Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cảnh giác trước lời đe dọa của Trung Quốc

Đại Phong, RFA, 20/04/2020

Biển Đông đang "nóng" hơn

Tình hình biển Đông vẫn đang "sôi sục" bởi các hành động hung hăng liên tiếp của Trung Quốc.

bd1

Hình minh họa. Các tàu nạo vét của Trung Quốc xung quanh bãi Mischief ở quần đảo Trường Sa hồi tháng 5 năm 2015 - Reuters

Sau khi tuyên bố thành lập chính quyền "khu Tây Sa" và "khu Nam Sa"ngày 18/4/2020, Trung Quốc tiếp tục lấn thêm những bước đi mạnh bạo. Ngày 17/4/2020, Trung Quốc gửi tiếp Công hàm để đáp trả Công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam với những lời lẽ mang hàm ý đe dọa.

Ngoài ra, Bộ Dân chính Trung Quốc ngày 19.4 còn thực hiện một động thái ngang nhiên nữa là công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 25 đảo, bãi đá cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông. 25 đảo, bãi đá cùng 55 thực thể được đặt tên này tập trung ở phần phía tây Biển Đông. Một số nằm dọc theo "đường lưỡi bò" và rất sát Việt Nam.

Chẳng hạn, Nhàn Đàm Hải Đài (Xiantan Haitai) ở vị trí 11 28'.7 N/110 14' E, cách Cam Ranh khoảng 60 hải lý ; Vạn An Hải Để Hạp Cốc Quần (Wan'an Haidixiaguqun) ở vị trí 10°30'N/109°50'E, cách đảo Phú Quý khoảng 50 hải lý ; Tiêu Tương Hải Khâu (Xiaoxiang Haiqiu) ở vị trí 9°32'1"N/109°44'1" cách Hòn Hải khoảng 45 hải lý.

Động thái này một lần nữa cho thấy Trung Quốc càng ngày càng thể hiện tham vọng độc chiếm biển Đông khi đồng loạt triển khai nhiều hành động cả trên thực địa, pháp lý và hành chính.

Công hàm của Trung Quốc ngày 17/4 thể hiện điều gì ?

Sau khi Malaysia đệ trình hồ sơ về thềm lục địa mở rộng ngày 12/12/2019, các quốc gia liên quan đã lên tiếng. Trung Quốc gửi ngay một Công hàm ngày 12/12/2020 để phản đối Malaysia. Ngày 6/3/2020, Philippines đã gửi hai công hàm lên Liên Hợp Quốc để trình bày quan điểm của mình. Trong đó, một công hàm của Philippines đã thẳng thắn phản đối các yêu sách phi pháp của Trung Quốc. Để đáp lại, ngày 23/3/2020 Trung Quốc đã ra công hàm đáp trả Philippines.

Ngày 30/3/2020, Việt Nam đã gửi Công hàm để khẳng định chủ quyền của mình trên Hoàng Sa và Trường Sa cũng như phản đối các lập luận vô lý và phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông. Đồng thời, ngày 14/4/2020, Việt Nam cũng gửi thêm hai công hàm để đáp lại quan điểm của Malaysia và Philippines.

bd2

Hình minh họa. Lính Trung Quốc tuần tra ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hôm 29/1/2016 Reuters

Ngày 17/4/2020, Trung Quốc đã gửi công hàm tới Liên Hợp Quốc để đáp trả công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam. Trong công hàm này của Trung Quốc, ngoài phần đầu lặp lại các yêu sách lộn xộn như trong các công hàm phản đối Malaysia, Philippines và Việt Nam trước đây, Trung Quốc còn nhắc lại rằng Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa với Công thư năm 1958 của Thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Phạm Văn Đồng. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho rằng, cho tới thập kỷ 70 của thế kỷ XX, phía Việt Nam đã luôn chính thức công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc.

Thêm nữa, Trung Quốc còn cho rằng, sau năm 1975, Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc estoppel trong luật quốc tế vì đã có hành vi yêu sách trái phép đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc ngang ngược khẳng định rằng Việt Nam đã sử dụng vũ lực trái phép để chiếm đoạt các đảo và đá của Trường Sa, vốn thuộc Trung Quốc.

Đặc biệt, trong công hàm này của Trung Quốc có thêm một câu : "Trung Quốc cương quyết yêu cầu Việt Nam rút tất cả người và vật dụng trên các đảo và đá ở Trường Sa" này.

Về lập luận pháp lý của Trung Quốc trong công hàm này, người viết xin sẽ trình bày và phân tích cụ thể trong những bài sau. Còn trong bài này, xin tập trung vào ngôn ngữ với hàm ý đe dọa Việt Nam.

Trong bài viết của Nguyễn Hồng Thao - Vốn là Đại sứ Việt Nam tại Malaysia đăng ngày 19/4/2020, tác giả đặt ra khả năng đây là tín hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực đối với Việt Nam. Điều này được suy luận bởi vì trong các công hàm đáp trả Malaysia và Philippines của Trung Quốc cùng thời gian này không có câu tương tự.

Theo sự tìm kiếm của Dự án Đại Sự ký Biển Đông, thì trong một tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/2/1988 cũng có một câu tương tự như sau : "Phía Việt Nam phải rút khỏi các đảo và các cụm san hô này. Nếu phía Việt Nam cản trở các hành động chính đáng của Trung Quốc tại các khu vực đã nói trên, bất chấp sự nhất quán của Trung Quốc. Thì (Việt Nam) sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước các hậu quả phát sinh".

Và như chúng ta đã biết, Trung Quốc tuyên bố câu này ngày 22/2/1988 thì ngày 14/3/1988 xảy ra sự kiện Hải quân Trung Quốc thảm sát lính công binh Việt Nam tại Gạc Ma. Chính vì vậy, việc cảnh giác trước các tín hiệu đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc trong thời điểm này không phải là thừa.

Các kịch bản sử dụng vũ lực của Trung Quốc

Vậy nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực thì sẽ sử dụng vũ lực ra sao ? Sau đây xin đưa ra 2 khả năng.

1. Trung Quốc sẽ nổ súng, cướp quyền kiểm soát tại 21 cấu trúc mà Việt Nam đang nắm giữ tại Trường Sa. Kịch bản này có thể xảy ra, nhưng với khả năng rất ít, bởi vì :

i) Thực lực trên biển của Hải quân Trung Quốc đang càng ngày càng lớn mạnh, nhưng Hải quân Việt Nam cũng có những bước tiến về chất và lượng. Chúng ta nên biết, nếu chỉ đơn thuần so sánh tiềm lực của hai bên thì đó là sự khập khiễng. Nhưng Trung Quốc chỉ có thể mang một phần tiềm lực Hải quân của họ để chiến đấu với Hải quân Việt Nam tại đây.

ii) Thế và lực của Việt Nam không phải như hồi năm 1988. Với sự lên tiếng ủng hộ Việt Nam của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, cho thấy, Việt Nam hiện nay còn có sự ủng hộ của nhiều bạn bè quốc tế.

iii) Đây không phải là thời điểm thích hợp cho việc Trung Quốc phát động một cuộc chiến. Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trong một cuộc "thư hùng" cạnh tranh chiến lược với nhau. Với các hành động vô trách nhiệm, đểu cáng nhằm thủ lợi trong dịch Covid-19 của Trung Quốc khiến nhiều quốc gia Tây phương đã ngả về phía Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc gây chiến thời gian này, sẽ là dịp để cả thế giới ngả về phía Hoa Kỳ, và Trung Quốc sẽ bị cô lập. Điều này Trung Quốc không hề muốn. Cái Trung Quốc muốn là không đánh mà vẫn đạt được mục đích độc chiếm biển Đông. Vì thế, tình huống này khó xảy ra lúc này.

2. Tuy nhiên, Trung Quốc có khả năng sử dụng các đội tàu của mình, từ tàu chiến Hải quân đến các tàu Hải cảnh, Kiểm ngư cùng tác tàu dân quân biển của mình để đe doạ, bao vây các giàn DK gần khu vực Bãi Tư Chính mà Việt Nam hiện đang kiểm soát. Kịch bản "bắp cải" mà Trung Quốc đã áp dụng thành công khi chiếm thế thượng phong, giành quyền kiểm soát tại Scarborough từ tay Philippines năm 2012 có thể được lặp lại, dưới một hình thức mới.

Chính vì vậy, Việt Nam cần có các kịch bản ứng phó trong các trường hợp xảy ra các tình huống xấu nhất như vậy.

Đại Phong

Nguồn : RFA, 20/04/2020

********************

Trung Quốc đặt tên cho các đảo và thực thể ở Biển Đông, phản đối Việt Nam trước UN

RFA, 20/04/2020

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 19/4 cho biết Bắc Kinh vừa công bố "danh xưng tiêu chuẩn" cho hàng chục đảo và bãi đá ở khu vực Biển Đông, một hành động mà nước này gọi là để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển đang tranh chấp.

bd3

Hình minh họa. Tàu hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan HD 981 hồi tháng 5 năm 2014 Reuters

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Bộ Dân Chính và Bộ Tài Nguyên Trung Quốc đã công bố các tên, kinh độ và vĩ độ đối với 25 đảo và 55 thực thể địa lý dưới biển ở khu vực này.

Theo tờ Tuổi Trẻ, trong số những bãi cạn được đặt tên, có những bãi nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý, hoặc đường cơ sở của Việt Nam khoảng 50 hải lý.

Trước đó ,vào ngày 18/4, Bắc Kinh cũng tuyên bố thành lập hai quận đảo Tây Sa và Nam Sa để quản lý hai quần đảo đang tranh chấp với các nước là Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng phản đối và cho rằng đây là hành vi "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới".

Hành động đặt tên cho các đảo và bãi đá cũng như việc lập hai quận mới quản lý các đảo ở Biển Đông là những hành động mới nhất mà Trung Quốc thực hiện sau khi vào ngày 17/4, nước này đệ trình lên Liên Hiệp Quốc (UN) một tài liệu cáo buộc Việt Nam "đưa quân xâm lược và chiếm đảo, đá thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc hòng tạo ra tranh chấp".

Nam Sa là tên mà Trung Quốc đặt cho quần đảo Trường Sa.

Trong văn bản gửi lên UN, Bắc Kinh còn "phản đối sự xâm lược và chiếm đóng trái phép của Việt Nam" và "yêu cầu Việt Nam rút tất cả người và phương tiện, thiết bị ra khỏi các đảo, đá đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp".

Trong một diễn tiến khác, báo Người Lao Động hôm 20/4 đưa tin cho biết công ty TNHH giày Apache Việt Nam ở khu công nghiệp Long Giang thuộc tỉnh Tiền Giang đã treo 6 bản đồ lạ bằng ngôn ngữ Trung Quốc, trong đó thể hiện chi tiết Biển Đông là South China Sea.

Báo Người Lao Động cho biết vào chiều cùng ngày, đoàn kiểm tra của tỉnh Tiền Giang đã đến công ty để kiểm tra và xác minh việc treo bản đồ lạ này để xử lý theo quy định…

*******************

Trung Quốc lập quận quản lý Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam ‘phản đối mạnh mẽ’

VOA, 20/04/2020

Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 19/4 lên tiếng v vic Trung Quc thông báo thành lp qun Tây Sa và Nam Sa đ qun lý qun đo Hoàng Sa và Trường Sa Biển Đông.

bd4

Trung Quc thông báo thành lp qun Tây Sa và Nam Sa đ qun lý qun đo Hoàng Sa và Trường Sa Biển Đông.

"Việt Nam đã nhiu ln mnh m khng đnh Vit Nam có đy đ bng chng lch s và cơ s pháp lý đ khng đnh ch quyn đi vi hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa", phát ngôn viên Lê Th Thu Hng nói trong mt tuyên b, mt ngày sau thông báo của Bắc Kinh.

"Lập trường nht quán ca Vit Nam là phn đi mnh m vic thành lp cái gi là ‘thành ph Tam Sa’ và các hành vi có liên quan vì đã vi phm nghiêm trng ch quyn ca Vit Nam, không có giá tr và không được công nhn, không có li cho quan h hu ngh gia các quc gia và gây thêm phc tp tình hình Bin Đông, khu vc và thế gii".

Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam lên tiếng "yêu cu Trung Quc tôn trng ch quyn ca Vit Nam, hu b các quyết đnh sai trái liên quan đến nhng vic làm đó và không có nhng vic làm tương t trong tương lai".

Trung Quốc hôm 18/4 thông báo vic thành lập qun Tây Sa có tr s đt ti đo Phú Lâm thuc qun đo Hoàng Sa. Tr s ca qun Nam Sa đt ti Đá Ch Thp thuc qun đo Trường Sa. Hai qun này thuc thm quyn ca thành ph Tam Sa tnh Hi Nam.

Tin cho hay, chính quyền Bc Kinh tuyên b rng qun Tây Sa s qun lý qun đo Hoàng Sa, Bãi Macclesfield và vùng bin xung quanh, trong khi qun Nam Sa qun lý qun đo Trường Sa và vùng bin kế cn.

Phản đi ca Vit Nam được đưa ra hơn mười ngày sau khi Hoa Kỳ cho biết "hết sc quan ngi" v các tin tc nói rng Trung Quc đâm chìm mt tàu cá Vit Nam gn qun đo Hoàng Sa trên Bin Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao M Morgan Ortagus nói trong mt tuyên bố hôm 6/4 rng k t khi dch Covid-19 bùng phát, Trung Quc đã khng đnh các tuyên b ch quyn Bin Đông như "công b các trm nghiên cu" mi đt trên các căn c quân s được xây dng trên Đá Ch Thp và Đá Subi, cũng như cho "máy bay quân sự đặc bit" h cánh trên Đá Ch Thp.

Published in Diễn đàn

Cuộc đua giành đảo để chiếm ưu thế hàng hải

Minh Anh, RFI, 26/09/2019

Không còn là nơi xa xôi hẻo lánh, bị cô lập, những hòn đảo trên biển đang trở thành những mảnh ghép chiến lược quan trọng được nhiều cường quốc đua nhau chiếm đoạt hay tranh giành ảnh hưởng nhằm kiểm soát những vùng lãnh hải bao la. Việc chiếm đóng và xây dựng các đảo đá ngầm ở Biển Đông là một trong số các ví dụ điển hình nhất trong cuộc đua giành đảo này.

gianh1

Ảnh chụp vệ tinh ngày 08/04/2015 cho thấy các hoạt động bồi đắp một đảo nhỏ và phát triển một cảng nhân tạo tại những bãi rạn san hô của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Reuters/CSIS's Asia Maritime Transparency

Mỏm đá, đảo nhỏ, đảo ?

Thống kê của Liên Hiệp Quốc đưa ra một con số ấn tượng : 460.000 đảo trên khắp hành tinh. Từ cổ chí kim, nói đến đảo là nhắc đến nhiều chức năng của đảo : Một vị trí chủ chốt để kiểm soát một eo biển, Điểm giao thương và giao thoa văn hóa, Chốn thiên đường để quay phim giải trí, Một khu bảo tồn sinh thái…

Sự giầu có của một hòn đảo giờ không chỉ gắn liền với mảnh đất hình thành nên nó, và dưới thời thực dân, cho phép cường quốc cai trị đảo trở nên giầu có, mà còn đi liền với cả vùng biển bao bọc đảo – hay đúng hơn với cả đáy biển và những gì chúng cất trữ. Vậy trước hết, như thế nào mới được xem là đảo ? Bà Marie Redon, nhà địa chất học trường đại học Paris 13, tác giả tập sách "Vị thế địa chính trị của các đảo" (Nhà xuất bản Le Cavalier Bleu) giải thích trên đài RFI :

"Định nghĩa nghe có vẻ hiển nhiên. Nếu chúng ta bảo một ai đó "vẽ cho tôi một hòn đảo đi", một cách ngẫu nhiên, chúng ta sẽ có một mảnh đất chung quanh bao bọc nước và điều này chỉ dừng ở đó. Như vậy, một mảnh đất xung quanh toàn là nước, đương nhiên rồi, nhưng mảnh đất nào mới được ? Diện tích mảnh đất đó là bao nhiêu ? Liệu đó có là một mỏm đá, một đảo nhỏ ? Hay đó là một mảnh đất không nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống để được xem là một hòn đảo ? Phải chăng nước Anh vẫn luôn là đảo bất chấp đường hầm dưới biển Manche ? Hay như đảo Ré (phía tây nước Pháp) vẫn luôn là một hòn đảo ?

