Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Một nửa sự thực" ở đây là chỉ số GDP và bình quân "GDP/đầu người" luôn tăng, lung linh bảy sắc cầu vồng. Trong khi đó, "một nửa cái bánh mì" là phn thu nhp kh dng ca người dân, đang teo tóp nhanh chóng.

gdp0

"Một nửa cái bánh mì" là phn thu nhp kh dng ca người dân, đang teo tóp nhanh chóng. Hình minh ha người lao động Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng "chỉ có thể mơ ước" ?

Con số về tăng trưởng tng sn phm quc ni (GDP) của Việt Nam, trong năm 2023, đang nhảy múa từ 4,7% - 5,05% trên các tờ báo "lề phải".

So với mục tiêu 6,5%, kết quả đạt được, dù tính theo phương pháp nào, cũng khá khiêm tốn.

Như thường lệ, sẽ có nhiều "lý do khách quan" khiến cho việc không đạt được mức tăng trưởng theo nghị quyết cũng là chuyện bình thường. Giới chức Việt Nam vẫn vui vẻ với lời động viên đầy màu sắc ngoại giao của ngài Andrea Coppola cố vấn của World Bank :

"Vi đc đim ca nn kinh tế Vit Nam, suy thoái kinh tế toàn cu là mt cú sc tiêu cc ln đi vi đt nước nhưng Vit Nam vn duy trì được tc đ tăng trưởng mà nhiu nước trên thế gii ch có th mơ ước" (1).

Đối với nền kinh tế ịnh hướng xã hội chủ nghĩa" như Việt Nam hay Trung Quốc nơi mà vai trò quản lý nhà nước mang tính quyết định và khối doanh nghiệp quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo chỉ số tăng trưởng GDP và bình quân GDP/đầu người còn gánh vác c trách nhiệm chính trị, là sự khẳng định về "vai trò lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt" của đảng, cũng như tính chính danh chế độ.

Mục tiêu "nâng cao đời sống nhân dân, không bỏ lại ai phía sau" được coi là cứu cánh cho mọi cuộc đàn áp về nhân quyền, tự do ngôn luận hay tín ngưỡng. Tuy vậy, những con số này có phản ánh đúng về tình trạng thu nhập và mc sống của người dân hay không ?

GDP Vit Nam năm 2023 được công bố là 430 tỷ USD. Nếu tính theo GDP bình quân đầu người, ước đạt 101,9 triệu đồng hay khoảng 4284 USD/người/năm, tăng hơn 160 USD so với năm 2022.

Con số này rt trái ngược vi thc tế đi sng của đa số người lao động hiện nay. Năm 2023 là năm ghi nhận số doanh nghiệp đóng cửa cao kỷ lục với hơn 14.400 doanh nghip rời khỏi thị trường mi tháng. Mới chỉ bước qua tháng 1/2024, cả nước ghi nhận tới hơn 53.900 doanh nghiệp đóng cửa(2). Thành phố Hồ Chí Minh – đầu tàu kinh tế phía Nam - ghi nhận chỉ số sản xuất công nghiệp sụt giảm tới 21,4% so với tháng trước đó và 15% so với cùng kỳ năm 2023 (3). Đây là chỉ dấu rõ ràng của một cuộc đổ vỡ, cả về kinh tế lẫn niềm tin xã hội.

Nhiều câu hỏi và nghi vấn về tính xác thực của các con số tăng trưởng GDP và GDP/đầu người. Chúng thực sự có ý nghĩa gì ? Khi mà thất nghiệp tăng cao, kinh tế ì ch, những chỉ số này vẫn đẹp lung linh và được giới quan chức thường xuyên viện dẫn như những thành tựu trong nhiệm kỳ của họ.

Hãy dành chút thời gian đọc hết bài viết này để tìm hiểu về "một nửa sự thực" và "một nửa chiếc bánh mì" mà chính phủ không muốn bạn biết.

Những khiếm khuyết của con số thống kê GDP

GDP có nhiu phương pháp tính, trong đó có 3 phương pháp ph biến :

1- Phương pháp sản xuất, xét theo góc độ sản xuất ;

2- Phương pháp sử dụng (tiêu dùng) cuối cùng, xét theo góc độ sử dụng và chi tiêu ;

3- Phương pháp thu nhập, xét theo góc độ thu nhập.

