ca "t tr" trong vic tiếp "Trăm" (phiên sang tiếng Anh là Trump).

Sự kỳ quc ca ta đ trên cũng bi đây là mt ta đ hiếm có, c như th nếu không ghi rõ ra s phân công trách nhiệm ca tng thành viên trong B Chính tr thì người đc và dư lun qun chúng nhân dân s không th biết được ai là người có vai trò ra sao, nht là ai mi là người có vai trò ch cht trong vic tiếp "Trăm".

Trước đó khong ba tun, Washington đã phát thông cáo báo chí : "Sau khi rời Đà Nng, ông Trump s ti Hà Ni trong ngày 11/10, bt đu chuyến thăm chính thc. Ti Hà Ni, ông s gp Ch tch nước Trn Đi Quang và các lãnh đo cp cao khác ca Vit Nam".

Sau đó, Tòa Bạch c phát tiếp thông báo rằng Tng thng Trump s "chào xã giao" Tng bí thư Nguyn Phú Trng và Th tướng Nguyn Xuân Phúc.

Nghĩa là cuộc gp gia "Trăm" vi Nguyn Phú Trng có th được xem là "b sung".

Tính chất "b sung" như trên là phù hp vi đánh giá ca gii quan sát và phân tích chính trị khi cho rng khác hn vi tng thng đi trước Obama có v mm mng và n nang, "Trăm" là người không quá quan tâm đến phép tc xã giao và càng chng quan tâm đến "kênh đng" ca ông Nguyn Phú Trng. Mt bng chng có th nhn ra được là mặc dù Th tướng Nguyn Xuân Phúc đã lp đi lp li v s cn thiết "duy trì quan h kênh đng’ vi phía M khi ông Phúc đi Washington vào tháng 5/2017, nhưng "Trăm" li chng nói mt t nào v đ ngh này.

Nhân Dân được xem là "báo rut" ca Tng bí thư Trng.

Sẽ ln đu tiên đi M vi tư cách nguyên th quc gia ?

Từ trước ngày 30/9/2018 là thi đim B Chính tr t chc hp bt thường đ bàn phương án nhân s nào s được ngi vào cái ghế ca Trn Đi Quang, trong nội b đng bt cht lan truyn mt lung thông tin cho biết ‘C Tng không mun làm ch tch nước đâu, nhưng vì nhiu người tha thiết đ ngh nên đành phi làm’. Sau đó, thông tin này lan nhanh ra dư lun các gii trong xã hi. Mt ln na, Nguyn Phú Trọng li được mt s người tin là ‘có đc khiêm tn’ và ‘không tham vng quyn lc’.

Thật ra, thông tin trên là phn nào có cơ s thc tế, nếu xét đến vic Tng bí thư Trng đã tp quyn vi tc đ cao k t sau đi hi 12, đc bit t tháng Mười Hai năm 2017 khi ông Trọng ch đo B Công an phi bt quan chc va mt ghế y viên b chính tr là Đinh La Thăng. Trong thc tế, Nguyn Phú Trng đã t lâu là Bí thư quân y trung ương mt cách thc cht, không nhng thế còn phn nào nm được Tng cc Tình báo quân đội - điu mà nhng đi ch tch nước gn nht như Trương Tn Sang và Trn Đi Quang đã không th nào làm được dù có nhiu c gng.

Và cũng chẳng cn là ch tch nước hay th tướng chính ph, ông Trng vn đã tung hoành ngang dc trên bàn c chính trị quc gia bng th thut ‘luân chun cán b’ và ‘phân công, điu đng cán b’ - nhng đng thái được Ban T chc trung ương ca Tô Huy Ra thc hin đến 3 chiến dch trong năm 2015 trước đi hi 12, và ca Phm Minh Chính tiến hành sut t cui năm 2016 đến gi.

Cả Ra và Chính đu được xem là ‘người ca Trng’. Không ch cán b khi đng mà c cán b thuc khi chính ph cũng nm trong tm khng chế sát sao ca đng trên danh nghĩa ‘cán b nm trong din Ban Bí thư và B Chính tr qun lý’.

