Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Để đáp ứng đòi hỏi của các hiệp định tự do mậu dịch, Việt Nam đã buộc phải sửa đổi Luật Lao động. Văn bản sửa đổi đã được các đại biểu Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019. (Tạp chí phát lần đầu vào tháng 12/2019)

congdoan1

Một nhà máy lắp ráp xe gắn máy tại Hải Phòng. Ảnh chụp ngày 03/11/2018. Reuters

Sẽ có hiệu lực vào năm 2021, luật mới đặc biệt cho phép thành lập các công đoàn độc lập, tức là không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn duy nhất hiện nay. Đây được coi là một thay đổi quan trọng nhất trong Luật Lao động của Việt Nam.

Trong thông cáo đưa ra ngày 20/11, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế ILO Việt Nam, Chang Hee Lee nhận định bộ Luật Lao động sửa đổi vừa được thông qua là "một tiến bộ quan trọng", còn đại sứ quán Mỹ thì xem đây là một "đạo luật lịch sử".

Điểm tích cực

Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 04/12, luật sư Hoàng Cao Sang, Văn phòng Luật sư Hoàng Việt Luật, một trong những luật sư chuyên về lao động ở Việt Nam, ghi nhận một điểm tích cực, đó là Việt Nam đã sửa đổi Luật Lao động ngay cả trước khi phê chuẩn Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế, tức là công ước về việc thành lập công đoàn độc lập :

"Thường là người ta phê chuẩn công ước rồi thì mới thực hiện cái sửa đổi. Thường người ta hay kéo dài việc sửa đổi những cái gì mang tính bất lợi. Vấn đề thành lập hiệp hội tự do, ở đây là công đoàn độc lập, vẫn là chuyện nhạy cảm đối với xã hội Việt Nam, cho người ta hay có tâm lý kéo dài. Nhưng ở đây họ lại sửa đổi luật lao động trước, rồi theo lịch trình thì đến năm 2023 mới ký Công ước 87. Đó là một thiện chí, nếu thật sự họ muốn thay đổi".

Tuy nhiên, con đường đi đến việc thành lập thật sự các công đoàn tự do ở Việt Nam hãy còn dài. Luật Lao động sửa đổi đã được thông qua, nhưng còn phải chờ xem luật sẽ được áp dụng trên thực tế như thế nào, cụ thể là các nghị định, thông tư sẽ có nội dung cụ thể ra sao.

Bất hợp lý trong việc ban hành

Về vấn đề này, luật sư Hoàng Cao Sang nêu lên một điểm bất hợp lý trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam :

"Theo luật quy định về việc ban hành các văn bản pháp luật của Việt Nam, thường là sau khi Quốc Hội thông qua luật, chính phủ sẽ là bộ phận viết thêm các điều luật cho nó chi tiết để áp dụng. Sau khi chính phủ đã ban hành nghị định rồi, nếu có những cái gì chi tiết hơn nữa, thì một bộ nào đó, ở đây có thể là bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội, ban hành một thông tư để hướng dẫn thực hiện bộ Luật Lao động này.

Ở đây có một điều bất hợp lý : luật là ý chí của nhân dân thông qua đại diện là các đại biểu Quốc Hội, tuy nhiên, Quốc Hội ban hành luật thì chỉ quy định những cái chung nhất còn sau đó các cơ quan hành pháp lại ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn luật này. Trong thực tế lại có những cái hướng dẫn đi sâu hơn hoặc xa hơn, thậm chí còn trái với các điều luật mà Quốc Hội ban hành, thường là theo hướng có lợi cho các cơ quan hành pháp, đẩy những cái khó về phía người dân".

Trong thông cáo đưa ra ngày 20/11/2019, đại sứ quán Mỹ cũng đã khuyến cáo chính phủ Việt Nam " củng cố những cải cách trong bộ Luật Lao động, bao gồm cải cách thông qua các văn bản pháp luật sắp được ban hành về thành lập, đăng ký và hoạt động của các tổ chức công đoàn độc lập và sự bảo vệ đầy đủ đối với quyền thương lượng tập thể và quyền đình công".

Về phần Giám đốc ILO Việt Nam, ông lưu ý là quyền tự do hiệp hội trong bộ Luật Lao động sửa đổi hiện chỉ áp dụng đối với người lao động trong doanh nghiệp, nên sẽ cần phải được mở rộng phạm vi trong những năm tới đây "để song hành với những nỗ lực của chính phủ hướng tới phê chuẩn Công ước số 87 của ILO vào năm 2023". Tuy nhiên, theo ông, trước mắt phải giải thích các điều khoản mới, thông qua việc ban hành các nghị định hướng dẫn và thiết lập các thiết chế thực chất để áp dụng và triển khai những điều khoản mới đó.

Phải sửa nhiều luật

Mặt khác, theo luật sư Hoàng Cao Sang, cùng với việc sửa đổi Luật Lao động và việc phê chuẩn Công ước 87, Việt Nam còn phải sửa đổi những luật khác có liên quan đến việc thành lập hội :

"Tôi nghĩ là không chỉ có luật về thành lập hội, mà rất nhiều luật cũng phải được sửa đổi theo tinh thần Công ước 87. Chúng ta thường hay gọi Công ước 87 là công ước về quyền tổ chức công đoàn độc lập trong lao động, nhưng thật ra công ước quy định về quyền tự do hiệp hội, tức là đối với các hiệp hội nói chung, chứ không riêng gì công đoàn".

Vì có những hội khác, cho nên chúng ta cũng phải sửa tất cả những gì liên quan đến hội và các tổ chức cho nó phù hợp với tinh thần của Công ước 87.

Cũng theo tinh thần này thì các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động đều có quyền thành lập các liên đoàn và tổng liên đoàn một cách tự do, có thể thuộc Tổng liên đoàn Việt Nam hoặc không".

Nên thận trọng

Trên trang mạng The Diplomat ngày 29/11/2019, nhà báo David Hutt cũng đề cập đến sự kiện Quốc Hội Việt Nam thông qua bộ Luật Lao động sửa đổi cho phép thành lập công đoàn độc lập. David Hutt trước hết tỏ ra thận trọng khi viết : "Dĩ nhiên chúng ta phải chờ xem có phải đây là một sự thay đổi bề ngoài mà đảng cộng sản Việt Nam vẫn quen làm, trên giấy tờ thì rất là hay, nhưng không bao giờ được thực thi đàng hoàng". Tác giả bài viết đặc biệt ghi nhận Luật Lao động sửa đổi quy định là công đoàn độc lập phải xin phép thành lập từ các cơ quan Nhà nước, như vậy là đảng cộng sản sẽ có thể từ chối cấp phép cho các lãnh đạo công đoàn thẳng thắn và đòi hỏi khắt khe.

Nhà báo David Hutt viết tiếp : "Nếu các công đoàn độc lập thật sự được phép thành lập ở Việt Nam, ta có thể dự báo là đình công sẽ trở nên phổ biến hơn. Công nhân cũng sẽ có một tổ chức đại diện cho họ tốt hơn. Thứ hai, cho phép các công đoàn độc lập hoạt động là một dấu hiệu khác cho thấy Đảng sẵn sàng nới lỏng sự kiểm soát của họ lên xã hội như thế nào để tối đa hóa mức tăng trưởng kinh tế, nay là yếu tố chủ yếu tạo nên tính chính đáng của Đảng".

David Hutt viết tiếp : "Trong những năm 2000, Đảng về cơ bản đã mất sự thống trị đối với công chúng, với sự xuất hiện của Internet và mạng xã hội của Mỹ, chủ yếu là Facebook. Các phương tiện truyền thông do Đảng điều hành hiện đang thất thế, sau khi đã nắm giữ quyền lực đáng kể vào những năm 1990. Khi thoái vốn khỏi các doanh nghiệp Nhà nước và trao quyền lực cho nhiều thực thể ngoài Đảng hơn, đảng cộng sản hiện cũng đang tự mình rời khỏi nền kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng của y tế và giáo dục tư nhân trong thập kỷ này cũng thách thức độc quyền của Đảng về mặt phúc lợi xã hội".

Đảng sẽ công nhận các tổ chức khác ?

Ông David Hutt viết tiếp : "Ta có thể nói, đúng phần nào, rằng ở Việt Nam hiện đang có một cuộc chiến giữa một khối xã hội dân sự, tập hợp các nhóm cộng đồng phi Nhà nước hình thành từ cơ sở, và một khối xã hội "phi dân sự", gồm các tổ chức xã hội của Đảng do Mặt trận Tổ quốc quản lý (…). Khối xã hội phi dân sự thì được nhiều ưu đãi, còn khối xã hội dân sự bên ngoài sự kiểm soát của Đảng hiện còn nhỏ và phân tán, nhưng nó đang phát triển. Và các sửa đổi của bộ Luật Lao động sẽ thêm một yếu tố quan trọng vào xã hội dân sự đó dưới hình thức thành lập công đoàn độc lập. Điều này phải chăng sẽ thúc đẩy đảng cộng sản chính thức thừa nhận các tổ chức ngoài Đảng khác ? Hiện giờ có lẽ là không. Nhưng các tổ chức nhà báo, trí thức, nhà văn, nông dân và phụ nữ "bất hợp pháp và không chính thức" đã mọc lên như nấm trong những năm gần đây, tất cả đều nhằm cạnh tranh với các tổ chức xã hội phi dân sự của Đảng".

