Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hoa Kỳ bàn giao Trung tâm Huấn luyện cho Cảnh Sát Biển Việt Nam

RFA, 19/04/2021

Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng tư bàn giao một trung tâm huấn luyện, một xưởng duy tu- bảo trì và một cơ sở hạ tầng cảng cho Cảnh Sát Biển Việt Nam. Mạng VnExpress phiên bản tiếng Anh loan tin vừa nêu vào ngày 18 tháng tư.

canhsatbien1

Tổng Lãnh sự Marie Damour và Tư lệnh Cảnh Sát Biển Việt Nam Nguyễn Văn Sơn ký biên bản bàn giao ngày 9/4/2021 - FB Đại sứ quán Mỹ

Theo VnExpress, đây là một mốc quan trọng nữa trong mối quan hệ ngày càng thắt chặt hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Cả ba hạng mục vừa nêu nằm trong một dự án lớn do phía Mỹ tài trợ.

Buổi lể bàn giao được tiến hành tại tỉnh Khánh Hòa với sự hiện diện của bà Marie C. Damour, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh, đại diện cho Chính phủ Mỹ ; Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Tư lệnh Cảnh Sát Biển Việt Nam.

Người đại diện cho phía Việt Nam tại buổi lễ cho rằng những cơ sở mới được bàn giao giúp Cảnh Sát Biển Việt Nam tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển.

Vào năm 2017, Cơ quan Tuần Duyên Hoa Kỳ bàn giao cho Cảnh sát Biển Việt Nam tàu tuần tra USCGC Morgenthau lớp Hamilton và được đổi thành tàu CSB 8020.

Đến năm 2019, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam bàn giao sáu xuồng Metal Shark cho Cảnh Sát Biển Việt Nam tại Vùng III, tỉnh Khánh Hòa. Sáu xuồng này nằm trong số 24 xuồng tuần tra tốc độc cao mà Mỹ cung cấp cho Việt Nam. Những chiếc Metal Shark cuối cùng được giao cho phía Việt Nam vào tháng 5 năm 2020.

Hiện phía Hoa Kỳ cũng đang cho sơn và tháo gỡ một số vũ khí trên tàu USCGS John Midgett. Đây là một tàu tuần tra lớp Hamilton khác đã loại biên của Mỹ, để sớm bàn giao cho Cảnh sát Biển Việt Nam.

**********************

Mỹ hỗ trợ Việt Nam phần mềm SeaVision để bảo vệ chủ quyền quốc gia

VOA, 16/04/2021

Hoa Kỳ vừa hoàn tất khóa huấn luyện cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để sử dụng công cụ SeaVision giúp nhận biết tình hình trên biển và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Khóa tập huấn diễn ra từ ngày 12-16/4 tại thành phố Quy Nhơn.

canhsatbien2

Hoa Kỳ tổ chức khóa tập huấn sử dụng phần mềm Seavision tại Quy nhơn, ngày 12-16/4/2021. Photo US Embassy Hanoi.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thông báo : "Trong tuần này tại thành phố Quy Nhơn, Văn phòng Hợp tác quốc phòng và Cục Phòng chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế Đại sứ quán Hoa Kỳ đã tài trợ khóa tập huấn trực tuyến về sử dụng SeaVision cho các cơ quan hàng hải khác nhau gồm Cục Hàng hải Việt Nam (VINAMARINE), Cảng vụ các tỉnh, thành phố, các Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển, Tổng cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư".

"SeaVision là một công cụ dựa trên trang web về nhận biết tình hình trên biển nhằm giúp các cơ quan hàng hải tạo thuận lợi cho thương mại, đấu tranh chống buôn lậu, chống đánh bắt cá trái phép, thực hiện các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, gìn giữ môi trường và bảo vệ chủ quyền quốc gia", Đại sứ quán cho biết.

canhsatbien3

Khóa tập huấn SeaVision. Photo US Embassy Hanoi

SeaVision do Bộ Giao thông Hoa Kỳ phát triển và hiện đang được sử dụng bởi nhiều quốc gia, trong đó có các nước thành viên ASEAN như Philippines, Malaysia và Indonesia.

"Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết của mình đối với an ninh và an toàn hàng hải của Việt Nam qua việc cung cấp đào tạo, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng", Đại sứ quán cho biết thêm.

Vào tháng 11/2019, một khóa tập huấn tương tự tại Hà Nội đã được các giảng viên của Trung tâm Tác chiến thông tin Hải quân Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương (U.S. Naval Information Warfare Center Pacific - NIWC) thực hiện cho 16 học viên đến từ các cơ quan hàng hải khác nhau của Việt Nam, trong nỗ lực "thể hiện cam kết của Hoa Kỳ hỗ trợ một nước Việt Nam độc lập, vững mạnh và thịnh vượng".

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Hậu bầu cử Mỹ 2020 : Cựu đại sứ từ Hà Nội giải thích tranh chấp và dự đoán cho Việt Nam

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ với những tranh chấp, thách thức đang diễn ra đang có những tác động trực tiếp tới khả năng giải quyết các vấn đề nội trị và bang giao của nước Mỹ hiện tại và tới đây, trong đó có quan hệ Mỹ - Việt, theo góc nhìn của một nhà nghiên cứu, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam từ Hà Nội.

hau1

Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Mỹ đến dự lễ đặt vòng hoa tại Mộ Chiến sĩ Vô danh nhân Ngày Cựu chiến binh tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở Arlington, Virginia, hôm 11/11/2020

Trao đổi với BBC News tiếng Việt hôm 12/11 từ Viện Nghiên cứu các vấn đề Phát triển (VIDS), Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, trước hết bình luận về những thách thức đón chờ người sẽ là ông chủ Nhà trắng vào ngày tuyên thệ 20/01/2021 tới đây, bất luận người đó là ai, nếu nhìn từ thời điểm hiện nay.