Thực tế là cho dù Trần Đi Quang không chết hoc chưa chết, Nguyn Phú Trng vn không my thèm thung cái ghế ch tch nước mà ch yếu là chuyn ‘ma chay hiếu h’. V thc cht, Nguyn Phú Trng đã đt đến mc đ tp quyn cao chưa tng thy, có th lên đến 80 - 85% trong nội b đng k t sau đi hi 12. Còn sau khi Quang chết, t l tp quyn y có th vt đến 95% như cái cách mà Tp Cn Bình đang đnh cao quyn lc ti Trung Quc.

Và đã đến lúc Nguyn Phú Trng cn mt cái gì hơn thế : tha mãn tính sĩ din cá nhân và thể din ca ông ta trong nhng chuyến công du nước ngoài. Phi làm sao đ bn thân ông ta và B Ngoi giao Vit Nam không còn phi khn khon đ ngh nhng nước phương Tây lưu ý đến ‘tăng cường quan h kênh đng’, mà chính ông ta phi tr thành mt nguyên thủ quc gia đ hp thc hóa thm đ và 21 phát đi bác chào đón.

‘Mình phải như thế nào người ta mi đón tiếp như thế ch !’ - Trng tht lên đy h h sau khi được đích thân Tng thng M Barak Obama đón tiếp trng th ngay ti Phòng Bu Dc như mt ngoại l vào tháng By năm 2015.

Kỳ tích đó đang được kỳ vng s lp li vào tháng Mười Mt ti, nếu Nguyn Phú Trng đi M và được Trump tiếp. Khi đó, vi tư cách nguyên th quc gia, ông Trng s chng cn t ra ngc nhiên vì sao được tiếp đón khác hn với quá kh ‘đng trưởng’.

tưởng tuyt đi hay tha hóa tuyt đi ?

Toàn bộ quá trình đi lên t khi còn là Tng biên tp Tp chí Cng sn, Bí thư thành y Hà Ni, Ch tch quc hi đến nay đã cho thy vi Nguyn Phú Trng, tham vng ln nht không phi là vật cht tin bc, mà là tinh thn.

Trong một m h ln quan chc t thp đến cao ch biết so nhau bng tc đ ‘ăn ca dân không cha th gì’ và giá tr tài sn t trăm triu đến hàng t USD, nhng người cho ti nay còn gi được tư cách sch s, dù ch tương đi như Trng, được xem là ‘hàng hiếm’. Ni khao khát ca Nguyn Phú Trng hướng sang mt kênh khác : phương trình phc hp gia ch nghĩa dân tc và tư tưởng mác xít cùng tâm thế ‘thi thế sinh anh hùng’ ca thi phong kiến.

Nhưng cái logic tiếp theo sự chn la nhng yếu t trên luôn là phi đt đến mt quyn lc tuyt đi và tư tưởng tuyt đi. ‘Tư tưởng Tp Cn Bình’ đã được ng trong hiến pháp Trung Quc, ti sao li không th có ‘tư tưởng Nguyn Phú Trng’ nm trong hiến pháp Vit Nam ti đi hội 13, nếu còn có đi hi đó ?

Và biết đâu đy trong tương lai, Nguyn Phú Trng s còn được tha mãn c mt khao khát tinh thn mà ông ta thường nhc ti trong nhng cuc tiếp xúc vi c tri : ‘lưu truyn s xanh’.

Nhưng sau tt c mà bài hc gn gũi nht là cái chết chng my an lành ca Trn Đi Quang, cái tiếp biến ca quyn lc tuyt đi - như đã quá nhiu ln được lch s loi người dn chng - đó là s tha hóa tuyt đi v nhân cách lãnh đo và đo đc chế đ cm quyn mà s tt yếu dn đến sp đ chế đ đó.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 06/10/2018

Published in Diễn đàn

Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời hôm 21/9, việc lựa chọn một người thay thế đã làm vấn đề nhất thể hóa, trong đó hợp nhất hai chức danh cao nhất của Đảng và Nhà nước, nóng trở lại.

nhat1

Việc lựa chọn một người thay thế đã làm vấn đề nhất thể hóa, trong đó hợp nhất hai chức danh cao nhất của Đảng và Nhà nước, nóng trở lại.

