Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thông qua nội dung công hàm ngày 17/4/2020 gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Trung Quốc "leo thang" trong ngôn từ, bằng những lời lẽ hăm dọa mà người ta có thể hiểu rằng từ nay Trung Quốc có thể sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo Trường Sa.

congham1

Bản đồ Biển Đông bao gồm hai quần dảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Sau đó một ngày, với quyết định của Bộ Dân chính, 18/4/2020, Trung Quốc tuyên bố thành lập hai Khu nhằm kiểm soát lãnh thổ ở Biển Đông. Một là khu Nam Sa đặt trụ sở tại đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa. Hai là khu Tây Sa đặt trụ sở ở đá Chữ thập, một bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, chiếm của Việt Nam bằng vũ lực năm 1988.

Tuyên bố thành lập hai Khu của Trung Quốc có ý nghĩa về pháp lý là "củng cố chủ quyền". Vấn đề là việc củng cố chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc chỉ dựa lên những bằng chứng mơ hồ trong lịch sử. Ngoại trừ công hàm ngày 10/9/1958 của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trung Quốc cho rằng, qua văn kiện này, Việt Nam đã nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo lập luận của Trung Quốc, Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc "Estoppel", làm ngược lại những gì đã "hứa", khi đem quân "giải phóng" Trường Sa ngày 4/4/1975.

Cái bẫy và đối phó ?

Việt Nam sẽ phải trả lời ra sao với Trung Quốc trong công hàm phản biện gửi Liên Hợp Quốc những ngày sắp tới ?

Khi nại công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, Trung Quốc đặt toàn bộ hồ sơ tranh chấp dưới ánh sáng của công pháp quốc tế.

Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng vắn tắt chỉ hai câu, nhằm đáp lời Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc ngày 4/9/1958 về chủ quyền lãnh thổ và hải phận.

Ý kiến các học giả "bênh vực" Việt Nam cho rằng công hàm 1958 có nội dung : Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa "ghi nhận và tán thành quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc".

Trong khi Tuyên bố của Trung Quốc, nội dung điều 1 ghi rõ : "Lãnh hải của Trung Quốc rộng 12 hải lý. Điều này áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, các hải đảo Đài Loan và các đảo phụ thuộc, đảo Bành Hồ và các đảo phụ thuộc, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa)…".

Mục đích các học giả có lẽ nhằm "khoanh vùng" tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc vào nội dung 12 hải lý "hiệu lực của các đảo".

Lập luận này có điều "nguy hiểm". Trước hết, mặc nhiên nhìn nhận công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng có hiệu lực, dưới ánh sáng của luật quốc tế (mà lý ra phải phủ nhận triệt để và toàn diện).

Điều này đưa đến việc nhìn nhận Trung Quốc có chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Các học giả không thể "ghi nhận và tán thành" yêu sách của Trung Quốc, hiệu lực lãnh hải 12 hải lý ở tất cả các đảo mà Trung Quốc ghi rõ trong Tuyên bố, mà không nhìn nhận chủ quyền Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa. Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không hề có một bảo lưu nào về điều này.

Hiển nhiên, khi Việt Nam "nói ngược lại", cho rằng Trung Quốc không có chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam bị "estoppel".

congham2

Công hàm Phạm Văn Đồng 1958

'Án lệ và khoanh vùng'

Mặt khác luật về "thời hiệu" cho phép Trung Quốc điều chỉnh các "quyền chủ quyền" và quyền tài phán của quốc gia này, áp dụng từ năm 1958, theo tiêu chuẩn của Luật Quốc tế về Biển 1958, sao cho phù hợp với Luật Quốc tế về biển 1982.

Án lệ của Tòa Trọng tài thường trực 1998 giữa Yemen và Eritrea về chủ quyền các đảo trong Hồng Hải, đặc biệt đảo Mohabbakah cho ta thấy điều này.

Chủ quyền các đảo trong Hồng Hải được quyết định theo Công ước Lausanne năm 1923. Tất cả các đảo nào nằm trong vòng lãnh hải 3 hải lý của quốc gia thì đảo này thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Đảo Mohabbakah nằm ngoài giới hạn lãnh hải 3 hải lý. Nhưng sau đó luật mới về biển 1958 và 1982 cho phép các quốc gia mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý. Tòa áp dụng nguyên tắc "thời hiệu", phán rằng đảo này thuộc Eritrea, vì nó nằm trong giới hạn lãnh hải 12 hải lý của nước này.

Tức là Trung Quốc có quyền áp dụng Luật Biển 1982, mở rộng vùng biển, ngoài lãnh hải 12 hải lý, còn có 12 hải lý vùng tiếp cận lãnh hải, vùng Kinh tế độc quyền (EEZ - rộng 200 hải lý tính từ đường cơ bản), thềm lục địa (có thể rộng tới 350 hải lý)... cho tất cả các đảo cũng như bờ biển thuộc quốc gia họ.

Ngoài vùng biển phát sinh từ các đảo, Trung Quốc còn có các yêu sách về "biển lịch sử" (giới hạn theo bản đồ đường lưỡi bò).

Vì vậy việc "khoanh vùng tranh chấp" trong vòng 12 hải lý chưa chắc là thượng sách. Mục đích của Trung Quốc trong quá trình chinh phục các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ngoài mục tiêu chiến lược "mở rộng tầm ảnh hưởng của đế quốc", còn có mục tiêu kinh tế là "vùng biển và thềm lục địa phong phú tài nguyên hải sản và dầu khí" ở Biển Đông.

Học giả Việt Nam cũng cố gắng phủ nhận hiệu lực công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng bằng các lý lẽ như công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng không có hiệu lực, vì ông Phạm Văn Đồng không có tư cách pháp nhân, hay "vi hiến", khi ra một văn bản có liên quan đến lãnh thổ.

Nếu ta xét công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng dưới ánh sáng của công pháp quốc tế, phần nói về hiệu lực ràng buộc của các "tuyên bố đơn phương". Ta thấy rằng các chức vụ tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng Bộ Ngoại giao… là những người có đủ tư cách đại diện quốc gia để ra một "tuyên bố đơn phương", nhằm thể hiện thái độ, lập trường của quốc gia mình đối với một vấn đề quốc tế.

'Không kết ước, không từ bỏ'

Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng thực chất không phải là một kết ước về lãnh thổ. Đây chỉ là chỉ là ý kiến của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước quyết định của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về lãnh thổ và hải phận của Trung Quốc.

Công hàm 1958 không phải là một tuyên bố từ bỏ chủ quyền.

Ngay cả khi công hàm 1958 mâu thuẫn với Hiến pháp Việt Nam. Theo tập quán quốc tế, một tuyên bố đơn phương nếu đi ngược lại tinh thần hiến pháp của quốc gia tuyên bố, thì tuyên bố này vẫn có hiệu lực. Tuyên bố đơn phương không phải là một văn bản "hành chánh" thuộc phạm trù quốc gia mà là một văn bản thuộc phạm trù quốc tế (nếu đặt công hàm Phạm Văn Đồng dưới ánh sáng của công pháp quốc tế).

Một văn bản hành chánh chịu chi phối của luật quốc gia nhưng một tuyên bố đơn phương (liên quan đến một vấn đề quốc tế) chịu chi phối của luật pháp quốc tế. Mà luật quốc tế có giá trị "cao" hơn luật quốc gia.

Ngay cả khi đặt giả thuyết công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng không hiện hữu. Tức là khi Trung Quốc ra tuyên bố năm 1958, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của ông Hồ Chí Minh chọn thái độ "im lặng".

Quan sát sự việc theo tinh thần công pháp quốc tế, Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc năm 1958 về hải phận và chủ quyền lãnh thổ có ý nghĩa tương tự như Tuyên bố đơn phương về vùng "Nhận diện phòng không - ADIZ" ngày 23/11/2013.

Nếu các tuyên bố này phù hợp với tập quán quốc tế. Quốc gia nào không "bảo lưu", phản đối các yêu sách của Trung Quốc. Tuyên bố tự động có hiệu lực.

Sự "im lặng" của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong trường hợp này được đồng hóa với hành vi mặc nhiên nhìn nhận, một dấu hiệu "thụ động" của nguyên tắc "đồng thuận - acquiescement". Thái độ "thụ động" này được khẳng định qua các tài liệu bản đồ, sách giáo khoa, bài báo v.v… cho rằng Hoàng Sa và Trường Sa (và vùng biển chung quanh) thuộc về Trung Quốc.

Yếu tố "thụ động" trong "đồng thuận" trở thành một sự "đồng ý hiển nhiên", có giá trị pháp lý ràng buộc.

Thống nhất hay tách ra ?

Làm như chưa đủ khó khăn, một số các học giả Việt Nam lại chủ trương Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là "hai quốc gia" độc lập, có chủ quyền.

Điều này sẽ đưa hai thực thể Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là "đối tượng" của công pháp quốc tế. (Đối tượng công pháp quốc tế là "quốc gia" - Etat hay State).

(Ý kiến này phạm Estoppel vì đi ngược lại nội dung hai hiệp ước Genève 1954 và Paris 1973, mà Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là "một bên" ký kết. Theo đó Việt Nam là một quốc gia duy nhất, độc lập, thống nhất ba miền).

Quí vị này vịn vào lập luận "người ta không thể nhượng cái mà người ta không có thẩm quyền".

Thật vậy, Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17, thuộc kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có thẩm quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, do đó tuyên bố của Phạm Văn Đồng không hiệu lực.

Cái rắc rối là ý này khẳng định Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có quan hệ gì (không có chủ quyền) ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Trung Quốc chiếm Hoàng Sa trên tay "quốc gia" Việt Nam Cộng Hòa. Quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là "bên thứ ba", tương tự như Mã Lai, Thái Lan v.v… Thì bây giờ với tư cách gì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lên tiếng đòi chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ?

Tức là, khi nhìn nhận Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là "hai quốc gia độc lập" thì tranh chấp Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa xem như không còn nữa. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc.

Thoát 'mê hồn trận' thế nào ?

Câu hỏi đặt ra : Giải pháp nào để Việt Nam thoát khỏi "mê hồn trận" công pháp quốc tế của Trung Quốc ?

Theo tôi, Việt Nam khó có thể cãi với Trung Quốc bằng luật quốc tế về nội dung công hàm 1958. Thượng sách là Việt Nam phải kéo địch thủ qua một "mặt trận" pháp lý khác, mà trong đó luật quốc tế không thể áp dụng được.

Đó là gì nếu không phải là dựa vào thực tế lịch sử 1954-1975 ?

Theo nội dung Hiệp định Genève 1954, khẳng định lại qua Hiệp định Paris 1973, tư cách pháp nhân của Việt Nam là "quốc gia bị phân chia". Hai bên mỗi bên chỉ kiểm soát một phần hai lãnh thổ, một phần hai dân chúng. Trong khi hiến pháp các bên đều khẳng định "lãnh thổ Việt Nam từ ải Nam quan đến mũi Cà mau". Nếu nói theo ngôn từ luật quốc tế : Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là hai "quốc gia chưa hoàn tất - Etat partiel". Quốc gia chưa hoàn tất có thể hành sử "như là" một quốc gia nhưng vẫn không (hay chưa) phải là quốc gia.