David Hutt kết luận : "Bằng cách chấp nhận không còn là tổ chức đại diện cho toàn thể công nhân, đảng cộng sản đã có một sự thừa nhận không thể thay đổi. Vai trò lãnh đạo một nền "chuyên chính vô sản" đã bị khai tử từ cách đây nhiều năm. Bây giờ Đảng nói là họ bảo vệ cho mọi giai cấp, chứ không riêng gì những người bán sức lao động. Nhưng nếu bây giờ họ mất độc quyền đối với các định chế xã hội, giống như họ đã mất độc quyền đối với nền kinh tế và công chúng, liệu tiếp theo đó có sẽ mất luôn cả độc quyền đối với chính trị ? Hãy nhớ rằng chính công đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan, công đoàn độc lập đầu tiên ở các nước cộng sản Đông Âu, đã là một động lực thúc đẩy các sự kiện năm 1989".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 12/05/2020

Published in Diễn đàn

Việt Nam cho phép thành lập công đoàn độc lập (RFI, 22/11/2019)

Để đáp ứng đòi hỏi của các hiệp định tự do mậu dịch, Việt Nam đã buộc phải sửa đổi luật lao động, cho phép thành lập các công đoàn độc lập ở cấp cơ sở.

congdoan1

Một xưởng may ở Hải Dương, Việt Nam.Reuters

Bộ luật Lao động sửa đổi đã được các đại biểu Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019 và đã được đại sứ quán Mỹ ca ngợi là một "đạo luật lịch sử", vì đây là một bước quan trọng "đưa hệ thống pháp luật của Việt Nam đến gần hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế".

Bộ luật Lao động sửa đổi, có hiệu lực vào năm 2021, cho phép thành lập các công đoàn độc lập, tức là không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn duy nhất hiện nay. Đây được coi là một thay đổi quan trọng nhất trong luật lao động mới. Trong thông cáo đưa ra ngày 20/11, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế ILO Việt Nam, Chang Hee Lee, nhắc lại tự do hiệp hội là một quyền cơ bản được nêu trong Tuyên bố về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong Lao động năm 1998 của ILO. Đối với ông Chang Hee Lee, Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được thông qua là "một tiến bộ quan trọng" do những sửa đổi trong luật "sẽ cải thiện đáng kể vấn đề việc làm và quan hệ lao động của Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc cho hội nhập quốc tế và thương mại công bằng."

Trong thông cáo đưa ra ngày 20/11, bộ Lao Động Việt Nam cũng nhấn mạnh rằng việc cho phép thành lập công đoàn độc lập chính là nhằm "bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của ILO, các cam kết quốc tế khác và tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế".

Trên thực tế, Hà Nội không thể làm khác hơn, vì đó là yêu cầu của các hiệp định tự do mậu dịch mà Việt Nam đã ký kết, như hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP và hiệp định với Liên Hiệp Châu Âu. Trong các cuộc đàm phán về các hiệp định đó, các vấn đề về lao động vẫn là những hồ sơ gay go nhất đối với Việt Nam.

Sau nhiều năm đàm phán, Liên Hiệp Châu Âu đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam vào tháng 6/2019, nhưng hiệp định này còn phải chờ sự phê chuẩn của các nghị sĩ Châu Âu, vốn rất quan tâm đến vấn đề quyền lợi của người lao động và nhân quyền nói chung.

Ngoài việc cho phép lập công đoàn độc lập ở cấp cơ sở, Bộ luật Lao động sửa đổi còn cải thiện quyền thương lượng tập thể của người lao động, tăng cường bảo vệ người lao động chống phân biệt đối xử trong công việc và bảo vệ người lao động vị thành niên.

Theo tổ chức ILO, cùng với quyền tự do hiệp hội, xóa bỏ phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức là bốn nguyên tắc được đặt ra trong tám Công ước cơ bản của ILO trong khuôn khổ Tuyên bố 1998. Việt Nam đã phê chuẩn 6 trên 8 công ước này, hai công ước còn lại là Công ước số 105 về lao động cưỡng bức và Công ước số 87 về tự do hiệp hội dự kiến sẽ được phê chuẩn lần lượt vào năm 2020 và 2023.

Bộ luật Lao động sửa đổi đã được thông qua, nhưng còn phải chờ xem luật sẽ được áp dụng trên thực tế như thế nào. Trong thông cáo đưa ra ngày 20/11/2019, đại sứ quán Mỹ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của "việc củng cố những cải cách trong Luật Lao động, bao gồm cải cách thông qua các văn bản pháp luật sắp được ban hành về thành lập, đăng ký và hoạt động của các tổ chức công đoàn độc lập và sự bảo vệ đầy đủ đối với quyền thương lượng tập thể và quyền đình công."

Giám đốc ILO Việt Nam lưu ý là quyền tự do hiệp hội trong Bộ Luật Lao động sửa đổi hiện chỉ áp dụng đối với người lao động trong doanh nghiệp, nên sẽ cần phải được mở rộng phạm vi trong những năm tới đây "để song hành với những nỗ lực của chính phủ hướng tới phê chuẩn Công ước số 87 của ILO vào năm 2023". Tuy nhiên, theo ông, vấn đề cần chú trọng trước mắt là việc giải thích các điều khoản mới thông qua việc ban hành các nghị định hướng dẫn và thiết lập các thiết chế thực chất để áp dụng và triển khai những điều khoản mới đó.

Thanh Phương

********************

Việt Nam cho phép thành lập công đoàn độc lập vì người lao động hay vì mục đích thương mại (RFA, 21/11/2019)

Bộ luật lao động sửa đổi của Việt Nam vào ngày 20/11 đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành gần như tuyệt đối tới 90,6%. Trong Bộ luật sửa đổi có 17 chương, 220 điều và có 10 điều mới áp dụng cho người lao động và 6 điều cho các doanh nghiệp sử dụng lao động.

congdoan2

Người lao động đang làm việc tại một công ty dệt may. (Ảnh minh họa) AFP

Cho phép thành lập công đoàn độc lập nhưng vẫn hạn chế

Một điểm sửa đổi mà được người lao động quan tâm đó là việc cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam. Điều này cho thấy, Bộ luật lao động sửa đổi đã có những bước chuyển biến quan trọng đưa khuôn khổ pháp luật Việt Nam gần hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế.

Luật sư Đặng Hùng Dũng chuyên về các vụ án luật lao động và từng công tác tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố HCM nói với RFA hôm 21/11/2019 rằng, công đoàn trước đây không làm được gì cho người lao động nên nếu nghiệp đoàn do chính người lao động lập ra thì hy vọng nó sẽ cải thiện tốt hơn.

"…không tin tưởng là nó sẽ cải thiện được tuyệt đối nhưng đó có thể là một phương thức mới và cần thời gian để trải nghiệm qua thực tế thì mới biết chính xác được nó có hiệu lực hay không. Tôi thì tôi tin chắc chắn nó sẽ tốt hơn trước. Tôi nghĩ rằng dần dần nhà nước mình cũng nghĩ thoáng hơn và khi đã chấp nhận những nghiệp đoàn như vậy là môt cách nào đó chấp nhận một hoạt động của xã hội dân sự. Đó là hình thức của một hội đoàn mới và nó đặt ra nhiều vấn đề và cần có luật để điều chỉnh những vấn đề này. Chúng ta nên mừng là nhà nước đã ghi nhận những điều mà thế giới họ đã quan tâm và trong các điều ước mà mình ký kết nó có nhiều điều khoản chặt chẻ hơn".

Nhận định về Bộ luật sửa đổi này, ông Đoàn Huy Chương, phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt cho rằng, việc cho phép thành lập tổ chức công đoàn không thuộc tổ chức của nhà nước và được gọi là công đoàn thực sự là một điều rất có lợi cho người lao động. Tuy nhiên, muốn có công đoàn độc lập tại Việt Nam là điều rất khó thực hiện vì trong bộ luật có nhiều điều ràng buộc. Anh lý giải :

"Ví dụ như yêu cầu phải là 50% là đoàn viên thì mới cho thành lập, thì những người lao động đâu phải ai cũng là đoàn viên ai cũng là được đề cử đâu, cho nên họ nói cho vui thôi chứ tại Việt Nam muốn có một công đoàn độc lập thì rất là khó thực hiện. Muốn có được tổ chức công đoàn thực sự phải do chính người lao động bầu ra, chính họ đóng góp và cử người đại diện của họ và người được chọn không liên quan gì đến những cái đoàn thể của nhà nước, họ phải độc lập và không bị chi phối của giới chủ, giới công đoàn của nhà nước".

Ngoài ra, ông Chương còn cho biết thêm một yêu cầu trong bộ luật về việc thành lập công đoàn độc lập mà ông cho là cần phải được xem xét lại :

"Họ yêu cầu nhưng người tham gia tổ chức công đoàn độc lập không được làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia mà chúng ta thấy cái từ an ninh quốc gia rất là mơ hồ. Họ sử dụng từ xâm phạm an ninh quốc gia hay nói xấu chế độ là họ bắt họ bỏ tù. Cho nên họ nên xem xét lại những điều khoảng họ đưa ra không được viết mơ hồ vậy mà phải rõ ràng cái nào là xâm phạm và cái nào không, chứ không nói chung chung như vậy nên đối với bộ luật này còn nhiều bất cập lắm".

Bản thân ông Đoàn Huy Chương, người đấu tranh cho quyền lợi của người lao động, cũng từng hai lần bị chính quyền bắt giam với các cáo buộc theo các điều của Bộ luật Hình sự liên quan đến an ninh quốc gia như tuyên truyền chống nhà nước.

Điều 172 chương 13 của Bộ luật Lao Động về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, quy định tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.

Blogger Gió Bấc trong một bài viết về dự thảo Luật Lao động trước đó cho rằng : "Quy định nghe rất êm tai nhưng cụm từ "quy định của pháp luật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký" là một khái niệm mệnh mông có thể kéo dài hàng trăm năm mới được cụ thể hóa. Quy định của pháp luật là quy định nào ? Cơ quan thẩm quyền là cơ quan nào tại sao không quy định ngay trong dự thảo này mà phải chờ quy định khác ?"

