Cuối tháng 2 năm 2018 hàng loạt người dân sống chung quanh nhà máy thép Dana Ý đã biểu tình phản đối nhà máy thép này gây ô nhiễm và không thực hiện những cam kết trước đó (1).
Nhà máy thép Dana Ý Đà Nẵng
Được biết nhà máy thép này gây ô nhiễm khiến nhân dân quanh vùng bức xúc phản đối từ nhiều năm nay. Trước bức xúc của nhân dân, ông chủ tịch Huỳnh Đức Thơ đã ra một yêu cầu trái khoáy đó là yêu cầu thành phố di dân đi chỗ khác.
Ngày 4 tháng 1 năm 2017, ông Huỳnh Đức Thơ có văn bản yêu cầu sở xây dựng Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị liên quan lên kế hoạch di dân đi chỗ khác. Ngân sách sẽ do thành phố chịu. Đồng thời ông Thơ cũng yêu cầu không cho dân chúng quanh nhà máy thép được xây dựng hoặc trao đổi, mua bán đất để thuận lợi cho việc đền bù di dân.
Tại sao nhân dân quanh nhà máy thép này và ngân sách thành phố, cũng như các ban ngành phải mất công sức, tiền của để hy sinh cho nhà máy thép Dana Ý này. ?
Các nhà máy là doanh nghiệp, đến vùng dân cư lâu đời lập cơ sở sản xuất. Nếu làm ô nhiễm và thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Nhưng ở đây, trái lại người dân và ngân sách nnhà nước, bộ máy công quyền tất cả được huy động để phục vụ lợi ích của nhà máy, đó là điều vô lý không thể chấp nhận.
Câu trả lời rất bất ngờ, nhà máy Dana Ý này của chính ông chủ tịch Huỳnh Đức Thơ có cổ phần, hay nói cách khác chính ông Huỳnh Đức Thơ là chủ của nhà máy thép này. Trong một bản kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ tiết lộ trên mạng xã hội cho thấy ông Thơ có cổ phần trong nhà máy thép Dana Ý. Bản kê khai tài sản này ngay lập tức được trung ương Đảng cộng sản Việt Nam liệt vào bí mật quốc gia, một số tờ báo đưa tin về bản kê khai này đều bị chính phủ xử phạt nghiêm khắc.
Đến tháng 2 năm 2017, thực hiện lệnh của Huỳnh Đức Thơ. Thành phố Đà Nẵng đã có văn bản nhanh chóng về việc di dân khỏi khu vực nhà máy.
Mặc dù thế, nhưng đến nay thành phố Đà Nẵng không có động thái gì, khiến người dân sống chung quanh nhà máy lại phải một lần nữa phẫn nộ biểu tình phản đối nhà máy thép Dana Ý.
Sự nuốt lời của Huỳnh Đức Thơ là thế nào ?
Trước việc trung ương kiểm tra thành ủy Đà Nẵng, tức trước âm mưu thôn tính Đà Nẵng của Nguyễn Xuân Phúc, Thơ đã được Phúc báo trước để ngầm che chắn những sai phạm của mình. Vì thế Thơ đã hứa hẹn với dân chúng sẽ thu xếp giải quyết bức xúc của họ. Cho đến nay, việc thôn tính của Nguyễn Xuân Phúc đã hoàn tất, các nhân tố ở Đà Nẵng không thuộc phe Phúc đã bị thanh toán hết sạch. Không còn gì phải e ngại, chủ tịch Huỳnh Đức Thơ đánh bài lờ lời hứa khi trước với nhân dân.
Cho đến nay thì chưa một hộ dân nào được hỗ trợ di dời, tất cả còn nguyên đó và kế hoạch chỉ nằm trên giấy tờ. Trước bức xúc của người dân vây quanh nhà máy, đại diện nhà máy Dana Ý nói với họ rằng nhà máy đã hết gây ô nhiễm.
Nhà máy thép Dana Ý do ảnh hưởng của Huỳnh Đức Thơ, đã đánh bật nhiều nhà cung cấp thép khác để dành những hợp đồng béo bở do chính thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Nhà máy này chỉ là một trong nhiều công ty, nhà máy do Huỳnh Đức Thơ hay anh em, vợ con làm chủ.
Huỳnh Đức Thơ trong vòng 9 tháng lên 4 chức. Có vợ bé, con riêng sống giữa thành phố Đà Nẵng, dùng quyền lực tạo ra nhóm lợi ích cá nhân thâu tóm nhiều ngành nghề kinh doanh, đất vàng tại thành phố Đà Nẵng. Xẻ đất Sơn Trà bán cho doanh nghiệp. Những sai phạm của Huỳnh Đức Thơ đều rành rành và rõ ràng gây bức xức dư luận, dân chúng phản đối như vụ nhà máy thép này và vụ việc bán đảo Sơn Trà.
Đảng cộng sản Việt Nam dưới thời Nguyễn Phú Trọng ra sức hô hào chống lợi ích nhóm, chống lối sống suy thoái, chống việc chạy chức quyền, tài sản bất minh, chống kẻ làm mất niềm tin nhân dân vào Đảng. Thế nhưng một kẻ như Huỳnh Đức Thơ phạm những việc trên rõ ràng, lại bị ém nhẹm. Không những thế, những người dân hay cán bộ tố giác sai phạm của Huỳnh Đức Thơ đều bị trả thù đê hèn. Những tội ác, sai phạm của Huỳnh Đức Thơ nếu kể chi tiết kèm bằng chứng phải đến vài chục trang giấy.
Bí thư Đà Nẵng trước kia là Nguyễn Bá Thanh đã có lần định bắt Huỳnh Đức Thơ vì sai phạm trong xây dựng. Nhưng nhờ có Nguyễn Xuân Phúc bao che, nên Thơ thoát tội.
Giờ đây dưới cái bóng của ông trùm Nguyễn Xuân Phúc, Huỳnh Đức Thơ ngang nhiên tồn tại giữa cái gọi là chỉnh đốn, xây dựng đảng của người đốt lò vĩ đại Nguyễn Phú Trọng, như một tảng băng không tan trong lò lửa của tổng bí thư đương nhiệm.
Sự tồn tại của Huỳnh Đức Thơ, là minh chứng cho dư luận việc đốt lò của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ là một chiến dịch thanh trừng phe phái như dư luận đánh giá.
Người Buôn Gió
Nguồn : nguoibuongio1972, 02/03/2018
(1) https://tuoitre.vn/hang-tram-nguoi-dan-bao-vay-nha-may-thep-vi-cham-di-doi-20180226212924528.htm
Xã Đông Hội quê hương của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm cạnh xã Mai Lâm. Con em Đông Hội sang bên Mai Lâm học cùng trường tiểu học. Ngày còn bé tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo học ở thôn Mai Hiên, xã Mai Lâm.
Ông Nguyễn Phú Trọng đến thăm cô giáo cũ. Ảnh VnExpress, 18/11/2011
Khi Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư vào năm 2011, cô giáo dạy cho Trọng hồi ấy ở xã Mai Lâm đã 80 tuổi. Mặc dù bao nhiêu năm đã trôi qua và dạy bao nhiêu học trò, nhưng theo lời một bài báo thì bà Đặng Thị Phúc vẫn minh mẫn khi kể về cậu học trò nghèo Nguyễn Phú Trọng là người tốt như thế nào.
Như lời bà Phúc kể thì đó là năm 1956, Nguyễn Phú Trọng học lớp 4, ở độ tuổi 12. Nguyễn Phú Trọng phải băng cánh đồng lên Lê Xá rồi thôn Mai Hiên, xã Mai Lâm học. Gặp phải những hôm mưa dầm đường trơn cậu bé Nguyễn Phú Trọng phải bấm ngón chân xuống đất cho khỏi ngã mà đi học. Chỉ có điều lạ nếu phải bằng đồng tại sao cậu bé Nguyễn Phú Trọng không đi thằng từ nhà là thôn Đông Trù thẳng đường dến đình Mai Hiên, cớ gì phải đi vòng đường tam giác lên tân Lê Xá rồi vòng lại. Đường Đông Trù lên Mai Hiên có từ vài trăm năm thẳng một lèo. Đoạn này có thể bà giáo Phúc đã nhầm lẫn, nhưng thôi từng ấy năm, từng ấy học trò mà bà nhớ Trọng tốt thế nào cũng là được rồi, báo chí nó chỉ cần thế.