Thật tình, có điều gì đó thoáng nghĩ có vẻ rất rõ ràng trong định nghĩa về đảo, nhưng đồng thời cũng cực kỳ phức tạp khi chúng ta đi sâu hơn trong khái niệm này. Do vậy, định nghĩa đơn giản : Đó là một mảnh đất chung quanh bao bọc nước. Định nghĩa phức tạp hơn, dĩ nhiên chúng ta sẽ đề cập đến trong suốt chương trình này. Điều quan trọng đối với tôi chính là bản thân định nghĩa về đảo cũng đang trở thành một thách thức địa chính trị và kinh tế quan trọng."

Vùng đặc quyền kinh tế : 200 hay 350 hải lý ?

Thế rồi xuất hiện một ký hiệu rất dễ thương nhưng có một tầm quan trọng lớn : Đó là EEZ – vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (tương đương với 370,4 km) được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS lần III công bố năm 1982. Điều này có nghĩa là từ đường bờ biển, các quốc gia ven biển được quyền tiến ra khơi xa đến 370,4 km. Việc quốc tế công nhận vùng đặc quyền kinh tế EEZ đã mở đường cho quyết định công nhận các đảo quốc nhỏ đang phát triển như là một nhóm quốc gia đặc biệt trong lòng tổ chức quốc tế này 10 năm sau đó. Nhờ có EEZ mà vai trò những đảo quốc nhỏ này cũng tăng dần cùng với thời gian trên bàn cờ địa chính trị.

Lợi ích kinh tế và chiến lược từ biển cả mang về ngày càng lớn do vậy ngày càng có nhiều quốc gia đòi hỏi mở rộng EEZ. Hiện Tòa Án Công Lý Quốc Tế đang xem xét khả năng mở rộng các vùng đặc quyền kinh tế từ 200 hải lý lên đến 350 hải lý. Nghĩa là các nước duyên hải có thể vươn ra khơi xa đến 600 km tính từ bờ biển. Câu hỏi đặt ra : Vì sao là 200 và 350 hải lý ? Bà Marie Redon giải thích tiếp :

"Vì sao là 200 hải lý và 350 hải lý ? Con số 200 hải lý, độ rộng này không phải được chọn một cách ngẫu nhiên. Con số này từng phù hợp và bây giờ vẫn phù hợp với dòng hải lưu Humboldt, đi dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Đòi hỏi 200 hải lý này là do các quốc gia duyên hải như Pêru, Chilê đưa ra nhằm bảo vệ các vùng ngư trường của họ. Bởi vì khi người ta đề cập đến vùng EEZ này, đây là một thuật ngữ rất quan trọng, những quốc gia đó muốn độc quyền bảo vệ các nguồn tài nguyên như thủy sản và tài nguyên dưới lòng đáy biển.

Còn 350 hải lý tương đương với việc mở rộng ranh giới thềm lục địa. Ở đây chúng ta đang bước vào lĩnh vực thuật ngữ hải dương học. Thềm lục địa chính là việc nối dài về mặt kỹ thuật từ đất liền ra biển cả, và thường thì chính sâu dưới thềm lục địa chúng ta sẽ tìm thấy các nguồn dầu khí. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của mọi yêu sách. Bởi vì, những quốc gia nào không có nước láng giềng đối mặt, có thể mở rộng và có một thềm lục địa vượt quá 200 hải lý với nguồn dầu hỏa được tìm thấy hoặc có hy vọng tìm thấy dưới thềm lục địa thì những nước đó sẽ tìm cách đẩy xa hơn nữa giới hạn này."

Cuộc đua giành đảo : Hoàng Sa, Trường Sa là ví dụ điển hình

Đây chính là trường hợp của nhiều cường quốc lớn hiện nay như Hoa Kỳ, Pháp, vốn dĩ là những quốc gia có EEZ rộng lớn nhất thế giới. Và đó cũng chính là nguyên nhân của mọi xung đột trong tương lai. Tại Bắc Băng Dương, dưới tác động của hiện tượng khí hậu ấm dần, băng tuyết tại đây tan nhanh dẫn đến sự thèm muốn sở hữu những vùng lãnh hải được cho là giầu nguồn tài nguyên chưa được khai thác và có thể sẽ là những con đường hàng hải chiến lược trong tương lai.

Hoa Kỳ, Nga, Canada… bắt đầu khởi động cuộc đua giành quyền kiểm soát nhiều đảo quan trọng. Sự kiện gây chú ý gần đây nhất là ý định mua đảo Groenland bất thành của tổng thống Mỹ Donald Trump do bị Đan Mạch bác bỏ. Vụ việc thoáng nghe có vẻ khôi hài nhưng thật chất đó là cả một ý đồ chiến lược của Mỹ, nhằm bảo vệ sân sau Bắc Cực trước thế mạnh đang lên của Nga và Trung Quốc.

Nếu như các cường quốc xưa và nay rất "chăm chút" cho việc mở rộng ảnh hưởng hàng hải của mình, thì những cường quốc mới trỗi dậy cũng tìm cách chen chân vào cuộc chơi. Trung Quốc, những năm gần đây, một mặt không ngừng mở rộng quan hệ với các đảo quốc nhỏ ở Thái Bình Dương, nhằm triệt tiêu dần nguồn lực ủng hộ của Đài Loan, hòn đảo "cứng đầu, khó trị" luôn tìm cách cưỡng lại mọi ý đồ hợp nhất Đài Loan về với Hoa Lục. Mặt khác, Bắc Kinh liên tục xâm chiếm các bãi đá ngầm ở Hoàng Sa và Trường Sa, rồi tiến hành cải tạo biến chúng thành đảo, lập các tiền đồn quân sự. Hành động này của Trung Quốc ở Biển Đông đã bị các nước có tranh chấp chủ quyền tại những bãi đá ngầm như Việt Nam, Philippines phản đối gay gắt. Năm 2013, chính quyền Manila quyết định kiện Trung Quốc trước Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về việc nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn đối với toàn bộ vùng Biển Đông.

Năm 2016, Tòa án quốc tế La Haye ra phán quyết bất lợi, không công nhận chủ quyền của Bắc Kinh tại những bãi đá ngầm trên. Về điểm này, bà Marie Redon cho rằng chính hồ sơ này cũng cho thấy rõ có những bất cập và một số kẽ hở pháp lý về cách định nghĩa như thế nào là đảo.

"Thời gian gần đây, tôi cho là khoảng những năm 2016 - 2017, một phán quyết của tòa án Công lý Quốc tế đã được đưa ra nêu rõ định nghĩa về đảo khi cho rằng đảo phải là một mảnh đất nổi lên mặt nước khi thủy triều lên và không phải do nhân tạo, mà phải là tự nhiên. Và yếu tố cuối cùng chính là đảo phải có thể thích hợp với điều kiện sinh sống của con người.

Thế nhưng, thuật ngữ "thích hợp với điều kiện sinh sống con người" lại không mấy rõ ràng. Liệu việc "thích hợp cho điều kiện sinh sống con người" này có được là nhờ vào nguồn cung cấp từ bên ngoài hay là tự thân, điều này chưa mấy rõ. Dẫu sao thì các luật gia, các chuyên gia về luật biển cũng đang suy nghĩ về khái niệm này.

Trong trường hợp của Hoàng Sa và Trường Sa, tôi nhớ là vào năm 2014, chúng tôi có xem những bức ảnh chụp làm cho mọi người phì cười bởi vì quý vị sẽ thấy những hòn đảo ở đây đang phình to ra, đúng hơn là những đảo nhỏ, những mỏm đá đang phình to. Bởi vì Trung Quốc hy vọng có thể biến các mỏm đá thành đảo, những bãi đá không nhô lên khỏi mặt nước lúc thủy triều lên và những bãi đá này không hề có quy chế đảo.

Biến bãi đá ngầm thành đảo khi cho xây dựng ở đó các cảng sân bay trực thăng, cảng biển … phán quyết của La Haye đưa ra là "Không". Đây không phải là những hòn đảo. Đó chỉ là những bãi đá ngầm, do vậy quý vị không được quyền có vùng đặc quyền kinh tế EEZ cùng với các mục tiêu địa chất. Quý vị chỉ có quyền một vùng lãnh hải 6 hải lý nhưng không có quyền vùng EEZ."

Mỗi một siêu cường một "bảo bối"

Không chỉ tại Biển Đông, tham vọng của Trung Quốc còn mở rộng sang cả vùng Ấn Độ Dương, cạnh tranh với Ấn Độ giành quyền kiểm soát tuyến lưu thông hàng hải thiết yếu qua việc lập các căn cứ quân sự hay xây cảng biển tại các nước đối tác trong khu vực với dự án "chuỗi ngọc" nổi tiếng. Bà Marie Redon tóm lược chính sách chinh phục đảo của Trung Quốc cũng như một số cường quốc như sau.

"Để tóm tắt, về tình hình Biển Đông, tại Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tại Ấn Độ Dương, nếu nhìn trên bản đồ, người ta nhận thấy là không gian hàng hải ở đây thật sự bị khép kín và căng thẳng gia tăng bởi vì một cuộc đua chiếm hữu không chỉ về mặt lãnh thổ thông qua việc chiếm đảo, mà nhất là cả "đất biển" như vùng EEZ, những gì mang lại cho Trung Quốc quyền khai thác đối với các nguồn tài nguyên biển, dầu hỏa và cả với việc kiểm soát lối đi chiến lược.

Bởi vì, 90% giao thương thế giới đều được thực hiện bằng con đường hàng hải. Đương nhiên, việc có một hòn đảo nằm ngay giữa một eo biển giống như trường hợp nước Pháp tại eo biển Mozambic đối với quần đảo Eparses chẳng hạn, điều đó đồng nghĩa với việc có quyền giám sát những gì đang xảy ra và ai đi qua eo biển này !"

Tóm lại, trong cuộc đua giành đảo này, Trung Quốc không hề đơn thương độc mã. Mỗi một siêu cường đều nhắm một "bảo bối" riêng. Về việc Trung Quốc chiếm lấy toàn bộ Biển Đông, phương Tây cũng khó mà lên tiếng, nên chỉ đành chấp nhận ở việc kêu gọi "tự do lưu thông hàng hải" mà thôi !

Minh Anh

Nguồn : RFI, 26/09/2019

*********************

HD-8 rút ra rồi lại kéo vào như chơi…

Việt Trung, RFA, 26/09/2019

Câu chuyện Bãi Tư Chính rồi đây sẽ được các nhà làm sử ghi lại với nhiều pha gay cấn. Lúc ấy sẽ có sự phản chiếu phức hợp từ nhiều góc nhìn khác nhau : địa - chính trị với bang giao chính quốc - chư hầu, dầu khí với chiến lược nước lớn, đặc biệt là cuộc thương chiến Mỹ - Trung... Tất cả đều liên đới, khiến những ai quan tâm đến thời cuộc sẽ phải thảng thốt :

"Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc

Sắc tài bao mà lại lắm truân chuyên".

hd0

Hình minh họa. Tàu khảo sát Hải Dương của Trung Quốc - Courtesy of China Daily

Ví đời dân tộc với Thúy Kiều có thể gây phản cảm [1] ! Nhưng bao trùm lên tất cả là "tiếng kêu xé lòng" của thi nhân đối với tình cảnh bi thương của đất nước lâu nay. Việt Nam xét trên một số mặt, có thể tiến tới vạch xuất phát để tham gia vòng đua xếp loại cường quốc tầm trung (Xếp loại thôi, được hay không là chuyện khác). Ngày 11/06/2019, tờ Bangkok Post của Thái Lan đã đăng tải bài viết với nhận định, Việt Nam đang đóng vai trò là cường quốc tầm trung bất đắc dĩ ở Châu Á [2]. Nghịch lý chưa giải mã được là, tại sao đất nước có một vị trí quốc tế như thế mà bao đời nay vẫn luôn bị đe doạ về an ninh và phát triển ? Đối đầu với Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính nằm ngay trong EEZ của Việt Nam càng cho thấy, cũng như các thế kỷ trước đây, ngày nay Việt Nam vẫn dễ bị "can dự" vào các cuộc "tranh bá đồ vương" ở khu vực cũng như toàn cầu.

Tại sao HD-8 rút khỏi Bãi Tư Chính ?

Có nhiều giả thuyết, cũ và mới, giải thích đối đầu Trung – Việt tại khu vực Bãi Tư Chính từ đầu hè đến nay. Hãy bắt đầu bằng các lập luận gần đây nhất, vì nghe có vẻ mới và giật gân. Tuy nhiên cần thời gian, ít nhất là vài ba tuần tới, mới kiểm chứng được mức độ khả tín của các giả định này (hypothesis). Trung Quốc "quấy nhiễu" ở khu vực Bãi Tư Chính trước hết là để "quậy phá" việc nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ [3]. Giả thuyết này nghe ra có vẻ hợp lý, nhưng từ đấy để đi đến kết luận, nếu ông Trọng thôi không đi Mỹ, Trung Quốc sẽ hết "quấy rối" Việt Nam ở Bãi Tư Chính, thì có vẻ quá đơn giản. "Chiến dịch Bãi Tư Chính" năm nay của Trung Quốc không thể kết thúc một cách lãng xẹt như vậy, cho dù đẩy lùi sự xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington vẫn luôn là một ưu tiên trong chiến lược của Bắc Kinh.

Nên nhớ trước khi "bắn pháo hiệu" cho các loại tàu tiến vào khu vực Bãi Tư Chính, Trung Quốc đã "khai hoả" mặt trận ngoại giao khá sớm. Hãy xem độ ma mãnh của trò ngoại giao kiểu Tàu, từ công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng cho đến hội thảo quốc tế "70 năm tiến trình hiện đại hoá xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc" ngay giữa lòng Hà Nội, ngày 24/9/2019 (Viện Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cùng phối hợp với Đại Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đồng tổ chức) ! Cái thâm hiểm ở đây là, Bắc Kinh đã thao túng được một tầng lớp "hủ Marx" trong chính quyền Hà Nội tự ru ngủ mình, rồi "bơm ma tuý" vào xã hội Việt Nam, rằng Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tay nắm tay dưới ngọn cờ "bách chiến bách thắng" của chủ nghĩa xã hội ! Thì đấy, tàu giặc vào ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đất nước như chốn không người, mà vẫn "nâng bi", vẫn "ôm chầm" lấy nó như vậy !

Cả hai guồng máy độc tài đã/đang thi nhau nghiền nát ý chí chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Vậy thì hà cớ gì lại tìm cách bắt bẻ một "liễu bồ" như cô Bùi Thị Thu Hiền từ Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông (cũng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học) nhỡ "chót dại" đứng tên trong cái "Cooperative Research Report on Joint Development in the South China Sea : Incentives, Policies & Ways Forward". Mặc dầu đọc hết những khuyến nghị về chính sách của cái hội thảo quốc tế từ đầu hè ấy (từ ngày 27/5/2019), ta cứ tưởng như là phát ngôn của chính phủ Trung Quốc vậy. Đặc biệt là khuyến nghị đề cập tới việc chấp thuận Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) là khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam, nên đồng ý đưa vào diện "khai thác chung" (?) Cô Thu Hiền chẳng "chệch hướng" so với đường lối chung của Viện Hàn lâm Khoa học là bao !

