Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ấn Độ, Việt Nam hợp tác huấn luyện phi công

Trọng Thành, RFI, 28/11/2020

Theo báo chí Ấn Độ, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam và Ấn Độ đã có cuộc trao đổi trực tuyến hôm qua, 27/11/2020. Hai bên thống nhất hợp tác huấn luyện phi công, lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. New Delhi cũng có kế hoạch hỗ trợ Hà Nội trong nhiều lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

ando1

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi duyệt đội quân danh dự trong lễ đón tiếp tại Hà Nội, ngày 03/09/2016 Reuters/Kham

Trong cuộc đối thoại hôm qua, bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Rajnath Singh khẳng định hợp tác về quốc phòng là một trong các trụ cột chính của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa New Delhi và Hà Nội, được thiết lập từ năm 2016. Ngoài huấn luyện phi công và lực lượng gìn giữ hòa bình, hai bên dự kiến gia tăng hợp tác trong hàng loạt lĩnh vực, như chế tạo tàu chiến, bao gồm cả tàu ngầm.

New Delhi có kế hoạch 600 triệu đô la để hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Việt Nam hy vọng có thể nhận được nhiều vũ khí tân tiến của Ấn Độ, như hệ thống phòng không Akash, trực thăng Dhruv, cũng như tên lửa BrahMos. Hà Nội đặc biệt quan tâm đến tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos - do Nga - Ấn hợp tác sản xuất - có tầm bắn 300 km, được coi là một vũ khí để tự vệ hiệu quả trước các tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc Phòng hai nước cũng ký thỏa thuận chia sẻ các dữ liệu về hải dương. Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam mời đồng nhiệm Ấn Độ tham gia cuộc họp trực tuyến của bộ trưởng Quốc Phòng 10 nước ASEAN (ADMM), do Việt Nam chủ trì, ngày 10/12 tới.

Trọng Thành

********************

Hồng Kông : 12 nhà đấu tranh dân chủ có nguy cơ bị giam 3 tháng ở Hoa lục

Thu Hằng, RFI, 28/11/2020

Ngày 27/11/2020, cảnh sát quận Diêm Điền (Yantian), thành phố Thâm Quyến (Shenzhen), Trung Quốc, thông báo đã hoàn tất điều tra vụ 12 nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông vượt biển sang Đài Loan và bị hải cảnh Trung Quốc bắt giữ hôm 23/08. Theo trang Hong Kong Free Press, những người này có nguy cơ lĩnh án 3 tháng tù và phải thọ án ở Hoa lục.

ando2

Sinh viên Hồng Kông biểu tình chống chính quyền ngày 23/09/2019.  Reuters - Jorge Silva

Phần lớn những người định trốn sang Đài Loan phải đối mặt với những cáo buộc hình sự ở Hồng Kông do liên quan đến các cuộc tuần hành vì dân chủ vào năm 2019. Trong số này có nhà hoạt động Lý Vũ Hiên (Andy Li), bị bắt ngày 10/08 với cáo buộc "thông đồng với nước ngoài để gây nguy hại cho an ninh quốc gia", chiểu theo luật an ninh mới được áp dụng tại đặc khu hành chính từ cuối tháng Sáu.

Trên mạng Weibo, cảnh sát quận Diêm Điền cho biết những người này sẽ bị đưa ra xử về cáo buộc "vượt biên trái phép" và "tổ chức vượt biên trái phép". Nhiều nhà đấu tranh vì dân chủ từng lên án cảnh sát Hồng Kông có liên quan đến vụ bắt giữ trên.

Theo trang Hong Kong Free Press, gia đình các bị cáo sẽ không được tham dự phiên xử. Các nhà đấu tranh yêu cầu chính quyền Hồng Kông gây sức ép với Bắc Kinh để 12 người trên được xét xử ở đặc khu hành chính, nơi có hệ thống tư pháp độc lập với Hoa lục. Tuy nhiên, chính quyền Hồng Kông đã từ chối với tuyên bố không can thiệp vào một thẩm quyền tài phán khác.

Trong khi đó, một nhà ly khai Hồng Kông, thụ án từ năm 2014, vừa giành được một thắng lợi pháp lý. Ngày 27/11, Tòa phúc thẩm cuối cùng Hồng Kông đã ra phán quyết rằng nhân viên trại giam Hồng Kông đã vi phạm luật về phân biệt giới tính, khi cắt tóc của nhà đấu tranh Lương Quốc Hùng (Leung Kwok Hung), nổi tiếng với biệt danh "Tóc dài" (Longhair), hiện 64 tuổi.

Theo AFP, phán quyết được tòa đưa ra vào thời điểm nhạy cảm cho hệ thống tư pháp Hồng Kông sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia mới ở đặc khu hành chính. Nổi tiếng độc lập, hệ thống tư pháp Hồng Kông đã góp phần giúp đặc khu hành chính trở thành trung tâm tài chính lớn của thế giới.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Người Hong Kong tiếp tục rầm rộ xuống đường (VOA, 08/12/2019)

Nhiều người Hong Kong mc đ đen hôm 8/12 đã xung đường trong cuc biu tình ln nht k t khi phe ng h dân ch giành thng li ln trong cuc bu c đa phương tháng trước, theo Reuters.

hk1

Hình ảnh cuộc biểu tình ở Hong Kong hôm 8/12.

Đây cũng là lần đu tiên k t tháng Tám, t chc có tên gi Mt trn Nhân quyn Dân s, vn t chc các cuc tun hành vi hàng triu người tham gia đu năm nay, đã nhn được giy phép t chc ca chính quyn.

Tổ chc này nói rng 800 nghìn người tham gia, trong khi cảnh sát nói rng con s là 183 nghìn người, theo Reuters.

Hãng tin Anh cho biết rng nhiu người biu tình hô vang nhng li như : "Đu tranh cho t do ! ng h Hong Kong".

Tin cho hay, một s người biu tình v nhng hình nh chng Bc Kinh lên tòa nhà Ngân hàng Trung Quc.

Cảnh sát đng duy trì trt t, nhưng kim chế không hành đng, dù người biu tình hét lên và gi lc lượng an ninh là "chó" hay "gián", theo Reuters.

