Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 13 mai 2020 14:57

Giấc mơ công nghệ 4.0

Giáo sư Trương Nguyện Thành cuốn gói về Mỹ, tôi nghi là giấc mơ "công nghệ bốn chấm" chắc cũng cuốn gói theo ông thầy.

giacmo1

Xã hội Việt Nam không có chỗ để dung chứa sự "sáng tạo". Tài giỏi mấy, không có thẻ đảng, cũng không thèm xài.

Người ta cứ biện hộ quẩn quanh vì lý do Giáo sư Thành "chưa đủ 5 năm làm quản lý ở cấp khoa, phòng…" theo điều 20 của bộ luật giáo dục đại học. Theo tôi là không thuyết phục. Người ta cố tình bỏ qua yếu tố "đứng đầu sổ" là ứng viên hiệu trưởng phải là người "có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt". Điều này tôi đã nói hôm kia, về "tiêu chuẩn người cán bộ chiến lược".

Theo tôi, Tề thiên đại thánh giáng trần với 72 phép thần thông cũng không làm được gì. Ở Việt Nam muốn được việc phải có cái "thẻ đỏ".

Đại học Hoa Sen không có thầy Thành làm hiệu trưởng thì người ta sẽ bầu ra "thầy" khác. Dĩ nhiên "thầy" này sẽ được tuyển chọn trong số "cán bộ chiến lược" (tức cán bộ nguồn), lấy từ kho "hồng" 4 triệu đảng viên.

Đều tôi hơi lo là thế giới người ta đang bước vào thời kỳ "kỹ nghệ 4.0".

Theo tôi, công nghệ này (cũng như công nghệ ba chấm), được đặt trên ba chữ : khai phóng, sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp.

Ý kiến của tôi là tập họp nhân sự trung ương đảng lại, chiếu cho họ coi hai tập tài liệu.

Thứ nhứt là tập tài liệu nói về lịch sử thành lập thung lũng Silicon (San Jose - California). Chỉ mới từ thập niên 70 thôi. Ban đầu với hãng Fairchild Semiconductor với những con transitor cung cấp cho NASA trong chương trình Apollo. Từ Fairchild, với những nhân sự tài ba tách ra, hàng loạt các xí nghiệp khác mọc lên, Intel rồi đến các thứ như Google, Yahoo… sau này.

Thứ hai là lịch sử (cạnh tranh) của Bill Gates với Microsoft và Steves Job với Mcintosch (sau này iphone, ipad).

Nghe ông Phúc ao ước một cái "silicon valley" cho Việt Nam. Tôi nghi là ông Phúc không nắm lịch sử phát triển của Silicon Valley (Sata Clara, San Jose, CA).

Quí ông hãy coi đi, để xem yếu tố nào đã đưa nước Mỹ thành công (ở công nghệ 3.x). Dựa vào thành công ở công nghệ này mà Mỹ chiến thắng khối cộng sản không tốn một giọt máu.

Chỉ có ba chữ : khai phóng, sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp.

Ông Giáo sư Trương Nguyện Thành là "chuyên gia" hướng dẫn sinh viên về "sự sáng tạo".

Nhưng xã hội Việt Nam thì không có chỗ để dung chứa sự "sáng tạo".

Tất cả nhân sự lãnh đạo xã hội phải đi ra từ cái lò "đảng viên" gồm khoảng 4 triệu người. Phi đảng viên bất thành… hiệu trưởng.

Thế giới hiện nay có 3 trung tâm thu hút nhân tài : Singapore, Trung Quốc và Nam Hàn. Các quốc gia này trả tiền lương cao (nhứt thế giới) cho giới nghiên cứu tài giỏi. Sinh viên, khoa học gia tốt nghiệp các đại học Đài Loan phần lớn bị "dụ" sang làm việc cho lục địa (lương cao hơn).

Việt Nam thì bất cần. Tài giỏi mấy, không có thẻ đảng, cũng không thèm xài.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 11/05/2020

Additional Info

  • Author Trương Nhân Tuấn
Published in Diễn đàn

Covid-19 đã cầm chân hàng trăm triu đa tr trên toàn thế gii, khiến chúng không th ti trường và nếu th so cách gii quyết vn đ này ca thiên h vi Vit Nam, có l s d cm nhn hơn v Ngh quyết 52 ca B Chính tr Đảng cộng sản Việt Nam (xác đnh "cách mng công nghệ 4.0" là yêu cầu tt yếu khách quan, nhim v có ý nghĩa chiến lược đc bit quan trng, va cp bách, va lâu dài ca c h thng chính tr và toàn xã hi, gn cht vi quá trình hi nhp quc tế sâu rng") (1).

congnghe1

Thủ tướng Chính ph Vit Nam Nguyn Xuân Phúc hp trc tuyến hôm 10/4/2020. Hình minh ha. Photo Chinhphu.