Do đó, trả lời câu hỏi "Tại sao ngày 23/9 HD-8 rút khỏi Bãi Tư Chính ?" đơn giản chỉ là thế này : HD-8 rút ra rồi lại đẩy vào như chơi. Một khi đường lối chung đã vậy rồi thì tất cả chỉ là "diễn". Vào hay ra cũng là "diễn". Mà phải "diễn" thật khéo để khán giả đừng bức xúc. Khán giả mà bức xúc thì "rách việc" lắm. Chuyện kể hồi Cải cách ruộng đất (cũng thực hiện dưới sự chỉ đạo sát sao của các cố vấn Trung Quốc), trong một buổi chiếu phim tố cáo tội ác địa chủ, bộ đội đã không cầm được nước mắt, có anh đứng dậy chỉa súng lên "phông", bắn nát cả màn ảnh, vì chí căm thù ngút trời ! Rút kinh nghiệm, đảng ta và đảng Tàu ngày nay chỉ đạo từ Viện Hàn lâm đến Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), sao cho đừng nẩy nòi ra những "chú bộ đội" như hồi cải cách. Chả thế mà hội thảo về Bãi Tư Chính của Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển đã bị cản mũi kỳ đà dưới hình thức trì hoãn [4] !

Cuộc chiến vào hồi giáp lá cà

Một giả thiết khác vừa mới vừa cũ, đó là sự phối hợp giữa ngoài biển với trong đất liền phải nhịp nhàng sao cho có thể hỗ trợ tối đa "các đồng chí còn chưa bị lộ nằm trong đống rơm". Số là thế này : cuộc chiến giành những chiếc ghế tại Đại hội 13 đang vào hồi đánh giáp lá cà. Nhưng chớ đơn giản hoá đây là trận đấu giữa nhưng người "thân Mỹ" và "thân Tàu". Không chỉ có thế ! Cuộc giáp la cà từ nay đến trước Đại hội 13 còn là cuộc so găng giữa những người cùng chiến tuyến, đều "thân quyền" và "thân tiền" như nhau. Họ chỉ đến từ những nhóm lợi ích khác nhau. Nếu "tình hữu nghị viễn vông" mà giúp họ có thêm tiền, thêm quyền và kiếm được nhiều tiền hơn, nhiều quyền hơn thì chẳng có sự khác nhau nào giữa Bộ Ngoại giao với Ban Tuyên giáo như Trung Quốc đang rao giảng[5]. Bộ Ngoại giao có những lần vạch mặt chỉ tên Tàu xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, thì cũng chỉ vì "vai diễn" của nó phải như thế.

Bằng chứng là từ Bộ Ngoại giao, chứ không phải trên Ban Tuyên giáo, đã gọi điện xuống cho báo VietNamNet (Tuần Việt Nam) yêu cầu phải dỡ bài của một vị đại sứ xuất sắc của mình, chỉ vì Nguyễn Trường Giang[ 6] đã ca ngợi chí khí quật cường, niềm tin mãnh liệt của dân tộc Việt Nam từ lịch sử xa xưa đến nay trong cuộc đấu tranh chống lại những kẻ cướp nước và tập đoàn bán nước. Truân chuyên của cuộc đời Kiều – hay của dân tộc Việt Nam – là cùng lúc phải chịu sự bức hại từ hai "gã bán tơ" : Mã Giám Sinh gốc Tàu và Mã Giám Sinh gốc Việt. Vì vậy, cản phá nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ lên đối tác chiến lược, cũng như bào mòn xu hướng tiến bộ và dân chủ hoá mọi mặt xã hội Việt Nam là hai gọng kìm hiểm độc của chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh, toa rập với tập đoàn toàn trị Hà Nội đang thi nhau tròng vào cổ người Việt trong nước.

Hẳn nhiên, trong các lớp lang của vỡ diễn về cuộc "đối đầu" Việt – Trung, từ nay cho đến Đại hội 13, sẽ được nhà cầm quyền hai nước chủ động "dán thêm" các nhãn mác khác nhau như : mâu thuẫn giữa trung tâm với ngoại vi trong cạnh tranh địa - chính trị, hoặc đối đầu nước lớn trước trật tự thế giới, đặc biệt là cuộc thương chiến Mỹ - Trung. Nhưng rồi "lộng giả thành chân", biết đâu trong quá trình tương tác giữa các nhãn mác ấy sẽ sinh ra những công lực ngoài ý muốn của giai cấp thống trị. Lúc ấy, tất cả chúng ta sẽ "quý cô Kiều như đời dân tộc/ chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường/ chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc/ và lò trầm đêm ấy tỏa bay hương"[7]. Liệu một Kim Trọng từ bên kia Đại Tây Dương có kịp đến để cứu Thuý Kiều như trong "Đoạn trường tân thanh" (Tiếng kêu xé ruột) ấy hay không, đợi hồi sau sẽ rõ./.

Việt Trung

Nguồn : RFA, 26/09/2019

[1] http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.che-lan-vien-vi-nguyen-du-va-truyen-kieu

[2] https://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/1692984/vietnam-plays-role-of-reluctant-asian-middle-power

[3] https://www.rfavietnam.com/node/5656

[4] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49802994 Tàu HD-8 rút đi, VN hoãn hội thảo về Bãi Tư Chính

[5] Tình hình Biển Đông gần đây, Tạp chí "Tri thức Thế giới", số19/2019, TLTKĐB của TTXVN ngày 25/9

[6] https://www.youtube.com/watch? Bài bị gỡ : "Không thể để mất Biển, mất Bãi Tư Chính được".

[7] http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.che-lan-vien-vi-nguyen-du-va-truyen-kieu

Published in Diễn đàn

Trả lời bài viết "Trường Sa 1988 : không nổ súng trước nhưng phải nổ súng", Báo Tiếng Dân 15/03/2018 (1)

Tháng ba về lại nhớ Gạc Ma. Mỗi trái tim Việt Nam lại đau nỗi đau tháng ba 1988 Trung Quốc cướp Gạc Ma của tổ tiên ta. Mỗi trái tim Việt Nam lại đau nỗi đau 64 người lính Việt Nam trở thành 64 tấm bia thịt cho lính Trung Quốc đâm lê, kề súng AK tận ngực bóp cò. Tháng ba năm nay cùng nỗi đau mất đảo, mất 64 người con yêu của Mẹ Việt Nam lại thêm sự phẫn nộ vì giọng lưỡi trí trá, lấp liếm sự thật lịch sử và sự đánh đồng người chủ đích thực của Trường Sa với kẻ cướp Trường Sa.

cuop1

Nỗi đau 64 người lính Việt Nam trở thành 64 tấm bia thịt cho lính Trung Quốc đâm lê, kề súng AK tận ngực bóp cò.

Ông Lê Mạnh Hà, người viết "Trường Sa 1988 : không nổ súng trước nhưng phải nổ súng" cần nhớ rằng trước năm 1956, trước khi Trung Quốc đưa tàu quân sự giả dạng tàu đánh cá đổ người lên chiếm đảo Phú Lâm và một số đảo trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì điểm cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Trước năm 1974, trước khi Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa thì tàu quân sự của Trung Quốc đi vào Biển Đông đều phải lén lút, lấm lét, láo liên của kẻ cắp. Nay chiếm được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, chiếm được 8 bãi đá trong Trường Sa, chúng hối hả xây sân bay, xây quân cảng, quân sự hóa Trường Sa rồi trừng mắt vỗ ngực tuyên bố với thế giới rằng cả Biển Đông là của chúng.

Trong khi từ thế kỉ thứ 17, từ thời nhà Lê, nhà Nguyễn, Hoàng Sa, Trường Sa đã là cương vực lãnh thổ, là đơn vị hành chính của nhà nước Việt Nam. Khi Pháp đô hộ Việt Nam, Pháp kế tiếp nhà Nguyễn trong việc quản lí hành chính đó với Hoàng Sa, Trường Sa. Pháp đã xây đèn biển (hải đăng) ở Hoàng Sa, xây trạm khí tượng ỏ Trường Sa. Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc họp ở San Francisco, tháng 9/1951, Thủ tướng Trần Văn Hữu của Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa trước sự có mặt 49 Chính phủ các nước, không có nước nào có ý kiến khác.

Vậy mà ông Lê Mạnh Hà viết rằng ngày nay Việt Nam kiểm soát 21 đảo, Trung Quốc kiểm soát 7 đảo trong quần đảo Trường Sa là thắng lợi rồi ! Đánh đồng người chủ đích thực của Trường Sa, với kẻ cướp Trường Sa và coi Trường Sa như quần đảo hoang, vô chủ thì mới coi Việt Nam kiểm soát 21 đảo trong quần đảo Trường Sa và Trung Quốc chỉ kiểm loát được 7 đảo là thắng lợi !

Còn lệnh không nổ súng. Bộ trưởng Bộ quốc phòng không lệnh cho từng đại đội, không lệnh cho từng người lính không được nổ súng mà lệnh cho Bộ tư lệnh hải quân. Chính vì cái lệnh quái gở, tự trói tay mình, tự bắt mình buông súng đó mà trong tình thế nóng bỏng, trong khi Trung Quốc đưa hơn chục tàu khu trục, tàu tên lửa, mỗi tàu khu trục 4 khẩu pháo 100mm, 4 khẩu pháo 37 mm, tàu tên lửa 12 dàn phóng ra cướp Trường Sa của Việt Nam thì Hải quân Việt Nam đưa quân ra giữ Trường Sa chỉ dám đưa hai tàu vận tải nhỏ bé 500 tấn và một tàu đổ bộ cũ nát, cổ lỗ của Mỹ xuất xưởng từ 1945. Cả ba con tàu già lão này đều là tàu không vũ trang, chỉ chở lương thực, vật liệu xây dựng với 70 lính công binh chỉ có cuốc sẻng, 20 lính lữ đoàn 146 mang cờ chủ quyền ra cắm trên đảo cũng chỉ có mấy khẩu AK và chỉ có một băng đạn kèm theo súng.

cuop2

Con tàu già lão HQ-604 nhận lệnh ra Gạc Ma. Ảnh tư liệu Lữ đoàn

Không phải Hải quân Việt Nam không có tàu chiến đấu. Ngay từ tháng tám, năm 1964, khi tàu khu trục Maddox, Mỹ mới lảng vảng ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, Hải quân Việt Nam đã đưa một phân đội ba tàu phóng lôi xé sóng ra tấn công tàu khu trục Maddox Mỹ. Tàu khu trục Maddox lớn, hiện đại và hỏa lực mạnh gấp nhiều lần những tàu khu trục của Trung Quốc ở Trường Sa 1988. Lệnh không nổ súng làm cho hình ảnh Hải quân Việt Nam chỉ còn là hình ảnh ba con tàu nhỏ bé, già nua, chậm chạp, không có sức chiến đấu, chỉ biết chịu trận.

Không được nổ súng. Giặc đổ bộ tràn lên đảo, xâm phạm chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc nhưng người lính giữ đảo chỉ biết đứng nhìn và người lính giữ lá cờ chủ quyền chỉ biết lấy sức người giành giật lá cờ với giặc rồi giơ ngực ra hứng trọn mũi lê phóng tới, hứng trọn cả loạt đạn AK của giặc dí sát người bóp cò.

Không được nổ súng. Không được chiến đấu giữ đảo đành nhận cái chết trong đau đớn rồi phó mặc đảo cho giặc làm chủ. Vi vậy Thiếu tướng Hoàng Kiền, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 83 công binh hải quân ngày đó đã phải đau đớn thốt lên : 14.3.1988 là ngày Trung quốc đưa quân xâm chiếm Trường Sa của ta chứ không có trận chiến nào ở đây !

Phạm Đình Trọng

(15/03/2018)

*********************

Trường Sa 1988 : không nổ súng trước nhưng phải nổ súng

Lê Mạnh Hà, Tiếng Dân, 15/03/2018

1. Quá trình đóng giữ của các bên tại Trường Sa

Đây là một quá trình dài, phức tạp, tôi chỉ nêu một số điểm chính. Hiện nay các bên đóng giữ 47 thực thể địa lý (gọi tắt là đảo). Không phải ngay từ đầu Việt Nam có 21 đảo (33 điểm đảo) như hiện nay. Trước 30/4/1975 và cho đến 1986 Việt Nam chỉ đóng giữ 7 đảo. Nhưng đến năm 1988 Việt Nam đóng quân trên 21 đảo, nhiều gấp 3 lần trước đó. 1971-1973 Philippines đóng giữ 5 đảo, đến nay họ giữ 10 đảo. Năm 1946, quân đội Trung Hoa dân quốc đóng giữ đảo Ba Bình. Năm 1956 quân đội Đài Loan tái chiếm đảo này.

1981-1983 Maylaysia đóng giữ 3 đảo, đến nay là 7 đảo. Năm 1988 Trung Quốc đóng giữ 6 đảo (cũng trong năm này Việt Nam đóng giữ thêm 13 đảo, 1 đảo vào năm 1987). Các bên đóng giữ các đảo phần lớn là không tiếng súng. Chỉ duy nhất có nổ súng khi tranh chấp đóng giữ tại Gạc Ma và Colin.

cuop3

Ảnh cắt từ clip trên báo Tuổi Trẻ

2. Được và mất tại Trường Sa

Hiện nay các bên đóng giữ 47 đảo. Việt Nam tuyên bố chủ quyền toàn bộ Trường Sa, hiện nay đóng giữ 21 đảo, 26 đảo bị các bên khác đóng giữ. Theo quan điểm về chủ quyền thì VN đã mất 26 đảo.

Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền toàn bộ Trường Sa và chỉ đóng giữ 7 đảo, như vậy, Trung Quốc thấy rằng họ mất 40.

Tương tự, Philipines mất 37 đảo về tay các bên khác.

Lời giải cho vấn đề Trường Sa hoàn toàn không dễ dàng. Để có lời giải này, trước hết cần có thông tin đầy đủ và chân thực nhất về Trường Sa, về những khó khăn chúng ta gặp phải khi mà các nước khác cũng đưa ra luận cứ của họ về Trường Sa. Cần phải biết đầy đủ điểm mạnh của ta và của họ, điểm yếu cũng thế, cần phải biết một cách chi tiết.

Không chỉ là giải quyết các đảo do các bên đang đóng giữ. Trường Sa có 134 đảo, bãi đá, bãi ngầm vậy xử lý vấn đề này như thế nào trong khi mới chỉ có 47 điểm được đóng giữ. Rất cần một câu trả lời thỏa đáng.

3. Gạc Ma: không nổ súng trước nhưng phải nổ súng

Muốn khẳng định việc gì thì phải có nhân chứng và bằng chứng. Nhân chứng là người trực tiếp tham gia trận Gạc Ma là trung sĩ Lê Hữu Thảo khẳng định không có lệnh cấm nổ súng.

Có một sự thật nữa là chúng ta đã nổ súng, mặc dù không nổ súng trước. Trong trận Gạc Ma, phía Trung Quốc thương vong 22 người, trong đó có 6 người chết. Bộ đội Việt Nam đã đánh trả và gây thương vong cho đối phương.

Trước đó, để phòng xung đột quân sự nhỏ trên khu vực Trường Sa có thể bùng nổ thành một cuộc chiến tranh lớn trên biển, Tư lệnh quân chủng Hải quân là đô đốc Giáp Văn Cương ra lệnh: hết sức kiềm chế, tự vệ là chính, không nổ súng trước, nhưng kiên quyết táo bạo, với phương châm "có người, có đảo; còn người, còn đảo".

Như vậy, mệnh lệnh không nổ súng trước đã được ban hành để tránh khiêu khích đối phương, làm bùng nổ các xung đột gây bất lợi lâu dài.

Bối cảnh lúc đó, Việt Nam vẫn đang có xung đột ở biên giới phía Bắc và tại Campuchia. Lúc này, lực lượng của chúng ta rất mỏng, phải bố trí quân đội ở cả biên giới phía bắc, Campuchia và biển đảo. Có thể nói, đây là giai đoạn mà Tổ quốc gặp khó khăn nhất. Ngoài việc biên giới hai đầu không yên ổn, Việt Nam còn bị bao vây, cấm vận về kinh tế.