"Về đối nội thì ông nào lên cũng phải lo chuyện đối phó với Covid, nạn thất nghiệp và những vấn đề nổi cộm về kinh tế. Nhưng có lẽ yêu cầu khẩn cấp là hàn gắn tình trạng chia rẽ trong lòng xã hội Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà quyền Bộ trưởng Quốc phòng Miller vừa được bổ nhiệm là Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố quốc gia Mỹ.

"Về đối ngoại, nếu Trump tái đắc cử, những động hướng lớn hiện nay, đặc biệt là chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ được tiếp tục. Nếu ông Joe Biden giành chiến thắng, chính sách đối ngoại nói chung, nhất là quan hệ Mỹ - Trung và quan hệ với các đồng minh truyền thống nói riêng, chắc chắn có sự điều chỉnh.

"Có thể sẽ có một số thay đổi đối với một vài định chế quốc tế mà Trump trước nay bỏ qua. Riêng với đại khu vực Đông Á, ông Biden sẽ có cả núi việc, từ "Blue Dot Network" (Sáng kiến hạ tầng do Mỹ, Nhật Bản và Úc đồng khởi xướng) muộn màng và chưa triển khai được mấy để đối phó với BRI (Con đường tơ lụa mới) của Trung Quốc, trị giá hàng ngàn tỷ USD".

Thượng tôn pháp luật và điểm dừng ?

Trước câu hỏi cuộc tranh cãi về kết quả bầu cử và thách thức pháp lý hậu bầu cử Tổng thống Mỹ đang diễn ra thể hiện điều gì, có khả năng dẫn tới đâu và hệ lụy chính có thể là gì đối với quá trình chuyển giao quyền lực, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng đáp :

"Nếu tuyên bố mới đây của ngoại trưởng Mike Pompeo "sẽ có sự chuyển tiếp êm đẹp sang chính phủ Trump lần thứ hai" thành hiện thực, thì câu chuyện thách thức pháp lý hậu bầu cử có thể nói lên nhiều điều.

"Thứ nhất, đây là câu chuyện trường tồn về giá trị Mỹ. Nếu Biden thắng thì đấy là do dân Mỹ đã không chấp nhận một Trump độc tài, truyền thống Mỹ là chống độc tài, bất kể thành tựu 4 năm qua của ông ấy như thế nào. Cuộc khảo sát mới đây của Reuters, cho thấy gần 80% người Mỹ tin rằng Biden đã đắc cử.

"Thứ hai, nếu các vụ kiện đảo chiều các kết quả kiểm phiếu và ông Donald Trump vẫn ngồi lại, thì đấy lại là câu chuyện thượng tôn pháp luật. Khi đã có tranh chấp pháp lý thì các bằng chứng thuyết phục và quyết định cuối cùng của Tòa án là chuẩn mực buộc các bên phải tuân thủ. Thứ ba, dù thách thức pháp lý hậu bầu cử căng thẳng đến mấy, các bên vẫn tìm được điểm dừng, vì lợi ích nước Mỹ, sự đoàn kết quốc gia là trên hết. Chủ quyền nhân dân trong Hiến pháp sẽ được tôn trọng. Cử tri Mỹ cuối cùng sẽ là người chiến thắng, dù Dân chủ hay Cộng hòa ngồi vào ghế Tổng thống".

Bất biến, khả biến trong quan hệ Mỹ - Việt ?

Liên quan bang giao Mỹ - Việt, trước câu hỏi chính sách của Mỹ tới đây sẽ thế nào, có gì mới, khác biệt hay không, cựu Đại sứ Đinh Hoàng Thắng trả lời:

"Quan hệ Việt - Mỹ, theo tôi, đã được đặt trên một "đường ray" khá vững chãi. Nó thể hiện qua nhiều tuyên bố cấp nguyên thủ giữa hai nước trong vòng mươi năm trở lại đây, dựa trên lợi ích chiến lược lâu dài của mỗi bên. Đây là nhân tố bất biến, không dễ gì đảo lộn một sớm một chiều. Sát nút ngày bầu cử, Ngoại trưởng Mỹ vẫn sang gặp lãnh đạo Việt Nam là biểu hiện rõ nhất. Liệu các sắc thái chính sách của tân Tổng thống có gì khác biệt và đáng nói? Nếu ông Donald Trump tại vị thì miễn bàn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người đứng đầu chính phủ đầu tiên trong ASEAN đã gặp ông Trump hồi ông đắc cử năm 2016.

"Còn ông Biden, liệu ông ấy có thúc đẩy nhanh hơn tiến trình "tan sương đầu ngõ" để "vén mây giữa trời" như khi ông ấy chuyển thông điệp cho TBT Nguyễn Phú Trọng? Đấy là nhân tố khả biến. Chúng ta còn phải chờ. Vấn đề chính yếu là nội lực và bản lĩnh của Việt Nam. Nếu Việt Nam gắn kết với khu vực và chủ động thích ứng được trong bối cảnh mới thì quan hệ sẽ vững chãi.

"Đầu tuần này, khi căn dặn các đại sứ trước khi lên đường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc nhở: Việt Nam không chọn bên. Nhưng nội hàm "bên" đang chuyển hóa mạnh. "Bên" giờ đây không chỉ là "quốc gia", mà bên còn là "xu thế". Nghĩa là chọn giữa một xu thế của Trật tự dựa trên luật lệ, các giá trị phổ quát, còn "bên kia" là Trật tự bá quyền và triều cống, thì tất yếu Việt Nam phải chọn "bên" nhân loại văn minh đang hướng tới.

Liệu Mỹ sẽ chế tài Việt Nam vì "thao túng tiền tệ" ?