Trong một lần trao đổi với Đài Á Châu Tự Do trước đây liên quan vấn đề quy định thành lập công đoàn theo Dự thảo Luật Lao động, Nhà quan sát tình hình Việt Nam-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng chủ tịch hội nhà báo độc lập Việt Nam còn đặc biệt lưu ý về quy định "cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký" là quy định chung chung vì đã không nêu rõ cơ quan có thẩm quyền là cơ quan nào ; do đó khi thực hiện sẽ tạo ra bức tường thành về thủ tục hành chính khi người lao động thành lập hồ sơ và đăng ký cho tổ chức của người lao động hoạt động.

Cũng có đồng quan điểm này, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả Bộ Tài Chính cho rằng, nhà nước cho phép thành lập nhưng chưa chắc việc thực thi nó đạt được hiệu quả tốt, bởi vì đến bây giờ nhà nước vẫn coi công đoàn tổ chức cũng chỉ là "vai phụ" thôi.

"Nói chung chính sách của Việt Nam thì rất là đầy đủ, đúng và thỏa đáng nhưng khâu quan trọng nhất và gây mất niềm tin nhất cho người dân là khâu thực thi. Ngay chính các doanh nghiệp khi phát biểu với các cơ quan thực thi pháp luật thì người ta cũng nói thẳng chính sách nhà nước đầy đủ, toàn diện rất là tốt nhưng vấn đề thực thi thì nữa vời, chưa đến nơi đến chốn thì đó là thực tế phổ biến hiện nay".

Mục đích thương mại hay vì người lao động

Sau khi Quốc hội thông qua Luật lao động sửa đổi hôm 20/11, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cũng đã đánh giá việc Việt Nam thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi đại diện cho một bước tiến quan trọng nhằm đưa khuôn khổ pháp luật tại Việt Nam tiếp cận gần hơn với tiêu chuẩn lao động quốc tế. Phía Hoa Kỳ nhấn mạnh trong thông cáo về tầm quan trọng của những điều luật mới như việc thành lập các tổ chức công đoàn độc lập cơ sở, tăng cường sự bảo vệ chống lại tình trạng phân biệt đối xử tại nơi làm việc, việc mở rộng phạm vi bảo vệ pháp luật tới người lao động không có hợp đồng.

Theo giới quan sát tình hình kinh tế xã hội Việt Nam thì cho rằng, việc Quốc hội thông qua việc thành lập công đoàn độc lập cũng chỉ vì sức ép từ Châu Âu cũng như các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với EU. Đồng thời, việc chấp thuận thành lập công đoàn độc lập là để hợp thức hóa các mục đích về thương mại mà Việt Nam mong chờ.

Ông Đoàn Huy Chương cho rằng, luật là luật nhưng đối với Việt Nam thì khi viết một bộ luật nào đó thì luôn luôn có một điều mơ hồ được gọi là văn bản dưới luật :

"…không như các nước khác luật là luật nhưng tại Việt Nam các văn bản dưới luật nó còn cao hơn luật nữa vì có quyền dùng văn bản dưới luật, hoặc thông tư hướng dẫn, nghị định có quyền "phủ" bộ luật đó. Cho nên đối với luật pháp Việt Nam thì tôi chẳng bao giờ tôi tin, chẳng qua họ sửa bộ luật mới này để họ lừa thế giới, với các nước sắp tham gia vào CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA (Hiệp định tư do thương mại Việt Nam EU) để họ đạt được các kết quả mong muốn của họ".

Luật sư Đặng Hùng Dũng thừa nhận Việt Nam đang có nhiều áp lực từ bên Âu Châu và nhiều quốc gia khác được thể hiện rất rõ nên nếu không có những áp lực đó thì chính phủ Việt Nam cũng chỉ sửa đổi bộ luật lao động ở mức độ nào đó mà thôi :

"Thế nhưng đây là những điều kiện của Âu Châu, của các nước khác, các hiệp định CPTPP nên nếu không sửa đổi thì sẽ có những chế tài với hình thức này hình thức khác, thành ra nhà nước mình cũng nghiên cứu và chấp nhận những sự thay đổi đó theo hướng ngày càng mở và tốt hơn cho người lao động".

Tiến sĩ Ngô Trí Long cho rằng, khi tham gia hiệp định thương mại tự do, các nước không chỉ nghe lời cam kết mà còn muốn thấy việc thực thi luật pháp cụ thể để làm bằng chứng. Vì vậy ông nhận định đây không phải là hình thức che mắt quốc tế, nhưng vẫn cần phải sửa đổi và bổ sung.

Published in Việt Nam

Với những nội dung liên quan phần ‘công đoàn’ trong dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi, ‘công đoàn độc lập’ không hề hiện diện.

laodong1

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam chưa bao giờ tổ chức cho công nhân biểu tình, nếu không muốn nói là làm ngược lại - tức cơ quan này chỉ điểm cho công an bắt bớ những công nhân biểu tình. 

"Về vấn đề tổ chức công đoàn và công đoàn cơ sở của người lao động, tôi thấy Bộ Luật Lao động sửa đổi ghi không rõ là qui định này dành cho Tổ chức Công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hay cho cả tổ chức công đoàn cơ sở của người lao động ?

Nếu chỉ qui định cho hệ thống Công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì trong các doanh nghiệp trừ doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp dân doanh khác sẽ còn lại rất ít đoàn viên, thậm chí là không có đoàn viên nào cả".

Ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty May sông Hồng, thắc mắc như vậy trong phát biểu tại "Hội thảo Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) : Những tác động bất lợi và kiến nghị" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức vào tuần qua.

"Công đoàn cơ sở" là tên gọi khác được dùng thay cho "Công đoàn độc lập" ở dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi.

"Đóng cửa đi ăn mày mà thôi !"

Ông Bùi Đức Thịnh tự giới thiệu là ‘đã từng có thời gian khá dài tham gia Quân đội thời chống Mỹ, nhiều năm làm công tác chính trị chuyên nghiệp Đảng, Đoàn tại Nam Định, gần nửa thế kỷ tuổi Đảng và làm tại doanh nghiệp từ lúc sơ khai đến giờ, đã trên 31 năm’.

"Sở dĩ muốn giới thiệu như vậy để mọi người hiểu rằng, trong con người và trong cuộc đời tôi luôn hòa trộn của quá nhiều cảm xúc. Liên tục những ngày vừa qua, chúng tôi phải nghe, phải chứng kiến quá nhiều những cuộc tranh luận nảy lửa của các vị ‘học giả’ ở trên Trời trên TV, cùng với một lực lượng nhân sự hùng hậu và tiêu tốn quĩ thời gian khổng lồ, chỉ để tranh cãi mỗi một việc là thêm hay bớt đi mấy giờ làm việc trong mỗi ngày, mỗi tuần hay cả năm, rồi nghĩ đến nghỉ Tết Lễ mấy ngày... mặc dù những ngày ấy còn xa lắc, xa lơ.

Xin thưa, những cuộc tranh luận ấy, giới doanh nghiệp chúng tôi lúc đầu còn chú ý lắng nghe, nhưng sau cứ như ù tai đi, mệt mỏi và chán vô cùng, chẳng muốn tham gia gì nữa vì có ai nghe đâu. Vậy nên cứ để mặc các vị ‘học giả’ kia ở trên Trời tiếp tục tranh cãi cho đến khi nào cạn kiệt sức lực thì thôi... Thưa, nếu ở doanh nghiệp chúng tôi chỉ cần mấy cuộc cãi vã mà không hồi kết như vậy thì chỉ còn nước là "đóng cửa đi ăn mày mà thôi". Đây là câu nói cửa miệng thường trong các cuộc họp của chúng tôi".

Ông Bùi Đức Thịnh ngao ngán nhận xét về các quan chức trong bộ máy ‘Đảng – Nhà nước’ của Việt Nam.

Cần chấm dứt cách nghĩ "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân"

Hiến pháp 2013, Điều 4.1 ghi : "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội".

Tại sao lại có cách nghĩ của dáng dấp cuộc đấu tranh giữa một bên là giới chủ với một bên là đại diện người lao động ?

"Lời ca rực máu và lửa ra đời từ trong cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1871 : ‘Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn’... hay ‘Trong cuộc đấu tranh này, giai cấp vô sản nếu có mất thì chỉ mất xiềng xích gông cùm, còn được thì được cả thế giới tự do...’. Xin thưa, điều ấy đúng với thời điểm lịch sử xa xưa ấy, còn bây giờ đã hoàn toàn khác biệt rồi, bởi nếu không có giới chủ, không thể có công nhân và ngược lại, nếu không có công nhân, không thể có giới chủ và nếu không có cả hai thì thế giới chỉ sẽ quay lại thời kỳ hoang dại mà thôi.

Quan hệ giữa giới chủ và với công nhân hiện nay là mối quan hệ hữu cơ, không thể đối lập hay tách rời, ngoài công việc, còn là tình thương yêu đồng loại, thương yêu con người rất sâu đậm nữa. Các cuộc tranh luận của một số vị ‘học giả’ kia, dường như đang muốn hình thành và thúc đẩy thành một cuộc đấu tranh mang tính đối kháng giữa hai chủ thể ấy.

Đó là mối nguy hiểm tiềm tàng về sự an toàn, an ninh, hẹp là trong từng doanh nghiệp, rộng là lan ra toàn xã hội, khi có lực lượng nào đó kích động, dẫn dắt... Thế cho nên, giữa cả hai phía nhất định phải tự tìm được tiếng nói chung mà không cần phải dùng đến biện pháp lobby, vận động hành lang nào khác.

Bởi không ai có thể quyết định thay cho sự sinh tồn của giới chủ cũng như của người lao động bằng chính họ. Qui luật sinh tồn, diệt vong hay đào thải của các doanh nghiệp cũng giống như qui luật giá trị trong kinh tế học vậy, tự bản thân nó tức khắc biết cách hiệu chỉnh mỗi khi quan hệ chủ - thợ ấy gặp trục trặc trên cơ sở có sự tham chiếu của pháp luật.

