Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lnh thanh lý tp đoàn Evergrande cho thy s tuyt vng ca nhà đu tư trước các khon n Trung Quc

Reuters, VOA, 31/01/2024

Lnh thanh lý đi vi tp đoàn bt đng sn đang gánh nhiu n nn nht ca Trung Quc bt đu mt quy trình rút ngn thi gian cho các ch n, nhiu kh năng phơi bày tình trng suy thoái bt đng sn Trung Quc và khiến các nhà xây dng b loi khi th trường n toàn cu khi các nhà đu tư tránh ri ro.

evergrande1

Khu phc hp thương mi Evergrande vi phòng trưng bày ô tô Evergrande đã đóng ca Bc Kinh, ngày 29/1/2024. Tp đoàn Evergrande va b tòa án Hong Kong ra lnh thanh lý tài sn sau khi công ty này không th đt được tha thun tha thun tái cơ cu vi các ch n.

Mt tòa án Hong Kong đã ch đnh nhà thanh lý cho China Evergrande, hơn hai năm sau khi v v n khiến tình trng bùng n bt đng sn kéo dài nhiu năm dng li.

Tp đoàn có tài sn 240 t USD và là nhà phát trin mc n nhiu nht thế gii vi khon n gn 300 t USD. Th trường k vng các trái ch nước ngoài s là nhng người thua l ln nht và các ch s hu nhng căn h chưa hoàn thin s được ưu tiên.

Vic tái cơ cu hoc bán nhà cũng có ý nghĩa ln hơn đi vi n, bt đng sn và nim tin ca nhà đu tư khi nó din ra trong bi cnh giá nhà trượt dc và tình trng bt n kinh tế khiến th trường chng khoán lao dc xung mc thp nht trong nhiu năm.

Các khon n ca Evergrande giao dch dưới 2 xu trên 1 đô la và c phiếu ca nó đã chm mc thp k lc vào th Hai trước khi b đình ch hot đng.

Đến th Ba, s phc hi gn đây ca c phiếu các nhà phát trin đã b đo ngược và đng nhân dân t ca China Vanke, tp đoàn phát trin nhà s 2 ca Trung Quc xét v doanh s, gim mt chút xung còn 79 nhân dân t.

"Các nhà đu tư trong lĩnh vc này ca th trường vào thi đim này có th đang suy đoán xem ai thoát khi tình trng này mà ít b thit hi hơn và trái phiếu nào s có t l thu hi tt hơn", Phil Wool, nhà đng qun lý danh mc đu tư ca Rayliant's Quantamental China ETF, nói.

Ông nói mt điu ngc nhiên tích cc là chính quyn Trung Quc s tha nhn và h tr thc thi lnh ca tòa án Hong Kong, mc dù điu này chưa rõ ràng.

Trong khi đó, nim tin chm đáy cũng th hin các th trường sơ cp, nơi tng b các nhà phát trin thng tr.

D liu t Dealogic cho thy tng s tin phát hành bng đô la M cho Trung Quc đã gim xung còn 42,5 t USD vào năm ngoái t mc trước đi dch là trên 200 t USD, và mc dù vic gii quyết các khon n ca Evergrande có th giúp ích nhưng các nhà đu tư k vng rng đó s là mt quá trình rt chm.

Tình trng yếu kém ca th trường bt đng sn, bt ngun t s sp đ ca Evergrande và các công ty khác, đã tr thành lc cn ln cho s tăng trưởng ca Trung Quc cũng như nim tin ca người tiêu dùng và nhà đu tư.

Ch s Hang Seng ca các nhà phát trin đi lc đã gim xung mc thp k lc vào tun trước, và các nhà phân tích k vng hot đng thanh lý tài sn và tái cơ cu s tiếp tc duy trì áp lc.

Tuy nhiên, ngay c khi Evergrande b dp tim mt cách cn thn thì rt nhiu thit hi đã xy ra và hu hết các nhà đu tư đu không mun đng đến lĩnh vc bt đng sn, nơi tng chiếm gn 1/4 sn lượng kinh tế, hay thm chí là Trung Quc cho đến khi nó được gii quyết đúng cách.

Doanh s bán bt đng sn, đu tư và vn do các nhà phát trin bt đng sn huy đng ca Trung Quc tiếp tc gim trong năm 2023, mc gim ln th hai sau năm 2022 trong hơn mt thp niên.