Mới đây, một diễn biến được Việt Nam và giới quan sát quan tâm là Việt Nam đã bị chính quyền Mỹ cáo buộc "thao túng tỷ giá" đồng tiền Việt Nam gây bất lợi cho thương mại và kinh tế Mỹ.

hau2

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Joe Biden và phu nhân Jill Biden đặt vòng hoa tưởng niệm trong ngày Cựu chiến binh dừng chân tại Công viên Tưởng niệm Chiến tranh Triều Tiên ở Philadelphia, Pennsylvania hôm 11/11/2020

Khi được hỏi liệu chính quyền Mỹ trong nhiệm kỳ của ông chủ Nhà Trắng tới đây từ sau ngày nhậm chức 20/01/2021) có chế tài Việt Nam hay có bất kỳ hành động trừng phạt nào khác không, ông Đinh Hoàng Thắng đáp :

"Câu trả lời có hai vế. Vế thứ nhất, trên thực tế Việt Nam có thao túng đồng tiền hay không? Ông Thống đốc Ngân hàng Việt Nam vào thời điểm Việt Nam bị cáo buộc như thế mới đây và từ trước từng tuyên bố: "Ngân hàng Nhà nước chưa và sẽ không bao giờ sử dụng công cụ chính sách tiền tệ như tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng trong giao dịch thương mại và quốc tế".

"Tuy nhiên, từ cuối năm ngoái, chính phủ Mỹ đã đưa Việt Nam vào danh sách "coi chừng" (watch list) về thao túng tiền tệ. Và từ đầu tháng 10 năm nay 2020, Mỹ đã mở cuộc điều tra về cung cách thương mại của Việt Nam. Liệu bước này đi có thể dẫn tới việc tăng thuế suất nhập cảng lên hàng hóa Việt Nam hay không, cho đến nay hai bên vẫn đang tiếp tục giao thiệp để làm rõ lộ trình.

"Còn vế thứ hai, liệu chính quyền Mỹ trong nhiệm kỳ của ông chủ Nhà Trắng tới đây, có chế tài hay trừng phạt Việt Nam ? Trong trường hợp ông Donald Trump vẫn tại vị, xác suất chế tài có vẻ cao hơn. Thao túng tỷ giá từ các nền kinh tế "phi thị trường" là câu chuyện lớn đối với Mỹ và nhiều khả năng ông Trump sẽ chống lại cung cách thương mại không công bằng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và nông dân Mỹ.

"Trong trường hợp ông Biden sẽ vào Nhà Trắng sau 20/1 sang năm và đến lúc đó, kết quả điều tra Việt Nam vi phạm hay không trở nên rõ ràng, thì câu chuyện trừng phạt có thể vẫn chưa diễn ra ngay. Nó còn phải tuỳ thuộc vào hai xét đoán. Thứ nhất, quy mô thiệt hại của Mỹ đến đâu trên thực tế ? Hàng hóa Việt Nam chỉ chiếm 3% tổng giá trị hàng nhập cảng của Mỹ (năm ngoái). Phần lớn đó là sản phẩm của các công ty Mỹ. Hàng "gốc" Việt Nam chỉ có các loại nông sản, thực phẩm có giá trị thấp.

"Vì thế, dù có chênh lệch cán cân thương mại nhưng Việt Nam không gây thiệt hại nhiều. Trừng phạt Việt Nam vì chênh lệch thương mại, theo một nghĩa nào đó, là cách Mỹ ứng phó với tình huống do chính họ tạo ra. Đây là ý kiến của một số chuyên gia. Thứ hai, Tổng thống mới sẽ nhấn mạnh ưu tiên nào trong quan hệ đối với Việt Nam? Thuần tuý lợi ích kinh tế hay ưu tiên lớn hơn cho ý đồ chiến lược? Trong khi Bộ Thương mại và Tài chánh Mỹ dựa vào luật thao túng tiền tệ tính chuyện trừng phạt, thì Quốc phòng và Ngoại giao có thể có tính toán khác. Bộ Ngoại giao Mỹ thường ưu tiên vai trò "đối tác mới nổi" của Việt Nam trong cục diện địa-chính trị ở khu vực. Thật khó đoán định tân Tổng thống sẽ nghe theo "tai" nào ?

Bốn điều nào Việt Nam có thể học hỏi ?

Trước câu hỏi qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này, Việt Nam liệu có thể học hỏi hay tham khảo điều gì và nếu có thì có thể tránh hay nên tránh đi gì, Tiến sỹ, cựu Đại sứ Đinh Hoàng Thắng nêu quan điểm:

"Tôi ngạc nhiên vì nhiều cụ già, trước nay không mấy để ý đến chính trị, nhưng vừa qua cập nhật và hỏi han liên tục. Kể cả các bà sống trên các rẻo cao mà chúng tôi có dịp đi picnic qua cũng chú ý theo dõi thời sự và có vẻ ủng hộ Trump (Các cụ ngây thơ tin ông Trump sẽ giúp Việt Nam trong ứng xử với Trung Quốc).

"Kinh nghiệm ở đây là phải có một hệ thống bầu cử thế nào mà người dân thấy được ý nghĩa của lá phiếu. Nói cách khác lá phiếu và hệ thống bầu cử phải phản ánh được quyền lực tối hậu của người dân.

"Các nhà quản trị theo tôi có thể tham khảo một số điều: thứ nhất là tính hợp pháp của nhà lãnh đạo tối cao, cùng với tất cả các quan chức được bầu, phụ thuộc ở niềm tin của công chúng vào tính liêm chính của cuộc bầu cử. Thứ hai là cử tri quan tâm chủ yếu là chính quyền nào đứng sau những người họ bầu và chính sách của chính quyền tới là gì ? Có đáp ứng nguyện vọng của họ hay không? Đấy là mới bản chất của vấn đề.

"Thứ ba là dù ông Trump hay ông Biden lên làm Tổng thống, giai đoạn tới đây là thời điểm phân cực tả hữu mạnh nhất trong lịch sử nước Mỹ và thế giới. Nếu nước Mỹ rơi vào hỗn loạn, các quốc gia độc tài có thể lên ngôi và thứ tư, kết luận cuối cùng là nước nào dân chúng lương thiện, hiểu biết, quốc gia đó sẽ phát triển. Ngược lại, ở đâu người dân không có giác ngộ về kinh tế và chính trị, chỉ lo tranh giành về vật chất, quốc gia đó sẽ lụi tàn", ông Đinh Hoàng Thắng bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 12/11/2020 từ Hà Nội.

