Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thông tư 65/2020/TT-BCA ngày 19/06/2020, ca B Công an "Quy đnh nhim v, quyn hn, hình thc, ni dung và quy trình tun tra, kim soát, x lý vi phm hành chính v giao thông đường b ca cnh sát giao thông" (1), có hiu lc t ngày 05/08/2020, trong Điu 8, Khon 3 có đon :

canhsat1

Cnh sát cơ đng trong cuc trn áp Đng Tâm ngày 9/1/2020. Hình minh ha. Photo Dong Tam TV.

"Trong trường hp cp bách đ bo v an ninh quc gia, bo đm trt t, an toàn xã hi hoc đ ngăn chn hu qu thit hi cho xã hi đang xy ra hoc có nguy cơ xy ra, Cnh sát giao thông đang thc hin nhim v tun tra, kim soát được huy đng phương tin giao thông, phương tin thông tin liên lc, phương tin khác ca cơ quan, t chc, cá nhân và người đang điu khin, s dng phương tin đó. Vic huy đng được thc hin dưới hình thc yêu cu trc tiếp hoc bng văn bn".

Quy đnh trên cho thy mt s đim không rõ ràng : trao cho Cnh sát giao thông quyn hn quá ln mà thiếu s kim soát, chế tài đ phòng s tùy tin, li dng vi mc đích không tt ; đng thi li coi nh quyn s hu tài sn cá nhân (c ca nhà nước) và s an toàn ca người dân trong nhng trường hp b "huy đng phương tin".

Thông tư này thay cho Thông tư 01/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 (2), trong đó ti Điu 5, Khong 6 cũng có ni dung tương t nêu trên ; tuy nhiên có s gii hn hơn vi quyn ca Cảnh sát giao thông, là vic "trưng dng phương tin" phi "theo quy đnh ca pháp lut", đng thi không m rng ra quá nhiu mc đích ca vic "huy đng", ti đ bo v an ninh quc gia …" và được "yêu cu trc tiếp".

Xin nêu chi tiết mt s đim cn được xem li, sa đi :

Vic "huy đng phương tin" là thế nào

Trường hp "phương tin" được Cảnh sát giao thông nhm ti đ "huy đng" có th đang được s dng trong tình hung cp bách ca cá nhân, t chc, cơ quan, như xe cu thương đang ch bnh nhân cp cu, xe ch lãnh đo cao cp trên đường công tác khn, thì s xy ra xung đt li ích mà khó có văn bn pháp lut nào đnh rõ trường hp nào thì quan trng hơn, phi được ưu tiên hơn.

"Phương tin khác" ngoài xe c, đin thoi, thì có gii hn nào cho ch "khác", hay là bt c th gì, k c nhà , công xưởng, tr s kinh doanh, thm chí vũ khí ca quân nhân,

Hãy th tưởng tượng mt ngày nào đó, bt cht có anh Cảnh sát giao thông vào nhà, khách sn, yêu cu ming cn trưng dng toàn b nhà trong vài ngày đ rình nhóm đua xe, các đêm ti có th qua đây ; hay rình mt chiếc xe nghi ch ma túy s đi qua. Không l người ch phi chp hành vô điu kin ? Còn trường hp Cảnh sát giao thông đòi "mượn" mt cây AK47 ca mt quân nhân đang đng gác, thì chc chn s không được chp nhn ri.

Vic "mượn" là vô thi hn, không có s giám sát ca ch phương tin hay sao ? Không quy đnh rõ, d ny sinh tùy tin, gây xáo trn cuc sng ca người dân, nh hưởng công vic ca cơ quan, t chc b "huy đng phương tin".

Có s xác thc ti thiu cho vic "huy đng" hay không ? Nếu không, d ny sinh tranh chp sau đó nếu xy ra s c. Ví như Cảnh sát giao thông phi trình đy đ giy t cá nhân đ người dân được rõ, yên tâm, và được ghi li (vào giy, chp/ghi âm, hình) vic "huy đng" đó.

"Phương tin khác" thì phi thế nào ?

đây đã m rng quyn hn cho Cảnh sát giao thông ti vô hn, nm ngoài chc năng nhim v ca lc lượng này.

Vì vy, Thông tư cn nêu rõ, trong nhng trường hp vic "huy đng" nhng "phương tin" không phi là xe c, v vic không liên quan hot đng giao thông đường b, thì phi có s phi hp ca các lc lượng bo v pháp lut tương ng (như cnh sát hình s, qun lý th trường, hi quan). Nếu không, s d dn ti lm quyn quá mc.

Thiếu chế tài cho các hành vi lm quyn

Ni dung Thông tư đt nng quyn hn cho Cảnh sát giao thông, mà không coi trng quyn ca người, t chc, cơ quan có phương tin b "huy đng", nên hoàn toàn không th hin bin pháp ngăn chn nhng trường hp lm quyn.

Thay vào đó, đ tránh tình trng Cảnh sát giao thông trưng dng phương tin ca dân không đúng mc đích, quá mc cn thiết, tn dng cho vic riêng v.v.. thì cn có chế tài pháp lut c th, không ch x lý ni b (nhc nh, kim đim). Như vy mi công bng vi người dân mt khi nếu không chp hành đòi hi "huy đng" đó, li rt d b quy ti "chng người thi hành công v", hay tương t.

Coi nh s an toàn cho người dân khi b "huy đng phương tin"

Thông tư đã không đ phòng tình hung có k gian (ngoài xã hi, trong chính ngành công an) li dng đ chiếm đot tài sn ca dân, t chc, cơ quan, hoc li dung phương tin đ hot đng ti phm.

Mun tránh xy ra kh năng này, đng thi vn có th đm bo cho tình hung cp thiết khi Cảnh sát giao thông thi hành công v, ngoài yêu cu xut trình giy t, có văn bn xác nhn vic "huy đng" như nêu trên, cn có thêm quy đnh Cảnh sát giao thông phi đang tun tra trên phương tin mô tô, ô tô đc chng, phi đ người b "huy đng phương tin" gi đin trc tiếp cho cp ch huy ca Cảnh sát giao thông đó, v.v..

Ngoài ra, cũng cn có điu khon quy đnh trong trường hp phương tin được huy đng b hng, mt, thì cơ quan công an phi có trách nhim bi thường ra sao.

Thiếu hình thc ph biến ni dung quy đnh cho người dân

Do đây là đim quan trng liên quan ti đi sng người dân (không ch người tham gia giao thông), đến c nhiu t chc, cơ quan nên không th đơn gin ch đưa toàn b Thông tư lên trang web B Công an, ri vài t báo thông tin sơ sài.

Nhiu năm qua, có th vì thiếu bin pháp ph biến rng rãi nên cũng đã phn nào "trói tay" Cảnh sát giao thông trong nhng tình hung thc s cp bách. Nhiu trường hp chiến sĩ Cảnh sát giao thông đã phi liu mình bám vào np ca-pô xe vi phm, dn đến b tai nn đáng tiếc, thay vì trưng dng xe ca người dân đ truy đui.

Mun có s hp tác tích cc t người dân, đng thi tôn trng quyn li ca dân, t chc, cơ quan khác, cn có các bin pháp ph biến thông tin mt cách bài bn. Ví d : ngoài vic sa sm Thông tư, cn có văn bn ca Cc Cnh sát giao thông gii thích chi tiết Điu 8, Khon 3 nói trên. Văn bn này được tng đơn v, cá nhân Cảnh sát giao thông lưu gi, cung cp bng nhiu hình thc cho người dân, người tham gia giao thông.

Cui cùng, là đ phòng xung đt vi các văn bn pháp quy khác

Trước hết là B lut Dân s, cơ quan son tho Thông tư cn rà soát k, đ không xy ra nhng kin tng không cn thiết, gây phin phc cho dân, tn kém cho nhà nước, c chế cho Cảnh sát giao thông khi cn "huy đng phương tin" phc v công tác cp thiết.

Hà Ni, ngày 02/08/2020

Nguyn Hu Vinh (Ba Sàm)

C nhân Lut, cu Thiếu tá an ninh, B Công an

Nguồn : RFA & VOA, 04/08/2020

Ghi chú :

(1) Thông tư 65/2020/TT-BCA

(2) Thông tư 01/2016/TT-BCA

Additional Info

  • Author Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm)
Published in Diễn đàn

Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng : cứt trâu để lâu hóa bùn ?

Nguyễn Thị Huyền, VNTB, 06/03/2020

"Vi phạm của đồng chí Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy và đồng chí Vũ Hùng Việt, nguyên Thành ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách, song đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng".

kyluat1

Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm của các ông Nguyễn Văn Đua là khi nào ? Ảnh minh họa

Thông cáo báo chí Kỳ họp 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, có đoạn trích như trên (1). Liên quan đến vấn đề "thời hiệu xử lý kỷ luật", ở Quy định số 07-QĐi/TW của Bộ Chính trị do ông Trần Quốc Vượng ký ban hành ngày 28/08/2018 (2), cho biết : Thời hiệu xử lý kỷ luật tổ chức đảng được tính từ thời điểm tổ chức đảng có hành vi vi phạm đến thời điểm tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng đó.

Trường hợp vi phạm xảy ra trong thời gian dài thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Không tính lại thời hiệu đối với tổ chức đảng đã bị thi hành kỷ luật nhưng sau đó, tổ chức đảng cấp trên quyết định lại (chuẩn y hoặc thay đổi) hình thức kỷ luật đối với tổ chức đảng đó (3).

Vào tháng 6/2019, Thanh tra Chính phủ đã chuyển kết luận thanh tra Thủ Thiêm đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý kỷ luật Đảng (4). Thủ Thiêm là vụ liên quan đến sai phạm hàng loạt của những tên tuổi Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua, Vũ Hùng Việt…

Câu hỏi đặt ra là "thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm" của các ông Nguyễn Văn Đua, Vũ Hùng Việt là khi nào ? Ông Nguyễn Văn Đua rời chức vụ phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1/4/2014. Tính đến thời điểm đó, tổ chức đảng nơi ông Đua là phó bí thư thường trực không có "tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng đó" như nội dung của Quy định số 07-QĐi/TW.

Quy định số 07-Qđi/TW, ở Điều 5.1 ghi "Thời hiệu xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm được quy định như sau : – 5 năm đối với những vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách".

Như vậy, hành vi được xác định vi phạm của ông Nguyễn Văn Đua, ông Vũ Hùng Việt trong nội bộ đảng, phải được tính từ khi "tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng đó".

Đơn cử, trên trang web của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ở bài viết "Đối chiếu với quy định về thời hiệu để quyết định kỷ luật hay không kỷ luật đảng viên vi phạm", có dẫn tình huống : Ý kiến 1 : Không xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng đối với đảng viên X vì vi phạm xảy ra đã trên 5 năm. Ý kiến 2 : Việc xử lý kỷ luật đảng viên X hay không còn phụ thuộc vào kết quả biểu quyết hình thức kỷ luật đối với đảng viên X. Vậy, ý kiến nào đúng ?