Nếu manh động nổ súng trước mà để xảy ra một cuộc chiến lớn trên biển thì hậu quả rất khôn lường. Do đó, kiềm chế để không nổ súng trước, không để cho đối phương tạo cớ gây xung đột lớn là mệnh lệnh đúng đắn. Lịch sử đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh do một bên tạo cớ để gây ra như chiến tranh thế giới lần thứ 2, sự kiện vịnh Bắc bộ 1964 do Mỹ tạo cớ để ném bom phá hoại miền Bắc.

Nhưng tất nhiên, trong chiến tranh thì không thể có lệnh cấm nổ súng, dù ở bất cứ mặt trận nào. Bộ đội đã trấn giữ Trường Sa phải nổ súng khi bị tấn công để bảo vệ đảo.

Vì thế, chúng ta không nổ súng trước nhưng phải nổ súng. Khi đã được giao súng tức là được bắn, đấy là nguyên tắc, chỉ có điều phải xác định bắn lúc nào. Nổ súng lúc nào do người chỉ huy tại chỗ quyết định, không phải cấp cao hơn, càng không phải lãnh đạo Bộ Quốc phòng.

Thực tế trong trận Gạc Ma, bộ đội ta đã nổ súng đáp trả và đối phương bị thương vong 22 người.

Không nổ súng trước không có nghĩa là không được nổ súng chống lại khi bị tấn công. Không một đô đốc hải quân nào ra lệnh cho bộ đội của mình làm thế. Không một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh cho quân đội của mình như thế.

Quân đội Việt Nam đã đối đầu với hai kẻ thù mạnh là Pháp và Mỹ và giành chiến thắng. Quân đội Việt Nam cũng đã đối đầu với Trung Quốc ở phía Bắc và quân Khmer Đỏ ở biên giới Tây Nam. Cả hai cuộc chiến tranh biên giới đều không phải do Việt Nam bắt đầu. Nhưng Việt Nam cũng không ngại ngần đáp trả. Thế thì không có lý do gì, chúng ta lại sợ hãi nổ súng nếu bị tấn công ở Trường Sa.

Xin nhắc lại, nổ súng lúc nào do người chỉ huy tại chỗ quyết định, không phải cấp cao hơn, càng không phải lãnh đạo Bộ Quốc phòng.

Không biết có nước nào khi có chiến tranh mà lãnh đạo Bộ Quốc phòng chỉ huy từng trận đánh cấp đại đội không? Tôi chắc là không. Đơn vị của một ông sỹ quan nào đó hồi đánh Mỹ chắc chắn không bao giờ nhận được lệnh trực tiếp từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Không có cơ chế đó và nếu có đi chăng nữa thì phương tiện thông tin thời kỳ đó không thể gọi trong vòng mấy chục giây đến cấp trung đoàn, cấp tiểu đoàn được, càng không tới tàu hoặc trên đảo xa xôi.

Hơn nữa, lúc đó quân đội hàng triệu người của ta đóng ở biên giới đang có chiến tranh và Campuchia, không có lãnh đạo Bộ quốc phòng nào ra lệnh cấm nổ súng cho toàn quân, càng vô lý nếu ông có thể ra lệnh và kiểm soát việc nổ súng của từng đơn vị từ cấp đại đội.

Trong xung đột Colin, Len Đao, Gạc Ma, Việt Nam đóng giữ 2 đảo là Colin và Len Đao, Trung Quốc đóng giữ 1 đảo Gạc Ma. Trên quan điểm của Việt Nam thì chúng ta mất một đảo. Quan điểm của Trung Quốc thì họ mất 2 đảo.

Từ năm 1987, Việt Nam kiểm soát thêm 14 đảo, Trung Quốc đóng giữ 7 đảo.

Có những người rất muốn cho rằng Việt Nam thất bại trong vấn đề Trường Sa và Biển Đông. Thực tế là trái ngược với những điều họ nghĩ: Việt Nam mở rộng kiểm soát lãnh thổ, khai thác dầu khí, xây dựng các nhà giàn, chúng ta đã làm được nhờ có tầm nhìn chiến lược, cách làm khôn khéo và sáng tạo. Đó là những kỳ tích. Không một nước nào khác làm được điều này. Ngay cả chúng ta, muốn làm điểm tương tự vào thời điểm này là không thể. Thời kỳ 1987-1989 chúng ta làm được là một chiến công. Chiến công này là của đất nước chúng ta, của quân đội và hải quân Việt Nam.

64 chiến sỹ Gạc Ma và hàng triệu người đã ngã xuống trong 4 cuộc chiến tranh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, để chúng ta được sống trong hòa bình. Chúng ta tưởng nhớ những người ngã xuống và hành động để không bao giờ nữa lặp lại các cuộc chiến tranh, để giữ mãi hoà bình, hoà hợp dân tộc.

Lê Mạnh Hà

Nguồn : Tiếng Dân, 14/03/2018

Published in Diễn đàn

Tuy tin đồn ông Lê Đc Anh, cu B trưởng Quc phòng (1987 – 1991), cu Chủ tch Nhà nước Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam (1992 – 1997), cu y viên B Chính tr Đảng cộng sản Việt Nam (1982 – 1997), đã qua đi hôm 23 tháng 2 không chính xác nhưng vài ngun tho tin (trong đó có c con trai ông Nguyn Tn Dũng, cu Th tướng Vit Nam) đã đưa ra mt s chng c, cho thy ông Anh đang trong tình trng "thp t, nht sinh".

lda1

Nhắc ti ông Lê Đc Anh, người ta liên tưởng đến vic Vit Nam mt hàng lot bãi đá qun đo Trường Sa và v thảm sát ti bãi đá Gc Ma.

Liệu h thng công quyn Vit Nam có t chc quc tang cho ông Anh, người đã được nhiu đng chí ca mình loan báo công khai đã phm mt s sai lm nghiêm trng ?

***

Nhắc ti ông Lê Đc Anh, người ta liên tưởng đến vic Vit Nam mt hàng lot bãi đá qun đo Trường Sa và v thm sát ti bãi đá Gc Ma.

Năm 1988, lần đu tiên Trung Quc đ quân chiếm các bãi đá qun đo Trường Sa. Ngày 31 tháng 1 năm 1988, Vit Nam mt bãi đá Chữ Thp. Ngày 18 tháng 2 năm 1988, Vit Nam mt thêm bãi đá Châu Viên. Ngày 26 tháng 2 năm 1988, Trung Quc tiếp tc chiếm bãi đá Ga Ven. Ngày 28 tháng 2 năm 1988, ti lượt bãi đá Tư Nghĩa lt vào tay Trung Quc...

Để ngăn chn Trung Quc chiếm toàn bộ các bãi đá, cô lp nhng hòn đo mà Vit Nam đang kim soát ti qun đo Trường Sa, Hi quân Nhân dân Vit Nam đ người và phương tin xung mt s bãi đá còn li và ngày 14 tháng 3 năm 1988, xung đt Vit – Trung bùng phát ti bãi đá Gc Ma, 64 người lính của Hi quân Nhân dân Vit Nam mt mng, ba tàu vn ti b bn chìm.

Lúc đầu, người ta gi Gc Ma là trn hi chiến th hai gia Vit Nam và Trung Quc trên bin Đông (trn hi chiến đu tiên xy ra ngày 19 tháng 1 năm 1974 ti qun đo Hoàng Sa giữa Hải quân Vit Nam Cng hòa và Trung Quc), tuy nhiên theo thi gian, mt s binh sĩ, sĩ quan ca Hi quân Nhân dân Vit Nam may mn sng sót, tiết l, hai bên không h giao tranh. Bi nhng người lính ca Hi quân Nhân dân Vit Nam b cm dùng súng, k c bn tr, thành ra h đã tr thành bia sng cho Trung Quc tác x.

Nói cách khác, sự kin Gc Ma hi 14 tháng 3 năm 1988 ch là mt cuc đ b nhm khng đnh ch quyn quc gia trên bin nhưng Vit Nam đã không vũ trang cho nhng người lính li còn cm h kháng c, thành ra ch trong vài phút, k thù giết gn như sch s mt na đi đi.

Năm 2011, tại mt cuc hi tho v s kin Gc Ma 1988 do Trung tâm Minh Triết t chc, tướng Lê Mã Lương, Anh hùng các Lc lượng Vũ trang nhân dân, cu Giám đc Bo tàng Lịch s Quân s Vit Nam, chính thc tha nhn có lnh cm kháng c ngoi xâm Gc Ma. Tuy nhiên tướng Lương ch không nêu tên người ra lnh mà ch nói đó là mt "lãnh đo cao cp". Năm 2012, tướng Nguyn Trng Vĩnh cung cp thêm, "lãnh đo cao cp" đó là ông Lê Đức Anh (1).

Sau khi bãi đá Gạc Ma rơi vào tay Trung Quc ngày 14 tháng 3 năm 1988. Ngày 23 tháng 3 năm 1988, Trung Quc làm ch bãi đá Xu Bi...

lda0

Bản đồ quần đảo Trường Sa

Những bãi đá Ch Thp, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gc Ma, Xu Bi mà Trung Quc chiếm gi hi 1988 gi đã được bi đp thành đo nhân to. Chui căn c quân s mà Trung Quc xây dng trên các đo nhân to này đang giúp Trung Quc biến gic mơ kim soát toàn bộ bin Đông thành hin thc.

***

Nhắc ti ông Lê Đc Anh người ta còn liên tưởng ti "Hi c và suy nghĩ" ca ông Trn Quang Cơ, cu Th trưởng Ngoi giao Vit Nam (1986 – 1994) (2).

Trong "Hồi c và suy nghĩ", ông Cơ – nhân vt tng t chi hàm Ngoi trưởng khi được gii lãnh đo Đảng cộng sản Việt Nam "phân công" thay ông Nguyn Cơ Thch (1980 – 1991), có 40 năm làm vic trong lĩnh vc ngoi giao (1954 – 1994) và được nhng viên chc ngoi giao cao cp ca Nhà nước Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam xem là người "bo v tt c nhng kế sách mà ông cho là hiu qu trong cuc đu tranh không cân sc vi Trung Quc đến tn cui đi" (3), rồi vì bt lc, ngán ngm khi quanh ông ch gm toàn nhng "con bc khát nước" nên tuyên b t b cuc chơi (xin ri khi Ban Chp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam – BCH TƯ Đảng cộng sản Việt Nam, ri ngành ngoi giao không h do d(4)– đã khắc ha rt rõ tâm, tm ca ông Lê Đc Anh.

Trong số các nhân vt tham gia hoch đnh và ch đo xúc tiến vic "bình thường hóa quan h vi Trung Quc hi đu thp niên 1990, ông Lê Đức Anh chính là người ch đng sp đt mi th, c công khai ln kín đáo đ cui cùng hướng Vit Nam ti kết qu mà ông Phm Văn Đng, cu Th tướng Vit Nam sut t 1957 đến 1987, phi but ming than trong mt cuc hp B Chính tr din ra trong ba ngày từ 15/05/1991 đến 17/05/1991 : "Đã h, đã di ri mà còn nói đt s nghip cách mng lên trên hết… Người lãnh đo không nên làm như vy. Vi Trung Quc, va qua không phi là chúng ta bình thường hóa, mà là chúng ta đã b ‘ph thuc hóa’ quan hệ" (Trn Quang Cơ - "Hi c và suy nghĩ", Phn "Thành Đô là thành công hay là tht bi ca ta ?") (5).

***

Tháng 8 năm ngoái, ông Trần Hùng – Trưởng nam ca tướng Trn Đ, k v tang l ca cha mình hi 2002.

Lễ tang tướng Trn Đ thuc loi xưa nay chưa tng có. Tướng Trn Đ - mt trong nhng công thn ca Nhà nước Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam – được gi gn ln là "ông". Hàng ch "vô cùng thương tiếc" trên bc trướng được Ban T chc l tang che li. An ninh vây kín Nhà tang l, tm gi các vòng hoa để lt b cho bng hết nhng ch liên quan đến vic bày t s tiếc thương hay xưng tng ông Trn Đ là tướng. Ban T chc l tang còn toan thu S tang mà nhng người quý mến tướng Trn Đ đã chia s suy nghĩ, tình cm ca h v ông. N lc thu gi bất thành thì xé bỏ nhng trang mà ni dung… không thích hp.

Kịch tính lên ti đnh khi ông Vũ Mão, lúc đó là Ch nhim Văn phòng Quc hi lên đc điếu văn vi tư cách Trưởng Ban L tang. Du là Điếu văn nhưng ni dung thì rt nghiêm khc, nhn mnh ông Đ "đã mắc nhng li lm nghiêm trng". Khi đáp t, Trưởng nam ca ông Trn Đ tuyên b, gia đình Trn Đ không chp nhn Điếu văn. Hàng ngàn người đến tin đưa tướng Trn Đ đng lot v tay (6).

Năm năm sau (2007), lúc đã nghỉ hưu, ông Vũ Mão mi phân trn rằng, ông được "t chc" ch đo đc Điếu văn trong l tang tướng Trn Đ. Biết ông không đng tình vi ni dung Điếu văn, các "đng chí" trn an, "khi đc v nhng đóng góp ca tướng Trn Đ thì đc to, đon nói v thiếu sót, khuyết đim thì đc nh thôi". Ông Mão đã làm đúng như thế vì không còn la chn nào khác(7).

Tướng Trn Đ - người tng là y viên Ban Chp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, tng là Trưởng Ban Văn hóa Văn ngh Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Phó Ban Tuyên hun Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Phó Ch tch Quc hi, y viên Hội đng Nhà nước – "đã mc nhng li lm nghiêm trng" nào đ h thng công quyn Vit Nam phi t chc phân bit đi x cho tht rõ ràng đến như vy ?

"Những li lm nghiêm trng" ca tướng Trn Đ là vic truyn bá công khai các nhn đnh riêng như : "Nguyên nhân sâu xa của các hin tượng tiêu cc trong Đng và phn nào trong xã hi là cơ chế lãnh đo toàn din tuyt đi ca Đng". Thành ra : "Đng phi t mình t b chế đ đc đng, toàn tr, khôi phc vai trò, v trí vn có ca Quc hi, chính phủ. Phải thc hin đúng Hiến pháp, tc là sa cha các đo lut chưa đúng tinh thn Hiến pháp. Đó là phi có nhng đo lut ban b quyn t do lp hi, lp đng, t do ngôn lun, lut báo chí, xut bn. Sa cha các lut bu c ng c t do, t b quyn quyết định ca cơ quan t chc Đng, tr b ‘hip thương’ mà thc cht là gò ép"…

***

Tháng 3 năm 1974, ông Trần Đ và ông Lê Đc Anh cùng được phong trung tướng. H vn được xem như nhng nhân vt cùng thi. Vì đã "mc nhng li lm nghiêm trng" nên du "nhắm mắt, xuôi tay", tướng Trn Đ cũng chưa được tha.

Vậy tướng Lê Đc Anh có "mc nhng li lm nghiêm trng" nào không ? Gii lãnh đo Đảng cộng sản Việt Nam chưa xác đnh. Chuyn mà nhiu nhân chng như ông Trn Quang Cơ đã bch hóa : "Bình thường hóa quan h vi Trung Quốc" bng mi giá, k c "ph thuc hóa" vào Trung Quc vì c hai đu là cng sn, có th da vào nhau đ cùng tn ti… hình như không phi ch là mơ ước và n lc riêng ca ông Lê Đc Anh.