Reuters

Nguồn : RFA, 31/01/2024

********************************

Tòa án Tối cao Hồng Kông ra lệnh giải thể tập đoàn Trung Quốc Evergrande

Thu Hằng, RFI, 29/01/2024

Cổ phiếu của Evergrande đã mất 20% sáng 29/01/2024 ngay sau khi Tòa án Tối cao của đặc khu hành chính Hồng Kông ra lệnh thanh lý tập đoàn xây dựng khổng lồ của Trung Quốc, hiện bị nợ hơn 300 tỉ đô la. Tuy nhiên, Evergrande, có trụ sở chính tại Trung Quốc, khẳng định vẫn tiếp tục hoạt động.

evergrande1

Ảnh minh họa chụp ngày 30/10/2023 : Tòa án Tối cao Hồng Kông. AP - Vernon Yuen

Thông tín viên RFI Florence de Changy tại Hồng Kông tường trình :

Sáng 29/01 khi khai mạc phiên tòa mới ở Tòa án Tối cao Hồng Kông, thẩm phán Linda Chan tuyên bố : "Phiên tòa đã kéo dài 1 năm rưỡi và doanh nghiệp vẫn không thể trình một đề xuất cụ thể". Bà nói thêm "Đã đến lúc Tòa phải nói là quá lắm rồi", đồng thời ra lệnh thanh lý tư pháp nhà thầu bất động sản khổng lồ, hoạt động ở 230 thành phố Trung Quốc với hơn 1.200 dự án bất động sản đang thi công. Trước đó, tập đoàn được gia hạn đến ngày 29/01 để trình bày kế hoạch tái cấu trúc.

Evergrande có trụ sở ở Thâm Quyến và niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. Nhà sáng lập Hứa Gia Ấn (Hui Ka Yan), từng là người giầu thứ hai Trung Quốc, đã bị bắt vào tháng 09/2023, cùng như nhiều lãnh đạo khác của tập đoàn.

Quyết định thanh lý Evergrande có nguy cơ gây ra nhiều rắc rối lớn, không chỉ đối với các ngân hàng Trung Quốc mà còn tác động đến vài triệu nhà đầu tư nhỏ đã chi cho những dự án chưa được xây hoặc chưa hoàn thiện. Vô số các nhà thầu phụ trong lĩnh vực này cũng có nguy cơ bị phá sản".

Theo AFP, chiều 29/01, thẩm phán công bố chi tiết phán quyết và có thể chỉ định một nhà phụ trách thanh lý đối với Evergrande. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phán quyết của một tòa án ở đặc khu hành chính có thể được áp dụng ở Hoa lục, nơi Evergrande đóng trụ sở và áp dụng luật khác.

Ban giám đốc Evergrande khẳng định quyết định của Tòa án Tối cao Hồng Kông sẽ không tác động đến hoạt động của họ tại Hoa lục. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sẽ bị xói mòn. Từng là niềm tự hào của nền kinh tế Trung Quốc, Evergrande bắt đầu lao dốc năm 2021 khi lần đầu tiên thông báo mất khả năng thanh toán, tiếp theo là tuyên bố phá sản ở Mỹ.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande nợ hơn 325 tỷ USD, còn nhiều hơn tổng nợ quốc gia của Nga.

evergrande1

Evergrande bán trụ sở chính ở Thâm Quyến vào năm 2022

Trong hai năm, công ty đã chao đảo từ cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác, liên tục không thể thanh toán các khoản vay hàng tỷ USD của mình.

Hiện người sáng lập của của Evergrande đang bị cảnh sát giám sát, cổ phiếu của công ty gần như vô giá trị và hơn một triệu người ở Trung Quốc vẫn đang chờ đợi ngôi nhà của họ được hoàn thành.

Hôm thứ Hai, một tòa án ở Hong Kong có thể mở ra một chương mới trong cuộc khủng hoảng bằng cách ra lệnh thanh toán một số tài sản của Evergrande để trả nợ cho các nhà đầu tư nước ngoài đang khổ sở.

Evergrande đã trở thành hình mẫu điển hình của lĩnh vực bất động sản đang tụt dốc của Trung Quốc. Tên của nó, cùng với các nhà phát triển lớn khác như Country Garden, đã gắn liền với khoản nợ bất ổn định và thảm họa tài chính sắp xảy ra. Tuy nhiên, Evergrande vẫn cố gắng sống sót.

Ở hầu hết các nước phương Tây, một doanh nghiệp tư nhân phá sản như Evergrande sẽ bị đóng cửa hoặc trong trường hợp cực đoan sẽ được chính phủ giải cứu. Nhưng ở Trung Quốc, mọi thứ rất khác.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không phải là tư bản hay cộng sản. Nó độc nhất vô nhị khiến người ta khó có thể đoán trước được số phận của Evergrande.

Nhưng hiện tại, Bắc Kinh đã giảm bớt áp lực lên công ty này theo cách mà các nước khác không thể làm được.