Bài viết có câu trả lời như sau : Trường hợp câu hỏi nêu, mặc dù vi phạm của đảng viên X đã xảy trên 5 năm, tổ chức đảng có thẩm quyền đã kiểm tra, làm rõ và kết luận nội dung tố cáo là có căn cứ thì tổ chức đảng có thẩm quyền vẫn phải tiến hành họp và biểu quyết hình thức kỷ luật cụ thể đối với đảng viên X. Sau đó đối chiếu với quy định cụ thể về thời hiệu để quyết định kỷ luật hay không kỷ luật đảng viên vi phạm. Vậy, ý kiến thứ 2 đúng (5).

Xem ra việc co dãn trong vận dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đảng, vẫn có thể là câu chuyện ‘cứt trâu để lâu hóa bùn’.

Nguyễn Thị Huyền

Nguồn : VNTB, 06/03/2020

Chú thích :

(1)http://ubkttw.vn/tin-tuc-thoi-su/-/asset_publisher/bHGXXiPdpxRC/content/thong-cao-bao-chi-ky-hop-43-cua-uy-ban-kiem-tra-trung-uong

(2)https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quy-dinh-07-QDi-TW-2018-xu-ly-ky-luat-to-chuc-dang-vi-pham-395177.aspx

(3)https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Huong-dan/06/HD-Ủy ban Kiểm traTW-2018-thuc-hien-mot-so-Dieu-trong-Quy-dinh-07-QDi-TW-403730.aspx

(4)http://www.thanhtra.gov.vn/ct/news/Lists/KetLuanThanhTra/View_Detail.aspx?ItemID=116

(5)http://ubkttw.vn/hoi-dap/-/asset_publisher/bHGXXiPdpxRC/content/-oi-chieu-voi-quy-inh-ve-thoi-hieu-e-quyet-inh-ky-luat-hay-khong-ky-luat-ang-vien-vi-pham

*******************

Vì sao hết thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng với ông Nguyễn Văn Đua và Vũ Hùng Việt ?

Hoàng Đan, Soha, 26/03/2020

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, vi phạm của ông Nguyễn Văn Đua, Vũ Hùng Việt đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách, song đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng.

Additional Info

  • Author Nguyễn Thị Huyền, Hoàng Đan, Thanh Trúc
Published in Diễn đàn

Trung tá công an tự viết thêm vào biên bản hỏi cung bị khởi tố (RFA, 06/12/2019)

Trung tá công an, điều tra viên Nguyễn Việt Cường thuộc Công an Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bị Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố vì tự viết thêm nhiều nội dung có tính chất buộc tội đối với nhiều bị can.

khoito1

Trung tá công an Nguyễn Việt Cường. Photo : Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Việt Cường bị khởi tố về cáo buộc "làm sai lệch hồ sơ vụ án" quy định tại Khoản 2, Điều 375 của Bộ luật Hình sự với mức án tù từ 5 đến 10 năm. Trước đó, ông này bị đình chỉ chức vụ trường công an phường Phú Thạnh và bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.

Theo truyền thông trong nước, kết quả điều tra ban đầu xác định trong quá trình điều tra lại vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy tại Phú Yên, Tuy Hòa từ năm 2012 đến 2014, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Tuy Hòa phát hiện khi thụ lý hồ sơ, điều tra viên Nguyễn Việt Cường tự viết thêm nhiều nội dung có tính chất buộc tội đối với Nguyễn Hồng Ngọc Anh vào các biên bản hỏi cung bị can của Từ Phạm Quang Vinh, Nguyễn Hồng Ngọc Anh, làm sai lệch hồ sơ vụ án. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Tuy Hòa đã đề nghị giám định các biên bản hỏi cung này.

Báo cáo của Ủy ban Tư pháp Việt Nam thẩm tra báo cáo của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về công tác của ngành kiểm sát năm 2019 được truyền thông trong nước loan tin hôm 4 tháng 11 cho hay, trong năm 2019, đã có 6 trường hợp Viện Kiểm sát Nhân dân truy tố oan dẫn đến tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tuyên vô tội ; và 88 trường hợp truy tố thiếu căn cứ, sai tội danh, sai khung hình phạt dẫn đến tòa án nhân dân sơ thẩm phải xét xử về khoản khác trong cùng điều luật hoặc tội danh khác bằng hoặc nhẹ hơn tội danh viện kiểm sát nhân dân đã truy tố.

********************

Hai cựu chủ tịch Đà Nẵng sẽ ra tòa vào đầu tháng 1 cùng Vũ 'nhôm' (RFA, 06/12/2019)

Hai cựu chủ tịch Thành phố Đà Nẵng, ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến, cùng Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm, và 18 người khác sẽ phải hầu hòa tại Hà Nội từ ngày 2 đến 15 tháng 1 tới đây.

khoito2

Hai cựu chủ tịch Đà Nẵng là Trần Văn Minh (trái) và Văn Hữu Chiến - Photo : RFA

Tin từ truyền thông trong nước cho biết như vừa nêu vào ngày 6 tháng 12. Phiên xử dự kiến được tiến hành trong cả ngày thứ bảy và chủ nhật. Chủ tọa phiên tòa là Lưu Ngọc Cảnh.

Hai ông cựu chủ tịch thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến bị truy tố về hai tội danh là ‘vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’ theo khoản 3 điều 219 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam ; khung hình phạt từ 10 đến 20 năm ; và tội ‘vi phạm cá qui định về quản lý đất đai’ theo khoản 3 điều 229, khung hình phạt từ 5 đến 12 năm tù giam.

Cùng bị truy tố với hai tội danh vừa nêu trong vụ án còn có các ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ’ Nhôm’- cựu thượng tá tình báo công an ; ông Nguyễn Ngọc Tuấn- cựu giám đốc Sở Xây Dựng, cựu phó chủ tịch Đà Nẵng ; ông Phan Xuân Ít-cựu phó Chánh Văn phòng UBND Thành phố Đà Nẵng ; ông Nguyễn Quang Thành-cựu giám đốc Công ty Minh Hoàng Phát ; ông Phan Minh Cương-cựu tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng 79, giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn I.V.C.

Bảy người bị truy tố tội ‘vi phạm các qui định về quản lý đất đai’ gồm ông Nguyễn Điểu-cựu giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường ; ông Trần Văn Toán-cựu phó giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường ; ông Lê Cảnh Dương-cựu phó giám đốc Trung Tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng ; ông Nguyễn Văn Cán- cựu chánh văn phòng UBND Đà Nẵng ; ông Đào Tấn Bằng-cựu phó chánh văn phòng UBND Đà Nẵng ; ông Nguyễn Viết Vĩnh- cựu trưởng phòng Quản lý Đô Thị ; ông Nguyễn Đình Thống- cựu giám đốc Công ty Quản lýt & Khai thác đất Đà Nẵng.

Bảy người khác bị truy tố tội ‘vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’ gồm ông Nguyễn Thanh Sang- cựu phó Giám đốc Sở Tài Chính Đà Nẵng ; bà Nguyễn Thị Thu Hà- cựu giám đốc Sở Tài Chính Tp Đà Nẵng ; ông Nguyễn Công Lang- cựu giám đốc Công ty Quản lý Nhà Đà Nẵng ; ông Huỳnh Tấn Lộc-cựu tổng giám đốc Công ty Công Nghệ phẩm Đà Nẵng ; ông Phạm Ngọc Thạch- cựu tổng Giám đốc Công ty Du lịch Đà Nẵng ; ông Trần Phi- cựu tổng Giám đốc Công ty Xuất Nhập Khẩu Đà Nẵng ; ông Lê Anh Tuấn- nguyên tổng giám đốc Công ty Cung ứng Tàu Biển Đà Nẵng.

Trong số 21 bị can vừa nêu, hiện có 18 người đang được tại ngoại. Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân Dân Tối Cao công bố hồi tháng 10 vừa qua nêu rằng hai cựu chủ tịch thành phố Đà Nẵng cùng 18 bị can đã giúp Phan Văn Anh Vũ trục lợi hơn 22 ngàn tỷ đồng.

Kỳ xử sắp đến là vụ án thứ 4 đối với Phan Văn Anh Vũ. Vào tháng 11 năm 2018, Phan Văn Anh Vũ bị Tòa án nhân dân Cấp cao Hà Nội tuyên 8 năm tù về tội ‘cố ý làm lộ bí mật Nhà nước’ ; vào ngày 7 tháng 6 năm nay, Phan Văn Anh Vũ tiếp tục bị Tòa án nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh tuyên 17 năm tù về tội ‘lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản’ ; đến ngày 13 tháng 6 bị Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội tuyên 15 năm tù về tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’.

Vụ xử mới đối với Phan Văn Anh Vũ, hai cựu chủ tịch thành phố Đà Nẵng cùng 18 người như vừa nêu nằm trong kế hoạch của Việt Nam xử sơ thẩm một số vụ án phức tạp, có tính chất nghiêm trọng mà dư luận đặc biệt quan tâm.

******************

Vụ 'can thiệp xử lý xe vi phạm' ở Đồng Nai : Đình chỉ 2 trung tá Cảnh sát giao thông (RFA, 06/12/2019)

Hai lãnh đạo Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai bị cấp dưới tố can thiệp vào quy trình xử lý xe vi phạm, vừa bị Giám đốc Công an Đồng Nai ra quyết định tạm đình chỉ.

khoito3

Hai lãnh đạo Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai bị cấp dưới tố can thiệp vào quy trình xử lý xe vi phạm, vừa bị Giám đốc Công an Đồng Nai ra quyết định tạm đình chỉ. RFA edited

Truyền thông trong nước loan tin 6/12 cho biết Công an tỉnh Đồng Nai đã công bố quyết định của Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai về việc tạm đình chỉ công tác trong 2 tháng đối với Trung tá Phạm Hải Cảng - Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 2 và Trung tá Phan Cẩn Tú - Đội phó Đội Cảnh sát giao thông số 1 thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an Đồng Nai. Lý do tạm đình chỉ 2 cán bộ cảnh sát này để làm rõ việc can thiệp vào quy trình xử lý xe vi phạm.

Trung tá Phạm Hải Cảng và Trung tá Phan Cẩn Tú bị điều chuyển về Phòng Cảnh sát cơ động Công an Đồng Nai.

Tin cho biết, trước đó, Trung tá Cảng bị 2 cán bộ cấp dưới tố cáo đã can thiệp vào việc tổ tuần tra xử lý một xe tải vi phạm chở quá tải trọng trên QL20. Trung tá Tú cũng liên quan đến việc gọi điện xin thả xe vi phạm.