Xem mơ ước và nhng n lc kiu đó là "mc nhng li lm nghiêm trọng" s gim đáng k s lượng quc tang.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 08/03/2018

Chú thích :

(1) https ://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/who-ord-no-fir-in-garma-03122015052720.html

(2) http://www.truyen-thong.org/so14/so14.html

(3) http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/06/150629_tranquangco_profile

(4) http://www.viet-studies.net/THDung/DocLaiHoiKyTQCo_HongKhiem.htm

(5) http://www.truyen-thong.org/so14/43.html

(6)http://trandotacpham.blogspot.de/2017/08/co-mot-am-tang-rat-buon.html

(7)http://www.hophammientrung.vn/tin-tuc-moi-cap-nhat/17/350/thu-ong-vu-mao-ve-dam-tang-tuong-tran-do-/cong-nghe-so.html

Published in Diễn đàn

Tôi thấy tâm lý người Việt Nam hay chuộng cái "bề ngoài", cái "tiêu biểu", cái "hoa hòe cành lá"... của "vấn đề" chớ ít khi chú trọng tới cái "thực chất" của vấn đề chi đó.

bando1

Ngôi nhà rất to của Giám đốc công an Yên bái nằm bệ vệ trên đỉnh đồi, giữa núi rừng bạt ngàn, bao la khiến người dân nghèo miền núi cũng phải trầm trồ khen ngợi (ảnh Minh Thệ)

Thử xét về phương diện nhà cửa. Các xứ tây phương, Nhật, Đài Loan, Hàn…, nói chung là các nước giàu, người ta có thói quen quan tâm "bề trong" hơn là "bề ngoài" của căn nhà.

Các xứ Châu Âu, nhà cửa ở đây phần lớn là cũ kỹ, lâu đời. Những nhà tỉ phú, những chính trị gia, minh tinh tài tử… nổi tiếng phần lớn đều ở trong những ngôi nhà cổ, những lâu đài "cũ kỹ", xây cất từ vài trăm năm. Nhưng điều này không quan trọng đối với họ. Họ sống sung sướng hay không là cái "tiện nghi" của căn nhà đó chớ đâu phải ở cái "hùng vĩ" của cổng ra vào, hay cái "lấp lánh" do sơn son mạ vàng từ trong ra ngoài ? 
Ở các xứ này, chỉ dân nghèo mới ở trong những "nhà hộp cao tầng".

Điều này trái ngược ở Việt Nam. Hình ảnh nhà cửa của các đại gia, kiều nữ, tham quan… đưa lên net cho ta có ấn tượng như vậy. 

Tâm lý chỉ có "người mới có tiền" thì hay khoe của. Mà càng ít học cái cách khoe khoang càng lố bịch, "nhà quê". Nhớ lại mấy cái tấm hình chụp nhà của ông Nông Đức Mạnh, hay của kiều nữ Nhã Kỳ… ta thấy rõ nét cái cách khoe khoang của người ít học vừa "mới có tiền".

Ta cũng thấy điều này ở khắp hang cùng ngõ hẻm, từ làng quê U Minh cho tới miệt Sơn La. Những ngôi nhà "lòe loẹt" mới cất sau này, để ý, cái nào hình như chủ nhà cũng muốn "vượt hơn" nhà hàng xóm. Cụ thể là ở cái cửa cổng và mặt tiền của ngôi nhà. Hình như phần lớn gia sản cất nhà được dồn vào thiết kế cho hai thứ này.

Mà cái tính "bề ngoài" của người Việt biểu lộ ở khắp mọi khía cạnh của đời sống.

Thử nói về vấn đề "chủ quyền biển đảo".

Ta thấy người Việt hay quan trọng hóa các bản đồ. Lâu lâu lại nghe tin người Việt khám phá được bản đồ cổ, theo đó Hoàng Sa và Trường sa không thuộc Trung Quốc. Trong nước có lần tổ chức triển lãm bản đồ cổ, nhằm chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Báo chí không ít lần "tuyên dương" những người "bỏ thì giờ" đi sưu tầm các bản đồ cổ ở Châu Âu.

bando2

Một bản đồ cổ thể hiện chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam còn lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam do anh Thắng sưu tầm. Ảnh: LÊ PHI

Đây cũng là tâm lý "chuộng bề ngoài", thích những cái dễ dàng tiếp cận hơn là những thứ "cao xa khó hiểu". Có lần, khá lâu rồi, phóng viên BBC hỏi tôi về vấn đề phân định Vịnh Bắc Việt (với một giọng khá xấc xược) rằng tôi có "khám phá" được tấm bản đồ nào không ?

Rõ ràng đây cũng là một tâm lý chuộng bề ngoài của người Việt Nam. Trong khi trên phương diện pháp lý, bản đồ chỉ có giá trị "thông tin" (như để củng cố cho một hành vi pháp lý nào đó, như "đồng thuận mặc nhiên - acquiescement implicite"), ngoài ra bản đồ không có giá trị gì cả. Chỉ có những bản đồ đính kèm các hiệp ước mới có "hiệu lực" như là "bằng chứng".

Về vụ "bản đồ Google" vẽ hình "lưỡi bò", hay ghi chú Nan sa và Xi sa của Trung Quốc cũng vậy. Có lần báo chí đăng bài "tuyên dương" "nhà khoa học" nào đó đã thành công "xóa bỏ đường lười bò" v.v.

Nếu ta theo dõi lối "làm việc" của Google thì ta sẽ thấy những thứ đó chỉ là "bề ngoài", một hình thức "tự sướng" (đã thành tật) của người Việt. Bởi vì Google có chủ trương "làm hài lòng tất cả khách hàng", bất kỳ khách hàng là ai. Thử tra bản đồ Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc ba lần bằng Google, ở ba nước (Google chỉ làm việc ở Hồng Kông), ta sẽ có ba bộ bản đồ với ba đường biên giới hoàn toàn khác nhau.

Tức là bản đồ Google chỉ có "giá trị tiêu biểu" cho sự tiện ích của cá nhân nào đó. Các bản đồ này hoàn toàn không có chút giá trị pháp lý nào.

Điều đáng lo là các "học giả" Việt Nam cũng chỉ chạy theo những "giá trị bề ngoài" chớ ít ai để ý đến "thực chất" về chủ quyền biển đảo.

Thực tình tôi không biết học giả Việt Nam nào đề xướng rằng "có hai quốc gia Việt Nam" trong giai đoạn 1954-1975. Điều này không cần thiết. Có điều báo chí Việt Nam hay vinh danh "ẩu" mà không biết đó là cách "vung đao tự thiến", hay "tự bắn vào chưn", dưng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

Một "vấn đề" có nhiều yếu tố "cốt lõi", tạm gọi là "thực chất". 

Tùy cái "thực chất" mà giải pháp của vấn đề luôn là như vậy mà không thể thay đổi.

"Vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa", nếu có hiện hữu "hai quốc gia Việt Nam" như "học giả nào đó trong nước mà báo chí mới vinh danh, thì câu chuyện về Hoàng Sa và Trường Sa xem như xóa sổ từ năm 1975. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc.

Còn có nhiều "tác phẩm" nghiên cứu của học giả Việt Nam (về Hoàng Sa và Trường Sa), lỗi lầm về "thực chất" là có nhiều.

Gần đây có "bài nghiên cứu" của học giả chi đó đăng trên BBC. Theo "học giả" này thì Hòa ước Nhật-Trung 1952 đã "giao Hoàng Sa và Trường Sa" cho Trung Quốc (tức Đài loan bây giờ). Điều tôi lấy làm lạ là nếu quan niệm như vậy thì viết chi thêm dài dòng. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Đài loan (Trung Quốc) rồi chấm hết.

"Học giả nổi tiếng" khác thì cho rằng Việt Nam không có đủ bằng chứng chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa…

Đây là những điều "cốt lõi", thực chất của vấn đề. Nếu Hòa ước Trung-Nhật 1952 đã giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc rồi, và "Việt Nam không có đủ bằng chứng về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa". Thì mọi "lên tiếng" chung quanh vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa là "thừa thãi", không có giá trị nữa.

Mặc dầu thực tế về tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa đã không như các "học giả" này nhận định, nhưng "tác hại" của các ý kiến này là vô chừng. Các học giả càng nổi tiếng thì tác hại càng lớn.

Trở lại việc "sính" bản đồ. Mới đây có "học giả" cũng "khám phá" ra bản đồ khu vực Hà Tiên thời thế kỷ 19. Ông "học giả" này mới hô hoán lên rằng biên giới giữa Việt Nam và Campuchia đã được vua chúa nhà Nguyễn thiết lập từ lâu đời. Ông này mới kết luận rằng biên giới Việt Nam và Campuchia không phải do Pháp phân định.

Không biết ý kiến này đã "đi" tới đâu rồi ! Nếu phe Campuchia đòi áp dụng "bản đồ cổ" này để phân ranh lại, không chừng Việt Nam phải trả lại cho nước láng giềng này "nhiều đất lắm (mà không nói ra ở đây).

Hôm kia tôi có viết vài dòng nói về việc "nghe học giả Trung Quốc thách thức mà nóng gà".

Nếu ta có theo dõi tranh chấp hai bên Việt Nam và Trung Quốc về Hoàng Sa, như dự án phân định ranh giới ngoài cửa Vịnh Bắc Việt, ta phải biết rằng phía Trung Quốc đã không nhìn nhận "có tranh chấp" về chủ quyền Hoàng Sa nữa. Đối với Trung Quốc, Hoàng Sa đã thuộc về họ. Điều tranh biện là "hiệu lực về biển" của các đảo là bao nhiêu ?

Tức là Hoàng Sa đã "đông lạnh" từ 1975 đến nay.

Thì đáng lẽ, khi nghe học giả Trung Quốc "thách thức" như vậy, nếu là một "học giả" có tâm và có tầm, lập tức ta phải chụp lấy cơ hội này, mời ngay các học giả Trung Quốc sang Việt Nam để hội thảo về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.

Rõ ràng "học giả Trung Quốc", khi thách thức Việt Nam như vậy, vô tình đã cho Việt Nam một cơ hội (ngàn vàng) để "hâm nóng" lại vấn đề Hoàng Sa.

Lý ra, người phóng viên BBC cũng vậy, đáng lẽ phái nắm cơ hội, đề nghị với giàn học giả Trung Quốc rằng BBC sẽ tổ chức những cuộc "hội thảo" theo kiểu "video conference", để các bên tranh luận trực tiếp.

Ta thấy rõ là người Việt Nam chỉ chuộng cái "bề ngoài", chuộng cái "hiện tượng" chớ không ai quan tâm tới "bản chất".

Nếu để ý tới "bản chất" sự việc thì không ai bỏ lỡ một cơ hội (bằng vàng) như vậy.

Bởi vậy, đôi khi mình đọc, hay nghe rồi "nóng gà", gặp ai cũng muốn gây sự.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 05/11/2017

Published in Diễn đàn

Bàn tròn thứ năm trên BBC, hôm kia tôi có viết bài ngắn phê bình, vốn có chủ đề "Trung Quốc tập trận gần Đà Nẵng". Hôm nay BBC ghi lại cuộc "hội luận" đó thành một bài viết, tựa đề "Biển Đông : Việt Nam có cần thay đổi chiến thuật ?".

chuquyen1

Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam -Ảnh minh họa

Ý kiến của tôi về cuộc hội luận này vẫn không thay đổi.

Tôi thấy là học giả Ngô Vĩnh Long hình như không theo dõi những gì đã và đang xảy ra trên thực tế. Tôi cũng thấy ông Long vừa không nắm vững được lịch sử tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt ở Biển Đông. Ông cũng không phân biệt được hai phạm trù "khẳng định chủ quyền" và "quốc tế hóa tranh chấp", là hai lựa chọn chiến lược đấu tranh của Việt Nam đối với đối thủ là Trung Quốc.

Điều cụ thể ghi nhận được là ông Ngô Vĩnh Long rất hay "dị ứng" khi thấy ai nói về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Điều này phù hợp với lập trường "chủ đạo" của nhóm "trí thức Việt Nam" mà ông Long là một thanh viên (cùng với Vũ Quang Việt, Nguyễn Ngọc Giao, Cao Huy Thuần, Trần Hữu Dũng…).

Nhắc lại để làm "bằng chứng".

Ông Vũ Quang Việt, nhân hội thảo về Biển Đông tháng 7 năm 2010 từng trả lời phỏng vấn trên BBC :

"theo nghiên cứu của tôi, không thể nói chắc chắn rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Cho tới bây giờ chưa tìm thấy chứng cứ tài liệu nào trong lịch sử Việt Nam rõ ràng để nói rằng Trường Sa là của Việt Nam… Nhưng nếu ta thừa nhận đây là một vùng hải đảo không thuộc về ai, thì sẽ vận dụng công pháp quốc tế để giải quyết vấn đề. Điều này sẽ có lợi cho khu vực…. Nhiều nước Đông Nam Á cùng chia sẻ Biển Đông, các nước này có thể góp tiếng để cùng đoàn kết giải quyết vấn đề cho thỏa đáng".

Riêng ông Long thì không thấy có bài nghiên cứu nào về Biển Đông.

Như vậy việc ông Long "dị ứng" khi nghe người khác nhấn mạnh việc "khẳng định chủ quyền" là có nguyên nhân. Vì cho rằng Việt Nam không chứng minh được chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa vì vậy Ông Long và bằng hữu chủ trương Việt Nam "từ bỏ chủ quyền, chia sẻ tài nguyên".

Điều này không hề mới. Đây là một đề nghị của một số học giả người Mỹ qua tập sách (nhứt thời tôi quên tên, sẽ tra lại).

Bây giờ nhìn lại các nước có tranh chấp Biển Đông, ta thấy có ba chủ trương :

Trung Quốc luôn khẳng định "chủ quyền". Thể hiện (gián tiếp) trên thực tế như thực thi "quyền tài phán" và "quyền chủ quyền" phát sinh ra từ các đảo, đá ở Hoàng Sa và Trường Sa. Tức là Trung Quốc sử dụng mọi hình thức pháp lý cho phép (quyền tài phán, quyền chủ quyền…) để khẳng định chủ quyền. Trung Quốc còn thể hiện "chủ quyền" trực tiếp qua các cuộc thao diễn quân sự.

Phi thì vận dụng đủ cách, từ "quốc tế hóa" cho tới "chia sẻ tài nguyên", cuối cùng vận dụng tất cả cho việc "khẳng định quyền chủ quyền". Vụ kiện ở Tòa CPA tháng bẩy năm 2016 là "đỉnh cao" của chiến thắng Phi trước Trung Quốc.

Mã Lai và Indonesia có cùng sách lược "đa phương hóa", dùng ngoại giao, kinh tế, sức mạnh quân sự để "khẳng định quyền chủ quyền" (vùng biển thuộc ZEE).

Trong khi Việt Nam chủ trương "quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông" bằng cách "hy sinh chủ quyền" đồng thời "chia sẻ tài nguyên" (cho các đại cường như Mỹ, Nga, Ấn Độ v.v…), nhưng không biết để "bảo vệ chủ quyền" hay khẳng định "quyền chủ quyền vùng biển kinh tế độc quyền" ?.

Cách nào thì thì mọi chủ trương của Việt Nam cho thấy là "phá sản". Trung Quốc vẫn "tầm ăn dâu" trên vùng lãnh thổ, vùng biển thuộc (quyền) chủ quyền của Việt Nam. Các giàn khoan nước ngoài đặt trên thềm lục địa của Việt Nam, trước sự đe dọa của Trung Quốc, lần lượt cuốn gói ra đi.

Bài viết hôm 7 tháng tám tôi có viết như sau :

"Chính sách "quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông" được Việt Nam nỗ lực từ những năm 2009. Nền tảng của việc này đặt lên "quan hệ chính trị" và "chia sẻ lợi ích" với các quốc gia liên quan. Theo đó Việt Nam hy vọng "kéo" Hoa Kỳ về phía mình, cho rằng nước này có "lợi ích cần bảo vệ" ở Biển Đông. Sự có mặt của Hoa Kỳ có thể "đối trọng" với tham vọng của Trung Quốc".

"Chia sẻ lợi ích" với các nước, nhưng khi cần, quay đi quay lại Việt Nam chỉ "có một mình" đối đầu với Trung Quốc.