***

Mỹ không có b nào như… B Chính trị đ ban hành ngh quyết v "cách mng công ngh 4.0" ! Ging như các bn đng la Vit Nam, tr con M đang trong đ tui cn đến trường cũng b buc nhà đ tránh lây nghim và ngăn nga Covid-19 phát tán rng hơn. Tr con M ch khác vi tr con Việt Nam ch có th tiếp tc hc hành ti nhà. Còn chính ph M và ph huynh hc sinh thì không mt quá nhiu thi gian, công sc đ tranh lun qua li v vic bao gi tr con nên quay li trường như Vit Nam.

Có nhiều chuyn đ k v vic tr con M hc nhà khi Covid-19 bùng phát nhưng nhng câu chuyn đó không có ngun cho chính ph Vit Nam và ph huynh hc sinh ca Vit Nam kim chng, thành ra k viết bài này đành dùng mt ngun, mô t chuyn hc ti nhà ca tr con M đang sng bên ngoài lãnh th M cho bt kỳ ai cũng có th tìm hiu thêm và đi chiếu : Bài tường thut v vic điu chnh hot đng hc ti nhà ca nhng đa tr là hc sinh Hc khu vùng Đông Châu Âu ca DODEA (2).

***

DODEA có tên đầy đ là Department of Defense Education Activity ( quan đc trách giáo dc ph thông ca B Quc phòng M). S dĩ B Quc phòng M phi thành lp DODEA vì M có nhiu căn c quân s bên ngoài lãnh th M. Khi được điu đng đến căn c nào đó bên ngoài lãnh th M, nếu căn c y không ta lc nhng khu vực có chiến s, quân nhân M và các nhân viên dân s làm vic cho B Quc phòng M có th đưa c gia đình đến đó. DODEA chính là nơi chu trách nhim vn hành các trường hc t nhà tr đến cp ba đ tha mãn nhu cu hc hành ca lũ tr con M do cha m phải di chuyn mà không có cơ hi hc hành ngay ti M.

Vì các căn cứ ca M nm ri rác ti nhiu nơi trên toàn thế gii, DODEA có nhiu hc khu (School District) phc v nhiu khu vc khác nhau. Mi hc khu có nhiu trường thuc đ mi cp. Hc khu min Đông Châu Âu (Europe East School District) của DODEA có 32 trường phc v cng đng quân s M Kaiserslautern (thuc bang Rheinland-Pfalz) và mt s cng đng quân s M khác đang hin din ti Đc. Ging như nhiu hc khu khác thuc DODEA, do Covid-19, Europe East School District đã đóng cửa c 32 trường t gia tháng 3 và vì không biết đến bao gi đi dch chm dt nên không xác đnh lúc nào s m ca tr li.

Hai đứa tr mt hc lp 5, mt hc lp chín, thuc hai trường ca Europe East School District - mà cha m chúng không mun k viết bài này nêu danh tính đ bo v s riêng tư - cùng cho biết : Ngay sau khi trường ca chúng phi đóng ca, c hai chuyn sang học qua Internet gn như lp tc. Do hc sinh ca các trường thuc DODEA đã được dy đ s dng máy tính, khai thác các li ích ca Internet t lp mt và đa tr nào cũng có account, password đ thc hin nhiu yêu cu khác nhau ca giáo viên trên Google Classroom nên không đứa tr nào cm thy b ng khi phi hc qua Internet. Hc ti nhà ch cn máy tính. Nếu nhà thiếu máy tính, cha m có th mượn laptop ca trường.

Tuy không phải đến trường nhưng t khi chuyn sang hc qua Internet, lũ tr là hc sinh các trường ca Europe East School District vn phi trình din giáo viên trước máy tính đúng vào gi mà chúng thường phi có mt ti lp. Hc ti nhà nên lũ tr được hướng dn đ s dng thêm Google Meet, m webcam, microphone nghe giáo viên ging, tho luận với giáo viên và bn bè y như lúc ngi ti lp. Ngoài nhng nn tng h tr hc ti nhà có kết ni vi trường và giáo viên do Google cung cp, các trường ca Europe East School District còn hướng dn lũ tr tham kho thêm v nhng bài cn hc, cn rèn luyện qua nhng trang web khác.