Hãng tin này dẫn li mt người biu tình nói rng "Giáng sinh sp ti nhưng chúng tôi không có tâm trng gì".

Theo Reuters, Trung Quốc đ li cho các chính phủ nước ngoài, trong đó có M và Anh, đã gây ra bt n Hong Kong.

Tin cho hay, hôm 7/12, hai lãnh đạo ca Phòng Thương mi M Hong Kong đã không được phép ti Macau mà không có lý do gii thích.

********************

Đấu tranh đòi dân chủ : Người Hồng Kông lại rầm rộ xuống đường (RFI, 08/12/2019)

Hai tuần sau cuộc bầu cử địa phương mà phần thắng nghiêng về phe ủng hộ Dân chủ, Chủ Nhật, ngày 08/12/2019, đông đảo người dân Hồng Kông lại xuống đường, đánh dấu đúng 6 tháng ngày nổ ra phong trào phản kháng, đòi dân chủ.

hk2

Đông đảo người dân Hồng Kông tập trung biểu tình ngày 08/12/2019. Reuters/Danish Siddiqui

"Đấu tranh vì tự do" là biểu ngữ của đoàn người biểu tình, quy tụ hàng nghìn người tham gia, đủ mọi lứa tuổi. Đây cũng là lần đầu tiên, kể từ ngày 18/08, chính quyền đặc khu cho phép tổ chức một cuộc tập hợp đông đảo như thế theo lời kêu gọi của Mặt trận dân sự vì nhân quyền, nguồn gốc của những cuộc biểu tình ôn hòa đầu tiên, tập hợp hàng trăm nghìn người hồi tháng 6/2019.

Người biểu tình còn hô vang khẩu hiệu "5 đòi hỏi, không hơn không kém", trong đó có yêu cầu tổ chức bầu chọn lãnh đạo Hồng Kông theo phổ thông đầu phiếu. Nhưng cho dù "tuần hành có ôn hòa, bầu cử có văn minh, chính phủ cũng không lắng nghe", một người dân than thở với AFP.

Còn theo đánh giá của Reuters, quy mô của cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật này cho thấy làn sóng phản đối vẫn còn sống động tại vùng đất cựu thuộc địa Anh Quốc. Đông đảo người dân e sợ nhìn thấy một ngày Trung Quốc siết chặt ảnh hưởng và tước đoạt các quyền tự do được quy chế đặc biệt bảo đảm.

Minh Anh

*****************

Hong Kong : Phe ủng hộ dân chủ xuống đường rầm rộ (BBC, 08/12/2019)

Hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình ở Hong Kong hôm Chủ nhật 8/12.

hk3

Những người tổ chức nói khoảng 800.000 người tham gia cuộc biểu tình chống chính phủ hôm 8/12

Lần đầu tiên kể từ tháng Tám, cảnh sát đã cho phép một cuộc tuần hành do một trong những nhóm ủng hộ dân chủ lớn nhất ở Hong Kong, Mặt trận Nhân quyền Dân sự tổ chức.

Những người tổ chức nói khoảng 800.000 người tham gia cuộc biểu tình, trong lúc cảnh sát nói con số là 183.000 người.

Cảnh sát nói 11 người đã bị bắt trước khi cuộc biểu tình bắt đầu và một khẩu súng ngắn bị tịch thu.

Các cuộc biểu tình bắt đầu từ tháng Sáu để phản đối dự luật dẫn độ, và nay đã phát triển thành phong trào phản đối chính phủ rộng rãi hơn.

"Tôi sẽ đấu tranh cho tự do cho tới khi tôi chết," bà June, một người mẹ 40 tuổi cho biết.

hk4

Hàng ngàn người tập trung trong cuộc biểu tình lớn hôm Chủ Nhật 8/12

Trong một thông cáo hôm Thứ Bảy 8/12, chính phủ kêu gọi người dân hãy bình tĩnh và nói họ đã "học được bài học và sẽ lắng nghe và chấp nhận chỉ trích".

Vào cuối cuộc biểu tình, chính phủ nói họ muốn tìm "một lối thoát qua đối thoại cho các vấn đề sâu sắc của Hong Kong."

Các cuộc biểu tình chống chính phủ đã kéo dài hơn sáu tháng nay.

Nhóm tổ chức cuộc biểu tình, Mặt trận Nhân quyền Dân sự, nói đây là cơ hội cuối cùng của chính phủ để đáp ứng yêu cầu của họ, trong đó có một cuộc điều tra độc lập về cách xử lý các cuộc biểu tình của cảnh sát, ân xá cho những người bị bắt và bầu cử tự do.

Các cuộc đụng độ trở nên ngày một bạo lực trong vài tháng qua, đặt câu hỏi làm thế nào để chấm dứt tình trạng bất ổn.

Từ tháng Sáu, khoảng 6000 người đã bị bắt giữ và hàng trăm người bị thương, trong đó có các nhân viên cảnh sát.

hk5

Cuộc biểu tình do Mặt trận Nhân quyền Dân sự, một nhóm ủng hộ dân chủ tổ chức

Cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật nhìn chung là ôn hòa, với rất ít bạo lực xảy ra dù căng thẳng có lúc dâng cao.

Khi biểu tình sắp kết thúc, người biểu tình giơ cao đèn từ điện thoại và cùng hát những bài hát phản đối chính phủ.

Tuy nhiên, Tòa án Tối cao và Tòa Chung thẩm bị đập phá và có khả năng đã bị tấn công bằng bom xăng, cảnh sát nói.

Các vụ tấn công này bị những người tổ chức xuống đường, cũng như cảnh sát và chính phủ lên án mạnh mẽ. Chính phủ nói nó "làm hủy hoại uy tín của Hong Kong nhưng một thành phố được điều hành bởi pháp trị".

Trước đó, cảnh sát cho biết một súng ngắn bán tự động loại Glock và 105 viên đạn cùng nhiều dao và pháo được phát hiện trong các cuộc khám nhà. Đây được cho là lần đầu tiên một khẩu súng ngắn được tìm thấy kể từ khi các cuộc biểu tình xảy ra.

Thành phố Hong Kong tương đối yên ả từ khi các cử tri ủng hộ dân chủ thắng lớn trong cuộc bầu cử hội đồng địa phương hai tuần trước.