Tôi không biết còn phải chờ tới lúc nào, ông Ngô Vĩnh Long mới nhận thức ra được "kế sách" của nhóm ông đã phá sản từ lâu.

Cá nhân tôi thì hay theo dõi những ai, phe phái nào… có chủ trương đi ngược lại quyền và lợi ích của Việt Nam. Bất kỳ họ là ai, cho dầu là đảng cộng sản Việt Nam hay nhóm "trí thức thiên tả" của ông Long. Ai chống lại quyền và lợi ích của Việt Nam thì tôi chống lại họ.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 11/09/2017

Published in Diễn đàn

Hòa giải, hòa hợp và đoàn kết thì dân tộc mới trường tồn, chia rẽ bè cánh sẽ đẩy chúng ta đến bờ vực, đến hang hùm miệng rắn.

Báo Tuổi Trẻ hôm 20/8 đưa tin, ngày 18/8/2017, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giới thiệu, phát hành bộ Lịch sử Việt Nam bao quát nền lịch sử nước ta từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn [1].

Sự kiện này đã tạo ra "cơn bão" dư luận người Việt Nam ở trong và ngoài nước, với những nhận định, đánh giá, bình luận, thậm chí suy diễn…

Những bình luận này xuất phát từ cách nhìn nhận khác nhau về mặt lịch sử, pháp lý, chính trị… đối với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam, giai đoạn từ năm 1954-1975.

cuoi2

Chứng tích Cột mốc CHỦ QUYỀN Trường Sa
(do Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đặt trên đảo Song Tử Tây ngày 22 tháng 8 năm 1956)

Những quan điểm khác nhau

Nhiều ý kiến đánh giá cao về bộ Lịch sử Việt Nam do Viện Sử học Việt Nam chủ trì biên soạn, xuất bản.

Và một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử quan trọng này là việc đã đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam.

Bộ sách này đã thay cách dùng từ "ngụy quyền Sài Gòn" trước đây bằng từ "Chính quyền Sài gòn", thay "ngụy quân" thành "quân đội Sài Gòn".

Trả lời phỏng vấn báo chí, Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam, đã nói : 

"Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, mọi người vẫn hay gọi là "ngụy quân, ngụy quyền". Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là "chính quyền Sài Gòn", "quân đội Sài Gòn". 

Nhân "sự kiện" có vẻ "đình đám" này, một số học giả đã lên tiếng cho rằng việc thừa nhận này có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

Thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa là bước tiến quan trọng… 

Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã khẳng định rằng : 

"...Thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. 

Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. 

Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển". 

"Việc từ bỏ cách gọi "ngụy quân", "ngụy quyền" và công nhận Việt Nam Cộng Hòa như một chính quyền độc lập là một bước tiến quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh.

Mặt khác điều này có những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng công pháp quốc tế".

Tiến sĩ Dương Danh Huy, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, đã đi sâu về mối quan hệ giữa sự công nhận một hay hai quốc gia trong giai đoạn chiến tranh 1954-1975 và lập luận pháp lý bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. 

Các nghiên cứu này đã so sánh các cách thức, quan điểm khác nhau và đi đến kết luận rằng việc công nhận hai quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung Quốc… 

Giáo sư James Crawford, chuyên gia hàng đầu về công pháp quốc tế và là một thẩm phán tại Tòa án Công lý quốc tế, trong tác phẩm "The Creation of States in International Law", đã cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng Hòa là hai quốc gia. 

Theo ông, việc Hiệp định Genève 1954 thiết lập hai vùng tập kết quân sự phải được xem như sự thiết lập hai quốc gia.

Trên phương diện luật pháp cũng như trên thực tế, lãnh thổ của mỗi quốc gia trên không phải là toàn bộ Việt Nam…

Trong khi đó, trên truyền thông và mạng xã hội cũng có những quan điểm không đồng tình với những nhận định nói trên.

Thậm chí đã có những ý kiến tỏ ra gay gắt, cực đoan, đòi thu hồi đốt bỏ bộ Lịch sử Việt Nam đồ sộ gồm 15 tập này và đòi bắt giam sử gia nổi tiếng Phan Huy Lê, người chủ biên bộ Lịch sử Việt Nam mới tái bản lần đầu này. 

Họ cho rằng các sử gia tham gia biên soạn bộ Lịch sử này đã không kiên định lập trường giai cấp, thiếu ý thức chính trị khi dám "thừa nhận bọn bù nhìn bán nước, tay sai của đế quốc Mỹ, đã từng gây nên cảnh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn, làm cho Nước nhà chia cắt, phân ly…".

Điều đáng quan ngại hơn là có một bộ phận người Việt Nam ở trong và ngoài nước đã lợi dụng sự kiện này để bôi nhọ chế độ chính trị hiện hành, công khai hô hào dân chúng đứng lên lật đổ chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đòi phục dựng thể chế Việt Nam Cộng Hòa, gây bạo động, bạo loạn, phá hoại nền an ninh quốc gia, sự ổn định chính trị xã hội…

Là một người nghiên cứu pháp lý-chính trị, chúng tôi xin được nêu quan điểm cá nhân của mình.

Chúng tôi chỉ mong có thể góp sức tạo lập được tiếng nói chung, nhận thức chung trong nội bộ người Việt Nam trước tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng… của đất nước, cục diện khu vực và quốc tế đang diễn biến hết sức phức tạp, nhạy cảm…

Cần phân biệt rõ ràng về lập trường chính trị và quan điểm pháp lý

Đây là điều cực kỳ quan trọng để xem xét, đánh giá các sự kiện lịch sử có liên quan đến sự ra đời, tồn tại của Nhà nước qua các thời kỳ lịch sử nhân loại nói chung và của một quốc gia nói riêng.

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

Những nội dung cơ bản ban đầu về học thuyết này được phản ánh thông qua tác phẩm : "Nguồn gốc của gia đình, chế độ sở hữu và của nhà nước" của Ph. Ăng-ghen. 

Qua tác phẩm này, Ăng-ghen đã phân tích các vấn đề về gia đình, nguồn gốc của giai cấp và của nhà nước và những quy luật tiếp tục phát triển và biến đổi sau này của chúng. 

Ph. Ăng-ghen đã chỉ ra rằng nhà nước chỉ ra đời ở một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội trên cơ sở xuất hiện chế độ tư hữu và gắn liền với nó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.

Ông cũng luận chứng về tính chất giai cấp và tính lịch sử của nhà nước, làm sáng tỏ chức năng giai cấp cơ bản của nhà nước [2].

Căn cứ vào luận thuyết này thì nhà nước là sản phẩm của một xã hội có giai cấp đối kháng và vì vậy, nó là một phạm trù lịch sử, có thể xuất hiện, thay đổi, thậm chí bị xóa sổ bởi kết quả của các cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực thống trị xã hội giữa các giai cấp đối kháng. 

Trong cuộc đấu tranh này, để giành thắng lợi, các đảng phái chính trị, đại diện cho các tầng lớp giai cấp, phải sử dụng mọi biên pháp cần thiết nhằm lật đổ, tiêu diệt giai cấp đối kháng, cũng như các tổ chức thực thi quyền lực của giai cấp thống trị đó. 

Vì vậy, về mặt chính trị, chúng ta không quá ngạc nhiên khi đảng phái chính trị của giai cấp này lên án, tố cáo, bôi nhọ… nhằm hạ thấp uy tín của đảng phái chính trị của giai cấp kia trước công chúng : 

Những chiến sĩ Cộng hòa trong cuộc cách mạng Dân chủ Tư sản đã từng lên án thậm tệ bọn tham quan ô lại của chế độ quân chủ độc tài. 

Những chiến sĩ Cộng sản đã vùng lên, tập họp dân chúng cần lao để "đào mồ" chôn chủ nghĩa tư bản và gia cấp tư sản thống trị mục nát. 

Và ngược lại, giai cấp thống trị, để bám giữ ngôi vị thống trị, họ đã không tiếc lời bôi nhọ những người Cộng hòa, chiến sĩ Cộng sản… và điên cuồng chống trả bằng nhiều thủ đoạn, phương thức man rợ…

Đó là sự thật lịch sử, là quy luật phát triển của xã hội loài người. Nhân loại đã chứng kiến những bi kịch lịch sử đó. 

Cụm từ "chính quyền bù nhìn", "chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ" được dùng để gọi chính quyền Sài Gòn trước đây hay ngược lại, "Việt Cộng", " Chính quyền tay sai của Nga-Xô, Trung-Cộng" để gọi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng chính là sản phẩm của tư duy chính trị mấy chục năm về trước, nay đã lỗi thời. 

Chúng tôi không có ý áp đặt quan điểm của mình lên người khác.

Chỉ có điều, nếu thực sự vì quốc gia và dân tộc, tất cả đều phải được đánh giá một cách khách quan, khoa học về những chính thể đã từng tồn tại trong các giai đoạn lịch sử. 

Phủ nhận sạch trơn hay ca ngợi một chiều chỉ có thể làm cho sự vật phát triển lệch lạc, thậm chí cản trở xu hướng phát triển tiến bộ của lịch sử nhân loại. 

Tuy nhiên, xét về mặt pháp lý, người ta không thể dùng ý chí chính trị để phủ nhận sự tồn tại khách quan của một thể chế chính trị đã được cộng đồng quốc tế chính thức thừa nhận, với tư cách là một thực thể trong quan hệ quốc tế : 

Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, Việt Nam tạm thời chia làm hai miền do 2 chính quyền hợp pháp quản lý. 

Ở miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào quyền quản lý lãnh thổ và dân cư được trao cho các chính thể, lúc đầu là chính quyền Quốc gia Việt Nam.

Tiếp đến là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và từ năm 1975 đến năm 1976 là Chính quyền Cách mạng lâm thời Cộng hòa niềm Nam Việt Nam. 

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là chính phủ hợp pháp được ra đời từ thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạnh niền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. 

Thắng lợi của đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân miền Nam Việt Nam là đã lật đổ chính thể Việt Nam Cộng Hòa, và lập ra một cách hợp pháp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 

Tính chính danh của chính thể Việt Nam Cộng Hòa về mặt đối nội và đối ngoại đã bị xóa bỏ hoàn toàn ngay sau khi Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, ngày 30/4/1975.

Từ thời khắc lịch sử đó, Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn được nhắc đến như là một thể chế chính trị của quá khứ, giống như các chính thể khác của các chế độ phong kiến, thực dân đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam…

Ở miền Bắc, từ vĩ tuyến 17 trở ra, quyền quản lý lãnh thổ, dân cư được trao cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1976.

Ngày 02 tháng 07 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976, đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và đang là một chủ thể hợp hiến, hợp pháp, duy nhất trong quan hệ đối nội và đối ngoại dưới ánh sáng của Luật pháp quốc tế. 

Từ thời điểm lịch sử này, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử và trở thành các chính thể của quá khứ. 

Những sự kiện chính trị, pháp lý nói trên phải được các sử gia chân chính ghi nhận một cách trung thực khách quan trong các bộ lịch sử Việt Nam. 

cuoi1

Là cờ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được kéo lên ở Trường Sa khi tiếp quản từ quân lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1975 là minh chứng hùng hồn cho sự tiếp nối của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ, chính thể trong việc thực thi, quản lý chủ quyền đối với quần đảo này. Ảnh : bqllang.gov.vn.

Việc dùng tên gọi "chính quyền Sài Gòn", "Việt Nam Cộng Hòa" thay vì tên gọi mang nặng màu sắc chính trị : "chính quyền bù nhìn" hay "ngụy quân, ngụy quyền" là một việc làm rất cần thiết.

Điều này phản ánh một tư duy khoa học, khách quan, trung thực, tiến bộ của các sử gia Việt Nam, đáng được trân trọng, hoan nghênh. 

Vì vậy, chúng tôi không đồng tình với ai đó đòi "đốt bỏ" bộ lịch sử đồ sộ và có giá trị khoa học này chỉ để thỏa mãn cảm xúc cá nhân, theo đuổi tư duy chính trị đơn thuần. 

Đồng thời chúng tôi cũng xin nhấn mạnh rằng, nếu ai đó muốn lợi dụng sự kiện này để làm "sống lại" một chính thể của quá khứ, đã không còn tồn tại cả trên danh nghĩa và thực tế, bởi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hợp lý, hợp tình của đồng bào miền Nam chỉ là một ảo tưởng.

Thậm chí còn là một hành vi vi phạm Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vi phạm luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, chắc chắn họ sẽ bị trừng trị theo đúng Luật pháp hiện hành của Nhà nước Việt Nam.

Như đã phân tích ở trên, Nhà nước là một phạm trù lịch sử. Sự ra đời, tồn tại hay bị phế bỏ cũng là điều hoàn toàn theo đúng quy luật phát triển của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử. 

Một Nhà nước muốn tồn tại lâu dài phải là một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, một chính phủ "liêm khiết, kiến tạo và hành động vì lợi ích của dân chúng". 

Ngược lại, sẽ có những bi kịch có thể xảy ra có liên quan đến sự đổi thay mang tính tất yếu lịch sử.

Điều này đã được chính cụ Nguyễn Trãi tổng kết : "đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời vẫn thường căn dặn. 

Người Trung Quốc đang "cười" chúng ta ?

Sở dĩ chúng tôi phải lên tiếng là vì dư luận người Việt ta đang chia rẽ, nhưng những kẻ đang dòm ngó chúng ta ngoài Biển Đông thì lại đang "mở cờ trong bụng".

Bài viết này không chỉ nhằm mục đích góp thêm tiếng nói để người Việt chúng ta, trong cũng như ngoài nước ngồi lại với nhau, bình tĩnh nhìn lại quá khứ và chung lòng hướng tới tương lai của Đất Nước Việt Nam, bao gồm Đất, Biển, Trời, liền một giải, rộng dài và giàu đẹp.

Những gì mà chúng tôi đã đề cập ở trên có lẽ đã đủ để trả lời những vấn đề nhà Việt Nam học Tư Trấn Đào từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - Trung Quốc đặt ra trong bài phân tích đăng trên Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/8, với tiêu đề khiến chúng tôi không thể im lặng :

"Việt Nam sửa đổi lịch sử là tự đào hố chôn mình" [3].

Nếu ông Tư Trấn Đào là một nhà khoa học với đúng nghĩa của nó, hi vọng ông tự nhận ra được những sai lầm trong cách lý giải mang đậm màu sắc chính trị, duy lý và ngụy biện được thể hiện trong bài viết này.

Thực ra, những lập luận nói trên của nhà Việt Nam học Tư Trấn Đào không có gì là mới lạ cả. 

Bởi vì, mỗi khi nhắc đến giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chờ ngày tổng tuyển cử theo Hiệp định Genève, kiểu gì cũng sẽ xuất hiện những luận điệu như vậy trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. 

Điều đáng nói là, mặc dù những lập luận của ông Tư Trấn Đào chỉ là một thủ thuật "chơi chữ", nhưng nếu người Việt chúng ta vẫn còn sống với tư duy và cách nghĩ của mấy chục năm về trước, thì đã vô tình mắc bẫy những người như ông Tào.

Và một điều đáng lưu ý nữa, là bài phân tích của nhà Việt Nam học này chỉ xoáy vào câu chuyện cách gọi Việt Nam Cộng Hòa trong bộ Lịch sử Việt Nam.

Trong khi đó, sự kiện Trung Quốc xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 và gây xung đột kéo dài 10 năm sau đó, lần đầu tiên được gọi tên đúng với bản chất của nó là "xâm lược", ông Đào chỉ lướt qua.

Thậm chí nhà nghiên cứu này còn dùng tên gọi trung tính để nhắc tới sự kiện Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 mà bộ Lịch sử Việt Nam mới trả lại đúng tên cho nó, là "xung đột vũ trang biên giới Trung - Việt 1979".