Bên cạnh nhng trang web cung cp các bài ging, bài tp giúp trau di kiến thc, k năng v khoa hc t nhiên hoàn toàn min phí như Khan Academy (khanacademy.org), còn có nhng trang web như Clever mà DODEA (Clever DODEA) đã thanh toán chi phí để giáo viên và hc sinh tiu hc có th cùng nhau khai thác tin ích khi hc nhiu th khác (văn, khoa hc…). Vi nhng môn hc có yêu cu chuyên bit hơn, chng hn ngoi ng, tr có th dùng VHL (vhlcentral.com)…

Trẻ con M hn sẽ ú ớ khi nghe đ cp đến "cách mng công ngh 4.0" vì không có ý nim gì v cuc… cách mng y. Dù không th "nhận thc đy đ, đúng đn v ni hàm, bn cht ca cuc ‘cách mng công ngh 4.0’ đ quyết tâm đi mi tư duy và hành đng, xem đó là gii pháp đt phá vi bước đi và l trình phù hp, là cơ hi đ bt phá trong phát trin kinh tế - xã hi" nhưng lũ tr này có th mô t tường tn và thao tác hết sc thành tho trong vic s dng máy tính, Internet đ chuyn hc hành không b gián đon.

***

Lũ trẻ là học sinh các trường ca Europe East School District đang trong Spring Break – đt ngh gia hc phn ba và hc phn 4. Theo tường thut ca t Stars and Stripes – mt t báo phc v đi tượng đc gi là quân nhân M - cui hc phn ba, Europe East School District đã tổ chc thăm dò ý kiến ca ph huynh hc sinh và quyết đnh điu chnh phương thc hc ti nhà qua Internet. Europe East School District xin li vì đã không d đoán được Internet ti gia không bng Internet trường, thành ra khi các đa tr trong một gia đình cùng m máy tính, cùng vào Internet đ hc, wifi quá ti, gây nhiu phin hà cho c ph huynh ln hc sinh.

Bởi đó cũng là mc mc chung, b phn điu hành 66 trường hc các cp thuc DODEA Châu Âu va thông báo, t 13 tháng này – khi Spring Break chấm dt, tr hc Tiu hc s "lên" lp t 8 gi sáng đến 11 gi sáng. Tr hc cp ba s "lên" lp t 10 gi sáng đến 12 gi 30 trưa. Tr hc cp hai s "lên" lp t 12 gi 30 đến 3 gi chiu mi ngày trong tun. S dĩ gi gic thay đi vì cn tránh nghẽn mng ti gia, còn gi hc dài ngn khác nhau vì ph thuc vào kh năng nhn thc và k năng t hc ca tng đ tui. Tr hc cp ba đã đ ln đ gi "lên" lp ngn hơn, nhường thi gian cho đàn em s dng Internet dài hơn nhưng vn có th bo đm cht lượng hc hành.

15.000 học sinh các cp thuc các trường ca DODEA Châu Âu s kết thúc niên khóa này vào ngày 9 tháng 6, sm hơn thi gian biu đã được công b hi đu niên khóa này chng mt tun (12 tháng 6). Khong 3.500 gia đình quân nhân và nhân viên dân sự ca B Quc phòng M khp Châu Âu không cn phi bn tâm đến chuyn con h có cn đến trường gia mùa dch hay không và làm sao đ lũ tr ca h không b gián đon trong hc hành. Ging như con ca h, nhng ph huynh này cũng hoang mang khi chẳng biết gì v "cách mng công ngh 4.0". H ch theo dõi xem DODEA vn hành chuyn hc ti nhà qua Internet như thế nào ri góp ý xem cn điu chnh ra sao !

***

Thiết kế các website, cung cp các sn phm giáo dc t min phí đến thu phí hoc ca cá nhân hoặc ca các cơ s giáo dc đ tr con có th khai thác máy tính, khai thác Internet sao cho chuyn hc hành có th đt kết qu tt nht đã… xưa như… Dim nhiu nơi trên trái đt. Nhng nơi đó không có… b nào ra… ngh quyết v "cách mng công ngh 4.0" cho "toàn đng, toàn quân, toàn dân"… xem là mc tiêu đ cùng… phn đu nhm "thúc đẩy phát trin khoa hc, công ngh và đi mi sáng to trên tt c các ngành, lĩnh vc, thúc đy chuyn đi s quc gia, trng tâm là phát trin kinh tế s, xây dng đô thị thông minh, chính quyn đin t, tiến ti chính quyn s".