Việc nhất thể hóa này sẽ khác ở Trung Quốc ?

Câu trả lời sẽ là không. Vì lý do cơ bản : Đó là xu hướng tất yếu tập trung quyền lực để khắc phục tình trạng Đảng cộng sản ngày càng tách xa nhà nước, chính phủ trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang thị trường. Hy vọng về sự cam kết tiến tới 'mô hình cộng hoà bán tổng thống' không thể có được trong hệ thống chính trị hiện hành. Kinh nghiệm Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế hiện nay cho thấy nhất thể hóa không thể ngăn được tình hình bất ổn thể chế độc đảng cộng sản lãnh đạo.

Người dân suy nghĩ đơn giản rằng họ đóng thuế để nuôi bộ máy lãnh đạo quá cồng kềnh, tham nhũng và 'hành là chính', như hiện nay, thì cần cắt giảm đi để họ bớt khổ, để có hy vọng cơ hội làm ăn. Sức nóng này khiến tạo nên các bình luận rằng đây là 'thời cơ' để gộp hai chức danh cao nhất, sau đó là đến các ban, bệ ở trung ương và bộ máy chính quyền địa phương.

Những đồn đoán, suy luận xoay quanh các nhân sự có khả năng thay thế. Nhưng rõ ràng có hai phương án : giữ nguyên 'tứ trụ' và gộp lại để còn 'tam trụ'. Người ta đưa ra các lập luận cho mỗi phương án và từng nhân sự tiềm năng, thậm chí 'úp mở' về nguồn tin.

Ngày 30/9 xuất hiện bài viết lan rộng trên mạng xã hội về nhất thể hoá, tuy còn 'úp mở' về nhân sự cụ thể, nhưng có vẻ việc nhập hai vị trí tổng bí thư đảng và chủ tịch nước được xác quyết. Bình luận về nguồn tin 'lề trái', không chính thức này được cho là 'có độ tin cậy', được 'bật đèn xanh', bởi vì trước đây, từ nguồn này đã có tin 'được kiểm chứng', cụ thể, tin gần đây nhất về tình hình sức khoẻ của cố chủ tịch Trần Đại Quang, khi ông đi điều trị bệnh tại Nhật Bản.

Hội nghị Trung ương 8 đang họp từ ngày 2 đến 6/10, hôm nay 3/10 'đã thống nhất 100% giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV (khai mạc ngày 21/10). Điều đó đã chấm dứt cho những bàn cãi phương án, nhưng nhất thể hóa vẫn tiếp tục sẽ là vấn đề nóng trong cải cách thể chế ở Việt Nam.

Theo lối tư duy văn hóa Á Đông 'thiên thời, địa lợi, nhân hoà' và sức ép từ nhu cầu cải cách thể chế đã khiến đưa nhận định hợp nhất hai chức danh là 'thời cơ'. Viễn cảnh được mô tả rằng 'nhất thể hóa tạo tính chính danh cho người đang thực sự nắm quyền lực tối cao ở Việt Nam', VN sẽ tiến gần hơn tới một nền cộng hoà bán tổng thống', Chủ tịch 'là cái ghế mà chỉ ai thực sự là một chính trị gia hàng đầu mới nên ngồi vào', 'Thủ tướng chỉ nên là một nhà kỹ trị' và nếu có dấu hiệu phe nhóm thì 'phải đối diện với các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm hay thậm chí bị bắt bớ'…

Nhớ lại, một số vấn đề phức tạp liên quan được bàn đến 'bên lề' các hội thảo về cải cách thể chế kinh tế, do Quốc hội chủ trì, vào những năm 2014-2015, nghĩa là trước thềm Đại hội Đảng khóa 12. Các tài liệu bây giờ được lưu trữ để tham khảo, nhưng sự kiện như vậy không có 'chỗ' để bàn thảo công khai về thể chế chính trị.