Leland Miller, giám đốc điều hành của China Beige Book, một nền tảng phân tích theo dõi thị trường Trung Quốc, cho biết : "Nó còn tồn tại chỉ vì chính phủ chưa muốn nó chết".

Chế độ 'thây ma'

Không giống như các nước phương Tây, Trung Quốc không phải là thị trường tự do. Ông Miller giải thích, khi một vấn đề nảy sinh, nhà nước có thể chỉ cần huy động các làn sóng tiền tệ để giải quyết vấn đề đó.

Phần lớn số tiền Evergrande nợ là nợ các chủ nợ ở Trung Quốc, bao gồm các chủ sở hữu nhà, nhà cung cấp và ngân hàng thông thường. Và sự kiểm soát của chính phủ đối với họ là mấu chốt giải thích tình trạng giống như thây ma của công ty.

Dexter Roberts, thành viên cấp cao tại Hội đồng Atlantic, cho biết : "Hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc hầu như vẫn do nhà nước điều hành. Vì vậy, nếu Bắc Kinh yêu cầu các ngân hàng đó tìm cách đảo nợ, thì họ sẽ làm điều đó. Cuối cùng, họ phải trả lời với nhà nước và họ nhận thức rõ điều đó".

Ông Miller đồng tình : "Nhà nước Trung Quốc có thể ra lệnh cho người cho vay bỏ tiền cho vay, nhà cung cấp thực hiện cung cấp, người vay nợ đi mượn tiền. Evergrande không chết cũng không sống, nhưng trong hệ thống này điều đó không thực sự quan trọng".

Không phải tất cả chủ nợ của Evergrande đều là người Trung Quốc. Một nhóm nhỏ những người cho vay thất vọng bên ngoài Trung Quốc đã lên lịch ra tòa ở Hong Kong vào ngày 30 tháng 10. Thẩm phán có thể ra lệnh bán đi tài sản của công ty để chia cho các chủ nợ nước ngoài này.

evergrande2

Nhà phát triển đối thủ Country Garden cũng chịu áp lực tài chính rất lớn

Tuy nhiên, đây sẽ là điều chưa từng có về quy mô và độ phức tạp. Và gần như chắc chắn nó sẽ cần sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc.

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra với Evergrande ? Một số nhà phân tích cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa ra quyết định.

Logan Wright, giám đốc nghiên cứu thị trường Trung Quốc tại Rhodium Group, cho biết : "Phần lớn hệ thống của Trung Quốc vẫn lấy Liên Xô làm hình mẫu và không có vụ phá sản nào ở Liên Xô".

"Bạn phải nhớ rằng chủ nghĩa tư bản phương Tây đã có một thời gian dài thiết lập một quy trình cho các công ty phá sản và cách bạn quản lý nợ của họ. Ở Trung Quốc, không có khuôn mẫu tương tự".

Chính phủ Trung Quốc có thể để Evergrande sụp đổ. Tuy nhiên, theo ông Roberts, Bắc Kinh khi đó sẽ phải dọn dẹp mớ hỗn độn này, đây sẽ là một vấn đề rất đau đầu về mặt chính trị.

Ông nói thêm, tác động dây chuyền đối với chính quyền địa phương – vốn phụ thuộc vào việc buôn bán đất – các nhà cung cấp và ngân hàng sẽ là "thảm họa tiềm tàng".

Các nhà phân tích khác tranh luận rằng sự sụp đổ của Evergrande, nếu xảy ra, có thể gây tổn hại cho tương lai của chính Đảng cộng sản.

Shitong Qiao, chuyên gia về luật sở hữu Trung Quốc tại Đại học Duke ở Mỹ, cho biết : "Sự ổn định xã hội đang bị đe dọa".

"Sự sụp đổ sẽ không chỉ khiến nhiều ngân hàng Trung Quốc mắc nợ khó đòi mà còn khiến hàng trăm nghìn người mua nhà ở Trung Quốc mất đi căn hộ mà họ đã trả tiền mua".

Đã hơn một lần xảy ra cảnh hỗn loạn tại trụ sở của Evergrande ở Thâm Quyến, khi những người biểu tình chửi rủa các giám đốc điều hành và người mua nhà yêu cầu hoàn lại tiền mua nhà.

Năm ngoái, nhiều người trong số họ đã tham gia ngừng trả tiền nợ thế chấp cho đến khi nhà của họ được hoàn thiện.

Sự sụp đổ có thể phá vỡ niềm tin vào thị trường nhà đất, khiến giá nhà lao dốc hơn nữa. Điều đó sẽ khiến người dân nghèo hơn đáng kể ở một quốc gia nơi họ đầu tư tiền tiết kiệm cả đời vào những ngôi nhà mới. Và nó sẽ là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế vốn đã trì trệ - lĩnh vực bất động sản chiếm 1/4 trong số đó.