Trước năm 2019, phương pháp tính GDP của Việt Nam là phương pháp thứ 2. Từ năm 2019, chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc đã thay đổi phương pháp tính GDP (5). Theo đó, GDP hiện nay, đđược cộng thêm25,4% so với phương pháp tính cũ.

Tổng cục thống kê (GSO) không cho biết GDP đang được tính theo phương pháp nào trong ba phương pháp tính phổ biến trên.Nếu theo cách tính cũ, GDP 2023 chỉ đạt khoảng 4% thay vì 5,05%.Trừ đi mức lạm phát thực, thì nền kinh tế Việt Nam hin đang tăng trưởng bao nhiêu ?

Vì không chắc chắn về phương pháp tính của GSO, nên người viết vn sử dụng "Phương pháp tiêu dùng cuối cùng" - vốn được GSO sử dụng trong một thời gian dài và được chấp nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia. Theo đó, Tng sn phm quc ni (GDP) là tng s ca Tiêu dùng cui cùng ca h gia đình ; Đu tư trong nước ca tư nhân ; Chi tiêu ca chính ph và Xut siêu.

Phương pháp tính GDP và bản thân chỉ số GDP có rất nhiều lỗ hổng. Nếu ch nhìn vào qui mô GDP không th đánh giá hết ngun lc và thc lc ca nn kinh tế. Theo nguyên tc thường trú trong tính toán, GDP gm c phn thng dư ca các doanh nghip FDI. Trong trường hp Vit Nam, doanh nghip FDI chiếm đến 74% tng giá tr hàng hóa xut khu, trong khi xut khu tương đương 98% GDP. Khon thng dư ca các doanh nghip FDI có th chuyn v nước m hoc gi li doanh nghip. Điu đó, khiến cho con s GDP không th phn ánh chính xác được bc tranh nn kinh tế ph thuc quá nhiu vào khi doanh nghip ngoi FDI.

Trong thng kê và kinh tế hc vĩ mô, GDP không phi là ch tiêu quan trng nht. Ngoài GDP, các ch tiêu như thu nhp quc gia (GNI), thu nhp quc gia kh dng (NDI), thu nhp t s hu, chi tr s hu, chuyn nhượng (cơ bn là kiu hi) và tiết kim là nhng ch s quan trng. Trong đó, đc bit ch s tiết kim quyết đnh ngun lc cơ bn đ tái đu tư. Nn kinh tế Vit Nam gn như không có tiết kim và do đó không có ngun lc đ tái đu tư. Đu tư hin nay ch yếu t ngun đi vay nước ngoài bi Tiêu dùng cui cùng (ca h gia đình và chính ph) luôn ln hơn thu nhp quc gia kh dng (NDI). Điu k l là trong các báo cáo kinh tế vĩ mô ca chính ph Vit Nam trong gn 20 năm nay hu như không bao gi tham kho và xét ti các ch s này dù GSO có tính toán và công b trong niên giám hàng năm.

Gii chc Vit Nam ưa thích s dng GDP, bình quân GDP/đu người và coi đó là phong biu kế vn năng duy nht. Thế nhưng, con s này không th cho biết nền kinh tế có được vận hành tốt, chính phủ có quản lý và chi tiêu hợp lý, phát triển bền vững hay không. Đó là câu chuyện về Brazil, Argentina, Venezuela những quốc gia Nam Mỹ nhờ nguồn tài nguyên giàu có, đã có những thập kỷ tăng trưởng GDP hai con số và rồi chìm nghỉm trong nợ nần, tham nhũng, tệ nạn xã hội tràn lan.

Ch s thu nhập bình quân đầu người

Trong các báo cáo kinh tế xã hội, giới chức Việt Nam luôn lấy con số bình quân "GDP/đầu người" để chứng minh rằng đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập người dân năm sau cao hơn năm trước. Tuy vậy, điều nghịch lý là phần đông người dân Việt Nam không thấy rằng mình đang "giàu có" hơn và không hiểu mức thu nhập hơn 100 triệu đồng cho mỗi thành viên gia đình đến t đâu, mi khi nghe lãnh đo đc báo cáo thành tích.

Chỉ số "GDP/đầu người" khó lòng phản ánh xác thực về mức sống của người dân. Và do đó, các nhà kinh tế và thống kê dùng một chỉ số khác : Chỉ số "thu nhập bình quân đầu người".