Các nhà quan sát chính trị cho rằng nhất thể hóa đã được nhắc đến từ nhiều năm trước, rằng các nước xã hội chủ nghĩa láng giềng như Trung Quốc và Lào đã thực hiện trong một, hai nhiệm kỳ đại hội đảng rồi. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa thể tiến hành do 'điều kiện đặc thù'. Một trong những lý do là nguy cơ 'độc tài' khi quyền lực tập trung cao độ vào một cá nhân.

Nay lại được Đảng đặt ra. Hơn 2 năm trước từng 'thí điểm' quy mô nhỏ ở Quảng Ninh. Tại Hội nghị 5 khóa 12 đặt vấn đề thí điểm mở rộng hơn.

Sự ra đi đang chức của cố Chủ tịch nước có thể thúc đẩy quá trình này nhanh hơn ở cấp Trung ương.

Câu hỏi lớn nhất cho nhất thể hóa là liệu 'quyền lực tuyệt đối' có 'dẫn đến tha hóa tuyệt đối', mà Lord Acton đã cảnh báo từ thế kỷ 19, và được phân tích nhiều, đặc biệt khi cạnh tranh gay gắt giữa hai mô hình thể chế : cộng sản và tư bản trong thế kỷ 20. Hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, nhưng còn đó mô hình Trung Quốc ở châu Á và sự thất bại của một số nước theo mô hình dân chủ phương Tây vẫn tạo nên chủ đề nóng.

Thiếu vắng nền tảng lý thuyết về mô hình chuyển đổi từ thể chế tập trung sang thị trường, cho nên Trung Quốc vẫn đang là kinh nghiệm đáng giá nhất cho Việt Nam, vì tính tương đồng của hai hệ thống chính trị. Yếu tố Trung Quốc trong đời sống chính trị Việt Nam luôn phức tạp và 'nhạy cảm', không chỉ về kinh tế, xã hội mà đặc biệt chính trị, khi 'tình hữu nghị giữa hai Đảng cộng sản và các nhà lãnh đạo' luôn được ca ngợi và đề cao.

Quá trình cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình đã đưa Trung Quốc lên vị trí kinh tế thứ 2 thế giới như ngày nay. Tuy nhiên, cải cách kinh tế càng sâu rộng sang thị trường thì Đảng cộng sản ngày càng 'tách xa' nhà nước, chính phủ. Điều này tạo nên những 'bất ổn', trước hết là trong kinh tế sau là xã hội. Đây là nguyên nhân quan trọng mang tính thể chế khiến Trung Quốc xuất hiện 'Hoàng đế đỏ', khi lãnh đạo Tập Cận Bình được quy hoạch đã 'chín muồi'.

Trong Đại hội 19 Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 10/2017, Tổng bí thư Tập Cận Bình, không những chỉ kiêm Chủ tịch nước, mà còn tự phong là 'lãnh đạo hạt nhân', sánh với tư tưởng Mao Trạch Đông… Tất cả được củng cố trong sửa đổi điều lệ đảng và hiến pháp của Trung Quốc hiện hành.

Người ta nói rằng quyền lực cần tập trung để thực hiện 'Giấc mộng Trung hoa'. Theo các lộ trình qua các mốc thời gian năm 2025, 2035 và 2049… Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành cường quốc số 1, bành chướng để làm bá chủ thế giới với các chiến lược 'Một vành đai, một con đường', quân sự hóa biển Đông …

Mỹ và nhiều nước phương Tây không cho là như vậy. Cuộc chiến thương mại do Tổng thống D. Trump phát động để 'đòi lại sự công bằng trong buôn bán, đầu tư và sở hữu trí tuệ…' từ nhiều tháng nay và ngày càng căng thẳng. Trước hết, nó tác động đến kinh tế qua việc cả hai nước Mỹ và Trung Quốc tăng thuế lên hàng hóa nhập khẩu của nhau.

Trung Quốc đang trở nên bất lợi khi tăng trưởng kinh tế giảm sút do các vấn đề trong nước, như 'núi' nợ công cao, tham nhũng nặng nề, chênh lệch giàu nghèo, phân hóa xã hội, già hóa dân số, quá tải đô thị, ô nhiễm môi trường, vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền… Bởi vậy, những ảnh hưởng đến chính trị đang lớn dần.