Tất cả những điều này có thể khiến công chúng phẫn nộ hơn và thậm chí gây bất ổn. Và đó có lẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với Đảng cộng sản Trung Quốc, vốn nắm giữ quyền lực từ lâu và được củng cố nhờ sự thịnh vượng của Trung Quốc.

Quá to lớn để sụp đổ ?

Phải chăng điều đó có nghĩa là Evergrande - mượn một cụm từ phương Tây - "quá lớn để sụp đổ".

Thật khó cưỡng để không so sánh vụ việc này với so sánh với cuộc Khủng hoảng tín dụng nhà ở dành cho đối tượng vay có chấp thấp năm 2008, chứng kiến ​​s sp đổ ca gã khng l đầu tư Ph Wall Lehman Brothers và cuc suy thoái toàn cu. Hi đó, các ngân hàng và t chc b phá sn trên khp thế gii đã được chính ph và ngân hàng trung ương ca h gii cu.

evergrande3

Evergrande có hơn 1.300 dự án tại hơn 280 thành phố ở Trung Quốc

Nhưng Trung Quốc thì khác. Hệ thống tài chính của nước này không bị ràng buộc bởi lĩnh vực bất động sản như ở Mỹ.

Và Bắc Kinh, nơi có quyền kiểm soát chặt chẽ dòng tiền, dường như không vội cứu Evergrande.

Ông Miller nói : "Hệ thống này được thiết kế để đảm bảo rằng một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng sẽ luôn khó xảy ra. Nó không dễ bị đổ sụp bởi 'khoảnh khắc Lehman' kiểu phương Tây".

Một gói cứu trợ cũng sẽ không phù hợp với hệ tư tưởng của giới lãnh đạo Trung Quốc. Trên thực tế, một số người cho rằng Đảng cố tình gây ra sự suy thoái của Evergrande vì thành công của công ty dựa trên một mô hình kinh tế thiếu sót.

Sự trỗi dậy của Evergrande được thúc đẩy nhờ khoản vay lớn để xây nhà cho tầng lớp trung lưu Trung Quốc muốn kiếm tiền từ bất động sản. Nhưng các nhà phát triển bất động sản đã vay quá nhiều tiền để xây quá nhiều căn nhà mà không có đủ người muốn mua nhà.

Ông Roberts nói : "Đây không phải là một mô hình kinh tế bền vững và chính phủ biết điều này".

Sự "tăng trưởng nhờ đầu tư" này - hay xây dựng vì mục đích xây dựng - đã thúc đẩy sự trỗi dậy của Trung Quốc rất tốt trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012.

Nhưng theo thời gian, sự kiềm chế của Đảng, được ông Tập đẩy mạnh, đã trở thành "nhà để ở chứ không phải để đầu cơ tích trữ".

Mọi thứ trở nên khủng hoảng vào năm 2020 khi chính phủ lo ngại về bong bóng trên thị trường bất động sản nên đưa ra các hướng dẫn quản lý tài chính mới, được gọi là "ba vạch đỏ".

Biện pháp này hạn chế nghiêm ngặt khả năng vay thêm tiền của các nhà phát triển, cuối cùng gây ra cuộc khủng hoảng đã khiến cho Evergrande và ngành bất động sản Trung Quốc sa lầy.

Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, biện pháp đau đớn nhưng cần thiết này là cách duy nhất để kiềm chế khoản nợ không bền vững. Ngoại trừ việc họ không lường trước được mọi chuyện sẽ còn tồi tệ đến mức nào, đặc biệt là khi nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề từ các lệnh phong tỏa từ chính sách Zero Covid.

Ông Roberts nói : "Tuy nhiên, việc giải cứu Evergrande bây giờ sẽ lập tức tạo ra trò hề đối với mọi thứ mà chính phủ đang cố gắng thực hiện nhằm giảm đòn bẩy cho lĩnh vực này và thay đổi nền kinh tế".

Ông Wright đồng ý rằng đây sẽ được coi là một bước lùi : "Bạn sẽ gửi tín hiệu gì đến những người còn lại trong ngành nếu cứu Evergrande ?"

Nói cách khác, giới lãnh đạo của Trung Quốc đang bị mắc kẹt. Một sự sụp đổ sẽ là thảm họa và một gói cứu trợ sẽ không thể giữ vững được về mặt ý thức hệ.

Ông Miller nói : "Đây có thể là một quan điểm trái ngược - nhưng tôi hoàn toàn tin rằng Bắc Kinh có chiến lược ở đây".

"Trong nhiều năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã dạy cho Bắc Kinh rằng họ cần ngừng dựa vào mức tăng trưởng cao giả tạo do vay mượn trong lĩnh vực bất động sản. Bây giờ Đảng cuối cùng đã làm điều đó - và đó sẽ không bao giờ là một quá trình không đớn đau".