Nhưng nỗi bất bình với Trưởng Đặc khu Carrie Lam chưa chấm dứt, và nhiều người biểu tình yêu cầu chính phủ của bà nhượng bộ nhiều hơn.

"Cho dù chúng tôi bày tỏ quan điểm như thế nào, bằng tuần hành hòa bình, bằng bầu cử văn minh, chính phủ vẫn không nghe," một người biểu tình 50 tuổi tên Wong nói với hãng tin AFP.

*****************

Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc : Mỹ nên ngừng can thiệp vào nội bộ Trung Quốc (VOA, 07/12/2019)

Nhà ngoại giao hàng đu Trung Quc Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) nói vi Ngoi trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong mt cuc đin đàm hôm th By 7/12 rng Hoa Kỳ nên ngng can thip vào các vn đ ni b ca Trung Quc, theo bn tin ca đài truyn hình nhà nước Trung Quốc.

hk6

y viên B Chính tr Trung Quc Dương Khiết Trì gp Ngoi trưởng M Mike Pompeo Washington, tháng 11/2018 (nh tư liu)

Dẫn ra vic M thông qua Đo lut Chính sách Nhân quyn Duy Ngô Nhĩ 2019 và Đo lut Nhân quyn và Dân ch Hong Kong 2019, ông Dương nói Hoa Kỳ đã vi phm nghiêm trng các mi quan h quc tế, và kêu gi Washington sa cha sai lm ca mình, cũng như ngay lp tc ngng can thip vào công vic ni b ca Trung Quc.

Hạ vin Hoa Kỳ hôm 3/12 thông qua lut đòi hi phi có phn ng mnh m hơn đi vi vic Bc Kinh đi x vi người thiu s Hi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Các chuyên gia Liên Hiệp Quc và các nhà hoạt đng cho rng Trung Quc đã giam gi có th ti mt triu người Duy Ngô Nhĩ trong các tri giam tp th Tân Cương, min vin tây Trung Quc.

Trung Quốc nói các tri đó là mt phn ca cuc trn áp khng b và ti đó cũng có hot đng đào to nghề. Nước này ph nhn v bt kỳ s ngược đãi đi vi người Duy Ngô Nhĩ.

Đạo lut Duy Ngô Nhĩ được thông qua tiếp sau mt lut khác mi đây được Tng thng Donald Trump ký ban hành nhm bo v quyn con người Hng Kông trong bi cnh có s đàn áp các cuộc biểu tình ng h dân ch.

Ông Dương nói các quan chc Hoa Kỳ đã nhiu ln đưa ra nhng tuyên b xuyên tc và tn công h thng chính tr Trung Quc cũng như các chính sách đi ni ln đi ngoi ca nước này, và can thip vào các vn đ ni b ca Trung Quốc.

Ông Dương nói vi ngoi trưởng M rng Trung Quc bày t s phn đi và lên án mnh m điu này.

Theo Reuters

****************

Cảnh sát trưởng Hong Kong hứa ‘linh hoạt’ đối với biểu tình (VOA, 07/12/2019)

Tân ủy viên cnh sát Hong Kong cho biết hôm th By 7/12 rng lc lượng ca ông s có cách tiếp cn linh hot đi vi các cuc biu tình ng h dân ch, vào lúc thành ph này chun b cho mt cuc biu tình vào Ch nht 8/12 d kiến s thu hút mt đám đông rất ln.

hk7

Người biểu tình Hong Kong nói lời cảm ơn với Tổng thống Mỹ Donald Trump, tháng 11/2019

Ông Chris Tang được b nhim hi tháng trước, khi người tin nhim ca ông ngh hưu, gia lúc các cuc biu tình kéo dài 6 tháng qua đ phn đi chính quyn Hong Kong nm dưới s cai tr ca Trung Quc. Đã có nhng lúc các cuc biu tình trn bạo lc.

Ông Tang đưa ra phát biu Bc Kinh trong mt "chuyến thăm xã giao", trong đó, ông báo cáo vn tt vi các quan chc hàng đu ca Trung Quc ph trách công an, pháp lý và các vn đ v Hong Kong.

"Chúng tôi sẽ s dng cách tiếp cn c cng rn lẫn mm do. Chúng tôi s nghiêm khc đi vi các hành đng bo lc bt hp pháp như ném bom xăng, axit", ông Tang nói vi các phóng viên Bc Kinh.

"Đối vi các vn đ khác, nếu có th, chúng tôi s áp dng cách tiếp cn linh hot hơn", ông nói.

Cảnh sát đã bật đèn xanh mt cách hiếm hoi cho cuc biu tình do nhóm Mt trn Nhân quyn Dân s (CHRF) lên kế hoch vào Ch nht. Nhóm này đã t chc các cuc tun hành nhìn chung là ôn hòa hi mùa hè.

Cuộc tun hành sp ti s là thước đo v s ng h cho phong trào dân chủ sau chiến thng áp đo ca phong trào trong cuc bu c đa phương hi cui tháng trước. Cnh sát cho biết h s can thip ngay lp tc nếu cuc tun hành biến thành bo lc.

Ông Tang nói ông hy vọng cuc biu tình hôm Ch nht s din ra ôn hòa.

Theo Reuters

Published in Châu Á

"Người dân và giới trẻ Hồng Kông cần sự tự do, cần xã hội dân chủ và cần sự sung túc từ một nền kinh tế thị trường phát triển. Họ không cần đảng cộng sản, không cần chủ nghĩa xã hội tập quyền, lại càng không thuộc về một giấc mộng Trung Hoa bá quyền đang bị thế giới ghét bỏ".

danchu1

Chủ tịch Đại học Bách Khoa Hong Kong nói chuyện với báo giới ngày 20/11/2019 - AFP

Giữa lúc cuộc tranh đấu dân chủ của giới trẻ Hồng Kông ngày càng khốc liệt với máu và nước mắt thì Tân Hoa Xã cùng báo Nhân Dân Nhật Báo, những cơ quan ngôn luận chính thức của Bắc Kinh đã công bố văn kiện kỳ họp lần thứ tư của Ủy ban trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa 19 hồi tuần trước. Nó bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội cùng hệ thống lý luận và phát triển của Trung Quốc trong kỷ nguyên mới, trong đó dành riêng một phần để nói về Hồng Kông và Ma Cao. Đáng chú ý là bên cạnh các biện pháp hành chính, luật pháp, an ninh quốc gia mà Bắc Kinh muốn áp đặt lên hai đặc khu này là bản dự thảo hướng dẫn việc giáo dục tinh thần yêu nước cho giới trẻ đại lục nói chung và tại các đảo quốc này nói riêng.