Biểu hiện này khác hoàn toàn thái độ bóp méo lịch sử trên truyền thông chính thống Trung Quốc lâu nay, khi gọi cuộc chiến xâm lược này là "phản kích tự vệ"

Đó là điều khiến chúng tôi phải suy nghĩ. Liệu đây có phải là một sự đổi thay trong nhận thức và chiến lược tuyên truyền của Trung Quốc ? 

Còn sự thay đổi của cá nhân ông Tư Trấn Đào trong cách "định danh" cuộc chiến cần phải đặt trong bối cảnh và mục tiêu tổng thể bài viết : 

Tiếp tục chia rẽ dư luận Việt Nam bằng cách khoét sâu mâu thuẫn nội tại của quá khứ mấy chục năm về trước, để chứng minh cho yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Và chúng tôi cũng xin lưu ý thêm với ông Đào, với tư cách một nhà nghiên cứu khoa học, thì ông nên lý giải như thế nào về việc :

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bê nguyên đường "lưỡi bò" của "ngụy quân, ngụy quyền" Trung Hoa Dân quốc về làm của mình, để đòi độc chiếm Biển Đông với lập luận đó là "sự kế thừa chủ quyền lịch sử" ?

Vì thế, chúng tôi thiết tha mong muốn đồng bào người Việt mình, trong cũng như ngoài nước, hiểu rằng quá khứ đã qua và không thể thay đổi.

Nhưng hiện tại và tương lai như thế nào là nằm trong tay mỗi chúng ta.

Hòa giải, hòa hợp và đoàn kết thì dân tộc mới trường tồn, chia rẽ bè cánh sẽ đẩy chúng ta đến bờ vực, đến hang hùm miệng rắn.

Tiến sĩ Trần Công Trục

Nguồn : GDVN, 31/08/2017

Tài liệu tham khảo :

[1] http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/van-hoc-sach/20170820/thua-nhan-viet-nam-cong-hoa-la-buoc-tien-quan-trong/1372210.html

[2] Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, tập II, Trịnh Quốc Tuấn, Nguyễn Đức Bách, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1994, trang 78.

[3] http://opinion.huanqiu.com/hqpl/2017-08/11193169.html

Published in Diễn đàn

Nhiều bạn bè facebook, mỗi lần nói về kiện tụng ở Hoàng Sa, Trường Sa, thường hay nêu yếu tố thời gian trong việc kiện tụng. Một số e ngại rằng, vấn đề Hoàng Sa, Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam. Lần thứ nhứt, nhóm An Vĩnh, chiếm khi Chiến tranh Thế giới thứ II vừa tàn. Đến nay là đã hơn 70 năm. Lần thứ hai, tháng giêng năm 1974, Trung Quốc chiếm nhóm Nguyệt Thiềm (còn gọi là Trăng khuyết hay Lưỡi liềm). Đến nay đã 43 năm.

dao1

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh minh họa

Điều lo ngại của bạn bè là có căn cứ.

Tập quán ở nhiều quốc gia cho thấy, thời gian là một yếu tố quan trọng để xác lập "quyền sở hữu" đất đai. Nếu một bên (tranh chấp) không biểu lộ thái độ phản đối trong một khoản thời gian xác định trước (thông thường là 30 năm hay 50 năm), việc tranh chấp xem như "tàn".

Thí dụ : một nông dân khai thác một vùng đất "vô chủ". Nếu trong vòng 50 năm (hay 30 năm) mà nhà nước, hay một ai đó, không ai lên tiếng phản đối. Người nông dân kia sẽ được quyền "thụ đắc".

Thí dụ khác. Hai láng giềng cất nhà kế cận nhau. Bên A lấn sang bên B vài thước đất. Nếu bên B không kiện cáo trong vòng 30 năm (hay 50 năm), khoảnh đất mà anh A lấn sẽ thuộc vĩnh viễn về anh A.

Dầu vậy, trên bình diện "quốc gia" thì sự việc không hoàn toàn như vậy.

Khác nhau thứ nhứt là về "ý nghĩa ngôn từ". Ở đây là ý nghĩa của "chủ quyền lãnh thổ" và "quyền sở hữu đất đai".

Chủ quyền ở đây là "quyền lực tối thượng" trên vùng lãnh thổ đó (power, pouvoir). Còn "quyền sở hữu" chỉ là "quyền - right, droit". "Quyền lực tối thượng" có "quyền - power" ban bố "quyền sở hữu", cũng như "truất quyền sở hữu đất đai".

Thứ hai, trên bình diện quốc gia, "chủ quyền" là "tối thượng". Mọi quốc gia lớn nhỏ bất kỳ, đều "bình đẳng về chủ quyền".

Tức là "chủ quyền" là thứ không thể truất phế bằng các biện pháp tương tự như "quyền sở hữu".

Một quốc gia có thể bị "tước đoạt chủ quyền" trên một vùng lãnh thổ bởi một cường quốc khác, bằng phương tiện chiến tranh, hay bằng thủ tục chuyển nhượng.

Một vùng lãnh thổ cũng có thể bị "tách rời" khỏi quốc gia, nếu dân chúng trên vùng lãnh thổ này đồng ý "ly khai".

Trường hợp Hoàng Sa (và vài bãi đá ở Trường Sa) Trung Quốc chiếm của Việt Nam bằng vũ lực (chiến tranh). Luật quốc tế hiện đại không nhìn nhận chủ quyền ở một vùng lãnh thổ xâm chiếm bằng vũ lực.

Tức là, theo LUẬT, chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa (hay các bãi đá ở Trường Sa) không được quốc tế nhìn nhận.

Một số trường hợp tranh chấp lãnh thổ khá tương đồng với trường hợp Việt Nam (Hoàng Sa và Trường Sa).

Trường hợp tranh chấp giữa Argentina và Anh về quần đảo Falklands. Tranh chấp quần đảo Falklands xảy ra trước tranh chấp Hoàng Sa, đến nay vẫn "âm ỉ" chưa "tàn".

Năm 1816, sau khi Argentina dành được độc lập, có tuyên bố kế thừa Tây Ban Nha về chủ quyền quần đảo Falklands. Đến năm 1832 nước này bắt đầu cho xây dựng một số cơ sở hành chánh trên đảo. Tuy nhiên, năm 1833 tàu chiến của Anh đuổi các di dân Argentina vừa định cư trên đảo và chiếm đóng đảo này. Tranh chấp kéo dài đến năm 1982 thì đưa đến xung đột vũ trang.

Argentina thua trận, nhưng vẫn không tuyên bố từ bỏ chủ quyền.

Cách đây khá lâu, bà tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner, được sự ủng hộ của nhiều nước Nam Mỹ, dự định đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án quốc tế. Tháng tư năm 2015, chính phủ Kirchner kiện 5 công ty khai thác dầu của Anh. Chính phủ này tuyên bố sẽ đưa vấn đề ra "trước tòa quốc gia và quốc tế".

Điều đáng chú ý, nhà nước Argentina, qua các chính phủ khác nhau, từ năm 1982 đến nay, là các chính phủ đối chọi nhau về thể chế (độc tài và dân chủ). Tuy vậy tính liên tục quốc gia không hề bị đặt lại.

Nếu so sánh với tranh chấp Hoàng Sa, ta thấy tranh chấp Việt-Trung xảy ra đã trên 100 năm, trong khi tranh chấp Anh-Argentina gần 190 năm. Cuộc chiến Falklands đến nay là 35 năm, cuộc chiến Hoàng Sa là 42 năm.

Yếu tố thời gian cho thấy không tổn hại đến yêu sách chủ quyền lãnh thổ, với điều kiện là nhà nước (có trách nhiệm) phải thường xuyên "lên tiếng", hay "có thái độ" đối với vùng lãnh thổ "tranh chấp".

Niều thí dụ khác, như tranh chấp Nga-Nhật về quần đảo Kuril từ năm 1945 hay tranh chấp Trung-Nhật về quần đảo Điếu Ngư từ năm 1945… Nguyên nhân các tranh chấp lãnh thổ này bắt nguồn từ thế kỷ 17, 19…

Tranh chấp Phi-Mã Lai về lãnh thổ, kéo dài từ những năm hai nước vừa độc lập đến nay vẫn chưa giải quyết. (Do việc này mà Phi đã chống đối Đệ trình chung Việt Nam - Mã Lai vê Thềm lục địa mở rộng).

Còn nhiều tranh chấp khác trên thế giới về lãnh thổ cũng kéo dài hàng thế kỷ. Một số đã được đưa ra toàn án quốc tế để giải quyết.

Tranh chấp Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear là một tranh chấp kéo dài hơn nửa thế kỷ, với những xung đột vũ trang, phe này chiếm, phe kia chiếm lại nhiều lần v.v. Cuối cùng việc này được dàn xếp (hai lần) trước Tòa Công lý quốc tế.

Các nước Nhật-Nga, Nhật-Trung, Argentina-Anh, Việt Nam-Trung Quốc cũng như các nước khác… có thế đưa ra một trọng tài phân xử về chủ quyền ở các lãnh thổ tranh chấp bất kỳ lúc nào mà các nước này đồng thuận mong muốn.

Nhưng vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc ẩn chứa nhiều "bi kịch".

Nguyên nhân là đảng cộng sản Việt Nam, phía "thắng trận" trong cuộc nội chiến 1954-1975, đã "phủi" sạch trơn, không kế thừa di sản của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa. Hệ quả đưa lại nhà nước hiện tại không kế thừa chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Mặt khác còn phải có nhiệm vụ thực thi những cam kết mà nhà nước tiền nhiệm Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã thể hiện với Trung Quốc.

Việc "cay đắng" này đã được ông tướng Phạm Trường Long nhắc lại trước "tứ trụ" Việt Nam tuần rồi (18-19 tháng sáu). Đại khái "Nam hải chư đảo" thuộc về Trung Quốc. Điều này đã được thủ tướng PV Đồng ký kết nhìn nhận qua công hàm 1958.

"Bi kịch" càng đầy nước mắt (của nhân dân) khi Trung Quốc đòi thực hiện "lời hứa" của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Theo đó vùng biển Trường Sa là vùng biển "có tranh chấp" với Trung Quốc. Vụ lùm lùm hôm qua, tôi có viết qua một bàn ngắn, Trung Quốc đưa tàu bè vào bãi Tư Chính - Vũng Mây, lập lại vụ Crestone năm 1992.

"Bi kịch" còn ẩn chứa nhiều yếu tố chết người. Lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã vượt qua thẩm quyền, đạp lên đầu nhân dân Việt Nam để ký kết với Trung Quốc những "mật ước" mà chỉ có lãnh đạo đảng mới biết nội dung là gì.

Qua các Tuyên bố chung giữa các lãnh đạo đảng, ta mới biết rằng hai bên đã có "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển".

Trời mới biết các "nguyên tắc cơ bản" đó là gì ?

Nhưng ta có thể tiên đoán rằng, một trong những "nguyên tắc chỉ đạo" là Việt Nam cam kết không kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế.

Hiện nay có vô số có hội để Việt Nam "đơn phương" kiện Trung Quốc ra trước Tòa quốc tế, như Tòa án về Luật Biển 1982 - tương tự Phi đơn phương kiện Trung Quốc năm 2013 (trong vấn đề xâm lấn vùng EEZ của Việt Nam, tại vùng biển Phú Khánh hay tại các bãi Tư Chính - Vũng Mây).

Tứ trụ Việt Nam "thủ khẩu như bình" trước thái độ hống hánh của ông tướng Phạm Trường Long. Ông này ngoe nguẩy bỏ ra về, trong khi "học giả" Việt Nam nói là phía Việt Nam "mời" ông này về.

Đúng là nghe qua "té ghế". Trung Quốc chỉ cần "làm mặt giận" với Việt Nam, kiểu không nhập cảng cái thứ gì của Việt Nam hết. Không cho du khách sang Việt Nam. Một tháng sau là bầu đoàn thê tử cộng sản Việt Nam lục đục sang Bắc Kinh, quì lạy chai đầu gối sói trán năn nỉ thiên triều "bót giận".

Với tư cách một "học giả phản động", đảng cộng sản Việt Nam cho rằng tôi "chống phá nhà nước". Nhưng không ai đưa được bằng chứng cho thấy tôi "chống phá đất nước" ở chỗ nào.

Như hàng triệu triệu công dân Việt Nam khác, tôi "yêu nước" và "bảo vệ đất nước" theo "cách của tôi".

Đó là tôi thường xuyên tố cáo lãnh đạo cộng sản Việt Nam âm mưu bán nước đồng thời chỉ ra những phương cách để Việt Nam giành lại, nếu không phải chủ quyền lãnh thổ, thì cũng giữ không cho quyền lợi của Việt Nam bị thiệt hại trước các thế lực xâm lăng.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 23/06/2017

Published in Diễn đàn

Trung Quốc triển khai tên lửa HQ-9 tại Hải Nam để lập vùng cấm bay ? (RFI, 20/05/2017)

Trung Quốc đã cho triển khai hệ thống tên lửa địa đối không HQ-9 trên đảo Hải Nam, gần với Việt Nam. Thông tin được công ty ImageSat International (ISI) của Israel đưa ra dựa trên những phân tích các hình ảnh mới nhất chụp từ vệ tinh.

phongve1

Tên lửa Hồng Kỳ (HQ-9) được phô trương tại Bắc Kinh (Trung Quốc) vào năm 2009. Ảnh minh họa Jian Kang - Wikipedia

Theo bản báo cáo của ISI, được trang ABS-CBN News đăng ngày 20/05/2017, "dường như Trung Quốc bắt đầu thực hiện vùng cấm bay trên Biển Đông".

Cụ thể là nhưng hình ảnh được chụp ngày 08/05 cho thấy hai xe phóng tên lửa HQ-9, một trung tâm radar và ba đường phóng tên lửa trên một ngọn đồi được cảnh giới ở phía nam đảo Hải Nam. Trung tâm radar dường như được sử dụng để triển khai hệ thống radar cảnh báo sớm và radar kiểm soát hỏa lực.

Những hình ảnh chụp ngày 15/03 trước đó không cho thấy bất kỳ xe phóng tên lửa hay radar nào trên cùng vị trí.

Trước đó, Trung Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa HQ-9 trên đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa, do Trung Quốc kiểm soát nhưng cả Việt Nam và Đài Loan cùng đòi chủ quyền.

Theo báo cáo của ISI, kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa trên hai đảo Phú Lâm và Hải Nam nhằm mục đích "hình thành một khu vực cấm bay rộng lớn bao phủ trục đường hàng hải quan trọng trong vùng". Các chuyên gia của ISI nhận định "trong tương lai sẽ có nhiều giàn pháo hơn trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp" nhằm tăng cường đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông.

Trong một báo cáo khác, các chuyên gia của ISI nhận thấy dường như Trung Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa đối hạm tại căn cứ hải quân Du Lâm (Yulin), cực nam đảo Hải Nam. Những tên lửa này có tầm bắn khoảng 400 km.

Căn cứ vào việc Trung Quốc cho triển khai hệ thống tên lửa địa đối không và tên lửa đối hạm ở căn cứ Du Lâm và quần đảo Hoàng Sa, các chuyên gia đánh giá "Trung Quốc đã bắt đầu thiết lập một hành lang kiểm soát hàng hải và hàng không tại Biển Đông".

Thu Hằng

********************

Súng chống người nhái của Trung Quốc hiệu quả cỡ nào ? (Tuổi Trẻ, 20/05/2017)

Các tờ báo chuyên về vũ khí cho rằng sản phẩm súng chống người nhái của Bắc Kinh, một lần nữa, lại là hàng sao chép của nước khác.

phongve2

Hệ thống CS/AR-1 của Trung Quốc (trái) là một bản sao hoàn hảo của hệ thống DP-65 của Nga (phải) - Ảnh : IHS Jane's

Ngày 17/5, xuất hiện thông tin Trung Quốc đưa súng chống người nhái trái phép đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Loại vũ khí này hoạt động ra sao và Trung Quốc có ý đồ gì khi đưa nó tới Trường Sa ?