Mô hình mới mà ông Tập, người ngày càng tập trung quyền lực trong tay, mong muốn là gì vẫn chưa rõ ràng.

Tại Đại hội Đảng năm ngoái, khi đảm bảo nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba mang tính lịch sử, ông đã cảnh báo việc tiếp tục mô hình kinh tế "không bền vững" của Trung Quốc, được thúc đẩy bởi cái mà ông gọi là "tôn thờ tiền bạc" và "tư lợi".

Khi phê phán sự nguy hiểm của chủ nghĩa tư bản tự do, ông nói : "Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc".

Trong bối cảnh hỗn loạn của Evergrande, vụ bắt giữ tỷ phú sáng lập kiêm chủ tịch Hứa Gia Ấn (Hui Ka Yan) đã củng cố quan điểm rằng Đảng, chứ không phải các doanh nhân tư nhân, vẫn nắm quyền tuyệt đối.

Theo ông Miller, Trung Quốc đang phải trả giá một cách có ý thức cho "sự quản lý tổng thể yếu kém về kinh tế", nhưng việc nước này tiếp tục kiểm soát nền kinh tế cho thấy họ đã có kế hoạch.

Nhưng những người khác nhấn mạnh rằng điều đó không được rõ ràng lắm.

Ông Wright nói : "Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống lời và lỗ. Sẽ rất thú vị để xem Trung Quốc giải quyết phần tổn thất như thế nào".

Nick Marsh

Nguồn : BBC, 27/10/2023

Published in Diễn đàn

Tập đoàn kinh doanh bất động sản hàng đầu Trung Quốc Evergrande hôm qua, 17/08/2023, đã nộp đơn làm thủ tục phá sản tại Mỹ. Một biện pháp nhằm bảo vệ tài sản của hãng tại Mỹ trong thời gian tìm kiếm một thỏa thuận để tái cơ cấu nợ.  

evergrande1

Trụ sở tập đoàn Evergrande tại Thâm Quyến, Trung Quốc, ngày 26/9/2021. Reuters – Aly Song

AFP nhắc lại, thủ tục này được quy định trong "Chương 15" luật phá sản Hoa Kỳ, cung cấp các cơ chế để xử lý những trường hợp mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Mỹ.  

Tập đoàn tư nhân Evergrande lâm cảnh khó khăn từ năm 2021 với khoản nợ chồng chất lên đến hơn 300 tỷ đô la, trong khi chính quyền Trung Quốc siết chặt kiểm soát lĩnh vực bất động sản. Tháng 7/2023, hãng này thông báo mức lỗ ròng hơn 113 tỷ đô la cho các năm 2021 và 2022.   

Từ nhiều tháng nay tập đoàn ra sức tìm kiếm giải pháp tái cơ cấu nợ. Ví dụ, chuyển đổi nợ thành trái phiếu mới và tham gia cổ phần vào hai chi nhánh của hãng, bảo gồm cả chi nhánh sản xuất xe hơi điện đầy tham vọng của hãng. 

Theo nhiều nguồn tin tư pháp gần đây, thủ tục tái cơ cấu nợ hiện nay đang diễn ra tại Hồng Kông.  

Evergrande đã nhanh chóng trở thành biểu tượng cho cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực đầu tư bất động sản tư nhân tại Trung Quốc : Các nhà thầu không thể hoàn tất dự án, phải đối mặt với nhiều vụ kiện tụng và bị chủ sở hữu từ chối trả nợ vay.   

Những khó khăn của Evergrande năm 2021 đã làm dấy lên nỗi lo sợ hãng này sụp đổ dẫn đến nguy cơ lan rộng, làm lung lay nền kinh tế thứ hai trên thế giới.   

Ngoài Evergrande, một tập đoàn kinh doanh bất động sản lớn khác của Trung Quốc là Country Garden, cũng gặp khó khăn tài chính. Trong tuần rồi, tập đoàn này 2 lần không thể trả khoản nợ đáo hạn. Theo ước tính, nợ của Country Garden tính đến cuối 2022 là 150 tỷ euro. Nhưng hãng tin Mỹ Boomberg cho rằng con số này có thể lên đến 176 tỷ euro.  