Chưa rõ ch trương tiến hành… "cách mng công ngh 4.0" đã và s còn tiêu hết bao nhiêu tin nhưng ít nht, khi Covid-19 bùng phát, cuc… cách mng này đã đt được mt s… thành qu nht đnh : Đó là đẩy mnh công tác… tuyên truyn v n lc phòng, chng dch ca đng ta, quc hi ta, nhà nước ta, chính ph ta và phát hin, x pht nhiu… "đi tượng" dám đưa ra nhng thông tin, nhn đnh làm suy yếu hay méo mó n lc này. Thành tu chưa ngng đó, ông Nguyn Mnh Hùng, y viên Ban chấp hành trung ương "đng ta", Phó ban Tuyên giáo ca Ban chấp hành trung ương "đng ta", B trưởng Thông tin và truyn thông va tuyên b ng dng công ngh 4.0 đ khám bnh t xa qua webcam (3)…

Ông Hùng - ngôi sao sáng nhất trong lĩnh vc công ngh thông tin, viễn thông ca "ta" – đang c gng chng minh tuyên b ca ông : Việt Nam có th làm được nhng th mà thế gii chưa tng làm (4) là… hoàn toàn khả thi ! Khi "cách mng công ngh 4.0" có th giúp thc hin thành công khám bnh t xa, nhân viên y tế không cn đo thân nhit, không cn biết nhp tim, huyết áp ca bnh nhân thế nào, bác sĩ không cn trc tiếp nghe phi, không cn phi dùng mt, tay đ h tr chn đoán… thì rõ ràng thế gii phi… thua. Trên mng xã hi, đã có mt s người bày t băn khoăn : Làm sao bác sĩ phụ sn khám… ph khoa trước… webcam (5) ?

Những băn khoăn, nghi ngi kiu đó cho thy công tác "giáo dc, tuyên truyn" s còn nhiu khó khăn, gian kh đ giúp toàn dân "giác ng cách mng" ! Tuy nhiên vi s "tài tình, sáng sut" ca "đng ta", vi nhng người đang cùng "đng ta" dn dt chúng ta như ông Hùng, chc chn vào mt ngày nào đó mà "ta" chưa th xác đnh, ging như chưa th xác đnh bao gi s nghip xây dng ch nghĩa xã hi Vit Nam s hoàn tt, "cách mng công ngh 4.0" s… thành công rc r !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 11/04/2020

Chú thích :

(1) http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Cach-mang-cong-nghiep-40-la-cuoc-cach-mang-the-che/376571.vgp

(2) https://www.stripes.com/news/europe/dodea-schools-juggle-schedules-as-parents-kids-adjust-to-digital-learning-during-coronavirus-pandemic-1.624778

(3) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bo-truong-tt-tt-kien-nghi-nhan-vien-lam-o-nha-bac-sy-kham-online-do-corona-629081.html

(4) https://vietnamfinance.vn/bo-truong-nguyen-manh-hung-nguoi-viet-co-the-lam-ra-nhung-thu-ma-the-gioi-chua-tung-lam-20180504224228952.htm

(5) https://www.facebook.com/lien.le.7399786/posts/2900362620078200

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát kiếp gia công (RFA, 21/09/2018)

Dù kim ngạch xuất khẩu được báo cáo liên tục tăng trong những năm qua và nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có mức tăng trưởng khá ; tuy nhiên, giá trị thực nhận được lại rất ít. Lý do được chỉ ra là do các doanh nghiệp Việt Nam chỉ gia công hàng hóa cho các doanh nghiệp nước ngoài. Như thế Việt Nam đang làm giàu cho các doanh nghiệp nước ngoài.

congnghe1

Công nhân đang làm việc tại nhà máy sản xuất dệt may tại Việt Nam. (Ảnh minh họa) - AFP

Thực trạng làm công

Một báo cáo về dịch vụ gia công hàng hóa với nước ngoài được Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố hôm 19/9 cho thấy, hầu như các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đi gia công thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài và chỉ hưởng được một phần nhỏ từ phí gia công. Tổng phí gia công các doanh nghiệp Việt Nam thu được từ hoạt động nhận gia công, lắp ráp hàng hóa cho nước ngoài năm 2016 được báo cáo là 8,6 tỷ USD.

Những ngành sản xuất mang lại nhiều kim ngạch cho Việt Nam được thuộc nhóm gia công, lắp ráp như điện thoại, máy tính, dệt may, da giày… Trong khi đó thì khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam đều phát triển rất mạnh.

Trong các cuộc họp chính phủ nhiều đại biểu quốc hội nêu rõ việc quá nhiều ưu đãi thu hút các dự án FDI nhưng lại chưa có chính sách hợp lý phát triển những ngành kinh tế phụ trợ quan trọng trong nước, Việt Nam có thể rơi vào "bẫy" gia công giá trị thấp.

Đồng tình với các đại biểu, Giáo sư- tiến sĩ Đặng Hùng Võ nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cho rằng, điều này đã được nhìn ra từ trước đây nhưng tiến trình khắc phục tình trạng này vẫn còn chậm.

Ông cho biết thêm : "Bởi vì hiện nay trong phát triển công nghiệp, Việt Nam vẫn đánh giá khu vực FDI là khu vực chuyên nghiệp hơn cả. Đồng thời nó cũng là cách thức để dẫn dắt những công nghiệp do các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam tham gia mà chủ yếu hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí là siêu nhỏ. Đây là một khó khăn lớn cho việc tiếp tục phát triển của công nghiệp Việt Nam".