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 1/11/2020

Additional Info

  • Author Đinh Hoàng Thắng, Quốc Phương
Published in Diễn đàn

Tập trận hải quân Mỹ Việt : 'Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời' ? (RFA, 17/04/2019)

Trang Diplomat, chuyên về chính trị quân sự vùng Châu Á- Thái Bình Dương cho biết quân đội Mỹ đã tiết lộ kế hoạch tập trận của họ trong năm 2020 tại vùng Châu Á- Thái Bình Dương. Trong kế hoạch này có thể Mỹ sẽ triển khai những lực lượng có qui mô cỡ sư đoàn, những vũ khí hiện đại, với những mục tiêu huấn luyện được các chuyên gia dự đoán là nhằm vô hiệu hóa hạm đội Trung Quốc và những căn cứ quân sự của Bắc Kinh trên các hòn đảo.

hoptac1

Hình minh họa. Quân đội Philippines tập trận cùng quân đội Mỹ trong cuộc tập trận Balikatan (vai kề vai) ở sân bay San Jose, tỉnh Antique, miền trung Philippines hôm 11/4/2016 - AFP

Kế hoạch cũng tiết lộ rằng quân Mỹ sẽ tổ chức các cuộc tập trận với những đối tác truyền thống như Philippines, Thái Lan, và với cả những quốc gia như Indonesia, Malaysia, và Brunei, trong đó hai quốc gia đầu tiên chiếm vị trí chiến lược tại eo biển Malacca, yết hầu vận tải đường biển ngang qua Biển Đông- một hải lộ quan trọng của thế giới.

Người ta không thấy Việt Nam được nêu ra trong tiết lộ này mặc dù trong thời gian qua có rất nhiều thông tin, phát biểu của các quan chức cho thấy quan hệ quốc phòng Việt- Mỹ phát triển rất nồng ấm.

Thạc sĩ Hoàng Việt, một chuyên gia nghiên cứu Biển Đông cho rằng :

"Tại sao Hoa Kỳ không đề cập đến Việt Nam trong những kế hoạch đó ? Tôi cho rằng mặc dù quan hệ được thúc đẩy rất mạnh, nhưng bên ngoài Hoa Kỳ cũng hiểu cái khó của Việt Nam, nên cũng tránh đề cập những vấn đề này đối với Việt Nam".

Cái khó đó, theo ông Hoàng Việt là sự không hài lòng của Trung Quốc khi thấy rằng Việt Nam xích lại gần Hoa Kỳ trong vấn đề quốc phòng.

Tuy tránh như vậy, nhưng ông Hoàng Việt cũng nhận xét rằng trong các cuộc hội thảo gần đây về quan hệ Việt- Mỹ với sự có mặt của các viên chức quốc phòng cao cấp, người Mỹ vẫn hay đề cập tới Trung Quốc, trong khi Việt Nam vẫn ít nói tới.

Hai cuộc hội thảo gần đây nhất diễn ra tại Thủ đô Washington của nước Mỹ cùng vào tháng 3/2019 với hai chủ đề : 

1. Giải quyết hậu quả chiến tranh Việt Nam để thúc đẩy quan hệ Việt- Mỹ, và 

2. Sự hợp tác chiến lược Việt- Mỹ.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Sài Gòn giải thích :

"Nguyên tắc của họ là muốn cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, cho nên họ không muốn đi quá lẹ trong các quan hệ với Mỹ, đặc biệt là quan hệ quốc phòng. Cách đây mấy tháng Việt Nam có tham dự cuộc tập trận của Mỹ mang tên Rimpac (Rim of Pacific, Vành đai Thái Bình Dương) với tư cách quan sát viên. Như vậy cho đến nay Việt Nam chưa chính thức tham gia một cuộc tập trận nào do Mỹ dẫn đầu".

Ông Nguyễn Thành Trung cho rằng sắp tới đây Việt Nam sẽ vẫn giữ nguyên vị thế đó, tức là làm quan sát viên những cuộc tập trận do Mỹ dẫn đầu, và những hợp tác mang tính kỹ thuật như cứu nạn trên biển, tập huấn quân y.

Cuộc tập trận Rimpac của Mỹ năm 2018 tổ chức từ tháng 6 đến tháng 8 xung quanh quần đảo Hawaii của Mỹ ở Thái Bình Dương. Cuộc tập trận này có 8 sĩ quan tham mưu của Việt Nam tham gia các hoạt động cứu nạn trên biển, hỗ trợ ứng phó với thiên tai. Trước đó trong Rimpac 2012 Việt Nam đã cử sĩ quan làm quan sát viên.

Ông Hoàng Việt có đánh giá tích cực hơn về sự tham gia các cuộc tập trận do Mỹ tổ chức của Việt Nam :

"Tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ tham gia, ở mức độ nào thì chưa biết được. Cũng có thể là sẽ cao hơn mức độ quan sát viên. Việt Nam sẽ xem phản ứng của tất cả các bên, trong đó có Trung Quốc, nếu ổn thì Việt Nam sẽ đẩy mạnh, Việt Nam cần có kinh nghiệm trong hoạt động phối hợp vì Hải quân Việt Nam vẫn còn yếu".

Liên quan đến hoạt động hải quân của Mỹ trong khu vực có dính dáng đến Việt Nam, điểm mốc đáng chú ý là chuyến thăm cảng Đà Nẵng của tàu sân bay USS Carl Vinson vào tháng 3/2018. Hồi đầu tháng 4 năm nay, trong một hội thảo về quan hệ Việt Mỹ ở Washington DC, Trợ lý Bộ trưởng quốc phòng phụ trách vấn đề an ninh khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương, Randall G. Schriver, cho biết sắp tới đây một tàu sân bay của Mỹ nữa sẽ đến Việt Nam. Tin này làm dấy lên một số đồn đoán rằng người Mỹ sẽ cho tàu sân bay cặp cảng Cam Ranh, cảng chiến lựơc tốt nhất vùng Đông Nam Á.