Theo như văn kiện Trung ương Đảng được trích đăng tải trên tờ Nhân Dân Nhật Báo ấn bản tiếng Anh ra ngày 12 tháng 11 thì "giáo dục tinh thần yêu nước" trong kỷ nguyên mới phải được dẫn dắt bởi chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, thuyết Tam cá Đại biểu (thuyết Ba Đại Diện của Giang Trạch Dân đề ra rằng Đảng cộng sản đại diện cho lực lượng sản xuất, cho nền văn hóa và quyền lợi nhân dân), Quan điểm Khoa học về Phát triển (học thuyết của Hồ Cẩm Đào trong việc kiến tạo một xã hội cân đối với con người là cơ bản và sự phát triển phải toàn diện) cùng tư tưởng Tập Cận Bình qua mô hình xã hội chủ nghĩa mang đặc tính Trung Hoa.

Văn kiện này thực chất là sự cải đổi bản hướng dẫn đã ra đời đôi chục năm trước từ sau vụ Thiên An Môn, nhằm giáo huấn giới trẻ để khẳng định rằng, yêu nước phải song hành với yêu đảng và yêu chủ nghĩa xã hội trong tình đoàn kết dân tộc để thực hiện Giấc Mộng Trung Hoa hiện nay. Bắc Kinh chỉ thị rằng nó cần được phổ biến và áp dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong văn học nghệ thuật, trên không gian mạng cùng các phương tiện truyền thông xã hội. Đặc biệt là cần đưa vào chương trình giảng dạy học đường và cơ quan chính phủ, không chỉ dành cho giới trẻ đại lục mà chú trọng đến giới trẻ và công chức tại Hồng Kông và Ma Cao.

Trên thực tế, nếu theo dõi các bài báo cũng trên Tân Hoa Xã và Nhân Dân Nhật Báo thì một chiến dịch vận động tinh thần yêu nước, yêu mẫu quốc đã liên tục xuất hiện kể từ khi cuộc xuống đường của giới trẻ Hồng Kông diễn ra trong vài tháng qua, không đợi đến khi văn kiện trên được phổ biến trong tháng này. Bắc Kinh đã sử dụng chính các minh tinh điện ảnh, những ca sĩ, người mẫu Hồng Kông thân cộng để làm công cụ tuyên truyền, kêu gọi lòng yêu nước, trung thành với mẫu quốc. Hoặc đăng tải những câu chuyện kiểu "người tốt, việc tốt" có lòng yêu nước, tự hào khi làm người Trung Quốc. Chúng xuất hiện nhan nhãn và thường xuyên trên các báo đảng.

Đọc các văn kiện về chương trình giáo dục "cộng sản toàn thư" này cũng như một chiến dịch tuyên truyền về "tinh thần yêu nước" của Trung Quốc trong "kỷ nguyên mới", quả thật nếu không đưa người ta quay về với không gian một thời cộng sản của vài chục năm trước thì cũng gây ngạc nhiên cho nhiều người về câu chuyện tưởng như đùa mà Trung Quốc đang tái khởi xướng. Bởi những chủ thuyết cộng sản đã trở thành bóng ma quá khứ từ lâu trên thế giới và tượng đài Lenin còn bị kéo đổ trên chính xứ sở của Lenin cùng các quốc gia cựu cộng sản khác. Và ngay chính giới trẻ của các quốc gia cộng sản còn sót lại trên thế giới, như tại Việt Nam chẳng hạn, cũng chẳng thể nào nhồi nhét họ được huống hồ với giới trẻ Hồng Kông. Nhưng việc tái phát động chiến dịch này, có lẽ Trung Quốc chỉ muốn đề cao vai trò lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình hiện nay. Với mục đích gì, cứ cho rằng Trung Quốc vẫn còn thật sự bám víu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản như vậy thì liệu Bắc Kinh có áp đặt việc "yêu nước là yêu đảng và yêu chủ nghĩa xã hội" này lên giới trẻ Hồng Kông được hay không ?

Sau hơn hai thập niên Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Quốc và trở thành một đặc khu hành chính trực thuộc mẫu quốc, các cuộc thống kê mới nhất cho thấy dân Hồng Kông vẫn xem họ là "người Hồng Kông" (Hongkonger) đã lên mức kỷ lục là 76 % so với 23 % số người nhận mình là Trung Quốc hay Trung Quốc trong Kồng Kông. Nhóm người thân cộng này có lẽ phần lớn là những di dân đại lục từ sau ngày trao trả, còn lại người dân Hồng Kông thực thụ chưa bao giờ thấy mình thuộc về Bắc Kinh. Đó là lý do khiến Bắc Kinh lo ngại và ngày càng muốn đưa người dân Hồng Kông "vào khuôn phép", bằng cả bạo lực như những gì đang diễn ra tại Hồng Kông hiện nay và qua chiến dịch "văn hóa vận" với chiêu bài kêu gọi tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và tình đoàn kết quốc gia như nói trên.

Cho dù người dân và giới trẻ Hồng Kông buộc phải sống trong quy chế "một quốc gia, hai thể chế" dưới bóng dù chung của một quốc gia cộng sản, nhưng suy nghĩ, văn hóa, môi trường sống trong một xã hội dân chủ lâu đời đã thấm đẫm trong con người họ, khó có điều gì khiến họ đổi thay. Thực chất họ vẫn đang sống và hành xử như tại hai quốc gia, hai thể chế đầy khác biệt, nếu không nói là đầy trái ngược. Dân Hồng Kông yêu chuộng giá trị của tự do thay vì sự độc tài sắt máu. Họ đã quen với một thể chế chấp nhận đa đảng chứ không chỉ độc đảng và do đảng lãnh đạo. Và hơn hết, họ từng được hưởng quyền tự do ngôn luận, được chọn lựa quyền nghe-nói điều gì chứ không phải do sự tuyên truyền, nhồi nhét những giáo điều của chủ nghĩa Mao, Mác hay Lê Nin đã quá vãng nào đó. Đó là lý do họ phản kháng từ nhiều năm qua khi Trung Quốc thất hứa trong cam kết trao quyền tự quản cho Hồng Kông và can dự vào đảo quốc này ngày càng nhiều hơn.