Người lao động sẽ tìm được giá trị và những nhu cầu cuộc sống của mình thông qua giới chủ, thông qua doanh nghiệp nơi họ làm việc bởi rất nhiều người lao động trực tiếp còn là cổ đông của doanh nghiệp nữa, họ vừa là vai trò người chủ, vừa là vai trò người lao động, vậy chẳng lẽ họ tự bóc lột, tự đày đọa chính bản thân mình hay sao ?

Ngược lại, thông qua tinh thần, thái độ làm việc của người lao động, chính là thước đo về giá trị văn hóa, về sức mạnh vật chất và uy tín của doanh nghiệp - Điều này vô cùng quan trọng, quyết định cho sự sinh tồn, phát triển hay lụi tàn đối với một doanh nghiệp".

Ông Bùi Đức Thịnh biện giải.

Ai cũng rõ, chỉ ‘Đảng – Nhà nước’ là…

Ông Bùi Đức Thịnh nói rằng chỉ cần để người chủ và đại diện nguời lao động, hay tất cả người lao động trong doanh nghiệp trao đổi thẳng thắn, cởi mở với nhau thì mọi việc trở lên rất nhanh chóng và nhẹ nhàng, "chứ đâu phải chỉ tập trung ở mấy người ngồi tít trên Trời cao cùng với những cuộc tranh luận bất tận, nhưng cực kỳ xa lạ với cuộc sống này".

Ông Bùi Đức Thịnh khẳng định : "Tổng thể các cuộc thảo luận dân chủ giữa giới chủ với đại diện người lao động hay tất cả người lao động trong các doanh nghiệp được tập hợp lại, dù doanh nghiệp tôi hàng vạn người, vẫn có thể làm được.

Dù ngành Dệt- May Việt Nam có cả triệu người, chúng tôi vẫn có thể làm được. Toàn bộ các doanh nghiệp khác của đất nước với hàng chục triệu người, chúng tôi vẫn có thể làm được. Ý chí thống nhất cao độ đó giữa giới chủ với người lao động, sẽ là nền tảng để hình thành nên khung pháp lý và đạo đức tiêu chuẩn trong toàn xã hội, thật đơn giản nhưng ai cũng hài lòng bởi thấy trách nhiệm và giá trị đích thực của mình trong đó".

Vẫn theo ông Bùi Đức Thịnh, trong doanh nghiệp, "xin nói nôm na là tay làm, hàm nhai ! Tay ngừng làm, hàm ngừng nhai !. Giản đơn vậy thôi nhưng đó là một chân lý sống, một triết lý sống. Rời bỏ chân lý ấy, doanh nghiệp sẽ sụp đổ, người lao động sẽ rơi vào cảnh bần hàn. Không ai thương doanh nghiệp cả, không ai nuôi doanh nghiệp cả. Doanh nghiệp tự đi vay, tự trả tiền thuê đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, sau khi trả nợ, trả tiền công, rồi nộp đủ các loại thuế, phí, còn lại ít nào, gọi là tích lũy".

Ở Việt Nam hiện tại, hàng hóa đầu ra thì luôn bấp bênh, giá cả từ người đặt hàng luôn mỗi ngày một giảm vì sức ép từ thị trường tiêu thụ. Khi hàng hóa như vậy, đầu tư như vậy thì lấy đâu ra năng suất cao để mà có thu nhập cao, để mà tích lũy tài chính dồi dào sẵn sàng bù đắp cho người lao động mỗi khi thị trường thất bát, gió mưa chẳng thuận...

Chẳng có ai viết đơn xin gia nhập vào công đoàn của nhà nước đâu…

Ông Bùi Đức Thịnh nói thẳng : "Khi tổng giám đốc doanh nghiệp nói với Chủ tịch công đoàn là nên vận động để kết nạp một số công đoàn viên vào hệ thống của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, vì từ trước tới nay chẳng có ai viết đơn, cũng chẳng kết nạp ai.

Câu trả lời của Chủ tịch công đoàn là : Thưa, không ai muốn viết đơn và không ai muốn vào tổ chức ấy cả bởi họ sẽ mất ngay đi 1% tiền lương là kinh phí công đoàn mà chẳng đem lại cho họ bất cứ lợi ích nào. Đấy là một thực tế mà không mệnh lệnh hành chính nào có thể bắt buộc được họ.

Khi không còn tổ chức công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, phần kinh phí công đoàn 2%/ quĩ lương của doanh nghiệp tất yếu sẽ bị xóa bỏ. Còn nếu với tổ chức công đoàn cơ sở của người lao động, kinh phí hoạt động của họ sẽ do các đoàn viên tự nguyện đóng góp mà doanh nghiệp không được quyền can dự hay dùng các biện pháp nào khác về kinh tế, tài chính thao túng, chi phối. Lẽ đương nhiên cũng sẽ không thể có bóng dáng của thứ 2% kinh phí công đoàn vô lý kia nữa".

Cụm từ ‘công đoàn cơ sở’ mà ông Thịnh nhắc đến chính là tên gọi khác của ‘công đoàn độc lập’ mà dường như ở dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động vì lẽ gì đó đã chọn dùng ‘từ thay thế’ như vậy.

Theo ông Bùi Đức Thịnh, qui định về số thời gian làm việc của cán bộ công đoàn cùng chế độ tiền lương của họ trong doanh nghiệp quá rườm rà, không luật nào qui định chi tiết đến như thế cả và sẽ gây thêm rất nhiều phức tạp cho doanh nghiệp.

"Thực tế ở doanh nghiệp, cán bộ công đoàn có hoạt động gì đâu, mà nếu có họp, cũng chẳng có nội dung gì cụ thể để các công đoàn viên cần nghe mặc dù chủ doanh nghiệp không hề cản trở, thậm chí còn luôn khuyến khích hoạt động công đoàn trong mối quan hệ tương hỗ với doanh nghiệp.

Việc kỷ luật cán bộ công đoàn cũng phải bình đẳng như bất cứ người lao động nào khác trong doanh nghiệp, mà không có miễn trừ một khi người đó vi phạm kỷ luật lao động, hay không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong một số thời hạn qui định.

Khi cán bộ công đoàn ở công đoàn cơ sở không làm việc mà vẫn được doanh nghiệp trả lương thì ngay lập tức, cộng đồng đoàn viên sẽ hạ bệ ngay, vì cho đó là sự bất công và đang bị chủ thao túng. Họ chỉ được hưởng phụ cấp từ chính kinh phí của các công đoàn viên tự nguyện đóng góp để làm công việc chung của công đoàn do qui chế của công đoàn cơ sở qui định.

Như vậy, qui định trong dự thảo chỉ đúng với hệ thống tổ chức của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chứ không thể đúng với hệ thống các tổ chức công đoàn cơ sở của người lao động mà chúng ta đang triển khai thực hiện theo các Công ước Quốc tế..".. Ông Bùi Đức Thịnh, nhận định.

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 23/09/2019

Published in Diễn đàn

Việt Nam vừa tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Công đoàn Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tại sự kiện này cho rằng Công đoàn Việt Nam phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để thực hiện cam kết quốc tế trong các hiệp định thương mại tự do và các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

congdoan1

Việc công đoàn thật sự độc lập và phát triển theo kiểu của phương Tây thì phải mất ít nhất khoảng độ vài chục năm ở Việt Nam mới có thể được

Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện

Trong bài phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Công đoàn Việt Nam, diễn ra vào sáng 28 tháng 7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng Công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội tiên phong trong xây dựng, chỉnh đốn, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, là chỗ dựa vững chắc và cầu nối giữa công nhân, người lao động với Đảng và Nhà nước : đồng thời Công đoàn luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò trung tâm trong đời sống chính trị của đất nước Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn cho rằng Công đoàn Việt Nam cần phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để thực hiện các cam kết quốc tế trong bối cảnh Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các công ước của ILO.

Với nội dung gồm 5 điểm được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đưa ra nhằm yêu cầu Công đoàn Việt Nam thực hiện trong tình hình Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế, giới quan sát cho rằng điều cần lưu tâm là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam và ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không có bất cứ đề cập nào đến vấn đề công đoàn độc lập theo như các quy định trong công ước của ILO cũng như hai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (TPCPP) và Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-Châu Âu (EVFTA).

Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 14/01/2019 và Hiệp định EVFTA cùng Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Châu Âu vừa được ký kết vào ngày 30 tháng 6 vừa qua. Cả hai hiệp định này được Việt Nam gọi là hiệp định thương mại thế hệ mới, vì bên cạnh yếu tố truyền thống là thương mại thì còn ràng buộc về yếu tố lao động và môi trường, được dẫn chiếu theo 8 Công ước quốc tế của ILO. Việt Nam đã ký kết thông qua 6 trong số 8 Công ước quốc tế đó. Hiện, Việt Nam còn được yêu cầu tham gia và phê chuẩn đầy đủ thêm 2 Công ước quốc tế 105 và 87.

Theo ghi nhận của Thạc sĩ Hoàng Việt qua các lần tham dự những hội thảo lớn được Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, Bộ Tư pháp và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liên quan vấn đề công đoàn thì, mặc dù Việt Nam đang dưới sức ép bởi hai Hiệp định CPTPP và EVFTA là phải thành lập và chính thức hoạt động công đoàn độc lập nhưng các bộ, ngành vẫn còn sự e dè. Riêng về bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa nêu trên, Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định :

"Thế còn với phát biểu của ông Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho thấy bản thân họ cũng mong muốn và tôi cũng nhận thấy sự trình bày của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội là đơn vị soạn thảo ra Bộ luật Lao động mới, trong đó có quy định công đoàn độc lập thì họ cũng là những người muốn tiếp thu những điều mới và họ là những người muốn công nhận để tuân thủ những quy định Công ước quốc tế của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế). Thế nhưng mà họ cũng gặp rất nhiều lực cản".

congdoan2

Lễ ký Hiệp định Tự do Thương mại EU-Việt Nam (EVFTA) tại Hà Nội ngày 30/06/2019. AFP

Lực cản nào ?