Đ tính "thu nhp bình quân đu người", trước tiên phi tính được thu nhp ca h dân cư. Thu nhp ca h bao gm các khon :

- Thu nhp t tin lương, tin công ;

- Thu t nông, lâm nghip, thy sn ;

- Thu t phi nông, lâm nghip, thy sn ;

- Các khon thu khác (biếu, mng, lãi tiết kim).

Nghĩa là, "thu nhp bình quân đu người" là tng tt c các ngun thu nhp t lương, các ngun sinh kế và các khon thu nhp khác được cho, tng, tha kế, đn bù, tin mng, tiết kim chia đu cho tt c các thành viên trong h gia đình, trong thi hn là mt năm, mt tháng. Ví d, năm 2023, Vit Nam nhn ti $16 t "kiu hi". Đây cũng là mt khon cu thành "thu nhp bình quân đu người".

Theo niên giám của GSO, "thu nhp bình quân đu người" c nước năm 2021 là 4,2 triu đng/tháng, qui đi theo t giá (23.000vnđ/1 USD) là $183/tháng, hay $2196/năm(9). GDP Vit Nam năm 2021 là $366,1 t, bình quân "GDP/đu người" vào khong $3.718. Như vậy, "thu nhp bình quân đu người" năm 2021 ch bằng 59,06% "GDP/đu người".

Năm 2022, "thu nhp bình quân đu người" Vit Nam là 4,67 triu đng/tháng, qui đi theo t giá 23.500 VND/1 USD, tương đương 198,7 USD/tháng, hay 2.384,4 USD/năm(10). "GDP/đu người" năm 2022 ca Vit Nam là 4110 USD. Như vy, "thu nhp bình quân đu người" năm 2022 bằng 58,01% "GDP/đu người".

Không biết vì lý do gì, GSO đã không công b "thu nhp bình quân đu người". Thay vào đó là con s "thu nhp bình quânngườilao đng" (12).

Theo GSO, năm 2023, lực lượng lao động của Việt Nam là 52,4 triệu người (tính từ 15 tuổi), tương đương 52,24% tng dân s (dân s Vit Nam là 100,3 triu người trong năm 2023). Vi mc "thu nhập bình quân người lao đng" năm 2023 là7,1 triệu đồng, qui đi theo t giá là 285 USD/người/tháng, hay 9,5 USD/người/ngày. Con s này, thot nhìn có v p" hơn hn con s "thu nhp bình quân đu người" năm 2022 ch có 6,62 USD/người/ngày.

Tuy vy, con s "thu nhp bình quân người lao đng" ch là thu nhp ca 52,4 triu lao đng, không bao gm 2,2 triu người hưu trí và 45,7 triu người ph thuc. Nếu chia bình quân đu người, 98,1 triu người dân Vit Nam (không tính 2,2 triu người hưu trí) ch có mc thu nhp khong 152,23 USD/người/tháng, hay 5,07 USD/người/ngày. Đây là thu nhp t lương và sinh kế, chưa bao gm các ngun thu nhp khác. Do đó, thc tế, nó s thp hơn "thu nhp bình quân đu người" mt chút. Nhưng con s 5,07 USD/người/ngày là mt con s quá thp.

Năm 2018, World Bank đưa ra Chun nghèo xã hi (Societal Poverty Line - SPL), da trên nghiên cu cơ bn ca Dean Jolliffe - Espen Prydz, đ nm bt các khía cnh tương đi ca đói nghèo và đáp ng khuyến ngh ca y ban v Nghèo đói Toàn cu. Có ba mc thu nhp "chun nghèo quc tế" là 1,9 USD/ngày, 3,2 USD/ngày và 5,5 USD/ngày. Báo cáo Nghèo đói và Thnh vượng chung năm 2020 cho biết ước tính mi nht v nghèo đói xã hi toàn cu và khu vc. Theo đó, Chun nghèo xã hi (SPL) trung bình toàn cu, được biu th bng USD tăng t 6,90 USD/người/ngày (năm 2015) lên 7,20 USD/người/ngày (năm 2017) (13).

Nếu so sánh, "thu nhp bình quân đu người" Vit Nam năm 2022 do GSO công b là 198,7 USD/người/tháng, hay 6,62 USD/người/ngày, thm chí thp hơn c Chun nghèo xã hi (SPL) năm 2015 là 6,9 USD/người/ngày, theo WB.