Kể cũng lạ khi bà Phúc biết và nhớ hình ảnh đấy, chắc bà nhiều lần nhìn thấy cậu bé Nguyễn Phú Trọng đi chân đất đi học. Qua đây thấy gia đình cậu học trò Nguyễn Phú Trọng rất nghèo, áo không có mà mặc, dép không có mà đi. Gia đình cậu thuộc dạng bần cố nông, thành phần cơ bản trong vùng. Đó là năm 1956, năm mà cải cách ruộng đất phát triển mạnh mẽ.
Bà Phúc kể với phóng viên :
"Khi ấy tôi nghĩ trò Trọng đi học nhờ trường bạn, lại bé nhất lớp nên không dám rời lớp trưởng. Giữa đám học trò lam lũ ấy tôi có ấn tượng nhất với Nguyễn Phú Trọng bởi trò ấy nhỏ tuổi nhất nhưng lại học giỏi nhất lớp. Trò Trọng ngày ấy tóc để mái chéo, tóc hơi hoe vàng, nước da trắng xanh. Trong lớp, cậu rất thông minh, giơ tay phát biểu rất hăng say, chữ viết tròn và đẹp. Trò Trọng đi học từ nhà ở thôn Đông Trù phải qua thôn Lê Xá, vượt qua một cánh đồng mới đến được lớp. Quãng đường dài gần 3km toàn đường đất, rất khó đi, nhất là vào những ngày trời mưa dầm, cậu học trò nhỏ phải cố bấm ngón chân xuống đường cho khỏi ngã" (1).
Như bà Phúc nói thì Nguyễn Phú Trọng ở thôn Đông Trù, xã Đông Hội.
Nhưng một người bạn học của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thời đại học sau này thì lại nói Nguyễn Phú Trọng ở thôn Lại Đà. Đông Hội. Theo đường chim bay thì Lại Đà cách Đông Trù 1 km, nếu đi bộ mất 1,7 km.
Báo viết :
"Ông Khoa cũng chính là Chi ủy viên được giao nhiệm vụ đi điều tra lý lịch để kết nạp Nguyễn Phú Trọng vào Đảng. Ông Khoa nhớ lại : "Gia đình anh Trọng thuần nông và mến khách lắm. Cái đêm về thôn Lại Đà, xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội, chúng tôi đi đò qua sông rồi đến nhà anh Trọng. Khi đó mới 4 giờ sáng mà ông Nguyễn Phú Nội, cụ thân sinh của anh Trọng chưa rõ chúng tôi về làm gì, chỉ biết là bạn học của con đã dậy tất bật lấy rơm nấu nước cho chúng tôi uống" (2).
Nếu thế đã có sự nhầm lẫn một trong hai người là bà giáo Đặng Thị Phúc và ông tiến sĩ nhà giáo ưu tú Trịnh Hồ Khoa về thôn sinh ra ông Trọng. Chi tiết này tưởng không quan trọng nhưng nó lại quan trọng đến lời kể không đúng sự thật của một trong hai người về cuộc đời lúc trước của Nguyễn Phú Trọng. Khả năng bà Đặng Thị Phúc tuổi cao, nhớ không rõ, nhà báo phỏng vấn bà cứ thế làm theo miễn sao khen được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là được, vì thế nhà báo đã khẳng định bà giáo Đặng Thị Phúc còn minh mẫn lúc ấy, nhớ từng chi tiết như thế về cậu học trò nghèo Nguyễn Phú Trọng bấm chân đi thế này, học giỏi thế kia....toàn là bố láo, vì bà Phúc chả nhớ được gì hết, đến địa danh, khoảng cách là cái dễ nhớ nhất còn không nhớ thì nhớ cái gì mà kể.
Một lãnh tụ tối cao còn sống sờ sờ đây mà tiểu sử đã mơ hồ đến vậy, mà ở ngay Hà Nội chứ đâu xa, thử hỏi tiểu sử của các lãnh tụ cộng sản xa hơn trước đó vẽ thế nào mà chả được.
Khi Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư, là dịp để các nhà báo phỏng vấn cô giáo, bạn học của Trọng để ca ngợi Trọng. Những người thân quen cũ của Trọng cũng được dịp lên báo khoe mẽ quan hệ. Việc này thường hay xảy ra ở cách lãnh tụ cộng sản các đời không cứ gì Trọng, nhưng duy nhất có Hồ Chí Minh là không có thầy giáo, bạn học hay họ hàng nào kể về ngày xưa thời bé Hồ Chí Minh thế này, lúc học trường này giỏi giang thế kia. Có lẽ đức tính khiêm tốn nên Hồ Chí Minh đã không để cho người quen, thân cũ ca ngợi mình, đây là đức tính mà nhiều lãnh đạo cộng sản sau này không noi theo được, đặc biệt như Nguyễn Phú Trọng háo danh đến nỗi huy động được ai quen từ ngày nào cũng đưa lên báo để ca ngợi Trọng. Nhưng cũng có thể Hồ Chí Minh hồi bé không giỏi được bằng Nguyễn Phú Trọng nên không ai nhớ đến như người ta nhớ đến Trọng.
Một bạn học cũ thời học Văn khoá 8 với Trọng là nhà phê bình lý luận Nguyễn Ngọc Thiện, vào năm 2013 khi Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư, Thiện ca ngợi Trọng hết lời. Thiện còn nhớ đến bài luận văn tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc của Nguyễn Phú Trọng hồi ấy có tên là : "Thơ ca dân gian với nhà thơ Tố Hữu".
Với bài luận này Nguyễn Phú Trọng đã tốt nghiệp với điểm tối ưu. Vào những năm 1967, 1968 thơ của Tố Hữu đang bao trùm cả nước, chọn đề tài này để làm tốt nghiệp chứng tỏ con người của Nguyễn Phú Trọng rất biết đi đúng hướng trong sự nghiệp của mình.
Nực cười thay, khi Nguyễn Ngọc Thiện ca ngợi Trọng vào năm 2103 thì ngay sau đó 1 năm vào năm 2014, đề tài na ná này lại được một cô gái tên là Nguyễn Thị Hải Yến bảo vệ thạc sĩ văn ở trường Khoa học xã hội nhân văn, tức cũng là khoa mà Trọng đã học. Đề tài Nguyễn Thị Hải Yến có tên là : "Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu "
Trong trang 11 luận án bảo vệ thạc sĩ của mình, Nguyễn Thị Hải Yến viết :
"Tác giả Nguyễn Phú Trọng trong Tạp chí Văn học số 11– 1968 cũng đã tổng kết sâu sắc một cách cô đọng về sự ảnh hưởng của ca dao, dân ca trong thơ Tố Hữu.
Bài viết với nội dung sâu sắc, dẫn dắt người đọc hiểu được sự ảnh hửởng của thơ Tố Hữu với cội nguồn văn hóa dân gian, đậm chất dân tộc".
Yến viết như vậy, người đọc sẽ hiểu gì ? Thơ dân gian ảnh hưởng đến thơ Tố Hữu hay thơ của Tố Hữu ảnh hưởng đến thơ dân gian ? Thạc sĩ Nguyễn Thị Hải Yến đã nhầm hay cô đã trích dẫn đúng sự thật rằng Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết sâu sắc, dẫn dắt người đọc hiểu được sự ảnh hưởng của thơ Tố Hữu với cội nguồn văn hoá dân tộc.
Có thể cô gái này đã viết nhầm, nhưng một bản luận án tầm thạc sĩ mà còn sai sót chết người, sai sót ngô nghê đến mức trích lời tổng bí thư ngược hẳn đến như vậy, mà vẫn được chấp nhận bởi các Phó giáo sư, tiến sĩ như Lý Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ của trường Khoa học xã hội nhân văn thì không còn gì để nói về chất lượng trí thức của các loại văn bằng ở trường này.
50 năm trước Nguyễn Phú Trọng đã nhân cơ hội Tố Hữu đang ở đỉnh cao đề lấy làm đề tài bảo vệ tốt nghiệp cho mình, ở thời kỳ hừng hực dòng thơ cách mạng của Tố Hữu như thế, đề tài ca ngợi thơ Tố Hữu ăn điểm dễ dàng là điều tất nhiên.