Vị chuyên gia này cho biết ngoài việc gia công hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu để thực hiện việc gia công sản phẩm đó.

Không đủ chuyên môn

Các chuyên gia kinh tế cho rằng mối liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI hiện nay vẫn còn rất yếu, bởi vì cơ cấu doanh nghiệp Việt thường quá nhỏ và không đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc bán sản phẩm cho thị trường toàn cầu.

Chuyên gia ngành ngân hàng, tiến sĩ Huỳnh Bửu Sơn, cho biết nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cũng đề xuất Việt Nam nên phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, nguyên liệu sản xuất trong nước để tăng thêm giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, ông cho biết :

"Trong một thời gian khá dài thì ngành công nghiệp phụ trợ này ít được để ý. Một phần do các doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, sử dụng nguồn vốn lớn còn các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thì không được hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Chính vì vậy khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì doanh nghiệp Việt Nam chỉ dựa trên yếu tố là nhân công rẻ mà thôi nhưng mà hiện nay nhân công rẻ không còn là thế mạnh nữa là vì năng xuất lao động Việt Nam thấp hơn so với khu vực".

congnghe2

Dây chuyền lắp ráp động cơ tại nhà máy Toyota ở Vĩnh Phúc. AFP

Còn theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia về tài chính, thì doanh nghiệp Việt Nam thiếu chuyên môn, thiếu công nghệ để sản xuất ra các hàng hóa, mà các nhà tiêu thụ cũng như là khách hàng nước ngoài đòi hỏi. Ông chia sẻ :

"Phần lớn là do các sản phẩm xuất khẩu, rất nhiều sản phẩm được sản xuất qua các quy trình sản xuất phức tạp công nghệ cao, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp thu được các công nghệ của FDI nên họ có xu hướng là gia công cho các doanh nghiệp FDI".

Ngoài ra, vị tiến sĩ còn có nhận xét các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam họ không muốn chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt còn vì vấn đề liên quan đến quyền sở hựu trí tuệ, giải quyết tranh chấp.

Các doanh nghiệp FDI chỉ khai thác vị thế Việt Nam về thương mại, tài nguyên và lao động giá rẻ để đặt cơ sở gia công tại nước ngoài.

Cần phát triển công nghiệp phụ trợ

Tiến sĩ Huỳnh Bửu Sơn cho rằng Việt Nam hiện nay đã thấy được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Nên chính phủ Việt Nam cần có thêm chính sách hỗ trợ, đầu tư vào ngành công nghiệp này vì trong tương lai có thể giúp Việt Nam thoát ra được vai trò gia công.

Còn theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ, mặc dù hiện nay nhiều doanh nghiệp FDI được hưởng đủ chính sách ưu đãi của chính phủ, thế nhưng doanh nghiệp nội địa vẫn thiếu nguồn cung vì các doanh nghiệp ngoại chỉ cung ứng cho công ty mẹ ở nước ngoài.

Để tạo nguồn cung bền vững trong nước, chính phủ Việt Nam cần có những chính sách để thu hút nhà đầu tư sản xuất và cung cấp nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp nội. Ông cho biết :

"Cái nhìn chung của tôi là các công ty FDI vào Việt Nam đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam nhưng chính phủ Việt Nam phải có những chính sách để tiếp thu các công nghệ của doanh nghiệp FDI và dần giới hạn lại giảm thiểu sự lệ thuộc vào các doanh nghiệp FDI để doanh nghiệp Việt Nam tự cường sản xuất hàng hóa bán cho thị trường nước ngoài. Và đặc biệt là tận dụng được liên hệ của các doanh nghiệp FDI với tổ chức quốc tế bởi vì thông thường rất nhiều doanh nghiệp FDI vào Việt Nam là những công ty con của các tập đoàn thế giới nên Việt Nam nên tập dụng để mở rộng cánh cửa với thế giới".

Các chuyên gia mà RFA tiếp xúc đều đồng ý đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cho đến nay thực chất chỉ là tận dụng giá nhân công thấp để làm giàu, và đóng góp không đáng kể vào việc chuyển giao công nghệ cũng như quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam.

*******************

Công nghệ lạc hậu vẫn tràn vào Việt Nam (RFA, 20/09/2018)

Vẫn lo sau nhiều năm cảnh báo

Nỗi lo nhập công nghệ lạc hậu lỗi thời vào Việt Nam từng được giới chuyên gia cảnh báo từ nhiều năm nay. Tuy nhiên đến nay thực tế đáng ngại đó vẫn chưa có dấu hiệu gì khả quan.

congnghe3

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội năm 2017. AFP

Trong nhiều cuộc họp quốc hội trước đây, các vị đại biểu quốc hội đã từng thừa nhận Việt Nam nhập công nghệ lạc hậu lỗi thời cả hai ba thế hệ và không có giải pháp kỹ thuật đi kèm khi cần bảo trì, sửa chữa, nâng cấp.