"Thu nhp bình quân đu người" là phn thu nhp kh dng, phn ánh mc sng ca người dân chính xác hơn ch s GDP/đu người. Theo tính toán trên, năm 2021, "thu nhp bình quân đu người" ch bằng 59,06% "GDP/đu người". Con s này năm 2022 là 58,01%. Vic GSO đưa ra con s "thu nhp bình quân người lao đng" năm 2023 thay thế con s "thu nhp bình quân đu người" có th là mt cách thc che du con s thng kê không được ưa thích.

‘Mt na s thc và mt na cái bánh mì’

"Một nửa sự thực" ở đây là chỉ số GDP và bình quân "GDP/đầu người" luôn tăng, lung linh bảy sắc cầu vồng. Trong khi đó, "một nửa cái bánh mì" là phn thu nhp kh dng ca người dân, đang teo tóp nhanh chóng.

Phía sau con s tăng trưởng GDP màu hng là mt bc tranh xám xt. Trong trường hp này, ch s GDP và bình quân "GDP/đu người" được dùng đ phô trường thành tích, trong khi các ch s kinh tế phn ánh chính xác hơn mc sng ca người dân, như "bình quân thu nhp đu người" hay thu nhp quc gia (GNI), thu nhp quc gia kh dng (NDI), tiết kim đu "vng mt" trong báo cáo ca chính ph.

Tùng Phong

Nguồn : VOA, 10/02/2024

Published in Diễn đàn
vendredi, 27 septembre 2019 21:03

GDP Việt Nam tăng… 25,4% ?

Sau tính lại, GDP Việt Nam tăng 25,4% là nhằm… 'tranh' chiếc ghế tổng bí thư ?

Ở kỳ họp Quốc hội vào tháng 10 tới đây, xem ra Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đĩnh đạc phát biểu những lời có cánh về nền kinh tế ở nhiệm kỳ điều hành của ông ta...

gdp1

GDP Việt Nam tăng 25,4% là nhằm… 'tranh' chiếc ghế tổng bí thư - Nguyễn Xuân Phúc và Trần Quốc Vượng - Ảnh minh họa

Tháng 8/2019, khá bất ngờ khi ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Thống kê công bố GDP bình quân đầu người của Việt Nam sau khi tính toán lại đạt khoảng 3.000 USD ở năm 2018, thay vì mức 2.590 USD theo số liệu báo cáo trước đó.

Nhắc lại sự kiện trên, ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam nêu tại buổi công bố báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á 2019 vào sáng 25/9, rằng GDP Việt Nam giai đoạn 2011-2017 tăng đến 25,4% như thông báo của ông Nguyễn Bích Lâm sau tính toán lại ‘là khá lớn’.

Tuy nhiên việc này không thay đổi nợ công danh nghĩa, nguồn thu của chính phủ và nhiều chỉ số khác ; chủ yếu nó mang đến cảm giác là ở Việt Nam, ‘mọi chuyện có vẻ ổn và tốt hẳn lên’ ; trong đó dường như có phần công lao của chính phủ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cô giáo dạy môn địa lý, bà Nguyễn Thu Dung nói rằng với công bố của ông Lâm, xem ra giáo án về địa kinh tế khi giảng cho học trò cũng phải điều chỉnh lại. Tuy nhiên phải điều chỉnh với những căn cứ ra sao, thì điều đó chưa thấy cơ quan hữu trách nào đưa ra hướng xử trí mới về cách thống kê này.

Theo phân tích của cô giáo Nguyễn Thu Dung, GDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người có một yếu tố trùng nhau, là thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người không bao gồm thuế sản xuất, tức thu của nhà nước, và khấu hao tài sản cố định, thặng dư sản xuất, tức thu của doanh nghiệp, nhưng thu nhập bình quân đầu người lại bao gồm cả phần thu nhập từ sở hữu và chuyển nhượng.

Tài liệu phục vụ việc biên soạn giáo án của cô Thu Dung cho thấy, ở bản báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói rằng, nhờ kinh tế xã hội phát triển ổn định, quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2018 ước đạt trên 5,5 triệu tỷ đồng, khoảng 240,5 tỷ USD, gấp trên 1,3 lần năm 2015.

GDP bình quân đầu người ước đạt 2.540 USD, tăng 440 USD so với năm 2015. Nếu tính theo ngang giá sức mua [*] thì thu nhập đầu người năm 2018 ước đạt 7.640 USD, với mức tăng bình quân 6% hàng năm, đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 8.580 USD.