Ông Nguyễn Thành Trung đánh giá về diễn biến mới nhất này :

"Điều đó có ý nghĩa biểu tượng lớn trong mối quan hệ hợp tác hải quân giữa hai nước. Tuy nhiên nếu như Trung Quốc đặt vấn đề cho hàng không mẫu hạm của Trung Quốc thăm Việt Nam, thì điều đó sẽ đặt Việt Nam vào thế khó xử".

Trong những năm gần đây Việt Nam đã liên tục mời các tàu chiến của các quốc gia phương Tây cho đến Nhật Bản, Hàn Quốc thăm các cảng Việt Nam, và các sự kiện này được truyền thông trong nước đưa tin mạnh mẽ. Trong khi đó tàu hải quân Trung Quốc cũng có ghé các cảng Việt Nam vào những năm 2008, 2012,… nhưng ít được đề cập đến.

hoptac2

Hình minh họa. Tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ ở Đà Nẵng hôm 5/3/2018 AFP

Đánh giá tổng quan về những hoạt động hợp tác hải quân hai nước Việt- Mỹ trong thời gian qua dưới cái nhìn của Bắc Kinh, ông Nguyễn Thành Trung cho biết :

"Tất nhiên họ sẽ không thoải mái, nhưng họ cũng biết là Việt Nam luôn thận trọng, họ nghĩ là sự hợp tác Mỹ- Việt chưa là một mối đe dọa đến Trung Quốc. Hơn nữa Trung Quốc có những bận tâm khác lớn hơn, như là mấy chục ngàn quân Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc và Nhật Bản, cuộc tập trận rất lớn với Philippines mang tên Balikatan vừa rồi".

Cuộc tập trận thường niên Mỹ Philippines mang tên Balikatan năm 2019 diễn ra trong tháng 4 có tới 7500 quân hai bên tham gia, với các máy bay chiến đấu và tàu đổ bộ hiện đại.

Chúng tôi cũng đặt câu hỏi về sự tham gia của Việt Nam trong các cuộc tập trận hải quân do Mỹ dẫn đầu tại biển Đông trong năm 2020, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Singapore, cho rằng vẫn còn khá xa để tiên đoán, nhưng theo ý ông nếu mục tiêu của những cuộc tập trận đó được đưa ra là tự do hàng hải thì không có lý do gì mà Việt Nam không tham dự !

Kính Hòa

******************

Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ thăm Việt Nam (Người Việt, 17/04/2019)

Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đang "thăm và làm việc" tại Việt Nam, giữa lúc có tin mối quan hệ an ninh quốc phòng hai nước gần nhau hơn.

hoptac3

Đô đốc Philip Davidson chụp hình kỷ niệm với lính TQLC Mỹ giữ an ninh tại Tòa đại sứ Mỹ, Hà Nội, ngày 16/04/2019. (Hình : US Navy)

Theo bản tin của TTXVN, tại Hà Nội, đô đốc Davidson đã có cuộc họp với tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng quân đội, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, rồi sau đó, một cuộc họp với tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng cộng sản Việt Nam hôm thứ Ba 16/04/2019.

Như thường lệ, không có một chi tiết cụ thể nào về nội dung các cuộp họp của ông Davidson với các chức sắc quân sự cộng sản Việt Nam được tiết lộ. Người ta chỉ thấy những lời tuyên truyền quen thuộc như "Đại tướng Ngô Xuân Lịch đánh giá cao kết quả cuộc hội đàm giữa Đô đốc Philip Davidson và Thượng tướng Phan Văn Giang ; thời gian qua cùng với mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ, hợp tác quốc phòng giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp, thể hiện thông qua một số lĩnh vực hợp tác như trao đổi đoàn, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc và khắc phục hậu quả chiến tranh…"

Đô đốc Davidson, cũng như những tư lệnh tiền nhiệm, đi thăm vòng vòng các đồng minh cũng như các đối tác ở khu vực trách nhiệm, thảo luận các vấn đề hợp tác và an ninh chung.

Chuyến thăm viếng Việt Nam của ông diễn ra khi Hoa Kỳ đang chuẩn bị một cuộc tập trận được mô tả là quy mô với sự tham dự hàng chục ngàn quân cấp sư đoàn và chú trọng đến tác chiến ở khu vực Biển Đông. Cuộc tập trận này có sự tham dự của một số đối tác ASEAN, dự trù diễn ra vào năm tới, chưa thấy xác định địa điểm.

Cuộc tập trận quy mô dự trù vào năm tới, theo lời tướng lục quân Robert Brown cho hay hồi cuối tháng Ba, sẽ có sự tham dự của các đơn vị Phi Luật Tân và Thái Lan, và nhiều phần cũng có sự tham dự của lực lượng Malaysia, Indonesia và Brunei. Hà Nội nhiều phần khó dám tham dự khi họ phải nhìn sang Bắc Kinh trước khi quyết định.

Mới đầu tháng Tư 2019, ông Randall G. Schriver, Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nói trong một cuộc thảo luận về an ninh khu vực do Trung Tâm Nghiên cứu và Chiến Lược Quốc tế (CSIS) tại Hoa Thịnh Đốn, rằng "mối quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là mạnh mẽ. Nó tượng trưng cho một trong những trụ cột mạnh nhất trong mối quan hệ đa diện của Hoa Kỳ".

Dịp này, ông Schriver tiết lộ Hoa Kỳ với Việt Nam đang thảo luận cho một chuyến thăm viếng của hàng không mẫu hạm Mỹ trong năm nay.

Khi điều trần ở Ủy Ban Quân vụ Thượng Viện ngày 12/2/2019, Đô đốc Davidson cũng đã xác nhận "Việt Nam nổi lên như một đối tác chính yếu trong khả năng cổ võ một trật tự quốc tế dựa trên pháp luật ở khu vực Ấn độ dương – Thái bình dương". Dịp này, ông cho hay một chiếc tàu tuần tra biển thứ hai (lớp Hamilton khoảng 3,200 tấn, cùng loại với chiếc đã chuyển giao) cũng đang được chuẩn bị chuyển giao cho cảnh sát biển Việt Nam.