Gần 50 năm sau, khi Nguyễn Phú Trọng ở đỉnh cao quyền lực. Một thạc sĩ lại lật lại đề tài Trọng từng làm để làm thạc sĩ và đã thành công, mặc dù luận án viết sơ sài và sai sót nghiêm trọng nhưng do ăn hơi Nguyễn Phú Trọng nên đã được công nhận.
Thật đáng sợ cho đất nước này nếu như thạc sĩ Nguyễn Thị Hải Yến kia có ngày nào đó lại vào cương vị lãnh đạo đất nước như Nguyễn Phú Trọng. Những giáo điều được lặp lại, những kẻ cơ hội được lặp lại, sự bảo thủ lặp lạị và sự ăn cắp, nịnh bợ cũng được lặp lại.
Còn những tên bồi bút, những kẻ cơ hội, nịnh bợ như thế, đất nước này liệu có sáng sủa được không ? Từ cô giáo đến bạn học rồi đến cô Yến, người có thể tạm gọi học trò của Trọng đều như vậy, đủ hiểu con người Nguyễn Phú Trọng ra sao.
Thực ra những kẻ nịnh bợ, cơ hội, tôn sùng Nguyễn Phú Trọng này hôm nay chúng chỉ làm những việc mà mấy chục năm trước Nguyễn Phú Trọng đã làm mà thôi.
**********************
Vụ Trịnh Xuân Thanh là một vụ gây nhiều xôn xao dư luận trong suốt một năm qua, nhưng nếu chính xác nơi nào người ta bàn đến nhiều nhất thì phải nói đến hai xã Mai Lâm và Đông Hội của huyện Đông Anh.
Huỳnh Đức Thơ có bọn tài phiệt Cocobay và Sun Group hậu thuẫn nên tiền rất nhiều
Hai xã tức hai làng gần nhau, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở làng Đông Hội, Trịnh Xuân Thanh ở làng Mai Lâm. Hai làng này gần nhau đến nỗi ngày bé trẻ con hai làng học chung cùng một mái trường bên thôn Mai Hiên của làng Mai Lâm, Nguyễn Phú Trọng cũng học nhờ làng bên ấy như làng bên nhà mình. Cô giáo của Trọng kể rằng hồi ấy lớp có 33 em học sinh người Mai Lâm, 15 em học sinh người Đông Hội, em Trọng người nhỏ bé nhất.
Đến giờ bên làng Mai Lâm còn có rất nhiều người học cùng Nguyễn Phú Trọng hồi ấy, vì thế câu chuyện tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng truy bắt tận cùng Trịnh Xuân Thanh là một câu chuyện nóng bỏng ở đây hàng ngày. Bây giờ nhà ông Trọng ở quê đã xây tường cao 2 mét dường như đề phòng những tiếng đồn của bà con hàng xóm bàn tán về chuyện ông bắt Trịnh Xuân Thanh.
Ở miền quê Bắc Bộ, tình làng nghĩa xóm được người ta coi trọng lắm. Thế nên khi Trọng bắt Thanh, tiếng xì xào bàn tán đủ điều xôn xao là chuyện tất nhiên. Các cụ trong làng bây giờ cũng được con cháu chỉ cho cách vào mạng để xem thông tin, thậm chí có ông còn lập cả Facebook để theo dõi thời sự.
Người làng Mai Lâm oán Trọng lắm, họ nói láng giềng hàng xóm với nhau, xưa học nhờ đất làng, dân làng coi như con cháu trong làng, giờ làm to hại lại người làng này, như thế khác nào làm ơn mắc oán. Có quán bia giữa hai làng, ban chiều mọi người hay ra đó uống, câu chuyện lại được khơi ra như thế từ phía người làng Mai Lâm.
Người làng Đông Hội hiểu nếu xét về tình ông Trọng không phải với làng nước, nhưng còn việc nước chung là lẽ khác, nên có người cũng đáp lại :
- Ông Trọng cũng vì việc nước, quân pháp bất vị thân, ông đã nói rằng chống tham nhũng không có vùng cấm, ông làm thế tốt cho cả đất nước, vì cái chung cả thôi.
Người Mai Lâm nói :
- Dào ôi, nếu mà ai ông ấy cũng làm thế thì đâu đến nỗi. Đàng này thiên hạ người ta tham nhũng, phá hoại nhiều vô kể, thiếu gì người cần bắt mà phải đi bắt người làng tôi. Cũng do hồi xưa ông ấy đi học bên này, xuất thân bần cố nông, đi học dép không có mà đi, thấy dòng họ Trịnh làng tôi danh giá khoa bảng nên đem lòng ganh ghét nhỏ mọn. Cái hẹp hòi ấy nuôi trong lòng, bây giờ làm thế để cho hả dạ, chứ chống tiêu cực tham nhũng cái gì.
Người Đông Hội nói :
- Ấy, bác nói thế là suy nghĩ của bác, chứ làm sao biết được bác Trọng làng tôi nghĩ vậy mà bác nói thế. Chả lẽ phải bao che cho nhau mới là tốt ư, thế thì làm quan làm cái gì cho nước được nhờ.
Người Mai Lâm nói rành rẽ :
- Tôi nói không phải vô lý đâu, bây giờ báo chí rồi mạng internet người ta nói rõ cả đấy. Có vụ cả gần 10 ngàn tỷ như vụ Mobi Fone bọn Lê Nam Trà nó cấu kết với bộ trưởng truyền thông Trương Minh Tuấn chia nhau đấy, ngay sát ông Trọng mà ông có làm gì đâu. Còn này nữa nhé, chuyện Trịnh Xuân Thanh thì ông Trọng làm chú trọng lắm, ông huy động tất cả ban ngành vào cuộc ngay lập tức, báo chí phủ đầu nhục mà thằng Thanh rồi cả bố nó là ông Giới nữa, bêu rếu đủ kiểu mà không cho người ta thanh minh gì cả, ép nó phải chết nhanh chóng. Bác cứ nhìn hành động ông đối xử với thằng Thanh có thấy ráo riết, cạn tình không ?
Người Đông Hội nói gỡ :
- Thì làm quyết liệt, khẩn trương đáp ứng lòng dân mà.
Người Mai Lâm uống ngụm bia, rồi mở điện thoại vào internet tìm một trang đưa ra cho người Đông Hội xem và nói :
- Đấy bác xem đi, cái thằng Huỳnh Đức Thơ chủ tịch Đà Nẵng nó ăn bao nhiêu tiền của đất nước nhân dân. Nó có đất rừng, đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất biệt thự... rồi làm chủ cả nhà máy thép, bao nhiêu công ty vật liệu xây dựng. Nó cậy quyền xin đất nông nghiệp chả mất đồng nào, rồi nó chuyển nhượng quyền ấy được mười mấy tỷ vào năm 2009, hồ sơ đấy, công an kết luận đấy mà có bắt được nó đâu. Lúc đó nó còn làm thấp, chứ sau những năm ấy nó làm to hơn đến chủ tịch bây giờ, biệt thự, đất vàng hàng đống... người ta chỉ rõ tên đường, số nhà của nó, có cả danh sách kê khai tài sản nó có sở hữu những công ty nào. Cử tri người ta phản đối không cho nó làm chủ tịch, ủy ban kiểm tra trung ương cảnh cáo nó như tát yêu, giờ nó cứ nhơn nhơn làm chủ tịch thành phố đấy, sao ông Trọng không xử nó đi, không chỉ đạo quyết liệt và ráo riết đi. Chúng tôi thấy từ khi nó có hồ sơ tham nhũng tung ra đến lúc bị cảnh cáo, việc ầm trời mà tuyệt không thấy ông Trọng nhắc đến tên nó một lần. Ông như không biết, thế mà lúc xử thằng Thanh làng tôi, thì nào là ông đọc báo thấy có cái xe sang biển công ở tít Hậu Giang dư luận bức xúc, ông chỉ đạo làm rõ cái xe đó của ai. Rồi ông huy động báo chí, thanh tra, kiểm tra các kiểu đoàn, bộ, ban ông tung hết vào cuộc cố bới chuyện từ cái xe sang chuyện khác, thế có phải chủ ý ác với làng xóm không, người thiên hạ thì ông cứ để khơi khơi.
Người Đông Hội giơ tay như muốn ngăn :
- Ấy, bác chắc lại nghe thằng phản động Hiếu Gió rồi, nó chuyên kích động gây chia rẽ nội bộ lãnh đạo nước ta. Bác đừng có mà đọc nó rồi tin nhé, thằng ấy nó trốn ở nước ngoài có dám về đây mà nói đâu.