Như vậy, khi điều chỉnh GDP bình quân đầu người lên mức 3.000 USD năm 2018, thì cần điều chỉnh tương ứng về chuyện ngang giá sức mua cho thu nhập bình quân đầu người cũng ở năm này, cũng như cả giai đoạn tương ứng trước đó 2011-2017. Lưu ý là tất cả số liệu còn cần phù hợp với luồng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đổ vào Việt Nam.

Thế nhưng trên thực tế thì thu nhập của người lao động là không tăng, kể cả khi lương buộc phải tăng theo những quyết định mang tính mệnh lệnh hành chính hàng năm, song so giá cả hàng hóa chung cho tiêu dùng thì thu nhập lại giảm vì làm ăn ngày một khó khăn.

Điều đó cho thấy nếu con số thống kê là tin cậy, đồng nghĩa khoản cách giàu nghèo theo cách tính ‘thu nhập đầu người’ ở Việt Nam đang quá lớn. Đây sẽ là một cảnh báo cho manh nha đấu tranh giai cấp, khi mà ở Điều 4, Hiến pháp ghi đảng cộng sản là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân. "Tiên phong" thì phải đem lại sự sung túc cho người lao động chứ không phải là thực tế khốn khó của người lao động lâu nay.

Cô giáo Nguyễn Thu Dung bình luận rằng bà có cảm giác chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đang cố gắng thông qua những con số mang dáng dấp của toán học thống kê, nhằm khoe mẻ về khả năng điều hành đất nước của mình. Điều này kỳ vọng sẽ mang đến cho ông Phúc thêm nhiều lá phiếu tín nhiệm rất có lợi ở giai đoạn đang cơ cấu nhân sự nhiệm kỳ mới của đảng cầm quyền – thậm chí cả dự tranh chiếc ghế quyền lực nhất : Tổng bí thư.

"Về nguyên tắc, GDP bình quân người có thể tính theo giá thực tế bằng nội tệ hoặc ngoại tệ, cũng có thể tính theo giá so sánh khi tính tốc độ tăng. Việc thổi phồng giá trị GDP danh nghĩa, trong khi lại loay hoay bài toán tỷ giá là những lựa chọn kiểu tự ru ngủ. Một cách nữa là nếu đã đặt chỉ tiêu tăng trưởng GDP, thì nên bỏ chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, khi ấy sẽ không còn lăn tăn chuyện đấu tranh giai cấp nữa trong đảng cầm quyền. Tuy nhiên nên nhớ là bản chất nền kinh tế đã diễn ra như thế nào, thì sẽ vẫn như vậy !", bà giáo Nguyễn Thu Dung nhận xét.

Trước mắt ở kỳ họp Quốc hội vào tháng 10 tới đây, xem ra Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đĩnh đạc phát biểu những lời có cánh về nền kinh tế ở nhiệm kỳ điều hành của ông. Theo đó, nợ công hiện ở ngưỡng 58,4% GDP sẽ về dưới 50% khi quy mô nền kinh tế được đánh giá lại. Tương tự, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP sẽ giảm dưới 40%, đầu tư công trên GDP cũng giảm xuống 23-24% so với mức 30% hiện tại. Một bức tranh đẹp của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 27/09/2019

Chú thích :

[*] Lý thuyết ngang bằng sức mua (purchasing power parity theory) là lý thuyết về tỷ giá hối đoái cho rằng trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái sẽ điều chỉnh để loại trừ những khác biệt về tỷ lệ lạm phát giữa các nước có quan hệ thương mại với nhau nhằm duy trì sự cân bằng cán cân thanh toán.

********************

GDP Việt Nam bất ngờ tăng thêm 25,4%/năm khi tính lại

Bạch Huệ, VnEconomy, 28/08/2019

Quy mô GDP đánh giá lại bình quân giai đoạn 2010-2017 tăng thêm 25,4%/năm so với số liệu đã công bố...

gdp2

GDP Việt Nam tăng mạnh sau khi tính lại - Ảnh minh họa

Tài liệu họp Giao ban báo chí ngày 27/8 của Tổng cục Thống kê có nhiều nội dung đáng chú ý về quy trình đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2007 - 2017.