Nếu ta xét thực tế lịch sử, từ 1954 tới 1975, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chưa bao giờ là thành viên của bất cứ một định chế, một tổ chức nào thuộc Liên Hiệp Quốc. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có ghế đại diện Liên Hợp Quốc đã đành. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng không phải là thành viên của bất kỳ một công ước quốc tế nào hết cả. Không phải là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa "không muốn" gia nhập. Mà bởi vì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có "tư cách pháp nhân Quốc gia - Etat - State" để gia nhập.

Thực tế lịch sử nó là như vậy. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (và ngay cả Việt Nam Cộng Hòa) không phải là đối tượng của công pháp quốc tế.

Tức là tất cả những hành vi, thái độ bất kỳ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trước một vấn đề "quốc tế" thể hiện từ 1954 đến 1975, hiển nhiên không thể soi sáng bằng luật pháp quốc tế.

Cũng nên nhắc lại chi tiết, sau khi Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa của Việt Nam tháng giêng 1974, Việt Nam Cộng Hòa vận động Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc can thiệp cũng như lập hồ sơ "sách trắng" tung ra Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc để kiện Trung Quốc lên tòa Công lý Quốc tế. Ngay cả khi có lần Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhìn nhận Việt Nam Cộng Hòa có tư cách pháp nhân "như là" quốc gia. Việt Nam Cộng Hòa vẫn bất lực, thất bại trong tất cả các cuộc vận động.

Không quốc gia nào can thiệp, hay tỏ thái độ với Việt Nam Cộng Hòa, ngoại trừ các tuyên bố phản đối của Liên Xô và các quốc gia khác lên án việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc.

Mặc dầu là thành viên của hầu hết các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, như UNESCO, FAO v.v… Việt Nam Cộng Hòa vẫn không có tư cách pháp nhân của "Quốc gia".

Về bối cảnh lịch sử, từ 1949 đến 1958, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lệ thuộc và Trung Quốc hầu như toàn bộ. Từ cây súng, viên đạn, hột gạo, cục lương khô, cái áo, cái quần... tất cả đều đến từ Trung Quốc. Nếu không có sự trợ giúp tận lực của Trung Quốc thì làm gì quân ông Hồ thắng được Pháp năm 1954 trận Điện Biên Phủ ? Hiệp định Genève 1954 ký kết dưới sự "cố vấn", nếu không nói là "chỉ đạo" của Châu Ân Lai. Cho tới đồng tiền của Việt Nam, từ 1951 tới 1958, còn viết thêm chữ Hán.

"Bối cảnh" ký công hàm 1958 là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ a tới z phụ thuộc vào Trung Quốc.

Với tư cách pháp nhân của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như vậy, lại chịu sự lệ thuộc của Trung Quốc như vậy. Hiển nhiên công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng không có hiệu lực pháp lý.

Kết luận lại, con đường bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông dài như vô tận và đầy dẫy cạm bẫy khó khăn. Sai lầm một chút, sai con toán bán con trâu. Học giả và những người đại diện đất nước không thể "giỡn mặt" với ngôn từ pháp lý. Như công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. Sai một bước Việt Nam có thể bị mất hết.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : BBC, 28/04/2020

Published in Diễn đàn

Việt Nam 'há miệng mắc nhiều quai' trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc

Khánh An, VOA, 27/04/2020

Cựu giáo sư Lut ca Đi hc Harvard, T Văn Tài, nói rng Vit Nam vn đang né tránh đ cp đến công hàm Phm Văn Đng, mt tài liu mà ông cho là đã khiến Hà Ni "há ming mc quai" trong vic đu tranh vi Trung Quc v vn đ ch quyn trên Biển Đông. Theo ông, Việt Nam nên đi đu trc din và "rn" hơn vi Trung Quc, không đ công hàm này "làm khó" mình.

congham1

Cảnh sát bin Vit Nam theo dõi tàu hi cnh Trung Quc trên Bin Đông vào thi đim xy ra xung đt vào năm 2014.

Giải thích cho nhn đnh trên, Giáo sư T Văn Tài nói rng trong nhng phn ng gn đây ca Vit Nam trước mt lot hành đng nhm khng đnh ch quyn ca Trung Quc, Vit Nam vn cho thy thái đ "né tránh" và ch đ cp đến vn đ "công hàm" sau khi Trung Quc ch đng vin dn công hàm này ra trước đó.

"Nó có khía cạnh mà tôi gi là ‘há ming mc quai’, mà theo Lut quc tế gi là ‘Estopel’ (nguyên tắc không ph nhn), tc là nguyên tc mt quc gia đã nói ra thì không th nói ngược li được", Giáo sư Tạ Văn Tài nói vi VOA.

Vì sao "né" ?

Công hàm năm 1958 do Thủ tướng Chính ph Vit Nam Dân ch Công hòa Phm Văn Đng gi cho Th tướng Quc v vin CHND Trung Hoa Chu Ân Lai, trong đó "ghi nhn và tán thành" bn tuyên b vào ngày 4/9/1958 ca chính ph nước CHND Trung Hoa "quyết đnh v hi phận 12 hi lý ca Trung Quc".

Tuyên bố ngày 4/9/1958 ca Trung Quc nói "B rng lãnh hi ca nước Cng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hi lý. Ðiu l này áp dng cho toàn lãnh th nước Cng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gm phn đt Trung Quc trên đt lin và các hải đo ngoài khơi, Ðài Loan (tách bit khi đt lin và các hi đo khác bi bin c) và các đo ph cn, qun đo Bành H, qun đo Đông Sa, qun đo Tây Sa, qun đo Trung Sa, qun đo Nam Sa, và các đo khác thuc Trung Quc".

congham2

Công hàm Phạm Văn Đng 1958.

Mặc dù Vit Nam cho rng công hàm không đ cp đến Hoàng Sa (Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa), nhưng vi li "ghi nhn và tán thành" tuyên b ca Trung Quc trong công hàm Phm Văn Đng, Hà Ni trong nhng năm qua luôn rơi vào tình trng "lúng túng" mi khi Bc Kinh nhc đến công hàm mà nhiu người dân gi là "bán nước" này.

"Tại vì trong công hàm đó, li ca ông Phm Văn Đng nói mù m, công nhn nhng điu trong công hàm ca ông Chu Ân Lai. Thành ra nó có th gii thích nước đôi, hi cho Vit Nam hoc li cho Việt Nam", Giáo sư Tài giải thích.

Cựu chuyên gia Lut ca Đi hc Harvard nói Trung Quc luôn "treo lng lng" công hàm Phm Văn Đng như mt chiếc thòng lng trên c người Vit, khiến cho chính quyn Vit Nam rt "ngi" khi phi đ cp đến văn kin này.

Theo tìm hiểu ca VOA, trong nhng năm qua, Vit Nam không ít ln gi công hàm lên Liên Hip Quc đ phn bác Trung Quc v công hàm Phm Văn Đng. Tuy nhiên, nhng vic làm trên hoàn toàn không được thông tin rng rãi cho công chúng cũng như trên bình din công luận quc tế. Giáo sư T Văn Tài cho rng ngoài các lý do đã gii thích trên, Hà Ni cũng có th thy "xu h" nếu công hàm được phơi bày trước công lun.

Bên cạnh đó, theo ông, Vit Nam còn b "lúng túng" trước Trung Quc vì mt s v khác.

Giáo sư Tạ Văn Tài đơn c : "Một chuyn lúng túng khác là sách giáo khoa hi đó ca Vit Nam in ‘Hoàng Sa - Trường Sa (Trung Quc)’. Tàu nói Hoàng Sa, Trường Sa là trong chui ngc các hòn đo ca Trung Quc, thì Vit Nam trong sách giáo khoa cho các em lp 9 cũng nhc li câu đó của Tàu. Bn đ là người Tàu sang làm c vn cho Cc Bn đ ca Vit Nam. Trên bn đ ghi ‘Hoàng Sa (China)’, bên dưới ghi ‘Trường Sa (China)’ luôn, mà Cc Bn đ Vit Nam cũng nghe theo mà làm. Chính my cái lm cm đó thành ra ging như là há miệng mắc quai".

"Hóa giải"

Theo Giáo sư Tạ Văn Tài, thay vì né tránh, Vit Nam nên đi phó trc din vi Trung Quc v vn đ công hàm và "hóa gii" nó bng nhng lun c vng chc.

"Có hai luận c mà Vit Nam có th dùng đ chng li", Giáo sư Tạ Văn Tài nói.

"Thứ nhất, Hip đnh Geneve 1954 chia đt nước ra làm hai, thì đã dành quyn qun lý hành chính Hoàng Sa, Trường Sa nam vĩ tuyến 17 cho chính quyn Vit Nam Cng Hòa. Tt c các nước, trong đó có Trung Quc, đã công nhn quyn ch quyn Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc Vit Nam Cng Hòa".

"Chính phủ này cũng như hi quân ca chính ph này đã mnh m xác nhn ch quyn các hi đo trong biến c Hoàng Sa 1974. Theo lut quc tế, khi mt quc gia dùng vũ lc đ chng li s xâm lăng ca nước khác tc là đã xác nhn chủ quyn ca đt nước".

Như vy, theo gii thích ca Giáo sư T Văn Tài, ông Phm Văn Đng vào thi đim đó ch đi din cho chính quyn min Bc Vit Nam nên "không có thm quyn" tuyên b gì v ch quyn đi vi Hoàng Sa và Trường Sa.

"Từ năm 1974 đến 1975, chính Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bây gi cũng công nhn thc trng 20 năm đó, và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bây gi là quc gia kế quyn trong vic hành x bo v ch quyn đt đai đó", Giáo sư Tài nói thêm.

Theo ông, sự công nhn này cũng th hin qua vic cu Th tướng Nguyn Tn Dũng trong bài phát biu trước Quc hi năm 2011. Ti cuc hp này, ông Nguyn Tn Dũng nói "Năm 1974, Trung Quc dùng vũ lc đánh chiếm toàn b qun đo Hoàng Sa trong s qun lý lúc by gi ca chính quyn Sài Gòn. Chính quyn Sài Gòn đã lên tiếng phn đi, lên án vic làm đó và đ ngh Liên Hip Quc can thip".

Ngoài ra, theo Giáo sư Tạ Văn Tài, s tn ti ca tình trng "hai quc gia" ti Vit Nam vào thi đim đó còn được xác nhn theo đnh nghĩa ca Công ước Montevideo, vi 4 điu kiện là có dân s n đnh, có lãnh th xác đnh, có chính quyn và có kh năng tham gia vào các quan h quc tế.