Người dân và giới trẻ Hồng Kông cần sự tự do, cần xã hội dân chủ và cần sự sung túc từ một nền kinh tế thị trường phát triển. Họ không cần đảng cộng sản, không cần chủ nghĩa xã hội tập quyền, lại càng không thuộc về một giấc mộng Trung Hoa bá quyền đang bị thế giới ghét bỏ. Họ sẽ không bao giờ yêu nước theo kiểu phải "yêu đảng và yêu xã hội chủ nghĩa" như Bắc Kinh mong muốn. Mà tinh thần yêu nước của họ là tình yêu dành cho một Hồng Kông tự do, là sự tranh đấu quả cảm để bảo vệ những giá trị này.

Hơn ai hết, người Hồng Kông hiểu rằng khi nỗi sợ hãi bao trùm là lúc bạo quyền lên ngôi, còn khi nhà cầm quyền biết sợ người dân, thì đó là lúc hoa tự do trổ bông. Chính vì lẽ đó, giới trẻ Hồng Kông chẳng lùi bước và đang đổ máu trong cuộc chiến với bạo tàn, cho dù không cân sức. Nhưng dẫu có phải hy sinh, họ đã là những người chiến thắng vinh quang. Nguyện vinh quang quy Hương Cảng. Glory to Hong Kong.

Đinh Yên Thảo

Nguồn : RFA, 24/11/2019 

Published in Diễn đàn

Khi phong trào dù vàng của 5 năm trước diễn ra tại Hồng Kông, trong nỗ lực giải thích nguyên nhân của các cuộc biểu tình, một số người ở phe thân Bắc Kinh đã chộp được một chương trình trung học có tên là "nghiên cứu tự do" (liberal studies) [1].

nghiencuu2

Người biểu tình Hồng Kông trong phong trào dù vàng năm 2014 (Nguồn : Pasu Au Yeung/Flickr)

Chương trình được đề xuất lần đầu vào năm 1992 và trở thành bắt buộc tại các trường trung học ở Hồng Kông từ tháng 9 năm 2009, như một phần của cải cách giáo dục.

Chương trình gồm 6 mô-đun : (1) phát triển cá nhân và quan hệ giữa các cá nhân, (2) Hồng Kông đương đại, (3) Trung Quốc hiện đại, (4) toàn cầu hóa, (5) công nghệ năng lượng và môi trường, và (6) y tế công cộng [2].

Trong 6 mô-đun, Hồng Kông đương đại là mô-đun gây tranh cãi nhất vì đề cập đến các chủ đề như tham gia chính trị và pháp trị. Với mô-đun này, học sinh được yêu cầu phải hoàn thành một dự án cá nhân, bao gồm nghiên cứu chuyên sâu và báo cáo từ 1.500 đến 4.000 từ [3].

Trước cải cách, học vẹt đã thành tiêu chuẩn trong hệ thống trường học của Hồng Kông, và nghiên cứu tự do đã được giới thiệu để nuôi dưỡng kỹ năng tư duy phản biện và nâng cao nhận thức của học sinh về các vấn đề ảnh hưởng đến Hồng Kông, Trung Quốc và thế giới [4].

Theo một khảo sát của Phòng Giáo dục Hồng Kông năm 2014, 82% học sinh tốt nghiệp lớp 6 đồng ý rằng nghiên cứu tự do đã nâng cao khả năng tư duy đa chiều, trong khi 80% cho biết chương trình này làm tăng nhận thức của mình về xã hội [5].

nghiencuu0

82% học sinh tốt nghiệp lớp 6 đồng ý rằng nghiên cứu tự do đã nâng cao khả năng tư duy đa chiều

Mặc dù khó để nói rằng có quan hệ nhân quả rõ rệt giữa chương trình và các cuộc biểu tình, song không khó để thấy rằng có sự liên kết giữa chúng, chẳng hạn, nhiều giáo viên trung học ủng hộ các cuộc biểu tình [6], và nhiều ngươi biểu tình là người trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên cũng là những người ở tuyến đầu trong việc đưa ra các đề nghị, hay xa hơn là các yêu sách đối với chính quyền Hồng Kông. Họ cũng đi tiên phong trong việc ứng cử vào vị trí dân biểu nhằm thúc đẩy cải cách chính trị.

Khi chương trình được cho là một phần nguyên nhân, chính quyền Hồng Kông đã tìm cách kiểm soát. Phòng Giáo dục Hồng Kông đã đưa ra một loạt đề xuất thay đổi, bao gồm giảm bớt chương trình thảo luận chính trị địa phương, tăng cường tập trung vào điều chỉnh Luật Cơ bản của Hồng Kông và các khái niệm về "một quốc gia", và chuyển chương trình từ bắt buộc thành tự chọn [7].

Các đề xuất này, một phần hay toàn bộ, cho đến nay, chưa được chấp thuận. Vì vậy mà nghiên cứu tự do lại trở thành chủ đề gây tranh cãi mấy tháng qua khi các cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ diễn ra.

Phe thân Bắc Kinh một lần nữa tấn công chương trình này, xem nó là hạt giống của sự nổi loạn và tình cảm chống chính phủ trong giới trẻ, và đòi hỏi nó phải được đại tu, thâm chí, bị bãi bỏ [8].

Áp lực lại dồn lên Phòng Giáo dục Hồng Kông. Vào tháng 9 vừa qua, phòng giáo dục Hồng Kông đã tuyên bố sẽ tư vấn cho các nhà xuất bản về nội dung sách giáo khoa của chương trình, có thể yêu cầu các nhà xuất bản trình tài liệu học tập để xem xét lâu dài [9].

Tin vui là một số nhà giáo dục đã phản đối vì e ngại rằng điều này có thể dẫn đến sự kiểm duyệt chính trị đối với chương trình học. Trước đó, vào cuối tháng 6, một lực lượng đặc nhiệm trong chính phủ cho rằng chương trình vẫn nên là bắt buộc [10].