Tăng 25,4%/năm so với số đã công bố

Cụ thể, hiện nay, Tổng cục Thống kê đang tiến hành đánh giá lại quy mô GDP, đây là nhiệm vụ thường xuyên và định kỳ của bất kỳ một cơ quan thống kê quốc gia nào trên thế giới. Tổng cục Thống kê đánh giá lại quy mô GDP theo phương pháp sản xuất, vì vậy không phải là cách tính mới.

Việc rà soát, đánh giá lại quy mô GDP dựa trên phương pháp luận do cơ quan thống kê Liên hợp quốc khuyến nghị, xuất phát từ có nguồn thông tin phản ánh đầy đủ kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, hoàn toàn không có sự thay đổi về phương pháp tính. Tổng cục Thống kê khẳng định cách tính GDP của Việt Nam hiện nay theo đúng thông lệ quốc tế.

"Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, việc đánh giá lại quy mô GDP vào thời điểm này sẽ giúp đưa ra những định hướng đúng cho phát triển đất nước trong 10 năm tới và cụ thể hóa cho giai đoạn 5 năm 2021-2025", báo cáo nêu.

Theo kết quả rà soát của Tổng cục Thống kê, quy mô GDP đánh giá lại bình quân giai đoạn 2010-2017 tăng thêm 25,4%/năm so với số liệu đã công bố.

Quy mô GDP thay đổi dẫn đến các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có liên quan tới chỉ tiêu GDP cũng thay đổi. Sự thay đổi của các chỉ tiêu có liên quan bao gồm : Tích lũy tài sản ; Tiêu dùng cuối cùng; Tổng thu nhập quốc gia (GNI) ; Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người ; Tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước ; Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) ; Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với GDP ; Tỷ lệ thuế trừ trợ cấp sản phẩm so với GDP ; Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với GDP ; Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP ; Tỷ lệ dư nợ công so với GDP ; Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).

Kết quả đánh giá lại quy mô GDP được Tổng cục Thống kê cho là tạo ra mức tăng đáng kể trong tổng giá trị GDP và GDP bình quân đầu người, từ đó tác động đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong các giai đoạn tiếp theo. Sự gia tăng GDP bình quân đầu người có thể dẫn đến sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng hộ gia đình do ước tính mức sống cao hơn hoặc đạt nhanh hơn đến mức quốc gia có thu nhập trung bình cao.

Việc đánh giá lại quy mô GDP sẽ không tác động đến mục tiêu tăng trưởng GDP trong kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm có sự thay đổi rất nhỏ.

Đánh giá lại quy mô GDP làm thay đổi cơ cấu GDP, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. 

Ngoài ra, các chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng được cải thiện, tuy nhiên mức thay đổi không lớn. Phản ánh số liệu thấp hơn đối với nhiều chỉ tiêu tài chính/tài khóa : tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với GDP ; tỷ lệ thuế so với GDP ; tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với GDP ; tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP ; tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài so với GDP. 

Sự thay đổi có thể cho thấy khả năng mở rộng dư địa cho thu ngân sách và thuế, cũng như chi tiêu và vay của Chính phủ. Tuy nhiên, khả năng tác động là thấp vì trong thực tế thu ngân sách và thuế dựa trên thu thuế/phí, các tỷ lệ thu liên quan và được quy định bởi các văn bản pháp luật.

Quy mô GDP và GDP bình quân đầu người tăng lên có thể làm tăng đóng góp của Việt Nam cho các tổ chức quốc tế mà hiện nay Việt Nam đang là thành viên.

"Nhiều quốc gia cũng đánh giá lại GDP"

Báo cáo cũng cho biết, hầu hết các quốc gia có năng lực thống kê tốt đều tiến hành rà soát, đánh giá lại quy mô GDP thường xuyên và định kỳ. Mức độ và chu kỳ đánh giá lại phụ thuộc vào biến động về nguồn thông tin, phạm vi và mục đích đánh giá lại. Từ năm 2010 đến nay, nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Đức, Nga, Italia, Croatia, Inđônêxia, Zambia,… đã tiến hành đánh giá lại và công bố lại quy mô GDP và các chỉ tiêu vĩ mô có liên quan.

Cuối tháng 7 năm 2013, Mỹ công bố kết quả đánh giá lại GDP theo cách tiếp cận mới trên cơ sở cập nhật khung lý thuyết của hệ thống tài khoản quốc gia 2008 (SNA 2008). Theo đó, quy mô GDP của Mỹ năm 2012 tăng thêm 560 tỷ USD, tăng 3,6% so với số liệu đã công bố. Đây là kết quả của sự thay đổi phạm vi tính GDP nhằm phù hợp với phương pháp luận của SNA2008; trong đó có sự thay đổi về cách xử lý tài sản sở hữu trí tuệ. 