Người Mai Lâm nói :
- Bác cứ như tôi là trẻ con lên ba mà nghe thằng phản động lưu manh ấy nó kích động, tôi lạ gì âm mưu của chúng nó, nhưng nếu nó chỉ xoáy vào là đấu đá nội bộ, phe cánh thì đã đành. Nhưng đây nó cứ khoét vào nỗi đau của chúng tôi, nó đánh vào tình nghĩa làng xóm của bà con mình, đau lắm bác ạ. Nó bảo ông Trọng hại thằng Thanh chẳng qua là thằng Thanh ở làng tôi, ông ấy thù dân làng tôi bác ạ, nó bảo tại hồi bé ông Trọng nhìn dân làng tôi thấy họ Trịnh bề thế mà gia đình nhà ông ấy nghèo không có mà ăn, vì thế ông ấy đâm thù hận trong lòng, ông ấy muốn mượn gió bẻ măng mà diệt thằng Thanh cho cả làng tôi phải chịu nhục. Hàng ngày nó cứ lôi chuyện thằng Thơ, thằng Thân Đức Nam ở Đà Nẵng đang sống nganh nhiên phè phỡn, vợ nọ, con kia, bồ nhí du hý vòng quanh thế giới sắm đồ hiệu...rồi nó bảo bọn này đầy tội rõ ràng nhưng ông Trọng không xử đến nơi đến chốn, nhưng thằng Thanh làng tôi thì ông ấy quyết diệt bằng mọi gía, vì ông ấy muốn long mạch của làng tôi đứt đoạn, không còn ai được làm quan nữa ông ấy mới thoả lòng ông ấy. Tôi nói cho bác hay, làm quan chỉ được nhất thời, dân mới là vạn đại, mà dân ở đâu xa, dân là chúng ta đây, làng xóm chúng ta đây. Làm gì phải giữ lấy cái đức của cha đất tổ, tuyệt diệt như thế đừng tưởng là giỏi, không ai nắm tay đến sáng đâu.
Người Đông Hội đứng phắt dậy như định đi đâu :
- Vậy bắt nốt thằng Huỳnh Đức Thơ, Thân Đức Nam thì dân làng hết nói ông Trọng thiên vị à ?
Người Mai Lâm kéo tay người làng xóm ngồi lại ghế và nói :
- Ông ấy mà làm được thế thì chúng tôi đâu có gì so sánh, nhưng mà tôi biết là không làm được đâu. Chỉ vì ông Trọng nhà ông cũng chả trong sạch gì, hồi làm bí thư Hà Nội ăn hàng ngàn tỷ ở dự án Ciputra, bọn bên thằng Thơ có đàn anh nó biết hết, nắm hết. Ông Trọng mà động vào chúng thì chúng cho ông xấu mặt thiên hạ, không còn đường mà về quê nhìn làng xóm. Nhục mà cố giấu chứ oai hùng, giỏi giang, công chính cái gì đâu. Chứ ông Trọng mà không bị bọn nó nắm thóp thế, đời nào ông ấy chịu để mang tiếng diệt hàng xóm, láng giềng nhà mình mà không dám diệt bọn nơi khác.
Người Đông Hội thẫn thờ :
- Bác ơi cũng chưa biết đúng sai thế nào, bác đừng nói thế tội dân làng em. Thực sự là dân làng em thấy bác Trọng làm thế cũng áy náy lắm, đi qua làng bác cứ như chính chúng em làm gì không phải. Bao đời nay có chuyện thế này giữa dân chúng mình đâu. Giá như bác Trọng mà làm được cái việc xử tên quan tham Huỳnh Đức Thơ kia thì bọn xấu nó không thể nào xuyên tạc, xoáy vào vết thương lòng của bác.
Người Mai Lâm ngửa cổ lên trời ai oán :
- Đấy, giá như mà được thế, thì chúng tôi đâu phải ê chề, đi đến đâu cũng bị thiên hạ người ta giễu rằng - thằng Thanh mà sinh ra ở Đà Nẵng như thằng Thơ thì bây giờ vẫn ung dung phè phỡn, nó chết chẳng qua là nó sinh ở cái đất hàng xóm với nhà ông Trọng thôi. Họ nói thế khác nào nói đất làng tôi giờ độc lắm, hay là bị nguyền rủa vậy.
Trời đã tối, người làng Đông Hội chào đi về, lúc qua cổng nhà Nguyễn Phú Trọng thấy có người họ nhà Trọng đang lùa gà vào chuồng, mới rẽ vào hỏi thăm rồi kể lại câu chuyện ban nãy ở quán bia. Người nhà Trọng nói :
- Bác ấy bây giờ bân bịu lắm, lâu rồi bác ấy cũng không về quê. Để mai tôi sang Hà Nội qua gần mạn Thiền Quang rẽ vào lựa lời nói với bác ấy xem sao cho dân làng quanh vùng người ta cũng đỡ dị nghị.
Chuyện này đến tai Huỳnh Đức Thơ. Thơ lúc này cũng lo xa, sẵn có bọn tài phiệt Cocobay và Sun Group đang hậu thuẫn nên tiền rất nhiều, Thơ sai người đi khắp nơi nghe ngóng. Thám thính cài ở quê Trọng nghe được chuyện ấy điện về báo Thơ. Thơ lập tức gặp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đỡ đầu Thơ để xin định việc.
Phúc cười hềnh hệch mắt nhắp tí hí nói :
- Mày không thấy, lão Trọng nói ném chuột không để vỡ bình à ?
Thơ khúm núm :
- Dạ có nghe, nhưng đà này lão ấy ném chết em thì cái bình chế độ chả sứt mẻ gì.
Phúc thủ tướng cúi đầu bấm điện thoại tin nhắn của người đẹp thể thao Kim Oanh :
- Mai anh vào Đồng Tháp, ủy lạo bọn quân khu 9, rồi anh lên Sài Gòn gặp em nhé.
Thơ đợi Phúc nhắn tin xong, nói lại chuyện bình chế độ với Phúc.
Phúc lại cười hềnh hệch đầy khoái trá bảo :
- Mày biết lão ấy nói mấy cái bình không ?
Huỳnh Đức Thơ :
- Dạ, mỗi cái bình chế độ thôi ạ.
Phúc cười sảng khoái :
- Nếu thế mày chết lâu rồi em à, đúng như mày nói, loại mày giết ảnh hưởng gì đến bình chế độ. Nhưng lão ấy còn có cái bình nữa, bình chế độ là của toàn đảng. Còn bình này mày biết của ai không ?
Thơ nghĩ một lúc rồi lắc đầu, Phúc thì thầm :
- Bình này chính là lão ấy, danh dự và uy tín lẫn cái ghế lão ấy ngồi, thậm chí cả số phận của lão ấy. Tao chỉ cần một cú công bố những sai phạm của lão ấy lúc nào thì đời lão đi tong lúc ấy.
Ở số 5 Thiền Quang, Hà Nội, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang nói chuyện với người họ hàng ở quê sang mà cho ông ba con gà mái. Đã thành lệ từ hồi ông làm việc và có nhà bên Hà Nội, bao nhiêu năm trôi qua đều như vắt chanh, cứ mỗi tháng người nhà ông ở quê lại mang lên cho ông 3 con gà mái chuẩn bị đẻ lứa đầu để ông có trứng gà và thịt gà ăn mỗi tháng.
Người họ hàng kể câu chuyện ở quê dân làng đồn đại, Trọng trầm ngâm rồi nói :
- Cái này bên ủy ban kiểm tra của đảng đã cảnh cáo rồi, nhưng cái anh Thơ kia chức anh ấy là do thủ tướng chính phủ quyết, không biết cậu ấy làm đến đâu rồi. Để mai kia tôi gặp hỏi cậu ấy xem sao, thế làng mình giờ đường sá tốt rồi chứ ?
Chuyện hỏi thăm một lúc thì chiều đã dịu nắng, người họ hàng từ biệt Trọng chở cái bu gà không về, để tháng sau lại có bu chở gà lên cho tổng bí thư.