Dù vậy, những người mến chuộng dân chủ ở Hồng Kông chắc hẳn sẽ không đơn thuần ngồi yên và chờ đợi để biết chính quyền Hồng Kông sẽ ứng xử ra sao. Và họ có thể sẽ xuống đường nếu nguy cơ chương trình bị bãi bỏ hiện rõ.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 24/11/2019 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích :

[1][2][3][4][6] Did ‘Liberal Studies’ Enable Hong Kong’s Youth Awakening ?

[5][7][8][9][10] Cause of Hong Kong protests or essential tool to teach the young ? Row over liberal studies rumbles on

Published in Diễn đàn

Quân đội Trung Quốc "lên gân" nhân dịp đầu năm 2019 RFI, 02/01/2019)

Trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ chỉ giảm nhẹ, đặc biệt vào cuối năm 2018 với cuộc hưu chiến thương mại, tờ báo chính thức của Quân Đội Trung Quốc vào đúng ngày đầu năm 01/01/2019 hôm qua đã ra một bài xã luận khẳng định ưu tiên hàng đầu của lực lượng võ trang Trung Quốc trong năm mới. Đó là tăng cường rèn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

tq1

Quân đội Trung Quốc làm lễ thượng cờ trên quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày đầu năm mới 01/01/2019. Reuters/Stringer

Theo một số nhà quan sát được nhật báo Hồng Kông South China Morning Post (SCMP) trích dẫn, đây là một động thái khác thường, có mục tiêu phô trương thanh thế để thị uy.

Bài xã luận của tờ báo nêu bật ưu tiên số một : "Chúng ta cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mặt trong một cuộc chiến và tăng cường năng lực toàn diện của binh lính nhằm ứng phó với các tình trạng khẩn cấp… bảo đảm sao cho có thể chiến thắng trước các thách thức".

Những ưu tiên khác được tờ báo nêu lên là lên kế hoạch thấu đáo, thực hiện nghiêm chỉnh để phát triển, cải tiến và đổi mới quân đội, và xây dựng đảng vững mạnh trong hàng ngũ quân đội.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc đẩy việc nâng cao năng lực tác chiến của quân đội từ khi ông lên nắm quyền năm 2012. Đối với giới quan sát, việc tăng cường rèn luyện đồng nghĩa với phô trương sức mạnh, và việc nêu bật ưu tiên này ngay vào đầu năm có thể là dấu hiệu cho thấy đó là một phần quan trọng trong kế hoạch năm 2019.

Một cựu trung tá quân đội Trung Quốc, hiện là chuyên gia phân tích quân sự tại Nam Xương (tỉnh Giang Tây) đã giải thích với tờ SCMP rằng trong suốt 20 năm trước ngày ông giải ngũ vào năm 2004, việc luyện tập để sẵn sàng tác chiến luôn là một trong những công việc hàng đầu của quân đội. Tuy nhiên, điểm khác thường năm nay là việc luyện tập để chuẩn bị cho chiến tranh được nêu bật ngay đầu năm.

Đối với chuyên gia này, điều đó có nghĩa là ưu tiên đó trở thành kế hoạch toàn năm, cho dù ý định thực sự đằng sau động thái đó trước mắt chưa được rõ.

Theo cựu thứ trưởng Quốc Phòng Đài Loan Lâm Trung Bân (Lin Chong Pin), mục tiêu của Quân Đội Trung Quốc không ngoài việc phô trương sức mạnh để thị uy : "Đặt ưu tiên cho việc rèn luyện và chuẩn bị cho chiến tranh chỉ là một động thái thị uy để thúc đẩy sức mạnh ngoại giao mà quân đội Trung Quốc thường làm trong 4 thập niên qua, cho dù chưa hề đánh một nước khác trong thời gian đó".

Quan sát viên này ghi nhận : "Động thái này được đưa ra vào lúc mà Hoa Kỳ tăng sức ép lên Trung Quốc với một loạt chiến dịch quân sự. Nhưng tôi chắc chắn 100% là quân đội Trung Quốc sẽ không tiến hành bất kỳ một cuộc chiến tranh nào, dù ở Biển Đông hay eo biển Đài Loan".

Diều hâu Trung Quốc đòi đánh chìm tàu sân bay Mỹ

Một trong những đối tượng mà Bắc Kinh nhắm đến trong việc thị uy chính là Mỹ. Theo cựu chuẩn đô đốc La Viện (Lou Yuan), một nhân vật nổi tiếng diều hâu trong giới chuyên gia quân sự Trung Quốc, thì muốn thắng Mỹ, chỉ cần đánh chìm hai tàu sân bay của Hoa Kỳ, với 5.000 người trên mỗi chiếc.

Trang thông tin Úc news.com.au đã trích dẫn hãng tin Đài Loan CAN cho biết trong tham luận ngày 20/12 tại một hội nghị ở Thâm Quyến (Trung Quốc), nhà bình luận quân sự này khẳng định rằng tử huyệt của Mỹ chính là tàu sân bay, và các tên lửa hành trình. Đạn đạo chống hạm mới của Trung Quốc có thể tấn công các hàng không mẫu hạm Mỹ kể cả khi nằm giữa một hệ thống phòng thủ chặt chẽ.

Đối với ông La Viện, "những gì Mỹ lo sợ nhất là thương vong" và khi hai tàu sân bay Mỹ bị đánh chìm, điều đó có nghĩa là 10.000 người làm việc trên tàu sẽ thiệt mạng, "chúng ta sẽ thấy người Mỹ sợ hãi như thế nào".