Minh Anh

Published in Quốc tế

Là biểu tượng của phép lạ kinh tế Trung Quốc, của cơn sốt địa ốc tại quốc gia đông dân nhất địa cầu, tập đoàn bất động sản Evergrande nay đang bên bờ vực thẳm trước núi nợ tương đương với 3 % GDP. Với Bắc Kinh, Evergrande là một thách thức cả trên ba mặt trận : tài chính, xã hội và chính trị.

evergrande1

Gánh nặng những công trình xây dựng còn dang dở của Evergrande. Ảnh minh họa cho đe dọa khủng hoảng địa ốc tại Trung Quốc. Vivian Lin AFP/Archivos

"Evergrande, một phiên bản mới của Lehman Brothers" : truyền thông quốc tế cảnh báo "một cơn bão tài chính mới" dấy lên từ Trung Quốc có nguy cơ tác động tới toàn cầu. Nhưng trước mắt đây là một cuộc khủng hoảng đe dọa đến ổn định xã hội và tính chính đáng của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Evergrande với mức nợ ước tính lên tới 300 tỷ đô la có nguy cơ kéo theo cả ngành địa ốc lẫn tài chính ngân hàng Trung Quốc vào vòng xoáy, kế tới là những cổ đông đầu tư vào Evergrande. Từ đầu 2021 cổ phiếu của tập đoàn mất giá 90 % trên các sàn chứng khoán tại Hoa lục và Hồng Kông, hàng tỷ đô la tan thành mây khói.

Nguy cơ hiện tượng đổ dàn

Evergrande đã nhận tiền đặt cọc của khách hàng để giao 45 triệu mét vuông bất động sản nhưng những công trình đó vẫn chưa hoàn tất. Công ty thiếu tiền mặt để 750 công trường ở trên 200 thành phố tại Trung Quốc tiếp tục hoạt động. Khoảng 200.000 công nhân viên của Evergrande bị đe dọa mất việc. Hàng ngàn đối tác của công ty bất động sản này, từ giới phân phối vật liệu xây dựng đến các công ty môi giới địa ốc bị vạ lây. Trên dưới bốn triệu lao động Trung Quốc sẽ bị thất nghiệp trong trường hợp Evergrande mất khả năng thanh toán.

Trên đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia kinh tế Mary Françoise Renard đại học Clermond Ferrand trước hết giải thích cung cách làm ăn theo kiểu "mượn dầu heo nấu cháo" của tập đoàn bất động sản lớn thứ nhì tại Trung Quốc :

Mary Françoise Renard : "Tương tự như rất nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc, Evergrande đã lớn mạnh nhờ đi vay nợ. Trong giai đoạn 2008/2009 cũng vì muốn tránh để bị sa lưới khủng hoảng tài chính toàn cầu, Bắc Kinh đã cho mở van tín dụng, khuyến khích tiêu thụ nội địa. Trung Quốc khi đó chủ trương chuyển hướng mô hình kinh tế, giảm bớt lệ thuộc vào xuất khẩu và lấy tiêu thụ nội địa làm chủ lực. Có điều các nguồn tín dụng dồi dào đã dẫn tới hiện tượng đầu cơ. Đa phần, người ta đầu cơ vào địa ốc. Evergrande đã dễ dàng đi vay cho đến lúc tập đoàn này mắc nợ quá nhiều. Thêm vào đó từ đầu năm nay, Bắc Kinh đã áp đặt một số lằn ranh đỏ, quy định một mức nợ không thể vượt qua, hạn chế mức tín dụng cấp cho các tập đoàn xây dựng và địa ốc. Lập tức Evergrande thiếu hụt tiền mặt. Công ty này đã phải bán rẻ một số dự án để thu tiền vào kịp thời. Nhưng ngay cả biện pháp chữa cháy này cũng không đủ để thanh toán nợ đáo hạn. Evergrande rơi vào cái vòng luẩn quẩn. Nghiêm trọng hơn nữa là do Evergrande phải hạ giá nhà đất với hy vọng chiêu dụ thêm khách hàng, nên tập đoàn này đã kéo theo cả thị trường địa ốc tại Trung Quốc xuống giá. Hậu quả kèm theo nữa là một số công ty nhỏ mà cũng vận hành theo kiểu đi vay nợ để phát triển, đã vỡ nợ".

Giáo sư Renard cho rằng, trong trường hợp bị sụp đổ thì "chấn động" từ vụ phá sản này vượt ra ngoài hoàn cảnh Evergrande. Ngành địa ốc chiếm đến 13 % GDP của Trung Quốc và nếu tính luôn cả các đối tác trực tiếp của các tập đoàn bất động sản ở Hoa lục, thì vết dầu - nếu có - sẽ lan rộng đến cả gần 30 % GDP.