Hai vị lãnh đạo này lý giải cho rằng, trên đường đi kiểm tra trên tuyến tình cờ phát hiện xe tải tải đậu đỗ lâu bên đường nên gọi điện hỏi tổ tuần tra. Trung tá Tú thì xác nhận cũng từ mối quan hệ xã hội nên có gọi điện xin cho anh em chứ không vụ lợi.

Ban Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã lập đoàn thanh tra vụ việc này. Bước đầu, Trung tá Cảng và Trung tá Tú đã xác nhận giọng nói (trong các đoạn ghi âm) can thiệp cho thả xe quá tải là của mình.

Người tham gia giao thông tại Việt Nam lâu nay than phiền nhiều về tình trạng bị lực lượng ảnh sát phụ trách lĩnh vực này nhũng nhiễu, vòi tiền …trong khi thực trạng tai nạn giao thông, kẹt xe ngày một trầm trọng thêm.

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Việt Nam

Nhiều công cụ - Dễ lạm quyền

Trong ‘Dự thảo quy định quyền hạn, chức năng, hình thức, nội dung tuần tra của cảnh sát giao thông’ mà Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng đề nghị trang bị cho cảnh sát giao thông súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên và súng bắn đạn cao su khi làm nhiệm vụ.

csgt1

Một cảnh sát chống bạo động đứng bảo vệ tại nơi diễn ra Hội nghị cấp cao APEC ở Đà Nẵng hôm 9/11/2017. Reuters

Ông Võ Minh Đức, một cựu sĩ quan quân đội có hơn 10 năm trong quân ngũ lên tiếng với RFA rằng, nói đến súng trường, súng tiểu liên có nghĩa là sử dụng đạn thật chứ không thể nói là đạn hơi hay đạn cao su. Hai loại súng này dùng trong tác chiến quân sự và hoàn toàn không cần thiết trang bị cho lực lượng cảnh sát giao thông (Cảnh sát giao thông). Ông giải thích :

"Trước hết phải xác định chức năng công việc của cảnh sát công lộ là người điều tiết giao thông, giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Có rất nhiều phương tiện có thể trang bị cho cảnh sát giao thông như súng bắn đạn cao su, dùi cui, roi điện. Thế thì tại sao phải sử dụng đến súng trường, súng tiểu liên ?"

Tuy vậy, đề xuất này cũng được đại diện Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội ủng hộ với lý do đưa ra là hiện nay Cảnh sát giao thông mới chỉ được trang bị "công cụ hỗ trợ" mà chưa có vũ khí. Nói như Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 thì súng bắn đạn cao su được đưa vào nhóm "công cụ hỗ trợ".

Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Defend the Defenders nhận định :

"Cảnh sát giao thông chỉ là công an bảo vệ trật tự, không nhất thiết phải được trang bị vũ khí sát thương như thế. Việc trang bị súng có nguy cơ sát thương cao cho lực lượng cảnh sát giao thông là chuyện đáng lo ngại ở Việt Nam bởi vì sự lạm dụng quyền lực của lực lượng công an nói chung và lực lượng cảnh sát giao thông nói riêng".

Thế nhưng, theo giải thích của Bộ công an, việc cung cấp vũ khí cho Cảnh sát giao thông sẽ tăng hiệu quả đảm bảo an ninh trật tự trong bối cảnh gia tăng tội phạm ma túy có sử dụng súng và các hành vi chống đối cảnh sát giao thông.

Khi nghe thông tin này, Luật sư Đặng Đình Mạnh chia sẻ quan điểm của ông rằng, nếu muốn thì chỉ trang bị cho lực lượng đặc biệt như lực lượng chống bạo động hoặc lực lượng phản ứng nhanh các loại vũ khí mang tính sát thương cao như thế, chứ với lực lượng Cảnh sát giao thông thì không cần :

"Tôi nghĩ đề nghị của Bộ công an là thái quá. Từ hồi nào giờ chưa thấy có sự chống đối nào của người dân với lực lượng cảnh sát hay chính quyền tới mức độ phải sử dụng tiểu liên cả. Vậy trang bị tiểu liên cho cảnh sát giao thông để làm gì ? Nó không thích hợp với môi trường xã hội hiện đang có".

Ông Võ Minh Đức cũng phản bác lý do mà Bộ công an đưa ra là để đối phó với các hành vi chống đối Cảnh sát giao thông. Với kinh nghiệm của mình cũng như những gì ông chứng kiến hàng ngày tại Việt Nam, người dân chỉ phản ứng lại lực lượng Cảnh sát giao thông khi họ lạm quyền và tiêu cực. Ông cho rằng mục đích chính của việc đề nghị trên không loại trừ khả năng là để trấn áp người dân :

"Nó có mục đích là để trấn áp người dân, những người phản ứng lại với cảnh sát giao thông, mà họ phản ứng đúng. Họ buộc dân phải sợ, phải chấp hành mệnh lệnh của họ trong mọi tình huống, mọi lĩnh vực chứ không riêng gì cảnh sát giao thông đâu. Chế độ bây giờ là công an trị. Chính quyền buông lỏng, làm ngơ cho công an muốn làm gì thì làm".

Trấn áp tội phạm hay dân ?

Trong thể chế chính trị của một nước cộng sản như Việt Nam hiện nay, người đứng đầu ngành công an có quyền lực rất lớn, trên cả luật pháp để bảo vệ cho đảng cộng sản. Họ luôn coi dân là kẻ thù, là thành phần chống đối nên phải đàn áp từ trong trứng nước bằng mọi cách, kể cả thuê côn đồ như đã từng xảy ra.

Rất nhiều các bloggers và nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng từng là nạn nhân bị hành hung bởi lực lượng mà người ta cho rằng do công an thuê hoặc công an giả dạng côn đồ tấn công, như các nhà hoạt động Nguyễn Hoàng Vi, Trần Bang, Lê Quốc Quyết, Dương Thị Tân, Ngô Duy Quyền, Phạm Lê Vương Các, Huỳnh Thục Vy… hay các cựu tù nhân chính trị Huỳnh Ngọc Tuấn, Lê Quốc Quân, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Bá Hải, Lê Thị Công Nhân, Bùi Thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh…đều có cùng nhận xét như vậy.

Ông Vũ Quốc Ngữ nêu lên ý kiến, trang bị súng trường và súng tiểu liên như thế thì mục tiêu của họ là trấn áp nhân dân chứ không phải để bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ nhân dân.

"Tôi nghĩ trong điều kiện Việt Nam bây giờ, chính phủ luôn coi dân như lực lượng chống đối và họ luôn phải đối đầu với dân như một cách duy trì quyền lực cho đảng cộng sản".

Những năm gần đây, nhiều vụ tiêu cực của Cảnh sát giao thông bị người dân "phanh phui" trên mạng xã hội. Cơ quan công an cho rằng đó là hình thức "bôi nhọ" lực lượng công an, nói xấu, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của lực lượng cảnh sát giao thông nên nhiều facebookers đã bị xử phạt.

Gần đây nhất là hôm 1/10/2019, hai ông Lê Công Nam và Nguyễn Tiến Sỹ bị phạt mỗi người 7,5 triệu đồng và yêu cầu gỡ thông tin, khi hai ông này đăng hình ảnh, clip về Cảnh sát giao thông lên Facebook mà công an cho rằng đã có hành vi xúc phạm danh dự, uy tín của lực lượng Cảnh sát giao thông, vi phạm điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

Trước đó, hôm 27/9, anh Nguyễn Hữu Đức ở tỉnh Bình Phước cũng bị yêu cầu nộp phạt 7,5 triệu đồng khi đưa thông tin bị công an phạt lên mạng xã hội và cũng bị quy kết tội xúc phạm danh dự, uy tín Cảnh sát giao thông. Cuối cùng, ông Đức bị yêu cầu gỡ thông tin đã đăng.

Với những gì đã và đang xảy ra tại Việt Nam, cựu sĩ quan quân đội Võ Minh Đức kết luận :

"Người dân bây giờ bức xúc với những tiêu cực hay lạm quyền của cảnh sát giao thông nên họ quay phim, chụp ảnh đưa lên mạng xã hội. Công an muốn trấn áp những người này nhưng không dám "dùng tay dùng chân" vì sợ dân phản ứng nên trang bị vũ khí như vậy để cho dân sợ chứ chưa chắc họ dám bắn dân".

Nhận xét của ông Đức phù hợp với câu nói của Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Mai Bộ - Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội khi ông cho rằng, đôi khi việc có quyền sử dụng vũ khí cũng tạo thêm áp lực cho cảnh sát bởi luật đã quy định rõ được nổ súng khi nào, nếu ai vi phạm sẽ bị xử lý rất nặng.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 04/10/2019

Published in Diễn đàn

Cảnh sát đạp vào mặt 2 thanh niên ở Sài Gòn thuộc Đội Cảnh sát giao thông Bình Triệu

Zing, 20/04/2019

Cán bộ Cảnh sát giao thông đá thẳng mặt 2 nam thanh niên ở Sài Gòn thuộc Đội Cảnh sát giao thông Bình Triệu. Trước đó, vị cán bộ này tìm cách ngăn chặn nhóm "quái xế" chuẩn bị đua xe.

Cảnh sát giao thông dí súng, đạp vào mặt người bị tai nạn - Nguồn : RFA, 20/04/2019

Tối 20/4, lãnh đạo Phòng Cảnh sát đường bộ và đường sắt (PC08, Công an Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết vẫn đang yêu cầu các đội báo cáo để xác minh Cảnh sát giao thông có hành vi đá thẳng vào mặt 2 nam thanh niên.

Công an Thành phố Hồ Chí Minh cũng yêu cầu Phòng PC08 nhanh chóng xác minh clip, báo cáo cho Ban giám đốc.

"Do trời tối và clip mờ nên Phòng PC08 vẫn chưa xác định nam Cảnh sát giao thông trong clip là cán bộ nào, cũng như khu vực xảy ra vụ việc ở đâu. Chúng tôi đã yêu cầu các đội báo cáo về phòng nhưng hôm nay thứ 7 nên các đội chưa báo cáo đầy đủ", một lãnh đạo Phòng PC08 nói với Zing.vn.

csgt1

Cảnh sát giao thông chĩa súng, đánh dân đang bị tai nạn giao thông

Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên Người Lao Động, sự việc xảy ra tại giao lộ quốc lộ 1 - Vườn Lài. Vị Cảnh sát giao thông có hành đi chĩa súng, đá thẳng mặt 2 nam thanh niên thuộc Đội Cảnh sát giao thông Bình Triệu (PC08). Thời điểm xảy ra sự việc khi Đội Cảnh sát giao thông Bình Triệu tìm cách ngăn chặn nhóm "quái xế" chuẩn bị đua xe. Thanh niên bị đánh trong clip được cho là "quái xế".