Ông Chu Văn Cương, Đại diện của Liên đoàn Lao động Việt Tự do, một tổ chức công đoàn độc lập lên tiếng với RFA rằng trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mặc dù được tuyên bố là Công đoàn đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ và toàn diện trong bối cảnh mới thế nhưng bài phát biểu đó có nhiều điểm vô lý và thiếu sót. Ông Chu Văn Cương phân tích :

"Điểm vô lý là những nghiệp đoàn, nhất là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là một cơ cấu chính trị trực thuộc về Đảng, mà chúng ta cũng thấy nó là một tổ chức ngoại vi của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng theo sự công nhận của thế giới thì những nghiệp đoàn phải là một cơ cấu hoàn toàn phi chính trị, không làm theo chỉ thị của Đảng, Nhà nước và mục tiêu tối hậu là phải tranh đấu cho phúc lợi của những người lao động. Cho nên vai trò của nghiệp đoàn không phải vai trò chính trị như ông Phúc kêu gọi. Còn điểm thiếu sót là ông Phúc không hề đá động tới điều rất quan trọng là khi Việt Nam tham gia vào các hiệp ước thương mại như CPTPP và EVFTA là Việt Nam phải tuân thủ theo các Công ước quốc tế 87, 98 và 105. Và trong 3 công ước này thì Công ước 87 là quan trọng nhất vì nó cho phép các nghiệp đoàn độc lập được ghi danh hoạt động chính thức trong nước mà hầu như ông Phúc cố tình bỏ quên điều quan trọng này".

Mặc dù trên thực tế, Công ước 87 cho phép người lao động thành lập và tham gia các công đoàn độc lập chỉ mới dự định sẽ được phê chuẩn vào năm 2023 và Công ước 105 về việc xóa bỏ lao động cưỡng bức chưa được Việt Nam nhắc tới nhưng ông Chu Văn Cương cũng xác nhận với RFA rằng Liên đoàn Lao động Việt tự do, vào tháng 11 năm 2018, đã nộp đơn đến các cơ quan của Chính phủ Hà Nội theo luật định để xin phép được thành lập và hoạt động chính thức tại Việt Nam : tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được bất cứ hồi đáp nào từ phía các cơ quan chức năng có liên quan.

Thạc sĩ Hoàng Việt lý giải mặc dù Chính phủ Việt Nam đang cố gắng để thực hiện những cam kết theo tinh thần của các hiệp định thương mại thế hệ mới đã ký kết, nhưng mối lo ngại lớn nhất của Chính quyền Việt Nam là về công đoàn độc lập. Thạc sĩ Hoàng Việt nhắc lại trong một bài phát biểu của Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Trọng từng cho rằng công đoàn độc lập có thể sẽ là khởi đầu của xã hội dân sự và đó sẽ là công cụ cho phương Tây tạo ra các cuộc cách mạng nhung, cách mạng màuThạc sĩ Hoàng Việt nhấn mạnh thêm :

"Chính quyền Việt Nam đang lo ngại sẽ hình thành làn sóng xã hội dân sự và sẽ can thiệp vào chính trị. Chính vì vậy, cho nên Việt Nam chọn cách mở cửa nhưng sẽ mở từ từ, tức là sẽ hé hé xem lúc đầu công đoàn hoạt động như thế nào và nếu công đoàn độc lập hoàn toàn không liên quan tới chính trị và không thách thức đến vai trò lãnh đạo và nắm quyền lực chính trị như bây giờ của Đảng Cộng sản Việt Nam (cộng sản Việt Nam) thì họ sẽ có thể chấp nhận. Còn nếu có những tổ chức công đoàn độc lập thách thức tới quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như của Nhà nước và của Chính phủ Việt Nam thì họ sẽ lo ngại và sẽ tìm cách khóa nó lại".

Đài RFA ghi nhận Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) về quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (được hiểu là công đoàn) chỉ được hoạt động hợp pháp khi gia nhập hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động.

Trong một lần trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề quy định thành lập công đoàn theo Dự thảo Luật Lao động, Nhà quan sát tình hình Việt Nam-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng còn đặc biệt lưu ý về quy định "cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký" là quy định chung chung vì đã không nêu rõ cơ quan có thẩm quyền là cơ quan nào : do đó khi thực hiện sẽ tạo ra bức tường thành về thủ tục hành chính khi người lao động thành lập hồ sơ và đăng ký cho tổ chức của người lao động hoạt động.

Thạc sĩ Hoàng Việt còn cho rằng không có sự bình đẳng giữa Công đoàn của Nhà nước và các công đoàn độc lập tại Việt Nam :

"Xin thưa điều trở ngại nhất là lý thuyết thì cho rằng tổ chức Công đoàn của Nhà nước và công đoàn độc lập đều bình đẳng về địa vị. Tuy nhiên không thể bình đẳng được. Vì sao ? Vì ngay trong Hiến pháp Việt Nam quy định là Công đoàn của Nhà nước là một tổ chức chính trị-xã hội, có nghĩa là có yếu tố chính trị trong đó. Thế nhưng, trong Dự thảo liên quan tới công đoàn độc lập thì yêu cầu không được dính dáng đến chính trị. Như thế đã cho thấy một điều không có sự bình đẳng. Vì vậy cho nên việc công đoàn thật sự độc lập và phát triển theo kiểu của phương Tây thì phải mất ít nhất khoảng độ vài chục năm ở Việt Nam mới có thể được như vậy, mà cũng chưa chắc được như vậy ngay".

Còn Đại diện của Liên đoàn Lao động Việt Tự do, ông Chu Văn Cương tiên liệu Việt Nam sẽ cho thành lập các tổ chức công đoàn quốc doanh dưới danh nghĩa là công đoàn độc lập và những tổ chức công đoàn này có nhiệm vụ theo dõi, trù dập, bắt bớ những công đoàn thật sự độc lập và gán ghép những tổ chức công đoàn độc lập hoạt động nhằm mục tiêu chính trị.

Trong thực tế, một số người lao động và giới công nhân mà Đài RFA tiếp xúc chia sẻ rằng họ vẫn trông chờ Nhà nước Việt Nam có sự thay đổi đúng theo nguyện vọng chính đáng của họ là được tham gia vào những tổ chức công đoàn mà họ tin cậy và lựa chọn nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Như vậy, chí ít ra sẽ không còn tình trạng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn đứng về phía chủ doanh nghiệp, thậm chí còn lên tiếng đe dọa những ai tổ chức đình công tập thể cũng như sẽ không còn bất cứ nhà hoạt động công đoàn nào như Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng… phải chịu án tù bởi vì kêu gọi Việt Nam cho phép công đoàn độc lập hoạt động hợp pháp.

Nguồn : RFA, 31/07/2019

Published in Diễn đàn

Tổ chức lao động quốc tế ILO có bề dày lịch sử bảo vệ quyền lợi công nhân toàn thế giới. Việt Nam, là thành viên của ILO, hơn nữa đã cam kết thỏa thuận CPTPP nên cần thiết thực hiện mở cửa cho người lao động tự do thành lập nghiệp đoàn, công đoàn. Điều này còn phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp mà tổng bí thư-chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng còn đang làm trưởng ban.

congdoan1

Công nhân Pouyuen Việt Nam đình công để phản đối quy định mới về Bảo hiểm xã hội gần đây.

Trong một nhà máy, có cả trăm công nhân thì cần bao nhiêu công đoàn ? Trong một ngành nghề cần bao nhiêu nghiệp đoàn là đủ ? Một hay hai hay ba, chúng tôi có cuộc tổng hợp ý kiến của nhiều người dân xung quanh vấn đề nhạy cảm này.

"Nói theo kiểu Việt Nam : "Có hai thằng để chọn chẳng sướng hơn ư ?", bạn đọc Võ Hoàng Tùng của Việt Nam Thời Báo trả lời nhanh gọn.

Phản đối ý kiến của anh Võ Hoàng Tùng, một bạn nữ nặc danh không dùng tên thật bình luận : "Tôi thì thấy Việt Nam mình đâu cần cái gọi là công đoàn độc lập, công đoàn hiện nay đã có chức năng nhiệm vụ rõ ràng rồi, cái gọi là công đoàn độc lập được tổ chức ra trong tình hình hiện nay thì ai quản lý, lấy cái gì mà hoạt động. Hơn nữa cũng như tôi coi công đoàn là người bảo vệ chính đáng của mình thì cái thứ mà các người gọi là công đoàn độc lập là cái thứ gì, đại diện cho ai ?".

Ý của bạn nữ này là chỉ cần công đoàn quốc doanh theo ý hệ Marx-Lenin là đủ rồi. Lưu ý rằng bạn nữ này dùng tài khoản ảo để bình luận chứ không tự tin sử dụng tên thật.

Chuyên gia tâm lý giáo dục Lã Minh Luận cho hay : "Luật mà cộng sản ra là không bao giờ đúng với người lao động". Còn cô giáo Lã Minh Luận quả quyết : "Mình hơn chục năm làm chủ tịch Công đoàn rồi. Tay sai cho chúng mà thôi. Công đoàn phải thật sự đứng về người lao động".

Từ nước Pháp, giáo sư Nguyễn Thái Sơn nhận định : "Thiếu pháp trị và một nền báo chí tư do, xã hội ta khó thăng tiến lên đươc vị thế của các nước phát triển ! E rằng Việt Nam sẽ còn mãi lẹt đẹt trong vị trí của một nền kinh tế với thu nhập trung bình thấp làm gia công cấp thấp !".