Tối đang ăn cơm thịt gà, đang cắn miếng thịt gà trong họng, ông Trọng bật cái máy có đoạn ghi âm ở nhà thủ tướng do cán bộ ban bảo vệ nội bộ mang đến. Cứ mỗi tối hàng ngày cán bộ bảo vệ nội bộ lại mang đến cho ông những đoạn ghi âm như vậy để ông nghe. Khi miếng thịt gà mới vào trong miệng, ông Trọng nghe thấy Phúc nói đến cái bình thứ hai, ông suýt sặc thịt gà. Ông hộc lên một tiếng uất ức, miếng thịt gà văng bắn ra, ông gầm :
- Trời đã sinh ra ta, sao còn sinh ra Phúc.
Đêm ấy ông buồn, nghĩ đến tình đời, đến đồng chí, đến tình làng nghĩa xóm và những chuyện thời ấu thơ và ông nhớ về những con gà mái ở quê ông, đám lông mượt mà, chân nhỏ, đẻ trứng cách nhật quả nào quả nấy thơm bùi ngậy không nơi nào ngon hơn trứng vùng quê ông, rồi ông ngủ thiếp đi
Ông Trọng không biết rằng, cách đây hơn 50 năm, mẹ ông đã mua chịu ba con gà mái của một người dân bên làng Mai Lâm, rồi người ấy thấy mẹ ông nghèo không trả được, người lành Mai Lâm ấy đã ân cần bảo mẹ ông rằng họ không lấy tiền gà, biếu bà gọi là chút quà hàng xóm giúp nhau cho con ăn học.
Xem thêm chuyện Ba con gà mái và tổng bí thư và lời phản biện của ông Dương Đức Quảng, bạn học Nguyễn Phú Trọng (3).
Người Buôn Gió
Nguồn : nguoibuongio1972, 21/12/2017
-------------
(1) https://baomoi.com/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tu-cau-tro-ngheo-den-nha-lanh-dao-vi-nuoc-vi-dan/c/18558191.epi
(2) http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-qua-loi-ke-ban-hoc-2196791/
(3) http://www.tienbo.org/2017/03/duong-uc-quang-vai-dong-gui-ong-bui.html
Mấy ngày gần đây Đà Nẵng lại sôi động về số phận của chủ tịch Huỳnh Đức Thơ, những hồ sơ sai phạm của Huỳnh Đức Thơ đều đã rành rành, từ những năm 2011 ông Nguyễn Bá Thanh đã có ý định bắt Thơ vì tội tham nhũng đất đai, như trong lời kể của ông Trần Văn Minh cựu chủ tịch Đà Nẵng kèm hồ sơ của công an Đà Nẵng.
Phát hiện những sai trái của Huỳnh Đức Thơ nghiêm trọng trong việc Thơ và các đồng lõa xin cấp đất lâm nghiệp sử dụng không tốn một xu, sau đó lại chuyển quyền sử dụng đất cho người khác thu về mười ba tỷ bốn trăn mười chín triệu vào thời điểm tháng 4 năm 2009
Từ sau 2011, hồ sơ sai phạm của Huỳnh Đức Thơ đều đã rành rành
Sau khi ông Trần Văn Minh tiết lộ việc này, Huỳnh Đức Thơ đã cho người đi các nơi phong toả báo chí đưa tin, mặt khác Thơ nhờ đến quan hệ của Đặng Việt Dũng, trưởng ban tuyên giáo thành ủy Đà Nẵng để tìm những đối tượng viết bài bao che cho Thơ và tấn công lại ông Trần Văn Minh.
Một trong những tay bồi bút đâm thuê chém mướn ở Đà Nẵng là Đặng Thanh Hải, bút danh Hải Châu là tay chân của Đặng Việt Dũng đã liên tục đăng bài trên Facebook cá nhân để lăng mạ và công kích ông Trần Văn Minh. Hải Châu trước đây từng làm ở tờ báo khác, nhưng do gian lận và thiếu tư cách người làm báo trung thực nên bị đuổi, y buộc phải tìm đến những tờ báo nhỏ hơn để dung thân giữ lấy thẻ nhà báo, mục đích giữ danh nghĩa này để kiếm chác, tống tiền các doanh nghiệp.
Đặng Thanh Hải, bút danh Hải Châu
Để phân công người tấn công ông Minh, người khen Huỳnh Đức Thơ. Đặng Việt Dũng còn chỉ đạo một thanh niên trẻ của tờ Tri Thức Trẻ là Đình Thức đưa bài cử tri Thanh Khê khen ngợi Huỳnh Đức Thơ để đối lại việc tờ Một Thế Giới đưa tin cử tri Đà Nẵng đòi truất ghê Huỳnh Đức Thơ.
Phóng viên Đình Thức tại cuộc chiêu đãi của các ông chủ Tàu tại khu nghỉ dưỡng, khách sạn Crowne Plaza Đà Nẵng.
Đây là tấm hình mà phóng viên Đinh Thức chụp và ghi chú rằng các cử tri quận Thanh Khê đang ca ngợi công lao của chủ tịch Huỳnh Đức Thơ với Đà Nẵng. Nhìn vào gương mặt người phát biểu cầm tờ giấy và gương mặt những người ngồi nghe, hẳn người đọc và xem thấy người Đà Nẵng họ chán trò diễn của đám Huỳnh Đức Thơ thế nào.
Ngoài ra Đặng Việt Dũng và Huỳnh Đức Thơ còn mua chuộc Lê Huyền Ái Mỹ tổng biên tập tờ phunuonlie. Mỹ là kẻ chuyên đánh hơi những dự án, doanh nghiệp, địa phương có vấn đề để viết bài công kích, sau đó cho tay chân đi thoả thuận thu xếp với nạn nhân để hạ bài. Chính Ái Mỹ đã thông đồng với Phạm Lê Hoàng Uyển để tống tiền một doanh nghiệp tại Hậu Giang với số tiền ra giá là 700 triệu đồng để gỡ 3 bài báo về doanh nghiệp trên báo của Ái Mỹ.
Ảnh Lê Huyền Ái Mỹ với chủ tịch mặt trận Nguyễn Thiện Nhân.
Hoàng Uyền khẳng định khi chồng đủ tiền 700 triệu, chỉ trong vòng 24 giờ các bài báo sẽ bị gỡ. Nếu đủ 1 tỷ thì bài báo thứ tư chưa đăng cũng sẽ bị xếp lại. Khi Hoàng Uyền nhận tiền từ doanh nghiệp bị công an bắt quả tang.
Lê Huyền Ái Mỹ khẳng định không liên quan đến Phạm Lê Hoàng Uyền, nhờ sự quan hệ với Nguyễn Thiện Nhân. Ái Mỹ được thoát tội dễ dàng. Để lại cho dư luận câu hỏi nếu Hoàng Uyền không có quan hệ với Ái Mỹ làm sao Uyển có thể khẳng định gỡ được bài và đòi tiền như vậy ?
Bây giờ thì Nguyễn Thiện Nhân về làm bí thư Thành phố Hồ Chí Minh, thanh thế của Lê Huyền Ái Mỹ càng được củng cố. Ngay khi về làm bí thư Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ một tháng sau bí thư Nguyễn Thiện Nhân tổ chức ngày báo chí ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong hàng hà vô số tờ báo có mặt ở Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Huyền Ái Mỹ được Nguyễn Thiện Nhân trọng vọng nhất.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân tổ chức ngày báo chí ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong hàng hà vô số tờ báo có mặt ở Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Huyền Ái Mỹ được Nguyễn Thiện Nhân trọng vọng nhất.
Trước kia tờ báo Phụ Nữ có phản ánh đến những vấn đề xã hội nóng bỏng như cờ bạc, môt trường... nhưng từ khi Nguyễn Thiện Nhân về làm bí thư Thành phố Hồ Chí Minh. Lê Huyền Ái Mỹ đã tận dụng cái bóng che chở của người cũ quay sang khai thác đề tài mới là tống tiền doanh nghiệp, mà trường hợp Hâu Giang là một ví dụ.
Như vậy có thể nhìn thấy nhóm Huỳnh Đức Thơ, Đặng Việt Dũng chỉ sử dụng được những nhà báo biến chất, cơ hội, tham tiền để phục vụ mưu đồ chính trị của chúng. Nhưng chúng chỉ mua chuộc được những nhà báo rẻ tiền, thứ hạng thấp như Hải Châu, Đình Thức để ca ngợi Thơ và công kích ông Trần Văn Minh. Riêng Lê Huyền Ái Mỹ vì mục đích kiếm tiền kiểu khác nên cùng tạm thời song hành với Đặng Việt Dũng và Huỳnh Đức Thơ như liên minh tạm thời Ngô, Thục. Chính vì thế Ái Mỹ không phê phán ông Trần Văn Minh, nhưng vẫn hỗ trợ cho Huỳnh Đức Thơ trên báo của mình.