Luận c th hai, theo Giáo sư T Văn Tài, công hàm Phm Văn Đng ch là mt tuyên b đơn phương (unilateral declaration), không th xem như mt hip ước nhượng đt đai, lãnh th. Theo ông, thi đim din ra vic ông Phm Văn Đng gi công hàm là lúc chính quyn min Bc đang chu s giúp đ rt ln t Trung Quc, nên công hàm trên ch có tính chính tr-ngoi giao, nói thng ra là "nnh" Trung Quc, mà thôi.

"Ông (Phạm Văn Đng) gi vai trò th tướng (nên) ông không có quyn. Theo Hiến pháp năm 1946, vic nhượng đt đai cho nước ngoài ch có Ch tch nước H Chí Minh mi có quyn ký nhượng đt, mà phi có Quc hi phê chun hip ước đó na. Còn chưa có những th tc đó thì không có vn đ nhượng đt", Giáo sư Tài giải thích thêm.

Phải "rn" hơn

Theo Giáo sư Tạ Văn Tài, Vit Nam nên có tiếng nói "mnh hơn na" và "công khai" lun c ca mình v công hàm cũng như nhng vn đ v ch quyn lãnh th ti các din đàn lớn quc tế như Liên Hip Quc và các nơi khác.

Ngoài ra, "tiếng nói mnh" còn phi xut phát t nhng người đng đu nhà nước, ch không ch dng li nhng người làm công tác ngoi giao ca Vit Nam.

Giáo sư Tạ Văn Tài nói : "Phải nói mnh lên mi được. Còn bây giờ cp ln đâu dám nói. Th tướng đâu dám nói, ch sai các văn nhân nói thôi. Ngay c B trưởng Phm Bình Minh khi ra trước Liên Hip Quc, lúc nó (Trung Quc) đang hành h Vit Nam, cũng ch nói ‘có nhng vn đ bt n Bin Đông’ mà không nó đến tên nước Tàu".

Theo Giáo sư Tạ Văn Tài, vic t thái đ cương quyết "chiến đu ti cùng" cũng là rt cn thiết trong vic đu tranh vi Trung Quc. Ly ví d M và Liên Xô trong thi Chiến tranh Lnh, c hai đu t cho đi phương thy tư thến đã lên nòng" của phía mình, Giáo sư T Văn Tài cho rng trong vn đ Bin Đông, Vit Nam cũng phi t cho Trung Quc thy thái đ "quyết t" nếu cn đ bo v ch quyn.

"Phải da, phi nói trước đ khi phi đánh nhau", ông nói. "Phải mm nn rn buông, Trung Quc là n vy. Đng có mm quá nó nn thêm. Phi rn lên thì nó mi buông".

Theo Giáo sư Tạ Văn Tài, so vi các nước trong khu vc, Vit Nam có mt v thế rt quan trng trong chiến lược ca M và các nước khác. Vì vy, đã đến lúc Vit Nam cn chm dt "ni s hãi" Trung Quốc và lên tiếng mnh m cho quyn li ca mình.

Khánh An

Nguồn : VOA, 27/04/2020

*******************

Chuyên gia Việt Nam bác bỏ luận cứ Trung Quốc về công hàm Phạm Văn Đồng

Thu Thủy, Thoibao.de, 27/04/2020

Trung Quốc tới nay vẫn sử dụng thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958, nói đây là chứng cứ Việt Nam từ bỏ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

congham3

Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc - Ảnh minh họa

Vậy đánh giá mới nhất của các chuyên gia Việt Nam là thế nào ?

Hôm 17/4/2020, bản công hàm từ năm 1958 do người đứng đầu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi cho người đồng cấp Chu Ân Lai của phía Trung Quốc đã được Bắc Kinh viện dẫn trong một công hàm (CML/42/2020) gửi lên Liên Hợp quốc, cùng lúc Bắc Kinh có các cáo buộc nói Việt Nam xâm phạm chủ quyền, xâm chiếm biển, đảo của Trung Quốc.

Liệu đây có phải là một ‘Bước leo thang, tuyên chiến’ của Bắc kinh hay không ?

Bình luận về động thái này, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, hiện là Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật & Phát triển, từ Hà Nội nói :

"Trước hết, đây là một bước leo thang mới của Trung Quốc trong việc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như tham vọng độc chiếm Biển Đông của họ đã thể hiện rất rõ.

"Ngay tuyên bố của Trung Quốc cho rằng Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là thuộc về của Trung Quốc và yêu cầu Việt Nam rút khỏi và họ tuyên bố rằng Việt Nam đã chiếm những đảo và thực thể mà Việt Nam hiện nay đang trấn giữ một cách hợp pháp, thì họ bảo rằng đó là những vị trí mà Việt Nam đã xâm lược, cũng như đã chiếm giữ bất hợp pháp.

"Thì đây theo tôi gần như một tuyên bố có thể nói là tuyên chiến rồi, đồng thời họ nói là họ sẽ bảo vệ lợi ích ở những vùng biển này, cũng như ở các đảo này, bằng mọi phương tiện và một cách kiên quyết, thì giới chuyên gia đã bình luận đây là một lời đe dọa về dùng vũ lực rồi, không phải là bình thường nữa".

Liên quan đến việc Trung Quốc công bố, viện dẫn công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, ông Hoàng Ngọc Giao bình luận : "Theo tôi, tới lúc này, đây là câu chuyện có thể sẽ nằm trong nghị trình của một phiên giải quyết tranh chấp xét xử tại một cơ quan tài phán quốc tế rằng là công hàm này có giá trị pháp lý như thế nào, đến đâu.

"Trung Quốc đã dám công bố viện dẫn công hàm Phạm Văn Đồng, thì họ có dám ra trước cơ quan tài phán quốc tế để tranh luận, tranh lý với Việt Nam về giá trị của công hàm này và rộng hơn là tranh luận đi đến phán xử, phán quyết về ai mới là người có chủ quyền thực sự ở Hoàng Sa, Trường Sa hay không ?

"Vì lúc đó phía Việt Nam trong hồ sơ khởi kiện cũng phải chuẩn bị cho kỹ, riêng cá nhân tôi với tư cách chuyên gia, tôi đồng tình với nhiều quan điểm cho rằng công văn, công hàm Phạm Văn Đồng này không có giá trị pháp lý nào cả.

"Bởi vì căn cứ vào Hiệp định Geneva năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Việt Nam, chia đất nước Việt Nam thành hai miền, chính trong Hiệp định đó đã quy định rất rõ Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc phía Nam của vĩ tuyến 17, và như vậy trực thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng Hòa.

Theo chuyên gia luật học này, công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 không có giá trị pháp lý về Hoàng Sa, Trường Sa và có thể được vô hiệu hóa, nhưng đánh đổi lại nhà nước Viện Nam hiện nay phải có sự đánh đổi chính trị, hay thay đổi về quan niệm và nhìn nhận lịch sử với một nhà nước đã bị đánh sập 45 năm trước ở miền Nam Việt Nam, ông Hoàng Ngọc Giao nói tiếp :

"Thế thì từ trước đến nay, chính quyền ở Bắc Việt Nam và kể cả chính quyền Việt Nam bây giờ, trong các giới học thuật, đặc biệt học thuật về luật quốc tế, người ta vì những mục đích chính trị, cho nên người ta không chấp nhận Việt Nam Cộng Hòa như là một chủ thể độc lập của Công pháp Quốc tế.

"Và vì thế cho nên điều này cuối cùng xảy ra công hàm ‘bất lợi’, thì bây giờ nhà nước, chính phủ Việt Nam hiện nay mới bắt đầu nhận thấy một điều là nếu như mình phủ nhận sự tồn tại của một chính phủ, của một nhà nước chính danh, phù hợp pháp luật quốc tế, đó là Việt Nam Cộng Hòa, thì nó lại gây hại cho câu chuyện đấu tranh bảo vệ chủ quyền".

"Do vậy hiện nay, quan điểm chính thức của những người lãnh đạo Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chắc chắn không thể phủ nhận vai trò chính danh của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, tức là miền Nam Việt Nam trước đây, trước 30/4/1975 và điều này chỉ có lợi cho công cuộc bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và nó làm vô hiệu hóa Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958.

"Tất nhiên bên cạnh việc công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị ở chỗ là anh không thể công nhận cái gì mà anh không có được, thì ở đây còn một ý nữa đó là công hàm này, như nhiều chuyên gia đã nói, đó là ở cấp Thủ tướng, không phải ở cấp đại diện quốc gia là một nguyên thủ quốc gia và chưa được Quốc hội phê chuẩn.

"Bởi vì những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ quốc gia bao giờ cũng phải có sự phê chuẩn của Quốc hội, và vì thế cho nên về giá trị pháp lý của nó, thì nó cũng không có giá trị pháp lý ở chỗ đó nữa.

"Điểm thứ ba nữa là Công hàm Phạm Văn Đồng nó phản ánh như một động thái chính trị phe nhóm với nhau. Cùng là phe cộng sản, thời đó Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam để đánh Mỹ.

"Thế thì nó có thể hiểu như là một tuyên bố chính trị, một động thái chính trị giữa hai bên, chứ không thể coi nó có giá trị pháp lý gì hết". Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam đưa ra nhận định.

Hôm 23/4, trả lời câu hỏi của khán, thính giả gửi cho một chương trình bình luận trực tuyến của BBC News Tiếng Việt hỏi rằng công hàm Phạm Văn Đồng 1958 gây khó khăn pháp lý gì cho cuộc đấu tranh về chủ quyền quốc gia và biển đảo của Việt Nam hiện nay, từ Đại học George Mason, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia chính trị học và bang giao quốc tế nói :

"Thực sự thì Trung Quốc đang bám vào cái đó và bảo rằng ở Việt Nam đã công nhận những điều khoản của họ rồi.

"Trong công bố nghiên cứu mới "Vấn đề Biển Đông : Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hiện nay", tôi có viết rằng điều quan trọng là mặc dù mọi cản trở từ phía Trung Quốc, Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ ở khu vực này".

"Năm nay Việt Nam tiếp tục đặt giàn khoan ở đây, Trung Quốc cũng biết vậy nên sẽ quyết tâm phá.

"Bởi vậy, dự báo của tôi là tình hình sẽ căng thẳng và các hoạt động của Trung Quốc (gồm cả xâu chuỗi từ việc đâm chìm tàu cá cho đến các động thái khác) là đòn ra tay trước".

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 27/04/2020

********************

Đảng : Công nhận Việt Nam Cộng Hòa để "bác" Công hàm Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc

Thu Thủy, Thoibao.de, 27/04/2020

Trung Quốc tới nay vẫn sử dụng thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958, nói đây là chứng cứ Việt Nam từ bỏ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

congham4

Vậy đánh giá mới nhất của các chuyên gia Việt Nam là thế nào ?