Mary Françoise Renard : "Hậu quả trước hết là đối với các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu của Evergrande, trong đó có cả một số cổ đông nước ngoài, nhưng đó chỉ là một số ít. Tác động đáng ngại hơn nhiều là đối với bản thân kinh tế Trung Quốc. Có nhiều khả năng chính quyền sẽ tái cấu trúc nợ của Evergrande có nghĩa là đặt đại tập đoàn địa ốc này dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, huy động Ngân Hàng Trung Ương và các ngân hàng của Nhà nước bơm tiền cho Evergrande. Ngoài ra Bắc Kinh cũng đã rất thận trọng can thiệp tránh để Evergrande như vết dầu loang, đe dọa ngành địa ốc trên toàn quốc. Nguy cơ này là có thực do đã có nhiều công ty xây dựng khác tuyên bố phá sản. Nhìn xa hơn nữa, theo tôi, điều khiến cả Bắc Kinh lẫn giới quan sát lo ngại đó là khả năng thẩm định về mức nợ thực sự của các công ty Trung Quốc, và về rủi ro đối với các chủ nợ. Đó mới chính là một vấn đề lớn đang đặt ra với Trung Quốc".

Bắc Kinh sẽ can thiệp

Cũng trên đài RFI tiếng Pháp, ông Jean-François Dufour, giám đốc cơ quan tư vấn DCA Chine Analyse nhấn mạnh đến mức độ nghiêm trọng của hồ sơ đang làm Bắc Kinh đau đầu, nhưng hoàn toàn loại trừ kịch bản Evergrande bị chính quyền "bỏ rơi" như kịch bản từng xảy ra với Lehman Brothers của Mỹ hồi 2008 :

Jean-François Dufour : "Thậm chí chúng ta không có những con số chính xác về mức nợ của Evergrande, mà đây chỉ là mức thẩm định. Tuy nhiên số tiền đó cũng đủ cho thấy tình trạng tệ hại đến mức nào đối với tập đoàn địa ốc này. Thực tế phản ánh hai điều : một là Evergrande không thể tiếp tục tồn tại và hoạt động theo lối mòn từ 25 năm nay. Thứ hai là trong mọi tình huống, đừng quên rằng chúng ta đang nói về Trung Quốc (nơi mà chính quyền can thiệp vào các hoạt động kinh tế) : thành thử kịch bản đại công ty này phá sản theo định nghĩa ở phương Tây, là điều không thể xảy ra.

Evergrande không phải là một lĩnh vực chiến lược trong mắt các giới chức Trung Quốc, thế nhưng trọng lượng về kinh tế của tập đoàn này cũng như ảnh hưởng của Evergrande đối với xã hội lại quá lớn. Nếu như công ty địa ốc này phá sản thì khế ước ngầm giữa đảng Cộng Sản Trung Quốc với người dân nước này sẽ bị chao đảo. Khế ước đó dựa trên một nguyên tắc cơ bản đó là người dân trao quyền lực cho Đảng để đối lấy ấm no, để được bảo đảm thoát khỏi cảnh đói nghèo. Evergrande mà khánh tận, hàng triệu người sẽ trắng tay. Thành thử tôi cho rằng Bắc Kinh hoàn toàn không thể để cho Evergrande bị sụp đổ".

Hai hiện tượng giải thích cho "cơn sốt địa ốc" tại Trung Quốc kể từ thập niên 1990 khi ngành địa ốc được "cởi trói" : một là nhịp độ các thành phố tại quốc gia này phát triển kể từ đầu thập niên 1980 và kèm theo đó là giá nhà đất tại thành phố tăng mạnh. Theo báo tài chính Mỹ, Bloomberg, từ năm 2000 trung bình giá thuê nhà tại Trung Quốc tăng từ 15 đến 20 % một năm. Đây là động lực khiến người dân Trung Quốc đi vay tín dụng để mua nhà đầu cơ và cũng là lý do thứ nhì. Giám đốc cơ quan tư vấn DCA Chine Analyse Jean- François Dufour giải thích về nghịch lý của ngành xây dựng và địa ốc tại Trung Quốc :

Jean-François Dufour : "Tình huống khá oái oăm : từ trước đến giờ địa ốc là một lĩnh vực luôn mang nợ chồng chất và dễ bị động. Nếu như môi trường kinh tế thuận lợi thì mọi việc êm xuôi, tức là dùng tiền đặt cọc của những lớp khách hàng đến sau để hoàn tất các dự án và giao nhà kịp thời cho những đợt người đến trước. Vấn đề đặt ra là tình hình đã khó khăn hẳn dưới tác động của dịch Covid-19 và nhất là do Bắc Kinh khóa van tín dụng để giảm thiểu mức nợ của các doanh nghiệp, để ngăn chận các hoạt động đầu cơ, bởi ai cũng biết, đó là những quả bom nổ chậm. Evergrande lâm vào thế kẹt, tiền vào thì không như trước mà lại phải trả nợ đáo hạn : chỉ nội mức tiền lãi lên tới hàng chục triệu đô la Mỹ. Bắc Kinh không dám để cho Evergrande vỡ nợ nên rất có thể là một mặt sẽ giành lại quyền quản lý công ty này, mặt khác huy động các định chế tài chính của Nhà nước mua lại nợ của Evergrande. Mục đích ở đây là các công trường vẫn có thể hoạt động, bảo đảm công việc cho hàng triệu công nhân, nhân viên".