Trong thời điểm này, bất kỳ một tờ báo nào nhắc đến sai phạm của Huỳnh Đức Thơ đều có thể có người đến gặp, họ giới thiệu là bên anh Bảy (thủ tướng Phúc) hay ở chỗ anh Thơ, với cây gậy và củ cà rốt trên tay, họ sẽ thuyết phục tờ báo nhận củ cà rốt hay cây gậy.
Huỳnh Đức Thơ đang biện minh rằng y bị thế lực thù địch như Người Buôn Gió, Lê Nguyễn Hương Trà tấn công, mục đích nhằm bôi xấu chế độ và lãnh đạo của đảng. Nếu xử lý y thì khác nào đảng mắc mưu của thế lực thù địch, hoặc đảng phải nghe lời tố cáo của thế lực phản động. Dựa vào lập luận này, y đánh trúng tâm lý kiêu ngạo cộng sản của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vì suy nghĩ này mà Nguyễn Phú Trọng đã làm ngơ cho y.
Nhưng y không biết rằng, với Người Buôn Gió loại như Huỳnh Đức Thơ không phải là mục tiêu. Mục tiêu của Người Buôn Gió là muốn chứng minh cho quần chúng nhân dân thấy, Nguyễn Phú Trọng chỉ là kẻ nham hiểm và thâm độc, Trọng chỉ mượn cớ chống tham nhũng, tiêu cực để thanh trừng phe phái mà Trọng thấy khác đường lối tư tưởng với Trọng. Còn những quan chức, phe nhóm khác dù vi phạm công khai, dân chúng lên án đến đâu đi nữa, Trọng cũng không xử lý.
Cứ để tên quan tham Huỳnh Đức Thơ tồn tại giữa thành phố lớn thứ ba đất nước, sừng sững như một tượng đài báo cho dân chúng biết, cuộc chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng chỉ là trò hề.
Nguyễn Phú Trọng bây giờ xuống tay với Thơ sẽ bị mang tiếng nghe lời thế lực phản động. Không xuống tay Trọng sẽ không tránh khỏi người dân suy nghĩ việc Trọng xử lý cán bộ là do mưu đồ phe phái.
Và như vậy, thế lực thù địch đã đúng khi chứng minh cuộc công cuọc chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng chỉ nhằm tiêu diệt phe phái, còn những vi phạm khác như Phạm Sỹ Quý, Huỳnh Đức Thơ... đều được Trọng bỏ qua.
Người Buôn Gió
Nguồn : fb.nguoibuongio1972, 20/12/2017
Sang đến năm 2018 Nguyễn Phú Trọng buộc phải làm một việc là giới thiệu người kế nhiệm tổng bí thư. Đây là một vấn đề hóc búa với Trọng trong thời điểm này. Bản thân Trọng muốn tiếp tục ngồi hết nhiệm kỳ và thậm chí là sửa đổi điều lệ đảng để làm tiếp nhiệm kỳ sau.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng trên và đứng ngoài luật pháp
Việc sửa đổi điều lệ đảng đối với Trọng không có gì khó khăn, Trọng đã từng ra nhiều nghị quyết trái với điều lệ đảng để phong mình là "trường hợp đặc biệt", một khi đã là trường hợp đặc biệt thì Trọng không cần phải chịu bất kỳ điều lệ, điều luật nào của đảng, hiến pháp, pháp luật quy định cả.
Nhưng phần lớn các đồng chí của Trọng nhịn để Trọng làm càn, bởi họ nghĩ rằng Trọng sẽ rút về trước khi hết nhiệm kỳ để khỏi mang tiếng tham quyền cố vị. Chính vì suy nghĩ này họ để cho Trọng làm càn, nhưng nếu Trọng té nước theo mưa tranh thủ định ngồi tiếp tục thì tất làn sóng phản đối trong trung ương sẽ dấy lên.
Song song với việc tính nước ở lại, Trọng phải phòng xa là giới thiệu cho người kế nhiệm mình. Để về hưu mà vẫn giữ được ảnh hưởng, Trọng cần phải chọn người kế nhiệm thân tín và kẻ đó chưa đủ sức vượt mặt Trọng để làm việc với quan thầy Trung Quốc.
Người mà Trọng nhăm nhe chỉ định kế nhiệm không ai khác hơn là Trần Quốc Vượng, kẻ đã được Trọng đẩy lên nhanh chóng trong thời gian gần đây. Để giúp cho Vượng có sức mạnh và thu phục được trung ương, Trọng đẻ ra chiến dịch chống tham nhũng cho Trần Quốc Vượng thực hiện, qua đó giúp cho Vượng tạo được vây cánh và thanh trừng những kẻ không muốn Vượng đi lên nữa.
Mặt khác Trọng tìm mọi cách áp chế các đối thủ tranh chức với Vượng, kẻ đáng ngại nhất hiện nay là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người có khả năng được nhiều lá phiếu trong trung ương hơn Vượng vào cương vị tổng bí thư.
Sau khi loại trừ được ứng cử viên Trần Đại Quang bằng vấn đề sức khoẻ, Trọng bắt đầu mở chiến dịch nhằm vào Nguyễn Xuân Phúc. Bắt đầu từ việc cho báo chí vạch ra những con số kinh tế mà chính phủ báo cáo láo, tiếp đến Trọng cho lập đoàn thanh tra của Ban bí thư thanh kiểm tra hoạt động của chính phủ.
Nguyễn Xuân Phúc phản ứng khá cương quyết, khác hẳn với bản tính dễ bảo và ươn hèn mà ông ta hay thể hiện với cấp trên trước đây. Phúc đã đi đến điểm cuối của con đường làm tay chân, giờ vị thế của Phúc không còn là lúc phải quy lụy ai trên đầu mình nữa. Hất bỏ vẻ ươn hèn xu nịnh thường có, Phúc cho thanh tra lại đất đai Hà Nội từ thời Trọng làm bí thư thành ủy. Tiêu điểm là vụ Ciputra dính đến việc Trọng tham nhũng, nhận hối lộ hàng ngàn tỷ. Từ hàng ngàn tỷ do được chia từ Ciputra mà Trọng có tiền leo tiếp lên chủ tịch quốc hội, phần tiền còn lại con trai của Trọng là Nguyễn Trọng Trường đã dùng đầu tư vào các dự án BOT.
111111111111111111
2222222222222222222
Dự án BOT là dự án đặc quyền được phân chia cho các thái tử đảng, như một dạng ngày xưa thời phong kiến các thân vương được phân ấp. Theo lệ thì cứ con của thái tử thuộc khối đảng sẽ được chia phần trong dự án này. Con của Ngô Văn Dụ, Phạm Quang Nghị, vợ của Nông Đức Mạnh... và con của Nguyễn Phú Trọng đều có dự án BOT trên mọi miền đất nước. Khi Trần Quốc Vượng vào Bộ chính trị cũng như Phạm Minh Chính, cả hai đều được chia phần dự án BOT. Nhưng cặp đôi này còn muốn nhiều hơn, dó đó đã thôn tính dự án sân bay Long Thành làm nguồn lợi riêng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo ngăn chặn việc đầu tư đất ở sân bay Long Thành, đồng thời Phúc cũng dằn mặt cả khối đảng khi chỉ đạo ngừng việc thu phí ở trạm BOT Cai Lậy. Đến đây chúng ta hiểu vì sao những BOT đã hoạt động nhiều năm, nhưng đến thời điểm này lại có làn sóng phản đối dữ dội và động thái của chính quyền, công an, báo chí nhiều khi bất nhất với nhau.
Để ngăn chặn âm mưu của Phúc nhằm vào nguồn lợi của khối đảng tại sân bay Long Thành và các dự án BOT, Trọng đã làm một điều trái với hiến pháp. Đó là đòi được tham dự cuộc phiên họp của chính phủ, nhằm ngăn không cho Phúc chỉ đạo được các bộ, ngành triển khai tấn công các dự án sân sau của khối đảng đã nêu trên.