Vấn đề được các vị đại biểu quốc hội đưa ra là Việt Nam đã nhận những loại công nghệ bị cho là bẩn, không còn được sử dụng tại quốc gia bán cho Việt Nam. Những công nghệ cũ kỹ lạc hậu cả mấy đời là một trong nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Mới đây nhất là vào ngày 17 tháng 9 năm 2018, tại Đại hội Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á lần thứ 14 ở Hà Nội, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cũng đưa ra cảnh báo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đang tiếp tục thu hút các dự án đầu tư nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ bị đẩy cho các công nghệ lạc hậu và phế thải.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cho biết :

"Tôi hoàn toàn nhất trí với cái nhận xét, cái ý kiến của ông Tổng kiểm toán nhà nước tại Hội nghị kiểm toán Châu Á. Và tôi cho rằng đây cũng phải là nhận xét mới, mà cũng đã được đưa ra từ lâu, chỉ có điều khắc phục tình trạng tiếp nhận các công nghệ lạc hậu vẫn chưa làm được tốt".

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Tạ Cao Minh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng và sáng tạo công nghệ Đại học Bách khoa Hà Nội cũng thừa nhận thực trạng này :

"Hiện nay việc nhập công nghệ ở Việt Nam rất là phổ biến, bởi vì chúng ta gần như là chưa phát triển, cái gì cũng cần nhập. Bởi vì thiếu hiểu biết nên đúng là ở Việt Nam có nhiều công nghệ nhập về bị lỗi mốt".

congnghe4

Nhà máy xe lửa Gia Lâm, quận Long Biên, Hà Nội. Ảnh minh họa chụp năm 2017. AFP PHOTO

Giáo sư Đặng Hùng Võ đưa ra ví dụ về việc sử dụng công nghệ lạc hậu khi Việt Nam xây dựng hàng loạt nhà máy xi măng lò đứng, trong khi các nước đều làm lò ngang. Ông dẫn chứng thêm nhiều dự án khác :

"Việt Nam xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điệt chạy than nhưng công nghệ cũng lạc hậu. Kể cả gần đây quy hoạch lại đồng bằng sông Cửu Long chẳng hạn, bây giờ trên thế giới người ta xây dựng những nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo, thì trong khi đó đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng năng lượng tái tạo rất lớn thì cứ quy hoạch nhiệt điện ở đấy".

Theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Ngô Trí Long, trong xu thế hội nhập thì Việt Nam muốn thu hút đầu tư, nhưng không phải đầu tư bằng mọi giá. Đầu tư phải đảm bảo môi trường, đầu tư phải bảo đảm hiệu quả, chất lượng, công nghệ phải tiên tiến. Theo ông, nếu sử dụng công nghệ lạc hậu sẽ gây những hệ lụy rất lớn. Thứ nhất nó sẽ làm tăng chi phí giá thành, thứ hai không thể cạnh tranh và thứ ba là nó sẽ tạo thành một bãi rác ảnh hưởng đến môi trường.

Việt Nam trở thành "bãi đáp" công nghệ cũ của Trung Quốc

Hiện nay, trong số các doanh nghiệp, các dự án đầu tư tại Việt Nam còn sử dụng công nghệ lạc hậu, thì phần lớn là công nghệ cũ nhập từ Trung Quốc. Thực tế, Việt Nam trở thành "bãi đáp" công nghệ cũ của Trung Quốc đã không còn là cảnh báo nữa.

Theo số liệu của Bộ kế hoạch đầu tư, Trung Quốc hiện đầu tư hơn 1.600 dự án tại Việt Nam, tổng số vốn đầu tư hơn 11,2 tỉ USD, là một trong số 10 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Một trong những ví dụ Trung Quốc đưa công nghệ lạc hậu sang Việt Nam là trong lĩnh vực nhiệt điện than. Trong khi Trung Quốc đã đóng cửa khoảng 600 nhà máy nhiệt điện than thì vài năm nay, hàng loạt nhà máy nhiệt điện từ Trung Quốc được đầu tư xây dựng tại Việt Nam. Riêng tại các tỉnh đồng bằng sông cửu long đã có 14 nhà máy nhiệt điện, hơn nửa số nhà máy đó là do nhà thầu Trung Quốc thực hiện.