Vào chiều 19/4, trên mạng xã hội lan truyền một clip dài hơn 30 giây, ghi lại cảnh một Cảnh sát giao thông dùng tay, chân đánh 2 thanh niên sau va chạm giao thông.

Clip trên nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội. Có nhiều luồng ý kiến khác nhau về vụ việc.

Cụ thể, trên đoạn clip thể hiện thời điểm xảy ra vụ việc vào lúc 21g42 ngày 17/4. Nam thanh niên chạy xe máy ngược chiều trên đường bất ngờ tông vào xe máy khác.

Sau vụ va quẹt, một chiến sĩ Cảnh sát cơ động và một Cảnh sát giao thông chạy tới. Trong khi nam Cảnh sát cơ động đưa một thanh niên vào lề đường thì cán bộ Cảnh sát giao thông đấm thẳng vào mặt một nam thanh niên. Thậm chí người này còn tung chân đá vào mặt nạn nhân.

Chưa dừng lại ở đó, nam Cảnh sát giao thông còn dùng vật giống súng chĩa và đá thẳng chân vào mặt người còn lại.

Lê Trai

*****************

Cảnh sát chĩa súng, đánh dân đang bị tai nạn giao thông

Người Việt, 19/04/2019

Một video clip đăng trên mạng xã hội ngày 19/04/2019, quay lại việc cảnh sát giao thông ở quận 12, chĩa súng, đánh đá tới tấp hai người đang bị tai nạn giao thông khiến dư luận phẫn nộ.

csgt2

Cảnh sát giao thông chĩa súng, đánh dân đang bị tai nạn giao thông

Theo báo Thanh Niên, vào khoảng 9 giờ 53 phút tối 18/04, người dùng Facebook tên P.L đưa lên mạng xã hội dòng trạng thái (status) có nội dung "Ngay lúc này trên quốc lộ 1A, Q.12, Cảnh sát giao thông đánh người", kèm theo là clip dài khoảng 30 giây.

Theo nội dung từ clip, lúc 9 giờ 42 phút tối 17/04, hai người đi trên một xe gắn máy chạy ngược chiều trong làn xe máy trên quốc lộ 1 với tốc độ rất nhanh thì bất ngờ tông vào một xe gắn máy đang đi đúng chiều.

Hai xe gắn máy cùng ngã ra đường, riêng xe gắn máy đi ngược chiều "bay" vào lề đường, sắp va phải cô gái đang đi bộ bên trong.

Sau khi gây tai nạn, hai thanh niên cố gắng đứng dậy định lấy xe bỏ chạy thì bị một cảnh sát giao thông cùng một cảnh sát cơ động chạy tới bắt giữ.

Viên cảnh sát cơ động cầm dùi cui bắt giữ thanh niên mặc áo đỏ, quần jean. Do bị thương sau cú tông xe nên anh này bị thương đi cà nhắc và ngồi xuống đường. Trong khi đó, viên cảnh sát gao thông lao tới thanh niên còn lại, dùng tay ấn vai bắt ngồi xuống.

Khi nam thanh niên này vừa ngồi xuống, người trong sắc phục cảnh sát giao thông "lên gối" vào mặt nam thanh niên, dùng tay trái đấm thẳng vào mặt. "Chưa hết, người này dùng tay phải rút vật giống súng (công cụ hỗ trợ của cảnh sát giao thông được trang bị khi đi làm nhiệm vụ) và dùng chân phải đạp thẳng vào mặt khiến người thanh niên bật ngửa", theo mô tả của báo Thanh Niên.

Sau đó, viên cảnh sát này "dí vật giống súng chĩa vào mặt thanh niên mặc áo thun đen; tiếp tục đi lại gần thanh niên mặc áo thun đỏ chĩa súng vào người này và bất ngờ tung cú đá vào mặt khiến thanh niên này bật ngửa", vẫn theo báo Thanh Niên.

Liên quan đến clip này, chiều 19 Tháng Tư, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC08, Công an ở Sài Gòn) cho biết đã xem clip và thông báo đến tất cả các đội Cảnh sát giao thông để xác minh.

"Phòng Tham Mưu Công An cũng đã yêu cầu PC08 xác định, báo cáo vụ việc trong clip", báo Thanh Niên đưa tin.

Tr.N

Published in Diễn đàn
samedi, 24 mars 2018 23:38

Bọn ác !

Từ những năm 2000 khi ngồi trên những chuyến xe về đêm từ Sài Gòn về Phan Rang tôi hay ngạc nhiên nghe bác tài và phụ xe thi thoảng lại nói lớn với hành khách "bọn ác, bọn ác…", ý họ bảo là trước mặt có nhóm Cảnh sát giao thông mọi người phải cẩn thận. Không rõ họ quen cách dùng tín hiệu ấy từ lúc nào, ai không tin cứ gặp tài xế hay phụ xế nhà xe Quốc Hùng ở Phan Rang. Nhà xe Quốc Hùng hồi ấy rất thân thuộc với dân Phan Rang vì dùng xe 16 chỗ đưa đón khách tận nhà, cả ở Phan Rang lẫn Sài Gòn giá cả rất hợp lý.

bonac1

"Bọn ác, bọn ác…", ý họ bảo là trước mặt có nhóm Cảnh sát giao thông mọi người phải cẩn thận.

Từ ngạc nhiên đến suy tư về cách mà người dân thường gọi các chiến sỹ Công an nhân dân như vậy : "Bọn ác", mãi đến giờ gần 20 chục năm trôi qua mới có dịp tâm sự tản mạn cùng các bạn. Lẽ ra một người hành nghề Luật sư và hay viết báo như tôi phải hiểu rõ hơn họ, những người dân bình thường, về bọn ác đã hoành hành trên quê hương đất nước mình như thế nào.

Tôi từng chứng kiến bọn chúng dùng còng treo ngược một tay cô gái mới 20 tuổi lên thành cửa sổ trong đồn Công an, mỗi thằng Công an đều có hứng thú đánh và doạ nạt cô bé ấy. Chúng dùng roi đánh vào người, dùng tay chân đấm đá cô ấy bầm tím khắp người. Cô ta bị vu là lấy trộm dây chuyền vàng của bạn cùng phòng trọ. Cô ta sợ quá cứ khai nhận là đã mang vàng ấy đi đánh bạc ở chỗ này chỗ nọ, chúng còng tay chở xe đến những chỗ ấy nhưng không có chỗ nào cụ thể, rồi cô lại khai đã đưa cho chú ruột giữ, nhưng khi tìm người chú ấy hoá ra đã về quê từ cả tháng trước ngày mất trộm. Khi tôi và gia đình đến thì mọi hướng xác minh lời khai đều sai. Chỉ có một sự thật rõ ràng nhất là cô gái ngây thơ yếu ớt cả đời chưa biết làm hại ai đã bị ngờ oan và bị đánh quá dã man hoảng loạn nên cứ khai bừa khai bậy. Khi bọn ác cho về thì cả thân người bầm tím. Đơn từ khiếu nại gửi kèm ảnh chụp cả thân người bầm tím khắp nơi nhưng mãi mãi về sau không ai trả lời. Gia đình đưa con về quê miền Bắc dưỡng bệnh mất nhiều tháng sau mới đỡ cơn hoảng loạn ngơ ngẩn của cô gái.

Đấy là những năm 2003-2004 khi Internet và mạng xã hội chưa phổ biến mạnh như bây giờ. Thử tìm kiếm những cụm từ : "chết trong đồn công an", "công an đánh dân", "Công an giết dân" sẽ ra hàng triệu kết quả đính kèm video clip và hình ảnh xem vài tháng chưa hết. Rất nhiều cái chết do tra tấn đánh đập dã man, thậm chí bị cắt cổ như anh Nguyễn Hữu Tấn chỉ vì lá cờ vàng ba sọc đỏ mà bị truy bắt… sau này gia đình phải kêu oan tận Quốc hội Mỹ và đến giờ hầu như mọi sự như bị trôi vào quên lãng.

Bọn ác cướp nhà cướp đất thì nhiều vô kể và dân chúng đứng lên chống đối bất chấp tù tội cũng nhiều vô kể suốt từ Bắc chí Nam. Đất đai là nguồn sinh sống là "quê hương nhỏ trong quê hương lớn" mà bị cướp đi dưới lý lẽ thu hồi đất lại cho nhà nước, thu hồi lại cho "sở hữu toàn dân", với giá đền bù rẻ mạt nhưng lại giao luôn cho một sở hữu tư nhân khác có nhiều tiền của hơn để đầu tư dự án. Đành rằng dự án to đẹp hơn nhưng sở hữu tư nhân vẫn thành sở hữu tư nhân, chỉ là một bên bị ép giá và cưỡng bức như bị cướp tài sản bằng vũ lực, bên nhận đất làm dự án thì thu lợi gấp nhiều lần và dĩ nhiên lại quả đậm cho "Bọn ác". Nhiều nơi bọn cướp còn điều khiển cả quân đội kèm chó nghiệp vụ sẵn sàng cắn xé bắt bớ dân lành. Quân đội lẽ ra chỉ bảo vệ tổ quốc và nhân dân thì nay tham gia cùng với bọn ác đàn áp nhân dân.

Bọn ác Cảnh sát giao thông thì hoành hành mạnh hơn trước nhiều, bọn chúng vẫn bảo kê cho xe quá tải, xe chạy vào giờ cấm, các nhà xe Container, xe tải thùng và xe hành khách đều quá rành các kiểu ăn của bọn ác, nhiều người còn tố cáo đám "chim lợn" làm tay sai cò mồi cho bọn ác bẫy người giao thông, dùng đám ấy đánh người nào dám quay video hay có sự chống đối. Cứ tìm kiếm video hay hình ảnh trên mạng thì ra hàng triệu bằng chứng về bọn Cảnh sát giao thông ăn tiền, đánh dân, nhưng kết quả về đám ấy bị kỷ luật hay đi tù thì hiếm lắm.