Trước đó vài tháng, phe đảng đã dùng Ủy ban kiểm tra trung ương nhằm loại trừ những thế lực của Nguyễn Xuân Chi và Nguyễn Xuân Phúc ở Đà Nẵng. Đây là căn cứ địa dồi dào tiềm năng vật chất, cũng là nơi đang có những dự án mầu mỡ trị giá hàng ngàn tỷ. Phe của Trọng đã loại trừ được Nguyễn Xuân Anh dễ dàng, vì thế lực của Xuân Anh dựa vào ông bố Nguyễn Văn Chi đã về hưu, nên sức đề kháng không còn mạnh. Nhưng với Huỳnh Đức Thơ tay chân của Nguyễn Xuân Phúc thì Ủy ban kiểm tra trung ương bất lực, cơ quan này chỉ ra được mức độ cảnh cáo đảng đối với Huỳnh Dức Thơ. Việc phế truất Thơ trên cương vị chủ tịch Đà Nẵng lại phải cần đến Phúc quyết định. Phúc đã chơi một trò rất nhạo báng và trơ tráo, đó là cũng cảnh cáo Thơ y như Trung ương, nhưng chức vụ vẫn để nguyên. Mất Huỳnh Đức Thơ tức Nguyễn Xuân Phúc mất sự ủng hộ ở miền Trung, mất đi nguồn tài lực rất lớn để hậu thuẫn cho mình. Bởi thế Nguyễn Xuân Phúc phải giữ Thơ bằng mọi giá, kể cả thí người khác hoặc là phải nhượng bộ ngừng tấn công các dự án BOT và sân bay Long Thành để đổi chác cho Thơ được bình yên.
Ông Trần Minh, cựu chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, thổ lộ : ngày trước đó cơ quan công an đã định bắt Huỳnh Đức Thơ vì đầy đủ chứng cứ ở dự án Vầng Trăng, nhưng không hiểu vì sao Huỳnh Đức Thơ thoát nạn.
Chắc ông Minh không dám nói, việc Thơ không bị bắt hồi đó và bây giờ Thơ không bị sao, là do Nguyễn Xuân Phúc đỡ đầu. Những dự án phát nát Sơn Trà thực chất là Thơ đứng đằng sau tổ chức, nhưng Phúc và Thơ huy động dư luận đổ lỗi cho Nguyễn Xuân Anh. Mọi người cứ nghĩ Xuân Anh là bí thư to nhất thì đương nhiên là người làm, nhưng không mấy ai nghĩ Xuân Anh mới nhậm chức bí thư một năm, mà dự án biệt thự Sơn Trà đã có trước đó vài năm. Đến nay một số biêt thự này đã được Phúc và Thơ hứa hẹn tặng cho vài lãnh đạo cao cấp để mua sự bao che cho Huỳnh Đức Thơ. Đặc biệt Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thỉ cho Lê Viết Lam, tập đoàn Sun Group tung tiền đi mua chuộc các báo chí ngừng đưa tin những bài liên quan đến Huỳnh Đức Thơ. Tập đoàn Sun Group đang thao túng toàn bộ các dự án đất vàng tại Đà Nẵng, chuyện tồn tại của Huỳnh Đức Thơ cũng chính là tồn tại lợi ích của tập đoàn, đích thân thủ tướng dặn dò Lê Viết Lam tung tiền mua chuộc các báo chí. Mặt khác để hỗ trợ cho Huỳnh Đức Thơ, nhân phiên họp ngày 7 tháng 12 về vấn đề truyền thông và mạng xã hội, Phúc chỉ đạo công an phải bắt những đối tượng chuyên nói xấu lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ trên mạng xã hội... tức ngầm hiệu đe dọa những ai cố tình đụng đến Huỳnh Đức Thơ trên truyền thông.
Trước dư luận phán đối và phán quyết của Ủy ban kiểm tra trung ương với Huỳnh Đức Thơ, việc Nguyễn Xuân Phúc giữ được cho Thơ tồn tại trước mọi búa rìu là một việc cực khó, nhất là việc tồn tại của Thơ như thách đố chiến dịch làm trong sạch đảng của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thơ sa đọa vợ bé, con riêng, nhà cửa, biệt thự vố số (đã nêu chi tiết địa chỉ, diện tích ở các kỳ trước), có cổ phần ở nhiều công ty trên địa bàn Đà Nẵng, Thơ ăn đất đai từng suýt bị Nguyễn Bá Thanh bắt tù, nhưng Phúc che chắn qua (lời kể của ông Trần Văn Minh cựu chủ tịch Đà Nẵng)...
Với từng ấy tội rành rành, nhưng Thơ vẫn không hề sao. Dư luận khó hiểu khi thấy tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không dám nhắc dù bóng gió đến Huỳnh Đức Thơ, mặc dù Trọng rất to mồm với các trường hợp khác. Sự thật chỉ là Trọng đã bị Phúc nắm những điểm yếu như tham nhũng thời làm bí thư Hà Nội và con trai Trọng tham gia nhóm thái tử đảng làm chủ những dự án BOT. Chỉ cần một kết luận thanh tra chính phủ được tung ra cho báo chí, cuộc đời và sự nghiệp trong sáng của đồng chí tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ xuống hố cứt. Trọng sợ Phúc làm liều, nên không dám thẳng tay ngay mà âm thầm tính mưu lạt mềm buộc chặt để triệt hạ Phúc. Bởi lý do này mà Trọng không dám đụng đến Thơ ngay bây giờ.
Cộng sản đều khốn nạn như nhau, điều mà mọi người hay nói, nhưng nếu phải chọn một trong những kẻ là Phúc và Trọng hay Vượng làm tổng bí thư, thiết nghĩ Nguyễn Xuân Phúc còn có hy vọng mang lại thay đổi cho đất nước. Bởi y là kẻ cơ hội, thủ đoạn thật, háo danh, hám lợi... nhưng chính vì thế y không bị ràng buộc vào những giáo điều tệ hại của chủ nghĩa cộng sản. Nếu có lợi thì Trung Quốc hay Phương Tây hắn cũng sẵn sàng chạy theo miễn có lợi ngay trước mắt. Ít ra Phúc cũng để con cái học hành bên Mỹ, đó là điểm mà y hơn hẳn những tên lãnh đạo giáo điều
Trong lúc hân hoan vì bắt giam được Đinh La Thăng cùng nhiều quan chức Dầu Khí, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lớn tiếng thể hiện với dư luận rằng việc chống tham nhũng là không có vùng cấm, không có đối tượng nào ngoại lệ, cuộc chiến chống tham nhũng này là khách quan, không thiên vị, không phải là tiêu diệt phe phái như thế lực thù địch đồn thổi.
Cử tri Lê Văn Bảy chất vất bí thư Trương Quang Nghĩa tại sao không thi hành kỷ luật hành chính Huỳnh Đức Thơ
Các báo chí đồng loạt ca ngợi chiến thắng này của Nguyễn Phú Trọng như một chiến thắng lịch sử không kém gì đại thắng Điện Biên Phủ hay chiến thắng mùa xuân năm 1975 của đảng cộng sản Việt Nam.
Nhưng ngay trong lúc cao trào men chiến thắng ấy của Nguyễn Phú Trọng, một cú đấm từ đất Đà Nẵng với cái tên Huỳnh Đức Thơ đã dội thẳng vào mặt tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngày 12 tháng 12 năm 2017, chỉ vài ngày sau khi bắt ủy viên trung ương đảng Đinh La Thăng, dư âm về cuộc chiến chống tham nhũng, vi phạm điều lệ đảng còn đang vang dội. Tại cuộc họp cử tri Đà Nẵng, cử tri Lê Văn Bảy chất vất bí thư Trương Quang Nghĩa tại sao không thi hành kỷ luật hành chính Huỳnh Đức Thơ, trong khi Thơ đã bị kỷ luật đảng (1).
Bí thư Trương Quang Nghĩa
Tờ Một Thế Giới có đoạn :
"Trường hợp ông Phạm Sỹ Quý xử phạt 507 triệu đồng và cho tồn tại công trình thì không hợp lý. Đề nghị những trường hợp như vậy phải thu hồi tài sản, bán đấu giá", cử tri Bảy nói.
Đặc biệt, cử tri Lê Chí Bảy cũng đề nghị Trung ương cần có hướng xử lý vi phạm của ông Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng) theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương nghiêm minh hơn nữa.