Có nhiều câu hỏi phải chất vấn Nguyễn Thị Kim Ngân, bà Chủ tịch Quốc hội là biết. Bà từng là bộ trưởng Lao động. Chẳng có mánh khóe ăn chặn chấn lột nào của bọn đầu nậu môi giới xuất khẩu lao động mà bà Kim Ngân không biết. Bảo kê làm ngơ cho bọn trộm cướp cũng là một cách ngồi lu loa mà ăn tiền to trở thành dịch bệnh trong bộ này. Các đời bộ trưởng lao động, trước khi hết nhiệm kỳ sắp bị đuổi về hưu nên ra sức bảo kê, tham ăn cuồng điên.

Một tờ báo có thế mạnh về công đoàn là báo Lao động thì dường như ngại phải đề cập đến danh từ "nghiệp đoàn độc lập". Thay vào chỗ trống là những nội dung chẳng mấy liên quan : bóng đá, chân dài...".

Tổ chức lao động quốc tế ILO có bề dày lịch sử bảo vệ quyền lợi công nhân toàn thế giới. Việt Nam, là thành viên của ILO, hơn nữa đã cam kết thỏa thuận CPTPP nên cần thiết thực hiện mở cửa cho người lao động tự do thành lập nghiệp đoàn, công đoàn. Điều này còn phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp mà tổng bí thư-chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng còn đang làm trưởng ban.

Người Việt phải đi mưu sinh vật vờ ở xứ người, mà còn bị bọn quan tham, bọn môi giới cò mồi liên quan đến bộ lao động-thương binh-xã hội, những cán bộ công đoàn quốc doanh con ông cháu cha... ăn chặn và ăn bớt. Những người xuất khẩu lao động dám nói thẳng nói thật, nếu không có nghiệp đoàn độc lập thì ai sẽ bảo vệ họ khi về Việt Nam ?

Một bạn đọc của Việt Nam Thời Báo, anh Trần Vinh đề nghị rằng : "Công đoàn độc lập cần tuyên truyền và giải thích cho người lao động, dám bảo vệ những quyền lợi thiết thân cho người lao động. Dần dần họ sẽ nhận ra, và khi đã nhận ra thì họ sẽ ủng hộ".

Kiều Phong

Nguồn : VNTB, 06/06/2019

Published in Diễn đàn

Chính thể độc đảng và độc trị ở Việt Nam đã phải công nhận công đoàn độc lập trong EVFTA ? Đó vẫn là một dấu hỏi lớn sau nhiều lần Việt Nam ‘hứa cuội’ với cộng đồng quốc tế.

syndicat1

Bà Ngân gặp Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Liên Hiệp Châu Âu (EU) là Bernd Lange.

Tuy nhiên trong chuyến đi Châu Âu vào cuối tháng 3 năm 2019 của Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch quốc hội Việt Nam, dấu hiệu nhượng bộ của chính thể này đã được phát ra bởi Đài Tiếng nói Việt Nam về khi bà Ngân gặp Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Liên Hiệp Châu Âu (EU) là Bernd Lange - một cơ quan tham mưu rất quan trọng về các hiệp định thương mại quốc tế và có vai trò quan trong không kém Hội đồng Châu Âu. 

"Nhận thức về một số vấn đề về lao động giữa hai bên có thể còn có những khác biệt nhất định, nhưng Quốc hội Việt Nam sẽ nghiêm túc, xem xét kỹ lưỡng các quy định có liên quan đến 3 Công ước của Tổ chức ILO theo khuyến nghị của EU, EP. Hiện nay, việc sửa đổi Bộ luật Lao động cũng đã được khởi động và theo lịch trình, tại kỳ họp tháng 5 tới, Quốc hội Việt Nam sẽ cho ý kiến về việc sửa đổi này" - bà Ngân nói.

Đây là lần đầu tiên giới chóp bu Việt Nam chịu xuống thang trước yêu cầu của EU về việc ký lết 3 công ước quốc tế còn lại về lao động, lên quan đến Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Rất có thể là vào kỳ họp tháng 5 năm 2019, Quốc hội Việt Nam sẽ đưa vấn đề 3 công ước quốc tế này để bỏ phiếu thông qua.

Khỏi phải nói là 3 công ước lao động còn lại thể hiện mối ‘an nguy’ đến thế nào đối với chế độ cầm quyền ở Việt Nam, vì những công ước này, đặc biệt là công ước về quyền tự do lập hội, liên quan mật thiết đến công đoàn độc lập - một định chế mà từ lâu chính quyền Việt Nam đã luôn gán ghép nó với tổ chức Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan vào những năm 80 của thế kỷ XX, để từ đó quy kết cho công đoàn độc lập là nhằm thu hút, tập hợp số đông công nhân để lật đổ chính quyền.

Giờ đây, công đoàn độc lập được hỗ trợ lớn vừa bởi EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam), vừa bởi CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).

Bốn tháng trước, ngày 12 tháng Mười Một năm 2018 cần được ghi vào lịch sử nhân quyền Việt Nam như một trang sử mới : cùng với CPTPP, Công đoàn độc lập đã đương nhiên và mặc định phải được chính thể độc đảng ở Việt Nam công nhận.

Chỉ 5 ngày sau khi được ‘Tổng-Chủ’ Nguyễn Phú Trọng với tờ trình ‘chỉ đạo’ về tính cấp thiết phải phê chuẩn CPTPP, 100% đại biểu quốc hội đã đồng loạt ‘gật’ cho hiệp định này vào chiều 12/11/2018, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 7 trong khối CPTPP thông qua hiệp định CPTPP, sau 6 nước đã thông qua là New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico và Singapore, Australia.

Hoàn toàn không giống với các dự thảo luật do Việt Nam soạn thảo và thông qua, CPTPP là một văn kiện mà sau khi đã kết thúc đàm phán vào năm 2017 và ký kết, Quốc hội Việt Nam chỉ hoặc lắc đầu hoặc gật đầu mà không có quyền chỉnh sửa bất kỳ nội dung nào trong hiệp định này. Theo đó, những điều khoản về công đoàn độc lập trong CPTPP cũng đương nhiên giữ vai trò bất di bất dịch mà Việt Nam không có quyền xóa bỏ hay tìm cách hạn chế bớt ảnh hưởng của định chế bảo vệ quyền lợi người lao động đó.

Theo những quy định của CPTPP, chính quyền Việt Nam sẽ phải cho phép người lao động được tự do thành lập các tổ chức nghiệp đoàn tự do để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tức về thực chất sẽ có một hình thái tổ chức nghiệp đoàn độc lập, hay còn gọi là công đoàn độc lập, tồn tại song song với hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ trung ương xuống các địa phương. Không những thế, công nhân còn được thành lập nghiệp đoàn tự do không chỉ giới hạn ở từng khu vực mà còn trên cả nước, và các nghiệp đoàn độc lập này được kết nối với nhau…

Nhưng trong thời gian chờ đợi CPTPP được các nước còn lại ký để bắt đầu triển khai vào tháng Giêng năm 2019, cùng thời gian từ 3-5 năm để luật hóa các quy định của CPTPP về các quy chế lao động theo 3 công ước quốc tế về lao động của ILO, chưa có gì đáng gọi là ‘thành tâm’ từ một não trạng đã quá quen độc trị về quyền lực và lợi ích khi phải tạm nhân nhượng cộng đồng quốc tế về nhân quyền để đổi chác lợi ích thương mại.

Hầu như không hoài nghi rằng chiến thuật ưa thích nhất của chính quyền Việt Nam trong ít ra vài năm tới vẫn là vừa kiềm chế những người bảo vệ quyền lợi công nhân, vừa bưng bít thông tin đến mức tối đa về công đoàn độc lập, vừa kéo dài lâu đến mức có thể việc luật hóa CPTPP về công đoàn độc lập, vừa tung ra chiến dịch ‘công đoàn độc lập cuội’.

Một cách đương nhiên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang và sẽ được đảng lựa chọn để tổ chức chiến dịch ‘công đoàn độc lập cuội’. Đó cũng là lý do để tổ chức công đoàn nhà nước này tìm cách tồn tại để vẫn được uống bầu sữa ngân sách và duy trì quyền lực ‘tổ chức chính trị xã hội’ của mình’, trong thời buổi chế độ độc trị phải ‘dân chủ hóa’.

Một trong những kịch bản được Đảng tâm đắc là ‘Quốc doanh hóa Công đoàn độc lập’ : tập dượt càng sớm càng tốt cho các công đoàn quốc doanh "chủ động tổ chức đình công" cho công nhân và hy vọng qua đó sẽ thu hút được số đông công nhân, thay vì để cho công nhân rơi vào tầm ảnh hưởng của những tổ chức công đoàn độc lập hoàn toàn không chịu sự lãnh đạo của đảng và nhà nước.

Những cam kết của Việt Nam trong EVFTA cũng bởi thế vẫn còn chông chênh và lật lọng, nếu trong thời gian tới chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục giở nhiều thủ đoạn để công đoàn độc lập không thể hình thành một cách thực chất.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 09/04/2019

Published in Diễn đàn

Việt Nam chính thức thông qua CPTPP - phải chính thức công nhận công đoàn độc lập !

12 tháng Mười Một năm 2018 cần được ghi vào lịch sử nhân quyền Việt Nam như một trang sử mới : cùng với CPTPP, Công đoàn độc lập đã đương nhiên và mặc định phải được chính thể độc đảng ở Việt Nam công nhận.

cptpp1

Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương - Ảnh minh họa



Chỉ 5 ngày sau khi được ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng với tờ trình ‘chỉ đạo’ về tính cấp thiết phải phê chuẩn CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), 100% đại biểu quốc hội đã đồng loạt ‘gật’ cho hiệp định này vào chiều 12/11/2018, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 7 trong khối CPTPP thông qua hiệp định CPTPP, sau 6 nước đã thông qua là New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico và Singapore, Australia.