Vậy là một số trong những đề tài Đô đốc Philip Davidson thảo luận ở Hà Nội hôm thứ Ba rất có thể liên quan đến vấn đề ông Schriver hé lộ và điều chính ông đã nêu ra trong bản điều trần tại Thượng Viện.

Cả bản điều trần của Đô đốc Davidson cũng như cuộc nói chuyện của Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Schriver đều đề cập đến chủ trương bá quyền bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông mà cả nước Mỹ cũng như các nước khu vực ASEAN đang đối diện.

Trước chuyến thăm Hà Nội của ông Davidson, ngày 29/3/2019, Hoa Kỳ đã bàn giao thêm cho Cảnh sát biển Việt Nam 6 tàu tuần tra cao tốc Metal Shark. Đây là chuyến bàn giao thứ ba, mang tổng số xuồng tuần tra cao tốc đã bàn giao tổng cộng 18 chiếc (TN).

*******************

Đô đốc Mỹ Davidson thăm Việt Nam : ‘Tàu sân bay sẽ đến Khánh Hòa vào tháng 9’ (VOA, 17/04/2019)

Hôm 17/4, Đô đốc Philip Davidson, Tư lnh B Tư lnh n Đ Dương - Thái Bình Dương đã đến thăm tnh Khánh Hòa. Ti đây, ông bày t ý đnh mun thy tàu sân bay và lc lượng Hi quân M đến thăm Khánh Hòa vào tháng 9 năm nay.

hoptac4

Đô đốc Philip Davidson, Tư l ệnh Bộ Tư l ệnh Ấn Độ Dươ ng - Thái Bình D ươ ng và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch, ngày 16/04/2019. (Photo : VNA)

Báo VnExpress trích lời ông Davidson nói : "Chúng tôi hy vọng rng tàu sân bay cùng lc lượng Hi quân M s đến thăm Khánh Hòa vào tháng 9 ti, nhm tăng cường quan h song phương".

Vào tháng 3/2018, tàu sân bay USS Carl Vinson và hai chiến hm cùng lc lượng Hi quân M đã ghé qua Đà Nng trong chuyến thăm bn ngày.

Tàu bệnh vin USNS Mercy ca Hi quân M cũng cp cng Nha Trang, tnh Khánh Hòa vào tháng 5/2018 và trước đó, tàu vn ti đ b USNS Fall River ghé Cam Ranh vào tháng 5/2017. Vào năm 2016, tàu khu trc USS John S. McCain và tàu tiếp liu USS Frank Cable ln đu tiên ti Cam Ranh trong chương trình giao lưu hi quân Vit - M.

Đại s quán Hoa Kỳ ti Vit Nam ra thông báo hôm 17/4, nói đây là chuyến thăm Vit Nam ln tiên ca Đô đc Davidson vi tư cách người đng đu B Tư lnh n Đ Dương - Thái Bình Dương.

Hôm 16/4, tại Hà Ni, Đô đc Davidson đã có cuc gp vi Đi tướng Ngô Xuân Lch, Bộ trưởng B Quc phòng Vit Nam, và Thượng tướng Phan Văn Giang, Tng Tham mưu trưởng Quân đi nhân dân Vit Nam.

Báo Quân đội Nhân dân trích li ông Ngô Xuân Lch nói ti cuộc gp : "Quan h đi tác toàn din Vit Nam - Hoa Kỳ, hp tác quc phòng gia hai nước ngày càng phát trin tt đp, th hin qua mt s lĩnh vc hp tác như trao đi đoàn, đào to, chia s kinh nghim tham gia hot đng gìn gi hòa bình ca Liên Hip Quốc và khắc phc hu qu chiến tranh."..

Thượng tướng Phan Văn Giang cũng nhn mnh chuyến thăm ca Đô đc Philip Davidson din ra trong bi cnh mi quan h đi tác toàn din Vit Nam - Hoa Kỳ, trong đó có hp tác quc phòng, đang phát trin tt đp.

Đô đốc Philip Davidson lưu ý đây là chuyến thăm Vit Nam đu tiên ca ông, và ông bày t tin tưởng rng mi quan h quc phòng song phương s ngày càng phát trin.

Truyền thông trong nước tường thut rng hai bên nht trí thúc đy quan h quc phòng song phương trong thời gian ti.

Published in Châu Á

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây áp lực với Việt Nam về nhân quyền (RFA, 12/05/2017)

Nhân ngày Nhân quyền cho Việt Nam 11 tháng 5, giới chức ngoại giao và các đại diện lập pháp Hoa Kỳ lên tiếng thúc giục chính quyền Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền trong nước và trả tự do cho các tù nhân lương tâm.

nhanquyen1

Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Scott Busby phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam 11/05/2017. Photo : RFA

Tiếp tục vi phạm nhân quyền

"Hạn chế các quyền tự do của người dân, sách nhiễu những người bất đồng chính kiến", là những bước lùi trong năm qua về tình hình nhân quyền ở Việt Nam theo phát biểu của ông Scott Busby, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tại buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 23 được tổ chức tại Thượng viện Hoa Kỳ ở thủ đô Washington DC hôm 11/5/2017.

Trong bài phát biểu trước đông đảo cử toạ là những đại diện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đại diện Quốc hội Hoa Kỳ và các hội đoàn người Việt tại Mỹ, ông Busby cũng lên tiếng chỉ trích tình hình đàn áp tôn giáo tại Việt Nam :

"Chính phủ Việt Nam vẫn phân biệt đối xử đối với một số nhóm tôn giáo.

Các hạn chế còn tồn tại đặc biệt nghiêm trọng trong các trường hợp tôn giáo của người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc và Tây Nguyên và một phần vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chúng tôi vẫn thấy những báo cáo về các vụ những người theo các đạo giáo này bị bắt giữ, giam cầm".