Hoạt động nghiên cứu và phát triển được nhìn nhận là một ngành kinh tế độc lập và tính vào tích lũy tài sản cố định thay vì được coi là sản phẩm phụ và tính vào chi phí đầu vào của quá trình sản xuất như trước đây. Theo lý thuyết tài khoản quốc gia, đánh giá lại này thuộc vòng 3.

Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành đánh giá lại quy mô GDP dựa vào thông tin từ các cuộc Tổng điều tra năm 2004, 2008 và 2013. Kết quả sau khi đánh giá lại năm 2013 cho thấy  quy mô GDP năm 2013 của Trung Quốc được bổ sung thêm khoảng 305 tỷ USD, tương đương tăng 3,4%. Kết quả điều chỉnh này đã bổ sung thêm 141 tỷ USD, tương ứng tăng khoảng 1,3% vào quy mô GDP năm 2015, đạt mức gần 11 nghìn tỷ USD. 

Sự thay đổi trong cách hạch toán mới đã giúp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới linh hoạt hơn trong việc thực hiện các chương trình cải cách kinh tế trong tương lai và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. 

Năm 2017, Trung Quốc tiến hành cuộc Tổng điều tra kinh tế lần thứ tư; trong đó thực hiện điều chỉnh cách tính dân số, lao động và tiếp tục cập nhật những thay đổi theo SNA 2008 về xử lý tài sản sở hữu trí tuệ,… Theo đó, quy mô GDP và các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có liên quan của Trung Quốc sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh.

Bạch Huệ

Nguồn : VnEconomy, 28/08/2019

Published in Diễn đàn

Vì sao Tổng cục Thống kê của Thủ tướng Phúc muốn ‘đưa kinh tế ngầm vào GDP’, vàđưa cả ‘trà đá, xe ôm, hàng rong’ vào kinh tế ngầm ?

kinhtengam1

Có tính toán đưa kinh tế ngầm vào GDP ?

Khác hẳn với lời ta thán về nguy cơ "nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần" vào cuối năm 2016 và "sụp đổ tài khóa quốc gia" vào đầu năm 2017, đến đầu năm 2018, ông Nguyễn Xuân Phúc bất thần có đến hai lần yêu cầu Tổng cục Thống kê "tính lại GDP", với lý do "hàng vạn cái nhà lầu, hàng trăm chiếc ô tô đăng ký mỗi tháng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội mà chả tính được cái gì, bỏ rơi hết. Nếu cộng thêm được 30% nữa thì không phải 5 triệu tỉ đồng ; mẫu số lớn lên, quy mô nợ công sẽ giảm xuống, có tiền cho đầu tư phát triển", và giải thích thêm về tăng trưởng : "GDP đạt trên 5,1 triệu tỉ đồng. Con số này rất quan trọng, từ tổng GDP này làm cho nợ công thời điểm này còn 61,3% GDP, như vậy, so với đầu năm 2016 là chúng ta kịch trần 64,5-64,6% GDP".

Hai lần yêu cầu trên xảy đến tại hội nghị tổng kết của Bộ Tài chính và tại hội nghị tổng kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho dù bị nhiều dư luận phản ứng và nghi ngờ về "GDP tăng trưởng có cánh" tại kỳ họp quốc hội cuối năm 2017 mà ông Phúc đã phải trần tình là ông "không can thiệp vào việc tính GDP".

Ngay sau hội nghị trên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm thông báo rằng cơ quan này sẽ điều chỉnh quy mô GDP trên cơ sở kết quả của Tổng điều tra nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016, Tổng điều tra kinh tế năm 2017, và cơ quan thống kê sẽ trình Thủ tướng phê duyệt để thực hiện đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát, nhằm thu thập đầy đủ thông tin của các hoạt động kinh tế thực tế đang diễn ra và ảnh hưởng đến quy mô nền kinh tế nhưng chưa được đo lường và tính toán đầy đủ trong GDP.