Hoàn toàn không giống với các dự thảo luật do Việt Nam soạn thảo và thông qua, CPTPP và một văn kiện mà sau khi đã kết thúc đàm phán vào năm 2017 và ký kết, Quốc hội Việt Nam chỉ hoặc lắc đầu hoặc gật đầu mà không có quyền chỉnh sửa bất kỳ nội dung nào trong hiệp định này. Theo đó, những điều khoản về công đoàn độc lập trong CPTPP cũng đương nhiên giữ vai trò bất di bất dịch mà Việt Nam không có quyền xóa bỏ hay tìm cách hạn chế bớt ảnh hưởng của định chế bảo vệ quyền lợi người lao động đó.

12 tháng Mười Một năm 2018 cần được ghi vào lịch sử nhân quyền Việt Nam như một trang sử mới : cùng với CPTPP, Công đoàn độc lập đã đương nhiên và mặc định phải được chính thể độc đảng ở Việt Nam công nhận.

Theo những quy định của CPTPP, chính quyền Việt Nam sẽ phải cho phép người lao động được tự do thành lập các tổ chức nghiệp đoàn tự do để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tức về thực chất sẽ có một hình thái tổ chức nghiệp đoàn độc lập, hay còn gọi là công đoàn độc lập, tồn tại song song với hệ thống Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam từ trung ương xuống các địa phương. Không những thế, công nhân còn được thành lập nghiệp đoàn tự do không chỉ giới hạn ở từng khu vực mà còn trên cả nước, và các nghiệp đoàn độc lập này được kết nối với nhau…

Vào lúc này đây, những nhà hoạt động nhân quyền tiền thân của Công đoàn độc lập, những con người đầu tiên dấn thân đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp công nhân Việt Nam - Đoàn Huy Chương, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Trương Minh Đức, Hoàng Bình… đang có thể mỉm cười rạng rỡ.

Công sức và quá nhiều năm tháng tù đày của họ đã không hề uổng phí. Mục tiêu của cuộc đời họ đã được cộng đồng quốc tế công nhân và khẳng định, bất chấp chính quyền độc trị ở Việt Nam luôn quay quắt trong phản ứng sắc máu và đê tiện.

Trong rất nhiều năm trời, chính quyền Việt Nam đã chỉ trích Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan vào những năm 80 của thế kỷ trước, gán ghép Công đoàn độc lập ở Việt Nam với Công đoàn Đoàn kết và coi đó là "một thủ đoạn nguy hiểm của Diễn biến hòa bình", đồng thời cấm tiệt tất cả các cuộc đình công chính đáng và phù hợp hiến pháp của công nhân Việt Nam.

Trong khi đó, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam - tổ chức được xem là ‘cánh tay nối dài của đảng’ - đã chỉ hiện hình như một cơ chế trung gian ‘ăn’ 3% (gồm 2% thu nhập của doanh nghiệp và 1% thu nhập của người lao động) và quá vô tích sự, nếu không nói là đã ‘phản động’ đến mức đi ngược lại quyền lợi của hàng chục triệu công nhân.

Ngay giờ đây, ở Việt Nam đã có mặt hai tổ chức về Công đoàn độc lập : Phong trào Lao động Việt và Liên đoàn Lao động Việt tự do. Theo quy định của CPTPP, Việt Nam sẽ phải chấp nhận cho phép tổ chức cộng đoàn độc lập của người lao động liên kết với nhau theo ngành hoặc theo vùng, trong một khu vực hay cả nước để thành lập tổ chức của ngành hoặc vùng.

Nhưng trong thời gian chờ đợi CPTPP được các nước còn lại ký để bắt đầu triển khai vào tháng Giêng năm 2019, cùng thời gian từ 3-5 năm để luật hóa các quy định của CPTPP về các quy chế lao động theo 3 công ước quốc tế về lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), chưa có gì đáng gọi là ‘thành tâm’ từ một não trạng đã quá quen độc trị về quyền lực và lợi ích khi phải tạm nhân nhượng cộng đồng quốc tế về nhân quyền để đổi chác lợi ích thương mại.

Hầu như không hoài nghi rằng chiến thuật ưa thích nhất của chính quyền Việt Nam trong ít ra vài năm tới vẫn là vừa kiềm chế những người bảo vệ quyền lợi công nhân, vừa bưng bít thông tin đến mức tối đa về công đoàn độc lập, vừa kéo dài lâu đến mức có thể việc luật hóa CPTPP về công đoàn độc lập, vừa tung ra chiến dịch ‘công đoàn độc lập cuội’.

Một cách đương nhiên, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đang và sẽ được đảng lựa chọn để tổ chức chiến dịch ‘công đoàn độc lập cuội’. Đó cũng là lý do để tổ chức công đoàn nhà nước này tìm cách tồn tại để vẫn được uống bầu sữa ngân sách và duy trì quyền lực ‘tổ chức chính trị xã hội’ của mình’, trong thời buổi chế độ độc trị phải ‘dân chủ hóa’.

Một trong những kịch bản được đảng tâm đắc là ‘Quốc doanh hóa Công đoàn độc lập’ : tập dượt càng sớm càng tốt cho các công đoàn quốc doanh "chủ động tổ chức đình công" cho công nhân và hy vọng qua đó sẽ thu hút được số đông công nhân, thay vì để cho công nhân rơi vào tầm ảnh hưởng của những tổ chức công đoàn độc lập hoàn toàn không chịu sự lãnh đạo của đảng và nhà nước.

Nói trắng ra là "đình công cuội", như lịch sử đương đại của đảng đã một số lần tổ chức "biểu tình cuội".

Chẳng những thế, đảng còn đang đặc biệt chú ý làm sao để gầy dựng hình ảnh "thủ lĩnh" cho đình công, và có thể sắp tới là "thủ lĩnh biểu tình". Đồng thời tăng cường hàng loạt động tác ‘chăm lo quyền lợi người lao động’ để vớt vát điều được coi là ‘uy tín’ của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam vốn đã trôi dạt băng hoại qua nhiều năm tháng, cố gắng giữ chân số công nhân đoàn viên càng nhiều và càng lâu càng tốt…

Nhưng khác hẳn với dĩ vãng, giờ đây trình độ và nhận thực của giai tầng công nhân Việt Nam đã vượt cao hẳn so với nhiều năm trước, công nhân không còn dễ bị Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam và giới tuyên giáo đảng mị dân phỉnh dụ. Đó chính là những cơ sở then chốt để có thể đặt niềm tin vào giai cấp công nhân Việt Nam - những con người đã được nâng cao hơn hẳn mặt bằng dân trí và nhận thức chính trị lẫn nhân quyền, những người sẽ biết cách tự tạo ra cho mình mô hình nghiệp đoàn độc lập để đấu tranh với giới chủ và với cả những chính sách bất công của chính quyền.

Vai trò và số phận phải tiêu vong của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam cũng bởi thế hầu như là một tương lai không còn hoài nghi, cho dù trong thời gian tới tổ chức này có tính kế ‘ve sầu thoát xác’ nhằm vớt vát một chút niềm tin của công nhân để kéo dài chút này hay chút ấy tuổi thọ tàn tạ của nó.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VNTB, 12/11/2018

Published in Diễn đàn

Phong trào Lao Động Việt góp sức xây dựng công đoàn độc lâp thực sự của người lao động

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hay còn gọi là TPP-11 đang được Quốc hôi khóa 14, kỳ hp thứ 6, thảo luận và biểu quyết thông qua.

Trong hiệp định có điu khoản nói về thành lập nghiệp đoàn tự do, còn gọi là công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của giới lao động.

Hình thức thành lập và ni dung hoạt đng của loại hình công đoàn này cũng đang đưc sự quan tâm của dư luận xã hội.

Anh Đoàn Huy Chương, Phó Chủ tịch Phong trào Lao Động  Việt đã cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về chủ đề này.

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe :

YouTube PV ông Đoàn Huy Chương, Phó Chủ tịch Phong trào Lao Động Việt trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang  Thành

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 12/11/2018

Published in Video

Ba năm chính quyền Việt Nam bưng bít thông tin về Công đoàn độc lập đã qua, còn giờ đây, điều gì phải đến đã phải đến.

cptpp1

Một chục triệu công nhân Việt Nam lần đầu tiên biết được họ đang có trong tay một cơ chế pháp lý mang tính quốc tế hóa cao nhằm bảo đảm và hỗ trợ các quyền tự do lập nghiệp đoàn lao động.

Vào cuối năm 2018, để được tham gia vào CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng và chế độ độc trị của ông ta đã phải nhượng bộchấp nhận điều kiện về cho phép người lao động được tự do thành lập các tổ chức nghiệp đoàn tự do để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tức về thực chất sẽ có một hình thái tổ chức nghiệp đoàn độc lập, hay còn gọi là công đoàn độc lập, tồn tại song song với hệ thống Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam từ trung ương xuống các địa phương. Không những thế, công nhân còn được thành lập nghiệp đoàn tự do không chỉ giới hạn ở từng khu vực mà còn trên cả nước, và các nghiệp đoàn độc lập này được kết nối với nhau…

Nhưng tin tức quá nóng hổi trên không phải được công bố bởi Văn phòng Quốc hội hay bất kỳ cơ quan nào của Chính phủ, mà chỉ được hé ra từ một cuộc thảo luận tổ ở Quốc hội về CPTPP - chủ đề mà đến nay ‘Tổng Chủ’ Nguyễn Phú Trọng đã làm tờ trình chính thức cho Quốc hội và chỉ còn chờ đến khi cơ quan được coi là dân cử tối cao này ‘gật’ theo quán tính.