Có cải thiện, nhưng rất ít

nhanquyen2

Bà Libby Liu, Tổng giám đốc RFA phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam 11/05/2017. Photo : RFA

Người đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thừa nhận Việt Nam đã có những cải thiện trong vấn đề tự do tôn giáo trong năm qua nhưng không đáng kể :

"Chúng tôi cũng thấy một chút tiến bộ trong vấn đề tự do tôn giáo. Việt Nam đã ra luật tôn giáo tín ngưỡng mới thả lỏng hơn quá trình đăng ký, phê duyệt và giảm thời gian chờ đợi trong quá trình công nhận một tôn giáo mới.

Tuy nhiên một số nhóm tôn giáo chẳng hạn như Cao Đài, Hòa Hảo và một số nhóm Phật giáo vẫn bị chính quyền can thiệp vào quyền được thực thi tôn giáo của họ".

Quốc hội Việt Nam thông qua đạo luật về Tín ngưỡng và Tôn giáo hồi tháng 11/2016, tuy nhiên nhiều tôn giáo đồng phản đối đạo luật mới ban hành vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người dân.

Ông Busby cũng nói rằng trong một vài năm qua không thể phủ nhận rằng Việt Nam đã có một số tiến bộ về nhân quyền nhưng tất cả còn rất hạn chế. Ông cho biết những tiến bộ này thể hiện qua số tù nhân chính trị trước đây khoảng 160 người, nhưng giờ đã giảm xuống chỉ còn khoảng 90.

Đàn áp các nhà hoạt động

Ông Scott Busby cũng nêu ra những vấn đề còn rất quan ngại liên quan đến việc đánh đập, xách nhiễu, bắt giữ những blogger, nhà hoạt động, những người tham gia lên tiếng phản đối thảm họa môi trường do Formosa gây ra hồi năm ngoái ở các tỉnh miền Trung :

"Năm ngoái chúng tôi đã chứng kiến Việt Nam bắt giữ ít nhất 6 nhà hoạt động dân chủ bao gồm các blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay còn gọi là Mẹ Nấm.

Cô bị bắt tháng 10 năm ngoái sau khi viết những bài phản ánh quan ngại của cô về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, nạn tham nhũng và ô nhiễm môi trường và hiện tại vẫn chưa được tòa xét xử".

Đề cập đến Đối thoại Nhân quyền Việt Mỹ lần thứ 21 diễn ra vào cuối tháng này, ông Scott Busby cho biết Hoa Kỳ sẽ yêu cầu Hà Nội phải trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân lương tâm, xóa bỏ các điều luật mù mờ vẫn dùng để kết án những người bất đồng chính kiến và cho phép các nhóm tôn giáo được hoạt động bao gồm cả các nhóm chưa được đăng ký.

Hoa Kỳ sẽ không xem nhẹ nhân quyền

Đại diện lập pháp Hoa Kỳ, Dân biểu Chris Smith phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền Việt Nam, khẳng định đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền để có quan hệ đối tác tốt hơn với Mỹ.

Ông cũng nói Hoa Kỳ sẽ không vì quyền lợi của mình mà đặt nhẹ nhân quyền với Việt Nam :

"Hoa Kỳ cần phải đảm bảo là Việt Nam hiểu được rằng mối quan hệ hữu nghị Việt – Mỹ về thương mại, an ninh…phụ thuộc vào những tiến bộ của Việt Nam về vấn đề nhân quyền, tự do và dân chủ".

Dân biểu Chris Smith cho biết ông dự định sẽ giới thiệu một dự luật mới ra Hạ Viện trong hai tuần tới. Nếu được thành luật, Hoa Kỳ sẽ ngưng viện trợ không liên quan đến nhân đạo đối với Việt Nam, nếu chính quyền không cải thiện trong việc đối xử với tù nhân tôn giáo và chính trị.

Tham dự ngày Nhân quyền cho Việt Nam, luật sư Dina Nguyễn, Giám đốc Thủy cục quận Orange, bang California cho biết cô quan tâm đến vấn đề nhân quyền Việt Nam. Cô mong muốn rằng người dân Việt Nam hãy đồng lòng lên tiếng kêu gọi sự can thiệp của quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ :

"Quốc hội Mỹ là một chính quyền rất mạnh trên thế giới và có thể ảnh hưởng đến tình hình chính trị ở Việt Nam để họ có sự thay đổi và không còn tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.

Đây không phải là điều sẽ đạt được qua đêm, nhưng với sự đóng góp của những người quan tâm tại Hoa Kỳ thì một ngày nào đó chắc chắn chúng ta sẽ có tự do, nhân quyền cho người dân Việt Nam".

Cuối tháng này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ sang thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng Thống Donald Trump. Những người quan tâm đến tình hình Việt Nam hy vọng vấn đề nhân quyền sẽ được chính phủ Mỹ chú trọng trong các đàm phán sắp tới với Việt Nam.

Lan Hương, RFA

*********************

Ông Trump nên 'ra điều kiện' nhân quyền khi gặp ông Phúc (VOA, 13/05/2017)

Nhân ngày Nhân quyền Vit Nam 11/5, Dân biu Chris Smith, đi din bang New Jersey, ra tuyên b nói rng vn đ nhân quyn Vit Nam có liên quan đến các chính sách v an ninh và gii quyết công ăn vic làm Hoa Kỳ.

Phát biểu ti s kin ngày Nhân quyn Vit Nam Đin Capitol, dân biu Chris Smith nói Hoa Kỳ nên "ra điu kin" là ch khi nào Vit Nam có tiến b "đáng k, có th kim chng, và có nhng ci tiến không th đo ngược" v t do tôn giáo, quyn lao đng, t do Internet và các quyn t do dân chủ khác, thì Hoa Kỳ mới m rng các li ích thương mi hoc bán vũ khí cho Vit Nam.