Mặc dù trước đó ít lâu, ông Huỳnh Đức Thơ đã nhận kỷ luật từ phía ủy ban kiểm tra trung ương đảng với lời kết luận rất nặng nề như báo đưa tin.
"Sau khi xem xét, cân nhắc nhiều mặt ; căn cứ Quy định số 263-QĐ/TW và Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Huỳnh Đức Thơ.
Trước đó, tại kết luận của mình, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và ông Huỳnh Đức Thơ đã được kết luận tại kỳ họp 17 là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ, chính quyền Thành phố, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân".
Lạ lùng thay, bí thư Trương Quang Nghĩa của Đà Nẵng đã trả lời cử tri bằng một luận điệu không khác gì đấm thẳng vào mặt tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương đảng cộng sản Việt Nam.
"Đối với kiến nghị liên quan xử lý kỷ luật ông Huỳnh Đức Thơ, ông Nghĩa cho hay : "Ban Thường vụ Thành ủy và Ban Chấp hành đảng bộ sẽ có trách nhiệm để thực hiện nghiêm các quy đinh của luật công chức trên nguyên tắc làm sao giữ vững ổn định của Đà Nẵng, để phát triển. Có bước đi làm sao cho chắc chắn không làm đảo lộn các vấn đề. Việc đồng chí Thơ như thế nào thì thực hiện đúng theo luật".
"Ý kiến của cử tri vừa nêu không chỉ riêng một người nói đâu. Nhưng mà với trách nhiệm của Bí thư, với trách nhiệm của Ban Thường vụ, chúng tôi sẽ xem xét một cách kỹ lưỡng để ít ảnh hưởng nhất tới tính ổn định trong lãnh đạo, chỉ đạo và chính trị của Thành phố Mong các cử tri tin tưởng, với những định hướng trong thời gian vừa qua".
Câu trả lời của tân bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa về trọng tâm không làm đảo lộn vấn đề, không làm ảnh hưởng đến tính ổn định... cho thấy rằng công cuộc chống tham nhũng còn rất nhiều chỗ né tránh, có rất nhiều quan chức không được đụng đến và hơn cả là chẳng phải như lời ông tổng bí thư nói chống tham nhũng, tiêu cực là không có vùng cấm. Câu trả lời càng cho thấy cuộc chống tham nhũng của đảng là cuộc chiến của phe này triệt hạ phe kia như lời của thế lực thù địch tuyên truyền, và chính các thế lực thù địch mới nói rõ vấn đề chính xác còn ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ là kẻ trí trá, mị dân.
Trả lời như vậy trong lúc tổng bí thư đang nói thế kia, chắc hẳn một chính trị gia tầm như Trương Quang Nghĩa hiểu được tác dụng ngược vào dư luận trong lúc này. Một thế lực nào đó đã đứng đằng sau Trương Quang Nghĩa để chơi trò tố ngược Nguyễn Phú Trọng rằng cuộc chống tham nhũng của ông ta phát động có mục đích hoàn toàn không trong sáng và công minh như ông ta từng nói.
Cú đấm có tên Huỳnh Đức Thơ mà bí thư Trương Quang Nghĩa tung ra khá nặng ký, như một hành động giật màn của nhà ảo thuật. Nguyễn Phú Trọng thường không may mắn trọn vẹn, cứ mỗi lần ông ta tưởng làm thế này là có uy tín, là được lòng dân thì bỗng nhiên một thế lực nào đó lại phơi bày ra những trò xảo thuật, mị dân của ông.
Lần này thì quá rõ ràng trước bàn dân thiên hạ.
Huỳnh Đức Thơ từng giữ chức giám đốc sở kế hoạch đầu tư Đà Nẵng, phó chủ tịch thành phố phụ trách về xây dựng, chủ tịch thành phố Đà Nẵng... từng ấy năm trên những cương vị ấy, những vụ tai tiếng về đất đai nào đương nhiên Thơ không thể ngoài cuộc. Bản thân Thơ có cổ phần lớn trong nhà máy thép Dana Ý, nhà máy này gây ô nhiễm môi trường, dân chúng biểu tình đòi chuyển nhà máy đi nơi khác. Huỳnh Đức Thơ lấy tiền của ngân sách thành phố, đền bù rẻ mạt và cưỡng chế dân đi nơi khác và để nhà máy của mình tồn tại.
Những vụ tai tiếng về đất đai nào đương nhiên Thơ không thể ngoài cuộc
Chỉ riêng chuyện vợ bé, con riêng tính ra Huỳnh Đức Thơ đã phải nhận kỷ luật về hưu, chứ không thể đứng đầu một thành phố lớn như Đà Nẵng, không thể đường đường làm quan đảng to thứ nhì thành phố này để triền khai chỉ thị 05 của Bộ Chính Trị về học tập tấm gương Hồ Chí Minh.
Chỉ riêng chuyện vợ bé, con riêng tính ra Huỳnh Đức Thơ đã phải nhận kỷ luật về hưu
Nếu như Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo các quan chức triển khai chỉ thị 05 về học tập tấm gương Hồ Chí Minh, và Huỳnh Đức Thơ là một trong những cán bộ cấp cao phổ biến cấp dưới thực hiện chỉ thị này, có phải là vở hài kịch hay nhất ở Đà Nẵng khi chính kẻ đạo đức suy đồi đi lấy tấm gương người khác để dạy thiên hạ !
Đây là vài hình ảnh và vị trí những miếng đất vàng do Lê Mỹ Hạnh, vợ bé chủ tịch Trần Đức Thơ sở hữu. Ánh đó, người đó, vị trí đó... chả thế lực thù địch nào dại dột trưng rõ ràng như thế mà không đúng, để mất niềm tin của người dân. Mới đây vụ um xùm ở Đà Nẵng, Lê Mỹ Hạnh đã bán một miếng đất giá 22 tỷ đồng và chuyển nhượng nhiều miếng khác trị giá hàng triệu usd để lo lót cho Nguyễn Xuân Phúc bao che cho Thơ.
Vì thế, Phúc đã chỉ kỷ luật cảnh cáo Thơ mà không tiến hành biện pháp gì thêm.
Những kẻ bao che cho Huỳnh Đức Thơ không chỉ mưu toan ăn tiền của Thơ. Sâu xa hơn nữa, chúng muốn Thơ vững vàng trước ủy ban kiểm tra trung ương đảng mặc dù tội lỗi rành rành, chứng cứ rành rành. Để chúng cho dân tình thấy, Nguyễn Phú Trọng không đáng tin, công cuộc chống tham nhũng của Trọng nặng về tư thù cá nhân chứ không phải vì cái chung. Mặt khác chúng ngầm thể hiện trong nội bộ rằng phe phái của chúng đang lớn mạnh, hãy chạy về phía chúng để được an toàn.
Tất cả những điều chúng làm là để đi đến mục đích cuối cùng, Nguyễn Phú Trọng mất uy tín và phải về hưu nhường chiếc ghế tổng bí thư cho thủ lĩnh của chúng.
Có lẽ sau những vinh quang vì hạ được Đinh La Thăng, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nên dừng lại và nghĩ đến chuyện về hưu an toàn, nếu không muốn nhục nhã chịu thêm những cú đấm như thế này. Chỉ một Huỳnh Đức Thơ đứng sừng sững giữa bao nhiêu tội lỗi, bao nhiêu kỷ luật đã chứng minh cuộc chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng chỉ là một trò thanh trừng những phe phái yếu khác để lấy danh cho mình, còn những phe phái đang mạnh thì cỡ giám đốc sở ở Yên Bái, hay Huỳnh Đức Thơ chưa đến tầm ủy viên trung ương, Trọng và Vượng cũng không dám động đến.
Chắc đến giữa năm sau, Trọng sẽ giới thiệu ứng cử viên chức tổng bí thư, với những gì diễn ra ở Đà Nẵng, có thể nhận định ứng cử viên đó là đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thủ lĩnh miền Trung. Một con người tính cách trái ngược hẳn với vị thủ lĩnh trước kia là Nguyễn Bá Thanh.
Người Buôn Gió
Nguồn : nguoibuongio1972, 12/12/2017
(1) http://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/chinh-tri-c-93/cu-tri-de-nghi-khong-cho-ong-huynh-duc-tho-lam-chu-tich-da-nang-77840.html