Đến đầu năm 2019, sau khi Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa quan sát (kinh tế ngầm) được Nguyễn Xuân Phúc ký phê duyệt, Tổng cục Thống kê đã ồn ào tổ chức vài cuộc hội thảo và thông tin cho báo chí về bản nhạc ‘phải đưa kinh tế ngầm vào GDP’ và ‘Nợ công Việt Nam 61,4% GDP, so với các nước khác không là gì !’ - như một cách trả lời rất ‘cố đấm ăn xôi’ trước báo giới của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm​​​​​.

Theo nội dung đề án này, 5 nhóm hoạt động khu vực kinh tế chưa quan sát, gồm : kinh tế ngầm ; kinh tế bất hợp pháp ; kinh tế phi chính thức ; kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình và hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong chương trình thu thập dữ liệu thống kê.

Báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã tính toán quy mô nền kinh tế chưa được quan sát tại 158 quốc gia trên thế giới giai đoạn 1991 - 2015. Theo đó, tính trung bình, con số này trên toàn cầu tương đương 31,9% GDP. Cao nhất là Zimbabwe với 60,6%. Thấp nhất là Thụy Sĩ với 7,2%.

Nhưng Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Quốc gia Hà Nội) lo ngại rằng đề án trên về sâu xa là có thể ‘giúp’ Chính phủ có quyền tăng nợ công vì nợ công được Quốc hội đưa ra dựa trên GDP. Vì vậy nếu mẫu số to lên, tử số cũng được nhích theo. Bên cạnh đó, việc GDP tăng khi được cộng cả khu vực này vào có thể khiến thay đổi một loạt chỉ tiêu vĩ mô như tăng thuế, tăng thu, tăng nợ của cả nền kinh tế nói chung (trong khi khu vực kinh tế ngầm, dù có tính toán được cũng khó lòng thu được thuế). Dường như cả nền kinh tế "thực" sẽ phải gánh nhiều tác động hơn, còn kinh tế ngầm ngoài việc được đưa ra ánh sáng thì cũng không có gì thay đổi.

Chuyên gia thống kê Bùi Trinh cho rằng, việc khảo sát, lượng hóa nền kinh tế chưa quan sát là cần thiết nhưng để tính thêm vào GDP thì cần cân nhắc thêm. Tính thêm khu vực này vào GDP chỉ có lợi ích duy nhất là làm đẹp thành tích tăng trưởng nhưng lại lợi bất cập hại ở chỗ kéo tỉ lệ bội chi và nợ công nhỏ lại. "Nợ công và bội chi phải nhìn nhận ở con số tuyệt đối, nếu hạ "ảo" để đạt thành tích sẽ khiến các nhà làm chính sách và cả người dân quên đi hiểm họa" - ông Bùi Trinh nói.

"Khu vực kinh tế ngầm, kinh tế phi pháp không thể tính toán thống kê, vì không một cơ quan, tổ chức nào thừa nhận sự tồn tại của nó. Chưa kể, kinh tế ngầm nhiều khi còn liên quan tới các câu chuyện "bảo kê", "nhạy cảm" khác và không dễ xử lý. Mặt khác, các hoạt động phi pháp như mại dâm, cờ bạc, cá cược... cũng không thuộc phạm trù sản xuất nên Tổng cục Thống kê cũng không có căn cứ để làm. Do đó, việc lượng hóa khu vực này không hề dễ dàng" - ông Trinh phân tích thêm.

Nếu kịch bản "tính lại GDP" thành công theo "yêu cầu đặc biệt" của Thủ tướng Phúc, các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước cùng Chính phủ sẽ còn ‘dư địa vay nợ’ và tha hồ vay được ít ra 15% GDP nữa, tương đương khoảng 30 tỷ USD, chẳng hạn "phục vụ dự án trọng điểm sân bay Long Thành và đường bộ cao tốc Bắc Nam". Hai dự án này lần lượt chiếm vốn đầu tư là 18 tỷ USD và hơn 10 tỷ USD, cộng lại xấp xỉ với "quota" 30 tỷ USD mà Chính phủ có thể vay trực tiếp hoặc bảo lãnh vay nếu thành công trong việc "tính lại GDP". Cơ hội để các nhóm lợi ích "ăn tàn phá hại" vốn ODA và những nguồn vốn vay khác sẽ lại mở ra không khác gì thời Nguyễn Tấn Dũng. Gần 100 triệu dân Việt sẽ càng có cơ hội đội thêm gánh nặng nợ nần ngập đầu cho hiện tại và cho rất nhiều đời con cháu mai sau.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 27/02/2019

Published in Diễn đàn