Quốc hi Hoa Kỳ ch đnh ngày 11/5 hàng năm là "Ngày Nhân quyn Vit Nam" t năm 1994.

Là Chủ tch mt nhóm dân biu chuyên giám sát nhân quyn quc tế, ông Smith hi thúc Tng thng Trump yêu cu Vit Nam phóng thích các tù nhân lương tâm và "đm bo chính ph Vit Nam hiu rng nhng ci tiến ln v nhân quyn là cn thiết cho mt mi quan h đi tác mnh m gia hai quc gia", khi ông gp Th tướng Nguyn Xuân Phúc trong ba tuần na.

Trước c ta hơn 200 người t tp ti Đin Capitol, dân biu Smith nói :

"Có một mi liên h trc tiếp gia sc mnh và s thnh vượng ca Hoa Kỳ và s tiến b ca công lý, nhân quyn và tinh thn thượng tôn pháp lut Vit Nam. Nếu không có cải thiện v nhân quyn, nếu Vit Nam không thay đi, thì người M vn tiếp tc hu thun nhng người ng h dân ch, các nhà báo, và các nhóm tôn giáo b đàn áp khc nghit. Chúng tôi hy vng chính ph M tìm cách đ buc Vit Nam tr t do cho hơn 100 tù nhân chính trị và tôn giáo, như lut sư nhân quyn Nguyn Văn Đài, nhà lãnh đo Pht giáo Thích Qung Đ, blogger Nguyn Ngc Như Quỳnh và nhiu người khác thuc các cng đng tôn giáo và sc tc đa dng ca Vit Nam, gm Công giáo, Tin lành, Pht giáo, Khmer Krom, Người Thượng, H’mong, Hòa Ho và Cao Đài".

nhanquyen3

Dân biểu Chris Smith và ch Vũ Minh Khánh (gia), v ca lut sư Nguyn Văn Đài.

Chính quyền Cng sn Vit Nam hn chế nghiêm ngt t do tôn giáo Vit Nam. y ban lưỡng đng Hoa Kỳ v T do Tôn giáo Quc tế (USCIRF) đã ra kiến ngh vào ngày 1/5/2017 rng B Ngoại giao Hoa Kỳ nên ch đnh Vit Nam là "Quc gia cn Quan tâm Đc bit - CPC ", đưa vào danh sách đen cùng các nước khác như Trung Quc, Rp Saudi, Iran, Bc Triu Tiên và Ai Cp vì đã tra tn và giam gi các tín đ tôn giáo và nghiêm cm vic thc hành tôn giáo.

USCIRF đã đưa ra khuyến cáo tương t mi năm k t năm 2002 cho đến nay.

Dân biểu Smith là tác gi ca Đo lut T do Tôn giáo Quc tế Frank Wolf, đã tr thành lut vào tháng 12 năm 2016. Ông Smith kêu gi Chính ph Hoa Kỳ s dng tt c các công cụ sn có trong d lut đó như t chi visa, buc các quan chc Vit Nam phi có trách nhim vì đã tra tn và giam gi các tín đ tôn giáo.

Ông Smith cũng đã thông báo các kế hoch tái gii thiu Đo lut Nhân quyn Vit Nam, mt d lut mà ông đã bo trợ, và được H vin thông qua bn ln trước đây. D lut này dù được s ng h mnh m ca lưỡng đng, nhưng chưa được Thượng vin Hoa Kỳ thông qua. Đo lut Nhân quyn Vit Nam yêu cu nhiu hành đng phi hp ca Hoa Kỳ v vn đ nhân quyn, bao gm tự do tôn giáo, ở Vit Nam.

*************************

Công an đe dọa và sách nhiễu Phật tử Giáo hội Việt Nam Thống nhất (RFA, 12/05/2017)

Một số huynh trưởng Gia đình Phật tử và tín đồ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Huế bị công an đe dọa và sách nhiễu nhân dịp lễ Phật Đản năm nay.

nhanquyen4

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Huế. Ảnh: Que Me : Hanh dong cho Dan chu Viet Nam

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam trụ sở tại Paris vào ngày 12/5 ra thông cáo báo chí cho biết như vừa nêu.

Ủy ban này cho biết vừa nhận được tường trình theo đó vào ngày 28/4 vừa qua, an ninh triệu tập hai huynh trưởng thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tại Huế là Ngô Đức Tiến và Nguyễn Văn Đê đến làm việc tại đồn công an Phú Vang.

Tại đó họ bị đe dọa sẽ phải vào nhà giam nếu theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất vì đó là tổ chức bất hợp pháp.

Cơ quan an ninh cho rằng tham gia hoạt động của giáo hội này là phạm luật và không được dự lễ Phật đản tổ chức ở của Long Quang tại Huế.

Vào ngày 4/5 vừa qua, huynh trưởng Lê Công Cầu bị an ninh mời đi làm việc suốt ngày. Yêu cầu của phía an ninh là ông này phải chấm dứt mọi liên hệ với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Công an và an ninh cũng đến nhà của nhiều Phật tử theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và yêu cầu họ không được dự lễ Phật Đản do giáo hội này tổ chức.

Những tín đồ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cho rằng chưa hề có lệnh chính thức nào cấm giáo hội này hoạt động, do đó giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất không thể bị cho là bất hợp pháp.

Những huynh trưởng bị mời làm việc với cơ quan an ninh đều không ký vào những biên bản mà lực lượng chức năng soạn thảo.

Vị lãnh đạo hiện nay của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhiều lần minh định rằng giáo hội của ông sẽ không đăng ký với nhà nước vì theo ông tư cách hợp pháp của giáo hội đã có từ lâu và yêu cầu bắt buộc đăng ký là một vi phạm luật pháp quốc tế.

Hiện nay tại Việt Nam có Giáo hội Phật giáo do Nhà nước lập nên và được mọi ưu đãi ; trong khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất từng tồn tại từ trước năm 1975 bị cho là bất hợp pháp.

Published in Việt Nam