Hôm 17/4/2020, bản công hàm từ năm 1958 do người đứng đầu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi cho người đồng cấp Chu Ân Lai của phía Trung Quốc đã được Bắc Kinh viện dẫn trong một công hàm (CML/42/2020) gửi lên Liên Hợp quốc, cùng lúc Bắc Kinh có các cáo buộc nói Việt Nam xâm phạm chủ quyền, xâm chiếm biển, đảo của Trung Quốc.

Liệu đây có phải là một ‘Bước leo thang, tuyên chiến’ của Bắc kinh hay không ?

Bình luận về động thái này, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, hiện là Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật & Phát triển, từ Hà Nội nói :

"Trước hết, đây là một bước leo thang mới của Trung Quốc trong việc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như tham vọng độc chiếm Biển Đông của họ đã thể hiện rất rõ.

"Ngay tuyên bố của Trung Quốc cho rằng Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là thuộc về của Trung Quốc và yêu cầu Việt Nam rút khỏi và họ tuyên bố rằng Việt Nam đã chiếm những đảo và thực thể mà Việt Nam hiện nay Việt Nam đang chấn giữ một cách hợp pháp, thì họ bảo rằng đó là những vị trí mà Việt Nam đã xâm lược, cũng như đã chiếm giữ bất hợp pháp.

"Thì đây theo tôi gần như một tuyên bố có thể nói là tuyên chiến rồi, đồng thời họ nói là họ sẽ bảo vệ lợi ích ở những vùng biển này, cũng như ở các đảo này, bằng mọi phương tiện và một cách kiên quyết, thì giới chuyên gia đã bình luận đây là một lời đe dọa về dùng vũ lực rồi, không phải là bình thường nữa".

Liên quan đến việc Trung Quốc công bố, viện dẫn công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, ông Hoàng Ngọc Giao bình luận : "Theo tôi, tới lúc này, đây là câu chuyện có thể sẽ nằm trong nghị trình của một phiên giải quyết tranh chấp xét xử tại một cơ quan tài phán quốc tế rằng là công hàm này có giá trị pháp lý như thế nào, đến đâu.

"Trung Quốc đã dám công bố viện dẫn công hàm Phạm Văn Đồng, thì họ có dám ra trước cơ quan tài phán quốc tế để tranh luận, tranh lý với Việt Nam về giá trị của công hàm này và rộng hơn là tranh luận đi đến phán xử, phán quyết về ai mới là người có chủ quyền thực sự ở Hoàng Sa, Trường Sa hay không ?

"Vì lúc đó phía Việt Nam trong hồ sơ khởi kiện cũng phải chuẩn bị cho kỹ, riêng cá nhân tôi với tư cách chuyên gia, tôi đồng tình với nhiều quan điểm cho rằng công văn, công hàm Phạm Văn Đồng này không có giá trị pháp lý nào cả.

"Bởi vì căn cứ vào Hiệp định Geneva năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Việt Nam, chia đất nước Việt Nam thành hai miền, chính trong Hiệp định đó đã quy định rất rõ Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc phía Nam của vĩ tuyến 17, và như vậy trực thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng Hòa.

Theo chuyên gia luật học này, công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 không có giá trị pháp lý về Hoàng Sa, Trường Sa và có thể được vô hiệu hóa, nhưng đánh đổi lại nhà nước Viện Nam hiện nay phải có sự đánh đổi chính trị, hay thay đổi về quan niệm và nhìn nhận lịch sử với một nhà nước đã bị đánh sập 45 năm trước ở miền Nam Việt Nam, ông Hoàng Ngọc Giao nói tiếp :

"Thế thì từ trước đến nay, chính quyền ở Bắc Việt Nam và kể cả chính quyền Việt Nam bây giờ, trong các giới học thuật, đặc biệt học thuật về luật quốc tế, người ta vì những mục đích chính trị, cho nên người ta không chấp nhận Việt Nam Cộng Hòa như là một chủ thể độc lập của Công pháp Quốc tế.

"Và vì thế cho nên điều này cuối cùng xảy ra công hàm ‘bất lợi’, thì bây giờ nhà nước, chính phủ Việt Nam hiện nay mới bắt đầu nhận thấy một điều là nếu như mình phủ nhận sự tồn tại của một chính phủ, của một nhà nước chính danh, phù hợp pháp luật quốc tế, đó là Việt Nam Cộng Hòa, thì nó lại gây hại cho câu chuyện đấu tranh bảo vệ chủ quyền".

"Do vậy hiện nay, quan điểm chính thức của những người lãnh đạo Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chắc chắn không thể phủ nhận vai trò chính danh của nhà nước Việt Nam Cộng hòa, tức là miền Nam Việt Nam trước đây, trước 30/4/1975 và điều này chỉ có lợi cho công cuộc bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và nó làm vô hiệu hóa Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958.

"Tất nhiên bên cạnh việc công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị ở chỗ là anh không thể công nhận cái gì mà anh không có được, thì ở đây còn một ý nữa đó là công hàm này, như nhiều chuyên gia đã nói, đó là ở cấp Thủ tướng, không phải ở cấp đại diện quốc gia là một nguyên thủ quốc gia và chưa được Quốc hội phê chuẩn.

"Bởi vì những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ quốc gia bao giờ cũng phải có sự phê chuẩn của Quốc hội, và vì thế cho nên về giá trị pháp lý của nó, thì nó cũng không có giá trị pháp lý ở chỗ đó nữa.

"Điểm thứ ba nữa là Công hàm Phạm Văn Đồng nó phản ánh như một động thái chính trị phe nhóm với nhau. Cùng là phe cộng sản, thời đó Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam để đánh Mỹ.

"Thế thì nó có thể hiểu như là một tuyên bố chính trị, một động thái chính trị giữa hai bên, chứ không thể coi nó có giá trị pháp lý gì hết". Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam đưa ra nhận định.

Hôm 23/4, trả lời câu hỏi của khán, thính giả gửi cho một chương trình bình luận trực tuyến của BBC News Tiếng Việt hỏi rằng công hàm Phạm Văn Đồng 1958 gây khó khăn pháp lý gì cho cuộc đấu tranh về chủ quyền quốc gia và biển đảo của Việt Nam hiện nay, từ Đại học George Mason, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia chính trị học và bang giao quốc tế nói :

"Thực sự thì Trung Quốc đang bám vào cái đó và bảo rằng ở Việt Nam đã công nhận những điều khoản của họ rồi.

"Nhưng ngược lại chúng ta thấy có một số sự kiện cho thấy là Việt Nam cũng tương đối thay đổi. Ngày xưa, khi ông Nguyễn Tấn Dũng còn làm Thủ tướng chính phủ Việt Nam, thì ông cũng đã nói rõ rằng vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa là dưới sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

"Thường thường, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam gọi đó là chính quyền ‘ngụy quyền’ và không có giá trị, thẩm quyền gì cả, nhưng bây giờ Việt Nam chứng nhận là có, như vậy có nghĩa là bảo rằng nếu là do Việt Nam Cộng hòa quản lý, thì công hàm Phạm Văn Đồng tự nó không có hiệu quả gì cả.

"Bởi vì theo quan niệm gọi là chuyển quyền từ chính phủ này sang chính phủ khác, thì chính phủ miền Bắc, khi lãnh thêm miền Nam vào miền Bắc, thì lãnh thêm cả những tiêu sản và tích sản, những quyền lợi và nghĩa vụ.

"Nếu theo quan điểm của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, thì miền Bắc chỉ thừa hưởng của miền Nam Cộng hòa, do đó họ không chịu trách nhiệm, bởi vì đã không có nghĩa vụ thì miền Bắc không có nghĩa vụ.

"Đặc biệt là bây giờ trong Liên Hợp quốc, chúng ta thấy có văn bản rõ rệt vào tháng Giêng năm 1974, thì xảy ra vụ đó, thì ông Ngoại trưởng của Việt Nam Cộng hòa là ông Vương Văn Bắc đã viết văn thư cho ông Tổng Thư ký Liên Hợp quốc và yêu cầu đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an và Việt Nam Cộng hòa đã lên án Trung Quốc là xâm lấn Việt Nam.

"Thành ra những văn bản đó là những văn bản đã có ở trong Liên Hợp quốc rồi và theo luật pháp quốc tế thì nó cũng đúng.

"Cho nên đã có những động thái đó, còn bây giờ chúng ta chưa thấy tiếp tục từ hồi ông Nguyễn Tấn Dũng nói câu đó, thì sau này chúng ta chưa thấy gì cả".

Từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia và nhà nghiên cứu Trung Quốc học bình luận :

"Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ủng hộ vấn đề là xung quanh các nước, hay xung quanh các đảo thì được 12 hải lý, thế thôi, chứ không phải chấp nhận là Trung Quốc có chủ quyền ở Hoàng Sa.

"Mà cũng giống như Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng vừa nói, vấn đề này không có động chạm gì đến vấn đề chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam Cộng hòa ngày xưa.

"Ngoài ra, tôi cũng cho rằng việc này chỉ là một công thư của một Thủ tướng công nhận vấn đề ở trên biển, vấn đề 12 hải lý, thôi.

"Nhưng mà cái đó không được chính quyền Việt Nam, trong đó có Quốc hội, trong đó có Chủ tịch nước ủy quyền, do đó Trung Quốc không thể dùng công thư đó để nói rằng là Việt Nam đã nhường chủ quyền ở Hoàng Sa cho Trung Quốc".

Tiến sĩ Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt - Trung, nhà nghiên cứu chính trị học thuộc Đại học Bình Dương, nêu nhận định :

"Năm ngoái Trung Quốc đến Tư Chính chủ yếu là để cản trở Việt Nam ở mỏ Sao Vàng- Đại Nguyệt.

"Họ thất bại vì cuối cùng, Việt Nam vẫn hạ đặt được chân đến giàn khoan ở đây.

"Trong công bố nghiên cứu mới "Vấn đề Biển Đông : Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hiện nay", tôi có viết rằng điều quan trọng là mặc dù mọi cản trở từ phía Trung Quốc, Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ ở khu vực này".

"Năm nay Việt Nam tiếp tục đặt giàn khoan ở đây, Trung Quốc cũng biết vậy nên sẽ quyết tâm phá.

"Bởi vậy, dự báo của tôi là tình hình sẽ căng thẳng và các hoạt động của Trung Quốc (gồm cả xâu chuỗi từ việc đâm chìm tàu cá cho đến các động thái khác) là đòn ra tay trước".

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 27/04/2020

*********************

'Công hàm 1958 không công nhận chủ quyền Trung Quốc với Hoàng Sa và Trường Sa'

Bùi Thư, BBC, 27/04/2020

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 26/4, nhà nghiên cứu Raul Pedrozo, chuyên gia luật quốc tế từng nhiều năm làm việc cho Hải quân Mỹ, nói rằng công hàm Phạm Văn Đồng không cho thấy Việt Nam từ bỏ Hoàng Sa và Trường Sa.

congham5

62 năm sau, Bắc Kinh sử dụng lá bài Công hàm 1958 để đòi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Hôm 17/4, Trung Quốc viện dẫn công hàm do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958 gửi Thủ tướng Chu Ân Lai như bằng chứng cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trong công hàm mới được gửi lên Liên Hiệp Quốc (LHQ), Trung Quốc khẳng định cộng đồng quốc tế và cả chính phủ Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Bắc Kinh đối với các quần đảo này.