Bọn ác ấy sống dai vì có bọn ác hơn, ma quỷ quyền phép hơn bảo kê ở trên cao nữa. Bọn ác nhỏ, bọn ác lính lác đi vơ vét tiền về cống nạp chia chác cho bọn ác lớn, bọn ác cao cấp, bọn ác ngồi ghế lãnh đạo được tô vẽ là có đạo đức sáng ngời, là người đi đầu phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, là những người con ưu tú của Đảng… Bọn ác bề ngoài toàn nói lời hay ý đẹp một cách trơn tru kiểu lòng dân ý Đảng, theo kiểu đạo đức văn minh, nhưng bề trong bóng tối, dưới gầm bàn là những quyền lợi tiền tỷ, nhà cao cửa rộng, con cái đi học nước ngoài, xây nhà biệt phủ, tiền bạc phủ phê mà không phải đóng thuế cho ai cả, mà cũng chưa có cơ quan hành pháp tư pháp nào truy tầm được cụ thể nguồn gốc tiền của thứ của chìm của nổi ấy từ đâu mà có…

Tất nhiên là đừng vơ đũa cả nắm vì dân gian có câu "Thằng này là Đảng viên nhưng vẫn còn tốt lắm…", thật ra bây giờ trong bọn ác cao cấp ấy thì người ít ác cũng là hiếm lắm. Không tin bạn cứ hỏi dân thường, hỏi người hàng xóm của mình cho dễ thôi, rằng những cán bộ có chức quyền các cấp, các ngành từ công an, Hải quan, thuế vụ, tài nguyên môi trường, y tế cho đến văn hoá thông tin, giáo dục … có tham nhũng hay không ? Tại sao họ có nhiều tiền thế, nhà đất to đẹp, tiền nhiều, con cái cho đi du học nước nọ nước kia, tài sản đâu ra ? 

Bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan vẫn được báo chí nêu tên vì câu nói "Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì", vâng, tâm trạng của tôi cũng không khác gì bà Doan khi kể ra những chuyện mắt thấy tai nghe hàng mấy chục năm trời nay…

Cái chức quan nhỏ xíu dễ bị coi khinh như tổ trưởng dân phố mà vẫn có cửa ăn tiền bạn có tin không ? 

Có những cách ăn tiền bạn khó mà tưởng tượng ra như việc Công an giám định tử thi vẫn ăn tiền trên xác người chết. Nhà có người chết thuộc trường hợp phải giám định tử thi, nếu không chi tiền thì nó cứ để đấy mặc kệ sự sốt ruột của người thân. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay, mới thấu hiểu cái bọn ác nó chực chờ vơ vét tiền dân khắp mọi ngõ ngách, mọi ban ngành, mọi tình huống. Cứ đụng chuyện phải đến cửa quan gặp bọn có chức có quyền, gặp bọn được Đảng giao phó trọng trách giải quyết công việc là y rằng nhìn mặt bọn ấy thôi đã thấy ác rồi. Bọn chúng tự xem mình như ông trời và xem dân mình chẳng ra gì, người tốt có nhưng hiếm lắm, gặp được cũng là phước rồi.

Bọn ác được giao cho việc quản lý thị trường và chất lượng hàng hoá nhưng hàng chất lượng kém, thực phẩm bẩn cứ nhan nhản với bề ngoài tươi đẹp dễ nhầm lẫn khiến dân mình bị nhiễm bệnh, bị ung thư với tỷ lệ gần cao nhất thế giới. Bạn có tin không, cứ Gu-gờ (Google Search) tìm kiếm là biết môi trường sống ở Việt nam nguy hiểm thế nào, từ không khí ô nhiễm, thực phẩm bẩn, trộm cướp, cho đến tai nạn giao thông đều quá cao so với thế giới.

Bọn ác ấy ăn lương từ tiền thuế của nhân dân, được mặc sắc phục mang chỉ dấu quyền lực phô trương rằng dân thuận ý thông qua Pháp luật cho chúng cầm quyền (mặc dù mọi cuộc bầu cử đều giả dối và được dàn xếp). Bọn ác ấy vẫn họp chi bộ đều đặn làm công tác phê và tự phê trong nội bộ Đảng nhưng chỉ là dòm chừng nhau và dặn dò nhau mọi ăn uống hối lộ phải kín đáo đừng để lộ liễu cho dân chúng và báo chí chộp được. Bọn ác vẫn làm công việc liệt kê tài sản với nhau trong phạm vi nội bộ cơ quan, nhưng chủ yếu là tạo vỏ bọc và hợp thức hoá những tài sản công khai, còn mớ tài sản dàn xếp cho con cho cháu nắm giữ hộ thì đem cả hệ thống cơ quan điều tra cả nước truy tìm hàng thế kỷ chưa chắc đã tìm ra đầy đủ những tài sản vì ăn cắp của công vì tham nhũng mà có.

Bọn ác hoành hành với hệ thống bảo bọc thông suốt từ Trung ương đến địa phương và đảm bảo cho những kẻ ăn theo ủng hộ địa chia chác những quyền lợi trong công cuộc cai trị.

Bọn ác vì bảo vệ hệ thống băng nhóm làm ăn chia chác nhiều thứ quyền lợi nên sẵn sàng bắt bớ đàn áp bất cứ ai có tinh thần chống đối tố cáo chúng cho công luận. Bao năm qua, những người dám nói lên sự thật một cách ôn hoà, chỉ là bất đồng chính kiến, họ luôn bị theo dõi bị đe doạ và bị bắt tù hàng chục năm với những vu cáo ghê gớm như "lật đổ chính quyền nhân dân" như "tuyên truyền chống nhà nước"… năm nào bọc ác cũng đều đặn bắt người để duy trì sự đe doạ, duy trì sự sợ hãi. 

Vâng, chính quyền nào chủ thuyết nào cũng có mục tiêu cho dân chúng khoẻ mạnh, giàu có, vui sướng và đất nước văn minh cường thịnh… dù là chế độ Cộng sản hay Cộng hòa, nhưng phải thấy rõ là bây giờ "Bọn ác" ngày càng ác hơn, ngày càng đông hơn chứ không giảm kể từ cái đêm ấy khi tôi mơ ngủ giựt mình nghe bác tài nhà xe Quốc Hùng Phan Rang nói giựt giọng "Bọn ác, bọn ác…" !

© Tuệ Tâm

Nguồn : RFA, 24/03/2018 (phanh's blog)

Published in Diễn đàn
samedi, 24 mars 2018 22:46

Luật là … Tao !

Hôm qua, báo Tiếng Dân có đăng bài của tác giả Linh Quang : Lãnh đạo Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Thành phố Hồ Chí Minh bao che cho Trung úy Võ Thành Tâm nói về vụ một trung úy Cảnh sát giao thông không công nhận bằng lái quốc tế của ông Vũ Thanh Tùng, một người Đức gốc Việt. Bài viết cũng dẫn link đến các video clip, ghi lại cuộc tranh cãi giữa ông Tùng và viên sĩ quan Cảnh sát giao thông với thái độ hống hách, lý luận cùn, của viên cảnh sát này.

Trong bài viết trên báo Tiếng Dân, bức ảnh thứ hai cho thấy ông Tùng đã xuất trình đầy đủ giấy tờ, gồm có bằng lái quốc tế màu xám, hình dạng như một cuốn sổ nhỏ, mỏng có giá trị đến ngày 14/04/2018, do quận Mettmann, thành phố Düsseldorf, tiểu bang Nordrhein-Westfallen cấp ngày 14/04/2015. Theo luật của Đức bằng lái quốc tế này có giá trị 3 năm.

Ngay bên dưới là bằng lái quốc nội của ông Vũ Thanh Tùng dùng trong Liên Âu. Bằng lái quốc nội nằm đè lên thông hành (Reise Pass) của ông Tùng.

Việt Nam gia nhập hiệp ước Wienner về Giao Thông Đường Phố năm 2014. Hiệp ước này khởi thủy được bàn thảo ở phiên họp của Liên Hiệp Quốc từ ngày 07.10 đến 08/11/1968. Hiệp ước được ký kết sau đó, quy định về những luật lệ giao thông căn bản, các ký hiệu trên đường phố, được tu chỉnh nhiều lần để thống nhất về các ký hiệu giao thông và một số thỏa thuận về bằng lái xe. Sự thay đổi cuối cùng có hiệu lực vào ngày 23/04/2016.

Bằng lái nội địa của ông Vũ Thanh Tùng trong video clip cho thấy, đó là bằng lái chính thức của chính phủ Đức cấp cho mọi công dân đã thi đậu lý thuyết, thực hành về lái xe trên đường phố, là bằng lái quốc tế. Bằng này có giá trị trong 28 nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu (EU). Một số nước khác ngoài EU công nhận bằng lái này trong một thời hạn khi "chính chủ" là du khách như Mỹ, Canada, Mexico…

Tôi không biết luật giao thông ở Việt Nam quy định như thế nào về bằng lái quốc tế và bằng lái của EU, bởi cho dù có gia nhập hiệp ước Wienner 1968 đi nữa, việc áp dụng đúng những điều khoản trong hiệp ước vẫn lệ thuộc vào sự giải thích tùy tiện (theo sự hiểu biết về công pháp quốc tế của nhân viên thừa hành) của các nước đã ký, nhất là đối với các nước độc tài, cộng sản.

Sự đòi hỏi của trung úy Cảnh sát giao thông Võ Thành Tâm, ngoài bằng lái quốc tế do Đức cấp phát, ông Tùng phải có thêm bằng lái trong nước của Đức nữa mới đủ điều kiện để lái ở Việt Nam không sai. Tuy nhiên ông trung úy cảnh sát Tâm không biết rằng cái thẻ plastic nhỏ giống như credit card ông đang cầm trên tay chính là bằng lái nội địa của Đức, hoặc có thể ông biết nhưng giả vờ ngu dốt để chứng minh rằng công an có quyền làm tất cả những gì mình thích bởi… Luật Là Tao.

Bởi vì nếu ông Tùng về Đức để xin cấp một bằng (chỉ dùng lái) trong nước, chắc chắn nhân viên thừa hành sẽ chỉ đường cho ông tới… nhà thương điên.

csgt1

Bằng lái xe của một người dân sống ở Đức, có giá trị ở 28 nước trong Liên Hiệp Châu Âu.

Theo sự hiểu biết hạn hẹp của người viết, chính phủ Đức đã ra sắc luật yêu cầu người dân Đức đổi bằng lái mới. Tất cả các bằng lái được cấp từ 2013 trở về trước (nếu không theo mẫu mã hiện hành) sẽ phải đổi lại, qua hình thức thống nhất trong 28 quốc gia EU (EU- Führerschein) với kích thước của một thẻ tín dụng (credit card). Thời hạn chấm dứt để đổi là ngày 19/01/2033.

Sau khi đổi, bằng lái cũ sẽ không còn giá trị nữa, sẽ bị tiêu hủy, cắt góc nếu "chính chủ" muốn giữ làm kỷ niệm, vài trăm năm sau có thể đem bán đấu giá, kiếm tiền uống bia lai rai.