Sản phẩm sao chép từ Nga

Theo Thời báo Quốc phòng của Trung Quốc, loại súng chống người nhái nói trên được xác định là CS/AR-1 do Tập đoàn công nghiệp Phương Bắc (Norinco) của Trung Quốc sản xuất. Nó được trình làng lần đầu tiên tại Triển lãm hàng không Chu Hải (Trung Quốc) năm 2014.

Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc khi đó đã lên tiếng dọa dẫm, nhấn mạnh CS/AR-1 sẽ là thứ vũ khí làm khiếp sợ những nước có ý đồ gây rắc rối với Bắc Kinh trên Biển Đông.

Theo nhà sản xuất Norinco, CS/AR-1 có thể được lắp đặt trên hầu hết các tàu chiến của hải quân Trung Quốc. Một hệ thống CS/AR-1 hoàn chỉnh gồm 10 ống phóng và thiết bị điều khiển.

DP-65 của Nga thực hành bắn tiêu diệt mục tiêu trên biển - Nguồn : Youtube

Trang web của Norinco cả bản tiếng Anh lẫn tiếng Trung không có dòng nào nhắc đến hay mô tả chi tiết tính năng kỹ chiến thuật của CS/AR-1.

Nhưng theo thông tin được nhà sản xuất cung cấp tại triển lãm năm 2014, hệ thống CS/AR-1 có khả năng xoay vòng 360 độ, góc bắn từ -30 đến 70 độ. 

Hệ thống này được thiết kế theo dạng mô-đun, tức là có thể tháo lắp và thay thế từng thành phần riêng biệt trong trường hợp cần di tản hoặc bảo trì, sửa chữa.

Phía Norinco quảng cáo toàn bộ hệ thống CS/AR-1 được điều khiển thông qua bảng điều khiển kỹ thuật số nhằm tăng tính chính xác và tốc độ phản ứng. Không rõ hệ thống này có được tích hợp trang bị cảm biến hay hệ thống quản lý chiến đấu (CMS) hay không.

CS/AR-1 có thể bắn được loại đạn mang đầu nổ mạnh (HE) cỡ 55 ly, tầm bắn tối đa khoảng 500m. Loại đầu đạn này khi được bắn xuống nước có thể tạo ra một vụ nổ, có thể làm bị thương thậm chí giết chết người nhái nằm trong bán kính nổ của nó.

Nhà sản xuất từ chối cho biết quá trình phát triển CS/AR-1, chỉ nói nó đã được thiết kế trong một vài năm gần đây. 

phongve3

Hệ thống phóng lựu chống người nhái DP-65 do Nga chế tạo, nhìn từ phía sau. DP-65 chủ yếu được lắp trên các tàu chống biệt kích phá hoại lớp Grachonok - Ảnh : Bộ Quốc phòng Nga

Tuy nhiên, dựa theo hình dáng bên ngoài và cơ chế hoạt động, CS/AR-1 là một bản sao "hoàn hảo" của hệ thống phóng lựu chống người nhái DP-65 do Nga chế tạo.

DP-65A được phát triển và sản xuất bởi nhà máy V.A. Degtyarev của Nga kể từ năm 1991. Hệ thống này được triển khai trên tàu chiến và các công trình phòng thủ ven biển, chống lại sự xâm nhập của người nhái.

Điểm khác biệt duy nhất giữa DP-65 và CS/AR-1, theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, có lẽ là góc xoay và loại đạn được sử dụng. Trung Quốc đã sao chép và cải tiến để CS/AR-1 có góc xoay rộng hơn so với phiên bản gốc.

Cũng theo IHS Jane’s, Trung Quốc đã mua các hệ thống DP-65A từ Nga và lắp đặt nó trên một số tàu chiến. Năm 2012, DP-65 được nhìn thấy trên một tàu chiến của Trung Quốc gần khu vực đá Chữ Thập của Việt Nam.

Chỉ hiệu quả ở vùng nước cạn

Hệ thống DP-65 trên tàu chống biệt kích phá hoại lớp Grachonok của Nga - Ảnh : Bộ Quốc phòng Nga

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một nhà nghiên cứu vũ khí nhận định bất kỳ loại vũ khí nào, dù hiện đại đến đâu cũng có điểm yếu và cách khắc chế. 

phongve4

Hệ thống DP-65 trên tàu chống biệt kích phá hoại lớp Grachonok của Nga - Ảnh : Bộ Quốc phòng Nga

Cho đến bây giờ, vẫn chưa có bất kỳ chi tiết nào về hệ thống CS/AR-1 của Trung Quốc, nhưng có thể suy đoán dựa trên bản gốc của nó là DP-65.

Cần hiểu là góc bắn sẽ ảnh hưởng đến tầm xa của đạn. CS/AR-1 và DP-65 có góc bắn tương tự nhau (DP-65A : -38 đến 48 độ ; CS/AR-1 : -30 đến 70 độ) nên tầm bắn tối đa và tối thiểu sẽ khá tương đương nhau.

Với giới hạn góc bắn như vậy, phiên bản gốc DP-65 có tầm bắn từ 50 - 500m, nên có thể suy đoán giới hạn tầm bắn của bản sao chép CS/AR-1 cũng nằm trong phạm vi tương tự.

Điều đó cũng có nghĩa, nếu người nhái vượt qua an toàn khỏi tầm bắn tối thiếu của CS/AR-1 (tức dưới 50m), hệ thống này sẽ không phát huy tác dụng.

Tạp chí IHS Jane’s bình luận : hiệu quả tác chiến của CS/AR-1 vẫn còn là một dấu chấm hỏi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ sâu và điều kiện mặt nước. 

CS/AR-1 sẽ chỉ hữu dụng tại các vùng nước nông, nơi môi trường hoạt động của người nhái bị hạn chế đáng kể và đầu đạn HE có thể phát huy tối đa sức công phá.

Tuy nhiên, đây chỉ là đánh giá khách quan, bởi cho đến bây giờ vẫn chưa biết chính xác Trung Quốc sử dụng đầu đạn HE loại gì cho CS/AR-1. Điều này là quan trọng, bởi loại đạn được sử dụng sẽ quyết định độ sâu và phạm vi sát thương.

Lấy DP-65 của Nga làm ví dụ. Hệ thống này có thể bắn được các loại đạn RG-55M và RGS-55. Riêng đối với đạn RG-55M, nó có thể tiêu diệt người nhái lặn ở độ sâu 40m, bán kính sát thương 16m.

Hệ thống DP-65 của Nga sử dụng thiết bị định vị âm thanh dưới nước (sonar) ANAPA-ME để tự động phát hiện mục tiêu là các người nhái hay thiết bị phá hoại của kẻ thù. Loại sonar này sẽ chỉ đường cho hệ thống khai hỏa vào khu vực có mục tiêu. Không có thông tin về loại sonar được Trung Quốc sử dụng hay cách thức CS/AR-1 phát hiện mục tiêu.

Duy Linh

********************

Trung Quốc chống người nhái kiểu nào ? (Tuổi Trẻ, 21/05/2017)

Lực lượng người nhái Trung Quốc năm nào cũng tổ chức diễn tập ở "một khu vực không xác định trên Biển Đông" và được trang bị nhiều vũ khí hiện đại.

phongve5

Người nhái Trung Quốc sử dụng súng QBS-06 trong cuộc diễn tập tại "một khu vực không xác định" trên Biển Đông tháng 7-2016 - Ảnh : Chinamil

Là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ trong bất kỳ quân đội nào của các nước, lực lượng người nhái luôn phải trải qua chế độ tập luyện khắc nghiệt, đối mặt với nhiều nguy hiểm và các phương thức, vũ khí chống người nhái ngày càng hiện đại.

Lịch sử ghi nhận Ý là quốc gia đầu tiên sử dụng lực lượng người nhái vũ trang trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Giai đoạn đầu, phương thức tác chiến dưới nước mới mẻ này kém hiệu quả do trang bị vũ khí thô sơ và dễ bị phát hiện.

Phải đến sau này, khi có sự xuất hiện của loại ngư lôi có người lái, lực lượng này mới bắt đầu lập công. Tuy nhiên, trong một lần tấn công vào mục tiêu ở Anh, một quả ngư lôi có người lái của Ý đã bị tóm gọn. Người Anh sau đó đã sao chép và tổ chức các đợt tấn công ngược lại vào phe phát xít.

Vỏ quýt dày có móng tay nhọn

phongve6

Một người nhái của Anh năm 1945 - Ảnh : Bảo tàng chiến tranh đế quốc Anh

Giai đoạn hậu chiến tranh, lực lượng đặc nhiệm người nhái tiếp tục được phát triển, tiến hành nhiều nhiệm vụ quan trọng. Ngày nay, cuộc chạy đua giữa các quốc gia không chỉ ở chất lượng của lực lượng người nhái, mà còn ở trang thiết bị đặc biệt dành cho lực lượng này và các loại vũ khí chống người nhái.

Thuở ban đầu, để phát hiện và ngăn chặn người nhái của đối phương, chỉ có cách quan sát bằng mắt thường. Các loại máy dò sonar thời bấy giờ tỏ ra bất lực bởi âm thanh vọng lại từ các hoạt động bơi của người nhái là rất nhỏ. Phương thức đối phó đôi khi cũng rất thô sơ là bủa lưới sắt xung quanh các khu vực cảng, nơi neo đậu tàu chiến để ngăn người nhái tiếp cận.

Trong giai đoạn chiến tranh Lạnh, người ta đã bắt đầu sử dụng các loại sóng siêu âm và đặc biệt là động vật biển để phát hiện người nhái. Điển hình như chương trình MK6 của quân đội Mỹ đã sử dụng cá heo và sư tử biển như những sonar tự nhiên để phục vụ cho cuộc chiến tại Việt Nam (1970 - 1971), vịnh Persic (1987 - 1988).

Ngày nay, cá heo quân sự vẫn được sử dụng trong quân đội Mỹ và Nga cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả phát hiện người nhái và bảo vệ, giám sát các khu vực cảng trọng yếu.

Không có thông tin về việc Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng phương thức này. Tuy nhiên, có một chi tiết đáng chú ý là năm 2000, Iran - một quốc gia có quan hệ gần gũi với Trung Quốc, đã được Ukraine chuyển giao dự án đào tạo cá heo quân sự.

phongve7

Cá heo quân sự của Mỹ được huấn luyện có khả năng phát hiện người nhái, đồng thời được gắn camera theo dõi dưới nước - Ảnh : Reuters

Ngoài ra, còn phải kể đến một phương thức khá truyền thống nữa là triển khai người nhái để chống lại người nhái của đối phương. Cuộc chiến dưới nước này đã dẫn tới sự phát triển của các phương tiện liên quan như súng trường, súng ngắn và các thiết bị hỗ trợ lặn, di chuyển.

Trong lĩnh vực này, Nga tỏ ra là bậc thầy khi sở hữu một loạt các loại súng có thể tác chiến hiệu quả dưới nước, bao gồm súng trường tấn công dưới nước (APS), súng trường tấn công lưỡng cư (ADS) hay ASM-DT.

Giai đoạn hiện đại chứng kiến sự bùng nổ của các thiết bị lặn điều khiển từ xa (ROV). Chúng tỏ ra hiệu quả khi sử dụng để phát hiện người nhái. Trước sự phát triển của các loại tàu nổi không người lái (USV) như hiện nay, có thể trong tương lai sẽ sớm thấy những loại USV chống biệt kích xuất hiện.

Trung Quốc chống người nhái như thế nào ?

Trong điều kiện việc tiếp cận những thông tin này là có hạn, dựa trên những nguồn mở có thể truy cập được, người viết nhận thấy hiện nay Trung Quốc đang sử dụng hai cách để chống người nhái.

Thứ nhất : Sử dụng lực lượng người nhái để tiêu diệt người nhái đối phương

Lực lượng người nhái của Trung Quốc được trang bị nhiều vũ khí hiện đại và phù hợp để đảm bảo có thể tác chiến cả trong môi trường dưới nước lẫn trên bờ. Trong môi trường nước, đặc biệt là nước mặn khắc nghiệt, các loại súng trường tấn công thông thường hiện có trong biên chế của Trung Quốc như QBZ-95 không đáp ứng được yêu cầu tác chiến.

Trước tình hình này, Trung Quốc đã phát triển một loại súng trường tấn công dành riêng cho người nhái, có tên gọi QBS-06. Nó lần đầu tiên xuất hiện trên một chương trình của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc năm 2010. Quan sát hình dáng bên ngoài, nếu không tìm hiểu kỹ, nhiều người sẽ nhầm tưởng đây là một phiên bản nâng cấp của APS do Nga sản xuất.

phongve8

So sánh súng trường tấn công dưới nước APS (trên) do Liên Xô / Nga phát triển và súng trường tấn công "lưỡng cư" QBS-06 (dưới) của Trung Quốc - Ảnh : weaponland

Về cơ bản, QBS-06 có hình dáng và kích cỡ tương tự APS, với độ dài súng đạt 680mm (không báng tì), khối lượng súng chưa kèm đạn là 3,15kg và băng đạn bắn được 25 viên, cỡ 5,8mm tiêu chuẩn của Trung Quốc với đầu đạn hình mũi tên.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia quân sự, QBS-06 của Trung Quốc có rất nhiều điểm ưu việt hơn phiên bản gốc APS. Theo trang modernfirearms, QBS-06 có nòng trơn, không xẻ khương tuyến. Sự xuất hiện của ốp lót tay và loa che lửa đầu nòng trên QBS-06 cho thấy nó có khả năng hoạt động hiệu quả trong cả môi trường trên cạn. Những chi tiết này không hề có trên APS, cho thấy loại súng của Nga chỉ có thể hoạt động được dưới nước.

QBS-06 bắt đầu được biên chế vào lực lượng người nhái Trung Quốc kể từ năm 2010 và xuất hiện gần như trong mọi cuộc diễn tập/huấn luyện của lực lượng này. Theo truyền thông Trung Quốc thì hầu như năm nào người nhái Trung Quốc cũng diễn tập tại "một khu vực không xác định" trên Biển Đông.

phongve9

Người nhái Trung Quốc sử dụng QBS-06 trong một cuộc diễn tập tại "một khu vực không xác định" trên Biển Đông tháng 7-2016 - Ảnh : Chinamil

Thứ hai : Sử dụng các hệ thống vũ khí chuyên trị người nhái

Có thể kể ra một số hệ thống như CS/AR-1 55 ly, loại vừa có thông tin nói đã được Trung Quốc lắp đặt trái phép ở đá Chữ Thập của Việt Nam hay hệ thống phóng lựu chống người nhái DP-65 do Nga sản xuất.

Trung Quốc mua DP-65 từ Nga và lắp đặt nó trên các tàu chiến. Năm 2012, DP-65 được nhìn thấy trên một tàu chiến gần đá Chữ Thập. Còn CS/AR-1 xuất hiện lần đầu trong Triển lãm hàng không Chu hải năm 2014 ở Trung Quốc. Giới quan sát nhận định thực chất CS/AR-1 là một bản sao hoàn hảo của DP-65.

Không loại trừ khả năng Trung Quốc đã lắp đặt CS/AR-1 lên các tàu chiến, tàu tuần tra để phục vụ cho các yêu sách chủ quyền vô lý trên Biển Đông.

Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ tàu lặn không người lái gần đây của Trung Quốc có thể tạo điều kiện tiền đề cho Bắc Kinh tiếp tục phát triển các loại tàu không người lái chống biệt kích.

Năm 2015, truyền thông Trung Quốc khoe Bắc Kinh đã thử nghiệm thành công robot tự hành "Hải Yến" tại một khu vực biển nước sâu 1.500m ở biển Đông. Thực chất, đây là một tàu lặn không người lái. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cho rằng loại Hải Yến có thể ngăn chặn hiệu quả hoạt động của người nhái "từ một quốc gia nào đó", khi người nhái tiếp cận thì nó sẽ tự động tấn công.

Duy Linh

Published in Châu Á
Trang 2 đến 2