Thêm nữa, Trung Quốc còn cho rằng sau năm 1975, Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc không phủ nhận (estoppel) trong luật quốc tế vì đã có yêu sách trái phép đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Cùng lúc Bắc Kinh đưa ra các cáo buộc nói Việt Nam xâm phạm chủ quyền, xâm chiếm biển, đảo.

Đáp lại, ông Ngô Toàn Thắng, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm 23/4 lên tiếng : "Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc".

Công hàm 1958 "không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc"

Tiếp xúc với BBC News tiếng Việt hôm 26/4, ông Raul Pedrozo, giáo sư luật quốc tế, cố vấn luật của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, Hoa Kỳ, nói :

"Theo ý kiến của tôi, lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai liên quan đến tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc vào tháng 9/1958 chỉ đơn giản là để bày tỏ sự ủng hộ đối với tuyên bố lãnh hải rộng 12 hải lý mà Trung Quốc đưa ra. Nó không hề mang nghĩa thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa".

Ông Raul Pedrozo từng phục vụ trong Hải quân Mỹ, là cựu giáo sư luật quốc tế của Đại học Chiến tranh Hải quân (U.S. Naval War College). Ông là cố vấn luật quốc tế của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, trợ lý đặc biệt của Thứ trưởng phụ trách chính sách Bộ Quốc phòng. Năm 2014, ông đã công bố công trình dày 142 trang về tranh chấp tại Biển Đông, trong đó có phân tích công hàm Phạm Văn Đồng.

Theo ông Raul Pedrozo, năm 1988, Chính phủ Việt Nam đã thừa nhận có sự tồn tại của công hàm Phạm Văn Đồng nhưng Bộ Ngoại giao đã có giải thích về bối cảnh lịch sử của các tuyên bố trong đó. Cụ thể, trong bối cảnh chiến tranh khi Mỹ có thể chiếm hai quần đảo này để làm bàn đạp tấn công thì việc tuyên bố như vậy chỉ là giải pháp tình thế. Lúc bấy giờ, Việt Nam chân thành tin tưởng Trung Quốc và tin rằng sau chiến tranh thì mọi tranh chấp về lãnh thổ giữa hai nước sẽ được giải quyết.

Ông Raul Pedrozo phân tích thêm :

"Nam Việt Nam (với tư cách kế thừa Pháp), chứ không phải Bắc Việt Nam, là bên đang quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vào năm 1958. Hiệp định Geneva 1954 phân chia Bắc và Nam Việt Nam tại vĩ tuyến 17 để chờ cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm phía nam vĩ tuyến 17 ; do đó, cả hai quần đảo đều thuộc quyền quản lý của Nam Việt Nam. Vì vậy, Bắc Việt Nam không có cả danh nghĩa lẫn chủ quyền trên thực tế đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và không ở vào vị trí có thể từ bỏ các vùng lãnh thổ trên. Tóm lại, Bắc Việt Nam chẳng có gì để từ bỏ".

Trao đổi qua email với BBC News tiếng Việt ngày 25/4, Tiến sĩ Dương Danh Huy từ Quỹ Nghiên cứu Biển Đông cũng cho rằng những gì Thủ tướng Phạm Văn Đồng hay Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm của chính phủ vào thời điểm năm 1958 đều không có giá trị pháp lý để thay đổi về chủ quyền lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17.

Ông Huy phân tích : "Trước hết, có thể khẳng định rằng vào năm 1958 không có một nước Việt Nam thống nhất như bây giờ, và lúc đó nói chung chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không được thế giới cho là có thẩm quyền đối với phía nam vĩ tuyến 17, không được thế giới cho là có trách nhiệm pháp lý phải khẳng định chủ quyền lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17".

"Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải quan tâm đến khía cạnh động thái đó và các động thái tương tự của chính phủ đó có ý nghĩa pháp lý gì khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1976".

Nguyên tắc Estoppel có áp dụng ?

Estoppel là quy tắc về bằng chứng, theo đó, một quốc gia không được phép phủ nhận sự thật về điều mà trước đây họ đã tuyên bố hoặc về những sự kiện mà họ cho là có thật.

Theo ý kiến của ông Raul Pedrozo, estoppel đã được Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) sử dụng để giải quyết một số tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên, ông cho rằng nguyên tắc này của tòa ICJ khi liên hệ với tranh chấp tại Hoàng Sa không ủng hộ lập trường của Trung Quốc xét trong mối liên hệ với Việt Nam.

Ông phân tích : "ICJ chỉ áp dụng estoppel trong một số vụ giới hạn khi mà hội đủ các yếu tố :

1) đó là các tuyên bố, phát biểu hoặc trình bày (hoặc được thực thi trong quá khứ) nhất quán do một bên thực hiện với bên kia ;

2) phải dựa trên sự tổn hại của phía bên kia hoặc tạo lợi thế cho bên đưa ra phát biểu".

"Trung Quốc không cung cấp đủ bằng chứng để hội đủ các yếu tố trên. Lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai đơn giản bày tỏ sự ủng hộ đối với tuyên bố mở rộng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không phải là sự công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo ở Biển Đông. Không có gì nghi ngờ, lá thư không đại diện cho một sự công nhận 'rõ ràng và nhất quán' đối với chủ quyền của các quần đảo tại Biển Đông và do đó không thể đáp ứng yếu tố đầu tiên của estoppel", ông Pedrozo nhận định.

"Hơn thế nữa, không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc sử dụng lá thư của Chu Ân Lai để bày tỏ sự tổn hại của họ - từ năm 1949, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã liên tục tuyên bố chủ quyền không tranh cãi của họ đối với các đảo ở Biển Đông và đã phản đối hoặc hành động chống lại mọi yêu sách chủ quyền của các quốc gia khác và đã tiến hành tấn công các đảo ở Biển Đông. Do đó, nguyên tắc estoppel không thể được áp dụng cho các tranh chấp hiện tại", ông Raul diễn giải thêm.

Tiến sĩ Dương Danh Huy đánh giá :

"Năm 1958, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không được thế giới nói chung cho là có thẩm quyền đối với phía nam vĩ tuyến 17. Vì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vừa không có thẩm quyền, vừa không có trách nhiệm pháp lý phải khẳng định chủ quyền, công hàm đó không phải là để trả lời Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, cũng không nói trực tiếp về hai quần đảo đó, thì dù câu chữ của công hàm đó có được diễn giải thế nào cũng không hội tụ được các điều kiện của estoppel để ràng buộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa".

'Covid-19 là thời cơ cho Trung Quốc'

Lý giải vì sao Trung Quốc lại đưa công hàm lên Liên Hiệp Quốc vào thời điểm dịch Covid-19, ông Dương Danh Huy cho rằng :

"Từ khi tình hình Biển Đông nóng lên từ năm 2007, 2008 tới nay, chưa có khi nào bất lợi và nguy hiểm cho Việt Nam như hiện nay. Đây là thời cơ tốt cho Trung Quốc lấn lướt, thậm chí lấn chiếm ở Biển Đông".

"Việc họ gửi công hàm cho Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa chỉ là hệ quả của việc Malaysia đệ trình về ranh giới ngoài của thềm lục địa vào tháng 12/2019. Tuy nhiên, việc họ đưa công hàm Phạm Văn Đồng vào vấn đề và vào một công hàm được chuyển đến các nước thành viên Liên Hiệp Quốc là điều đáng suy nghĩ".

Ông Huy đưa ra các khả năng : "Đó có phải là một sư leo thang tranh biện bình thường ? Hay họ dồn Việt Nam vào chân tường để Việt Nam phải lộ ra phần nào lập luận pháp lý của mình ? Hay họ dọn đường dư luận cho động thái kế tiếp nào đó ?".

"Nhưng cũng có thể là Trung Quốc biết họ đã thua cuộc tranh biện trong việc đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho Trường Sa cũng như trong việc đòi quyền lịch sử trong vùng đặc quyền kinh tế, và Việt Nam, Philippines và Malaysia lại có cùng quan điểm trong vấn đề đó, cho nên họ muốn lái cuộc tranh biện sang phạm trù tranh chấp các đảo, nhằm vừa tránh nhược điểm của mình, vừa chia rẽ ba nước đối phương kia, vừa nhấn mạnh khía cạnh tranh chấp chủ quyền để cản trở đệ trình của Malaysia", ông nhận định.

Bùi Thư

Nguồn : BBC, 27/04/2020

***********************

Biển Đông : Việt Nam đã biết được 'ai là bạn thân, ai là đối tác'

Quốc Phương, BBC, 27/04/2020

Việt Nam đã rút ra nhận thức rõ ràng về ai là ‘bạn’, ‘bạn thân’, ai ‘đến với chúng ta’ trong lúc khó khăn, ai chỉ là ‘đối tác’, qua những gì chứng kiến về an ninh trên Biển Đông, trong lúc diễn ra đại dịch Covid, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói với truyền thông quốc phòng và quân đội nước này.

congham6

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Thứ trưởng phụ trách đối ngoại quốc phòng của Việt Nam tại Bộ Quốc phòng nói rằng cần phải ‘lên án’ những quốc gia đã lợi dụng thời điểm diễn ra Covid-19 để thúc đẩy những hành động mà ông gọi là ‘phi pháp’, cũng như đẩy mạnh ‘tham vọng’.

Trong một phát biểu gây chú ý hôm 26/4/2020 trên kênh Quốc phòng Việt Nam, trực thuộc Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói :

"Những thách thức ở an ninh khu vực thì nói dù có dịch hay không, thì nó đều tồn tại, nó là thách thức, nhưng nó chưa phải là nguy cơ.

"Điều đáng lên án là những quốc gia nhân cái dịp này đẩy mạnh những hoạt động phi pháp và tham vọng của họ và cái đó tôi cho là không có lợi cho quốc gia đó. Quốc gia nào làm điều đó không có lợi".

"Trong lúc này, chúng ta không bao giờ quên những nhiệm vụ khác để mà đối phó với các thách thức an ninh, ví dụ bảo vệ chủ quyền chúng ta không thể quên, không thể lơi là. Tàu hải quân của chúng ta, cảnh sát biển của chúng ta không có nghỉ ngày nào cả".

"Bộ đội ở Trường Sa làm sao mà không để dịch bệnh thôi, chứ không có một đồng chí nào cần phải dừng nhiệm vụ cả".

Về quan hệ đối ngoại và với quốc tế qua diễn biến an ninh trên Biển Đông trong lúc diễn ra đại dịch Covid-19, ông Nguyễn Chí Vịnh, người vừa là Ủy viên BCH Trung ương ĐCSVN và Ủy viên thường trực Quân ủy Trung ương QĐND Việt Nam, nói :

"Những lúc như thế này chúng ta sẽ biết ai là bạn, ai là bạn thân thiết, ai là người mà chỉ là đối tác. Những lúc như thế này mới thấy rằng khi đất nước mình gặp khó khăn, thì những ai sẽ đến với chúng ta.