Vụ lùm xùm về bằng lái này được loan truyền trên mạng xã hội rộng rãi qua một video. Thượng cấp của "ngài trung úy" là thượng tá Trần Văn Thương lập tức họp báo, bênh vực thuộc cấp, tuyên bố tỉnh… như ruồi :

"Trung úy Võ Thành Tâm cương quyết xử lý bằng hình thức tạm giữ xe ô tô của Việt kiều Đức là đúng, vì ‘ngoài giấy phép lái xe quốc tế ra, thì phải có thêm một giấy phép lái xe của quốc gia kèm theo, thì mới hội đủ điều kiện để điều khiển xe lưu thông’, nhưng trong thời điểm kiểm tra, ông Vũ Thanh Tùng chỉ xuất trình bằng lái quốc tế, mà không xuất trình được bằng lái của quốc gia (tức là bằng lái của Cộng hòa liên bang Đức), cho nên ‘đồng chí Võ Thành Tâm đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ phương tiện cùng giấy chứng nhận đăng ký xe theo qui định’".

csgt2

Thượng tá Trần Văn Thương, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh : internet

Trong khi đó, nhiều ý kiến bình luận trên Facebook, chửi rủa "ngài trung úy" Võ Thành Tâm và thượng tá Trần Văn Thương là NGU. Tuy nhiên cũng có một vài người "ráng" ra sức bênh vực công an như ý kiến sau đây của nick Lê Thế Bình, trong bài báo trên Tiếng Dân : "Bạn nhầm rồi , bằng lái quốc tế + bằng quốc nội của nước họ nữa mới có giá trị trên tất cả các nước tham gia công ước Viena 1968 !". Hai cái bằng lái sờ sờ ra đó còn nhầm, cãi gì nữa ?

Một ý kiến khác được trích dẫn trên facebook của luật sư Nguyễn Hữu Thống, đăng trong bài viết : "KIẾN NGHỊ : cần đuổi cổ ngay thằng này ra khỏi ngành và đăng tải lên tất cả các cơ quan truyền thông, báo chí, với mục đích cho chính phủ Đức và khối EU cũng như thế giới nhìn thấy sự cương quyết loại bỏ những thành phần xấu xa này, nhầm lấy lại tiếng thơm, niềm tin cho ngành".

Hóa ra dân Việt Nam ta gần 73 năm dưới chế độ cộng sản vẫn không nhìn ra được thực chất của vấn đề. Phải thấy rõ ràng rằng, trung úy Võ Thành Tâm, thượng tá Trần Văn Thương không hề NGU. Họ làm viêc, hành xử có nguyên tắc, có chủ trương, đường lối rõ rệt.

Chỉ có những người ngây thơ, nhẹ dạ, không hiểu cộng sản là gì mới chửi rủa, phê phán, chỉ trích Võ Thành Tâm, Trần Văn Thương là NGU.

Tác phong, cách hành xử trong lúc làm việc của Võ Thành Tâm, những lời bênh vực thuộc cấp của Trần Văn Thương nói lên bản chất của đa số công an, cảnh sát nói riêng, của cán bộ, đảng viên cộng sản nói chung khi tiếp xúc với dân bởi vì Luật Là Tao.

Võ Thành Tâm đã đánh hơi được Vũ Thanh Tùng là con mòng béo. Chỉ có thế. Ít nhiều gì Tùng cũng phải chi bộn bạc mới lấy xe ra được. Còn mong mạng xã hội hay tòa lãnh sự Đức ở Sài Gòn giúp ích gì cho mình trong vụ này ư ? Cứ mà nằm mơ.

Thạch Đạt Lang

(24/03/2018)

*****************

Lãnh đạo Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Thành phố Hồ Chí Minh bao che cho Trung úy Võ Thành Tâm (Tiếng Dân, 23/03/2018)

Vụ không công nhận bằng lái quốc tế của Vũ Thanh Tùng – Việt kiều Đức : Lãnh đạo Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Thành phố Hồ Chí Minh bao che cho Trung úy Võ Thành Tâm một cách trắng trợn.

csgt3

Thượng tá Trần Văn Thương, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Thành phố Hồ Chí Minh trong cuộc họp báo. Ảnh : internet

Theo trang Thời Báo đưa tin, một Video Clip lan truyền rộng rãi và đã gây xôn xao trên mạng xã hội, đó là đoạn Video Clip tranh cãi giữa Trung úy Cảnh sát giao thông Cát Lái và Việt kiều Đức Vũ Thanh Tùng. Trong đó, Trung úy Cảnh sát giao thông Võ Thành Tâm cương quyết tạm giữ xe ô tô của Việt kiều Đức vì cho rằng "bằng lái quốc tế của anh vô giá trị… ở Việt Nam". Trung úy Võ Thành Tâm còn nói rõ : "Tôi làm sai, tôi chịu trách nhiệm".

Mới đây, trong cuộc họp báo chiều ngày Thứ Tư 21/3, Thượng tá Trần Văn Thương, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ – Đường sắt (PC67) Công an Thành phố Hồ Chí Minh, đã đưa ra những thông tin chính thức về vụ việc này.

Trong cuộc họp báo, Thượng tá Trần Văn Thương khẳng định rằng việc Trung úy Võ Thành Tâm cương quyết xử lý bằng hình thức tạm giữ xe ô tô của Việt kiều Đức là đúng, vì "ngoài giấy phép lái xe quốc tế ra, thì phải có thêm một giấy phép lái xe của quốc gia kèm theo, thì mới hội đủ điều kiện để điều khiển xe lưu thông", nhưng trong thời điểm kiểm tra, ông Vũ Thanh Tùng chỉ xuất trình bằng lái quốc tế, mà không xuất trình được bằng lái của quốc gia (tức là bằng lái của Cộng hòa liên bang Đức), cho nên "đồng chí Võ Thành Tâm đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ phương tiện cùng giấy chứng nhận đăng ký xe theo qui định".

Mời xem clip họp báo của Thượng tá Trần Văn Thương, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Thành phố Hồ Chí Minh :

Nhưng sự thật là trong thời điểm kiểm tra, ông Vũ Thanh Tùng -Việt kiều Đức đã xuất trình đầy đủ tất cả giấy tờ, trong đó có bằng lái xe quốc tế và bằng lái xe của Cộng hòa liên bang Đức. Trung úy Võ Thành Tâm đã cầm trong tay tất cả những giấy tờ này.

csgt4

Ảnh bằng lái Cộng hòa liên bang Đức của ông Vũ Thanh Tùng (ở giữa)

csgt5

Ảnh Trung úy Võ Thành Tâm cầm trong tay bằng lái xe Cộng hòa liên bang Đức của Vũ Thanh Tùng. Ảnh cắt từ clip

Như vậy rõ ràng là Lãnh đạo Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Thành phố Hồ Chí Minh bao che cho Trung úy Võ Thành Tâm một cách trắng trợn.

Trên Facebook Luật sư Nguyễn Hữu Thống đã có bình luận như sau : "Trong khi vụ Trinh Xuân Thanh đang rối như tơ vò, không chỉ ở Đức mà đã lang rộng ra cả khối EU và thế giới, thì nay lại xảy ra thêm 1 thằng đầu đất, ỷ thế, cậy quyền, hóng hách, coi thường dân… lại có thái độ ứng xử, làm việc vô pháp luật với 1 người là công dân Đức (việt kiều Đức) như thế thì Đức cũng như khối EU xem Việt Nam ta như thế nào???

KIẾN NGHỊ : cần đuổi cổ ngay thằng này ra khỏi ngành và đăng tải lên tất cả các cơ quan truyền thông, báo chí, với mục đích cho chính phủ Đức và khối EU cũng như thế giới nhìn thấy sự cương quyết loại bỏ những thành phần xấu xa này, nhầm lấy lại tiếng thơm, niềm tin cho ngành".

Video Clip sau đây cũng cho thấy sự thật là Trung úy Võ Thành Tâm cầm trong tay bằng lái xe Cộng hòa liên bang Đức của Vũ Thanh Tùng (xem phút đầu tiên) :

Đặc biệt, sau khi đoạn Video Clip dưới đây được đăng tải, rất nhiều người đã bày tỏ sự bức xúc và bất bình về thái độ hành xử thiếu văn hóa của Trung úy Võ Thành Tâm, một chiến sĩ Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh :

Linh Quang, tổng hợp

Published in Diễn đàn
samedi, 23 septembre 2017 09:21

Uốn như thế nào cho đỡ cong ?

Chuyện đường cong trong giao thông chưa h nhit.

Thiếu tá Đào Văn Út, Đi trưởng Đi Cnh sát giao thông Phú Lâm ca Phòng Cnh sát giao thông đường b - đường st, thuc Công an Thành phố Hồ Chí Minh va khng đnh vi t Thanh Niên là thuc cp ca ông chchặn các phương tin giao thông qua li đon đường cong dưới d cu vượt quc l 1 – hương l 2, ta lc qun Bình Tân đ… nhc nh ch chẳng pht ai (1) !

uon1

Trang Facebook có tên gọi "Tránh cht cnh sát giao thông Hi Phòng".

Trung tá Vương Văn Nht, Đi phó Đi Cảnh sát giao thông Rch Chiếc ca Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt thuc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, cũng mi đưa ra khng đnh tương t. Cảnh sát giao thông ca đi này chn các phương tin giao thông qua li đon đường cong dưới d cu vượt Trm 2, ta lc qun 9 cũng chỉ nhm… nhc nh ch chưa lp biên bn vi phm nào (2) !

Tờ Người Lao Đng va "nói thng" là Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt thuộc Công an Thành phố Hồ Chí Minh đang dùng th tc (đòi công văn, bng chng) nhm "câu gi", "né tránh trách nhim" trong chuyn đ mãi l hoành hành. T Người Lao Đng nhn mnh đã nhiu ln gi công văn đ ngh tr li nhng chuyn c th liên quan tới mãi lnhưng chưa bao gi nhn được phn hi t Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt thuc Công an Thành phố Hồ Chí Minh (3).

***

Hồi thượng tun tháng này, mt thanh niên cư ng ti qun 9, Thành phố Hồ Chí Minh đưa lên Internet video clip ghi li cnh mt nhóm Cảnh sát giao thông chn các phương tin giao thông đang di chuyn trên khúc đường cong khu vc cu vượt Trm 2 không m đèn báo r đ pht. Đó là li mà người vi phm có th b pht t 300.000 đng đến 400.000 đng nếu điu khin xe hai bánh gn máy và có th b pht t 600.000 đng đến 800.000 đng nếu điu khin xe t bn bánh tr lên.

Video clip bắt đu bng gii thích ca người thc hin nó v lý do anh muốn ghi li nhng hình nh anh phi chng kiến mi ngày và công b đ mi người góp ý. Theo đó, vic Cảnh sát giao thông chn xe – x pht li không m đèn báo r khi đang di chuyn trên khúc đường cong mà bn cht là đc đo va phi lý, va nguy him. Chưa k bên cạnh nhóm Cảnh sát giao thông thi hành công v luôn có nhng người mc thường phc đ "can thip" khi có ai đó phn kháng…

Video clip kết thúc bng cuc rượt đui gia mt trong nhng người mc thường phc (mà trước đó người xem thy anh ta đng bên cnh Cảnh sát giao thông) vi người ghi hình. Người xem nghe thy người rượt đui tuyên b rt dõng dc : "Đ.M ! Mày rnh quá ha ? Xóa clip đi cho tao !"...