Đằng sau sự đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất, nhì thế giới, về thực chất, là sự cạnh tranh thể chế giữa hai hệ thống chính trị, kiểu độc đảng cộng sản ở Trung Quốc và hệ thống dân chủ, kiểu phuơng Tây ở Mỹ. Ngoài chuẩn bị các biện pháp kinh tế, chính quyền Tổng thống D. Trump đang thúc đẩy theo hướng này.

Việt Nam có một nền kinh tế nhỏ, nhưng có 'độ mở cao' ra khu vực và thế giới, nên chắc chắn chịu ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại 'mở rộng' này.

Vì tương đồng về thể chế chính trị, cải cách mở cửa ở Việt Nam luôn 'nhìn' sang Trung Quốc để học tập, vì thế lộ trình và chính sách luôn chậm hơn nhiều năm. Một số chính sách tưởng như được 'rút kinh nghiệm', nhưng rốt cuộc không khác biệt là mấy khi đi thực thi trong thực tế.

Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam trước biến động phức tạp của thế giới có thể có những biến thể của nhất thể hóa dưới chế độ đảng toàn trị, tuy nhiên bản chất của nó sẽ không thay đổi.

Phạm Quý Thọ

Nguồn : BBC, 05/10/2018

Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ gửi cho BBC tiếng Việt từ Học viện Chính sách và Phát triển, Hà Nội.

Published in Diễn đàn

Buổi sáng 28/9, trong một cuộc họp báo của Ban Tuyên giáo Trung ương để thông tin về ‘Hội nghị Trung ương 8, khoá XII diễn ra vào tuần tới’, cái cách thông báo của quan chức Lê Quang Vĩnh - Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng - về "Với sự phân công này, các quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước được thực hiện bình thường, đầy đủ" (phân công bà Đặng Thị Ngọc Thịnh là quyền Chủ tịch nước) chắc chắn là ẩn số đáng mổ xẻ nhất trong phương trình mang tên ‘Ai sẽ làm chủ tịch nước’.

npt1

Nguyễn Phú Trọng có lặp lại 'Tôi bất ngờ!' như khi tái đắc cử tổng bí thư tại đại hội 12?

Bởi cùng với phát ngôn trên là "Việc giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước là việc hết sức hệ trọng của Đảng và Nhà nước nên cần được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng theo đúng quy định. Chắc chắn Trung ương sẽ xem xét nhưng ở kỳ họp nào, có ở kỳ họp sắp tới hay không, thì chúng tôi sẽ thông báo cụ thể sau" - quan chức Lê Quang Vĩnh.

Hai phát ngôn trên đã cấu thành một mạch logic: do Đặng Thị Ngọc Thịnh đã thực hiện bình thường, đầy đủ các quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước, nên cơ chế bố trí nhân sự thay thế cho quan chức Trần Đại Quang vừa thêm từ ‘cố’ là không có gì phải cập rập. Và cơ chế này còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của các cơ quan liên quan - như một cách giải thích của Lê Quang Vĩnh.  

Mặc dù chỉ là ủy viên trung ương mà không phải là ủy viên bộ chính trị để chắc suất chủ tịch nước theo nguyên tắc của đảng cầm quyền, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh vẫn có thể ‘tạm quyền’ một thời gian cho đến khi tổ chức ‘cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp’ tìm ra được một ủy viên bộ chính trị để thay thế bà Thịnh.  

Nhưng câu chuyện trên sẽ mang tính quy trình đến mức nhàm chán, nếu không xuất hiện một luồng dư luận vận động khá nhiệt tình cho đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay trước khi Hội nghị trung ương 8 diễn ra :  

- "Hiện giờ cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam là cuộc đấu tranh một mất một còn, chứ không phải là cuộc đấu tranh đơn giản. Nếu mà như thế nào đó, các thế lực nhóm lợi ích mà cấu kết lại thì nó trở thành cái vấn đề rất phức tạp. 

"Phải chăng đã đến lúc hợp nhất hai chức danh: tổng bí thư và chủ tịch nước? Vừa qua tôi đã nhìn thấy ông Tổng Bí thư này [ông Nguyễn Phú Trọng], ông đã làm vai trò của Chủ tịch nước rất đầy đủ. Nào là đi thăm Pháp, thăm Nhật rồi thăm Mỹ... 