Evergrande, Tập Cận Bình tiến thoái lưỡng nan

Sau đại dịch Covid-19 tăng trưởng của Trung Quốc đã bị lao đao, đây không phải là thời điểm để nền kinh tế thứ nhì thế giới hứng chịu thêm một cú sốc khác. Câu hỏi còn lại là Bắc Kinh can thiệp để cứu Evergrande dưới hình thức nào và đâu là thông điệp gửi đến những "con tê giác xám" - tức là những tập đoàn lớn mang nợ chồng chất. Bertrand Harteman làm việc trong lĩnh vực công nghệ với 10 năm kinh nghiệm tại Trung Quốc giải thích thêm về tính toán của Bắc Kinh khi cứu Evergrande :

Bertrand Harteman : "Có những tập đoàn lớn đến nỗi đủ sức để bắt thị trường phải đi theo, chính những tập đoàn đó áp đặt luật chơi với thị trường. Công luận trong xã hội Trung Quốc bắt đầu bất mãn trước cảnh người lao động bị bóc lột : nhờ đại dịch Covid-19, Alibaba chẳng hạn đã lãi không biết bao nhiêu mà kể và củng cố vị trí độc quyền của tập đoàn này, nhưng lại không chia sẻ lợi nhuận đó cho những người giao hàng, trong lúc đó mới là những mắt xích giữ cho kinh tế Trung Quốc cầm cự được trong những tuần lễ khủng hoảng. Càng lúc càng có nhiều người chỉ trích các tập đoàn khổng lồ của những nhà tỷ phú đó. Hơn nữa giới trẻ không còn chấp nhận mô hình 9/9/6 tức là làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, và 6 ngày trong tuần. Một làn sóng phản kháng bắt đầu chớm nở tại Trung Quốc và gây lo ngại cho hàng ngũ lãnh đạo. Đó chính là một trong những động cơ thúc đẩy chính quyền Bắc Kinh ban hành đạo luật bảo vệ thông tin cá nhân, và bắt đầu tấn công thế gần như độc quyền của một số công ty".

Nhìn rộng ra hơn, cứu Evergrande Trung Quốc sẽ cứu 40 % tài sản của người dân Trung Quốc theo thẩm định của ngân hàng Nordea. Ở đây tính toán chính trị của ông Tập Cận Bình cũng phức tạp không kém : một mặt, bằng mọi giá Bắc Kinh phải duy trì ổn định trong xã hội, xoa dịu những bất bình bắt đầu nhem nhúm trong công luận trước những bất bình đẳng ngày càng lớn và càng khó chấp nhận. Mặt khác Evergrande với cái tên Trung Quốc là tập đoàn Hằng Đại do một doanh nhân "tay trắng" dựng nên cơ đồ, đó là ông Hứa Gia Ấn (Xu Jiayin). Theo nhà nghiên cứu người Canada, Alex Payette chủ tịch tổng giám đốc cơ quan tư vấn Cercius, tại Montréal, Evergrande có được thành công rực rỡ là nhờ họ Hứa nấp dưới cái bóng của một nhân vật đầy thế lực từng làm mưa làm gió trên thị trường chứng khoán Hồng Kông là ông Trịnh Khánh Hồng (Zheng Qinghong). Bản thân ông Trịnh là một người thân cận với cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân. Phe nhóm của ông Tập Cận Bình đang tìm mọi cách "nhổ cỏ tận gốc" ảnh hưởng của họ Giang.

Có điều, một năm trước đại hội Đảng, chính quyền Bắc Kinh không cho phép bất kỳ một "yếu tố" nào làm "nhiễu" sự kiện ông Tập Cận Bình lại được Đảng chị định để tiếp tục một nhiệm kỳ thứ ba – và có thể làm suốt đời, lãnh đạo đất nước. Trong hoàn cảnh đó, theo Alex Payette, rõ ràng, huy động vài trăm tỷ đô la Mỹ để cứu Evergrande không phải làm điều bất khả thi và Bắc Kinh thừa sức để cứu ông khổng lồ trong ngành địa ốc này. Tất cả mấu chốt của vấn đề nằm ở vế chính trị mà tới nay giới quan sát quốc tế chưa biết được là ông Tập đang tính toán những gì.

Thanh Hà (tổng hợp)

Nguồn : RFI, 28/09/2021

Published in Diễn đàn