Sau khi được đưa lên Internet, video clip đã được hàng chc ngàn người chuyn cho nhau xem. Nhiu t báo tường thut li s kin này và chuyển các thc mc ca người thc hin video clip – gi là thc mc chung ca công chúng - cho Trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông trung tá chỉ tr li được mt thc mc : Nếu di chuyn trên nhng con đường vn dĩ là cong thì người điu khin phương tin giao thông không cn phi m đèn báo r. Nhng thc mc còn li (Cảnh sát giao thông có quyn lp cht, chn xe nhng nơi nguy him cho người và các phương tin giao thông như trên đường cong, cui mt con dc… hay không ? Vic pht người điều khin phương tin giao thông di chuyn ti nhng khúc đường cong mà công chúng và báo gii đã nêu ra vì không m đèn báo r là đúng hay sai ?) thì đến gi, c Trung tá Phong ln Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt ca Công an Thành phố Hồ Chí Minh vn chưa tr li.

Không phải t nhiên mà hàng chục ngàn người đòi câu tr li rõ ràng. Tuy nhiên tun trước, theo t Thanh Niên thì Trung tá Phong bo đơn v ca ông ch có th cung cp câu tr li sau khi phi hp vi S Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh làm rõ độ cong, đ dc, h thng bin báo ca tng đon đường cong (4).

***

Một vn đ khác liên quan đến video clip va k và công chúng đòi báo chí điu tra là tại sao luôn có mt s người mc thường phc tháp tùng nhng Cảnh sát giao thông thi hành công v đ ngăn cn, thm chí trng tr bt kỳ ai nêu thc mc hay phn đi Cảnh sát giao thông chn – pht vô lý ?

Sau khi hình ảnh b trưng ra trên Internet và nhiu t báo, người đàn ông rượt đuổi người thc hin video clip đã liên lc vi nhiu t báo đ phân bua. Ông ta t gii thiu mình là Nguyn Văn Hào, 37 tui, ng ti qun 9, kiếm sng bng vic chy xe ôm. Theo ông Hào, hôm đó, ông b mt thanh niên "qut" trúng và ngã ra đường nên tìm Cảnh sát giao thông để trình báo, đó là lý do người ta thy ông bên cnh Cảnh sát giao thông. S dĩ ông Hào rượt theo người quay video clip vì nhn ra anh chính là k "qut" ông "ngã"…

Tờ Người Lao Đng tng cho biết, sau khi ông Hào kêu oan, mt s đc gi ca h khng đnh, khi thc hin các video clip ghi li vic b Cảnh sát giao thông sách nhiu, h cũng tng b mt s k l mt vu cáo va qut, gây áp lc buc phi xóa video clip đã quay. Có mt đc gi ng ti Tân Bình còn khng đnh, hi tháng 4 va qua, ông Hào chính là người ép ông vào l cho Cảnh sát giao thông phạt. Sau đó ông Hào còn đòi ông bồi thường 300.000 đng vì va chm, gây hư hng xe... (5)

Trước cơn bão chỉ trích, dè bu, Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, bo vi báo gii rng, gn đây, nhng chuyn liên quan đến Cảnh sát giao thông làm ông ta "đau lòng".

Cách nay ba năm, khi xảy ra chuyn Phm S Hoài Như, nhiu sĩ quan cao cp ca lc lượng công an nhân dân cũng từng bo rng h cm thy "đau lòng".

Cuối tháng 6 năm 2014, Như – Thượng úy, T trưởng mt t tun tra ca Đi Cảnh sát giao thông thuc Công an qun Tân Bình đã gi đin thoi cho mt nhóm du đãng đến ngã tư Tân Kỳ Tân Quý – Trường Chinh, đánh ông Nguyn Văn Chín, ngụ Gò Vp, vì ông Chín phn đi vic Như và thuc cp tm gi xe ca ông.

Vụ hành hung khiến ông Chín "v rut non - suy hô hp do sc thc ăn trong d dày" ri chết. Cái chết ca ông Chín được xem như hu qu tt nhiên ca thc trng Cảnh sát giao thông dùng du đãng để tr nhng người "cng đu, cng c" vi mình mà công chúng và báo gii đã đ cp t lâu nhưng lãnh đo ngành công an nói chung và lãnh đo công an Thành phố Hồ Chí Minh không làm gì c.

Tuy khẳng đnh Phm S Hoài Như là mt "bài hc đau xót cho c ngành" nhưng năm tháng sau khi ông Chín qua đi, Như mi b khi t và tm giam. Ba tháng sau khi b tm giam, Như được cho ti ngai hu tra. 18 tháng sau khi ông Chín qua đi, Tòa mi đưa nhng th phm làm ông mt mng ra x sơ thm vi cáo buc "c ý gây thương tích". Như b pht 12 năm tù nhưng đến nay – tháng 7 năm 2017 - vn chưa phi thi hành án vì Tòa liên tc hoãn x phúc thm…

Sau "bài học đau xót cho c ngành" y, đến tn bây gi, nhng người mc thường phc như ông Hào vn tiếp tc "sát cánh" vi Cảnh sát giao thông, "hỗ tr" Cảnh sát giao thông "thi hành công v" !

***

Sự quan tâm ca công chúng v cách Cảnh sát giao thông "thi hành công v" ti nhng khúc đường cong dường như không đơn thun là đ cong ca con đường mà vì mc cong ca nhng người thc thi lut pháp. Báo gii nhn mnh rng, scông chúng bất bình vì khi b Cảnh sát giao thông chn li vi li không m đèn báo r lúc đang di chuyn trên các khúc đường cong, nn nhân nào cũng phi dúi tin cho Cảnh sát giao thông đ khi b lp biên bn vi phm lut giao thông. H không th phn kháng vì bên cnh Cảnh sát giao thông luôn có những người như ông Hào.

Chỉ bo rng "đau lòng", tha nhn là "bài hc đau xót" ri… thôi thì có l Cảnh sát giao thông vn thế - vn mang tiếng là quan tâm đến mãi l hơn bo v, duy trì trt t giao thông.

Khi lãnh đạo h thng công quyn đã nhiu ln khng đnh, s x lý nhng cá nhân đng đu các cơ quan, đơn v đ xy ra nhũng nhiu, tiêu cc thì ln này, nhân chuyn chưa phi hp vi S Giao thông – Vn ti Thành phố Hồ Chí Minh làm rõ đ cong, đ dc, h thng bin báo, mà Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt ca Công an Thành phố Hồ Chí Minh vn đ thuc cp thường xuyên "chn xe – nhc nh" trên nhng khúc đường cong, bt k an toàn giao thông, bt chp nhân tâm, sao không cách chc Trung tá Phong ?

Hiệu ng ca tuyên b "đau lòng" đi vi vic xây dng "hình nh công an nhân dân" hết sc t trng, có ý thc cao về trách nhim trong mt công chúng rõ ràng s thua xa vic Trung tướng Phong tuyên b "t chc" vì "con di, cái mang" và dù mun hay không ông ta cũng vn liên đi v trách nhim.

Có uốn mnh như thế may ra mi đ cong.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 23/09/2017

(1) http://thanhnien.vn/doi-song/csgt-phu-lam-dung-phuong-tien-nhung-chua-lap-bien-ban-duong-cong-duoi-da-cau-ql1-877728.html

(2) http://thanhnien.vn/doi-song/csgt-rach-chiec-chua-tung-lap-bien-ban-khong-xi-nhan-duong-cong-cau-vuot-tram-2-877538.html

(3) http://nld.com.vn/noi-thang/noi-thang-canh-sat-giao-thong-cau-gio-hay-bat-luc-20170918163725726.htm

(4) http://thanhnien.vn/doi-song/chay-xe-vao-duong-cong-khong-bat-xi-nhan-truong-phong-csgt-tphcm-noi-gi-874042.html

(5) http://nld.com.vn/ban-doc/ban-doc-muon-doi-chat-voi-nguoi-doi-danh-thanh-nien-quay-clip-csgt-20170909105339272.htm

Published in Diễn đàn

 

Nguồn : Tin Mới, 16/07/2017

 


Nguồn : An Nguyên Kit, 16/07/2017

Published in Video

Báo chí bảo vệ hình ảnh cảnh sát giao thông ?

RFA, 08/06/2017

Trong một cuộc gặp báo giới sáng ngày 6/6, Cục phó Cục Cảnh sát giao thông (C67), đại tá Lê Xuân Đức nói rằng ông mong được các nhà báo đồng hành để ngăn ngừa các hành vi chống phá, bôi nhọ cảnh sát giao thông.

song1

Một cảnh sát giao thông đang phạt một vụ vi phạm tại một ngã tư ở Hà Nội. Ảnh minh họa. AFP photo

Tại sao kêu gọi vào lúc này ?

Nhận xét về nguyên nhân vì sao ông Lê Xuân Đức đưa ra lời kêu gọi vào thời điểm này, Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết :

Trong thời gian vừa rồi nhiều người ghi lại được cảnh cảnh sát giao thông có những hành vi tiêu cực. Nhưng trên mạng có một số clip không phản ảnh đúng sự thật nhưng có lẽ là do định kiến ghét cảnh sát giao thông nên họ làm méo mó đi chút để bôi bác ngành đó. Những clip đó có nhưng rất hiếm.

Nhà báo Võ Văn Tạo nhận thấy rằng nhiều năm trở lại đây cảnh sát giao thông Việt Nam thường xuyên có các hành động tiêu cực, bắt bớ người dân phi lý, tạo nên những hình ảnh xấu trong mắt người dân :

Lâu nay cảnh sát giao thông, tôi không dám nói là 100%, nhưng khá phổ biến các hiện tượng tiêu cực như ăn tiền đút lót, hạch sách lái xe, bắt lỗi những chuyện không đáng có để vòi tiền rất phổ biến khắp từ Nam ra Bắc.

Đây không phải là lần đầu tiên cơ quan cảnh sát giao thông đưa ra những yêu cầu với giới báo chí liên quan đến việc giữ hình ảnh cho họ.

Năm 2013, dư luận cũng từng một phen dậy sóng khi Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ, Đường sắt (C67) ra công văn số 1042/C67 – P3 với nội dung chính là báo chí nếu muốn quay phim chụp ảnh các hành động của cảnh sát giao thông phải được sự đồng ý của họ. Dư luận lúc đó nói rằng văn bản này vi phạm quyền được giám sát các hoạt động của cơ quan chức năng của người dân. Một số nói rằng văn bản "nặng mùi" bao che cho các hành động sai trái của Cảnh sát giao thông. Cơ quan này sau đó lập tức thu hồi lại công văn đưa ra.