"Làm cái vị trí nguyên thủ quốc gia là chủ tịch nước thì rõ ràng là thì ông Nguyễn Phú Trọng đã làm rồi và bây giờ đã đến lúc nên hợp thức hóa hai cái chức này" - Luật sư Trần Quốc Thuận.

- "Việt Nam đã nhận thấy từ lâu sự cần thiết không nên để tách rời hai chức danh Tổng Bí thư Đảng và Chủ tịch nước trong cấu trúc lãnh đạo chính trị. Từ thời ông Lê Khả Phiêu đã muốn như vậy. Nhưng bởi nhiều lý do những chức danh này vẫn chưa được kết hợp làm một". 

"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng bày tỏ e ngại sự kết hợp có thể dẫn đến độc tài. Tôi không cho là như vậy. Độc tài hay không trước hết là tư tưởng. Trong các nước xã hội chủ nghĩa chỉ còn Việt Nam vẫn tách biệt hai chức danh này. Sự ra đi của ông Trần Đại Quang là điều kiện chín muồi. Không nên hoặc không thể chậm trễ hơn nữa. Tôi cho rằng trong tình hình hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng là thích hợp cho cương vị Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước" - Vũ Cao Phan, cựu Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt – Trung.

- "Thực ra, có rất nhiều việc có thể làm rồi mới cần sửa Hiến pháp, kể cả việc hợp nhất này, bởi vì, khi cần sáp nhập, mà không làm ngay, thì có thể có thay đổi, mà chờ sửa Hiến pháp thì cũng có thể phải mất 6 tháng, còn nếu hợp nhất thì thì chức Tổng Bí thư sẽ nhập vào chức Chủ tịch nước như mô hình chính trị tại Trung Quốc" - chuyên gia Hà Hoàng Hợp.

Luồng dư luận trên hiện ra trong bối cảnh đang tồn tại hai kịch bản ‘chỉ định một ủy viên bộ chính trị không phải tổng bí thư làm chủ tịch nước’ và ‘hợp nhất chủ tịch nước và tổng bí thư’.

Mặc dù kịch bản thứ nhất đã khá xáo động trong những ngày qua với những cái tên được xướng lên như Nguyễn Thiện Nhân, Trần Quốc Vượng, Tòng Thị Phóng, Ngô Xuân Lịch…, nhưng lại có thông tin cho biết đến giờ phút này Bộ Chính trị đảng vẫn chưa có cuộc họp chính thức nào về tìm nhân sự để trám vào ghế chủ tịch nước.

Trong khi đó, lại có thông tin cho biết kịch bản ‘hợp nhất chủ tịch nước và tổng bí thư’ đang chiếm ưu thế đến 70%. Thậm chí thông tin này còn dự đoán chính ông Nguyễn Phú Trọng, chứ chẳng phải ai khác, sẽ ngồi vào ghế chủ tịch nước.

Ngay trước mắt sẽ là phép thử tại Hội nghị trung ương 8. Tại hội nghị này, nếu bà Đặng Thị Ngọc Thịnh được ‘Bộ Chính trị tiếp tục phân công giữ chức quyền chủ tịch nước’, cùng lúc hoặc chẳng bao lâu sau đó xuất hiện hiện tượng một số cựu thần, quan chức và ‘quần chúng nhân dân’ đồng loạt xướng lên quan điểm cần ‘nhất thể hóa’ hai chức danh chủ tịch nước và tổng bí thư với lý do chủ yếu ‘có lợi cho dân tộc và nhân dân’, có thể cho rằng Quyền chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chỉ là phương án ‘nghi binh’ trong một kịch bản kéo dài thời gian để tổ chức một chiến dịch PR cho ông Nguyễn Phú Trọng chính thức trở thành bản sao của Tập Cận Bình - nhân vật chủ tịch nước kiêm tổng bí thư của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Còn ngồi chính thức vào lúc nào thì chỉ là vấn đề thời gian.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 29/09/2018

Published in Diễn đàn