Trong khi toàn bộ báo giới bên đảng và các cơ quan tuyên giáo vẫn im như thóc và như thể chìm trong nỗi sượng sùng vô kể khi trước đó đã lỡ lên án Công đoàn độc lập là ‘một thủ đoạn của Diễn biến hòa bình’, một số tờ báo dù thuộc nhà nước nhưng le lói quan điểm cải cách thể chế và cả cải cách chính trị đã đăng tin về Công đoàn dộc lập, nhưng chưa dám gọi thẳng ra cái tên đó mà chỉ ẩn dụ theo cách ‘người lao động sẽ được quyền thành lập tổ chức công đoàn khác và song song với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam’.

Nhưng như thế cũng đã là tốt, đã tạm đủ thông tin ban đầu cho một chục triệu công nhân ở Việt Nam, để họ lần đầu tiên biết được họ đang có trong tay một cơ chế pháp lý mang tính quốc tế hóa cao nhằm bảo đảm và hỗ trợ các quyền tự do lập nghiệp đoàn lao động, đình công và đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của họ trước giới chủ và trước cả một bộ phận không nhỏ quan chức chính quyền Việt Nam ‘làm thuê’ cho giới chủ.

Tình hình hiện thời - năm 2018 - đã khác khá nhiều với năm 2015 và những năm trước đó. Về minh bạch hóa thông tin.

Nhớ lại năm 2015. Sáu tháng sau khi đoàn đàm phán Việt Nam "hoàn tất đàm phán song phương và đa phương về TPP với các nước" vào tháng Chín năm đó, chính quyền Việt Nam vẫn hầu như ém nhẹm trên mặt truyền thông về định chế công đoàn độc lập - một trong những điều kiện tiên quyết để được gia nhập TPP mà Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam đã phải chấp nhận vô điều kiện.

Hé lộ hầu như duy nhất chỉ đến từ ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội Việt Nam. Sau Tết Nguyên Đán 2016, ông Kiên cho biết "người lao động được quyền lập hội và họ được tự do tham gia một tổ chức hội nào đó mà họ muốn và chính quyền phải chấp nhận" trên báo chí nhà nước.

Cũng phải mất đến sáu tháng sau khi kết thúc đàm phán TPP, phía Việt Nam mới chịu công bố bản văn tiếng Việt, trong đó có nội dung công đoàn độc lập.

Cố tình không công bố thông tin về công đoàn độc lập không chỉ là một thủ thuật xấu chơi của giới lãnh đạo Việt Nam, mà hành vi này còn vi phạm chính cam kết về việc phải công khai toàn bộ thông tin mà đoàn đàm phán TPP của Việt Nam đã hứa hẹn và ký.

Cho đến nay và mặc dù đã gần như chính thức tham gia vào CPTPP, não trạng bưng bít truyền thống của nhà nước Việt Nam vẫn hầu như chưa có gì được khai sáng : trong khi vẫn chưa xuất hiện bất cứ cụm từ "công đoàn độc lập" nào trên miệng giới quan chức và trên mặt báo chí, tất cả cùng lắm chỉ đề cập đến "người lao động có quyền thành lập tổ chức của mình".

Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời. Những người theo đường lối một đảng lợi ích ở Việt Nam chắc chắn vẫn hy vọng kịch bản WTO năm 2007 "được cả hai" sẽ lặp lại vào năm nay : vừa vào được CPTPP, vừa "hồi tố" bắt giam trở lại những kẻ bất đồng chính kiến liều lĩnh nhất.

Còn trong thời gian chờ đợi CPTPP được các nước còn lại ký để bắt đầu triển khai vào tháng Giêng năm 2019, chiến thuật ưa thích nhất của chính quyền Việt Nam vẫn là vừa kiềm chế những người bảo vệ quyền lợi công nhân, vừa bưng bít thông tin đến mức tối đa về công đoàn độc lập !

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 07/11/2018

Published in Diễn đàn

Ngày 2/11/2018, ông Ngô Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng công đoàn lao động Việt Nam, nói trước Quốc hội rằng ông lo ngại 2 điều khi Việt Nam gia nhập Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương gồm 11 nước (CPTPP), mà Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký đề nghị Quốc hội phê chuẩn. Hai điều đó là sẽ có những tổ chức mà ông gọi là "công đoàn vàng" xuất hiện, và điều thứ hai là những tổ chức của công nhân sẽ hoạt động chính trị, chống phá nhà nước.

congdoan1

Công nhân một nhà máy ở Đà Nẵng biểu tình tháng 1/2008. AFP

Sở dĩ như vậy là vì khi Việt Nam gia nhập CPTPP, và có thể là cả hiệp định thương mại tự do với Châu Âu sau này, Việt Nam sẽ phải cho phép các nghiệp đoàn độc lập của công nhân hoạt động, thay vì chỉ có công đoàn của nhà nước như hiện nay.

Vậy "công đoàn vàng" là ai ? Và công đoàn có hoạt động chính trị hay không ?

Khái niệm công đoàn vàng bắt đầu từ nước Pháp để chỉ những tổ chức công đoàn do giới chủ nhân thành lập nhằm cản trở công nhân đình công đòi quyền lợi của họ. Theo một số tài liệu thì việc này bắt đầu từ cuộc đình công của thợ mỏ ở Pháp vào ngày 8/11/1899, sau khi nhóm nghiệp đoàn do giới chủ thành lập cản trở cuộc đình công, họ đã bị công nhân tấn công, ném đá, khi đang nhóm họp trong một quán cà phê. Cửa kính của quán này sau đó được sửa chữa bằng những tờ giấy dầu màu vàng. Tên gọi công đoàn vàng bắt đầu từ đó, để chỉ những nghiệp đoàn mạo danh của giới chủ.

Nhưng các nhà hoạt động xã hội, bất đồng chính kiến tại Việt Nam thì lại gọi tổ chức công đoàn của nhà nước hiện nay là công đoàn vàng với lý do là họ chẳng những không giúp công nhân đòi quyền lợi mà còn cản trở những cuộc đình công của họ. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, đứng đầu tổ chức Hội nhà báo độc lập nói :

Theo tôi công đoàn vàng với công đoàn của nhà nước là một. Vì họ chẳng tổ chức được cuộc đình công nào cho công nhân mà còn có khi đàn áp, ngăn cản họ, đứng về phía giới chủ.

Chúng tôi có liên lạc với ông Ngô Duy Hiểu để bình luận về cáo buộc này, nhưng ông nại cớ bận việc nên không trả lời được.

Theo ông Phạm Chí Dũng, tổ chức công đoàn của nhà nước hiện nay nhận 2% quĩ lương từ các công ty xí nghiệp, tức là họ trên thực tế lãnh lương của giới chủ.

Trên trang báo Người Lao Động của nhà nước Việt Nam, số ra ngày 8/12/2014, có trích dẫn Luật Công đoàn của Việt Nam, ghi rõ là các doanh nghiệp phải nộp 2% quĩ lương của mình cho công đoàn của nhà nước.

Đầu năm 2017, trong một lần trao đổi với RFA, chuyên gia kinh tế Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói về quan hệ giữa giới chủ đầu tư và công đoàn nhà nước như sau :

Giới chủ đầu tư trả lương cho những người đại diện công đoàn, cho nên khi những người này đấu tranh cho quyền lợi công nhân liền bị sa thải.

Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi Việt Nam cho phép nghiệp đoàn độc lập hoạt động ?

Sau buổi điều trần ở Nghị viện Châu Âu về nhân quyền Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A có trả lời RFA rằng không loại trừ việc Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức những công đoàn do họ điều khiển.

Những người hoạt động công đoàn độc lập hiện nay tại Việt Nam không lo ngại việc xuất hiện công đoàn vàng.

Ông Đoàn Huy Chương, của tổ chức Phong trào lao động Việt cho chúng tôi biết :

Lo ngại đó cũng chính đáng nhưng tôi cho là công nhân hiện nay hiểu biết nhiều, họ sẽ biết ai là đại diện cho họ.

Bà Trần Thị Thuận, của tổ chức Liên đoàn lao động Việt tự do nói về phát biểu của ông Ngô Duy Hiển :

Nhà cầm quyền cộng sản lo ngại quá xa, vì họ có mục đích gì đấy thôi. Cả thế giới đều phát triển được công đoàn một cách mạnh mẽ thì tại sao Việt Nam phải lo ngại ?

Một nhà quan sát khác là ông Nguyễn Thiện Nhân ở Bình Dương cho rằng chuyện thành lập công đoàn vàng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nhưng không có gì đáng ngại cả.

Ông Nhân là người quan sát những hoạt động đình công của công nhân ở Bình Dương bấy lâu nay.

Bình luận về sự lo ngại về hoạt động chính trị của tổ chức công nhân, ông nói :

Chính trị là phạm vi rất rộng. Quyền hoạt động chính trị cũng là của công nhân, miễn họ không làm trái pháp luật.

Theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, sự lo ngại của các giới chức Việt Nam về hoạt động chính trị của các tổ chức công nhân độc lập, là sự ám ảnh về hoạt động của Công đoàn đoàn kết ở Ba Lan vào những năm cuối của chế độ cộng sản ở nước này.

Bà Trần Thị Thuận nói rằng chuyện chính trị hay được những người cộng sản Việt Nam đem ra làm cái cớ để đàn áp.

"Trong cương lĩnh của Liên đoàn lao động Việt tư do có ghi rằng chúng tôi không hoạt động chính trị, mà chỉ tranh đấu cho quyền lợi của công nhân. Thế nhưng Liên đoàn lao động Việt tự do luôn bị cáo buộc là một tổ chức chính trị phản động".

Bà nói thêm là ngay trong những qui định điều lệ, của tổ chức công đoàn của nhà nước hiện nay đều có ghi rằng Tổng công đoàn của nhà nước hiện nay là một tổ chức chính trị.

Và đúng như vậy, chúng tôi vào trang web Cổng thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam thì thấy ghi rằng Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân Việt Nam.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 05/11/2018

Published in Diễn đàn