Trong khi đó nhà báo Phạm Thành, chủ trang blog Bà Đầm Xòe cho rằng do việc kêu gọi các hãng như Facebook, Google ngăn chặn các thông tin độc hại của chính phủ không hiệu quả, nên bây giờ cơ quan chức năng xoay chuyển qua "cầu cứu" báo chí và những người sử dụng mạng :

Hiện tượng cảnh sát làm bậy làm bạ trên đường chủ yếu là để móc túi những người tham gia giao thông xảy ra quá phổ biến. Trong mấy năm qua truyền thông xã hội đã quay lại những hành động đó đê lên án. Cho nên bây giờ bên cảnh sát giao thông không thể có cách gì biện minh về những hành động đó.

Trong khi đó Đảng và Nhà nước tìm đủ mọi cách để liên lạc với các ông chủ như Facebook để ngăn chặn truyền thông xấu nhưng không hiệu quả nên bây giờ phải kêu gọi báo chí giúp họ. Đấy là hành động tôi cho là họ đã nhìn ra vấn đề và họ cho rằng những hành động ăn cướp, móc túi của người dân không có cách "dìm" đi được.

Đầu năm nay, Chính phủ Hà Nội đã yêu cầu Youtube gỡ bỏ hơn 2000 video mà Việt Nam cho là "độc hại". Đồng thời gây áp lực cho các công ty quảng cáo lớn yêu cầu Facebook xử lý các thông tin "xấu". Sau đó, đại diện bộ Thông tin truyền thông đã gặp mặt đại diện Facebook cũng để bàn bạc vấn đề loại bỏ thông tin xấu, bôi nhọ Đảng, lãnh đạo.

Có khả thi ?

Đáp lại câu hỏi về tính khả thi của những kêu gọi này, nhà báo Phạm Thành cho rằng không phải chỉ cần yêu cầu báo chí "dừng bôi nhọ" là giải quyết được vấn đề, theo ông gốc gác nằm ở đạo đức của người cảnh sát giao thông mà ông cho rằng khó có thể thay đổi :

Cái chính là những cảnh sát giao thông không bao giờ tử tế được. Nhiệm vụ của họ vẫn phải phạt. Cơ chế không thành văn đó là những người được quyền phạt vi phạm giao thông một ngày phải phạt bao nhiêu, bao nhiêu vào túi của mình, bao nhiêu vào túi cấp trên, bao nhiêu vào quỹ này quỹ kia. Cho nên lời kêu gọi không thành hiện thực được.

Trong khi đó nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng việc kêu gọi giới báo chí là không đủ mạnh bởi vì theo ông hầu hết các thông tin, clip, hình ảnh về cảnh sát giao thông được người dân ghi lại và đưa lên mạng xã hội :

Tôi cho rằng lời kêu gọi đó không có tác dụng mấy đâu bởi vì thực tế những clip hay những bình luận không hay ho về ngành cảnh sát giao thông do báo chí đăng là không nhiều lắm, mà chủ yếu là những clip do người dân quay được mới phản ánh đúng sự thật. Nhờ cái đó báo chí nhà nước mới bắt được các thông tin này rồi cho phóng viên xác minh đưa lên mặt báo để phê phán.

Mới cuối tháng 3 vừa rồi, viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đã tuyên án tử hình với 3 thanh tra giao thông của địa phương này vì tội danh nhận hối lộ lên đến con số hàng ngàn tỷ đồng.

Cũng trong buổi họp báo hôm 6/6, thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc đấu tranh giữ an ninh trật tự và ổn định chính trị trong nước và nói rằng ‘nếu lực lượng công an muốn trưởng thành thì phải công khai minh bạch và không có bất cứ vùng cấm nào đối với báo chí.’

Lan Hương, phóng viên RFA

******************

Nguồn nước ô nhiễm trầm trọng ở Việt Nam (RFA, 08/06/2017)

Theo số liệu từ Bộ Y Tế và Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, Việt Nam có 9.000 người chết vì nguồn nước bẩn và điều kiện vệ sinh kém, và 100,000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

song2

Cá chết hàng loạt ở Hồ Tây. Nguồn nước ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt. Ảnh chụp hôm 3/10/2016. AFP photo

Trong khi đó, tại kỳ họp Quốc Hội đang diễn ra ở Hà Nội, một số đại biểu quốc hội cũng lên tiếng báo động là tình trạng thực phẩm bẩn ở Việt Nam đã chạm ngưỡng báo động đỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.

Nguồn nước ô nhiễm trầm trọng khắp nơi là thực trạng mà Việt Nam đang phải đối mặt, theo nhận định của tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về môi trường và tài nguyên Đại Học Cần Thơ :

Nguồn nước ở Việt Nam bị ô nhiễm nói chung do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một là các nguồn nước ở gần các nhà máy công nghiệp mà nước thải không được xử lý đầy đủ thì nó gây ô nhiễm, đặc biệt nhất là những kim loại nặng. Thứ hai, nguồn nước bị ô nhiễm do canh tác liên tục và sử dụng những loại phân bón có nhiều hóa chất quá cũng gây ô nhiễm nguồn nước.

Tại những vùng có bãi chứa rác mà không xử lý đầy đủ thì nước từ bãi thải đó sẽ thấm xuống nguồn nước. Ô nhiễm nước có thể là một hay nhiều nguyên nhân nhưng tất cả đều ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Người dân khi sử dụng nguốn nước đó sẽ bị nhiễm độc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Thí dụ sử dụng nước đó trong ăn uống thì bị nhiễm độc trực tiếp, còn sử dụng nước đó chăn nuôi hay trồng trọt thì sản phẩm bị nhiễm bẩn, người bị ảnh hưởng gián tiếp qua những sản phẩm như vậy.

Theo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, tại các thành phố lớn, lượng nước thải chưa qua xử lý của hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp xả thẳng ra môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nguồn nước. Thống kê của cơ quan này cho thấy có 76% số dân đang sinh sống ở nông thôn, là nơi hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hưu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.

Tạp chí Môi trường trích lời ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục quản lý tài nguyên nước cho biết quá trình đô thị hóa diễn ra nanh chóng, sự gia tăng dân số đã gây áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước ở Việt Nam và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước khá đa dạng, tập trung chủ yếu vào các nguồn chính là khu, cụm công nghiệp, làng nghề chưa đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung theo quy định. Bên cạnh đó là việc người dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong nông nghiệp cũng làm cho nguồn nước ở song, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm.

Vẫn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện Việt Nam mỗi năm sử dụng khoảng 8 đến 10 triệu tấn thuốc bảo vệ thực vật với hơn 4,000 loại khác nhau. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường thừa nhận trước quốc hội hôm 5 tháng 6 là Việt Nam có quá nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật không cần thiết. Ông cho biết trong 8 tháng qua, Việt Nam đã loại ra 600 loại thuốc được cho là có gốc độc rất cao.

Ngoài nguồn nước bẩn gây bệnh hiểm nghèo dẫn đến cái chết, kết quả nghiên cứu mới nhất của chính phủ cho thấy thực phẩm bẩn chiếm 60 đến 70% nguyên nhân gây bệnh ở Việt Nam.

Theo một báo cáo chính phủ chuyển sang quốc hội hôm thứ Hai 5 tháng Sáu, 86% người Việt Nam thực sự quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm trong nước.

Vẫn theo phúc trình này, trên 1/5 trong 3 triệu doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm vẫn vi phạm nguyên tắc an toàn, hơn 1.700 trường hợp ngộ độc thức ăn đã xảy ra khiến 164 người thiệt mạng do ăn uống trong vòng 5 năm qua. Một cư dân ở Huế cho biết :

Ăn vậy thôi còn tin thì không, không tin tưởng đến 60%, thấy nó không vệ sinh, muốn an toàn vệ sinh thực phẩm cũng khó. Sâu xa hơn thì nguồn thực phẩm cung cấp hoàn toàn không thể kiểm tra được.

Theo phó chủ tịch Ủy Ban Xã Hội Vụ trong quốc hội, ông Nguyễn Hoàng Mai, những số liệu về nhiễm độc thực phẩm được công bố chỉ là phần nổi của tảng băng mà thôi.

Ông Phùng Quốc Hiển, người đứng đầu nhóm giám sát thực phẩm an toàn trong quốc hội khẳng định thực phẩm nhiễm bẩn là nguyên nhân giết người từ từ và thầm lặng nhất.

Được hỏi về nhận định này, tiến sĩ Lê Anh Tuấn khoa Môi Trường và Tài Nguyên Đại Học Cần Thơ quả quyết :

Chắc chắn rồi, tại vì tất cả sản xuất đều dựa vào nguồn nước là chính, thí dụ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc chế biến thực phẩm. Đặc biệt sau này lại có thuốc hay hóa chất độc hại từ Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam, người dân không biết mà sử dụng những cái đó thì cũng bị nhiễm độc nữa.

Từ Quảng Trị, ông Nguyễn Xuân Tâm, cán sự trưởng của tổ chức có tên Quĩ Toàn Cầu Phục Vụ Cộng Đồng, văn phòng chính tại Virginia, Hoa Kỳ, giải thích thêm nguồn gốc thức ăn bẩn :

Thực phẩm bẩn không đơn giản chỉ là nguồn nước đâu, tức là nguồn thức ăn cho gia súc và gia cầm là có vấn đề. Người ta nuôi gia súc gia cầm bằng thức ăn công nghiệp, dẫn đến là vật nuôi của mình không có chất lượng rồi. Người ta có thể sử dụng chất kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc, nếu lạm dụng thì dẫn động vật khai thác thức ăn chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe con người. Cái đó vẫn là vấn đề của cả quốc gia chứ không phải vấn đề của miền Trung, miền Nam hay miền Bắc gì cả.

Nói với đài ACTD, đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc thừa nhận vấn đề ô nhiễm nước và thực phẩm bẩn đang là hai vấn đề bức xúc của xã hội mấy năm gần đây :

Bản thân quốc hội đã thông qua một luật riêng về chuyện này rồi. Lần này trong phiên họp này lại tiến hành cuộc giám sát, một lần nữa nói lên tính nghiêm trọng của vấn đề. Trong phân tích thì các đại biểu cũng nhất trí cho rằng đã đến ngưỡng rất nguy hiểm. Luật thì có rồi nhưng rõ ràng việc thi hành chưa thực sự là nghiêm túc, nhất là chế tài rất là nhẹ so với mức tác hại của nó.

Báo VnExpress trích lời đại biểu Phùng Quốc Hiển cho biết trong vòng 5 năm qua, Việt Nam đã phát hiện gần 680,000 các vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm nhưng chỉ có 20% trong số này bị xử phạt và chỉ có 3 người phải đối mặt với án phạt hình sự mà thôi.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Published in Việt Nam
Trang 2 đến 2