"Thì cái này quan trọng lắm và tôi cho rằng bài học quan trọng nhất đó là dự báo đúng tình hình và hạ quyết tâm sớm".

‘Nói thế rất đúng’

Cũng hôm 26/4 từ Hà Nội, một nhà phân tích chính trị và an ninh khu vực, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, thuôc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) đưa ra bình luận với BBC :

"Họ nói thế rất đúng. Khi đang có dịch, cả thế giới tập trung chống dịch ở từng nước và ở các nước, thì Trung Quốc lại có các hành động như đang có ở Biển Đông, thì ai cũng thấy hành động đó không có lợi cho Trung Quốc và cho an ninh khu vực".

"Những nước nào lên án các hành động đó, ủng hộ chính sách và thực hành của Việt Nam, thì có thể coi họ là bạn bè. Nhận diện bạn bè, đối tác, đối tượng... thì từ lâu đã được nêu trong các chính sách của chính phủ Việt Nam ; lúc này, các vị đó chỉ nhắc lại thôi".

"Tôi có thấy một đoạn truyền hình quốc phòng phỏng vấn Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, ông Vịnh đã nói rõ chủ đề này".

Nhân dịp này, nhà nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng thuộc viện nghiên cứu của Singapore đưa ra một số bình luận về an ninh Biển Đông và khu vực, đặc biệt liên quan các động thái nhiều mặt của Trung Quốc.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói :

"Những động tác công hàm của Trung Quốc, thì được đáp lại bằng các công hàm, các "giao thiệp" ngoại giao tương ứng và phù hợp từ phía Bộ Ngoại giao Việt Nam".

"Hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, cụ thể như hiện nay Trung Quốc lại cử tàu Hải Dương Địa Chất 8 ra Biển Đông, cử tàu nghiên cứu của Đại học Hạ Môn ra vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, quân sự hóa các đảo đắp, tập trận, trinh sát trên không... thì Bộ quốc phòng và các bộ liên quan của Việt Nam đã có hoạt động cụ thể".

"Các hoạt động cụ thể gồm việc quan sát, theo dõi, nắm tình hình, dự báo, sẵn sàng ứng phó trên thực địa (Trường Sa...)"

"Đang lúc có Covid-19, mà Trung Quốc có các hành động như thế, tức là họ lợi dụng tình hình để đẩy mạnh các hoạt động phi pháp ở Biển Đông, thì đó là những hành động không có lợi cho Trung Quốc".

Về động thái của Trung Quốc công bố ra Liên Hiệp Quốc mới đây, hôm 17/04/2020, theo đó đưa Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra viện dẫn và bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông, đặc biệt trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói :

"Về công hàm 1958 ký bởi Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ông Phạm Văn Đồng, thì chính phủ Việt Nam, các chuyên gia pháp lý của Việt nam, các chuyên gia luật quốc tế... đã phân tích kỹ rồi".

"Về pháp lý và chính trị, công hàm đó không có giá trị khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông, vì rất nhiều lý do, mà tôi không nhắc lại ở đây".

"Về chính trị, Trung Quốc nêu lại Công hàm 1958, một lần nữa cho thấy Trung Quốc cố ý giải thích sai luật quốc tế về biển. Đây là một điểm rất bất lợi cho Trung Quốc trong việc thúc đẩy tuyên bố chủ quyền và lãnh thổ ở Biển Đông".

Liên minh hay không ?

Có ý kiến từ giới học giả nói với BBC gần đây cho rằng Việt Nam không nên liên minh với cường quốc nào để đối trọng với Trung Quốc.

Các ý kiến này cho rằng ý tưởng liên minh là lạc hậu và không thực tế, mặt khác cũng không có ai chịu hay muốn liên minh với Việt Nam ở quốc tế và khu vực liên quan an ninh và chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm :

"Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 nhắc lại luận điểm không liên minh quân sự. Luận điểm này, như tôi đã nói trước đây, được tuyên bố nhằm thúc đẩy chính sách hòa bình của Việt Nam, và chiến lược quốc phòng trong thời bình".

"Nhưng một khi Việt Nam bị đe dọa tấn công, hoặc tấn công xâm lược, khi đó, tùy tình hình cụ thể Việt Nam sẽ có các quyết định cụ thể nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ. Không có chính sách hay chiến lược nào là cứng nhắc. Lợi ích của đất nước quyết định mọi thay đổi chính sách, chiến lược".

"Một số chuyên gia nói rằng không nên liên minh, chắc là họ có lý do của họ. Tôi chỉ lưu ý rằng, Biển Đông không chỉ là nơi Việt Nam có lợi ích quốc gia, mà các quốc gia khác, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, phương Tây... có lợi ích quốc gia của mình, vì đây là con đường chuyển vận hơn 5.000 nghìn tỷ USD hàng hóa của thế giới".

"Một khi Biển Đông bị ai đó đe dọa độc chiếm hay hành động để tiến tới độc chiếm, thì các nước đều xem sẽ hợp tác với nhau thế nào để chống lại. Từ đó, có thể hình thành liên minh nào đó".

Hành động ưu tiên gì ?

Từ Hà Nội, một nhà nghiên cứu luật học và chính sách của Việt Nam từ Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển bình luận với BBC về điều mà ông cho rằng Việt Nam cần ưu tiên làm gì trong bối cảnh hiện nay.

"Việc ưu tiên đầu tiên hiện nay là ngay lập tức Việt Nam cũng phải có công hàm phản đối công hàm ngày 17/4 của Trung Quốc", Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao nói.

"Thứ hai là lập tức Việt Nam cần phải có một động thái tức là nêu vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và đề nghị với tư cách thành viên không thường trực, nêu vấn đề nhóm họp khẩn cấp về tình hình ở Biển Đông trước những hành động mà không chỉ bằng những lời tuyên bố, mà còn bằng những hành động trên thực địa, đang đe dọa dùng vũ lực đối với Việt Nam".

"Và việc này không chỉ đe dọa riêng với Việt Nam mà còn đe dọa hòa bình và ổn định ở khu vực. Điều này về nội dung hoàn toàn phù hợp cho việc Việt Nam đề nghị đưa vào Chương trình nghị sự của phiên họp của Hội đồng Bảo an ngay lập tức, càng sớm càng tốt".

"Và việc tiếp theo nữa, theo tôi, Việt Nam cần chủ động có một sáng kiến tổ chức một Hội nghị về Biển Đông mà không nhất thiết với tư cách Chủ tịch của Asean, mà với tư cách là một trong những nước là nạn nhân của hành vi áp chế, đe dọa dùng vũ lực của phía Trung Quốc".

"Cụ thể Việt Nam có thể qua hoạt động vận động ngoại giao với Philippines, Malaysia, Indonesia v.v… để nêu ra sáng kiến họp khẩn cấp về tình hình mất an ninh, ổn định ở Biển Đông và đồng thời tham dự hội nghị như vậy, cần phải có sự có mặt của các nước có thể bị phương hại, hay chịu ảnh hưởng trực tiếp về tự do hàng hải bị đe dọa".

"Ở đây có thể nói đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, đó là Hoa Kỳ, Úc và Ấn Độ, những nước đó có thể vận động được để mà dự và có thể có được một hội nghị để bàn về vấn đề đảm bảo hòa bình và an ninh ở Biển Đông trước những hành vi rất là ngang ngược như vậy của Trung Quốc, theo tôi đây là những biện pháp khẩn cấp, cần làm ngay".

‘Quan trọng và mới’

Cũng liên quan tình hình Biển Đông và an ninh khu vực, mới đây, một nhà nghiên cứu chính trị và bang giao quốc tế từ Đại học George Mason nhấn mạnh với BBC về điều mà ông cho là điểm quan trọng và mới, có tính chất thời sự nên được lưu ý từ góc nhìn liên quan tới chính sách của Hoa Kỳ.

"Đó là Mỹ ủng hộ sự tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và ủng hộ các quốc gia khai thác dầu hỏa trong phạm vi chủ quyền của họ bằng cách tăng cường tuần tra, đặc biệt cử các tàu của Mỹ theo sát các tàu của Trung Quốc "khảo sát", "nghiên cứu" ở Biển Đông", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.

"Mỹ nên phối hợp với các nước liên hệ cùng làm việc đó, và trong đạo luật cứu nguy các công ty dầu hỏa của mình, Mỹ nên giành ưu tiên cho những công ty khai thác dầu ở Biển Đông trong phạm vi chủ quyền của các nước trong khu vực căn cứ trên công ước về luật biển (Unclos 1982)".

Trong một diễn biến gần đây, hôm 17/4 năm 2020, theo giới quan sát, Trung Quốc đã đệ trình một công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối Việt Nam xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, cáo buộc Việt Nam đã xâm chiếm trái phép biển đảo của Trung Quốc, đặc biệt ở Quần đảo Trường Sa.

Đặc biệt, đi kèm công văn này, Trung Quốc đã công bố và viện dẫn căn cứ để ủng hộ các tuyên bố chủ quyền cũng như cáo buộc, phản đối Việt Nam xâm phạm, xâm chiếm biển đảo khi gửi Liên Hiệp Quốc tham khảo công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng vào năm 1958 gửi người đồng cấp, Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc Chu Ân Lai.

Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành mọi hành động kể cả các biện pháp mạnh mẽ cần thiết để bảo vệ và bảo đảm các quyền lợi chính đáng, cũng như chủ quyền của nước này tại Biển Đông.

Trước đó, vẫn theo giới quan sát, Trung Quốc đã nhiều lần lên án, cảnh báo và chỉ trích Mỹ, cho rằng Hoa Kỳ đã có những hành động can thiệp, gây phức tạp về an ninh trên Biển Đông và khu vực, Trung Quốc cũng đề nghị các quốc gia trong khu vực có tranh chấp bất đồng với Trung Quốc về biển đảo nên tiến hành các đàm phán, đối thoại song phương, cũng như chủ động đề nghị từng quốc gia riêng rẽ tiến hành khai thác chung các nguồn lợi trên biển với Trung Quốc ở những nơi có tranh chấp, hoặc đã đang trở thành tranh chấp.