Trọng Nghĩa

*****************

Tập Cận Bình dọa thống nhất Đài Loan bằng vũ lực (RFI, 02/01/2019)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài diễn văn hôm nay, 02/01/2019, tuyên bố việc Đài Loan độc lập sẽ dẫn đến "thảm họa". Ông Tập cổ vũ cho sự "thống nhất" một cách hòa bình, nhưng đồng thời cảnh cáo không loại trừ việc sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát Đài Loan.

tq2

Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh cáo Đài Loan trong bài diễn văn ngày 02/01/2019. AFP/POOL/Mark Schiefelbein

Song song đó, tờ Giải Phóng Quân Báo vừa công bố các mục tiêu cho năm 2019, kêu gọi "chuẩn bị chiến tranh". Từ Thượng Hải, thông tín viên Angélique Forget tường trình :

"Tăng cường huấn luyện và chỉnh đốn thái độ binh lính để có thể sẵn sàng trong trường hợp xung đột : quân đội Trung Quốc giương oai diễu võ trong chương trình năm mới đầy tính hiếu chiến. Tờ báo chính thức của Giải phóng quân Trung Quốc viết : "Chuẩn bị chiến tranh trở thành điều căn bản, đây phải là hướng chính".

Trong khi căng thẳng không ngừng tăng lên với láng giềng Đài Loan, kế hoạch này như một lời cảnh báo cho những ý định độc lập của hòn đảo. Trong những tháng gần đây, Trung Quốc liên tục cho máy bay và tàu chiến quần thảo xung quanh Đài Loan. Và cách đây vài ngày, chính quân đội Trung Quốc đã cảnh cáo chính quyền Đài Bắc là sẽ rơi vào ngõ cụt nếu cố gắng ngăn trở việc thống nhất với Hoa lục.

Trong bài diễn văn đọc sáng nay tại Bắc Kinh, vị chủ tịch đầy quyền lực Tập Cận Bình đồng thời là chủ tịch Quân ủy Trung ương đã răn đe : "Trung Quốc không loại trừ việc sử dụng vũ lực để chống lại các lực lượng đòi độc lập ở Đài Loan".

Ông Tập Cận Bình cho rằng việc thống nhất theo chính sách "Một đất nước, hai chế độ" sẽ "bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc của đồng bào Đài Loan". Chủ tịch Trung Quốc gợi ý cho thảo luận rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội, nhưng với điều kiện tiên quyết là phải công nhận nguyên tắc "chỉ có một nước Trung Hoa".

Phát biểu ngay sau bài diễn văn của ông Tập, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn khẳng định đảo quốc không thể chấp nhận đề nghị trên, nhấn mạnh việc thương lượng phải trên cơ sở giữa hai chính phủ với nhau. Trong diễn văn đầu năm mới hôm qua, bà cũng đề nghị Bắc Kinh giải quyết bất đồng một cách hòa bình, và tôn trọng những giá trị dân chủ của Đài Loan.

Nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan, trường đại học Báp-tít Hồng Kông bình luận : "Ông Tập tuyên bố :' Chúng tôi sẵn sàng thương lượng, nhưng trước hết quý vị phải đầu hàng đi !' Như thế thì chẳng đối thoại với ai được». Dân biểu Hồng Kông Mao Mạnh Tĩnh (Claudia Mo) nhận định : "Trung Quốc đang nuốt chửng Hồng Kông trong mọi lãnh vực, nhưng lại giải thích rằng Hồng Kông là mẫu mực tuyệt vời cho Đài Loan. Đó là một trò đùa !".

Thụy My

*******************

Tập Cận Bình nói Đài Loan 'phải và sẽ' hợp nhất với Trung Quốc (BBC, 02/01/2019)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi người dân Đài Loan chấp nhận rằng họ 'phải và sẽ' hợp nhất với Trung Quốc.

tq3

Quân đội Đài Loan diễu hành - Hình minh họa

Trong bài phát biểu đánh dấu 40 năm kể từ khi cải thiện mối quan hệ với Đài Loan, ông Tập nhắc lại lời kêu gọi thống nhất ôn hòa với Bắc Kinh trên cơ sở một quốc gia hai thể chế. Tuy nhiên, ông nói Trung Quốc có quyền sử dụng vũ lực.

Trong khi Đài Loan tự trị và độc lập trên thực tế, Bắc Kinh coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai.

Chủ tịch Trung Quốc cho biết cả hai bên là một phần một đại gia đình Trung Quốc và rằng nền độc lập của Đài Loan là "một dòng chảy ngược lịch sử và là ngõ cụt".

Người dân Đài Loan "phải hiểu rằng độc lập sẽ chỉ mang lại khó khăn", ông Tập nói và thêm rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ dung thứ cho bất kỳ hình thức hành động nào thúc đẩy nền độc lập của Đài Loan.

Ông cũng nhấn mạnh rằng quan hệ với Đài Loan là "một phần chính trị nội bộ của Trung Quốc" và rằng "sự can thiệp của nước ngoài là không thể chấp nhận được".

Bắc Kinh "bảo lưu lựa chọn thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết chống lại các lực lượng bên ngoài can thiệp vào việc thống nhất hòa bình", ông nói.

Một ngày trước bài phát biểu của ông Tập, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói rằng Bắc Kinh nên chấp nhận sự tồn tại của Đài Loan và sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết mâu thuẫn với hòn đảo này.

Trung Quốc nên "tôn trọng sự kiên quyết của 23 triệu người về tự do và dân chủ, và phải sử dụng hòa bình, công bằng để xử lý sự khác biệt của chúng tôi", bà nói thêm.

Vào tháng 11, đảng chính trị của bà Thái Văn Anh đã vấp phải một thất bại nặng nề trong các cuộc bầu cử khu vực được Bắc Kinh coi là một đòn giáng mạnh vào lập trường ly khai của bà.

Vấn đề vì đâu ?

Đài Loan là một nền dân chủ tự trị và trên thực tế đã hoạt động như một quốc gia độc lập kể từ năm 1950, khi chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc bị lực lượng cộng sản đánh đuổi ở Đại lục và chạy sang hòn đảo này.

Tuy nhiên, Trung Quốc coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai - không phải là một quốc gia theo đúng nghĩa của nó - một ngày nào đó sẽ được hợp nhất hoàn toàn với đất liền.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh ngày càng trở nên quyết đoán đối với các yêu sách của mình.

Ví dụ, Trung Quốc khẳng định rằng các quốc gia khác chỉ có thể có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc hoặc Đài Loan chứ không phải cả hai.

Bắc Kinh đã giành được ngày càng nhiều trong số các đồng minh quốc tế ít ỏi của Đài Bắc, những nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với hòn đảo này và thay vào đó thiết lập quan hệ với Trung Quốc.