Làm cách nào mà công nghệ lạc hậu của Trung Quốc có thể dễ dàng vào Việt Nam, trong khi hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều qua đấu thầu. Phó giáo sư, Tiến sĩ, Tạ Cao Minh đưa ra nhận định :

"Phía Trung Quốc người ta có một cái kỹ thuật là bao giờ người ta cũng bỏ thầu với giá rất thấp, các đối thủ khác sẽ bị thua. Nhưng trong quá trình cung cấp thiết bị, thì người ta thay đổi những cái hàng hóa, thay đổi những thiết bị so với ban đầu, thay đồi công nghệ mà mình không kiểm soát được. Đây là cái cách mà Trung Quốc làm để thắng các đối thủ ở Việt Nam, đây là tình trạng phổ biến ở Việt Nam. Theo tôi nghĩ, chúng ta cấm Trung Quốc bỏ thầu cũng không được, vì đó là thông lệ quốc tế. Vì vậy chúng ta mà muốn nhập đúng thiết bị thì chúng ta phải ra cái bài thầu, làm thế nào để có thể loại trừ những hàng hóa của Trung Quốc. Ví dụ mình có thể cài thêm cái tham số nào mà Trung Quốc không có, hoặc thêm cài thêm cái ý là chỉ nhập ở các nước G7... Đó là trường hợp hoàn toàn song phẳng, tôi không muốn nói ở đây là có những lợi ích cá nhân nhập về, hay có những cái feedback phần trăm hoa hồng là tôi không nói ở đây".

Theo ông Tạ Cao Minh, mặc dù vận dụng luật đấu thầu quốc tế, nhưng Việt Nam cũng có thể nghiên cứu để ban hành những quy định riêng của bản xứ, nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế bớt các sản phẩm của Trung Quốc. Theo ông cần có sự can thiệp của chính phủ Việt Nam thì mới làm được, chứ một cá nhân, một tổ chức khi đã đưa đấu thầu thì rất khó có thể làm được gì.

Liên quan vấn đề vừa nêu, Tiến sĩ Ngô Trí Long nhận xét :

"Việt Nam nói chung luật thì không thiếu nhưng trong quá trình thực thi người tổ chức thực hiện chưa nghiêm chỉnh, chưa đúng. Thứ hai là đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, có nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực mới, chưa có kinh nghiệm, cho nên những cái luật soạn thảo ra phần lớn còn có những khuyết tật, vì vậy còn nhiều vấn đề còn bất cập".

Tiến sĩ Ngô Trí Long cho rằng, hiện nay cái chính là vấn đề người thực thi và tính nghiêm minh của luật pháp. Theo ông nếu người thực thi mà cố ý làm không đúng, thì chế tài tại Việt Nam chưa thật nghiêm. Ống nói rõ rằng các doanh nghiệp không sợ pháp luật mà họ sợ nhất là người thực thi pháp luật không công tâm mà chỉ vì vụ lợi, gây phiền hà nhũng nhiễu để được hối lộ.

*******************

Nhân lực cho cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư ở Việt Nam (RFA, 24/09/2018)

Nguy cơ và nhận thức

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam là một trong những nước sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bởi tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Người lao động phổ thông sẽ đối diện nguy cơ cao mất công ăn việc làm do sự phát triển của công nghệ tự động và trí tuệ nhân tạo. Điều đó đòi hỏi nguồn nhân lực mới phải có kiến thức, kỹ năng phù hợp.

congnghe5

Giới thiệu "Công nghiệp 4.0" tại hội chợ thương mại công nghiệp Hannover Messe ở Hanover, Đức ngày 14 tháng 4 năm 2015 - AFP

Nhiều lãnh đạo Việt Nam dường như cũng nhìn thấy được vấn đề đó, như Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh từng nói bài toán về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay đang trở nên cấp thiết và là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu giúp cách mạng công nghiệp thứ tư thành công.

Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương cho biết với cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, thương mại dần được toàn cầu hóa ; công nghệ số và các mô hình kinh doanh mới ngày càng phát triển. Nhưng cuộc cách mạng này cũng đặt ra yêu cầu đối với từng chính phủ, tổ chức phải hỗ trợ, thay đổi để đồng bộ với các doanh nghiệp.

Tiềm năng và vai trò Nhà nước

Một Giám đốc Công nghệ thông tin ở Việt Nam nói với RFA rằng, Việt Nam có lợi thế là nhân lực trẻ, và các bạn trẻ suốt ngày cầm smart phone trên tay nên họ không lạ lẫm gì với internet và thích ứng nhanh với công nghệ cao.

Ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ BKAV, trả lời câu hỏi của RFA rằng liệu Việt Nam có đủ nhân lực để tận dụng hay ứng dụng kết quả cuộc cách mạng thứ tư nhằm phát triển kinh tế đất nước theo con đường ngắn nhất hay không, như sau :

Tôi thì tôi nghĩ là Việt Nam thiếu người dẫn dắt, thiếu nhà quản lý hiểu biết về vấn đề này và họ có thể hoạch định chính sách, có thể điều hành để tận dụng nguồn lực trong nước. Về nguồn lực cụ thể thì tôi không nghĩ là thiếu. Tất nhiên là có càng nhiều thì càng tốt, nhưng tôi không nghĩ đang thiếu ở điểm đó. Tôi có thể lấy ví dụ : Chúng tôi chỉ có 1.500 nhân viên nhưng chúng tôi có thể sản xuất ra smart phone. Về an ninh mạng thì chúng tôi có thị phần nhiều hơn so với những phần mềm diệt virus khác, đều là những phần mềm có thứ hạng cao trên thế giới.

Ý kiến của ông Nguyễn Tử Quảng cũng được vị giám đốc công nghệ thông tin làm việc trong ngành ngân hàng và liên doanh nước ngoài chia sẻ rằng :

"Quét nhà thì phải quét từ trên cao xuống chứ không ai quét từ dưới lên. Chính quyền phải 4.0 trước, tức là phải có con người 4.0, hệ thống pháp lý 4.0, mọi thứ vận hành trơn tru không còn nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp thì các doanh nghiệp mới 4.0 được".

Theo khảo sát mới nhất của Bộ Công Thương về tính sẵn sàng ứng dụng các công nghệ 4.0 trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiện có tới 82% doanh nghiệp đang ở vị trí mới nhập cuộc. Trong khi có những doanh nghiệp được cho là đã nhập cuộc như BKAV với nhận thức về tầm quan trọng của công nghệ thông tin, nhưng họ vẫn chưa được sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Ông Nguyễn Tử Quảng đưa ra nhận định :

Việt Nam thực sự có cơ hội. Nếu như có sự hoạch định vĩ mô của nhà nước và có những nhân tố điều hành chính sách đúng thì Việt Nam có thể tận dụng cơ hôi này. Ý tôi là không thiếu nhân lực làm, chỉ thiếu sự hoạch định về chính sách vĩ mô.

Thực ra nói một cách sòng phẳng là từ trước đến nay BKAV tự làm và chưa có sự hỗ trợ nào của chính phủ cả, gần như là như thế. Nếu như có chính sách tốt hơn nữa thì tôi tin rằng chúng tôi sẽ có thị phần tốt trong mảng smart phone này. Và có thị phần tốt trong nước thì chúng tôi có thể vươn ra thị trường quốc tế. Thì đó là tiền đề rất tốt để Việt Nam tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0 này.

Hướng thực hiện

Tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện có hiệu quả các giải pháp và nhiệm vụ đã nêu tại Chỉ thị số 16/CT-TTg năm 2017, trong đó có việc phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và chất lượng cao.

Về việc đào tạo nhân sự để ứng dụng cho cuộc cách mạng công nghiệp thư tư, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, hiện là Chủ tịch Hội Tư Vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học nói với chúng tôi rằng muốn đào tạo nhân sự thì trước hết Việt Nam phải xác định mình muốn ứng dụng cái gì, và có khả năng ứng dụng cái gì trong các kết quả của cách mạng công nghiệp thứ tư. Chứ đào tạo tràn lan rồi không có cơ sở vật chất phù hợp thì vô ích. Ông nói :

Thực chất để ứng dụng được các kết quả của cách mạng công nghiệp thứ tư thì cần phải có nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là cơ sở vật chất kỹ thuật, thứ hai là trình độ khoa học chung của toàn xã hội, thứ ba là nguồn nhân lực.

Riêng về việc đào tạo nguồn nhân lực thì bất cứ thời đại nào, chế độ nào, xã hội nào cũng cần đào tạo. Nguồn nhân lực đó phải tương ứng với cái hiện có và cái có thể có, của thực tế xã hội, của đất nước về khoa học, về công nghệ, và phải tương ứng hợp lý với sự chuẩn bị cho bước tiến tương lai. Đối với cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư thì Việt Nam còn rất xa vời, kể cả việc đào tạo con người.

Tại buổi gặp gỡ Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, ông Chu Ngọc Anh hôm 11/9 vừa qua, Giáo sư Klaus Schwab - Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho biết, WEF đã mở trung tâm về cách mạng công nghiệp 4.0 tại Bắc Kinh, Singapore và trong 12 tháng tới sẽ tập trung xây dựng tại Việt Nam.

Một chuyên gia về nguồn nhân lực mới đây phát biểu trên tờ Asia Times rằng, Việt Nam là một trong những nước mà nhu cầu về nhân sự trong ngành công nghệ thông tin sẽ tăng vượt bậc trong vài năm tới.

Diễm T

Published in Việt Nam