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 27/04/2020

*******************

Thêm một bằng chứng "cõng rắn vào nhà"

Hiếu Bá Linh, Thoibao.de, 27/04/2020

Trong Công hàm mới nhất của Trung Quốc trình lên Liên Hợp Quốc ngày 17/4/2020 để khẳng định chủ quyền biển đảo của họ, ngoài việc nêu ra Công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958, Trung Quốc còn dựa vào những chứng cứ khác để biện minh rằng Việt Nam cũng đã công nhận một cách rõ ràng chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa, nó "đã được phản ánh trong các tuyên bố và ghi chú của chính phủ Việt Nam, cũng như các bản đồ, sách giáo khoa và báo chí chính thức của Việt Nam" (trích Công hàm Trung Quốc ngày 17/4/2020).

congham7

Trích Văn kiện ngày 30/1/1980 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa

Một trong những chứng cứ kể trên là "các bản đồ" do chính Việt Nam biên soạn, in ấn và xuất bản. Mặc dù Công hàm mới nhất của Trung Quốc không trưng ra mà chỉ nhắc đến "các bản đồ", nhưng trong văn kiện đầu tiên công bố ngày 30/1/1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra các tư liệu lịch sử, bản đồ v.v. để chứng minh "Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa" (tức là Trường sa và Hoàng Sa).

Toàn bộ văn kiện ngày 30/1/1980 được đăng trên tạp chí Beijing Review của Trung Quốc, số 7 ngày 18/2/1980, trong đó không những nói rõ về các bản đồ, mà còn đưa ra ảnh chụp. Trích nguyên văn như sau :

congham8

Bản dịch : "Các bản đồ và sách giáo khoa chính thức của Việt Nam đều thừa nhận rất rõ ràng hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Chẳng hạn, Bản đồ Thế giới được thực hiện năm 1960 bởi Phòng Bản đồ thuộc bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh dấu hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tên tiếng Trung và chú thích trong dấu ngoặc hai quần đảo này thuộc về Trung Quốc. Tập bản đồ Thế giới được xuất bản tháng 5 năm 1972 bởi Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam cũng đánh dấu hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tên tiếng Trung (xem Phụ Lục 5)".

congham9

Chắc chắn Trung Quốc đã từ lâu nắm trong tay và cất kỹ bản gốc của các bản đồ này, khi cần có thể trưng ra như là một bằng chứng mà Việt Nam không thể chối cãi.

Một câu hỏi được đặt ra tại sao Phòng Bản đồ thuộc bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam lại làm ra một tấm bản đồ như vậy ?

 Không thể nào nói đó là do sơ suất hay nhầm lẫn vì không những ghi tên hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tên tiếng Trung Quốc, mà còn chú thích trong dấu ngoặc hai quần đảo này thuộc về Trung Quốc.

Tại sao Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam cũng in tên hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tiếng Trung ?

Theo tìm hiểu của tờ Thoibao.de, từ năm 1960 đã có ít nhất một người Trung Quốc làm việc trong Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam. Đó là một "chuyên gia do Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phái sang giúp Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa".

congham10

Như vậy rõ ràng Trung Quốc đã cài người trong Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Phủ Thủ tướng, trễ nhất là từ năm 1960. Chúng nằm sâu trong những cơ quan trọng yếu của quốc gia với nhiệm vụ ngụy tạo chứng cứ cho việc cướp đất và biển đảo. Đó là điều chúng đã tính toán từ trước.

Việc "cõng rắn vào nhà" như thế này. Ai là người chịu trách nhiệm ?

Ngoài Trương Hồng Niên, người của Trung Quốc được cài cấm trong Cục đo đạc và bản đồ ra, liệu còn bao nhiêu người Trung Quốc đã được cài cấm trong các bộ ngành khác từ trước đến nay, nhất là Bộ Giáo dục (sách giáo khoa cũng bị Trung Quốc ngụy tạo dùng làm bằng chứng).

Hiện nay, tình báo Trung Quốc tại Việt Nam đã cài trong Quốc hội bao nhiêu người, Chính phủ bao nhiêu người và Bộ chính trị là bao nhiêu người ? Bao giờ người dân có được câu trả lời cho câu hỏi này ?

Hiếu Bá Linh

Nguyên tác : China's Indisputable Sovereignty over Xisha and Nansha Islands, Beijing Review, 18/02/1980

Nguồn : Thoibao.de, 27/04/2020

(Bảng PDF)

China's Indisputable Sovereignty over Xisha and Nansha Islands 

 

Published in Diễn đàn

Thời gian vừa qua, Biển Đông liên tục "dậy sóng" bởi các hành động hung hăng nối tiếp hung hăng của Trung Quốc. Trung Quốc vẫn đang thể hiện là một "tay chơi" kiên nhẫn và đầy mưu mẹo. Những vấn đề nội bộ của Trung Quốc cũng nóng bỏng khi quốc gia này đang đối mặt với những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội từ trong nước đến ngoài nước. Trong bối cảnh đó, tung ra vài chiêu tại Biển Đông là dư luận cả thế giới im bặt vì đã dồn hết chú ý vào đó.

noilo1

Người lính hải quân Việt Nam đứng canh ở đảo Thuyền Chài thuộc Trường Sa hôm 17/1/2013 - Reuters - Hình minh họa.

Sự kháng cự của các quốc gia ASEAN có lúc tưởng chừng như vô vọng, nhưng lại được "bơm" bởi một số tuyên bố khích lệ từ các cường quốc, nhất là Hoa Kỳ. Dư luận Việt Nam đang nức lòng khi lần đầu được thấy tận mắt các Công hàm của Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc phản đối các lập luận của Trung Quốc. Tuy nhiên, niềm hưng phấn ấy không giữ được lâu.

Ngày 17/4/2020, Trung Quốc tung một Công hàm nhiều ý nghĩa khác nhau cho Việt Nam. Một số chuyên gia lo lắng khi nhận được tín hiệu đe doạ sử dụng vũ lực từ Trung Quốc. Ngoài ra, cũng có chuyên gia nhận thấy rằng, trong Công hàm này, Trung Quốc lại tiếp tục đưa một "cái áo mới" là Tứ Sa chồng lên ái áo cũ "đường lưỡi bò" cho lập luận hòng chiếm cả Biển Đông của Trung Quốc.

Nhưng dư luận Việt Nam dửng dưng trước điều đó, mà tất cả lại đổ dồn về một vấn đề khác. Đó là việc Trung Quốc lại tiếp tục khơi lại luận điểm Việt Nam đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa) thông qua cái mà Trung Quốc gọi là "Công hàm năm 1958" do ông Phạm Văn Đồng - Thủ tướng Việt Nam khi đó ký tên trực tiếp.

Những tranh luận ồn ào về văn bản này lại được dịp bùng lên. Và rất nhanh, như mọi cuộc tranh luận khác, cuộc tranh luận đã nhanh chóng trở thành một cuộc cãi vã. Là cãi vã bởi vì, chẳng ai muốn nghe ai, chẳng ai đếm xỉa gì đến lập luận, mà chỉ cố gắng tìm cách thể hiện. và áp chế quan điểm của riêng mình, còn ai nghe hay không mặc kệ.

Cãi vã đầu tiên là liên quan đến tên gọi của văn bản này. Phía Trung Quốc gọi nó là Công hàm ( Tiếng Anh gọi Công hàm là Notes hoặc Công hàm ngoại giao : Notes Verbales), Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc trong một số văn bản gửi lên Liên Hợp Quốc gọi nó là Thư (Tiếng Anh : Letters). Một số người khác thì gọi nó là Công thư, hàm ý là một thư của Chính phủ, khác với thư của cá nhân.

noilo2

Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc Photo : RFA

Cãi vã thứ hai và nhiều nhất là việc nội dung văn bản này có ràng buộc Việt Nam như phía Trung Quốc tuyên bố là đã cấu thành sự công nhận chính thức của phía Việt Nam với chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo này. Một số học giả Việt Nam ở trong nước và hải ngoại ra sức phân tích rằng, văn bản này không hẳn đã khiến Việt Nam "thua trắng" nếu ra Toà án quốc tế phân xử.

Tuy vậy, cuộc cãi vã vẫn bùng lên và chưa đến hồi lắng dịu. Trong bài này, tác giả không tập trung vào phân tích tính pháp lý của văn bản vì nhiều người đã trình bày. Và ngay trong nhiều văn bản chính thức của Phái đoàn Thường trực Việt Nam gửi lên Liên Hợp Quốc cũng thể hiện những nội dung đó rồi.

Một số luật gia trẻ tuổi thấy bùng lên cơ hội muốn thể hiện khả năng bản thân, thông qua việc phản biện và phê phán các lập luận trước đã đưa ra để "trấn an" công luận. Một số nhà nghiên cứu khác cũng lên tiếng chê bai ông Phạm Văn Đồng, ý muốn nói rằng "đáng đời thằng bán nước". Cá biệt có nhà nghiên cứu còn cho rằng, tất cả những lập luận bảo vệ Việt Nam như vậy, ông ta đã thấy trước và chỉ có cách theo lập luận của ông ta mà thôi.

Điều rất ngạc nhiên của người viết khi chứng kiến cuộc cãi vã "kinh khiếp" này. Cũng sẽ có người nói rằng, với tinh thần khoa học thì phải mổ xẻ điểm yếu, điểm mạnh của mỗi bên, để có được những sức mạnh pháp lý cần thiết. Thế nhưng, nếu nói về khoa học, có mấy người nào chịu khó đọc tất cả các lập luận của các bên để đưa ra một cái nhìn khách quan, nhiều chiều nhưng phải được đặt trên tổng thể các lập luận đó. Xin nhắc rằng, lập luận về chủ quyền của mỗi bên đều là một tập hợp nhiều luận điểm khác nhau, được hỗ trợ bởi nhiều luận cứ và các bằng chứng lịch sử pháp lý, thế nhưng dường như dư luận Việt Nam, kể cả một số người được cho là nhà nghiên cứu, vẫn chỉ nhìn vào một luận điểm duy nhất với tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng, vậy thì điều đó có thực sự đã có cái nhìn khoa học ? Nếu chỉ nhìn vào một phần mà không nhìn vào tổng thể thì có khác gì "thầy bói mù sờ voi". Vậy thì làm sao mà đã có thể khẳng định được mạnh yếu trong lập luận của mỗi bên ?

Cuộc cãi vã này nếu chấm dứt thì kẻ thắng duy nhất lại là Trung Quốc. Chỉ một đòn "đàn chỉ thần công" này thôi đã hạ gục bao nhiêu sự hả hê của dư luận Việt Nam chỉ mới được hân hoan vài ngày trước đó.

Nếu các luật gia, nhà nghiên cứu người Việt đang ra sức cãi vã trên Facebook chịu khó tìm hiểu kỹ, thì tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng chỉ là một trong vài "tuyên bố" gây ra một vài sự bất lợi cho phía Việt Nam mà thôi. Tôi ví dụ nhé, còn tuyên bố của Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ung Văn Khiêm năm 1953, Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Việt Nam năm 1965. Thế nhưng, Trung Quốc thích nhất và hay xài nhất chính là tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng, cho dù, tuyên bố này mù mờ hơn rất nhiều và chưa chắc đã có pháp lý mạnh hơn so với tuyên bố của ông Ung Văn Khiêm và của Bộ Ngoại Giao năm 1965.