Năm ngoái, Trung Quốc cũng buộc các hãng hàng không và khách sạn nước ngoài liệt kê Đài Loan là một phần của Trung Quốc trên trang web của họ.

****************

Hàng ngàn người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong (VOA, 02/01/2019)

Hàng ngàn người biu tình đã xung đường Hong Kong hôm 1/1 đ đòi dân ch, các quyn cơ bn và thm chí là đc lp khi Trung Quc trong bi cnh h phi đi mt vi s đàn áp gia tăng ca Đng Cng sn Trung Quc đi vi các quyn t do đa phương.

tq4

Cuộc biu tình đu Năm Mi thu hút đông đo người dân Hong Kong

Trong năm qua, Mỹ và Anh đã bày t quan ngi v mt s v vic mà h cho rng đã phá hoi lòng tin v t do và t tr ca Hong Kong dưới s cai tr ca Trung Quc.

Những v vic này bao gm b tù các nhà hot đng, cm các đng phái chính tr c súy đc lp và trục xut trên thc tế mt nhà báo phương Tây và ngăn cn các nhà hot đng dân ch ra ng c.

Cuộc biu tình vào năm mi cũng bao gm li kêu gi khi đng li các cuc ci cách dân ch đã b ngưng tr và đu tranh vi ‘đàn áp chính tr’ ca Bc Kinh.

"Nhìn lại mt năm trôi qua, đó là mt năm rt ti t… Pháp tr Hong Kong đang tht lùi", Jimmy Sham, mt trong nhng người t chc cuc biu tình, cho biết.

Những nhà t chc cho biết cuc tun hành có 5.500 người tham gia – điu chnh li con s ước tính lúc đầu là 5.800 người trong khi cnh sát nói rng có 3.200 xung đường vào lúc cao đim ca cuc tun hành.

Mặc dù chính quyn Hong Kong đã đàn áp quyết lit phong trào đòi đc lp, điu này không h ngăn khong 100 nhà hot đng đòi đc lp tham gia cuc tuần hành. H trương nhng biu ng và hô vang nhng khu hiu đòi Hong Kong tách ra khi Trung Quc.

Trung Quốc xem Hong Kong là phn lãnh th không th tách ri ca h và lên án ‘nhng k ly khai’ là mi đe da đi vi ch quyn quc gia, ngay c khi phong trào đòi độc lp không giành được nhiu s ng h ca người dân.

"Chính quyền s tiếp tc đàn áp phong trào đc lp ca Hong Kong, nhưng phong trào s ngày càng ln mnh", Baggio Leung, mt lãnh đo phong trào đc lp, nói và cho biết mt s thành viên trong nhóm của ông đã b các băng đng ‘tam hoàng’ quy phá trước khi cuc tun hành din ra.

Trong một đng thái chưa tng có tin l vào năm ngoái, chính quyn Hong Kong đã cm Đng Dân tc Hong Kong vi lý do an ninh quc gia vì lp trường đòi đc lp của đng này.

Nhà báo phương Tây Victor Mallet trên thc tế đã b trc xut khi Hong Kong chng lâu sau khi ông có cuc trò chuyn vi lãnh đo Đng Dân tc Hong Kong ti mt câu lc b báo chí.

Việc t chi cp th thc cho Mallet mà cho đến nay chính quyền Hong Kong vn không đưa ra li gii thích, đã b mt s chính ph nước ngoài ch trích.

Một s người biu tình còn đem theo chân dung ca Theresa Cheng, quan chc tư pháp cao nht ca đc khu, vi dòng ch ‘Truy nã’ đ lên án quyết đnh ca bà này ngưng một cuc điu tra tham nhũng đi vi ông Lương Chn Anh, cu đc khu trưởng và là người thân Bc Kinh, mà không đưa ra li gii thích tha đáng.

"Tôi lo ngại rng áp lc s tiếp tc", ông Joseph Cheng, mt nhà vn đng nhân quyn kỳ cu và là mt giáo sư về hưu vn đang gây qu ‘công lý’ cho nhng nhà hot đng phi chu chi phí pháp lý cao ngt cho mt s phiên tòa.

"Chúng tôi sẽ đi mt vi mt vài năm rt khó khăn, nhưng chúng tôi phi kiên đnh… Không ging như trong đi lc, ít nht chúng tôi còn có quyền phn đi", ông Cheng nói.

********************

Dân Hồng Kông tuần hành đòi dân chủ (RFI, 02/01/2019)

Khoảng vài nghìn người dân Hồng Kông đã xuống đường đúng ngày đầu năm 01/01/2019 để yêu cầu được hưởng một nền dân chủ toàn vẹn, tôn trọng những quyền cơ bản và thậm chí là độc lập với Trung Quốc. Nhiều người biểu tình cho rằng Đảng cộng sản Trung Quốc đang bóp nghẹt các quyền tự do ở Hồng Kông.

tq5

Cuộc tuần hành đầu năm đòi dân chủ ở Hồng Kông ngày 01/01/2019. Reuters/Tyrone Siu

Theo thống kê của các nhà tổ chức, cuộc tuần hành đầu năm mới đã thu hút khoảng 5.800 người nhằm yêu cầu khôi phục các biện pháp cải cách dân chủ và phản đối "hành động trấn áp chính trị" của Bắc Kinh.

Ông Jimmy Sham, một nhà đồng tổ chức cuộc tuần hành, nhận xét : "Nếu nhìn lại năm vừa qua, đó là một năm rất xấu. Nhà nước pháp quyền bị thụt lùi ở Hồng Kông".

Hãng tin Reuters cho biết hàng trăm nhà đấu tranh vì độc lập cho Hồng Kông đã tham gia đoàn tuần hành bất chấp các biện pháp ngăn chặn của chính quyền. Trong đoàn người biểu tình xuất hiện nhiều băng-rôn, khẩu hiệu ủng hộ ly khai.

Đối với Bắc Kinh, Hồng Kông là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc và "toàn vẹn lãnh thổ quốc gia" đang bị hoạt động của "các nhà ly khai" Hồng Kông đe dọa, dù phong trào đấu tranh đòi độc lập cho Hồng Kông không thực sự được ủng hộ rộng rãi trong dân chúng.

Thu Hằng

Published in Châu Á