Vấn đề cần phải nói trong câu chuyện Biển Đông hôm nay, không chỉ là chủ quyền của ai ? Cái mà Việt Nam có nhiều bằng chứng chủ quyền nhất là Hoàng Sa thì giờ Trung Quốc đã nắm trọn. Lấy lại Hoàng Sa trước một Trung Quốc đầy xảo quyệt và gian manh thì chỉ có thể sử dụng "gươm súng", vì thế vẫn còn là một tương lai xa vời vợi, cho dù chúng ta vẫn biết rằng chỉ còn 1% hy vọng, chúng ta vẫn phải luôn kiên trì đeo đuổi.

Về Trường Sa thì Việt Nam thông tin chính thức cho biết là đang nắm giữ 21 thực thể, trong đó có 9 "đảo nổi", 12 "đảo chìm", tổng cộng là 33 điểm đóng quân. Trong vấn đề chủ quyền tại Trường Sa thì giả dụ, nếu điều tệ hại nhất xảy ra là tất cả các lập luận chủ quyền của Việt Nam bị "vô hiệu" thì theo nguyên tắc "chiếm hữu theo thời hiệu" trong luật quốc tế, được nhắc lại trong Án lệ Pedra Branca năm 2008 thì ai đang giữ cái gì sẽ được tiếp tục giữ cái đó như Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) đã phán xử trong Vụ Pedra Branca. Cho dù Malaysia kế thừa chủ quyền từ Tiểu vương Johor, đã thực thi chủ quyền sớm nhất trên Pedra Branca, tuy nhiên vì Singapore đang chiếm hữu nó trong thực tế, chiếm hữu bằng biện pháp hoà bình, nên Singapore được ICJ trao quyền tiếp tục sở hữu Pedra Branca.

Với tình hình hiện nay, Việt Nam "giữ lại những gì mình đang có" đã là đầy khó khăn, chứ giấc mơ "lấy lại những gì đã mất", thu hồi lại Hoàng Sa và toàn bộ Trường Sa, sẽ là câu chuyện của một tương lai xa vời.

Điều cấp bách đáng nói hơn cả vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa ở đây là việc Trung Quốc đang xâm chiếm gần hết vùng biển của Việt Nam, trong đó có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là những vùng biển mà Việt Nam đương nhiên có quyền hưởng trong việc thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng này. Các tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, băng cháy, các loại hải sản, các tuyến vận tải biển… trên các vùng này phải thuộc về Việt Nam. Thế nhưng, mọi người đang thấy đó, Trung Quốc ngày trước vẽ ra tấm áo "dơ dáy" là "đường lưỡi bò", bây giờ lại khoác lên tấm áo "Tứ Sa" hòng che đậy cho dã tâm chiếm đoạt các vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia khác.

Tuy nhiên, vấn đề vùng biển này lại nằm trong quy định của Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (Gọi tắt tiếng Anh là UNCLOS). Và nhờ có UNCLOS, Việt Nam mới có lý do để đòi hỏi các vùng biển của chúng ta, chứ nếu không, chắc chúng ta có khi đã trở thành "nước không có biển" như anh bạn Lào vậy.

Vì thế, nếu giấc mơ nghiên cứu Biển Đông với những vấn đề thực sự ảnh hưởng tới tương lai đất nước, thì có bao nhiêu việc phải làm, phải nghiên cứu. Người viết luôn ủng hộ các tranh luận khoa học để tìm ra các lập luận mới bảo vệ đất nước, nhưng cần nghiên cứu và tìm hiểu một cách thật sự khoa học, tránh rơi vào cuộc cãi vã triền miên không có lối thoát. Và trong lúc chúng ta đang cãi vã, thì kẻ thù đang từ từ gặm nhấm biển của chúng ta.

Từ Nguyên Trực

Nguồn : RFA, 24/04/2020

Published in Diễn đàn

Phải can đảm nhìn nhận một sự thật lịch sử 

Nguyễn Văn Huy, 25/04/2020

Bài viết công phu và đầy thuyết phục dưới đây về Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 - được báo Đại Đoàn Kết phổ biến hồi tháng 7/2011, không rõ tác giả là ai, và được trang Wikipedia tiếng Việt trích đăng như một tài liệu biên khảo có giá trị - đã được cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam trích đăng lại ngày 23/05/2014. Từ đó đến nay, gần 9 năm đã trôi qua, phía chính quyền Việt Nam không hề có một bài viết chính thức có giá trị nào để lý giải công hàm Phạm Văn Đồng 1958 và Bắc Kinh đã nhân cơ hội sử dụng văn bản này giải thích sự nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên toàn Biển Đông của Đảng và Chính quyền cộng sản Việt Nam. Im lặng là đồng ý hay phủ nhận ?

Tác giả (vô danh) bài viết này đã chỉ nói lên một sự thật : hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ sau Hiệp định Genève tháng 7/1954 thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có chữ ký của đại diện Trung Quốc là Chu Ân Lai, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao. Lý giải được sự thật này, Đảng và Chính quyền cộng sản Việt Nam không phải chật vật và bối rối biện bạch như con vẹt về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên và giản dị như vậy nhưng tại sao Đảng và Chính quyền cộng sản Việt Nam lại im lặng ?  

Sự im lặng này nẩy sinh nhiều suy đoán (đương nhiên không có lợi cho Đảng và Chính phú cộng sản đương quyền) : sợ bị tố cáo xé bỏ Hiệp định Genève 1954 để tiến chiếm Việt Nam Cộng Hòa bằng vũ lực ; sợ Bắc Kinh không hài lòng vì sử dụng ngôn từ đãi bôi, dối trá để lợi dụng sự giúp đỡ ; Hà Nội không có người đủ khả năng lý giải bối cảnh ra đời của công hàm Phạm Văn Đồng để phủi tay ; sợ bị kết tội tự diễn biến, tự chuyển hóa, phá vỡ đại cục ; người đủ khả năng lý giải sợ bị tình báo Trung Quốc ám hại...

Cho dù có biện bạch gì đi nữa, dư luận người Việt trong và ngoài nước thấy rõ rằng những cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước cộng sản hiện nay không có bản lãnh để dẫn dắt đất nước trong một khúc quanh lịch sử quan trọng trong những ngày sắp tới.

Nguyễn Văn Huy

(25/04/2020)

********************

Đọc lại một bài viết về Công hàm 1958 trên website Chính phủ

Huy Đức, 24/04/2020

"Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974".

(trích Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, 24/05/2014)

Huy Đức

Nguồn : fb.Osinhuyduc, 24/04/2020

********************

Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

MNews. Chinhphu.vn, 23/05/2014

Trung Quốc mới đây lại viện dẫn Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như một "bằng chứng" về việc Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Song đây là một "vở diễn lại" quá lố của Trung Quốc bởi công luận Việt Nam đã từng phân tích sáng tỏ nội dung Công hàm 1958, khẳng định rằng văn bản này được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Dưới đây, Báo điện tử Chính phủ xin dẫn lại bài báo "Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam" đăng trên báo Đại Đoàn kết vào tháng 7/2011 trong đó tác giả bài báo phân tích rõ nội dung Công hàm 1958 cũng như chỉ ra những diễn giải xuyên tạc của Trung Quốc đối với văn bản này :

phamvandong0

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người ký tên Công hàm 1958 gây nhiều tranh cãi

Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau :

"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ : Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng".

Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan.

Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia.

Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra.

Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược "lấn sân" của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

Ngày 26/5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.

Ngày 11/8/1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng" Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ.

Ngày 12/9/1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này.

Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23/8/1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách" đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa -Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em". Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa" của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép" thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố.

Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.

Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên.

Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng : Một là, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý ; Hai là, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu.

Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực.

Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.

Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế.

Trong khi đó, Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do.

Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm : Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng Hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel" để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel". Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính :

1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch ;

2) Quốc gia nại "estoppel" phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động ;

3) Quốc gia nại "estoppel" cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó ;

4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ : bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine", bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua", bản án "Ngôi đền Preah Vihear"...

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn" Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hóa tình hình".

Nguồn : chinhphu.vn, 23/05/2014

**********************

Việt Nam chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là vô giá trị

Thanh Phương, RFI, 24/05/2014

Sau nhiều năm im lặng, mãi đến những năm gần đây, chính quyền Việt Nam mới lên tiếng giải thích về công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, nhưng lần đầu tiên, Hà Nội vừa chính thức tuyên bố công hàm đó là vô giá trị, tức là không hề công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

phamvandong2

Công hàm Phạm Văn Đồng, mà nhiều người gọi là "công hàm bán nước", đã được đưa ra trong bối cảnh như thế nào ? Ngày 04/09/1958, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố với quốc tế quyết định của chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam). 

Sau đó, ngày 14/09/1958, Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng đã gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai bức công hàm ghi rõ : "Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành" tuyên bố nói trên của chính phủ Trung Quốc và "sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc". 

Từ đó cho đến nay, đối với Bắc Kinh, bức công hàm nói trên của Thủ tướng Việt Nam là đồng nghĩa với việc Hà Nội thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Thật ra, từ lâu, nhiều chuyên gia đã phân tích rõ là công hàm Phạm Văn Đồng chẳng có giá trị nào về mặt pháp lý trên vấn đề chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, bởi một lý do đơn giản là hai quần đảo này vào thời đó thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. 

Trong bài báo ngày 20/07/2011, tờ Đại Đoàn Kết cũng đã công nhận rằng vào thời điểm năm 1958, Hoàng Sa và Trường Sa "tạm thời thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa" và chính phủ này "đã liên tục thực thi" chủ quyền trên hai quần đảo đó và đặc biệt đã quyết liệt chống trả sự xâm lược của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Hơn nữa, vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền trên hai quần đảo này. 

Nhưng đó chỉ mới là ý kiến của một tờ báo chính thức, được đăng tải vào lúc đó để xoa dịu dư luận, không chỉ đang phẫn nộ về những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn rất bất bình trước hành động đàn áp người biểu tình phản đối Trung Quốc. Nay, trong bối cảnh Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, lần đầu tiên chính phủ Hà Nội chính thức tuyên bố công hàm đó là không hề công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Trong cuộc họp báo quốc tế hôm 23/05/2014 (lần thứ ba kể từ đầu vụ giàn khoan HD-981), phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Trần Duy Hải đã nhắc lại lập luận rằng công hàm (mà ông gọi là công thư) Phạm Văn Đồng không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bởi lẽ hai quần đảo này lúc đó nằm dưới vĩ tuyến 17 và thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa, được Pháp giao lại vào năm 1956, phù hợp với Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc có tham gia. 

Việt Nam đã phải chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là vô giá trị trong bối cảnh mà chính phủ Hà Nội đang cố vận động sự ủng hộ của quốc tế bằng cách nêu rõ những cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Hà Nội cũng đang xem xét việc khởi kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế. Trong cuộc họp báo quốc tế hôm qua, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, hàm Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao, cho biết, với tư cách thành viên của Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam có quyền sử dụng tất cả các cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến mình.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 24/05/2014

 

Published in Diễn đàn